1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 04/09/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Trận chiến bảo vệ Moskva
    (Tiếp theo)
    Sau 2 tuần lễ chấn chỉnh và tăng cường lực lượng, ngày 15 và 16-11-1941, Hitler lại ra lệnh mở cuộc tấn công mới vào Moskva. Chúng cố chiếm Moskva trước mùa đông đến.
    Lực lượng sử dụng cho cuộc tấn công mới gồm 51 sư đoàn, trong đó có :
    - 31 sư đoàn bộ binh
    - 15 sư đoàn xe tăng
    - 7 sư đoàn cơ giới.
    Với những quả đấm mạnh là các sư đoàn xe tăng, quân Đức định đánh vu hồi sâu vào Moskva từ phía tây - bắc qua Klin, Sonernogorsk, từ phía nam qua Tula, Casira để khép những gọng kìm hợp vây chiến lược trong khu Noghinsk.
    Những trận đánh đẫm máu đã diễn ra trên các cánh đồng ngoại ô Moskva.
    Tới tháng 12, quân Đức chiếm được Istra, Naro-Fominsk, tiến sát tới thủ đô, có nơi chỉ còn cách trung tâm thành phố từ 20-25 km. Vào những buổi đẹp trời, lính Đức đã có thể nhìn thấy những đỉnh tháp Kremli ở chân trời.
    Tình hình thật nghiêm trọng. Đã có lúc Stalin gọi điện thoại cho Jukov và hỏi :
    - Đồng chí có tin là chúng ta sẽ giữ được Moskva không?
    Jukov trả lời :
    - Bất cứ trong điều kiện nào chúng tôi cũng sẽ giữ được Moskva. Nhưng cần thêm ít ra là 2 tập đoàn quân và 200 xe tăng nữa.
    Các chiến sỹ và nhân dân Moskva đã chiến đấu quả cảm và hy sinh oanh liệt.
    Tại nhà ga Dubosekova trên hướng Volokolamsk, 28 chiến sỹ thuộc sư đoàn bộ binh 316 của tướng Panfilov đã chống chọi với 50 xe tăng Đức. Sau 4 giờ chiến đấu họ đã tiêu diệt 18 xe tăng và hàng chục tên Đức. Hầu hết các chiến sỹ đã hy sinh, chỉ còn lại 6 người.
    Chính trong trận đánh anh hùng này, lời kêu gọi của chính trị viên V. G. Klosokov Diev :
    ?oNước Nga thật rộng, nhưng không có chỗ lùi ?" Đằng sau chúng ta là Moskva?.
    Lời kêu gọi vang lên như thúc giục mạnh mẽ các chiến sỹ quyết không lùi bước, bất chấp cuộc chiến đấu hoàn toàn không cân sức. Klosokov Diev vung tay ném 1 chùm lụu đạn vào xe tăng địch, phá hủy xe tăng. Anh đã hy hy sinh cùng với 21 đồng đội của mình. Năm ấy anh vừa tròn 20 tuổi.
    Đặc biệt, lực lượng phòng không và không quân LX bảo vệ thủ đô (với gần 1000 máy bay tiêm kích) đã chặn được những đợt tấn công của những phi đoàn không quân mạnh nhất của Hitler. Lần đầu tiên từ khi chiến tranh nổ ra, không quân LX đã làm chủ bầu trời trên những hướng chủ yếu của chiến dịch. Nhờ đó việc điều động bộ đội và tập trung các nguồn lực lượng dự bị trở nên thuận lợi hơn.
    Bị thiệt hại nặng nề trên các cánh đồng ngoại ô, nhịp độ tấn công của bọn phát xít giảm hẳn, kể cả các đơn vị cơ động cũng không thể tiến quá 3-5 km trong 1 ngày đêm.
    Ngày 1-12, quân Đức định tràn vào Moskva lần cuối cùng từ vùng Noro-Fominsk nhưng lại bị thất bại.
    Ngày 4-12, quân Đức buộc phải chấm dứt cuộc tấn công, bỏ lại 10 nghìn xác chết và 50 xe tăng, cùng nhiều phương tiện kỹ thuật bị phá huỷ.

    Được TLV sửa chữa / chuyển vào 00:37 ngày 14/11/2004
  2. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0

    Chiến sỹ Xô viết chiến đấu bảo vệ Naro-Fominsk
    ----
    Xe tăng đơn vị cận vệ của đại tá Katukov xông vào quân Đức
    ----
    Vũ khí tầm xa quân Đức bỏ lại khi rút chạy khỏi Moskva
  3. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0

    Chiến sỹ Xô viết chiến đấu bảo vệ Naro-Fominsk
    ----
    Xe tăng đơn vị cận vệ của đại tá Katukov xông vào quân Đức
    ----
    Vũ khí tầm xa quân Đức bỏ lại khi rút chạy khỏi Moskva
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    XANH LẠI CHUYỂN SANG TRẮNG
    MỆNH LỆNH của DÂN UỶ BỘ QUỐC PHÒNG LIÊN XÔ
    Mệnh lệnh số 299 ngày 19 tháng Tám 1941.
    Nhằm khích lệ và khen thưởng các thành viên tổ bay của Không quân Đỏ trong các cuộc giao chiến với phát xít Đức, tôi yêu cầu thực hiện mệnh lệnh sau nhằm tuyên dương các thành viên tổ bay, các chỉ huy và các chính uỷ:
    I.
    A. Với các phi công tiêm kích:
    1. Với mỗi máy bay địch hạ được - thưởng 1000 rúp.
    2. Kèm theo số tiền thưởng, viên phi công sẽ được tặng thưởng:
    - Danh hiệu (huân huy chương) do Chính phủ trao tặng khi hạ được 3 máy bay địch
    - Danh hiệu lần thứ hai khi hạ tiếp được thêm 3 máy bay địch
    - Danh hiệu Anh hùng Liên Xô khi hạ được 10 máy bay địch
    3. Với chiến công tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất, phi công sẽ được nhận những phần thưởng sau:
    - Hoàn thành 5 phi vụ sẽ được nhận 1500 rúp;
    - Hoàn thành 15 phi vụ phi công sẽ được nhận thêm danh hiệu do Chính phủ trao tặng kèm theo 2000 rúp;
    - Hoàn thành 25 phi vụ phi công được tặng tiếp danh hiệu thứ hai kèm theo phần thưởng 3000 rúp;
    - Hoàn thành 40 phi vụ phi công được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô kèm theo phần thưởng 5000 rúp.
