1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 04/09/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Các tư liệu của bác danngoc đưa lên thật hay và cảm động.
    Và điều đáng trân trọng hầu hết là do thành quả lao động của cá nhân (sưu tập tư liệu, và ... dịch).
    Tuy nhiên tên chủ đề "Chiến tranh Vệ quốc của LX " là khái niệm bao quát, rộng hơn những gì bác danngoc đã đưa lên. Vậy tôi xin phép tiếp tục chủ đề đúng theo tên gọi của nó.
    Tôi xin chuyển 1 số bài đã post ở chủ đề "Chiến tranh vệ quốc của LX qua bản đồ !" qua đây để có cơ sở tiếp tục. (2 chủ đề tương đối giống nhau về tên gọi, nhưng ở chủ đề của bác vuanthai thiên về bản đồ, và phân tích cũng đã kỹ.)
    ----------------------
    Kế hoạch Bacbarossa :
    Sau khi đánh bại và thôn tính 1 loạt nước Tây và Đông Âu, cũng như làm cho nước Anh phải lao đao dưới những trận mưa bom của không lực và các loại bom bay V1, V2, Hitler và bộ tham mưu quốc xã say sưa hoạch định tấn công đất nước xô viết, đối thủ mà chúng coi là ?okhông đội trời chung? và là mạnh nhất, đáng gờm nhất trên con đường bá chủ hoàn cầu của chúng.
    Kế hoạch tiến đánh Liên Xô lần này được chúng đặt cho cái tên mang danh 1 vị hoàng đế Đức nổi tiếng về những cuộc chinh chiến xâm lược ?" Kế hoạch Bacbarossa
    (Bacbarossa là biệt hiệu của hoàng đế Đức Friedrich I Bacbarossa, nghĩa đen là râu đỏ (khoảng 1125-1190). Ông ta là hoàng đế nước Đức từ 1152, hoàng đế ?oĐế quốc La Mã thần thánh từ 1155)
    Kế hoạch được khởi thảo từ ngày 21-7-1940 và Hitler phê chuẩn lần cuối cùng ngày 18-12-1940
    Tư tưởng cơ bản của kế hoạch Bacbarossa là bằng 1 cuộc ?ochiến tranh chớp nhoáng? nhanh chóng đạp tan các lực lượng chủ yếu của hồng quân LX ở phía tây sông Dnepr và tây Dvina. Sau đó tiếp tục tiến quân theo 1 tuyến chạy dài từ bắc xuống nam ?" Arkhanghensk ?" Volga ?" Astrakhan. Moskva nằm trong phạm vi đường tuyến đó với ý nghia kết thúc cuộc chiến sau khi chiếm được thành phố. Chiến cuộc sẽ kéo dài từ 2-3 tháng.
    Lời mở đầu của kế hoạch viết :
    ?oCác lực lượng vũ trang Đức phải sẵn sàng để chiến thắng nước Nga xô viết bằng 1 chiến dịch quân sự chớp nhoáng ngay cả trước khi kết thúc chiến tranh với nước Anh?
    Hítler công khai gào thét :
    ?oĐây là 1 cuộc chiến tranh hủy diệt?, , và
    ?oChiến tranh đánh nước Nga không nên tiến hành 1 cách hiệp sỹ. Đây là 1 cuộc đấu tranh của những hệ tư tưởng và của những chủng tộc khác nhau mà ta phải tiến hành với 1 sự tàn bạo xưa nay chưa từng có, quyết liệt, không nể nang? Các binh lính Đức vi phạm luật lệ quốc tế sẽ không bị trừng trị".
    Không 1 lời tuyên chiến, rạng sáng 22-6-1941, khi những người dân xô viết đang ngon giấc để đón 1 ngày chủ nhật nghỉ ngơi, quân Đức đã bất ngờ tấn công ồ ạt từ Baltic đến biển Đen, dài hơn 6000 km. Với lực lượng quân sự khổng lồ gồm hơn 190 sư đoàn (5,5 triệu quân):
    - 153 sư đoàn Đức
    - 37 sư đoàn các nước chư hầu (Phần lan, Rumani, Hungary, Italy)
    - Khoảng 4300 xe tăng
    - 47,2 nghìn pháo và cối
    - 4980 máy bay chiến đấu
    - 190 chiến hạm
    Quân Đức tấn công theo 3 hướng :
    - Hướng phía bắc dưới sự chỉ huy của thống chế Phôn Lêev tiến đánh vùng ven Baltic - Leningrad
    - Hướng trung tâm do chuẩn thống chế Phôn Bô chỉ huy tiến đánh Minsk ?" Xmolensk ?" Moskva.
    - Hướng phía nam do chuẩn thống chế Phôn Runstet chỉ huy tiến đánh Kiev ?" Kharcov ?" Donbat ?" Crưm.
    (tên của mấy tướng Đức không rõ nguyên từ gốc)
    Hitler đã ném vào mặt trận phía đông này tuyệt đại bộ phận lực lượng quân sự của nước Đức với những đơn vị mạnh nhất, thiện chiến nhất :
    - 83% lục quân
    - 86% các sư đoàn xe tăng
    - 100% các sư đoàn mô tô
    - 4/5 lựcf lượng không quân.
