1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 04/09/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    - Ông mặc giống như mọi người à?
    Vào mùa hè năm 1941 tôi đã làm một điều ngớ ngẩn. Chúng tôi đi trinh sát. Trung đội phó và tôi - mặc áo bành tô sĩ quan và mặc dù vậy, thế vẫn còn chưa đủ, đeo thắt lưng với khóa được trang trí bằng ngôi sao chói sáng. Có 12 người trong nhóm. Rồi chúng tôi xuyên qua vị trí tiền tiêu của chúng. Nhưng chúng tôi chưa phải chọn mục tiêu. Mọi người nằm xuống, tôi nói với trung đội phó - ?o Di chuyển một chút về phía trước.? Rồi chúng tôi bò về phía trước, tôi và trung đội phó. Tôi quỳ một chân để chỉ cho anh ấy vài thứ - chỉ nghe "Zi-i-ip!" một cái - và tôi đã nằm trên đất. Tôi đã gặp may - viên đạn trúng vào phía dưới đầu gối giữa các xương. Tên lính bắn tỉa Đức ở trong cái hào chỉ cách 15-20 mét và ngắm vào chân tôi với mục đích bắn bị thương và bắt tôi. Hắn đã thấy tôi là một sĩ quan. Hắn khiến người của tôi không ngỏng lên được, và tôi không thể tự di chuyển được. Cuối cùng, họ ném cho tôi sợ dây và kéo tôi ra. Nếu đó không phải là áo choàng sĩ quan, hắn có thể đơn giản đã giết tôi. Vâng, đó là điều đã xẩy ra. Sau đó, chúng tôi mặc giống hệt nhau và chẳng ai có thể phân biệt được sĩ quan với binh nhì. Phải nói rằng khi đó chúng tôi được trang bị tốt hơn một chút - quần áo lót ấm, quần đùi nỉ, áo da lông thú. Mặc dù đôi khi chúng tôi gặp rắc rối với ủng, ở vùng có đá, chúng nhanh chóng bị mòn. Cũng như là về đồ ngụy trang thì chúng tôi không có. Nhưng bọn Đức cũng không có.

    - Các ông ăn uống thế nào ?
    Phần lớn là cháo yến mạch. Chúng tôi có nhiều loại đồ hộp : ban đầu là của Nga, phần lớn là cá, và sau đó là đồ cho vay - thịt hộp. Bữa trưa là súp, cháo đặc với cá hoặc thịt hộp và chè hoặc đồ uống từ hoa quả khô. Khi đi làm nhiệm vụ, chúng tôi mang theo khẩu phần ăn - bánh quy ( bánh mì nướng ), đồ hộp, xúc xích, đường, bơ. Thế nhưng chúng tôi không có sô cô la. Chúng tôi cũng được cấp rượu, nhưng chỉ ở những đơn vị chiến đấu, 100 gam mỗi người một ngày. Chúng tôi cũng có đèn cồn - chất đốt là hỗn hợp của cồn và stearin; mọi người đơn giản là gạn cồn từ hỗn hợp đó. Tôi không bao giờ mang rượu khi đi làm nhiệm vụ. Trước hết, nó được cấp theo ngày, vào ban đêm, và chúng tôi không thể có đủ cho chuyến đi. Thứ nhì, nếu bạn mang đủ, tất cả sẽ được xài ngay lập tức, và một người lính say rượu sẽ chỉ tốt như là một thương binh hay tử sĩ, không cần nghi ngờ điều đó. Đó là lý do mà tại sao một người bạn của tôi, Nikolai Aleksandrovich Makarov, bị giết. Anh ấy ở một vọng gác, chờ nhóm của anh ấy trở về. Rồi anh ấy uống một chút, nên chẳng sợ gì cả - khi nhóm anh ấy quay về với tù binh, anh ấy đi ra ngoài để gặp họ. Vào mùa đông, mà không có quần áo màu trắng. Tất nhiên bọn Đức hạ anh ấy. Nếu không uống, anh ấy có lẽ bây giờ vẫn còn sống. Không bao giờ chúng tôi uống trước trận đánh! Sau đó thì có. Sau khi hoàn thành một nhiệm vụ, tự tay trung đoàn trưởng cấp rượu cho chúng tôi, thêm khẩu phần và thậm chí ngồi cùng bàn với chúng tôi.
