1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 04/09/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Hồi ức của lính pháo binh.
    Vasily F. Davidenko

    Trung uý pháo binh, trung đội trưởng trung đội trinh sát tiền phương, trung đoàn 7, sư đoàn xạ thủ số 24 Samara - Ulyanovsk "Thép".
    Tôi sinh ngày 7-7-1911. Tôi gia nhập Hồng quân năm 1933 - vào thời điểm đó, những năm 1933-1936, lính quân dịch có tuổi đời 22. Vì thế khi gia nhập quân đội tôi đã là một người trưởng thành. Tôi được điều về làm một người lính của sư đoàn xạ thủ số 24 Samara ?" Ulyanovsk "Thép", trung đoàn 70. Phiên hiệu của trung đoàn được đổi sang trung đoàn 7 năm 1937. Tôi được điều sang Ukraine, Vinnitsa. Người ta di chuyển luân phiên các đơn vị khắp đất nước và thay đổi phiên hiệu của chúng?" hình như đối phương đã có một số thông tin về chúng ta. Từ Vinnitsa chúng tôi được điều đến Leningrad. Hai trung đoàn đóng quân ở Leningrad, trong khi trung đoàn còn lại ở Pesochnoe. Năm 1939 tôi tốt nghiệp khoá học đào tạo trung uý ở Học viện pháo binh Leningrad số 1(ở Moskovski prospect). Thật thú vị, 60 năm sau cháu trai của tôi cũng học tập ở chính nơi đó. Tôi được gửi đi học ở Học viện vì đã từng tốt nghiệp trung học và đã hoàn tất khoá học về kế toán. Tôi đã từng làm nhân viên kế toán ở một nông trang tập thể. Thời kì đó như vậy được coi là có trình độ học vấn cao. Và tôi đã được gửi tới Học viện.
    Sau khi tốt nghiệp, tôi được thăng cấp trung uý pháo binh và trở thành trung đội trưởng trung đội trinh sát tiền phương của một khẩu đội trong trung đoàn. Mỗi trung đoàn xạ thủ có một khẩu đội pháo nhỏ 45mm và một khẩu đội pháo 76mm. Cùng với sư đoàn, tôi đã tham gia Chiến tranh Mùa Đông. Nếu anh muốn được nghe nhiều hơn, thì nó rất phức tạp. Đầu tiên mọi chuyện diễn biến tốt đẹp. Sau đợt pháo kích, chúng tôi tiến về sông Đen và mọi thứ có vẻ trôi chảy, nhưng sau đó nó bắt đầu trở nên tệ hại. Vì sao vậy ? Vì tôi, một trung đội trưởng trinh sát tiền phương thậm chí không có nổi một tấm bản đồ ! Chúng tôi tiến tới phòng tuyến Mannerheim và dừng lại. Đầu tiên chúng tôi tiến dọc con đường, tiêu diệt và đánh bại những đơn vị nhỏ của Phần Lan gây cản trở, tới gần phòng tuyến Mannerheim mà không biết chuyện gì đang ở phía trước. Khi chúng tôi đóng quân trong một khu rừng, máy bay trinh sát Phần Lan bay qua và chụp một bức ảnh. Sau đó quân Phần Lan tiến hành một đòn pháo kích bằng tất cả những vũ khí mà họ có trong tay. Họ chỉ có một lực lượng không quân rất nhỏ bé. Tuy nhiên những thiệt hại của chúng tôi rất nặng nề.
    Chúng tôi mở những cuộc trinh sát cùng với trinh sát bộ binh của sư đoàn. Nhiệm vụ của chúng tôi là tìm vị trí những hoả điểm trong những công sự bằng bê tông và bằng đất. Tình hình như sau : quân Phần Lan có một hàng rào dây thép gai, 6 lớp và sau đó là hàng rào bằng đá và một bãi mìn. Chúng tôi phải dùng pháo bắn tạo ra một cửa mở trên hàng rào. Chỉ huy của chúng tôi sẽ thức dậy vào buổi sáng, cầm ống nhòm xem xét những chướng ngại vật và cửa mở của chúng tôi không hề tồn tại ! Quân Phần Lan đã sửa hàng rào trong đêm. Tất cả là do chúng tôi không hề biết phải chiến đấu như thế nào. Lẽ ra phải làm gì ? Chúng tôi lẽ ra phải tiến hành bắn phá quấy rối ở khu vực hàng rào suốt cả đêm ! Và khi đó quân Phần Lan sẽ không thể liều lĩnh đến gần hàng rào. Nhưng chúng tôi bắn xong rồi đi ngủ, trong khi quân Phần Lan sửa lại hàng rào của họ. Chuyện đó lặp lại ngày này qua ngày khác. Sau đó người ta quyết định cử tôi tham gia một cuộc trinh sát - tôi cũng không biết vì sao họ chọn tôi. Chúng tôi dùng hoả lực tạo ra 4 cửa mở và thâm nhập lúc trời tối. Mặc dù chúng tôi bò qua hàng rào dây thép gai vào ngay lúc tối nhưng các cửa mở đã bị bịt xong ! Nghĩa là quân Phần Lan đã kịp cài mìn tạm thời quanh đây ?" đơn giản là một ống bằng băng nhồi đầy thuốc nổ, và chúng tôi đang mắc kẹt trên bãi mìn đó. Có 12 người đi cùng tôi và ai đó đã vấp phải mìn. Tiếng nổ dậy lên, quân Phần Lan phát hiện và chúng tôi phải rút lui. Họ bắn phá tập trung vào đường rút lui và chúng tôi đã mất nhiều người ở đây. Tôi mất 7 người. Thông tin duy nhất có được là quân Phần Lan rất tích cực sửa chữa những hàng rào dây thép gai của họ.
    Tôi đã bị thương trong cuộc chiến nhưng từ chối đến bệnh viện. Tương tự 5 năm sau đó trong chiến dịch đánh phá vòng vây của quân Đức ở Leningrad. Đơn giản là tôi tới trung đội quân y cách mặt trận khoảng 3km và nghỉ ngơi chút ít ở đó.
    Chúng tôi mở một cuộc tiến công vào phòng tuyến Mannerheim và chịu nhiều thiệt hại ở đây. Chúng ta nên biết về sự phòng thủ của quân Phần Lan trước. Chúng tôi ở bên phải hồ Muolaanjarvi, trên đó có một hòn đảo. Chúng tôi có một công sự trên mặt tuyết. Hàng sáng chúng tôi thấy một con chó với một cái túi nhỏ chạy từ những vị trí Phần Lan đến phía sau trận địa ta rồi quay về. Quân Phần Lan dùng chó để chuyển những thông tin tình báo ! Người ta giao nhiệm vụ cho chúng tôi phải bắt con chó. Chúng tôi tóm được nó, và đọc lá thư từ một trinh sát Phần Lan đã thâm nhập vào sau lưng quân ta. Bức thư nói về việc chúng ta đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công.
    Tôi còn có thể kể thêm gì với anh ? Ban đầu chúng tôi chịu tổn thất nặng vì đã không chuẩn bị. Chúng tôi không được chuẩn bị cho cuộc chiến. Ngoài ra, nếu anh so sánh quân Đức và Phần Lan, quân Đức chiến đấu rất tốt nếu có không quân, xe tăng và pháo binh. Nhưng cũng nhanh không kém người Nga, lính Đức sẽ hét lên "Hitler kaput" khi bộ đội Soviet xuất hiện ở bên sườn hay sau lưng chúng. Quân Phần Lan không hề như vậy. Họ là những chiến binh rất tuyệt vời. Ví dụ, vào ngày kỉ niệm Hồng quân họ tiến hành một cuộc phản kích. Họ là những người trượt tuyết rất giỏi, và có thể trượt mà không cần gậy trượt. Họ đã tiến được 5km trong khu vực của sư đoàn chúng tôi ! Họ hầu như cũng đã làm thế với sở chỉ huy sư đoàn. Chúng tôi phải chống đỡ những cuộc tấn công trong 3 ngày. Thật tệ hại là chúng tôi đã phải phòng ngự trong những ngày đó. (Hình như Davidenko đang nói về cuộc phản kích của quân Phần Lan vào ngày 23-12-1939).
    Chúng tôi được trang bị tốt về quân trang và vũ khí. Mỗi người có một áo khoác lông cừu và ủng nỉ. Khi thâm nhập phòng tuyến Phần Lan, tôi mang theo 1 súng trường và 1 súng ngắn. Tôi cũng mặc áo khoác lông cừu. Tuyết ngập tới tận cổ, nên chúng tôi đào những hố trên mặt tuyết để bí mật tiếp cận vị trí địch. Nói chung về vấn đề quân trang và tiếp tế thì sư đoàn 24 của chúng tôi đã thực hiện tương tối tốt.
    Làm cách nào để vượt qua được giá rét? Chúng tôi đào một cái hố trên mặt tuyết, lót ít cành lá xuống đáy, trải áo choàng lên đó. Thế là 2 người có thể ngủ quay lưng vào nhau, mình đắp bằng chiếc áo choàng còn lại. Mỗi người có thể ngủ khoảng một tiếng rưỡi, sau đó thay phiên cho nhau. Đại loại như vậy.
    Sư đoàn trưởng của chúng tôi, kombrig (?) Veschev, đã hy sinh. Ông bị quân Phần Lan phục kích. Tất cả chúng tôi đều buồn vì chuyện đó. Suốt cuộc chiến mọi người đều rất buồn mỗi khi mất đi ai đó. Trung đoàn trưởng của chúng tôi cũng đã hy sinh. Một lần Veschev đến trung đoàn chúng tôi. Ông đến, ra vài mệnh lệnh và sau đó phải trở về. Có một thung lũng nhỏ với con suối ở đó, nó nằm dưới hoả lực của Phần Lan. Chúng tôi phải quay lại. Veschev ra lệnh cho chúng tôi tìm một con đường an toàn hơn. Chúng tôi cố gắng tìm hai con đường khác nhưng chúng đều bị hoả lực đối phương đe doạ.
    Tôi có một con ngựa tên là Lyubimchik (?obé cưng? trong tiếng Nga ?" LTD.). Khi chúng tôi ở Hanko và được lệnh bắn tất cả ngựa, tôi đã không thể giết "người bạn" đó. Tôi đã tự mình nuôi nó, cho nó ăn và dắt ra đồng cỏ. Con ngựa hiểu tôi khá rõ, không ai có thể điều khiển nó trừ tôi ra. Tôi giúp sư đoàn trưởng trèo lên con ngựa và ông sẽ phải phi nước đại qua thung lũng. Tôi cũng cử 2 trinh sát đi theo bảo vệ ông. Cả 2 người này đều bị thương và sư đoàn trưởng đã phải vượt lên. Anh có thể hình dung một sư đoàn trưởng cưỡi một con ngựa đen chỉ với 2 người lính ? Điều đó hoàn toàn không thể chấp nhận được sau này, trong Chiến tranh Vệ quốc. Một sư đoàn trưởng - không có sĩ quan cần vụ, không có bất kì phương tiện thông tin, không có bảo vệ - cưỡi ngựa đi tới trung đoàn. Không ngạc nhiên là ông đã bị giết. Mặt khác, anh có biết không, sư đoàn trưởng của chúng tôi không phải là một sĩ quan bộ binh hay pháo binh. Ông là một phi công. Trong một chuyến bay tập ông đã bay qua phía dưới đường dây cao thế. Ông bị giáng cấp và chuyển khỏi không quân. Ông hoàn tất vài khoá huấn luyện và trở thành tư lệnh một sư đoàn xạ thủ. Ít nhất đó là những gì tôi được nghe kể.
    Sau khi quân ta chọc thủng trận địa địch ở cánh trái, tôi đã vào xem một lô cốt bằng bê tông của Phần Lan. Có những vết nứt vỡ trên tường do pháo của ta. Tôi không thấy một lô cốt lẻ nào bị trúng bom. Thời kì đó chúng ta chưa có máy bay ném bom bổ nhào, và máy bay ném bom không thể đánh trúng những mục tiêu nhỏ. Khi pháo binh ta bắn vào lô cốt, đầu tiên họ phải phá hủy những lớp ngụy trang để sau đó có thể quan sát lô cốt rõ ràng hơn. Bộ binh xung phong trong Chiến tranh Mùa Đông cũng rất khác với xung phong trong Chiến tranh Vệ Quốc. Trong Chiến tranh Vệ Quốc quân ta xung phong sát sau những đợt pháo bắn chuẩn bị chuyển làn (creeping barrage). Trong chiến tranh Mùa Đông quân ta cũng có một cuộc pháo bắn chuẩn bị nhưng sẽ có rất nhiều lớp bộ binh xung phong, hết lớp này đến lớp khác. Lớp đầu tiên có thể bị đẩy lui, lớp thứ hai sẽ thiệt hại ít hơn, và lớp thứ ba hoặc thứ tư sẽ hoàn thành công việc.
    Sau khi Chiến tranh Mùa Đông kết thúc, chúng tôi đã được chào đón nồng nhiệt ở Leningrad. Chúng tôi không phải xếp hàng mỗi khi vào cửa hàng, mọi người đều vui vẻ để chúng tôi đi trước.
    Dịch từ Anh sang Việt: chiangsan
    © Bair Irincheev 2001 - 2004

    DANNGOC: Bac chiangsan dich chuyen nghiep qua!
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Klavdia Kalugina