    Ngày nay, khi cuộc tiến công của quân Đức vào lãnh thổ LX đã lùi sâu vào quá khứ hơn 60 năm, mọi sự việc đã được hệ thống lại, nhiều sự kiện đã được công bố. Nhưng lúc bấy giờ khi cuộc tấn công sắp nổ ra (và vừa mới nổ ra) thì những phán đoán, nhận định thật khó khăn, phức tạp.
    Về phản ứng của LX, Nguyên soái LX G. K. Jukov nói khá kỹ trong "Nhớ lại và suy nghĩ" của ông. Khi đó ông là Tổng tham mưu trưởng.
    Qua 1 loạt những tin tức nhận được, trong đó có cả việc 1 lính đức (sau này có thêm 1 người nữa chạy sang phía LX cung khai, những dấu hiệu 1 cuộc tấn công của bọn Đức đã rõ ràng. Ngay từ đêm 21-6-1941, 1 chỉ thị quan trọng do Ủy viên nhân dân quốc phòng X. K. Timosenko và Tổng tham mưu trưởng xô viết G. K. Jukov cùng ký tên đã được điện cho các quân khu biên giới phía tây :
    1- Trong thời gian từ ngày 22 đến 23-6-1941 có thể sảy ra cuộc tấn công bất ngờ của quân Đức tại các mặt trận thuộc các quân khu Leningrad, Pribaltic, miền tây, Kiev, Odessa. Cuộc tấn công có thể nổ ra do hành động khiêu khích
    2- Nhiệm vụ của quân ta : không được rơi vào bất kỳ sự khiêu khích nào có thể gây ra những rắc rối lớn. Đồng thời quân đội các quân khu Leningrad, Pribaltic, miền Tây, Kiev và Odessa phải hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng đối phó với sự tiến công bất ngờ có thể sảy ra của quân Đức hoặc quân các đồng minh của chúng.
    3- Tôi ra lệnh : trong đêm 21 rạng ngày 22-6-1941 bí mật chiếm lĩnh cáchỏa điểm các khu phòng thủ vững chắc ở biên giới quốc gia ? Không có lệnh đặc biệt không được tiến hành bất kỳ biện pháp nào khác?
    Việc chỉ thị cho các quân khu được làm xong vào lúc 0 giờ 30 phút ngày 22-6-1941. Cũng trong đêm ấy, tất cả các cán bộ Bộ Tổng tham mưu, Bộ ủy viên nhân dân quốc phòng được lệnh ở lại nơi làm việc.
    Chỉ vài tiếng đồng hồ sau, vào lúc 3 giờ 17 phút, Tư lệnh hạm đội Biển Đen gọi dây nói báo cáo với Bộ Tổng Tham mưu : Ở phí trước có 1 số lớn máy bay không rõ của nước nào đang tiến tới gần, hạm đội hiện ở trong tư thế hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu.
    3 giờ 30 phút, quân khu miền tây báo cáo không quân Đức tấn công
    3 phút sau, quân khu Kiev báo cáo tiếp
    4 giờ, các quân khu miền tây, Pribaltic báo cáo : Quân Đức bắt đầu đánh vào các khu vực đất liền của quân khu.
    4 giờ 30 phút sáng, tất cả các ủy viên Bộ chính trị được triệu tập. I. V. Stalin sắc mặt tai tái. Ông bàng hoàng vì lòng tin vào khả năng tránh được chiến tranh bị sụp đổ.
    7 giờ 15 pghút ngày 22-6, chỉ thị số 2 của Ủy ban nhân dân quốc phòng được truyền tới các quân khu.
    Nhưng theo tương quan lực lượng và tình hình đã diễn ra khi đó, rõ ràng chỉ thị này không sát với thực tế và không thể thực hiện được
  2. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Kế hoạch Bacbarossa
    (Tiếp theo)
    Tới 8 giờ sáng 22-6, Bộ tổng tham mưu xô viết đã xác định được toàn bộ tình hình trên biên giới phía tây. Trừ quân khu Liningrad vẫn còn yên tĩnh, quân Đức đã tiến công vào tất cả các quân khu biên giới phía tây.
    Hơn 1000 máy bay Đức đã dội bom xuống các thành phố Murmansk, Caunas, Minsk, Kiev, Odessa, Sevastapol, các đầu mối giao thông, các sân bay, các trung tâm công nghiệp.
    Sau những trận bắn phá dữ dội của không quân và pháo binh để dọn đường, các sư đoàn xe tăng và bộ binh cơ giới Đức tấn công trên toàn tuyến biên giới phía tây.
    Chỉ riêng trong ngày đầu 22-6, máy bay Đức đã bắn phá 66 sân bay, tiêu diệt khoảng 1200 máy bay LX ở dưới đất và ở trên không.
    Quân Đức tiến quân khá nhanh. Trong ngày đầu ở hướng tây và tây bắc tiến sâu tới 50-60 km, ngày hôm sau 130 km, và ngày 25-6 là 250 km.
    Đến đầu tháng 7 quân Đức chiếm được 1 vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm Litva, phần lớn Latvia và Mondavia, một số vùng phía tây Belorussia và Ucraina. Có nơi chúng đã thọc sâu tới 400 km. Sau 3 tuần lễ chiến tranh, ở hướng tây bắc chúng đã tiến sâu tới 400-450 km, hướng tây từ 450-600 km, và hướng tây nam yừ 300-350 km.
    Quân Đức cũng đã vấp phải sức chống trả quyết liệt của quân đội LX. Trong ngày 22-6, không quân LX đã bắn rơi 200 máy bay.