    Trong mọi trường hợp kết quả các phi vụ phải được xác nhận bởi các chỉ huy bộ binh hoặc các nhóm trinh sát.
    4. Với chiến công tiêu diệt máy bay địch đậu trên mặt đất, phi công sẽ nhận các phần thưởng sau:
    - Hoàn thành 4 phi vụ tấn công phi trường địch, phi công sẽ được thưởng 1500 rúp;
    - Hoàn thành 10 phi vụ ban ngày hoặc 5 phi vụ ban đêm phi công sẽ được thưởng danh hiệu kèm theo 2000 rúp;
    - Hoàn thành 20 phi vụ ban ngày hoặc 10 phi vụ ban đêm, phi công sẽ nhận danh hiệu thứ hai kèm theo 3000 rúp;
    - Hoàn thành 35 phi vụ ban ngày hoặc 20 phi vụ ban đêm, phi công sẽ được nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô kèm theo 5000 rúp.
    Hiệu quả của các cuộc oanh kích lên các sân bay địch phải được xác nhận bởi không ảnh hoặc trinh sát.
    Những phi công đã đâm máy bay mình vào máy bay địch cũng được trao tặng huân chương.
    Số lượng máy bay địch bị hạ phải được xác định trong từng trường hợp cụ thể qua các nhân chứng phi công có mặt tại nơi máy bay rơi hoặc địa điểm máy bay rơi được trung đoàn trưởng trung đoàn không quân xác nhận.
    B. Với các phi công cường kích mặt đất và ném bom chiến thuật
    1. Thực hiện 10 phi vụ bay ngày hoặc 5 phi vụ bay đêm ném bom và huỷ diệt mục tiêu, mỗi thành viên tổ bay được thưởng danh hiệu kèm 1000 rúp.
    2. Thực hiện 20 phi vụ bay ngày hoặc 10 phi vụ bay đêm ném bom và hủy diệt mục tiêu, mỗi thành viên tổ bay sẽ được thưởng danh hiệu lần thứ hai kèm 2000 rúp.
    3. Thực hiện 35 phi vụ bay ngày hoặc 20 phi vụ bay đêm ném bom và hủy diệt mục tiêu, mỗi thành viên tổ bay sẽ được thưởng Ngôi Sao vàng Anh hùng Liên Xô kèm 3000 rúp.
    Trong mọi trường hợp kết quả oanh kích phải được sự xác nhận bằng ảnh chụp trong khi oanh kích hoặc do máy bay trinh sát chụp 3-4 giờ sau khi oanh kích.
    4. Ngoài số lượng các phi vụ thực hiện được, những phi công, hoa tiêu hoặc xạ thủ súng máy bắn rơi được máy bay địch sẽ được thưởng thêm:
    - 1,000 rúp cho 1 máy bay địch hạ được;
    - Danh hiệu và 1500 rúp cho 2 máy bayđịch hạ được;
    - Danh hiệu lần thứ hai kèm 2000 rúp cho 5 máy bay địch hạ được;
    - Danh hiệu Anh hùng Liên Xô và 5000 rúp cho 8 máy bay địch hạ được.
    C. Lực lượng không quân tầm xa và ném bom hạng nặng
    1. Thực hiện oanh kích các mục tiêu công nghiệp và có hỏa lực phòng không bảo vệ, tổ lái sẽ được thưởng như sau:
    - Với mỗi cuộc oanh tạc thành công, mỗi thành viên tổ lái được nhận 500 rúp;
    - Với 5 cuộc oanh tạc thành công mỗi thành viên tổ lái sẽ nhận được một danh hiệu thêm vào với tiền thưởng;
    - Với 8 cuộc oanh tạc thành công mỗi thành viên tổ lái sẽ nhận được danh hiệu thứ hai thêm vào với tiền thưởng;
    - Với 12 phi vụ thành công mỗi thành viên tổ lái sẽ được thưởng danh hiệu Anh hùng Liên Xô cộng với tiền thưởng;
    2. Thực hiện những hoạt động thành công trong những vùng hậu phương của địch mỗi thành viên tổ lái máy bay tầm xa và ném bom hạng nặng sẽ được thưởng phần thưởng tương đương các tổ lái máy bay hộ tống và cường kích mặt đất.
    3. Thực hiện oanh kích lên những trung tâm mang tính chính trị (thủ đô địch):
    - Với mỗi phi vụ, mỗi thành viên tổ lái được nhận 2000 rúp;
    - Với 3 phi vụ thành công, mỗi thành viên tổ lái sẽ được thưởng danh hiệu kèm theo tiền thưởng;
    - Với 5 phi vụ thành công, mỗi thành viên tổ lái sẽ được thưởng danh hiệu thứ hai;
    - Với 10 phi vụ thành công, mỗi thành viên tổ lái sẽ được nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
    D. Với các phi vụ trinh sát:
    - Với 10 phi vụ bay ngày hoặc 5 phi vụ bay đêm, mỗi thành viên tổ lái sẽ được thưởng danh hiệu kèm theo 1000 rúp;
    - Với 20 phi vụ bay ngày hoặc 10 phi vụ bay đêm mỗi thành viên tổ lái sẽ được thưởng danh hiệu thứ hai và 2000 rúp;
    - Với 40 phi vụ bay ngày hoặc 15 phi vụ bay đêm, mỗi thành viên tổ lái sẽ được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô cùng 3000 rúp.