    Klavdia Kalugina, 1944​
    Tôi tên là Kalugina, Klavdiia Efremovna, sinh năm 1926. Chiến tranh nổ ra khi tôi mới 15 tuổi. Tôi làm tại nhà máy quốc phòng "Respirator" ở Orekhovo-Zuevo. Khi chiến tranh bắt đầu, chúng tôi cần thẻ phân phối công nhân, tương đương 700g bánh mì, vì thế tôi làm ở đó, gia nhập Komsomol ( Đoàn thanh niên cộng sản - O.S ). Vào những ngày nghỉ, đoàn viên Komsomol được yêu cầu tham dự các lớp học bổ sung. Họ chuẩn bị cho chúng tôi. Sau đó, khi chúng tôi hoàn thành khóa học bổ sung, họ nói rằng trường dậy bắn tỉa đã được mở. Nhiều người tình nguyện tham gia học, và tôi cũng tới đó, khi mới 17 tuổi. Đó là vào tháng 6 năm 1943. Tôi là người trẻ nhất trường. Tất cả mọi người 18, còn tôi 17 tuổi. Vì thế họ nghĩ, có nên cho tôi học hay không. Họ quyết định rằng nếu tôi không bị tụt lại, họ sẽ cho tôi ở lại trường.
    Chúng tôi bắt đầu xây dựng trường bắn. Tôi không phải tiểu thư đài các. Tôi chặt gỗ, xách nước, tôi quá quen với những việc đại loại thế, vì thế tôi làm tốt. Họ cho tôi ở lại, thậm chí còn cho tôi về thăm nhà. Chúng tôi được dạy bắn, nhưng tôi thì không thể bắn được. Tôi bắn, và chỉ luôn bắn trúng ?osữa? (từ chuyên môn dùng chỉ cú bắn trượt hoàn toàn - O.S). Khi đó Zinaida Andreevna Urantseva, tổ trưởng của chúng tôi, bắt đầu luyện tập riêng với tôi. Cô ấy dậy tôi cách bắn giỏi. Tôi đã tốt nghiệp, và những người tốt nghiệp với điểm giỏi được nhận phần thưởng là đồ của Mỹ. Người bắn tỉa cùng tôi là Marusia Chikhvintseva, người Izhevsk, Udmurtia. Chúng tôi là bạn. Và như thế họ gửi chúng tôi, những cô gái, ra mặt trận vào 1 tháng 3 năm 1944.
    A.D. Trường đó được thành lập năm 1942 ?
    Đúng vậy, Komsomol TsK (Ủy ban trung ương - O.S) tổ chức trường đó. Uspenskaia gửi tất cả hồ sơ của chúng tôi cho Komsomol TsK. Hiệu trưởng trường là Kolchak, một Anh hùng Liên Xô. Nikiforova là chính trị viên của trường. Tất cả các học viên được lên danh sách, và ghi chú dưới tên họ rằng ai ở với ai và các thông tin cá nhân khác.
    A.D. Chương trình học khoảng từ nửa năm đến 9 tháng phải không ?
    Vâng. Chúng tôi đi bằng xe ô tô, loại có bếp lò. Họ không thể đưa chúng tôi ra tận mặt trận. Có một trận bão tuyết lớn, họ chuyển chúng tôi sang xe tải để đưa chúng tôi gần hơn tới mặt trận, tới một trung đoàn dự bị. Xe tải! Chúng tôi chịu đựng nó suốt chuyến đi, có quá nhiều tuyết. Như thế chúng tôi tới nơi. Tôi không nhớ nó mất bao lâu, một ngày, hai hay ba ngày .... Nó đã quá lâu rồi. Họ đưa cho chúng tôi áo liền quần ngụy trang. Chúng tôi quấn băng quanh súng trường. Sáng sớm họ cho chúng tôi ăn và đưa cho chúng tôi bánh xăng-uých để chúng tôi mang theo : bánh mỳ và sốt Mỹ. Đó quả là bữa tối đầy đủ!. Và chúng tôi ra chiến hào. Tất cả mọi thứ phủ đầy tuyết, tất cả các hào giao thông. Chúng tôi phải bò. Có 12 người chúng tôi và Nadia Loginova (cô ấy bị thương sau đó ) bò về phía quân Đức tới vùng vành đai trắng, và vùng vành đai trắng đầy mìn. Đó là ngày đầu tiên - chúng tôi rất sợ! Chúng tôi hét tướng: "Nadia! Nadia! Ở đây, ở đây!? Cô ấy quay lại và chúng tôi tiếp tục bò. Chúng tôi tới một cái hào, nó đầy tuyết. Tuyết chắc đã rơi nhiều ngày. Lính Đức ra ngoài khoảng trống dọn dẹp chiến hào. Bạn có thể giết cả tá lính Đức trong ngày đó. Nhưng bạn biết đấy, giết môt con người lần đầu tiên! Chúng tôi khác nhau, một thì từ du kích -- Zina Gavrilova, người khác -- bí thư đoàn thanh niên Komsomol của chúng tôi -- Tania Fedorova. Marusia Chikhvintseva và tôi chỉ nhìn. Chúng tôi thậm chí không thể kéo cò, nó cứng ngắc. Nhưng những người khác thì bắt đầu ghi điểm. Và khi chúng tôi quay lại hầm trú ẩn vào buổi tối, bắt đầu nói cho nhau các kinh nghiệm của mình, Marusia và tôi chẳng thể nói gì, chỉ tự sỉ vả mình suốt đêm : ?o Đồ hèn nhát! Hèn nhát! Tại sao chúng mày lại ra tiền tuyến ?? Chúng tôi bực mình, tại sao người khác thì có thể ghi điểm, còn chúng tôi thì không ? Và như thế, ngày hôm sau tới. Quân Đức có công sự nổi và một lỗ châu mai cho lính, và một khoảng đất cao đặt súng máy. Có một tên Đức đang dọn dẹp ụ súng, tôi bắn. Hắn ngã và bị lôi ngược lại bởi chân hắn. Đó là tên lính Đức đầu tiên của tôi. Sau đấy, cả bọn chúng và chúng tôi dọn tuyết suốt đêm. Tuyết tan nhanh chóng, sau đó trời ấm dần.
    Có một cái hồ, lính Đức đến đó để giặt, thậm chí cả đồ lót. Zina Gavrilova bắn, hạ một tên. Và lính Đức không đến đó để giặt nữa. Chúng tôi phòng ngự vào mùa hè, tháng 5 hay tháng 6, và không phải tất cả mọi người đứng canh lỗ châu mai vì chẳng có di chuyển nào của bọn Đức cũng như của chúng tôi. Chúng tôi đứng canh ban ngày, còn bộ đội đứng canh ban đêm, ban ngày họ ngủ. Marusia và tôi đặt súng của mình ở một lỗ châu mai và rình bọn Đức trong công sự. Nhưng bọn Đức cũng bố trí lính bắn tỉa rình chúng tôi. Tôi đứng canh, quan sát suốt ca trực của mình (vì thế mắt rất mỏi ), và Marusia nói : ?o Để tôi canh cho nào.? Cô ấy đứng dậy, đó là một ngày trời nắng, và hình như cô ấy di chuyển ống kính. Ngay khi cô ấy đứng dậy, một tiếng súng nổ và cô ấy ngã xuống. Ôi, tôi khóc! Bọn Đức cách chúng tôi 200m. Tôi hét to đến mức cả chiến hào nghe thấy, mọi người chạy tới: ?o Yên lặng, yên lặng, không bọn chúng nã cối bây giờ!? Nhưng làm sao tôi có thể yên lặng được ? Cô ấy là bạn thân nhất của tôi. Chúng tôi ngồi đến tận tối, và tôi khóc suốt. Sau đó chúng tôi chôn cô ấy. Tôi nhớ có rất nhiều hoa dại. Đó là ở Orsha, Phương diện quân Belorussia số 3. Sau này phần mộ của cô được chuyển về Mogilev, nơi cô ấy sinh ra. Sau đó Nadia Lugina cũng bị thương. Người bắn tỉa cùng tôi thứ hai cũng tên là Marusia, họ là Guliakina.
    Chúng tôi đứng vững suốt mùa hè, các mặt trận xung quanh chúng tôi ở trạng thái tấn công, và chúng tôi có một tuyến phòng ngự vững vàng. Nhưng buổi sớm một ngày đẹp trời ( tôi không nhớ chính xác ngày tháng, nhưng không phải tháng 8, có lẽ là tháng 6 hay 7 gì đó ) họ gửi chúng tôi lên các vị trí tiền tiêu. Pháo binh ta bắn phá, có cả Ca-chiu-sa. Khi Ca-chiu-sa bắn, áo bạn sẽ rung phần phật ở sau lưng. Sau đó bộ binh tấn công. Trinh sát đi qua bãi mìn. Bộ binh đang tấn công còn chúng tôi đưa những người bị thương ra. Tôi nhớ có một lần khi nâng một sĩ quan dậy, anh ta có một cái va li nhỏ. Vì chúng tôi chẳng được ăn hay ngủ từ 4 giờ sáng nên tôi nói với anh ta : ?o Hãy bỏ cái va li lại ?o, anh ta có thể có cái gì trong cái va li đó. Nó quá nặng để kéo cùng anh ấy. ?o Tôi không bỏ nó lại, không cần cứu tôi nếu như cô không muốn mang tôi đi cùng cái va li.? Thôi được, chúng tôi mang anh ấy đi, liệu chúng tôi có thể làm gì khác ? Chỉ có sau chiến tranh tôi mới được biết rằng trong cái va li đó có một cây đàn vi-ô-lông nhỏ. Anh ấy không muốn từ bỏ nó. Anh ấy nói điều đó với tôi khi chúng tôi gặp nhau.
    Đã đến tối, nhưng quân Đức vẫn chưa bị đánh bật khỏi chiến hào. Họ nói bọn con gái chúng tôi cũng có thể tới đó, cũng như là cánh lái xe và dân địa phương. Tại sao ? Chúng tôi tới chiến hào nhưng chẳng thể làm gì, trời đã tối mịt. Ở đó còn lại vài người , chỉ có đám con gái và cánh lái xe. Họ bảo chúng tôi hãy mang tất cả thương binh mà chúng tôi có thể mang và quay trở lại hào của chúng tôi. Chúng tôi không thể mang đi hết vì không đủ người. Lính Đức đã giết hết những người còn lại, họ la hét khủng khiếp! họ bị đâm lê đến chết. Người ta bỏ chúng tôi lại hào suốt đêm. Các bãi mìn phía trước chúng tôi đã được dọn sạch. Tôi đứng gác ở đó, chẳng nhìn thấy gì cả. Những người khác cũng đứng gác, nhưng tôi không thể nhìn thấy họ. Đến 4 giờ sáng tôi quá mệt, chẳng thể làm gì nữa. Trung úy Maskumian, trung đội trưởng, đi kiểm tra từ cô gái này đến cô kia. Và tất cả chúng tôi phải cố gắng lắng nghe. Thường có các bãi mìn, hàng rào thép gai với nhiều loại đồ hộp sắt tây, nếu bất cứ cái gì chạm vào nó sẽ kêu xủng xoẻng. Nhưng bây giờ thì chẳng thể nghe thấy cái gì. Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu quân Đức tấn công vào ban đêm ?
    Đến sáng, chúng tôi có quân tăng viện - những người Belorussia. Lại một trận oanh tạc khác, và mọi người tấn công. Tới chiến hào quân Đức, nhưng nó trống rỗng. Chúng tôi đã làm tiêu hao quân địch rất nhiều khiến chúng phải rút đi trong đêm. Chúng tôi truy đuổi chúng đến tận sông Dnieper. Vừa đủ để bắt kịp chúng. Chúng tôi ở bên này, tăng ở bên kia. Và ở một phía, nơi có đồng lúa mạch và một ngọn đồi, và súng máy và lính bắn tỉa, không cho chúng tôi ngóc đầu lên được. Trung đoàn trưởng của chúng tôi là Leonid Verdiukov.
    A.D. Đó là trung đoàn nào ?
    Trung đoàn số 1156, sư đoàn bộ binh 344, Tập đoàn quân 33. Sau Verdiukov nói: ?oHạ chúng đi.? Chúng tôi có khoảng 12 người, chúng tôi ngắm, và tất nhiên hạ chúng. Bộ đội đã có thể vượt sang bờ bên kia. Chúng tôi vượt sông bằng chiếc thuyền cuối cùng, nó bị lật và chúng tôi rơi xuống nước. Các anh lính nói với chúng tôi: ?o Các cô gái, đưa súng các cô đây, chúng tôi sẽ kéo chúng lên .?
    Không, tôi chẳng nói gì cả. Cái đồi đó. Chúng tôi tấn công. Sau đó chúng tôi bị găm xuống bởi khẩu súng máy đó và bọn bắn tỉa. Tham mưu trưởng trung đoàn Aleksei Kitaev bên cạnh tôi. Ông ấy có một cái mũ với giải băng sáng. Chúng bắn ông ngay từ đầu. Ông ấy xanh lại và ngã xuống. Chúng tôi đã được lệnh là phải rút hết thương binh ra trước khi bắn. Tôi bò đến một anh lính bị thương, anh ấy bị thương vào bụng. Tôi nâng anh ấy dậy, nhưng ngay lập tức ruột anh ấy lại đùn ra. Tôi chẳng biết làm gì với chúng, vì thế tôi nói ?o Tôi sẽ gọi lính cứu thương.? Và bò đến thương binh khác vì chẳng thể làm gì giúp anh ấy. Và trời thì quá nóng! Anh ấy đã xám dần. Sau này, khi gặp nhau, Zina Gavrilova nói với tôi: ?Tôi bò đến một người bị thương, ruột anh ấy đùn ra. Anh ấy tóm lấy tay tớ và cứng lại. Tớ nghĩ đã không thể lôi tay mình ra. Và anh ấy nói : một người đã bỏ đi, người khác cũng không thể nâng tôi dậy. Anh ấy chết, và tớ bò tới người khác, anh ta cũng chết.? Chúng tôi vượt sang bờ bên kia. Trung đoàn Verdiukov đang đánh nhừ tử một thằng lính Đức trẻ to lớn. Chúng tôi hỏi : ?o Sao ông lại đánh nó ? ?o Ông ấy trả lời: ?o Nó là hàng xóm của tôi, nó là một thàng lính Vlasov.? Ông ấy giết hắn. Fedorova bị thương, Irina Gracheva bị thương -- nhiều cô gái khác nữa, tôi quên mất tên của họ. Vài người chúng tôi còn sống sót. Marusia Guliakina lại bị thương. Tôi bị sức ép đạn pháo, nhưng tôi không cần đến bác sĩ, bởi vì máu có ở khắp nơi, quần áo tôi thủng lỗ chỗ, tôi gần như điếc. Tôi nghĩ: ?o Sao mình phải cần, người ta có thể làm được gì cho mình ? Bao nhiêu người bị cụt chân, cụt tay, máu me đầy người, sao mình lại phải đi đến bác sĩ ? ?o Và tôi chẳng đi đâu cả.
    Sau đó chúng tôi di chuyển, tới đường lãnh thổ Ba Lan, và chúng tôi nhận thấy mình không phải nằm trong vòng vây, nhưng sắp bị bao vây. Chúng tôi lặng lẽ tránh vòng vây đó. Chúng tôi buộc cuốc xẻng, đồ hộp sắt tây, lại để chúng không phát ra tiếng động. Chúng tôi thoát khỏi vòng vây, và chuyển đến mặt trận Leningrad. Tôi không thể nói cho ông biết bao nhiêu km, nhưng chúng tôi hành quân rất lâu. Máy bay Đức bỏ bom, một trận không chiến ngay trên chúng tôi. Mảnh đạn rơi từ trên không trung xuống!
    Chẳng có nơi nào để ngủ, chúng tôi ngủ trên mặt đất. Và giường là - Marusia và tôi trải áo bông bên dưới. Mọi người đông cứng lại. Một người chơi đàn ắc-coc nói ?o Sao các cậu không nhẩy đi cho ấm.?
    Một lần chúng tôi tìm thấy vài ngôi nhà, nó hoàn toàn trống rỗng. Mọi người ngay lập tức nằm xuống, nhưng không còn chỗ nào cho tôi. Có một cái máng đất nhỏ dùng để cắt bắp cải. Tôi lựa chọn, hoặc bên ngoài, hoặc trên tầng 2 hay là cái máng đó. Tôi nằm vào cái máng : Tôi nhỏ người ( cao 157cm ) và còm nhom. Nó bất tiện kinh khủng.Tôi duỗi chân ra, có ai đó đẩy nó lại, duỗi tay ra, ai đó lại đẩy nó lại. Giấc ngủ không thể đến được, nhưng tôi rất muốn ngủ. Buổi sáng có ai rời đi, vì thế tôi nhao ngay vào chỗ đó. Ngủ được một lát và sau đó chúng tôi phải dậy.
    Chúng tôi tới biển Baltic. Có một cái tàu đang cháy. Nó cháy rất lâu. Nó là một cái tàu Đức. Quân Đức phòng thủ dọc theo biển Baltic. Chúng tôi thì ở đây, có một vùng vành đai trắng. Sau đó chúng tôi tấn công, lính của đại đội bị kỷ luật đi trước. Xác của họ đầy cánh đồng. Khi gó thổi từ cánh đồng, bạn không thể thở nổi. Sau đó chúng tôi tấn công Koenigsberg và chiếm nó. Rồi chúng tôi phòng ngự. Chúng tôi không tham gia vào trận đánh ở đó, chỉ phòng ngự thôi. Chiến sĩ bắn tỉa nói chúng là chỉ tham gia phòng thủ. Cho đến cuối chiến tranh, họ không lấy chúng tôi đi nữa.
    Sau đó chiến tranh kết thúc, tù binh Đức đi bộ theo hàng nhiều ngày. Trong khi chúng tôi ở trong hào, chúng tôi chẳng làm gì cả. Chúng tôi cho họ ăn. Tù binh đi bộ nhiều ngày trời. Tôi chẳng biết là bao nhiêu ngày nữa. Về sau họ chuyển chúng tôi vào rừng, có một trại huấn luyện ở đó. Chúng tôi không phải làm gì cả, vì thể họ bắt chúng tôi làm các lối đi với lề đường nhỏ, cho nên chúng tôi bận bịu trong những ngày đó.
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Klavdia Kalugina