    Các chiến sỹ ?oPháo đài Brest? đã ghi một chiến công thật chói lọi. nằm trên đường biên giới, lại án ngữ các cầu qua sông Bug, các chiến sỹ ở pháo đài Brest đã phải chịu đựng cuộc tấn công ác liệt của kẻ thù ngay từ những giờ phút đầư tiên của cuộc chiến tranh. Mặc dù với số quân ít, họ đã ngoan cường chống cự được hơn 1 tháng trời ròng rã trong 1 cuộc chiến đấu hết sức không cân sức.
    Pháo đài Brest đã trở thành 1 ổ đề kháng lớn giam chân ½ lực lượng sư đoàn 12, toàn bộ sư đoàn 45 và 1 phần sư đoàn 31 của quân Đức, đồng thời gây cho chúng những thiệt hại nặng.
    Ngày nay, ở pháo đài còn giữ lại nhiều di tích, trong đó có một dòng chữ bằng máu trên tường : ?oTôi chết, nhưng không đầu hàng. Vĩnh biệt Tổ quốc! 20-8-1941?.
    Kẻ thù chỉ chiếm được pháo đài sau khi hầu hết các chiến sỹ đã hy sinh. Chỉ một số ít chiến sỹ thoát ra khỏi vòng vây của kẻ thù.
    Sau này, năm 1965, pháo đài Brest được phong danh hiệu ?oPháo đài anh hùng.
    (Về trận phòng thủ pháo đài Brest, có thể xem thêm ở Topic ?oPháo đài anh hùng? http://ttvnol.com/lichsu_vanhoa/365353.ttvn ?., hoặc đọc cuốn ?oPháo đài Brest? của X. Xmirnov, hay ?oTên anh không có trong danh sách? của B. Vaxiliev).
    Ở trên không, các phi công LX đã chiến đấu hết sức dũng cảm. Sau khi bắn hết đạn, phi công Cocorev vẫn tiếp tục đuổi theo 1 máy bay của địch, và dùng cánh quạt máy bay mình cắt đứt thân máy bay địch, lần đầu tiên đánh ?ogiáp la cà ?o trên không.
    Đại úy Gastelo lao chiếc máy bị thương bốc lửa của mình xuống các xe cộ và các thùng xăng của địch. Một tiếng nổ khủng khiếp kèm theo làm nhiều tên địch và 1 số lớn dụng cụ chiến tranh bị phá hủy.
    Cùng với Cocorev, Gastelo còn có nhiều phi công anh hùng khác như Butelin, Danilov, Ivanov, Mocliat, Riavchev, Andreev ?

    Tướng Đức Ga-li-de-rơ ghi trong nhật ký ngày 29-6-1941 :
    ?oNhững tin tức từ mặt trận khẳng định rằng, người Nga ở mọi nơi đều chiến đấu đến người cuối cùng?.
    Thiệt hại của quân Đức thật là nặng nề. Chỉ sau 3 tháng xâm lược, quân Đức đã bị tiêu diệt đến nửa triệu quân (trong khi gần 2 năm đánh chiếm hầu hết châu Âu, chúng chỉ mất gần 300 nghìn quân).
    Chiến lược ?oChiến tranh chớp nhoáng? của Hitler bước đầu bị phá sản. Hitler buộc phải tính toán lại. Chúng quyết định dồn lực lượng cho đạo quân Trung tâm chiếm cho kỳ được Moskva, nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh trước mùa đông giá lạnh

  3. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Kế hoạch Bacbarossa
    (Tiếp theo)
    Tới 8 giờ sáng 22-6, Bộ tổng tham mưu xô viết đã xác định được toàn bộ tình hình trên biên giới phía tây. Trừ quân khu Liningrad vẫn còn yên tĩnh, quân Đức đã tiến công vào tất cả các quân khu biên giới phía tây.
    Hơn 1000 máy bay Đức đã dội bom xuống các thành phố Murmansk, Caunas, Minsk, Kiev, Odessa, Sevastapol, các đầu mối giao thông, các sân bay, các trung tâm công nghiệp.
    Sau những trận bắn phá dữ dội của không quân và pháo binh để dọn đường, các sư đoàn xe tăng và bộ binh cơ giới Đức tấn công trên toàn tuyến biên giới phía tây.
    Chỉ riêng trong ngày đầu 22-6, máy bay Đức đã bắn phá 66 sân bay, tiêu diệt khoảng 1200 máy bay LX ở dưới đất và ở trên không.
    Quân Đức tiến quân khá nhanh. Trong ngày đầu ở hướng tây và tây bắc tiến sâu tới 50-60 km, ngày hôm sau 130 km, và ngày 25-6 là 250 km.
    Đến đầu tháng 7 quân Đức chiếm được 1 vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm Litva, phần lớn Latvia và Mondavia, một số vùng phía tây Belorussia và Ucraina. Có nơi chúng đã thọc sâu tới 400 km. Sau 3 tuần lễ chiến tranh, ở hướng tây bắc chúng đã tiến sâu tới 400-450 km, hướng tây từ 450-600 km, và hướng tây nam yừ 300-350 km.
    Quân Đức cũng đã vấp phải sức chống trả quyết liệt của quân đội LX. Trong ngày 22-6, không quân LX đã bắn rơi 200 máy bay.