    - Các ông nắm bọn Đức như thế nào ?
    Phải hiểu rõ ràng thế này - nếu bạn bắn trượt hắn, hắn sẽ giết bạn. Nhưng chẳng có gì đáng ghét cả. Nếu như bạn ở trong cuộc chiến, đó là cái bạn làm - bắn và giết.
    - Ông có sợ không ?
    Những người chưa bao giờ chiến đấu - toàn bộ hệ thần kinh của anh ta sẽ bị căng thẳng. Anh ta sợ từng phát súng, từng tiếng nổ. Không có những người như thế đến để sẵn sàng cho chiến tranh, không. Nhưng sự sợ hãi có thể vượt qua được. Qua thời gian, khi bạn quen với nó, bạn sẽ hiểu - phát pháo này sẽ vọt qua và phát này thì nguy hiểm. Thậm chí sau một thời gian nghỉ ngơi ngắn, có thể nói, sau khi ở bệnh viện, nỗi sợ hãi tạm thời quay lại.
    Thêm nữa, nếu bạn sợ hãi, bạn không thể đi làm nhiệm vụ được. Bạn có hiểu rằng mọi người cảm nhận chỉ huy của họ như là con ngựa cảm nhận người cưỡi nó ? Nếu con ngựa cảm thấy người cưỡi nó sợ, nó sẽ không bao giờ đến gần chướng ngại vật. Cũng giống thế, nếu người chỉ huy dũng cảm, những người lính cảm thấy thế này: ?o Ừ! Bạn sẽ không bị thất bại với người này ! Chỉ huy này sẽ không làm hỏng bạn!? Lòng dũng cảm và sự bình tĩnh của người chỉ huy đóng vai trò quan trọng nhất. Ví dụ, khi hành động tôi luôn nghĩ: ?oNếu mình không bị giết hôm nay thì sẽ là ngày mai. Vì thế việc gì phải sợ." Có lẽ vì quan điểm này mà mọi người luôn luôn muốn vào trung đội tôi. Tôi chọn người theo cách này : điểu quan trong nhất - đó là sự quyết tâm. Nơi nào có sự quyết tâm thì sẽ có mọi thứ. Bởi vì những kẻ hèn nhát, ốm yếu không muốn làm điều đó. Tất nhiên thể lực cũng là vấn đề. Về Volkov (xem Hồi 1), tôi thực sự lấy làm tiếc cho anh ấy. Anh ấy cao hơn trung bình, người to, một chàng trai tốt. Anh ấy nói: ?oTôi dính rồi.? tôi nói : ?oNằm im, thấp xuống. Nửa phút, một phút và nó sẽ qua!? Nó dễ dàng nếu không phải là một người bị thương, bạn ép mình chặt xuống đất; người bị thương - họ bị kích động. Tôi quay lại anh ấy sau một giây - và anh ấy đã chết.
    Tôi có thể lấy người từ toàn thể trung đoàn. Tất nhiên tôi có một nhóm thường xuyên từ 20-25 người, nhưng khi đi làm nhiệm vụ, tôi có thể lấy thêm người nếu cần thiết. Luôn luôn có nhiều người tình nguyện trong số những người bị kết án bởi vì họ có nhiều cơ hội để kiếm thêm điểm khi thi hành nhiệm vụ, và một khi người bị kết án thể hiện được phẩm chất xuất sắc trong hành động, người chỉ huy ngay lập tức tuyên bố tha bổng. Tôi có lẽ có 5 người như thế và hai trong số họ bị kết án 10 năm. Họ là những chàng trai rất tốt.
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    - Các chỉ huy có sử dụng các ông như bộ binh hay để đành cho các nhiệm vụ ?
    Ông có biết từng chỉ huy một quan tâm như thế nào đến đội trinh sát không ? Vâng, với ông ấy, trinh sát là tất cả mọi thứ. Nếu người chỉ huy tốt, ông ấy sẽ bảo vệ trung đội trinh sát còn hơn mắt mình.
    - Ông có đặc quyền hay sự giới hạn nào không ?