    Klavdia Kalugina, 1944​
    Tôi tên là Kalugina, Klavdiia Efremovna, sinh năm 1926. Chiến tranh nổ ra khi tôi mới 15 tuổi. Tôi làm tại nhà máy quốc phòng "Respirator" ở Orekhovo-Zuevo. Khi chiến tranh bắt đầu, chúng tôi cần thẻ phân phối công nhân, tương đương 700g bánh mì, vì thế tôi làm ở đó, gia nhập Komsomol ( Đoàn thanh niên cộng sản - O.S ). Vào những ngày nghỉ, đoàn viên Komsomol được yêu cầu tham dự các lớp học bổ sung. Họ chuẩn bị cho chúng tôi. Sau đó, khi chúng tôi hoàn thành khóa học bổ sung, họ nói rằng trường dậy bắn tỉa đã được mở. Nhiều người tình nguyện tham gia học, và tôi cũng tới đó, khi mới 17 tuổi. Đó là vào tháng 6 năm 1943. Tôi là người trẻ nhất trường. Tất cả mọi người 18, còn tôi 17 tuổi. Vì thế họ nghĩ, có nên cho tôi học hay không. Họ quyết định rằng nếu tôi không bị tụt lại, họ sẽ cho tôi ở lại trường.
    Chúng tôi bắt đầu xây dựng trường bắn. Tôi không phải tiểu thư đài các. Tôi chặt gỗ, xách nước, tôi quá quen với những việc đại loại thế, vì thế tôi làm tốt. Họ cho tôi ở lại, thậm chí còn cho tôi về thăm nhà. Chúng tôi được dạy bắn, nhưng tôi thì không thể bắn được. Tôi bắn, và chỉ luôn bắn trúng ?osữa? (từ chuyên môn dùng chỉ cú bắn trượt hoàn toàn - O.S). Khi đó Zinaida Andreevna Urantseva, tổ trưởng của chúng tôi, bắt đầu luyện tập riêng với tôi. Cô ấy dậy tôi cách bắn giỏi. Tôi đã tốt nghiệp, và những người tốt nghiệp với điểm giỏi được nhận phần thưởng là đồ của Mỹ. Người bắn tỉa cùng tôi là Marusia Chikhvintseva, người Izhevsk, Udmurtia. Chúng tôi là bạn. Và như thế họ gửi chúng tôi, những cô gái, ra mặt trận vào 1 tháng 3 năm 1944.
    A.D. Trường đó được thành lập năm 1942 ?
    Đúng vậy, Komsomol TsK (Ủy ban trung ương - O.S) tổ chức trường đó. Uspenskaia gửi tất cả hồ sơ của chúng tôi cho Komsomol TsK. Hiệu trưởng trường là Kolchak, một Anh hùng Liên Xô. Nikiforova là chính trị viên của trường. Tất cả các học viên được lên danh sách, và ghi chú dưới tên họ rằng ai ở với ai và các thông tin cá nhân khác.
    A.D. Chương trình học khoảng từ nửa năm đến 9 tháng phải không ?
    Vâng. Chúng tôi đi bằng xe ô tô, loại có bếp lò. Họ không thể đưa chúng tôi ra tận mặt trận. Có một trận bão tuyết lớn, họ chuyển chúng tôi sang xe tải để đưa chúng tôi gần hơn tới mặt trận, tới một trung đoàn dự bị. Xe tải! Chúng tôi chịu đựng nó suốt chuyến đi, có quá nhiều tuyết. Như thế chúng tôi tới nơi. Tôi không nhớ nó mất bao lâu, một ngày, hai hay ba ngày .... Nó đã quá lâu rồi. Họ đưa cho chúng tôi áo liền quần ngụy trang. Chúng tôi quấn băng quanh súng trường. Sáng sớm họ cho chúng tôi ăn và đưa cho chúng tôi bánh xăng-uých để chúng tôi mang theo : bánh mỳ và sốt Mỹ. Đó quả là bữa tối đầy đủ!. Và chúng tôi ra chiến hào. Tất cả mọi thứ phủ đầy tuyết, tất cả các hào giao thông. Chúng tôi phải bò. Có 12 người chúng tôi và Nadia Loginova (cô ấy bị thương sau đó ) bò về phía quân Đức tới vùng vành đai trắng, và vùng vành đai trắng đầy mìn. Đó là ngày đầu tiên - chúng tôi rất sợ! Chúng tôi hét tướng: "Nadia! Nadia! Ở đây, ở đây!? Cô ấy quay lại và chúng tôi tiếp tục bò. Chúng tôi tới một cái hào, nó đầy tuyết. Tuyết chắc đã rơi nhiều ngày. Lính Đức ra ngoài khoảng trống dọn dẹp chiến hào. Bạn có thể giết cả tá lính Đức trong ngày đó. Nhưng bạn biết đấy, giết môt con người lần đầu tiên! Chúng tôi khác nhau, một thì từ du kích -- Zina Gavrilova, người khác -- bí thư đoàn thanh niên Komsomol của chúng tôi -- Tania Fedorova. Marusia Chikhvintseva và tôi chỉ nhìn. Chúng tôi thậm chí không thể kéo cò, nó cứng ngắc. Nhưng những người khác thì bắt đầu ghi điểm. Và khi chúng tôi quay lại hầm trú ẩn vào buổi tối, bắt đầu nói cho nhau các kinh nghiệm của mình, Marusia và tôi chẳng thể nói gì, chỉ tự sỉ vả mình suốt đêm : ?o Đồ hèn nhát! Hèn nhát! Tại sao chúng mày lại ra tiền tuyến ?? Chúng tôi bực mình, tại sao người khác thì có thể ghi điểm, còn chúng tôi thì không ? Và như thế, ngày hôm sau tới. Quân Đức có công sự nổi và một lỗ châu mai cho lính, và một khoảng đất cao đặt súng máy. Có một tên Đức đang dọn dẹp ụ súng, tôi bắn. Hắn ngã và bị lôi ngược lại bởi chân hắn. Đó là tên lính Đức đầu tiên của tôi. Sau đấy, cả bọn chúng và chúng tôi dọn tuyết suốt đêm. Tuyết tan nhanh chóng, sau đó trời ấm dần.
    Có một cái hồ, lính Đức đến đó để giặt, thậm chí cả đồ lót. Zina Gavrilova bắn, hạ một tên. Và lính Đức không đến đó để giặt nữa. Chúng tôi phòng ngự vào mùa hè, tháng 5 hay tháng 6, và không phải tất cả mọi người đứng canh lỗ châu mai vì chẳng có di chuyển nào của bọn Đức cũng như của chúng tôi. Chúng tôi đứng canh ban ngày, còn bộ đội đứng canh ban đêm, ban ngày họ ngủ. Marusia và tôi đặt súng của mình ở một lỗ châu mai và rình bọn Đức trong công sự. Nhưng bọn Đức cũng bố trí lính bắn tỉa rình chúng tôi. Tôi đứng canh, quan sát suốt ca trực của mình (vì thế mắt rất mỏi ), và Marusia nói : ?o Để tôi canh cho nào.? Cô ấy đứng dậy, đó là một ngày trời nắng, và hình như cô ấy di chuyển ống kính. Ngay khi cô ấy đứng dậy, một tiếng súng nổ và cô ấy ngã xuống. Ôi, tôi khóc! Bọn Đức cách chúng tôi 200m. Tôi hét to đến mức cả chiến hào nghe thấy, mọi người chạy tới: ?o Yên lặng, yên lặng, không bọn chúng nã cối bây giờ!? Nhưng làm sao tôi có thể yên lặng được ? Cô ấy là bạn thân nhất của tôi. Chúng tôi ngồi đến tận tối, và tôi khóc suốt. Sau đó chúng tôi chôn cô ấy. Tôi nhớ có rất nhiều hoa dại. Đó là ở Orsha, Phương diện quân Belorussia số 3. Sau này phần mộ của cô được chuyển về Mogilev, nơi cô ấy sinh ra. Sau đó Nadia Lugina cũng bị thương. Người bắn tỉa cùng tôi thứ hai cũng tên là Marusia, họ là Guliakina.
    Chúng tôi đứng vững suốt mùa hè, các mặt trận xung quanh chúng tôi ở trạng thái tấn công, và chúng tôi có một tuyến phòng ngự vững vàng. Nhưng buổi sớm một ngày đẹp trời ( tôi không nhớ chính xác ngày tháng, nhưng không phải tháng 8, có lẽ là tháng 6 hay 7 gì đó ) họ gửi chúng tôi lên các vị trí tiền tiêu. Pháo binh ta bắn phá, có cả Ca-chiu-sa. Khi Ca-chiu-sa bắn, áo bạn sẽ rung phần phật ở sau lưng. Sau đó bộ binh tấn công. Trinh sát đi qua bãi mìn. Bộ binh đang tấn công còn chúng tôi đưa những người bị thương ra. Tôi nhớ có một lần khi nâng một sĩ quan dậy, anh ta có một cái va li nhỏ. Vì chúng tôi chẳng được ăn hay ngủ từ 4 giờ sáng nên tôi nói với anh ta : ?o Hãy bỏ cái va li lại ?o, anh ta có thể có cái gì trong cái va li đó. Nó quá nặng để kéo cùng anh ấy. ?o Tôi không bỏ nó lại, không cần cứu tôi nếu như cô không muốn mang tôi đi cùng cái va li.? Thôi được, chúng tôi mang anh ấy đi, liệu chúng tôi có thể làm gì khác ? Chỉ có sau chiến tranh tôi mới được biết rằng trong cái va li đó có một cây đàn vi-ô-lông nhỏ. Anh ấy không muốn từ bỏ nó. Anh ấy nói điều đó với tôi khi chúng tôi gặp nhau.
    Đã đến tối, nhưng quân Đức vẫn chưa bị đánh bật khỏi chiến hào. Họ nói bọn con gái chúng tôi cũng có thể tới đó, cũng như là cánh lái xe và dân địa phương. Tại sao ? Chúng tôi tới chiến hào nhưng chẳng thể làm gì, trời đã tối mịt. Ở đó còn lại vài người , chỉ có đám con gái và cánh lái xe. Họ bảo chúng tôi hãy mang tất cả thương binh mà chúng tôi có thể mang và quay trở lại hào của chúng tôi. Chúng tôi không thể mang đi hết vì không đủ người. Lính Đức đã giết hết những người còn lại, họ la hét khủng khiếp! họ bị đâm lê đến chết. Người ta bỏ chúng tôi lại hào suốt đêm. Các bãi mìn phía trước chúng tôi đã được dọn sạch. Tôi đứng gác ở đó, chẳng nhìn thấy gì cả. Những người khác cũng đứng gác, nhưng tôi không thể nhìn thấy họ. Đến 4 giờ sáng tôi quá mệt, chẳng thể làm gì nữa. Trung úy Maskumian, trung đội trưởng, đi kiểm tra từ cô gái này đến cô kia. Và tất cả chúng tôi phải cố gắng lắng nghe. Thường có các bãi mìn, hàng rào thép gai với nhiều loại đồ hộp sắt tây, nếu bất cứ cái gì chạm vào nó sẽ kêu xủng xoẻng. Nhưng bây giờ thì chẳng thể nghe thấy cái gì. Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu quân Đức tấn công vào ban đêm ?
    Đến sáng, chúng tôi có quân tăng viện - những người Belorussia. Lại một trận oanh tạc khác, và mọi người tấn công. Tới chiến hào quân Đức, nhưng nó trống rỗng. Chúng tôi đã làm tiêu hao quân địch rất nhiều khiến chúng phải rút đi trong đêm. Chúng tôi truy đuổi chúng đến tận sông Dnieper. Vừa đủ để bắt kịp chúng. Chúng tôi ở bên này, tăng ở bên kia. Và ở một phía, nơi có đồng lúa mạch và một ngọn đồi, và súng máy và lính bắn tỉa, không cho chúng tôi ngóc đầu lên được. Trung đoàn trưởng của chúng tôi là Leonid Verdiukov.
    A.D. Đó là trung đoàn nào ?
    Trung đoàn số 1156, sư đoàn bộ binh 344, Tập đoàn quân 33. Sau Verdiukov nói: ?oHạ chúng đi.? Chúng tôi có khoảng 12 người, chúng tôi ngắm, và tất nhiên hạ chúng. Bộ đội đã có thể vượt sang bờ bên kia. Chúng tôi vượt sông bằng chiếc thuyền cuối cùng, nó bị lật và chúng tôi rơi xuống nước. Các anh lính nói với chúng tôi: ?o Các cô gái, đưa súng các cô đây, chúng tôi sẽ kéo chúng lên .?
    Không, tôi chẳng nói gì cả. Cái đồi đó. Chúng tôi tấn công. Sau đó chúng tôi bị găm xuống bởi khẩu súng máy đó và bọn bắn tỉa. Tham mưu trưởng trung đoàn Aleksei Kitaev bên cạnh tôi. Ông ấy có một cái mũ với giải băng sáng. Chúng bắn ông ngay từ đầu. Ông ấy xanh lại và ngã xuống. Chúng tôi đã được lệnh là phải rút hết thương binh ra trước khi bắn. Tôi bò đến một anh lính bị thương, anh ấy bị thương vào bụng. Tôi nâng anh ấy dậy, nhưng ngay lập tức ruột anh ấy lại đùn ra. Tôi chẳng biết làm gì với chúng, vì thế tôi nói ?o Tôi sẽ gọi lính cứu thương.? Và bò đến thương binh khác vì chẳng thể làm gì giúp anh ấy. Và trời thì quá nóng! Anh ấy đã xám dần. Sau này, khi gặp nhau, Zina Gavrilova nói với tôi: ?Tôi bò đến một người bị thương, ruột anh ấy đùn ra. Anh ấy tóm lấy tay tớ và cứng lại. Tớ nghĩ đã không thể lôi tay mình ra. Và anh ấy nói : một người đã bỏ đi, người khác cũng không thể nâng tôi dậy. Anh ấy chết, và tớ bò tới người khác, anh ta cũng chết.? Chúng tôi vượt sang bờ bên kia. Trung đoàn Verdiukov đang đánh nhừ tử một thằng lính Đức trẻ to lớn. Chúng tôi hỏi : ?o Sao ông lại đánh nó ? ?o Ông ấy trả lời: ?o Nó là hàng xóm của tôi, nó là một thàng lính Vlasov.? Ông ấy giết hắn. Fedorova bị thương, Irina Gracheva bị thương -- nhiều cô gái khác nữa, tôi quên mất tên của họ. Vài người chúng tôi còn sống sót. Marusia Guliakina lại bị thương. Tôi bị sức ép đạn pháo, nhưng tôi không cần đến bác sĩ, bởi vì máu có ở khắp nơi, quần áo tôi thủng lỗ chỗ, tôi gần như điếc. Tôi nghĩ: ?o Sao mình phải cần, người ta có thể làm được gì cho mình ? Bao nhiêu người bị cụt chân, cụt tay, máu me đầy người, sao mình lại phải đi đến bác sĩ ? ?o Và tôi chẳng đi đâu cả.
    Sau đó chúng tôi di chuyển, tới đường lãnh thổ Ba Lan, và chúng tôi nhận thấy mình không phải nằm trong vòng vây, nhưng sắp bị bao vây. Chúng tôi lặng lẽ tránh vòng vây đó. Chúng tôi buộc cuốc xẻng, đồ hộp sắt tây, lại để chúng không phát ra tiếng động. Chúng tôi thoát khỏi vòng vây, và chuyển đến mặt trận Leningrad. Tôi không thể nói cho ông biết bao nhiêu km, nhưng chúng tôi hành quân rất lâu. Máy bay Đức bỏ bom, một trận không chiến ngay trên chúng tôi. Mảnh đạn rơi từ trên không trung xuống!
    Chẳng có nơi nào để ngủ, chúng tôi ngủ trên mặt đất. Và giường là - Marusia và tôi trải áo bông bên dưới. Mọi người đông cứng lại. Một người chơi đàn ắc-coc nói ?o Sao các cậu không nhẩy đi cho ấm.?
    Một lần chúng tôi tìm thấy vài ngôi nhà, nó hoàn toàn trống rỗng. Mọi người ngay lập tức nằm xuống, nhưng không còn chỗ nào cho tôi. Có một cái máng đất nhỏ dùng để cắt bắp cải. Tôi lựa chọn, hoặc bên ngoài, hoặc trên tầng 2 hay là cái máng đó. Tôi nằm vào cái máng : Tôi nhỏ người ( cao 157cm ) và còm nhom. Nó bất tiện kinh khủng.Tôi duỗi chân ra, có ai đó đẩy nó lại, duỗi tay ra, ai đó lại đẩy nó lại. Giấc ngủ không thể đến được, nhưng tôi rất muốn ngủ. Buổi sáng có ai rời đi, vì thế tôi nhao ngay vào chỗ đó. Ngủ được một lát và sau đó chúng tôi phải dậy.
    Chúng tôi tới biển Baltic. Có một cái tàu đang cháy. Nó cháy rất lâu. Nó là một cái tàu Đức. Quân Đức phòng thủ dọc theo biển Baltic. Chúng tôi thì ở đây, có một vùng vành đai trắng. Sau đó chúng tôi tấn công, lính của đại đội bị kỷ luật đi trước. Xác của họ đầy cánh đồng. Khi gó thổi từ cánh đồng, bạn không thể thở nổi. Sau đó chúng tôi tấn công Koenigsberg và chiếm nó. Rồi chúng tôi phòng ngự. Chúng tôi không tham gia vào trận đánh ở đó, chỉ phòng ngự thôi. Chiến sĩ bắn tỉa nói chúng là chỉ tham gia phòng thủ. Cho đến cuối chiến tranh, họ không lấy chúng tôi đi nữa.
    Sau đó chiến tranh kết thúc, tù binh Đức đi bộ theo hàng nhiều ngày. Trong khi chúng tôi ở trong hào, chúng tôi chẳng làm gì cả. Chúng tôi cho họ ăn. Tù binh đi bộ nhiều ngày trời. Tôi chẳng biết là bao nhiêu ngày nữa. Về sau họ chuyển chúng tôi vào rừng, có một trại huấn luyện ở đó. Chúng tôi không phải làm gì cả, vì thể họ bắt chúng tôi làm các lối đi với lề đường nhỏ, cho nên chúng tôi bận bịu trong những ngày đó.
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    A.D. Chị được dạy gì ở trường ?
    Họ dạy chúng tôi chiến thuật, cách bắn, cách ngụy trang. Cũng như là đạn đạo học, học xem đạn bay như thế nào. Nó bay chỗ này, nó trúng chỗ này - tôi đã quên sạch mọi thứ.
    A.D. Các cặp lính bắn tỉa được hình thành tại trường?
    Tại trường. Khi ra quân, Marusia Chikhvintseva và tôi đứng cạnh nhau, vì thế chúng tôi vẫn cùng hội.
    A.D. Và các cô được đào tạo thành cặp ? Vâng.
    A.D. Như thế dường như là toàn bộ nhóm đều được gửi đến một nơi ở mặt trận ?
    Không. Rất nhiều người đã tốt nghiệp, tôi không thể nói chính xác là bao nhiêu, nhưng họ gửi chúng tôi tới tất cả các mặt trận.
    A.D. Nhưng nhóm của cô đã thì không thay đổi ? Các cô có 6 cặp đúng không ?
    Chúng tôi có 12 người, 6 cặp. Đồng thời. Một nhóm thường có 10 người, nhưng chúng tôi thì nhiều hơn.
    A.D. Cô đã giết được tổng số bao nhiêu tên Đức ?
    Tôi không nhớ, lính Đức bị giết trong các trận đánh thì không tính được, chỉ có khi phòng ngự thì mới tính.
    A.D. Các cô tính số bị giết như thế nào ?
    Chỉ huy tại hào nơi chúng tôi ở đó sẽ ghi chú lại. Và chúng tôi sẽ quay về với nó.
    A.D. Thế thì không rõ ràng, giả sử cô chỉ bắn bị thương thôi ?
    Vâng, có thể như thế, nhưng chúng tôi tính là đã giết được.
    A.D. Như thế nếu tên lính ngã, nghĩa là hắn đã chết ?
    Vâng. Làm sao kiểm tra được ?
    A.D. Thông thường cô bắn từ khoảng cách bao nhiêu ?
    Ở trường hay ở mặt trận ?
    A.D. Ở mặt trận.
    1200 mét và 200 mét. Phòng tuyến hai bên gần nhau. Một lần bọn Đức tấn công sang hào chúng tôi và bắt vài cô gái làm tù binh, và giết họ ở đó. Chúng giết Klava Monakhova. Chỉ một người lính còn sống, có một cái hầm bị bỏ rơi, nó đơn giản là một cái hố trong lòng đất với một miếng đất phủ tuyết ở trên, anh ấy ẩn náu ở đó. Bọn Đức giữ một ngày, vì thế anh ấy ở đó một ngày.
    A.D. Khoảng cách bắn chuẩn là bao nhiêu ? Hay khoảng cách tối ưu ?
    Ồ, nói thế nào bây giờ nhỉ. Khẩu súng có thể bắn thẳng 2km. Nhưng bạn chỉ có thể quan sát đến 800 mét. Ở trường chúng tôi bắn ở khoảng cách 200 và 300 mét. Có cả những bài tập bắn mục tiêu đêm. Nhiều kiểu bắn khác nhau.
    A.D. Thậm chí cả ban đêm ?
    Ngay cả ban đêm. Có gì khác đâu ?
    A.D. Cô đã bắn đêm ở mặt trận lần nào chưa ?
    Chưa.
    A.D. Và dưới ánh trăng ?
    Cũng không. Ngay lúc rạng đông chúng tôi đã đi tới vị trí, và ngay khi trời tối chúng tôi trở về. Chúng tôi không đứng ở trong chiến hào mà ở vị trí chỉ huy của trung đoàn trưởng.
    A.D. Cô bắn bao nhiêu phát đạn từ cùng một vị trí ?
    Một. Bạn không thể bắn hai phát.
    A.D. Nếu không bạn sẽ bị giết ?
    Tất nhiên!
    A.D. Như thế, thực tế là chỉ một phát một ngày ?
    Vâng, nếu như bạn giết được, nếu không thì bạn có lẽ chẳng có đến một.
    A.D. Và người bắn cặp luôn luôn ở bên cạnh người kia ?
    Vâng, cách một sải tay. Luôn luôn cùng nhau. Ai đó có thể rời vị trí phòng thủ, còn chúng tôi thì không. Tại sao lại như thế ? Bởi vì các bãi mìn phải được dọn sạch và điều đó rất khó khăn và nguy hiểm cho bên công binh. Rồi thì, chúng tôi lại đứng như bộ đội vào ban ngày, trong khi bộ đội nghỉ ngơi. Có 50 người trong một hào. Mười người trong số họ, không hơn, đứng canh vào ban đêm.
    A.D. Có những tiền đồn không ?
    Có.
    A.D. Như thế cô bắn từ hào của tiền đồn ?
    Vâng.
    A.D. Và như thế thì những người mà cô giết trong cuộc tấn công không được tính ?
    Không. Chúng tôi thậm chí còn không được tham gia tấn công. Nhưng chúng tôi vẫn tham gia.
    A.D. Có cách nào giải quyết với tên lính bắn tỉa giết người bắn cặp với mình không ?
    Giải quyết hắn bằng cách nào ? Cuộc tấn công xẩy ra ngay sau đó. Chúng tôi chôn cô ấy và sau đó cuộc tấn công bắt đầu. Có thể chúng tôi giải quyết hắn, nhưng chúng tôi có những mối quan tâm khác. Tôi rất khó chịu, nó quá khó với tôi.
    A.D. Còn gì là điểm quan trọng, bên cạnh phát bắn xuất sắc, để đạt được thành công ?