    Các chiến sỹ ?oPháo đài Brest? đã ghi một chiến công thật chói lọi. nằm trên đường biên giới, lại án ngữ các cầu qua sông Bug, các chiến sỹ ở pháo đài Brest đã phải chịu đựng cuộc tấn công ác liệt của kẻ thù ngay từ những giờ phút đầư tiên của cuộc chiến tranh. Mặc dù với số quân ít, họ đã ngoan cường chống cự được hơn 1 tháng trời ròng rã trong 1 cuộc chiến đấu hết sức không cân sức.
    Pháo đài Brest đã trở thành 1 ổ đề kháng lớn giam chân ½ lực lượng sư đoàn 12, toàn bộ sư đoàn 45 và 1 phần sư đoàn 31 của quân Đức, đồng thời gây cho chúng những thiệt hại nặng.
    Ngày nay, ở pháo đài còn giữ lại nhiều di tích, trong đó có một dòng chữ bằng máu trên tường : ?oTôi chết, nhưng không đầu hàng. Vĩnh biệt Tổ quốc! 20-8-1941?.
    Kẻ thù chỉ chiếm được pháo đài sau khi hầu hết các chiến sỹ đã hy sinh. Chỉ một số ít chiến sỹ thoát ra khỏi vòng vây của kẻ thù.
    Sau này, năm 1965, pháo đài Brest được phong danh hiệu ?oPháo đài anh hùng.
    (Về trận phòng thủ pháo đài Brest, có thể xem thêm ở Topic ?oPháo đài anh hùng? http://ttvnol.com/lichsu_vanhoa/365353.ttvn ?., hoặc đọc cuốn ?oPháo đài Brest? của X. Xmirnov, hay ?oTên anh không có trong danh sách? của B. Vaxiliev).
    Ở trên không, các phi công LX đã chiến đấu hết sức dũng cảm. Sau khi bắn hết đạn, phi công Cocorev vẫn tiếp tục đuổi theo 1 máy bay của địch, và dùng cánh quạt máy bay mình cắt đứt thân máy bay địch, lần đầu tiên đánh ?ogiáp la cà ?o trên không.
    Đại úy Gastelo lao chiếc máy bị thương bốc lửa của mình xuống các xe cộ và các thùng xăng của địch. Một tiếng nổ khủng khiếp kèm theo làm nhiều tên địch và 1 số lớn dụng cụ chiến tranh bị phá hủy.
    Cùng với Cocorev, Gastelo còn có nhiều phi công anh hùng khác như Butelin, Danilov, Ivanov, Mocliat, Riavchev, Andreev ?

    Tướng Đức Ga-li-de-rơ ghi trong nhật ký ngày 29-6-1941 :
    ?oNhững tin tức từ mặt trận khẳng định rằng, người Nga ở mọi nơi đều chiến đấu đến người cuối cùng?.
    Thiệt hại của quân Đức thật là nặng nề. Chỉ sau 3 tháng xâm lược, quân Đức đã bị tiêu diệt đến nửa triệu quân (trong khi gần 2 năm đánh chiếm hầu hết châu Âu, chúng chỉ mất gần 300 nghìn quân).
    Chiến lược ?oChiến tranh chớp nhoáng? của Hitler bước đầu bị phá sản. Hitler buộc phải tính toán lại. Chúng quyết định dồn lực lượng cho đạo quân Trung tâm chiếm cho kỳ được Moskva, nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh trước mùa đông giá lạnh

  4. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Trận chiến bảo vệ Moskva
    Và 5 chiến sỹ Việt Nam

    Ngày 16-9-1941, Bộ tổng chỉ huy tối cao Đức ra chỉ thị chuẩn bị chiến dịch ?oCơn bão? nằm tấn công tiêu diệt Moskva.
    Ngày 30-9-1941, cuộc tấn công bắt đầu. Quân Đức huy động :
    - Hơn 1,8 triệu quân,
    - 1700 xe tăng và pháo tự hành
    - Hơn 14 nghìn đại bác và súng cối,
    - 950 máy bay chiến đấu.
    Như thế là ở hướng Moskva, Hitler tập trung :
    - Hơn 2/5 lực lượng bộ binh
    - Gần ½ đại bác và súng cối
    - Gần 1/3 số máy bay
    (Lực lượng chính trên chiến trường Xô ?" Đức).
    Hôm đó Hitler tuyên bố :
    ?oGiáng 1 đòn mạnh mẽ cuối cùng và đòn này, trước khi mùa đông đến, sẽ tiêu diệt được quân thù. Mọi việc chuẩn bị đã xong xuôi ? Hôm nay bắt đầu trận chiến đấu lớn và cuối cùng của năm nay?
    Gơben, Bộ trưởng tuyên truyền phát xít, chỉ thị cho tất cả các báo ở Berlin :
    ?oNgày 12-10-1941 phải dành chỗ để đang ?oBản tin đặc biệt? về sự thất bại của Moskva"
    Quân Đức tấn công theo 3 hướng với chiều dài khoảng 1000 km :
    - Hướng bắc và hướng nam nhằm kèm chặt, bao vây và cô lập Moskva với các vùng khác
    - Hướng giữa là đòn đột kích chủ yếu, tấn công thẳng vào Moskva.
    Quân Đức tràn vào Calinin, chiếm được Maloiaroslavets, Mojaisk, Volocolamsk. Chúng đã đột nhập vào tỉnh Moskva, chỉ còn cách thủ đô chưa đầy 100 km.
