1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 04/09/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Xe tăng PzKpfwVIB KingTiger bị tiêu diệt tại Mặt trận phía Đông
    Bác có thể chú thích rõ hơn về những chiếc tank Đức này không?????
    Thông thường, Kinh Tiger được đặt cho con này, chỉ có hai mẫu thử được sản xuất cuối năm 1944 và đầu năm 1945, chắc là chưa kịp tham chiến.
    Vài đặc điểm của nó:
    Formal Designation(s) Panzerkampfwagen Maus / Porsche 205
    Manufacturer(s)Alkett
    Production Quantity2 prototypes; Production Period1944-45
    TypeSuper Heavy Tank; Crew5
    Length /hull (m)10.09; Barrel Overhang (m)105
    Width /with skirts (m)3.67Height (m)3.66
    Combat Weight (kg)188000Radio EquipmentFuG5
    FIREPOWER
    Primary Armament128mm KwK 44 L/55Ammunition Carried32
    Traverse (degrees)Power (360°)Elevation (degrees)-7° to +23°
    Traverse speed (360°)n.a.SightZF
    Secondary Armament75mm KwK 44 L/36.5 (coaxial)Ammunition Carried200
    MOBILITY CHARACTERISTICS
    Engine Make & ModelMB509 or MB517 DieselNo. of Links/Trackn.a.
    Type & DisplacementV12, n.a.Track Width110 cm
    Horsepower (max.)1080hp@2400rpmTrack Ground Contact588 cm
    Power/Weight Ratio5.7 hp/tonneGround Pressure 18.6 psi
    Gearbox2 forward, 2 reverseGround Clearance (m)0.57
    FuelGas (Petrol) or DieselTurning Radius (m)0.0
    Range on/off road (km)192-300/87-135Gradient (degrees)30°
    Mileage (liters/100km)1400 on/3100 off roadVertical Obstacle (m)0.72
    Fuel Capacity (liters)2700+1500 (external)Fording (m)1.63
    Speed on/off road20/n.a. km/hTrench Crossing (m)3.00
    ARMOR PROTECTION
    Armor DetailFrontSideRearTop/Bottom
    Hull200mm@55°180mm@90°180mm@60°40-100mm@0°
    Superstructure200mm@35°180+100mm@90°180mm@52°40-80mm@0°
    Turret240mm@round200mm@60°200mm@83°40mm@0°
    Mantlet240mm@Saukopf---
    Trích dịch:
    Nặng 188 tấn (T-34 là 26 tấn, KV là khoảng 50 tấn)
    Đại bác chính 128mm KwK 44 L/55 (T-34 ban đầu là 60mm-không sử dụng, sản phẩm thực tế chiến đấu đầu tiên là 76mm, sau đó là 85mm). Quay 360 độ, cúi -7 độ, ngỏng 13 độ. 32 đạn. Kính ngắm. Đại bác phụ 75mm KwK 44 L/36.5 nòng xoắn 200 đạn.
    Giáp thân xe
    Trước: 200mm@55°, tương đương 250mm
    Sườn 180mm@90° tương đương 180mm
    Sau 180mm@60° tương đương 200mm
    nóc và đáy 40-100mm@0°
    Giáp tháp pháo: 240mm vòm tròn rất vững, gốc nòng chính 240mm. Xung quang tháp pháo 200mm nghiêng 60 độ, tương đương 230mm. (giáp T-34 chỉ 40mm, rất nghiêng, nên phiwá trước đạt khoàng hơn 100mm, còn sau mỏng)
    Tốc đột thấp, khoảng 20km/h
    NHưng xem ảnh, con này rất khác con bác kể.
  2. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Đây rồi. Biệt danh của con PzKpfw VI Ausf. B là Tiger II.
    Đây là xe tank tham chiến thực tế cuối cùng của Đức. Phát triển tiếp theo của PzKpfw VI Ausf. E biệt danh Tiger I. Cùng lớp với các xe: Sturmtiger (cối phản lực 380mm cải tiến từ thân xe Tiger I), Ferdinand/Elefant (pháo tự hành 88mm PaK 43/2 L/71, có khả năng chống công sự và chống tank), Jagdtiger (xe khu trục, một thứ xe ngày nay không dùng, có tháp pháo kém cơ động như pháo tự hành nhưng lại lắp đại bác bắn đạn xuyên, dùng chống mục tiêu cơ động như bản thân lại kém cơ động, khẩu này có đại bác rất lớn 128mm PaK 44 L/55)
    Trở lại với PzKpfw VI Ausf. B Tiger II. Nó nặng bằng 3 con T-34 (70000 kg, 70 tấn, hơn con M1A1 Mỹ ngày nay và hơn con T-90 Nga ngày nay),
    Con trước nó Tiger I co giáp dầy 100mm đều 4 xung quanh, nhưng chỉ nghiêng 80độ-90 độ, nên chỉ tương đương 110 mm là cùng. Trừ tấm chắn trước thân tương đương 140mm là dầy nhất, nhưng đây là tấm ít dính miểng. Đó là kết cấu tồi tệ so với T-34, T-34 có độ nghiêng và vòm parabol rất Nga, nó vững trước chấn động của phát đạn không xuyên nổi và giáp tương đương 150mm giáp trước tháp pháo, trong khi dầy thực tế chỉ 45mm (độ nghiêngt đạt đến 30 độ trước và 45 độ sườn). Nhưng Tiger I mang đại bác 88mm KwK 43 L/71 hơn hẳn 85mm của T-34_85. Như vậy, Tiger I 57 tấn quá nặng nề so với T-34 mà giáp trước và giáp tháp pháo vẫn ngang nhau, T-34 kém giáp thân xe vài một chút súng. Đặc biệt, T-34 kép kính ngắm và mãi đến 1944 mới đủ điện đài, còn trước đây chỉ xe chỉ huy có.