    Ngụy trang! Bạn phải ẩn nấp thật tốt. Họ đã thực sự ép chúng tôi tại trường vì điều đó. Đôi khi bạn ngồi, nhưng toàn thân bạn có thể bị nhìn thấy. Bạn phải ngụy trang sao cho bạn không thể bị nhìn thấy. Hòa vào môi trường xung quanh. Khi chúng tôi tới vùng có tuyết, họ cấp cho chúng tôi áo liền quần ngụy trang đặc biệt.
    A.D. Thế vào mùa hè ? Ngụy trang có thay đổi không ?
    Ngụy trang màu xanh lá cây. Có loại không có rằn ri. Họ cấp cho chúng tôi quần xanh lá cây, áo chẽn xanh lá cây. Chúng tôi luôn luôn mặc quần, không mặc váy. Quần mùa hè cho mùa hè, còn mùa đông có quần mùa đông.
    A.D. Cô có xài ống nhòm không ?
    Không, chỉ dùng ống ngắm.
    A.D. Nhưng ống ngắm không có thị trường ngắm tốt ?
    Bạn có thể nhìn trong vòng 800 mét rất tốt. Bạn sẽ ngồi đó không nhúc nhích, vì nếu bạn nhúc nhích, bạn sẽ bị chộp ngay. Một người bắn tỉa sẽ nằm yên lặng và quan sát với khoảng cách 2 km chiều dài, 800 mét rộng. Anh ta sẽ phải theo dõi mọi thứ. Khi mệt, tôi sẽ nói "Marusia, Tôi xong rồi," -- cô ấy sẽ bắt đầu quan sát. Bởi vì nhiệm vụ của những người bắn tỉa là hạ bọn chỉ huy địch, các ụ súng máy, liên lạc viên ở khu vực xung quanh. Người bắn tỉa đồng thời cũng là mục tiêu. Lính thì không cần thiết, đa số mục tiêu là sĩ quan và chỉ huy. Bạn sẽ bắn một phát, thu súng và nằm đó. Bạn phải chờ cho đến khi người bắn cặp của bạn nổ súng. Đến khi trời tối, chúng tôi rời vị trí. Ban ngày chúng tôi đi lòng vòng kiếm một chỗ tốt để nằm chờ. Đôi khi chọn một chỗ ngay trước hào của chúng tôi. Sau khi chọn được chỗ, chuẩn bị chỗ cho đến khi trời tối. Sau đó chúng tôi nằm đó không động đậy cho đến tối hôm sau bởi vì bạn không thể bò đi khi trời sáng. Nếu có tấn công, đó lại là chuyện khác, thì bạn phải dậy và chạy. Nếu không, bạn sẽ nằm lại đó luôn.
    A.D. Cô có lựu đạn không ?
    Có. Chúng tôi đeo hai quả ở thắt lưng. Một cho lũ phát xít, một cho chính mình, như thế bạn không bao giờ để lũ phát xít bắt được. Điều đó là cần thiết.
    A.D. Cô đã bao giờ bắn khi có gió tạt ngang chưa ?
    Có, chúng tôi đã được dậy để làm thế. Cũng như là bắn mục tiêu di động. Hoàn toàn khác. Một số bắn, số khác thì bắn vây những mục tiêu di động đó. Ở trường, có một cái hào tốt và một cái nhỏ. Chúa cứu vớt những ai phải ở đó, bạn sẽ mất cả ngày trong tuyết. Sau khi bạn trở về, bạn sẽ thực sự phải giằng xà cạp khỏi chân bạn. Chân ai cũng đau.
    A.D. Bởi vì cô phải nằm trong tuyết ?
    Vâng. Ở mặt trận chúng tôi cũng nằm trên đầm lầy. Gần Leningrad, chỉ toàn là đầm lầy. Nếu một con ngựa đi qua, đầy nước ở dưới móng. Bạn tắm giặt ở đó, thậm chí uống nước từ dấu móng ngựa.
    A.D. Cô có một khẩu Mosin thông thường ?
    Vâng, một khẩu 3 lai ( 1 lai = 1/10 in, 3 lai = 7.62 mm - O.S ) với lưỡi lê. Một khẩu thông thường. Luôn luôn với lưỡi lê và ống ngắm.
    A.D. Tại sao lại cần lưỡi lê?
    Chỉ nếu bạn tham gia vào cuộc tấn công. Một dụng cụ đào hào, một bát sắt, hai lựu đạn, đạn, trang bị cứu thương.
    A.D. Mục tiêu xa nhất mà cô hạ là cái gì ?
    Gần sông Dnieper, một tên lính súng máy và một tên bắn tỉa.
    A.D. Với khoảng cách bao xa ?
    Ngang qua cánh đồng, chủng ngồi trong một nhà kho. Chắc khoảng 1km, nếu không hơn. Một mục tiêu có thể bị hạ ở khoảng cách 2 km.
    A.D. Các cô là thuộc trung đoàn ? Nhóm bắn tỉa thuộc về trung đoàn ?
    Theo trung đoàn. Chúng tôi được cấp một cái hào. Đó là nơi chúng tôi đi khi cuộc tấn công bắt đầu. Một nơi được chỉ định.
    A.D. Cảm giác ở đó thế nào ? Nếu cô không thể giữ một vị trí?
    Có rất nhiều chỗ ở đó. Hào của chúng tôi dài 500 mét, mà chúng tôi chỉ có hai người.
    A.D. Cô có bao giờ chuyển từ trung đoàn này sang trung đoàn khác ? Hay không có trường hợp đó ? Luôn luôn ở một trung đoàn thôi ?
    Có chứ. Đầu tiên tất cả chúng tôi về một trung đoàn, trung đoàn 52, hơn 30 chiến sĩ bắn tỉa. Sau đó, 12 người ở lại trung đoàn 52, 12 người sang trung đoàn 54 và 12 thì ở trung đoàn 56. Chúng tôi được chia thành các đội bắn tỉa.
    A.D. Chiến sĩ bắn tỉa ở trung đội bộ binh là một phần của cơ cấu ?
    Ông biết không, chỉ một người tại mặt trận Leningrad ở Koenigsberg, tôi nhớ anh ấy -- Aleksei (tôi không nhớ họ của anh ấy). Khi chúng tôi được chuyển đến đó, chỉ mình anh ấy ở đó. À không có một người Georgian ( Grudia ) và một người khác, hình như từ Smolensk? Có bốn người đàn ông ở Leningrad.
    A.D. Họ là những người bắn tỉa cố định của trung đoàn ?
    Vâng, họ tự học.
    A.D. Mối quan hê của các cô với dân địa phương thế nào ?
    Sau khi chúng tôi băng qua sông Nieman, bọn con gái chúng tôi đi bộ. Có một đôi vợ chồng đi về phía chúng tôi, nhìn đằng sau trông họ già, nhưng bây giờ tôi có thể nói là trẻ, khoảng 50, họ mang theo sữa. Rồi họ làm điệu bộ uống với chúng tôi. Các cô gái từ chối, điều gì xẩy ra nếu như nó bị bỏ thuốc độc ? Tôi cảm thấy bối rối vì chúng tôi đã từ chối, họ mời chúng tôi với tất cả tấm lòng. Vì thế tôi nói: ?oTôi sẽ uống.? Và tôi uống, chẳng có vấn đề gì cả. Ở Koenigsberg chúng tôi được mời, họ bầy một cái bàn đẹp để thết đã chúng tôi. Sau đó chúng tôi lại được mời, ăn quả việt quất với sữa.
    A.D. Cô có lấy chiến lợi phẩm không ?
    Tôi có thể nói cho ông về chiến lợi phẩm. Gần Smolensk, bạn có thể ra ngoài vào ban đêm, ở đó đầy mùi tro và chỉ còn chơ vơ các cột ống khói. Ban ngày thì rất nóng vào tháng 7. Nếu như có các mảnh giẻ nằm đâu đó, chúng tôi sẽ tháo ủng, vứt hết xà cạp đầy mồ hôi, lấy những mảnh giẻ xài được quấn vào và đi. Rất khó mang theo những thứ chúng tôi có, chúng tôi chỉ toàn đi bộ , chiến lợi phẩm nào ? Đôi khi cánh trinh sát cho chúng tôi sô cô la. Khong những chỉ cho, một lần họ còn bầy đầy một bàn các loại sô cô la. Họ lấy nó từ một các kho sự trữ nào đó và mời chúng tôi. Rôi chúng tôi ngốn ngấu đống sô cô la đó.
    - Antonina Aleksandrovna Kotliarova. Trong suốt chiến tranh, chỉ một lần lần tôi nhận được một bưu kiện. Một người lái đầu máy xe lửa nào đó gửi cho riêng tôi. Chỉ huy lấy đi rượu và đưa tôi phần còn lại. Họ lấy đi vodka từ tất cả các bưu kiện, và trả phần còn lại là thực phẩm cho các cô gái.
    A.D. Có bất cứ một dấu hiệu, điềm báo trước nào ở mặt trận không ?
    Marusia Chikhvintseva của tôi có điềm báo trước. Cô ấy đã không muốn canh gác hôm đó.? Tớ không muốn, tớ không thể đi hôm nay.? Nhưng cô ấy đã không tới gặp chỉ huy để xin ông ấy đừng cử đi. Và cô ấy bị giết. Bây giờ tôi sống vì cô ấy.
    Người phỏng vấn:Artem Drabkin
    Dịch từ Nga sang Anh: Oleg Sheremet
    Dịch từ Anh sang Việt : NTA.
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    A.D. Chị được dạy gì ở trường ?
    Họ dạy chúng tôi chiến thuật, cách bắn, cách ngụy trang. Cũng như là đạn đạo học, học xem đạn bay như thế nào. Nó bay chỗ này, nó trúng chỗ này - tôi đã quên sạch mọi thứ.
    A.D. Các cặp lính bắn tỉa được hình thành tại trường?
    Tại trường. Khi ra quân, Marusia Chikhvintseva và tôi đứng cạnh nhau, vì thế chúng tôi vẫn cùng hội.
    A.D. Và các cô được đào tạo thành cặp ? Vâng.
    A.D. Như thế dường như là toàn bộ nhóm đều được gửi đến một nơi ở mặt trận ?
    Không. Rất nhiều người đã tốt nghiệp, tôi không thể nói chính xác là bao nhiêu, nhưng họ gửi chúng tôi tới tất cả các mặt trận.
    A.D. Nhưng nhóm của cô đã thì không thay đổi ? Các cô có 6 cặp đúng không ?
    Chúng tôi có 12 người, 6 cặp. Đồng thời. Một nhóm thường có 10 người, nhưng chúng tôi thì nhiều hơn.
    A.D. Cô đã giết được tổng số bao nhiêu tên Đức ?
    Tôi không nhớ, lính Đức bị giết trong các trận đánh thì không tính được, chỉ có khi phòng ngự thì mới tính.
    A.D. Các cô tính số bị giết như thế nào ?
    Chỉ huy tại hào nơi chúng tôi ở đó sẽ ghi chú lại. Và chúng tôi sẽ quay về với nó.
    A.D. Thế thì không rõ ràng, giả sử cô chỉ bắn bị thương thôi ?
    Vâng, có thể như thế, nhưng chúng tôi tính là đã giết được.
    A.D. Như thế nếu tên lính ngã, nghĩa là hắn đã chết ?
    Vâng. Làm sao kiểm tra được ?
    A.D. Thông thường cô bắn từ khoảng cách bao nhiêu ?
    Ở trường hay ở mặt trận ?
    A.D. Ở mặt trận.
    1200 mét và 200 mét. Phòng tuyến hai bên gần nhau. Một lần bọn Đức tấn công sang hào chúng tôi và bắt vài cô gái làm tù binh, và giết họ ở đó. Chúng giết Klava Monakhova. Chỉ một người lính còn sống, có một cái hầm bị bỏ rơi, nó đơn giản là một cái hố trong lòng đất với một miếng đất phủ tuyết ở trên, anh ấy ẩn náu ở đó. Bọn Đức giữ một ngày, vì thế anh ấy ở đó một ngày.
    A.D. Khoảng cách bắn chuẩn là bao nhiêu ? Hay khoảng cách tối ưu ?
    Ồ, nói thế nào bây giờ nhỉ. Khẩu súng có thể bắn thẳng 2km. Nhưng bạn chỉ có thể quan sát đến 800 mét. Ở trường chúng tôi bắn ở khoảng cách 200 và 300 mét. Có cả những bài tập bắn mục tiêu đêm. Nhiều kiểu bắn khác nhau.
    A.D. Thậm chí cả ban đêm ?
    Ngay cả ban đêm. Có gì khác đâu ?
    A.D. Cô đã bắn đêm ở mặt trận lần nào chưa ?
    Chưa.
    A.D. Và dưới ánh trăng ?
    Cũng không. Ngay lúc rạng đông chúng tôi đã đi tới vị trí, và ngay khi trời tối chúng tôi trở về. Chúng tôi không đứng ở trong chiến hào mà ở vị trí chỉ huy của trung đoàn trưởng.
    A.D. Cô bắn bao nhiêu phát đạn từ cùng một vị trí ?
    Một. Bạn không thể bắn hai phát.
    A.D. Nếu không bạn sẽ bị giết ?
    Tất nhiên!
    A.D. Như thế, thực tế là chỉ một phát một ngày ?
    Vâng, nếu như bạn giết được, nếu không thì bạn có lẽ chẳng có đến một.
    A.D. Và người bắn cặp luôn luôn ở bên cạnh người kia ?
    Vâng, cách một sải tay. Luôn luôn cùng nhau. Ai đó có thể rời vị trí phòng thủ, còn chúng tôi thì không. Tại sao lại như thế ? Bởi vì các bãi mìn phải được dọn sạch và điều đó rất khó khăn và nguy hiểm cho bên công binh. Rồi thì, chúng tôi lại đứng như bộ đội vào ban ngày, trong khi bộ đội nghỉ ngơi. Có 50 người trong một hào. Mười người trong số họ, không hơn, đứng canh vào ban đêm.
    A.D. Có những tiền đồn không ?
    Có.
    A.D. Như thế cô bắn từ hào của tiền đồn ?
    Vâng.
    A.D. Và như thế thì những người mà cô giết trong cuộc tấn công không được tính ?
    Không. Chúng tôi thậm chí còn không được tham gia tấn công. Nhưng chúng tôi vẫn tham gia.
    A.D. Có cách nào giải quyết với tên lính bắn tỉa giết người bắn cặp với mình không ?
    Giải quyết hắn bằng cách nào ? Cuộc tấn công xẩy ra ngay sau đó. Chúng tôi chôn cô ấy và sau đó cuộc tấn công bắt đầu. Có thể chúng tôi giải quyết hắn, nhưng chúng tôi có những mối quan tâm khác. Tôi rất khó chịu, nó quá khó với tôi.
    A.D. Còn gì là điểm quan trọng, bên cạnh phát bắn xuất sắc, để đạt được thành công ?
    Ngụy trang! Bạn phải ẩn nấp thật tốt. Họ đã thực sự ép chúng tôi tại trường vì điều đó. Đôi khi bạn ngồi, nhưng toàn thân bạn có thể bị nhìn thấy. Bạn phải ngụy trang sao cho bạn không thể bị nhìn thấy. Hòa vào môi trường xung quanh. Khi chúng tôi tới vùng có tuyết, họ cấp cho chúng tôi áo liền quần ngụy trang đặc biệt.
    A.D. Thế vào mùa hè ? Ngụy trang có thay đổi không ?
    Ngụy trang màu xanh lá cây. Có loại không có rằn ri. Họ cấp cho chúng tôi quần xanh lá cây, áo chẽn xanh lá cây. Chúng tôi luôn luôn mặc quần, không mặc váy. Quần mùa hè cho mùa hè, còn mùa đông có quần mùa đông.
    A.D. Cô có xài ống nhòm không ?
    Không, chỉ dùng ống ngắm.
    A.D. Nhưng ống ngắm không có thị trường ngắm tốt ?
    Bạn có thể nhìn trong vòng 800 mét rất tốt. Bạn sẽ ngồi đó không nhúc nhích, vì nếu bạn nhúc nhích, bạn sẽ bị chộp ngay. Một người bắn tỉa sẽ nằm yên lặng và quan sát với khoảng cách 2 km chiều dài, 800 mét rộng. Anh ta sẽ phải theo dõi mọi thứ. Khi mệt, tôi sẽ nói "Marusia, Tôi xong rồi," -- cô ấy sẽ bắt đầu quan sát. Bởi vì nhiệm vụ của những người bắn tỉa là hạ bọn chỉ huy địch, các ụ súng máy, liên lạc viên ở khu vực xung quanh. Người bắn tỉa đồng thời cũng là mục tiêu. Lính thì không cần thiết, đa số mục tiêu là sĩ quan và chỉ huy. Bạn sẽ bắn một phát, thu súng và nằm đó. Bạn phải chờ cho đến khi người bắn cặp của bạn nổ súng. Đến khi trời tối, chúng tôi rời vị trí. Ban ngày chúng tôi đi lòng vòng kiếm một chỗ tốt để nằm chờ. Đôi khi chọn một chỗ ngay trước hào của chúng tôi. Sau khi chọn được chỗ, chuẩn bị chỗ cho đến khi trời tối. Sau đó chúng tôi nằm đó không động đậy cho đến tối hôm sau bởi vì bạn không thể bò đi khi trời sáng. Nếu có tấn công, đó lại là chuyện khác, thì bạn phải dậy và chạy. Nếu không, bạn sẽ nằm lại đó luôn.
    A.D. Cô có lựu đạn không ?
    Có. Chúng tôi đeo hai quả ở thắt lưng. Một cho lũ phát xít, một cho chính mình, như thế bạn không bao giờ để lũ phát xít bắt được. Điều đó là cần thiết.
    A.D. Cô đã bao giờ bắn khi có gió tạt ngang chưa ?
    Có, chúng tôi đã được dậy để làm thế. Cũng như là bắn mục tiêu di động. Hoàn toàn khác. Một số bắn, số khác thì bắn vây những mục tiêu di động đó. Ở trường, có một cái hào tốt và một cái nhỏ. Chúa cứu vớt những ai phải ở đó, bạn sẽ mất cả ngày trong tuyết. Sau khi bạn trở về, bạn sẽ thực sự phải giằng xà cạp khỏi chân bạn. Chân ai cũng đau.
    A.D. Bởi vì cô phải nằm trong tuyết ?
    Vâng. Ở mặt trận chúng tôi cũng nằm trên đầm lầy. Gần Leningrad, chỉ toàn là đầm lầy. Nếu một con ngựa đi qua, đầy nước ở dưới móng. Bạn tắm giặt ở đó, thậm chí uống nước từ dấu móng ngựa.
    A.D. Cô có một khẩu Mosin thông thường ?
    Vâng, một khẩu 3 lai ( 1 lai = 1/10 in, 3 lai = 7.62 mm - O.S ) với lưỡi lê. Một khẩu thông thường. Luôn luôn với lưỡi lê và ống ngắm.
    A.D. Tại sao lại cần lưỡi lê?
    Chỉ nếu bạn tham gia vào cuộc tấn công. Một dụng cụ đào hào, một bát sắt, hai lựu đạn, đạn, trang bị cứu thương.
    A.D. Mục tiêu xa nhất mà cô hạ là cái gì ?
    Gần sông Dnieper, một tên lính súng máy và một tên bắn tỉa.
    A.D. Với khoảng cách bao xa ?
    Ngang qua cánh đồng, chủng ngồi trong một nhà kho. Chắc khoảng 1km, nếu không hơn. Một mục tiêu có thể bị hạ ở khoảng cách 2 km.
    A.D. Các cô là thuộc trung đoàn ? Nhóm bắn tỉa thuộc về trung đoàn ?
    Theo trung đoàn. Chúng tôi được cấp một cái hào. Đó là nơi chúng tôi đi khi cuộc tấn công bắt đầu. Một nơi được chỉ định.
    A.D. Cảm giác ở đó thế nào ? Nếu cô không thể giữ một vị trí?
    Có rất nhiều chỗ ở đó. Hào của chúng tôi dài 500 mét, mà chúng tôi chỉ có hai người.
    A.D. Cô có bao giờ chuyển từ trung đoàn này sang trung đoàn khác ? Hay không có trường hợp đó ? Luôn luôn ở một trung đoàn thôi ?
    Có chứ. Đầu tiên tất cả chúng tôi về một trung đoàn, trung đoàn 52, hơn 30 chiến sĩ bắn tỉa. Sau đó, 12 người ở lại trung đoàn 52, 12 người sang trung đoàn 54 và 12 thì ở trung đoàn 56. Chúng tôi được chia thành các đội bắn tỉa.
    A.D. Chiến sĩ bắn tỉa ở trung đội bộ binh là một phần của cơ cấu ?
    Ông biết không, chỉ một người tại mặt trận Leningrad ở Koenigsberg, tôi nhớ anh ấy -- Aleksei (tôi không nhớ họ của anh ấy). Khi chúng tôi được chuyển đến đó, chỉ mình anh ấy ở đó. À không có một người Georgian ( Grudia ) và một người khác, hình như từ Smolensk? Có bốn người đàn ông ở Leningrad.
    A.D. Họ là những người bắn tỉa cố định của trung đoàn ?
    Vâng, họ tự học.
    A.D. Mối quan hê của các cô với dân địa phương thế nào ?
    Sau khi chúng tôi băng qua sông Nieman, bọn con gái chúng tôi đi bộ. Có một đôi vợ chồng đi về phía chúng tôi, nhìn đằng sau trông họ già, nhưng bây giờ tôi có thể nói là trẻ, khoảng 50, họ mang theo sữa. Rồi họ làm điệu bộ uống với chúng tôi. Các cô gái từ chối, điều gì xẩy ra nếu như nó bị bỏ thuốc độc ? Tôi cảm thấy bối rối vì chúng tôi đã từ chối, họ mời chúng tôi với tất cả tấm lòng. Vì thế tôi nói: ?oTôi sẽ uống.? Và tôi uống, chẳng có vấn đề gì cả. Ở Koenigsberg chúng tôi được mời, họ bầy một cái bàn đẹp để thết đã chúng tôi. Sau đó chúng tôi lại được mời, ăn quả việt quất với sữa.
    A.D. Cô có lấy chiến lợi phẩm không ?
    Tôi có thể nói cho ông về chiến lợi phẩm. Gần Smolensk, bạn có thể ra ngoài vào ban đêm, ở đó đầy mùi tro và chỉ còn chơ vơ các cột ống khói. Ban ngày thì rất nóng vào tháng 7. Nếu như có các mảnh giẻ nằm đâu đó, chúng tôi sẽ tháo ủng, vứt hết xà cạp đầy mồ hôi, lấy những mảnh giẻ xài được quấn vào và đi. Rất khó mang theo những thứ chúng tôi có, chúng tôi chỉ toàn đi bộ , chiến lợi phẩm nào ? Đôi khi cánh trinh sát cho chúng tôi sô cô la. Khong những chỉ cho, một lần họ còn bầy đầy một bàn các loại sô cô la. Họ lấy nó từ một các kho sự trữ nào đó và mời chúng tôi. Rôi chúng tôi ngốn ngấu đống sô cô la đó.
    - Antonina Aleksandrovna Kotliarova. Trong suốt chiến tranh, chỉ một lần lần tôi nhận được một bưu kiện. Một người lái đầu máy xe lửa nào đó gửi cho riêng tôi. Chỉ huy lấy đi rượu và đưa tôi phần còn lại. Họ lấy đi vodka từ tất cả các bưu kiện, và trả phần còn lại là thực phẩm cho các cô gái.
    A.D. Có bất cứ một dấu hiệu, điềm báo trước nào ở mặt trận không ?
    Marusia Chikhvintseva của tôi có điềm báo trước. Cô ấy đã không muốn canh gác hôm đó.? Tớ không muốn, tớ không thể đi hôm nay.? Nhưng cô ấy đã không tới gặp chỉ huy để xin ông ấy đừng cử đi. Và cô ấy bị giết. Bây giờ tôi sống vì cô ấy.
    Người phỏng vấn:Artem Drabkin
    Dịch từ Nga sang Anh: Oleg Sheremet
    Dịch từ Anh sang Việt : NTA.
  6. ttkk1978