    Trong tất cả các trường hợp, kết quả phi vụ phải được xác nhận bằng không ảnh hoặc bằng báo cáo của các tổ bay khác bay đi tiêu diệt mục tiêu được xác định.
    II.
    Phần thưởng cho các đơn vị Không quân Đỏ và cho các chỉ huy đơn vị
    Tư lệnh các phương diện quân tuyên dương các trugn đoàn và phi đội không quân bằng các danh hiệu do chính phủ trao, dựa trên kết quả chiến đấu cùng tổn thất tối thiểu về người và phương tiện kỹ thuật. Chỉ huy trưởng và chính uỷ các trung đoàn và phi đội sẽ được tặng thưởng nếu:
    A. Lực lượng tiêm kích:
    Phi đội trưởng và chính uỷ của phi đội sẽ được tặng Huân chương Lênin, nếu phi đội của họ tiêu diệt không dưới 15 máy bay địch đồng thời thiệt hại không hơn 3 máy bay. Trung đoàn trưởng và chính ủy trung đoàn được tặng Huân chương Lênin nếu trung đoàn của họ hạ được không dưới 30 máy bay địch đồng thời thiệt hại không hơn máy bay.
    B. Lực lượng cường kích mặt đất và ném bom chiến thuật
    Phi đội trưởng và chính uỷ phi đội được tặng danh hiệu của chính phủ trao, nếu phi đội của họ hoàn thành không dưới 100 phi vụ với thiệt hại không hơn 3 máy bay. Trung đoàn trưởng và chính uỷ trung đoàn được tặng Huân chương Lênin nếu trung đoàn của họ hoàn thành không dưới 250 phi vụ với thiệt hại không hơn 6 máy bay.
    C. Không quân ném bom tầm xa và ném bom hạng nặng
    Phi đội trưởng và chính uỷ phi đội được tặng Huân chương Lenin nếu phi đội hoàn thành không dưới 50 phi vụ oanh tạc với thiệt hại không hơn 2 máy bay.
    Trung đoàn trưởng và chính uỷ trung đoàn được tặng Huân chương Lênin nếu trung đoàn hoàn thành không dưới 150 phi vụ oanh tạc với thiệt hại không hơn 5 máy bay.
    D. Các đơn vị không quân trinh sát
    Phi đội trưởng và chính uỷ phi đội thực hiện không dưới 100 phi vụ tầm gần hoặc 50 phi vụ tầm xa, thiệt hại không hơn 3 máy bay, được tặng Huân chương Lênin.
    III.
    Tặng thưởng cho việc giữ gìn trang bị và máy bay
    Cả nhân viên tổ bay và nhân viên mặt đất được thưởng tiền nếu bảo vệ được trang thiết bị và thực hiện phi vụ không bị thiệt hại, cụ thể như sau:
    - Phi công thuộc bất kỳ cấp bậc và chức vụ bay được 100 phi vụ không bị thiệt hại, gồm cả phi vụ huấn luyện, được thưởng 5000 rúp. Bay chệch mục tiêu sẽ không được nhận thưởng.
    - Nhân viên mặt đất được nhận 3000 rúp cho 100 phi vụ không bị hỏng hóc.
    - Chuyên viên kỹ thuật được nhận 25% tổng số tiền thưởng cho nhân viên kỹ thuật mặt đất.
    - Với mỗi máy bay được sửa chữa tốt, nhân viên các xưởng sửa chữa cơ động được nhận 500 rúp mỗi máy bay.
    - Với việc sửa được trên 50 máy bay, nhân viên các xưởng sửa chữa cơ động được nhận danh hiệu của chính phủ.
    IV.
    Ngăn ngừa phá hoại
    Sư đoàn trưởng và chính uỷ sư đoàn phải điều tra từng trường hợp hư hại khi hạ cánh và những tai nạn khác gây ra hư hỏng máy bay.
    Nếu máy bay hư hỏng khi hạ cánh hay các tai nạn khác xảy ra không được lý giải hợp lý và rõ ràng, kẻ có tội sẽ phải ra tòa án binh như một tên đào ngũ.

    Mênh lệnh có hiệu lực từ 20 tháng Tám, 1941.
    Chủ tịch Hội đồng Quốc Phòng J.V. Stalin

    Bình luận
    Một câu hỏi thú vị: giá trị thực của 1000 rúp? Để trả lời thật không đơn giản. Nếu so với lương trung bình khoảng 100 rúp thì có vẻ khá nhiều. TUY NHIÊN, thực tế mọi thứ đều được phân phối qua hệ thống thẻ phiếu. Đừng lầm nó với thẻ tín dụng:), có nghĩa là nếu anh được cấp cái phiếu phân phối 1 bánh xà phòng một tháng, anh CHỈ có thể nhận được 1 bánh xà phòng một tháng. Nếu anh cần tới 2 bánh, anh phải đổi nó bằng thứ khác hoặc mua nó ngoài chợ đen. Giá cả ngoài chợ vô cùng cao và so ra thì 1000 rúp không phải là nhiều. Việc phỏng vấn những người lớn tuổi cho biết số tiền đó chỉ để dành gửi về nhà để đỡ đần mọi người hoặc chỉ đủ nhậu một bữa tuý luý với mấy cô gái. Để chi dụng tiếp, đơn giản là anh sẽ phải bắn hạ một chiếc máy bay Đức nữa. :)
    Nguồn:
    http://pkka.narod.ru/home.htm
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    XANH LẠI CHUYỂN SANG TRẮNG
    MỆNH LỆNH của DÂN UỶ BỘ QUỐC PHÒNG LIÊN XÔ
    Mệnh lệnh số 299 ngày 19 tháng Tám 1941.
    Nhằm khích lệ và khen thưởng các thành viên tổ bay của Không quân Đỏ trong các cuộc giao chiến với phát xít Đức, tôi yêu cầu thực hiện mệnh lệnh sau nhằm tuyên dương các thành viên tổ bay, các chỉ huy và các chính uỷ:
    I.