    Không. Tôi chỉ biết rằng mình phải tiến hành nhiệm vụ. Nếu anh quay lưng lại, anh là kẻ hèn nhát. Nhưng cũng có thể xẩy ra như thế này : họ khởi hành, bị bắn, quay về và báo cáo - ?o Chúng tôi bị phát hiện.? Trong một lần, chúng tôi dưới làn đạn súng máy, vấp phải bọn Đức, và vẫn hoàn thành nhiệm vụ. Chỉ một lần chúng tôi không cứu được tù binh ( xem Hồi 2 ). Tuy nhiên chẳng ai được đề nghị tặng huy chương sau đó.
    Tôi chẳng bao giờ tìm kiếm sự thăng quan tiến chức hay huân huy chương. Một lần tôi được gọi đến tham mưu sư đoàn. Khi đó tôi là thượng úy. Tôi tới và báo cáo, và một sĩ quan tham mưu hỏi:
    - Tại sao quân phục của cậu lại không đúng nội quy thế kia ?
    - Như thế nào cơ ?
    - Anh là đại úy cơ mà! Ông ấy liền lấy hai vạch khỏi quân hàm của mình và cài nó lên quan hàm tôi.
    Khi là đại úy tôi mới 21 tuổi. Tôi cũng không may mắn với huân huy chương. Trong những ngày nóng bỏng nhất của cuộc chiến tranh - chỉ rất ít lần được đề nghị tặng thưởng. Bên cạnh đó, về phần chúng tôi, ở vùng Cực Bắc, chúng tôi nhận huân huy chương chỉ cho những nhiệm vụ hay hành động cụ thể, không như phương Tây - những nhiệm vụ nói chung. Vì thế tôi chỉ có một huân chương Cờ Đỏ cho một vụ phục kích thành công ( xem Hồi 3 ).
    - Ông nghĩ thế nào về Đảng ?
    Tôi bước vào cuộc chiến với tư cách là một đoàn viên Komsomol. Sau đó, sau sự việc xẩy ra với tài liệu, khi tôi tìm thấy cái sắc cốt ( Xem Hồi 4), tôi được chú ý ở trung đoàn và họ quyết định kết nạp tôi vào Đảng. Tôi nhớ khi tôi đang đi với những cậu trinh sát của tôi thì bí thư đảng ủy sư đoàn gặp tôi và báo cho tôi quyết định.
    - Tôi cần phải làm gì ? - Tôi hỏi.
    - Không cần. Chỉ cần viết một lá đơn là đủ.
    Họ cho tôi là đảng viên dự bị và 6 tháng sau, tôi thành đảng viên chính thức. Tôi đã làm mọi thứ được yêu cầu.
    - Các cán bộ đảng có can thiệp vào các hoạt động trinh sát của ông không ?
    Không. Trung đội phó của tôi , trung úy Litvak, là chính ủy; anh ấy không bao giờ can thiệp vào các hoạt động mà chỉ trông nom bộ đội, để họ được trang bị, ăn uống và quan tâm đến những sự kiện đang xẩy ra trên đất nước. Anh ấy đã thực sự giúp tôi. Anh ấy nói chuyện với mọi người về bản chất của sự việc. Tất nhiên có những chính ủy khó chịu, những người cố nắm quyền lực, nhưng mà không phải trong trường hợp của tôi.
    - Ông có tin vào những dấu hiệu, điềm báo trước không ?