    Do đó, con Tiger II Được cải tiến với độ nghiêng rất lớn phía trước, nhưng đại thể vẫn nghiêng rất ít. Tuy vậy, với khối lượng quá lớn, giáp nó cũng đáng sợ:
    Như các tank Đức khác, thân xe rất tốt với giáp trước dầy 100mm nghiêng 40 độ, tương đương 160 mm, sườn 80mm nghiêng 90 độ tương đương 80mm, sau 80mm nghiêng 60 độ tương đương 95mm nóc/đáy 25-40mm. Phần tháp pháo trước 180mm nghiêng 81độ tương đương 200mm, sườn và sau 80mm nghiêng 69 độ tương đương 90mm nóc/đáy 40mm. Gốc nòng pháo chính đạt 100mm.
    Rõ ràng Giáp trước nó gấp rưỡi T-34, sườn và sau thì hơn rất nhiều. Nhưng kết cấu cuả nó không nghiêng giáp và có ổ đỡ tháp pháo rất to, sức cơ động lại kém xa T-34. Trận đánh trên, chắc T-34 đánh tạt sườn, bắn vào ổ đỡ này ở cự ly vài trăm mét, chứ nó ở 1km đối đầu khì cho T-34 đi ma cao luôn. Mặc dù T-34 có hợp kim cứng hơn nhiều, như quá nhẹ so với Tiger II,
    Nhưng sức mạnh chủ yếu của T-34 là hiệu quả, xe có khả năng sản xuất nhanh và nhiều, 53 nghìn chiếc T-34 đã được sản xuất, so với vẻn vẹn, chút chút 489 chiếc Tiger II được sản xuất (bắt đầu tháng giêng 1944 đến tháng ba 1945). Các bác chắc hiểu Đức chết là phải, T-34 chỉ cần tiến lên xả khói không, Tiger cũng chết ngạt hết, chả cần phải bắn.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 22:05 ngày 11/11/2004
  3. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Đây rồi. Biệt danh của con PzKpfw VI Ausf. B là Tiger II.
    Đây là xe tank tham chiến thực tế cuối cùng của Đức. Phát triển tiếp theo của PzKpfw VI Ausf. E biệt danh Tiger I. Cùng lớp với các xe: Sturmtiger (cối phản lực 380mm cải tiến từ thân xe Tiger I), Ferdinand/Elefant (pháo tự hành 88mm PaK 43/2 L/71, có khả năng chống công sự và chống tank), Jagdtiger (xe khu trục, một thứ xe ngày nay không dùng, có tháp pháo kém cơ động như pháo tự hành nhưng lại lắp đại bác bắn đạn xuyên, dùng chống mục tiêu cơ động như bản thân lại kém cơ động, khẩu này có đại bác rất lớn 128mm PaK 44 L/55)
    Trở lại với PzKpfw VI Ausf. B Tiger II. Nó nặng bằng 3 con T-34 (70000 kg, 70 tấn, hơn con M1A1 Mỹ ngày nay và hơn con T-90 Nga ngày nay),
    Con trước nó Tiger I co giáp dầy 100mm đều 4 xung quanh, nhưng chỉ nghiêng 80độ-90 độ, nên chỉ tương đương 110 mm là cùng. Trừ tấm chắn trước thân tương đương 140mm là dầy nhất, nhưng đây là tấm ít dính miểng. Đó là kết cấu tồi tệ so với T-34, T-34 có độ nghiêng và vòm parabol rất Nga, nó vững trước chấn động của phát đạn không xuyên nổi và giáp tương đương 150mm giáp trước tháp pháo, trong khi dầy thực tế chỉ 45mm (độ nghiêngt đạt đến 30 độ trước và 45 độ sườn). Nhưng Tiger I mang đại bác 88mm KwK 43 L/71 hơn hẳn 85mm của T-34_85. Như vậy, Tiger I 57 tấn quá nặng nề so với T-34 mà giáp trước và giáp tháp pháo vẫn ngang nhau, T-34 kém giáp thân xe vài một chút súng. Đặc biệt, T-34 kép kính ngắm và mãi đến 1944 mới đủ điện đài, còn trước đây chỉ xe chỉ huy có.