    A. Với các phi công tiêm kích:
    1. Với mỗi máy bay địch hạ được - thưởng 1000 rúp.
    2. Kèm theo số tiền thưởng, viên phi công sẽ được tặng thưởng:
    - Danh hiệu (huân huy chương) do Chính phủ trao tặng khi hạ được 3 máy bay địch
    - Danh hiệu lần thứ hai khi hạ tiếp được thêm 3 máy bay địch
    - Danh hiệu Anh hùng Liên Xô khi hạ được 10 máy bay địch
    3. Với chiến công tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất, phi công sẽ được nhận những phần thưởng sau:
    - Hoàn thành 5 phi vụ sẽ được nhận 1500 rúp;
    - Hoàn thành 15 phi vụ phi công sẽ được nhận thêm danh hiệu do Chính phủ trao tặng kèm theo 2000 rúp;
    - Hoàn thành 25 phi vụ phi công được tặng tiếp danh hiệu thứ hai kèm theo phần thưởng 3000 rúp;
    - Hoàn thành 40 phi vụ phi công được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô kèm theo phần thưởng 5000 rúp.
    Trong mọi trường hợp kết quả các phi vụ phải được xác nhận bởi các chỉ huy bộ binh hoặc các nhóm trinh sát.
    4. Với chiến công tiêu diệt máy bay địch đậu trên mặt đất, phi công sẽ nhận các phần thưởng sau:
    - Hoàn thành 4 phi vụ tấn công phi trường địch, phi công sẽ được thưởng 1500 rúp;
    - Hoàn thành 10 phi vụ ban ngày hoặc 5 phi vụ ban đêm phi công sẽ được thưởng danh hiệu kèm theo 2000 rúp;
    - Hoàn thành 20 phi vụ ban ngày hoặc 10 phi vụ ban đêm, phi công sẽ nhận danh hiệu thứ hai kèm theo 3000 rúp;
    - Hoàn thành 35 phi vụ ban ngày hoặc 20 phi vụ ban đêm, phi công sẽ được nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô kèm theo 5000 rúp.
    Hiệu quả của các cuộc oanh kích lên các sân bay địch phải được xác nhận bởi không ảnh hoặc trinh sát.
    Những phi công đã đâm máy bay mình vào máy bay địch cũng được trao tặng huân chương.
    Số lượng máy bay địch bị hạ phải được xác định trong từng trường hợp cụ thể qua các nhân chứng phi công có mặt tại nơi máy bay rơi hoặc địa điểm máy bay rơi được trung đoàn trưởng trung đoàn không quân xác nhận.
    B. Với các phi công cường kích mặt đất và ném bom chiến thuật
    1. Thực hiện 10 phi vụ bay ngày hoặc 5 phi vụ bay đêm ném bom và huỷ diệt mục tiêu, mỗi thành viên tổ bay được thưởng danh hiệu kèm 1000 rúp.
    2. Thực hiện 20 phi vụ bay ngày hoặc 10 phi vụ bay đêm ném bom và hủy diệt mục tiêu, mỗi thành viên tổ bay sẽ được thưởng danh hiệu lần thứ hai kèm 2000 rúp.
    3. Thực hiện 35 phi vụ bay ngày hoặc 20 phi vụ bay đêm ném bom và hủy diệt mục tiêu, mỗi thành viên tổ bay sẽ được thưởng Ngôi Sao vàng Anh hùng Liên Xô kèm 3000 rúp.
    Trong mọi trường hợp kết quả oanh kích phải được sự xác nhận bằng ảnh chụp trong khi oanh kích hoặc do máy bay trinh sát chụp 3-4 giờ sau khi oanh kích.
    4. Ngoài số lượng các phi vụ thực hiện được, những phi công, hoa tiêu hoặc xạ thủ súng máy bắn rơi được máy bay địch sẽ được thưởng thêm:
    - 1,000 rúp cho 1 máy bay địch hạ được;
    - Danh hiệu và 1500 rúp cho 2 máy bayđịch hạ được;
    - Danh hiệu lần thứ hai kèm 2000 rúp cho 5 máy bay địch hạ được;
    - Danh hiệu Anh hùng Liên Xô và 5000 rúp cho 8 máy bay địch hạ được.
    C. Lực lượng không quân tầm xa và ném bom hạng nặng
    1. Thực hiện oanh kích các mục tiêu công nghiệp và có hỏa lực phòng không bảo vệ, tổ lái sẽ được thưởng như sau:
    - Với mỗi cuộc oanh tạc thành công, mỗi thành viên tổ lái được nhận 500 rúp;
    - Với 5 cuộc oanh tạc thành công mỗi thành viên tổ lái sẽ nhận được một danh hiệu thêm vào với tiền thưởng;
    - Với 8 cuộc oanh tạc thành công mỗi thành viên tổ lái sẽ nhận được danh hiệu thứ hai thêm vào với tiền thưởng;
    - Với 12 phi vụ thành công mỗi thành viên tổ lái sẽ được thưởng danh hiệu Anh hùng Liên Xô cộng với tiền thưởng;
    2. Thực hiện những hoạt động thành công trong những vùng hậu phương của địch mỗi thành viên tổ lái máy bay tầm xa và ném bom hạng nặng sẽ được thưởng phần thưởng tương đương các tổ lái máy bay hộ tống và cường kích mặt đất.
    3. Thực hiện oanh kích lên những trung tâm mang tính chính trị (thủ đô địch):
    - Với mỗi phi vụ, mỗi thành viên tổ lái được nhận 2000 rúp;
    - Với 3 phi vụ thành công, mỗi thành viên tổ lái sẽ được thưởng danh hiệu kèm theo tiền thưởng;
    - Với 5 phi vụ thành công, mỗi thành viên tổ lái sẽ được thưởng danh hiệu thứ hai;
    - Với 10 phi vụ thành công, mỗi thành viên tổ lái sẽ được nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
    D. Với các phi vụ trinh sát:
    - Với 10 phi vụ bay ngày hoặc 5 phi vụ bay đêm, mỗi thành viên tổ lái sẽ được thưởng danh hiệu kèm theo 1000 rúp;
    - Với 20 phi vụ bay ngày hoặc 10 phi vụ bay đêm mỗi thành viên tổ lái sẽ được thưởng danh hiệu thứ hai và 2000 rúp;
    - Với 40 phi vụ bay ngày hoặc 15 phi vụ bay đêm, mỗi thành viên tổ lái sẽ được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô cùng 3000 rúp.