    Trước tình hình nghiêm trọng đó, Bộ tổng tư lệnh tối cao Hồng quân xácv định tuyến Mojaisk là tuyến phòng thủ chính bảo vệ thủ đô. Trung ương Đảng và Hội đồng quốc phòng Nhà nước đã quyết định đưa 1 số cơ quan trung ương, toàn bộ Đoàn ngoại giao sơ tán ra khỏi Moskva và chuyển những kho tàng đặc biệt quan trọng ra ngoài thủ đô.
    Moskva và các vùng lân cận được đặt trong tình trạng giới nghiêm. Mọi sinh hoạt được tổ chức hết sức nghiêm ngặt.
    Quảng trường Đỏ tháng 10-1941
  5. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Trận chiến bảo vệ Moskva
    Và 5 chiến sỹ Việt Nam

    Ngày 16-9-1941, Bộ tổng chỉ huy tối cao Đức ra chỉ thị chuẩn bị chiến dịch ?oCơn bão? nằm tấn công tiêu diệt Moskva.
    Ngày 30-9-1941, cuộc tấn công bắt đầu. Quân Đức huy động :
    - Hơn 1,8 triệu quân,
    - 1700 xe tăng và pháo tự hành
    - Hơn 14 nghìn đại bác và súng cối,
    - 950 máy bay chiến đấu.
    Như thế là ở hướng Moskva, Hitler tập trung :
    - Hơn 2/5 lực lượng bộ binh
    - Gần ½ đại bác và súng cối
    - Gần 1/3 số máy bay
    (Lực lượng chính trên chiến trường Xô ?" Đức).
    Hôm đó Hitler tuyên bố :
    ?oGiáng 1 đòn mạnh mẽ cuối cùng và đòn này, trước khi mùa đông đến, sẽ tiêu diệt được quân thù. Mọi việc chuẩn bị đã xong xuôi ? Hôm nay bắt đầu trận chiến đấu lớn và cuối cùng của năm nay?
    Gơben, Bộ trưởng tuyên truyền phát xít, chỉ thị cho tất cả các báo ở Berlin :
    ?oNgày 12-10-1941 phải dành chỗ để đang ?oBản tin đặc biệt? về sự thất bại của Moskva"
    Quân Đức tấn công theo 3 hướng với chiều dài khoảng 1000 km :
    - Hướng bắc và hướng nam nhằm kèm chặt, bao vây và cô lập Moskva với các vùng khác
    - Hướng giữa là đòn đột kích chủ yếu, tấn công thẳng vào Moskva.
    Quân Đức tràn vào Calinin, chiếm được Maloiaroslavets, Mojaisk, Volocolamsk. Chúng đã đột nhập vào tỉnh Moskva, chỉ còn cách thủ đô chưa đầy 100 km.
    Trước tình hình nghiêm trọng đó, Bộ tổng tư lệnh tối cao Hồng quân xácv định tuyến Mojaisk là tuyến phòng thủ chính bảo vệ thủ đô. Trung ương Đảng và Hội đồng quốc phòng Nhà nước đã quyết định đưa 1 số cơ quan trung ương, toàn bộ Đoàn ngoại giao sơ tán ra khỏi Moskva và chuyển những kho tàng đặc biệt quan trọng ra ngoài thủ đô.
    Moskva và các vùng lân cận được đặt trong tình trạng giới nghiêm. Mọi sinh hoạt được tổ chức hết sức nghiêm ngặt.
    Quảng trường Đỏ tháng 10-1941
  6. dbp

    dbp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Tiểu đoàn trừng giới không phải là tập hợp những người đào ngũ (thường bị xử bắn ngay) mà gồm những người bị kỷ luật (tội nhẹ hơn tội đào ngũ, ví dụ như không hoàn thành nhiệm vụ, vô kỷ luật, v.v..). Trong một hồi ký của topic này có đề cập đến việc lính Hồng quân bắt được phi công Đức và cấp trên ra lệnh trong vòng 2 giờ phải lấy được lời khai của tù binh này, nếu không thì sẽ bị đưa vào tiểu đoàn trừng giới.
    Các lực lượng trừng giới được sư dụng làm những lực lượng tấn công trước vào phòng tuyến quân Đức để làm lộ trận địa phòng thủ của quân Đức. Khi tấn công thì tất nhiên là không có pháo dọn đường và xe tăng hỗ trợ, vũ khí trang bị thô sơ (thậm chí không có súng), vì thế sau mỗi trận đều hy sinh phần lớn.
    Hồi ký Zhukov thỉnh thoảng có đề cập đến việc tiến hành "trinh sát chiến đấu" trước trận đánh, chắc là nói về lực lượng này đây.
  7. dbp

    dbp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Tiểu đoàn trừng giới không phải là tập hợp những người đào ngũ (thường bị xử bắn ngay) mà gồm những người bị kỷ luật (tội nhẹ hơn tội đào ngũ, ví dụ như không hoàn thành nhiệm vụ, vô kỷ luật, v.v..). Trong một hồi ký của topic này có đề cập đến việc lính Hồng quân bắt được phi công Đức và cấp trên ra lệnh trong vòng 2 giờ phải lấy được lời khai của tù binh này, nếu không thì sẽ bị đưa vào tiểu đoàn trừng giới.