    Do đó, con Tiger II Được cải tiến với độ nghiêng rất lớn phía trước, nhưng đại thể vẫn nghiêng rất ít. Tuy vậy, với khối lượng quá lớn, giáp nó cũng đáng sợ:
    Như các tank Đức khác, thân xe rất tốt với giáp trước dầy 100mm nghiêng 40 độ, tương đương 160 mm, sườn 80mm nghiêng 90 độ tương đương 80mm, sau 80mm nghiêng 60 độ tương đương 95mm nóc/đáy 25-40mm. Phần tháp pháo trước 180mm nghiêng 81độ tương đương 200mm, sườn và sau 80mm nghiêng 69 độ tương đương 90mm nóc/đáy 40mm. Gốc nòng pháo chính đạt 100mm.
    Rõ ràng Giáp trước nó gấp rưỡi T-34, sườn và sau thì hơn rất nhiều. Nhưng kết cấu cuả nó không nghiêng giáp và có ổ đỡ tháp pháo rất to, sức cơ động lại kém xa T-34. Trận đánh trên, chắc T-34 đánh tạt sườn, bắn vào ổ đỡ này ở cự ly vài trăm mét, chứ nó ở 1km đối đầu khì cho T-34 đi ma cao luôn. Mặc dù T-34 có hợp kim cứng hơn nhiều, như quá nhẹ so với Tiger II,
    Nhưng sức mạnh chủ yếu của T-34 là hiệu quả, xe có khả năng sản xuất nhanh và nhiều, 53 nghìn chiếc T-34 đã được sản xuất, so với vẻn vẹn, chút chút 489 chiếc Tiger II được sản xuất (bắt đầu tháng giêng 1944 đến tháng ba 1945). Các bác chắc hiểu Đức chết là phải, T-34 chỉ cần tiến lên xả khói không, Tiger cũng chết ngạt hết, chả cần phải bắn.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 22:05 ngày 11/11/2004
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Nhưng mà châu Âu thích đấu kiếm, đấu dúng. Giả sử có hẹn nhau ra tay bo 1-1 thì đã có thứ này. IS-3 (Iosep Stalin), giáp tháp pháo dầy gấp rưỡi, gấp đôi Maus do cực nghiêng và tròn đều, đại bác cũng vĩ đại luôn 122mm D-25, nhưng rõ ràng, chưa bằng Maus, gấp rưỡi Tiger.
    Kết cấu nghieng đọc đáo này là của vùng Uran, sau trở thành T-72, T-80, T-2000.
    Tuy vậy, nó chỉ nhẹ bằng KV (2/3 Tiger II và 1/4 Maus), IS-3 nặng 46500 kg (103000 lbs). Do đó, tuy được thiết kế cuối chiến tranh, nhiung chỉ riêng thời gian chiến tranh với Đức năm 1945, đã có 350 chú xuất xưởng. Rõ ràng, gần đủ đấu 1-1 với Tiger II cùng Maus. (nói thế thôi, Tiger II gặp bác này thì xế xe mở cửa chuồn cho nhanh).
  5. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Nhưng mà châu Âu thích đấu kiếm, đấu dúng. Giả sử có hẹn nhau ra tay bo 1-1 thì đã có thứ này. IS-3 (Iosep Stalin), giáp tháp pháo dầy gấp rưỡi, gấp đôi Maus do cực nghiêng và tròn đều, đại bác cũng vĩ đại luôn 122mm D-25, nhưng rõ ràng, chưa bằng Maus, gấp rưỡi Tiger.
    Kết cấu nghieng đọc đáo này là của vùng Uran, sau trở thành T-72, T-80, T-2000.
    Tuy vậy, nó chỉ nhẹ bằng KV (2/3 Tiger II và 1/4 Maus), IS-3 nặng 46500 kg (103000 lbs). Do đó, tuy được thiết kế cuối chiến tranh, nhiung chỉ riêng thời gian chiến tranh với Đức năm 1945, đã có 350 chú xuất xưởng. Rõ ràng, gần đủ đấu 1-1 với Tiger II cùng Maus. (nói thế thôi, Tiger II gặp bác này thì xế xe mở cửa chuồn cho nhanh).