    ttkk1978 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2004
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Topic cù?a càc bàn thẶt là? tuyẶt vơ?i. TĂi luĂn ngươfng mẶ cuẶc chiẮn tranh vẶ quẮc cù?a nhĂn dĂn XĂ ViẮt. Nhưfng tàc phĂ?m vfn hòc, phim cù?a LiĂn XĂ vĂ? 'Ă? tà?i nà?y luĂn cuẮn hùt tĂi. HĂm nay mới 'ược 'òc cài nà?y cù?a càc bàn, tĂi lài 'ược thĂm mẶt cài nhì?n chĂn thực vĂ? cuẶc chiẮn vìf 'ài nà?y.
    Thanks!
  7. ttkk1978

    ttkk1978 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2004
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Topic cù?a càc bàn thẶt là? tuyẶt vơ?i. TĂi luĂn ngươfng mẶ cuẶc chiẮn tranh vẶ quẮc cù?a nhĂn dĂn XĂ ViẮt. Nhưfng tàc phĂ?m vfn hòc, phim cù?a LiĂn XĂ vĂ? 'Ă? tà?i nà?y luĂn cuẮn hùt tĂi. HĂm nay mới 'ược 'òc cài nà?y cù?a càc bàn, tĂi lài 'ược thĂm mẶt cài nhì?n chĂn thực vĂ? cuẶc chiẮn vìf 'ài nà?y.
    Thanks!
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Aleksandr Alekseevich Goncharov
    17.12.1918 - 14.12.2000
    Lý lịch quân sự trích đoạn :
    Trung đoàn lựu pháo 330 Học viên 10.1938-9.1939
    Trung đoàn lựu pháo 330 Trung đội phó trung đội hiệu chỉnh 9.1939-7.1941*
    Lữ đoàn chống tăng số 1 Bộ binh 7.1941*-10.1941
    Trung đoàn bộ binh 188 Bộ binh 9.1943-10.1943
    Trung đoàn xe tải số 12 Trung đội trưởng trung đội huấn luyện 10.1943-5.1945
    Trung đoàn xe tải số 15 Hạ sĩ nhất đại đội xe tải 5.1945-6.1946
    * Hồ sơ quân đội ghi tháng 6-1941, nhưng theo tư liệu phát hành năm 1964, phù hợp với hồi ức của A. A. Goncharov là vào tháng 6 đơn vị của ông được trang bị lựu pháo 203mm: hồ sơ quân đội đã có sai sót.