    Trong tất cả các trường hợp, kết quả phi vụ phải được xác nhận bằng không ảnh hoặc bằng báo cáo của các tổ bay khác bay đi tiêu diệt mục tiêu được xác định.
    II.
    Phần thưởng cho các đơn vị Không quân Đỏ và cho các chỉ huy đơn vị
    Tư lệnh các phương diện quân tuyên dương các trugn đoàn và phi đội không quân bằng các danh hiệu do chính phủ trao, dựa trên kết quả chiến đấu cùng tổn thất tối thiểu về người và phương tiện kỹ thuật. Chỉ huy trưởng và chính uỷ các trung đoàn và phi đội sẽ được tặng thưởng nếu:
    A. Lực lượng tiêm kích:
    Phi đội trưởng và chính uỷ của phi đội sẽ được tặng Huân chương Lênin, nếu phi đội của họ tiêu diệt không dưới 15 máy bay địch đồng thời thiệt hại không hơn 3 máy bay. Trung đoàn trưởng và chính ủy trung đoàn được tặng Huân chương Lênin nếu trung đoàn của họ hạ được không dưới 30 máy bay địch đồng thời thiệt hại không hơn máy bay.
    B. Lực lượng cường kích mặt đất và ném bom chiến thuật
    Phi đội trưởng và chính uỷ phi đội được tặng danh hiệu của chính phủ trao, nếu phi đội của họ hoàn thành không dưới 100 phi vụ với thiệt hại không hơn 3 máy bay. Trung đoàn trưởng và chính uỷ trung đoàn được tặng Huân chương Lênin nếu trung đoàn của họ hoàn thành không dưới 250 phi vụ với thiệt hại không hơn 6 máy bay.
    C. Không quân ném bom tầm xa và ném bom hạng nặng
    Phi đội trưởng và chính uỷ phi đội được tặng Huân chương Lenin nếu phi đội hoàn thành không dưới 50 phi vụ oanh tạc với thiệt hại không hơn 2 máy bay.
    Trung đoàn trưởng và chính uỷ trung đoàn được tặng Huân chương Lênin nếu trung đoàn hoàn thành không dưới 150 phi vụ oanh tạc với thiệt hại không hơn 5 máy bay.
    D. Các đơn vị không quân trinh sát
    Phi đội trưởng và chính uỷ phi đội thực hiện không dưới 100 phi vụ tầm gần hoặc 50 phi vụ tầm xa, thiệt hại không hơn 3 máy bay, được tặng Huân chương Lênin.
    III.
    Tặng thưởng cho việc giữ gìn trang bị và máy bay
    Cả nhân viên tổ bay và nhân viên mặt đất được thưởng tiền nếu bảo vệ được trang thiết bị và thực hiện phi vụ không bị thiệt hại, cụ thể như sau:
    - Phi công thuộc bất kỳ cấp bậc và chức vụ bay được 100 phi vụ không bị thiệt hại, gồm cả phi vụ huấn luyện, được thưởng 5000 rúp. Bay chệch mục tiêu sẽ không được nhận thưởng.
    - Nhân viên mặt đất được nhận 3000 rúp cho 100 phi vụ không bị hỏng hóc.
    - Chuyên viên kỹ thuật được nhận 25% tổng số tiền thưởng cho nhân viên kỹ thuật mặt đất.
    - Với mỗi máy bay được sửa chữa tốt, nhân viên các xưởng sửa chữa cơ động được nhận 500 rúp mỗi máy bay.
    - Với việc sửa được trên 50 máy bay, nhân viên các xưởng sửa chữa cơ động được nhận danh hiệu của chính phủ.
    IV.
    Ngăn ngừa phá hoại
    Sư đoàn trưởng và chính uỷ sư đoàn phải điều tra từng trường hợp hư hại khi hạ cánh và những tai nạn khác gây ra hư hỏng máy bay.
    Nếu máy bay hư hỏng khi hạ cánh hay các tai nạn khác xảy ra không được lý giải hợp lý và rõ ràng, kẻ có tội sẽ phải ra tòa án binh như một tên đào ngũ.

    Mênh lệnh có hiệu lực từ 20 tháng Tám, 1941.
    Chủ tịch Hội đồng Quốc Phòng J.V. Stalin

    Bình luận
    Một câu hỏi thú vị: giá trị thực của 1000 rúp? Để trả lời thật không đơn giản. Nếu so với lương trung bình khoảng 100 rúp thì có vẻ khá nhiều. TUY NHIÊN, thực tế mọi thứ đều được phân phối qua hệ thống thẻ phiếu. Đừng lầm nó với thẻ tín dụng:), có nghĩa là nếu anh được cấp cái phiếu phân phối 1 bánh xà phòng một tháng, anh CHỈ có thể nhận được 1 bánh xà phòng một tháng. Nếu anh cần tới 2 bánh, anh phải đổi nó bằng thứ khác hoặc mua nó ngoài chợ đen. Giá cả ngoài chợ vô cùng cao và so ra thì 1000 rúp không phải là nhiều. Việc phỏng vấn những người lớn tuổi cho biết số tiền đó chỉ để dành gửi về nhà để đỡ đần mọi người hoặc chỉ đủ nhậu một bữa tuý luý với mấy cô gái. Để chi dụng tiếp, đơn giản là anh sẽ phải bắn hạ một chiếc máy bay Đức nữa. :)
    Nguồn:
    http://pkka.narod.ru/home.htm
  6. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Tiếp bước bác danngoc.