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    KHẢ NĂNG CHIẾN ĐẤU CỦA XE TĂNG KV
    Tướng Đức Reinhardt, binh đoàn trưởng Binh đoàn xe tăng 41 (41st PzKorp), thuật lại trận đánh bên sông Dubissa diễn ra ngày 23 tháng Sáu 1941 giữa 80 xe tăng BT và 20 chiếc KV thuộc Sư đoàn thiết giáp Xôviết số 2 với toàn bộ Sư đoàn xe tăng số 6 (Đức) trang bị xe tăng PzKpfw IV (tăng hạng trung) và PzKpfw 35(t) (tăng hạng nhẹ):
    "Một trăm xe tăng của quân ta, trong đó khoảng một phần ba là PzKpfw IV, chiếm lĩnh vị trí chuẩn bị chống lại đợt phản công của địch. Một phần lực lượng ta đối mặt với chính diện của địch, nhưng phần lớn lực lượng bố trí bên sườn đối phương. Họ bắn trúng những con quái vật thép từ cả ba phía, nhưng những cố gắng để tiêu diệt chúng đều không thành công. Ngược lại, chính xe tăng của ta là những người bị hạ. Sau một hồi lâu chiến đấu với đám khổng lồ Xôviết, các đơn vị thiết giáp Đức bắt đầu phải rút lui để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn. [...] Một chiếc trong số chúng [xe KV] tiến gần một xe tăng của ta đang bị mắc kẹt. Không hề chần chừ, con quái vật đen ngòm lăn bánh qua nó (chiếc xe tăng Đức), nghiền nát nó hoàn toàn. Tới lúc này, một khẩu đại bác 105mm Đức đã được đưa tới; chỉ huy của nó, trông thấy xe tăng địch ngay đấy, đã hạ lệnh nã đạn cấp tập, tuy vậy không hề gây thiệt hại gì cho địch. Một chiếc trong số chúng (loại KV), tiến lại gần cách khẩu 105mm khoảng 100m, khi nó vừa bắn tiếp một phát đạn và viện đạn đập trúng chiếc xe tăng với toàn bộ sức công phá mạnh nhất. Chiếc tăng dừng lại sau khi trúng quầng chớp của phát đạn. ?oTa hạ được nó rồi!? đám pháo thủ hét lớn. "Đúng, ta đã hạ được nó!!!", viên đại uý chỉ huy khẩu pháo nói. Nhưng sắc mặt của họ lập tức thay đổi khi một người trong bọn hét lên: "Nó lại chuyển động!!". Không còn nghi ngờ gì nữa, chiếc xích sắt lấp lóa lăn tới gần khẩu đại bác và nghiền nát nó như một thứ đồ chơi, rồi tiếp tục di chuyển như thể chưa hề có chuyện gì xảy ra.?
    Trong trận đánh này, những xe tăng KV của Sư đoàn thiết giáp số 2 được báo cáo là đã tiêu diệt 40 xe tăng và 40 pháo của Đức (hầu hết là pháo chống tăng loại 37mm, đều bị nghiền nát cùng một kiểu với khẩu đại bác nói trên).
    Tướng Morgunov (chỉ huy trưởng lực lượng thiết giáp của Ukraina năm 1941) báo cáo:
    "Cần nhận thấy rằng thành công do các lữ đoàn thiết giáp số 4, số 8 và số 15 chứng tỏ trong chiến đấu chỉ một tăng KV duy nhất cũng tương đương với 10-14 xe tăng địch.?
    Tướng Konstantin Rokossovsky kể lại trong hồi ký của mình về năm 1941:
    "Xe tăng KV đem lại kinh hoàng thực sự cho kẻ địch. Chúng (KV) chống được đạn của bất kỳ loại đại bác nào mà xe tăng Đức có thể trang bị được. Tuy nhiên, cảnh khi chúng quay về sau một trận đánh thật ấn tượng! Bộ giáp của chúng lỗ chỗ khắp nơi những vết đạn, và đôi khi có cả những lỗ thủng trên đó.?

    Vào khoảng cuối tháng Bảy năm 1941, Trung tướng A. Yeremenko gửi một báo cáo tới D.G.Pavlov, Tư lệnh Phương diện quân Miền Tây: "Trong khu vực của Sư đoàn 107, chúng tôi đã cho một chiếc KV đi tới tiêu diệt một khẩu đội chống tăng của địch. Nó (chiếc KV) nghiền nát khẩu pháo, lăn tới lui trên khắp vị trí bố trí các khẩu pháo của địch, bị trúng khoảng 200 phát đạn, nhưng vỏ thép không hề bị xuyên thủng, thậm chí cả khi bị bắn bởi tất cả các loại pháo.?