    Tôi gặp hai chi tiết thế này. Cái thứ nhất xẩy ra khi chúng tôi rút về phòng thủ ở Alakurtti. Tôi và tín hiệu viên đang ngồi trong một hào khi cuộc oanh tạc diễn ra. Đột nhiên, tôi có cảm giác như là có ai đó kéo mạnh tôi sang bên cạnh. Tôi mới chỉ nhẩy sang bên cạnh 15 mét thì quả đạn pháo nổ ngay chõ tôi vừa ngồi và giết chết tín hiệu viên của tôi. Cái thứ hai diễn ra khi chúng tôi di chuyển tới sông Verman vào tháng 8. Chúng tôi chỉ vừa dừng nghỉ ở một mô đất, và bọn Đức đang bắn đây đó. Và sau đó, có một lực nào đó nhấc tôi lên không và tôi chạy 10-15 mét xuống dưới dốc. Ngay giây lát đó, một loạt pháo - 6-8 quả, rơi xuống khu vực nghỉ ngơi của chúng tôi. Có những người bị thương và thậm chí bị giết và tôi được cứu nhờ cú nhẩy đó. Cả hai sự việc diễn ra trong vài giây, nhanh hơn thời gian để kể về nó. Nhưng khi tôi bị dính mìn, tôi không có bất cứ điềm báo nào. Chúng tôi đang đột kích phía sau chiến tuyến địch. Tôi chỉ vừa đổi vị trí với hai trinh sát đang dẫn đầu, họ quá mệt và vừa đi vừa ngủ, thì vấp phải bẫy mìn. Điều duy nhât tôi nhớ là ngọn lửa đỏ đen phía trước tôi. Những chàng trai nói rằng tôi bị ném xa 10 mét. Thật thú vị, nếu chỉ là 5 mét, các mảnh mìn có thể đã cắt đôi tôi - và thế là kết thúc - tôi dính mảnh vào chân và vào một tay. Họ kéo tôi ra nhưng tôi không bao giờ quay lại với việc trinh sát sau những thương tật đó. Vào năm 1943, tôi tham gia đột kích với tiểu đoàn và phải rút ra - cái chân bị thương của tôi sưng phồng quá tệ và nó cần được phẫu thuật. Sau này, tôi làm việc ở tham mưu quân đoàn 19, bộ phận tình báo và trinh sát quân đội, với Daniil F. Zlatkin.
    - Ông có tự hạn chế mình với khẩu phần tiêu chuẩn không ?
    Tất nhiên không, chúng tôi hái, nấu nướng và bảo quản hoa quả và nấm. Đôi khi cũng săn bắn. Đầu tháng 7 năm 1941, ở bên sườn trái của sư đoàn có một lối mòn mà chúng tôi luôn canh gác. Một lần, tôi cử hai người của tôi leo lên ngọn đồi gần nhất và quan sát bọn Đức. Ngay khi họ đi xuống cái rãnh có nhiều cây, tôi nghe thấy tiếng súng nổ ở đó. Tôi đã nghĩ đến chuyện xuống đó với họ thì họ hiện ra. Hóa ra là họ bắn được một con nai. Và thế là chúng tôi có thịt tươi cho 3-4 ngày.
    - Ông dùng loại vũ khí nào khi đi làm nhiệm vụ ?
    Tôi mang một khẩu PPSh và một khẩu TT. Đôi khi chúng tôi sử dụng tiểu liên Đức. Mọi người đều muốn có một khẩu vị nó rất nhẹ. Chúng tôi cũng mang theo lựu đạn F-1 hoặc RGD-33. Lựu đạn Đức cũng dễ sử dụng - nó có chuôi dài hơn và có thể quăng xa hơn. Nếu chúng tôi hoạt động ven phòng tuyến của chúng, chúng tôi mang theo súng máy, nhưng không bao giờ mang khi luồn sâu vì quá nặng. Đôi khi chúng tôi được pháo hay cối hỗ trợ.
    - Ông có được dậy kỹ thuật cận chiến không ?
    Ở trường quân sự, người ta dậy chúng tôi sử dụng súng trường. Chúng tôi có người nộm rơm và một học viên sĩ quan sẽ đứng gần đó, vũ trang bằng gậy bọc vải ở đầu - để tránh làm bị thương. Ngay khi bạn tấn công người nộm rơm, học viên sĩ quan sẽ đánh bạn. Vì thế bạn phải tránh cái gậy và chọc người nộm. Người ta không dậy chúng tôi các cú đánh đặc biệt nào hay kỹ thuật dùng dao mặc dù dao và cách sử dụng nó là điều bắt buộc đối với trinh sát.
    - Ông có sử dụng chiến thuật khác nhau đối với quân Đức và quân Phần Lan không ?
    Không. Chiến thuật không thay đổi và chúng tôi không cần làm thích ứng chiến thuật với quốc tịch của đối phương.
    - Một nhóm thường có bao nhiêu người ?