    Học viên Aleksandr Goncharov, vùng Zhitomir. 1939.
    Uỷ ban quân sự Dzerzhinski thành phố Baku triệu tập tôi vào Hồng quân vào tháng 10-1938. Ban đầu tôi được bố trí làm học viên trường Pháo binh, và tháng 9-1939 tôi trở thành trung đội phó trung đội hiệu chỉnh (fire direction platoon). Vì nhiệm vụ của trung đội bao gồm cả sửa chữa và điều chỉnh cho pháo bắn, nên đôi khi chúng tôi được gọi là "trung đội trinh sát và hiệu chỉnh". Nhưng thực tế chúng tôi không tham gia trinh sát và không bao giờ tới gần khu giới tuyến (no mand''s land). Chúng tôi tìm những vị trí quán sát tốt, ngụy trang cẩn thận và sử dụng thiết bị thông tin hướng dẫn, hiệu chỉnh cho pháo bắn. Đó là những gì người ta dạy chúng tôi ở trường Pháo binh. Thực thà mà nói, việc tính toán cũng tương đối phức tạp, bao gồm những công thức toán học và lượng giác.
    Thậm chí trước chiến tranh tôi đã tham gia đóng giữ miền tây Ukraine [Cuộc xâm chiếm miền Đông Ba Lan - James F. Gebhardt]. Một lần tôi được chính trị viên (politruck) [sĩ quan chính trị trong Hồng quân, tương đương thượng uý- V. Potapov] gọi đến để cùng lao động với người dân địa phương. Hình như đã có mệnh lệnh yêu cầu phải quan tâm đến việc tái định cư cho một bộ phận đặc biệt dân chúng ra khỏi khu vực này. Chính trị viên, tôi và nhiều binh lính có lập trường kiên định ("ideologically hardened") được cử đến để thiết lập kiểm soát tại địa phương. Chính trị viên của chúng tôi là một người không hề dễ chịu, học vấn thấp và rất trơ tráo. Tôi không ưa lắm những người cộng sản và luôn giữ một khoảng cách đối với họ. Nhưng bởi tôi được đánh giá tốt nên tôi đã bị động viên ngoài ý muốn. Tôi nhớ lại một lần nhận được thư của anh trai tôi. Không giống tôi, anh ấy là một đoàn viên Komsomol tích cực và là thành viên uỷ ban Komsomol thành phố Baku. Trong thư anh ấy rất sôi nổi và nhiệt thành khuyên bảo, hướng dẫn tôi về sự trong sạch và tinh thần yêu nước. Khi tôi đang ngồi đọc bức thư thì bất ngờ chính trị viên, đứng sau và đã đọc được một vài đoạn, giật lấy lá thư khỏi tay tôi. Tập hợp đơn vị lại, anh ta đọc to lá thư cho tất cả cùng nghe. Đương nhiên là tôi không hề thích chuyện này vì nó là một lá thư riêng.
    Về sau tôi có dịp phải xung đột với ?ocách thức? làm việc của anh ta và (do đó) tôi lại còn không ưa bọn họ hơn trước. Tôi nhớ lại một lần trong một ngôi nhà khi người ta đang trục xuất một người nông dân ba Lan khá giả. Do không biết chuyện gì đang xảy ra bên trong, tôi bước tới căn lều và ngay lập tức thấy chính trị viên, tay vung khẩu súng lục ổ quay Nagant Model-1895, đang chửi rủa và dí nó vào mặt người nông dân, đòi phải nộp vàng và tiền. Tôi lập tức dừng lại, quay đi và rời khỏi nơi đó, quên luôn cả việc chuyển bản báo cáo, lí do mà tôi phải đến đấy.
    Tôi cũng nhớ có lần chúng tôi đi hộ tống một nhóm dân chúng phải chuyển đi (để tái định cư). Họ chở theo những tài sản đơn giản trên xe ngựa, đột nhiên một trong những phụ nữ Ba Lan cất tiếng hát. Bài hát bằng tiếng Ba Lan và rất hay, nghe tựa như Anna German [Anna German là một trong những ca sĩ Xôviết nổi tiếng nhất thời kì đó- V. Potapov]. Tôi không biết cô ấy đang hát điều gì, nhưng nó như được cất lên từ đáy lòng, và tôi trông thấy mắt nhiều người Ba Lan rơi lệ.
    Tôi phải nếm mùi của thực tế chiến tranh ngay từ những ngày đầu, dưới tư cách là một quân nhân thường trực ở miền Tây Ukraine. Trung đoàn lựu pháo số 330 của chúng tôi đang bố trí ở Zhitomir và đang trong dịp đóng trại mùa hè. Vào đêm 22 tháng Sáu người ta đặt chúng tôi trong tình trạng báo động và nhanh chóng di tản chúng tôi ra khỏi doanh trại khi nó bị oanh tạc. Trinh sát Đức đã làm việc rất tốt, dường như họ có đầy đủ thông tin về vị trí của chúng tôi. Nhưng chúng tôi đã may mắn thu xếp di tản khẩn trương nên hầu như không bị thiệt hại. Chúng tôi được trang bị những khẩu lựu pháo 203mm trên giá đỡ tự hành, được kéo bởi một động cơ rất khoẻ.
    Chiến tranh bắt đầu với chúng tôi như thế đó.

    Hạ sĩ nhất A.A.Goncharov, 1943

    Trận đánh đầu tiên của chúng tôi diễn ra tương đối sớm ngay khi chiến tranh vừa bắt đầu. Chúng tôi đến một địa điểm đã được cấp trên lựa chọn, khẩn trương bố trí pháo, sau đó phát hiện một đơn vị xe tăng và bộ binh Đức đang hành quân. Chúng tôi bắn tập trung vào đó và làm tiêu tan cả một ngày của quân Đức. Lựu pháo 203mm là một vũ khí đầy uy lực ! Đạn pháo của chúng tôi bắn tung những tháp pháo xe tăng, thấy rõ ánh mắt đám bộ binh Đức thấp thoáng cùng những tiếng nổ, xác chúng văng xa hàng mét trong không trung. Nhìn chung, trận đánh đầu tiên phần thắng nghiêng về chúng tôi. Nó chứng tỏ sự huấn luyện và chuẩn bị tốt của đơn vị.
    Tuy nhiên, quân Đức tiến công rất hiệu quả nhờ những đơn vị cơ giới, chọc thủng những khu vực lớn. Tiếp tế đạn dược và nhiên liệu cho xe kéo của chúng tôi bị cắt đứt, và sau khi dự trữ trong tay đã cạn kiệt, chúng tôi phải nhanh chóng bỏ lại pháo và xe cộ, sau khi đã phá huỷ chúng.

    Không quân Đức không hề bị ngăn trở trong giai đoạn đầu của chiến tranh. Những cuộc không kích của Đức phá huỷ những sân bay mà chúng ta bố trí tập trung gần biên giới, do đó chúng tôi không hề được không quân yểm trợ. Máy bay ném bom của ta có lẽ được bố trí sâu hơn trong hậu phương, vì trong thời kì đầu, tôi thường xuyên thấy máy bay ném bom của ta bay không có tiêm kích hộ tống. Điều đó khiến chúng trở thành những mục tiêu ngon lành cho quân Đức. Những chiếc "Ishachki" [biệt danh của tiêm kích I-16- V. Potapov] của ta, theo tôi, vô dụng trước không quân Đức và cháy bùng như gỗ dán. Thường là chúng tôi nghe thấy tiếng động cơ và máy bay ném bom của ta bay qua đầu trong đội hình chiến đấu như đang diễu binh, lên tới khoảng 50 chiếc, không hề có tiêm kích yểm trợ. Thường chỉ có 5 tới 7 chiếc quay về. Thật đáng thương và đau sót cho phi công của chúng ta. Nhưng thời kỳ đầu chiến tranh là như thế đó.
    Chúng tôi rút lui và quân địch liên tục ném bom. Ban đầu, khi bị không kích, rất nhiều binh lính nấp vào dưới những chiếc xe. Nhưng về sau, sau khi đã chứng kiến những phương tiện và tất cả những ai nấp dưới đó bị tiêu diệt sau những cú oanh tạc chính xác như thế nào, họ đã biết cách chạy xa khỏi chúng. Mọi khe, hố trên mặt đất là những nơi trú ẩn rất tốt. Đôi khi có đến 5-7 binh sĩ nấp chung trong một đoạn hào. Những ai không kịp tìm chỗ trú hoặc đến chậm và phải nằm trên cùng là những người chịu thương vong nhiều nhất.

    Có lần trong một cuộc không kích tôi bị mất phương hướng, nhưng rồi phát hiện ra một cái hố và nhảy vào đó. Bên trong đã có 2 hay 3 người đang nấp. Tôi ngã xuống đầu họ và quay người lại nên hướng mặt lên trên. Sau cùng ai đó cũng đã nhảy lên người tôi, mặt úp xuống. Chiếc máy bay ném bom bổ nhào lướt qua chậm đến mức tôi có thể thấy rõ ánh mắt của tên phi công Đức đang ngồi trong buồng lái!

    Hoàn toàn có thể đoán được chỗ mà quả bom rơi xuống : nếu anh thấy đuôi của trái bom, điều đó có nghĩa là nó sẽ không rơi trúng anh; nếu anh thấy mũi của quả bom, rồi sau đó là đuôi bom, cũng có nghĩa là nó không rơi trúng anh. Trong trường hợp quả bom là một chấm tròn lớn dần-một cú trời giáng ! Tôi đã không có đủ thời gian phản ứng trước khi có một tiếng nổ inh tai và mặt đất rung chuyển. Sau đó mọi thứ trở nên im ắng và chỉ còn tiếng vo vo trong tai. Người lính nằm trên tôi bị thương. Khi cuộc không kích chấm dứt, mọi người bắt đầu ra khỏi nơi ẩn nấp. Nhưng người lính đó, tôi có thể hiểu qua những từ ngữ và cử chỉ của anh ta, đang đề nghị được băng bó. Anh ta cởi chiếc áo đưa cho tôi. Anh ta quay lưng lại nhưng tôi không biết làm sao để băng bó. Xương vai của anh bị vỡ, và tôi có thể thấy lá phổi giật giật. Tôi nói với anh ta, nhưng không thể nghe nổi giọng nói của chính mình, rằng anh cần một y sĩ và tôi bắt đầu tìm kiếm họ. Người lính vẫn bình tĩnh và nói không có gì đáng sợ. Làm sao anh ta lại không cảm thấy đau đớn ? Có lẽ anh ta vấn đang bị sốc. Mấy phút sau khi bác sĩ đến anh ta đã tái đi và bất tỉnh. Tất nhiên, anh ấy đã bị một vết thương khủng khiếp. Tôi chỉ bị giập nhẹ và khỏi sau đó một hay hai tuần.
    Thông thường, chúng tôi thiệt hại nhiều vì không quân địch. Đôi khi máy bay Đức ném xuống cùng với những trái bom là những thùng rỗng được chọc thủng. Âm thanh do chúng phát ra khủng khiếp đến mức mạch máu của chúng tôi như đông cứng lại. Thật là một thứ vũ khí tâm lý đầy uy lực !
    Những đơn vị quân Đức liên tục phá vỡ trận tuyến quân ta ở nhiều quân khu. Điều đó gây cho tôi cảm giác về sự lẫn lộn, không có tin tức gì chuẩn xác. Lúc đó quân Đức tiến nhanh hơn các đơn vị quân ta đang phải rút lui, và dễ dàng chọc thủng tuyến phòng ngự. Nhưng có thể hiểu một cách đơn giản cảm giác của tôi. Tôi không có cách nào để xác thực.
    Một lần người ta bố trí tôi ở một ngã ba để hỗ trợ việc điều hành đội hình giao thông ở đó. Họ nói khi tất cả đã qua hết một chiếc xe sẽ quay lại đón tôi. Nửa ngày trôi qua nhanh chóng và những gì đi qua chỗ tôi không phải những đội hình nghiêm chỉnh mà là những toán binh lính đông đúc. Sau cùng con đường trở nên vắng vẻ, và vài người lính trinh sát đến. Họ bảo tôi rút đi vì ngay sau lưng họ là quân Đức. Họ là những người cuối cùng, không còn ai rút qua đây. Tôi trả lời rằng tôi vẫn nhớ là sẽ có một chiếc xe quay lại đón tôi. Họ mau chóng biến khỏi tầm mắt nhưng vẫn không có chiếc xe nào chạy tới đón. Mặt trời đang lặn. Không xa đó là một ngôi làng. Tôi quyết định đến đó xem xét. Có thể có một bộ phận sở chỉ huy ở đó. Tôi hy vọng sẽ hỏi họ xem tôi có thể rút đi chưa. Hoặc tôi có thể nhìn thấy người của ta ở đó và sẽ quay về vị trí. Khi anh biết mình không cô độc, anh sẽ thấy bình tĩnh hơn.
    Tôi nghĩ rằng tôi đã chạy tới ngôi làng. Khi đi qua một khu vườn, tôi nhìn về phía trước và thấy cách đó 100m, một tên lính Đức, tay áo xắn lên, lăm lăm khẩu tiểu liên đang tiến lại. Hắn vừa đi vừa nhìn quanh. Tôi vội nằm xuống, đưa đường ngắm vào hắn. Chờ giây lát khi hắn dừng lại, tôi nhẹ nhàng bóp cò. Hắn đổ gục xuống, tay vung lên. Tôi chạy vòng vèo như một con ong khỏi ngôi làng, phóng bừa qua những đám cây cối và bụi rậm !
    Chạy khoảng 800m, tôi quay lại ngã ba mà tôi đã đứng cả ngày hôm đó. Tôi thấy cách đó một quãng là chiếc xe đã đến đón tôi trong khi tôi tới ngôi làng. Không tìm thấy tôi, chiếc xe đang quay lại. Tôi đuổi theo nó. Tôi không dám nổ súng, điều đó sẽ làm bọn Đức đang ở quanh đây chú ý. May mắn cho tôi, một người ngồi cuối xe đã nhìn thấy. Họ dừng lại và đón tôi.
    Còn những gì mà tôi nhớ trong những tháng đầu tiên của chiến tranh? Rất nhiều xác chết của bộ đội và dân chúng nằm dọc những con đường rút lui... Những cánh đồng lúa bốc cháy... Khói đen hoàn toàn che kín bầu trời, mặt trời chỉ còn thấy được lấp ló. Người ta vẫn thường chiếu cảnh tương tự những phim chiến tranh và có người bảo rằng đó không đúng sự thực. Nhưng tôi xin khẳng định rằng đó chính là những gì đã xảy ra!
    Tôi nhớ chuyện trên một cây cầu nhỏ, trong một chiếc xe bị phá huỷ, một người lính gần như bị cắt làm đôi và nửa thân còn sống của anh ta treo trên thành cầu nhờ bộ ruột. Tôi nhớ một người lính biên phòng nằm sấp trên vũng máu tuôn ra từ con ngựa chết gần đó. Qua những bọt khí trên vũng máu tôi có thể nói rằng anh ta còn sống. Tôi lật người anh lại để anh có thể thở dễ hơn. Sau đó bác sĩ có đến giúp anh ta? Không ai biết.