    Các lực lượng trừng giới được sư dụng làm những lực lượng tấn công trước vào phòng tuyến quân Đức để làm lộ trận địa phòng thủ của quân Đức. Khi tấn công thì tất nhiên là không có pháo dọn đường và xe tăng hỗ trợ, vũ khí trang bị thô sơ (thậm chí không có súng), vì thế sau mỗi trận đều hy sinh phần lớn.
    Hồi ký Zhukov thỉnh thoảng có đề cập đến việc tiến hành "trinh sát chiến đấu" trước trận đánh, chắc là nói về lực lượng này đây.
  8. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0

    Chiến dịch "Cơn bão" (typhoon) của quân Đức 30-09-1941
    --------------
    Trận chiến bảo vệ Moskva
    Và 5 chiến sỹ Việt Nam

    (Tiếp theo)
    Tình hình ở mặt trận Moskva rất ác liệt.
    Đối diện với cụm tập đoàn quân Trung tâm của Đức là các đơn vị của 3 phương diện quân :
    - Phương diện quân Tây do tướng Konev chỉ huy
    - Phương diện quân dư bị do nguyên soái Budienưi chỉ huy
    - Phương diện quân Brianski do tướng Emerenko chỉ huy
    3 phương diện quân của LX có 15 quân đoàn, với 83 sư đoàn, trong đó chỉ có một sư đoàn xe tăng, 2 sư đoàn cơ giới, rất ít pháo và xe tăng
    Quân Đức ở hướng này có 3 quân đoàn bộ binh, 3 binh đoàn xe tăng, 16 binh đoàn bộ binh, 8 binh đoàn cơ giới. Tổng số 76 sư đoàn, trong đó có 18 sư đoàn xe tăng, 8 sư đoàn cơ giới.
    Tình hình rất căng thẳng. Stalin quyết định sáp nhập phương diện quân tây và phương diện quân dự bị chiến lược đồng thời bổ nhiệm Jukov làm Tư lệnh.
    Stalin không rời khỏi Moskva, nhưng ông đã ký mệnh lệnh về sơ tán :
    Ngày 15-10-1941
    Mệnh lệnh của Hội đồng quốc phòng Nhà nước
    (Về kế hoạch sơ tán của thành phố Moskva)
    Do tình hình không thuận lợi trên tuyến phòng thủ Mojaiski, Hội đồng quốc phòng yêu cầu :
    1- Giao cho đồng chí Molotov thông báo cho các phái Bộ ngoại giao để ngay ngày hôm nay tiến hành sơ tán đến thành phố Kubưsev (đồng chí Kaganovich nhanh chóng đưa ra thành phần các bộ phận bảo đảm, đồng chí Beria tổ chức công tác bảo vệ.
    2- Ngay trong ngày hôm nay tổ chức sơ tán Xô viết tối cao và cơ quan chính phủ do Molotov đứng đầu.
    3- Nhanh chóng sơ tán cơ quan Bộ quốc phòng và Bộ hải quân đến Kubưsev ?" Còn Bộ Tổng tham mưu đến thành phố Ardamas.
    4- Trong trường hợp quân địch xuất hiện ở cửa ngõ Moskva thì cho phép Bộ trưởng An ninh ?" đồng chí Beria và đồng chí Serbakov quyết định việc phá hủy các mà không thể sơ tán được ?" Trong đó có cả thiết bị Metro.
    Chủ tịch Hội đồng quốc phòng ?" I. V. Stalin

    Đó là những này bão táp. Cả đất nước xô viết chi viện cho Moskva. Nhân dân Moskva kiên cường đương đầu với kẻ thù. Hơn nửa triệu người Moskva tham gia xây dựng các công sự phòng ngự. Trong thành phố lởm chởm những công sự chống xe tăng.
    Nhân dân Moskva thành lập 12 sư đoàn dân quân gồm những công nhân, kỹ sư, nhân viên kỹ thuật, bác sỹ, giáo sư, văn nghệ sỹ ? họ vừa đánh giặc vừa học quân sự. 40 đội du kích ra đời tiến hành quấy rối, phá hoại ở sau lưng địch. Hơn 12 nghìn đội cứu hỏa tình nguyện với sự tham gia của 200 nghìn người đã được thành lập để bảo vệ thủ đô. Cả Moskva hiên ngang đối mặt với quân Đức..
    Xe tăng Đức trên đại lộ "Varsava"
    Được TLV sửa chữa / chuyển vào 00:25 ngày 06/11/2004
  9. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0

    Chiến dịch "Cơn bão" (typhoon) của quân Đức 30-09-1941
    --------------
    Trận chiến bảo vệ Moskva
    Và 5 chiến sỹ Việt Nam

    (Tiếp theo)
    Tình hình ở mặt trận Moskva rất ác liệt.
    Đối diện với cụm tập đoàn quân Trung tâm của Đức là các đơn vị của 3 phương diện quân :
    - Phương diện quân Tây do tướng Konev chỉ huy
    - Phương diện quân dư bị do nguyên soái Budienưi chỉ huy
    - Phương diện quân Brianski do tướng Emerenko chỉ huy
    3 phương diện quân của LX có 15 quân đoàn, với 83 sư đoàn, trong đó chỉ có một sư đoàn xe tăng, 2 sư đoàn cơ giới, rất ít pháo và xe tăng
    Quân Đức ở hướng này có 3 quân đoàn bộ binh, 3 binh đoàn xe tăng, 16 binh đoàn bộ binh, 8 binh đoàn cơ giới. Tổng số 76 sư đoàn, trong đó có 18 sư đoàn xe tăng, 8 sư đoàn cơ giới.