    Em xin nói ở đây một bước đi nhỏ trong tiến bọ kỹ thuật. Trong số các bất cập của Hồng Quân dẫn đến thiệt hại to lớn của nhà nước Xô Viết trong chiến tranh. RPG, súng phóng trái phá hay là súng chống tăng cầm tay.
    Tên lửa được ứng dụng trong chiến tranh lần đầu tiên thời nhà Tống (khoảng đầu thiên niên kỷ). Trong chiến tranh chống quân Anh, quan Ấn Độ cũng dùng. Ở châu Âu, 1815, lần đầu tiên quân Nga dùng thứ này chống quân Pháp. Năm 1914, Quân Nga đã có chương trình phát triển đại bác không giật. Năm 1919, nhà nước Xô Viết đã lập chương trình phát triển tên lửa, từ đó đến chiến tranh WW2, Nga đã thành công trong việc chế tạo tên lửa, nổi tiếng là Kachyusa. Nhưng chương trình đại bác không giật chống tăng thì không hề phát triển tiếp. Năm 1942, Đức lần đầu tiên chế tạo súng không giật vác vai, sử dụng rộng trong thực tế là Panzerfaust-30, nhưng súng này cũng chỉ dùng nhiều khi Đức gần chết, cùng các bản cải tiến của nó. LX copy và phát triển thành súng B-40 nổi tiếng, sau đấy là các đời tiếp theo. Ngoài súng vác vai, các đời súng lớn cộng đồng sử dụng như ĐKZ cùng nhau trở thành các súng diêt nhiều tăng nhất sau WW2. Mỹ lần đầu tiên sử dụng Bazoka43 trong trận đổ bộ chiếm Ôtkinawa, sau Mỹ cũng nhiều loại lớn nhỏ, gây thiệt hại lớn cho quân Bắc Triều Tiên.
    Các súng không giật chống tăng thực chất là bệ phóng tên lửa mang đầu đạn lõm. Từ trước đến WW2, súng bắn được tăng chỉ là loại bắn đạn có tốc độ rất cao, xuyên giáp bằng quán tính. Nhưng đạn lõm không cần như thế, khi chạm mục tiêu khối thuốc nổ định hướng mới tạo ra năng lượng xuyên giáp, do đó nó không cần tốc độ lớn và không cần bắn từ đại bác hạng nặng. Nhờ đó, súng vác vai có thể giết được chiếc tăng lớn giáp dầy. Súng cũng rất nhẹ, kể cả đại bác không giật vẫn được di chuyển bằng vác vai, nên vô cùng hiệu quả với du kích, chiến tranh đường phố, chiến tranh rừng núi.v.v.v. Về hiệu quả, Panzerfaust-30, súng ban đầu có tầm vài chục mét, xuyên giáp 2-4 cm. Các đời B-40 tầm 150 mét, xuyên 18cm. B-41 tầm 300met, tối đa 500 mét, xuyên 20cm. ĐKZ có tầm 700 met iệu quả, tầm lớn nhất hơn 1km, xuyên khoảng 30cm. Một đặc điểm nữa là các súng này rất dễ chế tạo, nguyên liệu dễ kiếm. Các lò rẻn thủ công và máy tiện đạp châm xứ Nam Cực xa xôi đã chế tạo thành công năm 1946, và năm 1947, ghi dấu trận đánh đầu tiên ở chùa Trầm, những chiếc xe tăng sống sót tháo chạy về kể chuyện làm kinh hoàng quân Tây. Khi sắp chết, Đức phát xít chợt nhớ ra họ có loại súng ít tốn, nhiều, rẻ, đã trang bị cho toàn dân chống Hồng Quân và hàng nghìn xe T-34 đã thiệt hại do thứ này.
    Như vậy, chỉ thiếu ý tưởng, không có lý do gì mà công nghiệp LX không thể chế tạo súng này những năm 1930. Và thiết ý tưởng đó gây thiệt hại gì cho Hồng Quân.
    Ta biết qua các bài viết xuất sắc của bác danngoc, các tăng WW2 chỉ bắn được ở tầm vài trăm mét, không hơn gì súng không giật mấy tí. Súng chống tăng vòi voi của bộ binh chỉ có tầm vài trăm mét và chỉ khoan được những chõ rất yếu của tăng hạng trung. Mỗi trận đánh lớn chỉ có thể có vài trăm súng đại bác bắn được tăng, mỗi chiến dịch khổng lồ chỉ có vài nghìn. Nhưng, chỉ cần rất ít công chế tạo, có thể có hàng chục vạn khẩu RPG chống tăng trong một chiến dịch. Đặc biệt với chiến tranh đường phố như Stalingrad. Nếu được chú ý phát triển, thì quân Đức đang dựa vào tăng ưu việt, không thể gây thiệt hại lớn. Ít ra, nếu trong chiến tranh có thì không có trận Kurx, tăng Đức chết hết rồi còn đâu.
    Em không có nhiều tài liệu về phát triển súng này ở Liên Xô, bác nào biết có thể cho thêm thông tin. Về sau, CTVN, các súng này trở thành chủ lực chống tăng, trở thành loại súng diệt nhiều tăng nhất sau WW2, sao ngày đó nó ra đời chậm thế.
  7. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Tiếp bước bác danngoc.
    Em xin nói ở đây một bước đi nhỏ trong tiến bọ kỹ thuật. Trong số các bất cập của Hồng Quân dẫn đến thiệt hại to lớn của nhà nước Xô Viết trong chiến tranh. RPG, súng phóng trái phá hay là súng chống tăng cầm tay.