    Nguồn:
    http://wio.ru/tank/kv.htm
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    KHẢ NĂNG CHIẾN ĐẤU CỦA XE TĂNG KV
    Tướng Đức Reinhardt, binh đoàn trưởng Binh đoàn xe tăng 41 (41st PzKorp), thuật lại trận đánh bên sông Dubissa diễn ra ngày 23 tháng Sáu 1941 giữa 80 xe tăng BT và 20 chiếc KV thuộc Sư đoàn thiết giáp Xôviết số 2 với toàn bộ Sư đoàn xe tăng số 6 (Đức) trang bị xe tăng PzKpfw IV (tăng hạng trung) và PzKpfw 35(t) (tăng hạng nhẹ):
    "Một trăm xe tăng của quân ta, trong đó khoảng một phần ba là PzKpfw IV, chiếm lĩnh vị trí chuẩn bị chống lại đợt phản công của địch. Một phần lực lượng ta đối mặt với chính diện của địch, nhưng phần lớn lực lượng bố trí bên sườn đối phương. Họ bắn trúng những con quái vật thép từ cả ba phía, nhưng những cố gắng để tiêu diệt chúng đều không thành công. Ngược lại, chính xe tăng của ta là những người bị hạ. Sau một hồi lâu chiến đấu với đám khổng lồ Xôviết, các đơn vị thiết giáp Đức bắt đầu phải rút lui để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn. [...] Một chiếc trong số chúng [xe KV] tiến gần một xe tăng của ta đang bị mắc kẹt. Không hề chần chừ, con quái vật đen ngòm lăn bánh qua nó (chiếc xe tăng Đức), nghiền nát nó hoàn toàn. Tới lúc này, một khẩu đại bác 105mm Đức đã được đưa tới; chỉ huy của nó, trông thấy xe tăng địch ngay đấy, đã hạ lệnh nã đạn cấp tập, tuy vậy không hề gây thiệt hại gì cho địch. Một chiếc trong số chúng (loại KV), tiến lại gần cách khẩu 105mm khoảng 100m, khi nó vừa bắn tiếp một phát đạn và viện đạn đập trúng chiếc xe tăng với toàn bộ sức công phá mạnh nhất. Chiếc tăng dừng lại sau khi trúng quầng chớp của phát đạn. ?oTa hạ được nó rồi!? đám pháo thủ hét lớn. "Đúng, ta đã hạ được nó!!!", viên đại uý chỉ huy khẩu pháo nói. Nhưng sắc mặt của họ lập tức thay đổi khi một người trong bọn hét lên: "Nó lại chuyển động!!". Không còn nghi ngờ gì nữa, chiếc xích sắt lấp lóa lăn tới gần khẩu đại bác và nghiền nát nó như một thứ đồ chơi, rồi tiếp tục di chuyển như thể chưa hề có chuyện gì xảy ra.?
    Trong trận đánh này, những xe tăng KV của Sư đoàn thiết giáp số 2 được báo cáo là đã tiêu diệt 40 xe tăng và 40 pháo của Đức (hầu hết là pháo chống tăng loại 37mm, đều bị nghiền nát cùng một kiểu với khẩu đại bác nói trên).
    Tướng Morgunov (chỉ huy trưởng lực lượng thiết giáp của Ukraina năm 1941) báo cáo:
    "Cần nhận thấy rằng thành công do các lữ đoàn thiết giáp số 4, số 8 và số 15 chứng tỏ trong chiến đấu chỉ một tăng KV duy nhất cũng tương đương với 10-14 xe tăng địch.?
    Tướng Konstantin Rokossovsky kể lại trong hồi ký của mình về năm 1941:
    "Xe tăng KV đem lại kinh hoàng thực sự cho kẻ địch. Chúng (KV) chống được đạn của bất kỳ loại đại bác nào mà xe tăng Đức có thể trang bị được. Tuy nhiên, cảnh khi chúng quay về sau một trận đánh thật ấn tượng! Bộ giáp của chúng lỗ chỗ khắp nơi những vết đạn, và đôi khi có cả những lỗ thủng trên đó.?

    Vào khoảng cuối tháng Bảy năm 1941, Trung tướng A. Yeremenko gửi một báo cáo tới D.G.Pavlov, Tư lệnh Phương diện quân Miền Tây: "Trong khu vực của Sư đoàn 107, chúng tôi đã cho một chiếc KV đi tới tiêu diệt một khẩu đội chống tăng của địch. Nó (chiếc KV) nghiền nát khẩu pháo, lăn tới lui trên khắp vị trí bố trí các khẩu pháo của địch, bị trúng khoảng 200 phát đạn, nhưng vỏ thép không hề bị xuyên thủng, thậm chí cả khi bị bắn bởi tất cả các loại pháo.?
    Nguồn:
    http://wio.ru/tank/kv.htm
  8. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Khỏi phải nói về KV-1 đi. Vua của bãi chiến trường trong thời kỳ Đức dùng pháo 75mm nòng dài.