    Tình hình rất căng thẳng. Stalin quyết định sáp nhập phương diện quân tây và phương diện quân dự bị chiến lược đồng thời bổ nhiệm Jukov làm Tư lệnh.
    Stalin không rời khỏi Moskva, nhưng ông đã ký mệnh lệnh về sơ tán :
    Ngày 15-10-1941
    Mệnh lệnh của Hội đồng quốc phòng Nhà nước
    (Về kế hoạch sơ tán của thành phố Moskva)
    Do tình hình không thuận lợi trên tuyến phòng thủ Mojaiski, Hội đồng quốc phòng yêu cầu :
    1- Giao cho đồng chí Molotov thông báo cho các phái Bộ ngoại giao để ngay ngày hôm nay tiến hành sơ tán đến thành phố Kubưsev (đồng chí Kaganovich nhanh chóng đưa ra thành phần các bộ phận bảo đảm, đồng chí Beria tổ chức công tác bảo vệ.
    2- Ngay trong ngày hôm nay tổ chức sơ tán Xô viết tối cao và cơ quan chính phủ do Molotov đứng đầu.
    3- Nhanh chóng sơ tán cơ quan Bộ quốc phòng và Bộ hải quân đến Kubưsev ?" Còn Bộ Tổng tham mưu đến thành phố Ardamas.
    4- Trong trường hợp quân địch xuất hiện ở cửa ngõ Moskva thì cho phép Bộ trưởng An ninh ?" đồng chí Beria và đồng chí Serbakov quyết định việc phá hủy các mà không thể sơ tán được ?" Trong đó có cả thiết bị Metro.
    Chủ tịch Hội đồng quốc phòng ?" I. V. Stalin

    Đó là những này bão táp. Cả đất nước xô viết chi viện cho Moskva. Nhân dân Moskva kiên cường đương đầu với kẻ thù. Hơn nửa triệu người Moskva tham gia xây dựng các công sự phòng ngự. Trong thành phố lởm chởm những công sự chống xe tăng.
    Nhân dân Moskva thành lập 12 sư đoàn dân quân gồm những công nhân, kỹ sư, nhân viên kỹ thuật, bác sỹ, giáo sư, văn nghệ sỹ ? họ vừa đánh giặc vừa học quân sự. 40 đội du kích ra đời tiến hành quấy rối, phá hoại ở sau lưng địch. Hơn 12 nghìn đội cứu hỏa tình nguyện với sự tham gia của 200 nghìn người đã được thành lập để bảo vệ thủ đô. Cả Moskva hiên ngang đối mặt với quân Đức..
    Xe tăng Đức trên đại lộ "Varsava"
    Được TLV sửa chữa / chuyển vào 00:25 ngày 06/11/2004
  10. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Cuộc duyệt binh lịch sử có một không hai
    Ngày 10-10, khi Stalin bổ nhiệm Jukov làm phương diện tư lệnh quân, thì trên các trang báo ?oPhelkisser Beobakhter? đã đăng tin :
    ?oGiờ khắc đã đến : chiến dịch phía đông đã kết thúc?? ?oSự kết thúc của Đảng Bolsevich??
    Hítler đã phát biểu trước nghị viện và tuyên bố :
    ?oHôm nay tôi nói lên điều này, vì rằng hôm nay có thể tuyên bố kẻ thù đã bị tiêu diệt và không bao giờ có thể ngóc đầu lên được nữa!?
    Hitler còn dự định sẽ chiếm Moskva và tổ chức duyệt binh vào ngày 7-11. Trong những ngày này, Tổng tư lệnh Lục quân Đức thống chế Brauchits đã đến mặt trận và yêu cầu điều các đơn vị xe tăng từ phía Bắc vế để tiến công Moskva. Các đơn vị quân Đức đã chiếm được Kaluga hôm 12-10. Gerner dẫn đầu tập đoàn xe tăng tiến về tuyến phòng thủ Moskva.
    Từ cuối tháng 10, sức tấn công của quân Đức suy yếu dần, chúng phải dừng lại để củng cố lực lượng và điều thêm viện binh. Trong 1 tháng giao tranh đẫm máu, quân Đức tiến thêm được 230-250 km trên hướng Moskva nhưng chúng đã không tràn vào được thủ đô xô viết. Moskva đã đứng vững trước ?oCơn bão? tàn khốc của Hitler..
    Ngày 28-10, Stalin cho gọi tướng Artemiev, Tư lệnh quân khu Moskva và Tư lệnh không quân ?" tướng Jugaev và hỏi :
    - Còn 10 ngày nữa là đến kỷ niệm Cách mạng Tháng 10. Chúng ta có tổ chức duyệt binh ở Quảng trường Đỏ không?
    2 vị tướng nhìn nhau lưỡng lự. Moskva đang trong tình trạng sơ tán, giấy tờ, đồ đạc ngổn ngang. Thậm chí không ai nghĩ đến điều đó.
    - Nhưng Hội đồng Quốc phòng cho rằng ?" Stalin hướng về các Ủy viên Bộ Chính trị đang ngồi trong phòng ?" Cần phải tổ chức duyệt binh, nó sẽ có ý nghĩa về mặttinh thần to lớn tác động không chỉ người dân Moskva mà là cả toàn quân, toàn quốc.