    Karelia là một vùng đất mà thậm chí một tiểu đoàn cũng khó vận động, đặc biệt là vào mùa hè. Vào mùa đông, đôi khi chúng tôi sử dụng hai tiểu đoàn mạnh công kích để có đòn đánh hiệu quả phía sau lưng địch, nhưng hầu hết chúng tôi thường hoạt động bằng những nhóm nhỏ để phù hợp tốt hơn với điều kiện đó. Thông thường, chỉ từ 10-15 người, nhưng với chuẩn bị và vũ trang tốt. Bọn Đức điển hình sử dụng những đơn vị lớn hơn - từ 50-60 người, được pháo binh và cối hỗ trợ. Quân Phần Lan, cũng hoạt động bằng những nhóm nhỏ. Thêm với sự khó khăn của địa hình, một thứ cũng quan trong ở Karelia - đó là thời tiết. Nó thay đổi từng phút. Có một chuyện như thế này đã xẩy ra ở sư đoàn 122. Một tiểu đoàn trượt tuyết đi đột kích. Thời tiết tốt, sau đó mưa tuyết bắt đầu rơi và tất cả mọi người đều bị ướt. Người chỉ huy đến chỗ sư đoàn trưởng và báo cáo rằng đi xa hơn nữa là không thể - họ không thể trượt dưới trời mưa tuyết. Sư đoàn trưởng trả lời: - ?o Tiến hành mục tiêu của anh đi ?o. Không tuân lệnh, hứng chịu rủi ro về phần mình, người chỉ huy đó cho tiểu đoàn quay về. Đến đêm, cái lạnh giá tràn ngập. Đó thực sự là điều may mắn vì họ đã quay về, nếu không tất cả mọi người sẽ bị đóng băng, mặc dù vậy 70 người vẫn phải nằm trạm xá và những người khác thì bị tê cóng.
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    - Các chỉ huy có sử dụng các ông như bộ binh hay để đành cho các nhiệm vụ ?
    Ông có biết từng chỉ huy một quan tâm như thế nào đến đội trinh sát không ? Vâng, với ông ấy, trinh sát là tất cả mọi thứ. Nếu người chỉ huy tốt, ông ấy sẽ bảo vệ trung đội trinh sát còn hơn mắt mình.
    - Ông có đặc quyền hay sự giới hạn nào không ?
    Không. Tôi chỉ biết rằng mình phải tiến hành nhiệm vụ. Nếu anh quay lưng lại, anh là kẻ hèn nhát. Nhưng cũng có thể xẩy ra như thế này : họ khởi hành, bị bắn, quay về và báo cáo - ?o Chúng tôi bị phát hiện.? Trong một lần, chúng tôi dưới làn đạn súng máy, vấp phải bọn Đức, và vẫn hoàn thành nhiệm vụ. Chỉ một lần chúng tôi không cứu được tù binh ( xem Hồi 2 ). Tuy nhiên chẳng ai được đề nghị tặng huy chương sau đó.
    Tôi chẳng bao giờ tìm kiếm sự thăng quan tiến chức hay huân huy chương. Một lần tôi được gọi đến tham mưu sư đoàn. Khi đó tôi là thượng úy. Tôi tới và báo cáo, và một sĩ quan tham mưu hỏi:
    - Tại sao quân phục của cậu lại không đúng nội quy thế kia ?
    - Như thế nào cơ ?
    - Anh là đại úy cơ mà! Ông ấy liền lấy hai vạch khỏi quân hàm của mình và cài nó lên quan hàm tôi.
    Khi là đại úy tôi mới 21 tuổi. Tôi cũng không may mắn với huân huy chương. Trong những ngày nóng bỏng nhất của cuộc chiến tranh - chỉ rất ít lần được đề nghị tặng thưởng. Bên cạnh đó, về phần chúng tôi, ở vùng Cực Bắc, chúng tôi nhận huân huy chương chỉ cho những nhiệm vụ hay hành động cụ thể, không như phương Tây - những nhiệm vụ nói chung. Vì thế tôi chỉ có một huân chương Cờ Đỏ cho một vụ phục kích thành công ( xem Hồi 3 ).
    - Ông nghĩ thế nào về Đảng ?
    Tôi bước vào cuộc chiến với tư cách là một đoàn viên Komsomol. Sau đó, sau sự việc xẩy ra với tài liệu, khi tôi tìm thấy cái sắc cốt ( Xem Hồi 4), tôi được chú ý ở trung đoàn và họ quyết định kết nạp tôi vào Đảng. Tôi nhớ khi tôi đang đi với những cậu trinh sát của tôi thì bí thư đảng ủy sư đoàn gặp tôi và báo cho tôi quyết định.
    - Tôi cần phải làm gì ? - Tôi hỏi.
    - Không cần. Chỉ cần viết một lá đơn là đủ.