    Đây là chiếc xe tank thể hiện cuộc thay đổi cách nhìn về tăng, tức là, giáp dầy và dầy phía trước, giáp nghiêng, đổi nhiều đại bác lấy một khẩu duy nhất rất mạnh, pháo dùng loại nòng dài bắn đạn xuyên giáp chống xe tăng. Nếu tính đến mùa hè năm 1941, Liên Xô chỉ có hai loại thể hiện điều trên, T-34 và KV-1. Trong đó, T-34 mới sản xuất được 900 chiếc các loại, mà T-34 giai đoạn này súng yếu và giáp mỏng, thiếu điện đài. T-34 có thể đối đầu tốt, nhưng rất yếu hai bên sườn và sau. Trong khi đó, KV-1 nặng gấp đôi T-34, giáp lại nghiêng nên tốt hơn giáp Đức mặng dù giáp Đức có loại dầy hơn. Với số lượng khoảng 1500 chiếc đến mùa hè 1941, KV-1 là bà chúa của chiến trường. Giáp nó dầy 75mm nghiêng 75 độ, nhưng có kết cấu rất vững. Dùng súng 75mm có đến 110 đạn, so với 77 viên của T-34. KV-1 ra đời khi một nhóm nghiên cứu đến nhà máy sản xuất tăng Kyrovsky ở Leningrad tháng 10-1938, cải tiến chiếc tăng nhiều tháp pháo SMK thành một tháp pháo có đại bác bắn đạn xuyên lớn. Chủ yếu dùng nhiều là KV-1e và KV-1 model 1940, 1941, Chúng cũng không khác nhau nhiều. Sau này, KV-1 cải tiến thành pháo tự hành 152mm, rất tác dụng khi tấn công công sự. KV-1 có động cơ tốt, nhưng nó không thể cơ động chiến như con T-34 hạng trung. Sau này, IS các loại thiết kế chu đáo hơn thay thế nó. Đầu chiến tranh, nó đóng vai trò rất lớn khi hầu như tất cả tăng Liên Xô thể hiện như tăng đồ chơi.
    Lúc đó, Đức tuy hơn Liên Xô nhưng cũng không nhiều súng chống tăng mạnh, xe tăng giáp dầy, và KV-1 làm gỏi rất nhiều tăng Đức trên các chiến trường, đặc biệt có vai trò quan trong với thành phố nó sinh ra: Leningrad. Các loại xe tăng dùng súng 75mm gặp nó đúng là gặp ông khổng lồ.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 22:48 ngày 11/11/2004
  9. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Khỏi phải nói về KV-1 đi. Vua của bãi chiến trường trong thời kỳ Đức dùng pháo 75mm nòng dài.
    Đây là chiếc xe tank thể hiện cuộc thay đổi cách nhìn về tăng, tức là, giáp dầy và dầy phía trước, giáp nghiêng, đổi nhiều đại bác lấy một khẩu duy nhất rất mạnh, pháo dùng loại nòng dài bắn đạn xuyên giáp chống xe tăng. Nếu tính đến mùa hè năm 1941, Liên Xô chỉ có hai loại thể hiện điều trên, T-34 và KV-1. Trong đó, T-34 mới sản xuất được 900 chiếc các loại, mà T-34 giai đoạn này súng yếu và giáp mỏng, thiếu điện đài. T-34 có thể đối đầu tốt, nhưng rất yếu hai bên sườn và sau. Trong khi đó, KV-1 nặng gấp đôi T-34, giáp lại nghiêng nên tốt hơn giáp Đức mặng dù giáp Đức có loại dầy hơn. Với số lượng khoảng 1500 chiếc đến mùa hè 1941, KV-1 là bà chúa của chiến trường. Giáp nó dầy 75mm nghiêng 75 độ, nhưng có kết cấu rất vững. Dùng súng 75mm có đến 110 đạn, so với 77 viên của T-34. KV-1 ra đời khi một nhóm nghiên cứu đến nhà máy sản xuất tăng Kyrovsky ở Leningrad tháng 10-1938, cải tiến chiếc tăng nhiều tháp pháo SMK thành một tháp pháo có đại bác bắn đạn xuyên lớn. Chủ yếu dùng nhiều là KV-1e và KV-1 model 1940, 1941, Chúng cũng không khác nhau nhiều. Sau này, KV-1 cải tiến thành pháo tự hành 152mm, rất tác dụng khi tấn công công sự. KV-1 có động cơ tốt, nhưng nó không thể cơ động chiến như con T-34 hạng trung. Sau này, IS các loại thiết kế chu đáo hơn thay thế nó. Đầu chiến tranh, nó đóng vai trò rất lớn khi hầu như tất cả tăng Liên Xô thể hiện như tăng đồ chơi.