    Thị trấn Galats, 1945.
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Aleksandr Alekseevich Goncharov
    17.12.1918 - 14.12.2000
    Lý lịch quân sự trích đoạn :
    Trung đoàn lựu pháo 330 Học viên 10.1938-9.1939
    Trung đoàn lựu pháo 330 Trung đội phó trung đội hiệu chỉnh 9.1939-7.1941*
    Lữ đoàn chống tăng số 1 Bộ binh 7.1941*-10.1941
    Trung đoàn bộ binh 188 Bộ binh 9.1943-10.1943
    Trung đoàn xe tải số 12 Trung đội trưởng trung đội huấn luyện 10.1943-5.1945
    Trung đoàn xe tải số 15 Hạ sĩ nhất đại đội xe tải 5.1945-6.1946
    * Hồ sơ quân đội ghi tháng 6-1941, nhưng theo tư liệu phát hành năm 1964, phù hợp với hồi ức của A. A. Goncharov là vào tháng 6 đơn vị của ông được trang bị lựu pháo 203mm: hồ sơ quân đội đã có sai sót.

    Học viên Aleksandr Goncharov, vùng Zhitomir. 1939.
    Uỷ ban quân sự Dzerzhinski thành phố Baku triệu tập tôi vào Hồng quân vào tháng 10-1938. Ban đầu tôi được bố trí làm học viên trường Pháo binh, và tháng 9-1939 tôi trở thành trung đội phó trung đội hiệu chỉnh (fire direction platoon). Vì nhiệm vụ của trung đội bao gồm cả sửa chữa và điều chỉnh cho pháo bắn, nên đôi khi chúng tôi được gọi là "trung đội trinh sát và hiệu chỉnh". Nhưng thực tế chúng tôi không tham gia trinh sát và không bao giờ tới gần khu giới tuyến (no mand''s land). Chúng tôi tìm những vị trí quán sát tốt, ngụy trang cẩn thận và sử dụng thiết bị thông tin hướng dẫn, hiệu chỉnh cho pháo bắn. Đó là những gì người ta dạy chúng tôi ở trường Pháo binh. Thực thà mà nói, việc tính toán cũng tương đối phức tạp, bao gồm những công thức toán học và lượng giác.
    Thậm chí trước chiến tranh tôi đã tham gia đóng giữ miền tây Ukraine [Cuộc xâm chiếm miền Đông Ba Lan - James F. Gebhardt]. Một lần tôi được chính trị viên (politruck) [sĩ quan chính trị trong Hồng quân, tương đương thượng uý- V. Potapov] gọi đến để cùng lao động với người dân địa phương. Hình như đã có mệnh lệnh yêu cầu phải quan tâm đến việc tái định cư cho một bộ phận đặc biệt dân chúng ra khỏi khu vực này. Chính trị viên, tôi và nhiều binh lính có lập trường kiên định ("ideologically hardened") được cử đến để thiết lập kiểm soát tại địa phương. Chính trị viên của chúng tôi là một người không hề dễ chịu, học vấn thấp và rất trơ tráo. Tôi không ưa lắm những người cộng sản và luôn giữ một khoảng cách đối với họ. Nhưng bởi tôi được đánh giá tốt nên tôi đã bị động viên ngoài ý muốn. Tôi nhớ lại một lần nhận được thư của anh trai tôi. Không giống tôi, anh ấy là một đoàn viên Komsomol tích cực và là thành viên uỷ ban Komsomol thành phố Baku. Trong thư anh ấy rất sôi nổi và nhiệt thành khuyên bảo, hướng dẫn tôi về sự trong sạch và tinh thần yêu nước. Khi tôi đang ngồi đọc bức thư thì bất ngờ chính trị viên, đứng sau và đã đọc được một vài đoạn, giật lấy lá thư khỏi tay tôi. Tập hợp đơn vị lại, anh ta đọc to lá thư cho tất cả cùng nghe. Đương nhiên là tôi không hề thích chuyện này vì nó là một lá thư riêng.
    Về sau tôi có dịp phải xung đột với ?ocách thức? làm việc của anh ta và (do đó) tôi lại còn không ưa bọn họ hơn trước. Tôi nhớ lại một lần trong một ngôi nhà khi người ta đang trục xuất một người nông dân ba Lan khá giả. Do không biết chuyện gì đang xảy ra bên trong, tôi bước tới căn lều và ngay lập tức thấy chính trị viên, tay vung khẩu súng lục ổ quay Nagant Model-1895, đang chửi rủa và dí nó vào mặt người nông dân, đòi phải nộp vàng và tiền. Tôi lập tức dừng lại, quay đi và rời khỏi nơi đó, quên luôn cả việc chuyển bản báo cáo, lí do mà tôi phải đến đấy.
    Tôi cũng nhớ có lần chúng tôi đi hộ tống một nhóm dân chúng phải chuyển đi (để tái định cư). Họ chở theo những tài sản đơn giản trên xe ngựa, đột nhiên một trong những phụ nữ Ba Lan cất tiếng hát. Bài hát bằng tiếng Ba Lan và rất hay, nghe tựa như Anna German [Anna German là một trong những ca sĩ Xôviết nổi tiếng nhất thời kì đó- V. Potapov]. Tôi không biết cô ấy đang hát điều gì, nhưng nó như được cất lên từ đáy lòng, và tôi trông thấy mắt nhiều người Ba Lan rơi lệ.
    Tôi phải nếm mùi của thực tế chiến tranh ngay từ những ngày đầu, dưới tư cách là một quân nhân thường trực ở miền Tây Ukraine. Trung đoàn lựu pháo số 330 của chúng tôi đang bố trí ở Zhitomir và đang trong dịp đóng trại mùa hè. Vào đêm 22 tháng Sáu người ta đặt chúng tôi trong tình trạng báo động và nhanh chóng di tản chúng tôi ra khỏi doanh trại khi nó bị oanh tạc. Trinh sát Đức đã làm việc rất tốt, dường như họ có đầy đủ thông tin về vị trí của chúng tôi. Nhưng chúng tôi đã may mắn thu xếp di tản khẩn trương nên hầu như không bị thiệt hại. Chúng tôi được trang bị những khẩu lựu pháo 203mm trên giá đỡ tự hành, được kéo bởi một động cơ rất khoẻ.
    Chiến tranh bắt đầu với chúng tôi như thế đó.

    Hạ sĩ nhất A.A.Goncharov, 1943

    Trận đánh đầu tiên của chúng tôi diễn ra tương đối sớm ngay khi chiến tranh vừa bắt đầu. Chúng tôi đến một địa điểm đã được cấp trên lựa chọn, khẩn trương bố trí pháo, sau đó phát hiện một đơn vị xe tăng và bộ binh Đức đang hành quân. Chúng tôi bắn tập trung vào đó và làm tiêu tan cả một ngày của quân Đức. Lựu pháo 203mm là một vũ khí đầy uy lực ! Đạn pháo của chúng tôi bắn tung những tháp pháo xe tăng, thấy rõ ánh mắt đám bộ binh Đức thấp thoáng cùng những tiếng nổ, xác chúng văng xa hàng mét trong không trung. Nhìn chung, trận đánh đầu tiên phần thắng nghiêng về chúng tôi. Nó chứng tỏ sự huấn luyện và chuẩn bị tốt của đơn vị.
    Tuy nhiên, quân Đức tiến công rất hiệu quả nhờ những đơn vị cơ giới, chọc thủng những khu vực lớn. Tiếp tế đạn dược và nhiên liệu cho xe kéo của chúng tôi bị cắt đứt, và sau khi dự trữ trong tay đã cạn kiệt, chúng tôi phải nhanh chóng bỏ lại pháo và xe cộ, sau khi đã phá huỷ chúng.

    Không quân Đức không hề bị ngăn trở trong giai đoạn đầu của chiến tranh. Những cuộc không kích của Đức phá huỷ những sân bay mà chúng ta bố trí tập trung gần biên giới, do đó chúng tôi không hề được không quân yểm trợ. Máy bay ném bom của ta có lẽ được bố trí sâu hơn trong hậu phương, vì trong thời kì đầu, tôi thường xuyên thấy máy bay ném bom của ta bay không có tiêm kích hộ tống. Điều đó khiến chúng trở thành những mục tiêu ngon lành cho quân Đức. Những chiếc "Ishachki" [biệt danh của tiêm kích I-16- V. Potapov] của ta, theo tôi, vô dụng trước không quân Đức và cháy bùng như gỗ dán. Thường là chúng tôi nghe thấy tiếng động cơ và máy bay ném bom của ta bay qua đầu trong đội hình chiến đấu như đang diễu binh, lên tới khoảng 50 chiếc, không hề có tiêm kích yểm trợ. Thường chỉ có 5 tới 7 chiếc quay về. Thật đáng thương và đau sót cho phi công của chúng ta. Nhưng thời kỳ đầu chiến tranh là như thế đó.
    Chúng tôi rút lui và quân địch liên tục ném bom. Ban đầu, khi bị không kích, rất nhiều binh lính nấp vào dưới những chiếc xe. Nhưng về sau, sau khi đã chứng kiến những phương tiện và tất cả những ai nấp dưới đó bị tiêu diệt sau những cú oanh tạc chính xác như thế nào, họ đã biết cách chạy xa khỏi chúng. Mọi khe, hố trên mặt đất là những nơi trú ẩn rất tốt. Đôi khi có đến 5-7 binh sĩ nấp chung trong một đoạn hào. Những ai không kịp tìm chỗ trú hoặc đến chậm và phải nằm trên cùng là những người chịu thương vong nhiều nhất.

    Có lần trong một cuộc không kích tôi bị mất phương hướng, nhưng rồi phát hiện ra một cái hố và nhảy vào đó. Bên trong đã có 2 hay 3 người đang nấp. Tôi ngã xuống đầu họ và quay người lại nên hướng mặt lên trên. Sau cùng ai đó cũng đã nhảy lên người tôi, mặt úp xuống. Chiếc máy bay ném bom bổ nhào lướt qua chậm đến mức tôi có thể thấy rõ ánh mắt của tên phi công Đức đang ngồi trong buồng lái!

    Hoàn toàn có thể đoán được chỗ mà quả bom rơi xuống : nếu anh thấy đuôi của trái bom, điều đó có nghĩa là nó sẽ không rơi trúng anh; nếu anh thấy mũi của quả bom, rồi sau đó là đuôi bom, cũng có nghĩa là nó không rơi trúng anh. Trong trường hợp quả bom là một chấm tròn lớn dần-một cú trời giáng ! Tôi đã không có đủ thời gian phản ứng trước khi có một tiếng nổ inh tai và mặt đất rung chuyển. Sau đó mọi thứ trở nên im ắng và chỉ còn tiếng vo vo trong tai. Người lính nằm trên tôi bị thương. Khi cuộc không kích chấm dứt, mọi người bắt đầu ra khỏi nơi ẩn nấp. Nhưng người lính đó, tôi có thể hiểu qua những từ ngữ và cử chỉ của anh ta, đang đề nghị được băng bó. Anh ta cởi chiếc áo đưa cho tôi. Anh ta quay lưng lại nhưng tôi không biết làm sao để băng bó. Xương vai của anh bị vỡ, và tôi có thể thấy lá phổi giật giật. Tôi nói với anh ta, nhưng không thể nghe nổi giọng nói của chính mình, rằng anh cần một y sĩ và tôi bắt đầu tìm kiếm họ. Người lính vẫn bình tĩnh và nói không có gì đáng sợ. Làm sao anh ta lại không cảm thấy đau đớn ? Có lẽ anh ta vấn đang bị sốc. Mấy phút sau khi bác sĩ đến anh ta đã tái đi và bất tỉnh. Tất nhiên, anh ấy đã bị một vết thương khủng khiếp. Tôi chỉ bị giập nhẹ và khỏi sau đó một hay hai tuần.
    Thông thường, chúng tôi thiệt hại nhiều vì không quân địch. Đôi khi máy bay Đức ném xuống cùng với những trái bom là những thùng rỗng được chọc thủng. Âm thanh do chúng phát ra khủng khiếp đến mức mạch máu của chúng tôi như đông cứng lại. Thật là một thứ vũ khí tâm lý đầy uy lực !
    Những đơn vị quân Đức liên tục phá vỡ trận tuyến quân ta ở nhiều quân khu. Điều đó gây cho tôi cảm giác về sự lẫn lộn, không có tin tức gì chuẩn xác. Lúc đó quân Đức tiến nhanh hơn các đơn vị quân ta đang phải rút lui, và dễ dàng chọc thủng tuyến phòng ngự. Nhưng có thể hiểu một cách đơn giản cảm giác của tôi. Tôi không có cách nào để xác thực.
    Một lần người ta bố trí tôi ở một ngã ba để hỗ trợ việc điều hành đội hình giao thông ở đó. Họ nói khi tất cả đã qua hết một chiếc xe sẽ quay lại đón tôi. Nửa ngày trôi qua nhanh chóng và những gì đi qua chỗ tôi không phải những đội hình nghiêm chỉnh mà là những toán binh lính đông đúc. Sau cùng con đường trở nên vắng vẻ, và vài người lính trinh sát đến. Họ bảo tôi rút đi vì ngay sau lưng họ là quân Đức. Họ là những người cuối cùng, không còn ai rút qua đây. Tôi trả lời rằng tôi vẫn nhớ là sẽ có một chiếc xe quay lại đón tôi. Họ mau chóng biến khỏi tầm mắt nhưng vẫn không có chiếc xe nào chạy tới đón. Mặt trời đang lặn. Không xa đó là một ngôi làng. Tôi quyết định đến đó xem xét. Có thể có một bộ phận sở chỉ huy ở đó. Tôi hy vọng sẽ hỏi họ xem tôi có thể rút đi chưa. Hoặc tôi có thể nhìn thấy người của ta ở đó và sẽ quay về vị trí. Khi anh biết mình không cô độc, anh sẽ thấy bình tĩnh hơn.
    Tôi nghĩ rằng tôi đã chạy tới ngôi làng. Khi đi qua một khu vườn, tôi nhìn về phía trước và thấy cách đó 100m, một tên lính Đức, tay áo xắn lên, lăm lăm khẩu tiểu liên đang tiến lại. Hắn vừa đi vừa nhìn quanh. Tôi vội nằm xuống, đưa đường ngắm vào hắn. Chờ giây lát khi hắn dừng lại, tôi nhẹ nhàng bóp cò. Hắn đổ gục xuống, tay vung lên. Tôi chạy vòng vèo như một con ong khỏi ngôi làng, phóng bừa qua những đám cây cối và bụi rậm !
    Chạy khoảng 800m, tôi quay lại ngã ba mà tôi đã đứng cả ngày hôm đó. Tôi thấy cách đó một quãng là chiếc xe đã đến đón tôi trong khi tôi tới ngôi làng. Không tìm thấy tôi, chiếc xe đang quay lại. Tôi đuổi theo nó. Tôi không dám nổ súng, điều đó sẽ làm bọn Đức đang ở quanh đây chú ý. May mắn cho tôi, một người ngồi cuối xe đã nhìn thấy. Họ dừng lại và đón tôi.
    Còn những gì mà tôi nhớ trong những tháng đầu tiên của chiến tranh? Rất nhiều xác chết của bộ đội và dân chúng nằm dọc những con đường rút lui... Những cánh đồng lúa bốc cháy... Khói đen hoàn toàn che kín bầu trời, mặt trời chỉ còn thấy được lấp ló. Người ta vẫn thường chiếu cảnh tương tự những phim chiến tranh và có người bảo rằng đó không đúng sự thực. Nhưng tôi xin khẳng định rằng đó chính là những gì đã xảy ra!
    Tôi nhớ chuyện trên một cây cầu nhỏ, trong một chiếc xe bị phá huỷ, một người lính gần như bị cắt làm đôi và nửa thân còn sống của anh ta treo trên thành cầu nhờ bộ ruột. Tôi nhớ một người lính biên phòng nằm sấp trên vũng máu tuôn ra từ con ngựa chết gần đó. Qua những bọt khí trên vũng máu tôi có thể nói rằng anh ta còn sống. Tôi lật người anh lại để anh có thể thở dễ hơn. Sau đó bác sĩ có đến giúp anh ta? Không ai biết.