    Tên lửa được ứng dụng trong chiến tranh lần đầu tiên thời nhà Tống (khoảng đầu thiên niên kỷ). Trong chiến tranh chống quân Anh, quan Ấn Độ cũng dùng. Ở châu Âu, 1815, lần đầu tiên quân Nga dùng thứ này chống quân Pháp. Năm 1914, Quân Nga đã có chương trình phát triển đại bác không giật. Năm 1919, nhà nước Xô Viết đã lập chương trình phát triển tên lửa, từ đó đến chiến tranh WW2, Nga đã thành công trong việc chế tạo tên lửa, nổi tiếng là Kachyusa. Nhưng chương trình đại bác không giật chống tăng thì không hề phát triển tiếp. Năm 1942, Đức lần đầu tiên chế tạo súng không giật vác vai, sử dụng rộng trong thực tế là Panzerfaust-30, nhưng súng này cũng chỉ dùng nhiều khi Đức gần chết, cùng các bản cải tiến của nó. LX copy và phát triển thành súng B-40 nổi tiếng, sau đấy là các đời tiếp theo. Ngoài súng vác vai, các đời súng lớn cộng đồng sử dụng như ĐKZ cùng nhau trở thành các súng diêt nhiều tăng nhất sau WW2. Mỹ lần đầu tiên sử dụng Bazoka43 trong trận đổ bộ chiếm Ôtkinawa, sau Mỹ cũng nhiều loại lớn nhỏ, gây thiệt hại lớn cho quân Bắc Triều Tiên.
    Các súng không giật chống tăng thực chất là bệ phóng tên lửa mang đầu đạn lõm. Từ trước đến WW2, súng bắn được tăng chỉ là loại bắn đạn có tốc độ rất cao, xuyên giáp bằng quán tính. Nhưng đạn lõm không cần như thế, khi chạm mục tiêu khối thuốc nổ định hướng mới tạo ra năng lượng xuyên giáp, do đó nó không cần tốc độ lớn và không cần bắn từ đại bác hạng nặng. Nhờ đó, súng vác vai có thể giết được chiếc tăng lớn giáp dầy. Súng cũng rất nhẹ, kể cả đại bác không giật vẫn được di chuyển bằng vác vai, nên vô cùng hiệu quả với du kích, chiến tranh đường phố, chiến tranh rừng núi.v.v.v. Về hiệu quả, Panzerfaust-30, súng ban đầu có tầm vài chục mét, xuyên giáp 2-4 cm. Các đời B-40 tầm 150 mét, xuyên 18cm. B-41 tầm 300met, tối đa 500 mét, xuyên 20cm. ĐKZ có tầm 700 met iệu quả, tầm lớn nhất hơn 1km, xuyên khoảng 30cm. Một đặc điểm nữa là các súng này rất dễ chế tạo, nguyên liệu dễ kiếm. Các lò rẻn thủ công và máy tiện đạp châm xứ Nam Cực xa xôi đã chế tạo thành công năm 1946, và năm 1947, ghi dấu trận đánh đầu tiên ở chùa Trầm, những chiếc xe tăng sống sót tháo chạy về kể chuyện làm kinh hoàng quân Tây. Khi sắp chết, Đức phát xít chợt nhớ ra họ có loại súng ít tốn, nhiều, rẻ, đã trang bị cho toàn dân chống Hồng Quân và hàng nghìn xe T-34 đã thiệt hại do thứ này.
    Như vậy, chỉ thiếu ý tưởng, không có lý do gì mà công nghiệp LX không thể chế tạo súng này những năm 1930. Và thiết ý tưởng đó gây thiệt hại gì cho Hồng Quân.
    Ta biết qua các bài viết xuất sắc của bác danngoc, các tăng WW2 chỉ bắn được ở tầm vài trăm mét, không hơn gì súng không giật mấy tí. Súng chống tăng vòi voi của bộ binh chỉ có tầm vài trăm mét và chỉ khoan được những chõ rất yếu của tăng hạng trung. Mỗi trận đánh lớn chỉ có thể có vài trăm súng đại bác bắn được tăng, mỗi chiến dịch khổng lồ chỉ có vài nghìn. Nhưng, chỉ cần rất ít công chế tạo, có thể có hàng chục vạn khẩu RPG chống tăng trong một chiến dịch. Đặc biệt với chiến tranh đường phố như Stalingrad. Nếu được chú ý phát triển, thì quân Đức đang dựa vào tăng ưu việt, không thể gây thiệt hại lớn. Ít ra, nếu trong chiến tranh có thì không có trận Kurx, tăng Đức chết hết rồi còn đâu.
    Em không có nhiều tài liệu về phát triển súng này ở Liên Xô, bác nào biết có thể cho thêm thông tin. Về sau, CTVN, các súng này trở thành chủ lực chống tăng, trở thành loại súng diệt nhiều tăng nhất sau WW2, sao ngày đó nó ra đời chậm thế.
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Bạn nào quan tâm tới Ngoại giao giữa Liên Xô-Phát xít Đức 1939-1941 thì vào đây:
    http://www.yale.edu/lawweb/avalon/nazsov/nazsov.htm
    Còn địa chỉ này là bộ sưu tập các báo "Sao Đỏ" của Hồng quân (Bản dịch ra tiếng Anh) tất cả các số từ 1982-1989, cùng một số bài viết khác lấy từ Hồ sơ lưu của Lầu Năm Góc:
    http://www.redarmystudies.net/index.htm
    http://www.redarmystudies.net/article.htm
    Chủ yếu nằm ở đây:
    http://www.redarmystudies.net/listing.htm
    Các bạn thân mến, còn rất nhiều hồi ức chiến tranh mà tôi không thể dịch hết. Xin bạn nào có điều kiện hãy ra tay giúp đỡ.
    Liên lạc: thedan@hcm.fpt.vn
    PS: Ở SG tôi không tìm thấy cuốn "Các phát minh khoa học thế kỷ 19 của nước Đức" và cuốn "Cuộc chiến tranh bắt buộc" (về chiến tranh biên giới 1979). Bạn nào biết xin giúp tôi.