    Lúc đó, Đức tuy hơn Liên Xô nhưng cũng không nhiều súng chống tăng mạnh, xe tăng giáp dầy, và KV-1 làm gỏi rất nhiều tăng Đức trên các chiến trường, đặc biệt có vai trò quan trong với thành phố nó sinh ra: Leningrad. Các loại xe tăng dùng súng 75mm gặp nó đúng là gặp ông khổng lồ.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 22:48 ngày 11/11/2004
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    HỒI ỨC CỦA LÍNH BỘ BINH
    VLADIMIR ZIMAKOV ​
    Phần 1
    Diệt xe tăng​

    Vladimir Zimakov, mùng 9 tháng Năm năm1945, vùng Galati ?" Romania. (Ảnh do V. Zimakov cung cấp)​
    Tôi biết chiến tranh đã xảy ra khi thấy máy bay địch bắt đầu dội bom Smolensk, nơi chúng tôi đang sống. Đó là vào khoảng ngày 22 hay 23 tháng Sáu. Gia đình chúng tôi phải di tản. Năm 1943 tôi nhập ngũ, khi lên 18 tuổi. Ban đầu chúng tôi được đưa tới Morshansk, Tambov. Rồi chúng tôi được đưa tới huấn luyện quân sự tại doanh trại Melikess thuộc vùng Ulyanovsk. Chúng tôi được nhận đồ lót mới, nhưng quân phục thì đã cũ. Tôi đoán chúng được lấy từ những chiến sĩ ta đã hy sinh. Họ đã khâu vá cẩn thận những vết rách thủng do đạn và mảnh trái phá xuyên qua.
    Người anh em ạ, lúc đó trời rất lạnh! Chúng tôi may mắn có được áo choàng, đồ lót bằng len và bông và giầy ủng với xà cạp đủ ấm. Có lần vài tay Uzbek bị đưa tới doanh trại. Ồ, họ thật đáng thương! Họ được phép mặc áo ?okhalat? (một loại áo khoác lông cừu) dưới lớp áo choàng. Thực ra, ta không bị lạnh đâu bởi phải tập luyện và chạy rất nhiều. Có lần trong suốt mười ngày liền chúng tôi phải hành quân tới 20 cây số mỗi ngày. Họ sẽ nhồi 16 ký cát vào ba lô của anh, thế rồi anh xách lấy khẩu súng và lên đường.
    Việc huấn luyện tiếp tục từ tháng Giêng cho tới tháng Ba. Tới tháng Ba họ tập hợp chúng tôi lại và ra lệnh: ?oNhững ai có trình độ từ lớp 7 trở lên - tiến lên trước ba bước.? Tôi bước khỏi hàng, bởi đã học xong lớp 8. Nói chung, hầu hết đám tân binh chúng tôi đều là dân quê. Vài người trong số họ học đến lớp 5 hay lớp 6, phần lớn thậm chí chưa từng được đi học. Khoảng một trăm người được chọn và gửi tới trường đào tạo sĩ quan. ?oLấy vật dụng cá nhân và chuyển đi.? Lúc đó chúng tôi thì có cái gì đâu?! Một cặp đồ lót, một mẩu xà phòng đen và một cái khăn mặt. Thậm chí không ai có được cái bàn chải đánh răng - không phải là thói quen! Hãy xem trong balô lính Đức có gì. Một bàn chải răng sạch, bột đánh răng, một bánh xà phòng thế phẩm. Tất cả đều ngăn nắp, đúng theo kiểu Đức. Bánh xà phòng thế phẩm thô ráp, có lẽ được trộn cát hay thứ gì đó tương tự. Nó rất lâu mòn.
    Chúng tôi mất 3 ngày để đi từ Melikess tới thị trấn Kinel, gần Samara. Chúng tôi được phân về Trường Huấn luyện Bộ binh Kuybyshev số 3. Trường nằm cách dòng Volga khoảng 130 cây số. Chúng tôi trông giống như đám học sinh sỹ quan thời trước chiến tranh: áo len, quần bông, giầy ống cao cổ. Nếu kết thúc sáu tháng học ở đây, chúng tôi sẽ được ra mặt trận với quân hàm thiếu uý. Có biết bao nhiêu thiếu uý và trung uý bị giết ngoài mặt trận! Anh bạn ạ, chỉ một ít trong số họ là còn sống. Ngay khi vừa tới mặt trận, họ liền lọt vào kính ngắm của bọn xạ thủ bắn tỉa Đức. Chúng ta không bao giờ quan tâm tới việc che chắn ngụy trang. Sĩ quan được cấp loại sơmi khác với lính tráng, và đội mũ có lưỡi trai! Mà xạ thủ bắn tỉa Đức lại bắn rất cừ.

    Chúng tôi học được hai tháng cho tới khi trường nhận lệnh đưa lứa học viên khóa trên ra mặt trận. Không có vấn đề gì, trừ việc quân phục dành cho họ không được chuyển đến đúng hẹn. Thế là chúng tôi phải cởi quân phục của mình ra cho lớp khóa trên mặc vào. Chúng tôi được nhận lại mớ quần áo cũ của mìnhï, nhưng tới lúc này giầy ủng của chúng tôi đã mòn vẹt hết cả, thế nên chúng tôi được cấp thêm giầy vỏ cây và xà cạp trắng.
    Chúng tôi mặc chúng tiếp hai tháng cho tới khi quân phục mới được chuyển tới.