    Thị trấn Galats, 1945.
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    /uploaded/danngoc/002.jpg[/img
    ]Học viên Aleksandr Goncharov, vùng Zhitomir. 1939.
    Chụp ảnh cùng những đồng đội (tôi thứ hai tính từ trái sang). Rumania, 1945.
    "Chiếc xe tải và là bạn chiến đấu của tôi". Thị trấn Silistra, Bulgaria, 1945.
    [Đây là một chiếc Mercedes-Bentz L4500S với cabin bằng gỗ].​
    Một lần tôi và người đồng đội suýt bị giết bởi một chiếc xe tăng nhẹ của Đức. Chúng tôi được cử đi trinh sát khu vực đóng quân của Đức. Chúng tôi chạy trốn chiếc xe tăng. Vì lí do nào đó nó đã không nổ súng, có thể vì bị che mắt hoặc do nó muốn dùng xích nghiền nát chúng tôi. Chúng tôi chạy trên cánh đồng một lúc lâu rồi lọt vào một cánh đồng hoa bia. Những chiếc cọc đỡ giàn trông rất giống cọc dây điện thoại. Sợi dây treo trên đó khá to so với dây leo. Chúng tôi đã may mắn vượt qua cánh đồng, và trong khi chiếc xe tăng bị vướng vào những giàn đỡ thì chúng tôi tiếp tục chạy xa. Đến giờ tôi vẫn ngạc nhiên tại sao khi ấy chân tôi đã không bị vấp vướng. Nếu điều đó xảy ra, chúng hẳn đã là màn liệm cho chúng tôi rồi! Bất kỳ ai từng trông thấy giàn hoa bia hẳn đều hiểu điều tôi đang nói. Tôi cũng nhớ rằng những xe bọc thép của ta là những mục tiêu ngon lành cho quân Đức và bùng cháy tựa như những que diêm. Chúng bị bắn thủng dễ dàng bởi súng máy cỡ lớn của Đức.
    Có ba lần tôi đã thoát khỏi bị bao vây. Trong hai lần mọi chuyện đều ổn, và trong lần thứ ba địch bao vây chúng tôi ở khu vực Kiev- trong khi chạy trốn tôi đã bị thương ở chân vì một mảnh mìn. Tôi bị thương vào chân trái. Mảnh mìn cắt đứt bàn chân ngay chỗ dưới các ngón chân, làm gãy tất cả các xương ngoại trừ ngón cái. Đó là tháng 10 và chúng tôi đã hành quân bộ về phòng tuyến của ta suốt 1 tháng. Đồng đội của tôi- những người lính trinh sát cắt rời chiếc ủng, lúc đó đã nhanh chóng đầy máu, băng bó vết thương và kéo tôi bằng chiếc áo choàng đến một gian nhà kho. Họ tìm ra một bác sĩ, anh ta khâu vết thương và nẹp lại xương. Anh ta cũng thay băng và cho tôi ít thức ăn, nước uống. Một thương binh khác có thể đi được ở lại cùng tôi.
    Ngay khi quân Đức tiến vào làng, chúng đặt loa phóng thanh trên xe, thông báo rằng những binh sĩ Nga ẩn nấp ở đây không cần sợ hãi. Chúng hứa hẹn sẽ đảm bảo mạng sống cho họ. Người thương binh ở lại cùng tôi quyết định đầu hàng. Anh ta khuyên tôi cũng làm vậy nhưng tôi từ chối. Tôi bảo anh ta giúp tôi trốn vào một đống rơm để quân Đức không tìm thấy. Anh ta giúp tôi rồi đi. Tôi không bao giờ gặp lại anh ta. Quân Đức liếc nhìn vào bên trong nhà kho, bắn một loạt vào nhưng không có chuyện gì. Sau đó chúng tập trung tù binh và chuyển đi. Tôi nghỉ một lát cho lại sức rồi bắt đầu đi về hướng đông nam, tới Dnepropetrovsk, tạm thời bằng một cái nạn. May mắn, thành phố đó không xa và đó là quê hương của tôi. Tôi đã sinh ra ở làng Troitskoe, vùng Dnepropetrovsk, tỉnh Petropavlovsk.
    Tôi có rất nhiều họ hàng ở đây, mặc dù sau cuộc Nội chiến gia đình tôi đã buộc phải rời đến Baku để khỏi bị trục xuất và tránh nạn đói. Họ đã tịch thu tài sản của ông ngoại tôi (nguyên văn : họ đã "trừ kulak" ông ngoại tôi) [Những người Bolsheviks gọi những phú nông là "kulak"; "trừ kulak" có nghĩa là tịch thu mọi tài sản, cả tiền, thực phẩm, nhà cửa, gia súc... - V.Potapov]. Ông có một nông trại xoàng xoàng và đã rất hổ thẹn khi bị tịch thu tài sản bởi chính những kẻ nát rượu trong làng mình. Hiện giờ ông chỉ còn là một người nghiện rượu bét nhè, nhưng vào thời đó ông từng là ?omột nhân vật có vai vế?!
    Khung cảnh mà tôi đang đi qua rất quen thuộc, tôi hỏi thăm người ta về những người họ hàng của mình. Nói chung họ đã giúp tôi đến nơi, mặc dù ban đầu ông tôi thậm chí đã không nhận ra tôi ! Rất khó khăn để ông nhận ra người cháu trai trong bộ dạng trưởng thành và mái tóc rối bời. Sau đó thân phận của tôi trở nên thú vị vì không ai giao tôi cho quân Đức, kể cả cảnh sát địa phương, thậm chí họ đối xử tốt với tôi ! Không có quân Đức đóng trong làng, mặc dù thỉnh thoảng chúng hành quân qua. Mỗi khi đó tôi cố gắng để không phải nhìn chúng. Chân tôi đã dâng đỡ hơn.
    Tháng 10-1943, sau khi vùng này được giải phóng, một lần nữa tôi gia nhập quân đội. Uỷ ban quân sự sau khi xem xét vết thương của tôi đã loại tôi khỏi quân chính quy, gửi tôi tới một khoá học lái xe và sau đó làm trung đội phó trung đội huấn luyện của trung đoàn xe tải số 12. Nhiệm vụ của tôi không chỉ là huấn luyện mà còn cả chở hàng ra mặt trận. chúng tôi được coi là một đơn vị phụ trợ, mặc dù với những thùng đạn dược và thuốc nổ thì cũng không gặp nguy hiểm ít hơn nếu người ta xem xét những lần chúng tôi phải chở chúng tới sát mặt trận dưới hoả lực pháo binh và không quân Đức.
    Phi công Đức rất cẩn thận. Khi chúng phát hiện ra điều gì khả nghi, chúng lượn vòng bên trên và xem xét mục tiêu. chúng có thể bay qua đầu chúng tôi, biến mất vào khoảng không rồi sau đó trở lại. Tôi có thị giác rất tốt, có thể thấy chúng từ xe nên trung đoàn trưởng thường xuyên mang tôi đi cùng. Nếu tình hình không ổn, chúng tôi sẽ nhanh chóng dừng xe và bố trí sao cho trông chúng như là đã bị bỏ lại. Chúng tôi vứt vài thứ xung quanh đó rồi ẩn mình ở chỗ nào có thể... Dù thế nào, máy bay Đức cũng sẽ lượn vài vòng rồi trở lại, đôi khi chúng dùng pháo hoặc súng máy bắn một loạt.
    Theo cách đó, khi chở hàng cho đơn vị tiền tiêu của phương diện quân Ukrainian số 2, tôi đã tham gia chiến dịch Kishenev và sau đó alf chiến dịch Budapest. Đặc biệt khó khăn là chiến dịch đánh chiếm Budapest. Ở đây phải vận chuyển đạn dược thẳng tới các đơn vị tiền tuyến, dưới làn hoả lực dữ dội. Người ta không tặng huân chương cho chúng tôi vì chúng tôi chỉ là một đơn vị phụ trợ. Nhưng Chúa phù hộ chúng tôi, và chúng tôi đã được nhận tấm huân chương quý giá nhất-mạng sống của mình !
    Ở Romania, vì phải đi liên tục nên tôi đã tới nhiều thành phố và thị trấn. Thật ngạc nhiên là tôi đã nhanh chóng nắm bắt được ngôn ngữ Romania, và sau 3 hoặc 4 tuần tôi đã có thể nói chuyện được với người Romania. Tôi đã nói tốt đến mức khi đó người Romania coi tôi là một thành viên trong bọn họ. Thỉnh thoảng tôi còn xây dựng quan hệ ?othương mại? với đám dân địa phương. Nếu tôi phải đi xe không tới chỗ nào đó, có thể chở giúp ít hàng và những người Romania trả ơn bằng những thùng rượu đầy.

    Thỉnh thoảng chúng tôi tiến hành tìm thứ gì đó trong những đống đồ của quân Đức. Tôi nhớ là đã rất thích những chiếc áo choàng ngụy trang của quân Đức. Bên trong trắng và bên ngoài rằn ri. Người mặc nó sẽ khó bị phát hiện ngoài tuyết hoặc trong tình huống ngược lại. Người Đức rất giỏi trong lĩnh vực xe cộ và trang bị!
    Về khía cạnh con người, dân Romania khá hiếu khách mặc dù binh lính của họ chiến đấu chống lại chúng ta. Còn hạnh kiểm của quân ta, những người đi giải phóng họ thế nào ? Cũng chỗ này chỗ khác. Nói chung, kỉ luật được giữ tốt. SMERSH [NKVD - James F. Gebhardt] đã không ngủ gật. Kỉ luật xuống đột ngột khi họ bắt đầu gửi cả những tội phạm ra mặt trận. Nhiều hành động trộm cắp từ cả những quân nhân và dân địa phương lập tức gia tăng và từ nhóm này hiện tượng dedovshina [cảnh binh sĩ này ức hiếp, bắt nạt những binh sĩ khác, dựa theo thâm niên phục vụ - James F. Gebhardt] đã mau chóng phát triển.
    Nhiều kẻ tội phạm như vậy, những người được phép chuộc tội trước tổ quốc bằng máu mình, được bố trí vào trung đội tôi. Nhưng họ không chịu thừa nhận tội lỗi và trong thâm tâm họ không chịu thay đổi. Sau nhiều ví dụ về trộm cắp và bạo lực, gồm cả những trường hợp tồi tệ, chúng tôi phải "giáo dục lại" họ bằng cách mà họ hiểu rõ nhất. Sau khi được "giáo dục lại" tôi không còn nghe thấy trường hợp phạm tội nào trong trung đội (có lẽ là xử bắn-PTS).
    Chúng tôi không hay va chạm với những đơn vị khác. Chỉ trong một lần kiểm tra tôi được thông báo là một người lính của tôi đã bị nện nhừ tử. Sau khi hỏi tôi biết rằng anh ta đứng về phía mấy người Romania bị quấy rầy bởi những thủy thủ của Hải đoàn Danube chúng ta. Đương nhiên, những thủy thủ đó say rượu. Tập trung một nhóm bạn bè, đồng đội cùng với người lính bị hành hung, chúng tôi đi tìm đám thủy thủ. Chúng tôi thấy họ trong một nhà hàng. Chúng tôi đã nói một cách nóng nảy. Dĩ nhiên, họ có cả một vốn từ vựng của thủy thủ để đáp lại. Bất ngờ một trong bọn họ rút ra một khẩu súng lục. Một đồng đội của tôi cố gắng tước vũ khí của tay thủy thủ đó, còn tôi và một đồng đội khác lao tới giúp anh ấy. Bạn tôi bị bắn vào tay còn tay thủy thủ bị thương vào chân. Cánh thủy thủ trở nên tỉnh táo hơn ngay lập tức, họ đưa người bị thương biến mất về chỗ của mình với sự đe doạ. Sau đó chúng tôi được biết họ đã đem sự đe doạ tới những người Romania ở vụ xung đột đầu tiên. Họ bắn vào cửa sổ trong đêm. May thay, cửa sổ rất chắc nên không ai trong nhà bị thương. Cả gia đình chạy xuống và thấy trần nhà bị đạn bắn thủng. Gia đình người Romania đã rời khỏi vùng để tránh những phiền phức khác. Chuyện như thế đó.
    Tôi còn nhớ có lần lái xe quanh Budapest và thấy những mảnh xác của một máy bay Đức bị bắn hạ nhô ra từ tầng trên một ngôi nhà.

    Chụp ảnh cùng những đồng đội (tôi thứ hai tính từ trái sang). Rumania, 1945.

    Khi cuộc tấn công thành phố mở màn, tôi phải sơ tán con cái những nhà ngoại giao ở sứ quán Italia. Tôi đưa chúng ra khỏi khu vực chiến sự. Tôi đặt đứa nhỏ nhất lên cabin và những đứa còn lại trên thùng xe. Lúc đó là mùa đông và vì sợ chúng rét, tôi trải rơm lên sàn xe. Khi chúng tôi đang đi thì một chiếc "lapotnik" [biệt danh của Nga đặt cho máy bay FW-190 của Đức - V.Potapov] bay qua, bắn một loạt súng máy. Tôi vội lái xe vào bên đường, dừng lại và kéo lũ trẻ xuống. Sau đó tôi mở cửa thùng xe và bọn trẻ ngồi trong đó nhảy ra. Tôi nhỡ rõ một bé gái khoảng 4 tuổi đã bám chặt lấy cổ tôi ! Tôi bế nó trên tay. Chúng tôi nhanh chóng tung khỏ khô ra xung quanh, cố làm ra vẻ chiếc xe đã bị hỏng rồi chạy tới hàng cây với lũ trẻ. Tôi đang bế bé gái và những đứa khác vây quanh tôi giống như đàn gà con vây quanh mẹ. Chúng tôi có thể dễ dàng bị phát hiện trên mặt tuyết và là những mục tiêu ngon lành.
    Thông thường mọi người phải chạy tản ra, nhưng trong tình huống này chúng là những đứa trẻ đang hoảng sợ, thậm chí không hiểu tiếng Nga. Thật tốt là viên phi công Đức lượn vòng rất rộng. Máy bay của hắn trở thành một chấm nhỏ trên bầu trời. Chúng tôi đã ở dưới hàng cây, nhưng tôi sợ rằng viên phi công Đức sẽ phát hiện và thương vong là khó tránh khỏi. Tôi nằm xuống và bọn trẻ túm tụm xung quanh. Tôi che cho bé gái vẫn đang bám chặt vào cổ tôi. Tên phi công bắn vài loạt đạn vào chiếc xe và rừng cây nhưng không kết quả gì. Hắn không phát hiện chúng tôi và không ai bị thương. Chúng tôi đi tiếp cuộc hành trình mà không gặp trở ngại gì, sau đó tôi lại quay lại sứ quán để đưa tiếp những đợt khác. Rất tốt là không đứa nào bị rét. Đó là một sự lo lắng lớn của tôi, với lũ trẻ, màu đông và chiếc xe. Đôi lúc tôi tự hỏi bây giờ lũ trẻ ở đâu và chuyện gì đã xảy ra với chúng.
    Sứ quán Italia cấp cho tôi một chứng nhận để cảm ơn vì sự giúp đỡ. Tôi đã để tờ chứng nhận trên cây đàn piano và đi. Chắc chắn đó là một món quà lớn đáng nhớ, nhưng vào thời điểm đó SMERSH có thể bỏ tù bạn vì những lỗi lầm nhỏ, và tờ chứng nhận đó là từ một nước phát xít. Ngoài ra họ còn tặng tôi 2 cuốn sách dày viết về lịch sử văn hoá Italia. Nó chứa đựng những mô tả đẹp đẽ và tôi đã mang nó theo. Người ta có thể để ý ngay tức thì. Tôi không muốn xúc phạm tới họ và tôi đã nhận. Rời sứ quán, tôi lo rằng SMERSH sẽ gây khó khăn cho tôi, vì người Italia đã viết lời đề tặng trong quyển sách. Tôi mang quyển sách về doanh trại. Tôi đã phải xé trang sách có lời đề tặng và giấu cuốn sách dưới gầm giường. Sau đó đã có người tìm thấy và mọi người nhìn chúng với vẻ vui thích
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này