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Bạn nào quan tâm tới Ngoại giao giữa Liên Xô-Phát xít Đức 1939-1941 thì vào đây:
    http://www.yale.edu/lawweb/avalon/nazsov/nazsov.htm
    Còn địa chỉ này là bộ sưu tập các báo "Sao Đỏ" của Hồng quân (Bản dịch ra tiếng Anh) tất cả các số từ 1982-1989, cùng một số bài viết khác lấy từ Hồ sơ lưu của Lầu Năm Góc:
    http://www.redarmystudies.net/index.htm
    http://www.redarmystudies.net/article.htm
    Chủ yếu nằm ở đây:
    http://www.redarmystudies.net/listing.htm
    Các bạn thân mến, còn rất nhiều hồi ức chiến tranh mà tôi không thể dịch hết. Xin bạn nào có điều kiện hãy ra tay giúp đỡ.
    Liên lạc: thedan@hcm.fpt.vn
    PS: Ở SG tôi không tìm thấy cuốn "Các phát minh khoa học thế kỷ 19 của nước Đức" và cuốn "Cuộc chiến tranh bắt buộc" (về chiến tranh biên giới 1979). Bạn nào biết xin giúp tôi.
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Ivan Kobets
    Sự kiện được mô tả dưới đây xẩy ra từ năm1941 đến đầu 1942 khi Quân đoàn 19 hoạt động ở vùng Kandalaksha của mặt trận Karelia.

    Ivan Kobec, 1941​
    Hồi 1.Cuộc đời binh nghiệp của tôi, từ những ngày đầu tiên của chiến tranh, bắt đầu với việc chỉ huy trung đội ?o Thợ săn ?o (Hunters) thuộc tiểu đoàn 1, trung đoàn bộ binh 596 được thành lập hai tuần sau ngày chiến tranh nổ ra. Trung đội hoạt động liên tục, theo đuổi nhiều mục đích nhưng nhiệm vụ chính của nó là trinh sát cho tiểu đoàn và trung đoàn. Trong tháng đầu của chiến tranh, tiểu đoàn tôi được phân một khu riêng biệt, bắt đầu với vùng Kuolayarvi sát đường biên, sau đó là Kajrala và bắc của Alakurtti. Chỉ khi phòng tuyến Verman được lập, chúng tôi bắt đầu hoạt động trong khu vực của trung đoàn.
    Giữa tháng 8, do tình hình khó khăn ở vùng đông Kajrala, các đơn vị của sư đoàn bộ binh 104 và 122 được lệnh rút lui và triệt thoái tới phòng tuyến tạm thời gần Alakurtti. Tiểu đoàn 1 của tôi rời núi Ungojvanselka và tới núi Lenikuvaara vào cuối ngày. Ngay lúc đó, chúng tôi mất liên lạc với chỉ huy trung đoàn. Tiểu đoàn trưởng khi đó là người mới được phong cấp Trung úy nhất Pavel Gavrilovich Danilov, một sĩ quan dễ thích nghi, biết lẽ phải và tỉ mỉ. Một thời gian ngắn sau đó, ông trở thành trung đoàn trưởng trung đoàn bộ binh 596.
    Trong hoàn cảnh đó, chúng tôi cần phải mạo hiểm thiết lập kênh liên lạc với trung đoàn để nhận nhiệm vụ cho những hoạt động tiếp theo. Khi ở trên đỉnh núi Lenikuvaara, tôi được lệnh xác định vị trí sở chỉ huy trung đoàn trong buổi sáng và làm rõ các mục tiêu tiếp theo của tiểu đoàn. Tôi được chỉ cho hướng trên bản đồ để tìm sở chỉ huy trung đoàn. Đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng bởi vì các đơn vị quân địch đã hoạt động trong vùng và chúng tôi có thể bất ngờ gặp chúng bất cứ khi nào. Không có thời gian để suy tính và tôi phải bắt đầu nhiệm vụ càng sớm càng tốt. Tôi tập hợp người của mình, với 12 người, và phổ biến kế hoạch rõ ràng cho họ. Tôi phải nói rằng các chàng trai của tôi đã mệt mỏi vì các trận đánh trước đó và chịu đựng sự thiếu ăn - quân địch đã chiếm một phần con đường Alakurtti-Kajrala và ngắt đường tiếp tế của chúng tôi.
    Rời đi với nhiệm vụ, tôi nhắc các chàng trai của mình rằng chúng tôi sẽ quay lại bằng chính tuyến đường đi và bắt đầu đi xuống dọc theo khu rừng thưa. Ban đêm trời tối và yên tĩnh, chúng tôi tiến chậm và cẩn thận. Chúng tôi phải thường xuyên dừng lại, chú ý tới từng tiếng lách cách hay xào xạc. Khi nghe thấy câu tiếng Đức cụt lủn, chúng tôi chuyển hướng và tiếp tục đi theo hướng đã định. Nhóm trinh sát giữ cự ly gần để mọi người đều có thể nghe được các mệnh lệnh im lặng. Chúng tôi đi như vậy cho đến bình minh. Đến sáng sớm, chúng tôi tình cờ gặp mấy người cùng trung đoàn, ba người là tín hiệu viên. Khi tôi hỏi sở chỉ huy trung đoàn ở đâu, họ chỉ hướng cho tôi và bảo tôi đi sang bên phải chừng 300-400 mét. May mắn, chúng tôi nhanh chóng tới vị trí của ban tham mưu và gặp trung đoàn trưởng ở đó. Cuộc họp thì không thể tả được vì họ rất lo lắng về việc mất liên lạc quá lâu với tiểu đoàn 1. Trong khi họ chuẩn bị giấy tờ cho tiểu đoàn trưởng, chúng tôi nghỉ ngơi sau một chuyến đi đêm vất vả. Khi gói đồ chuẩn bị xong, chúng tôi lên đường. Chúng tôi nhanh chóng để không bị quá muộn, và không còn nhiều thời gian. Đi vào buổi sáng thì dễ hơn, nhưng mà nguy hiểm hơn. Mặt trời lên dần, cảm giác ấm áp của ánh nắng mặt trời thật dễ chịu. Ban đêm phía sau đường cực bắc vào thời gian đó có thể vẫn còn lạnh. Khi đi ngang qua đám quả bụi, chúng tôi chộp đầy tay và nghiến ngấu bỏ vào mồm để làm dịu đi cái đói.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này