    Sau đó các vị Tư lệnh đã nhận nhiệm vụ và việc chuẩn bị cho lễ duyệt binh trong chế độ ?otuyệt mật?.
    Ngày 6-11-1941, Moskva vẫn tổ chức mít tinh kỷ niệm trọng thể lần thứ 24 cách mạng tháng Mười vĩ đại. Thay vì ở Nhà hát lớn, lễ kỷ niệm được tổ chức ở tiền sảnh trong ga metro (tàu điện ngầm) Maiakovskaia. Các đại biểu theo thang cuốn đi xuống ga metro. Đại biểu chính phủ đến bằng metro từ phía bên cạnh, thậm chí nhiều người thấy không khí còn long trọng hơn cả buổi lễ trong những ngày hòa bình. Mọi người đều hiểu ý nghĩa chính trị và tinh thần rất lớn của buổi lễ và lới phát biểu của Stalin được phát qua hệ thống radio ra toàn quốc. Các nhà máy, xí nghiệp, nông trang tập thể cũng tổ chức mít tinh.
    Trong bài diễn văn, Stalin đã lý giải tại sao chiến lược ?ođánh nhanh? của Hitler đã thành công ở phương Tây lại thất bại ở phía Đông. Stalin rút ra nguyên nhân các thất bại tạm thời của Hồng quân và chỉ ra rằng quân Đức nhất định sẽ bị tiêu diệt..
    Stalin đọc diễn văn chậm rãi, rõ ràng có tính thuyết phục đã truyền cho mọi người lòng quyết tâm, một niềm tin mãnh liệt, rằng mọi thứ sẽ đúng như thế.
    Lễ duyệt binh ngày hôm sau trên Quảng trường Đỏ không những chỉ tập hợp mà còn cổ vũ nhân dân và quân đội trong cuộc đấu tranh với kẻ thù, mà có thể nói là một đòn chí tử giáng vào âm mưu của phát xít Đức.
    Khi quân Đức đang ở cách Moskva không xa thì cuộc duyệt binh này quả thật là rất mạo hiểm. Quân Đức hoàn toàn có thể tập trung hỏa lực không quân và mặt đất để tiến thẳng đến Quảng trường Đỏ.
    Vấn đề là quân Đức hoàn toàn bị bất ngờ nên không biết phải làm gì và không dám báo cáo với Hitler. Tình báo Đức không hề biết tí gì về kế hoạch tổ chức duyệt binh.
    Trong khi đó bản thân Hitler rất tình cờ bật radio và nghe thấy nhạc duyệt binh và tiếng ủng lính nện trên mặt đường. Hitler lúc đầu tưởng là buổi diễu binh của quân Đức, nhưng khi nghe thấy mệnh lệnh duyệt binh bằng tiếng Nga thì Hitler hiểu ngay diều gì đã xảy ra. Hitler lập tức gọi điện thẳng đến Bộ tham mưu tập đoàn quân. Người nhấc máy là viên tướng, chỉ huy trưởng phi đoàn ném bom.
    - Tướng tá cái gì mà để quân Nga tổ chức duyệt binh ngay trước mũi mà các anh không biết à? Ngủ à? Đồ Lợn!
    - Nhưng thời tiết rất xấu, thưa Hitler, có tuyết và không bay được.
    - Các phi công giỏi có thể bay trong bất cứ thời tiết nào. Hãy cất cánh và do chính anh chỉ huy.
    Sau đó vài phút, đơn vị không quân Đức đã cất cánh, nhưng chúng không đến được Moskva. Máy bay của vị tướng này và 25 chiếc khác đã bị bắn hạ trước khi đến được Moskva.
    Như vậy là sáng ngày 7-11-1941, trong tuyết rơi giá lạnh, cuộc duyệt binh được cử hành trân Quảng trường Đỏ. Cuộc duyệt binh được chuẩn bị hết sức bí mật. Ngay những người tham gia duyệt binh cũng không biết trước họ tập dượt để làm gì.
    Người chỉ huy cuộc duyệt binh là tướng P. A. Artemiv, Tư lệnh quân khu Moskva.
    Stalin đã có bài phát biểu nổi tiếng khích lệ tinh thần toàn quân và các đơn vị duyệt binh từ Quảng trường Đỏ đi thẳng ra mặt trận :
    ?oCuộc chiến tranh mà chúng ta đang tiến hành là cuộc chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh giải phóng. Hãy để hình tượng dũng cảm và vĩ đại của cácdanh tướng như Alexandre Nepski, Dmitri Dolski, Kuzma Minin, Dmitri Pojarski, Alexandra Xuvorov, Mikhail Kutuzov cổ vũ các đồng chí trong cuộc chiến tranh này ?" Hãy để ngọn cờ chiến thắng của Lenin tung bay!?
    Các đơn vị, các chiến sỹ lần lượt diễu qua Lăng Lenin và từ Quảng trường Đỏ tiến thẳng ra mặt trận chỉ cách thủ đô mấy chục km. Các vũ khí của các đơn vị đều lắp sẵn đạn để sẵn sàng ra thẳng chiến tuyến.
    Tiếp theo là đội hình 200 xe tăng. Từ Quảng trường Đỏ, đội hình xe tăng rẽ trái tiến thẳng ra mặt trận qua quảng trường Djerdginski rồi tiến lên đại lộ Leningrad, Volokolamski, Mojaiski
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này