    Họ cho tôi là đảng viên dự bị và 6 tháng sau, tôi thành đảng viên chính thức. Tôi đã làm mọi thứ được yêu cầu.
    - Các cán bộ đảng có can thiệp vào các hoạt động trinh sát của ông không ?
    Không. Trung đội phó của tôi , trung úy Litvak, là chính ủy; anh ấy không bao giờ can thiệp vào các hoạt động mà chỉ trông nom bộ đội, để họ được trang bị, ăn uống và quan tâm đến những sự kiện đang xẩy ra trên đất nước. Anh ấy đã thực sự giúp tôi. Anh ấy nói chuyện với mọi người về bản chất của sự việc. Tất nhiên có những chính ủy khó chịu, những người cố nắm quyền lực, nhưng mà không phải trong trường hợp của tôi.
    - Ông có tin vào những dấu hiệu, điềm báo trước không ?
    Tôi gặp hai chi tiết thế này. Cái thứ nhất xẩy ra khi chúng tôi rút về phòng thủ ở Alakurtti. Tôi và tín hiệu viên đang ngồi trong một hào khi cuộc oanh tạc diễn ra. Đột nhiên, tôi có cảm giác như là có ai đó kéo mạnh tôi sang bên cạnh. Tôi mới chỉ nhẩy sang bên cạnh 15 mét thì quả đạn pháo nổ ngay chõ tôi vừa ngồi và giết chết tín hiệu viên của tôi. Cái thứ hai diễn ra khi chúng tôi di chuyển tới sông Verman vào tháng 8. Chúng tôi chỉ vừa dừng nghỉ ở một mô đất, và bọn Đức đang bắn đây đó. Và sau đó, có một lực nào đó nhấc tôi lên không và tôi chạy 10-15 mét xuống dưới dốc. Ngay giây lát đó, một loạt pháo - 6-8 quả, rơi xuống khu vực nghỉ ngơi của chúng tôi. Có những người bị thương và thậm chí bị giết và tôi được cứu nhờ cú nhẩy đó. Cả hai sự việc diễn ra trong vài giây, nhanh hơn thời gian để kể về nó. Nhưng khi tôi bị dính mìn, tôi không có bất cứ điềm báo nào. Chúng tôi đang đột kích phía sau chiến tuyến địch. Tôi chỉ vừa đổi vị trí với hai trinh sát đang dẫn đầu, họ quá mệt và vừa đi vừa ngủ, thì vấp phải bẫy mìn. Điều duy nhât tôi nhớ là ngọn lửa đỏ đen phía trước tôi. Những chàng trai nói rằng tôi bị ném xa 10 mét. Thật thú vị, nếu chỉ là 5 mét, các mảnh mìn có thể đã cắt đôi tôi - và thế là kết thúc - tôi dính mảnh vào chân và vào một tay. Họ kéo tôi ra nhưng tôi không bao giờ quay lại với việc trinh sát sau những thương tật đó. Vào năm 1943, tôi tham gia đột kích với tiểu đoàn và phải rút ra - cái chân bị thương của tôi sưng phồng quá tệ và nó cần được phẫu thuật. Sau này, tôi làm việc ở tham mưu quân đoàn 19, bộ phận tình báo và trinh sát quân đội, với Daniil F. Zlatkin.
    - Ông có tự hạn chế mình với khẩu phần tiêu chuẩn không ?
    Tất nhiên không, chúng tôi hái, nấu nướng và bảo quản hoa quả và nấm. Đôi khi cũng săn bắn. Đầu tháng 7 năm 1941, ở bên sườn trái của sư đoàn có một lối mòn mà chúng tôi luôn canh gác. Một lần, tôi cử hai người của tôi leo lên ngọn đồi gần nhất và quan sát bọn Đức. Ngay khi họ đi xuống cái rãnh có nhiều cây, tôi nghe thấy tiếng súng nổ ở đó. Tôi đã nghĩ đến chuyện xuống đó với họ thì họ hiện ra. Hóa ra là họ bắn được một con nai. Và thế là chúng tôi có thịt tươi cho 3-4 ngày.
    - Ông dùng loại vũ khí nào khi đi làm nhiệm vụ ?