    Huấn luyện các xạ thủ chống tăng.​
    Chúng tôi được học cả thảy ba tháng cho tới khi trường phải đóng cửa. Họ gửi chúng tôi tới Inza, nơi chúng tôi được phong hạ sĩ. Đó là một doanh trại lớn nằm giữa một cánh rừng thông. Ở đấy có những cái giường cao ghép thành ba tầng với những con chuột lớn, cỡ bằng con ngựa (cười). Lữ đoàn chúng tôi gồm những trung đoàn súng máy, pháo, xe tăng và chống tăng chuyên biệt. Tôi được chuyển tới trung đoàn chống tăng. Họ huấn luyện chúng tôi rất kỹ. Chúng tôi được học kỹ năng bắn súng trường, súng máy và tất nhiên là súng chống tăng Degtiarev và súng chống tăng Simonov. Khẩu Degtiarev giật rất mạnh vào vai. Khẩu Simonov giật yếu hơn, chứa năm viên đạn trong hộp súng và có chế độ lên đạn bán tự động. Chúng tôi bắn súng chống tăng vào những mô hình xe tăng bằng gỗ dán chuyển động. Nhắm vào đâu? Khi chúng tiến về phía ta, hãy nhắm vào lỗ quan trắc hay phía dưới tháp pháo để làm nó mắc kẹt. Bắn vào lỗ quan trắc! Cứ làm đi, nhắm vào chiếc xe tăng từ khoảng cách 500 mét. Vài người làm được nhưng tôi thì không. Tất nhiên, ta có thể bắn đứt xích nó bằng một viên đạn, nếu may mắn. Việc này chặn nó dừng lại và đám xạ thủ chống tăng hoặc pháo thủ sẽ tiêu diệt nó. Khi chiếc xe tăng chìa sườn về phía ta thì có thể ngắm vào thùng đạn của nó. Thật tuyệt! Chuyện đó sẽ gây ra một tiếng nổ lớn! Cứ như pháo hoa! Chiếc tăng sẽ tan xác, tháp xe cùng nòng pháo văng ra xa. Tuyệt vời! Lính tráng la hét, nhảy nhót, tung mũ lên trời. Đó là lần chúng tôi hạ được chiếc ?oFerdinand? của mình, nhưng đó lại là một chuyện cá biệt.
    Họ dạy chúng tôi trong ba tháng, thăng chúng tôi lon hạ sĩ và đưa chúng tôi ra mặt trận. Chúng tôi đi trên xe lửa suốt hai tháng trời. Trên đường ra mặt trận khoảng 20-30 người trong chúng tôi bị giết bởi mìn. Mọi khoảnh đất dọc tuyến đường sắt đều bị rải đầy mìn. Một tay lính thuỷ bị một quả mìn ?ocóc? cắt rời người. Làm thế nào hắn lại bị vậy? Thật ngớ ngẩn! Vài tay lính trẻ đứng gần đó đái. Hắn bảo họ: ?oXem này, nó sẽ nhảy. Tớ sẽ chụp lấy nó và nó sẽ không nổ?. Quả mìn nhảy lên và phát nổ. Hắn bị xén đứt một cánh tay và ruột xổ tung. Một người nữa chết và ba người khác bị thương.
    Chúng tôi tới thành phố Starưi Oskol và phát hiện ra cây cầu đã bị nổ tung, thế là chúng tôi bị kẹt lại. Trận Kursk vừa kết thúc từ hai tuần trước. Khi đoàn tàu chúng tôi còn phải chờ thông đường, chúng tôi được lệnh đi chôn xác chết. Chúng tôi mang xác lính xe tăng ra khỏi xe của họ, cả lính ta lẫn lính Đức. Mùi xác chết thật kinh khủng! Sau một thời gian chúng tôi đã quen được với nó, nhưng ban đầu thì thật lợm mửa. Chúng tôi không có chọn lựa nào khác. Chà, ở chỗ đấy có quá nhiều xe tăng bị nổ tung! Vài cái đâm vào nhau và dựng đứng lên. Tăng bên nào bị nhiều hơn à? Chúng tôi không đếm. Có thể là tăng của bọn Đức.
    Chúng tôi chôn cất binh lính trong những ngôi mộ tập thể. Tất nhiên, chúng tôi luôn lục túi họ để tìm giấy tờ. Nếu thấy tiền hay cái mề đay đựng ảnh, chúng tôi gửi nó về cho người thân của họ. Đôi lúc chúng tôi tìm thấy những bức thư tuyệt mệnh. Rất nhiều người chẳng có gì, không một chút giấy tờ. Xác những người lính xe tăng trông như những món đồ chơi bị cháy rụi. Làm sao chúng tôi xác định tên tuổi của họ được? Tôi không hiểu tại sao, nhưng những người như vậy xác không có mùi. Chúng tôi chôn lính Nga và lính Đức chung với nhau và chỉ viết lên mộ như sau : ?oNơi đây chôn cất một số lượng ? như thế lính Nga và một số lượng ? như thế lính Đức?.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này