    Tôi mang một khẩu PPSh và một khẩu TT. Đôi khi chúng tôi sử dụng tiểu liên Đức. Mọi người đều muốn có một khẩu vị nó rất nhẹ. Chúng tôi cũng mang theo lựu đạn F-1 hoặc RGD-33. Lựu đạn Đức cũng dễ sử dụng - nó có chuôi dài hơn và có thể quăng xa hơn. Nếu chúng tôi hoạt động ven phòng tuyến của chúng, chúng tôi mang theo súng máy, nhưng không bao giờ mang khi luồn sâu vì quá nặng. Đôi khi chúng tôi được pháo hay cối hỗ trợ.
    - Ông có được dậy kỹ thuật cận chiến không ?
    Ở trường quân sự, người ta dậy chúng tôi sử dụng súng trường. Chúng tôi có người nộm rơm và một học viên sĩ quan sẽ đứng gần đó, vũ trang bằng gậy bọc vải ở đầu - để tránh làm bị thương. Ngay khi bạn tấn công người nộm rơm, học viên sĩ quan sẽ đánh bạn. Vì thế bạn phải tránh cái gậy và chọc người nộm. Người ta không dậy chúng tôi các cú đánh đặc biệt nào hay kỹ thuật dùng dao mặc dù dao và cách sử dụng nó là điều bắt buộc đối với trinh sát.
    - Ông có sử dụng chiến thuật khác nhau đối với quân Đức và quân Phần Lan không ?
    Không. Chiến thuật không thay đổi và chúng tôi không cần làm thích ứng chiến thuật với quốc tịch của đối phương.
    - Một nhóm thường có bao nhiêu người ?
    Karelia là một vùng đất mà thậm chí một tiểu đoàn cũng khó vận động, đặc biệt là vào mùa hè. Vào mùa đông, đôi khi chúng tôi sử dụng hai tiểu đoàn mạnh công kích để có đòn đánh hiệu quả phía sau lưng địch, nhưng hầu hết chúng tôi thường hoạt động bằng những nhóm nhỏ để phù hợp tốt hơn với điều kiện đó. Thông thường, chỉ từ 10-15 người, nhưng với chuẩn bị và vũ trang tốt. Bọn Đức điển hình sử dụng những đơn vị lớn hơn - từ 50-60 người, được pháo binh và cối hỗ trợ. Quân Phần Lan, cũng hoạt động bằng những nhóm nhỏ. Thêm với sự khó khăn của địa hình, một thứ cũng quan trong ở Karelia - đó là thời tiết. Nó thay đổi từng phút. Có một chuyện như thế này đã xẩy ra ở sư đoàn 122. Một tiểu đoàn trượt tuyết đi đột kích. Thời tiết tốt, sau đó mưa tuyết bắt đầu rơi và tất cả mọi người đều bị ướt. Người chỉ huy đến chỗ sư đoàn trưởng và báo cáo rằng đi xa hơn nữa là không thể - họ không thể trượt dưới trời mưa tuyết. Sư đoàn trưởng trả lời: - ?o Tiến hành mục tiêu của anh đi ?o. Không tuân lệnh, hứng chịu rủi ro về phần mình, người chỉ huy đó cho tiểu đoàn quay về. Đến đêm, cái lạnh giá tràn ngập. Đó thực sự là điều may mắn vì họ đã quay về, nếu không tất cả mọi người sẽ bị đóng băng, mặc dù vậy 70 người vẫn phải nằm trạm xá và những người khác thì bị tê cóng.
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330

    Sư đoàn Bộ binh 104. Ngày 15 tháng Ba 1943​
    - Ông tiến hành những việc gì khi thực hiện nhiệm vụ ?
    Nó tùy thuộc và nhiệm vụ. Nếu mục tiêu chỉ là trinh sát, thì không cần đưa ra những công việc cụ thể nào. Nếu mục đích là tóm một ?ocái lưỡi?, tôi sẽ chọn 2-3 người khỏe nhất cho nhóm bắt giữ, những người còn lại sẽ ở nhóm hỗ trợ với nhiệm vụ cắt đứt sự truy đuổi bằng hỏa lực và giúp nhóm bắt giữ thoát đi. Sau này các lý thuyết gia quyết định nên có 3 nhóm : tấn công, bắt giữ và hỗ trợ. Điều đó có nghĩa là một người trong nhóm tấn công cũng có thể được chỉ định một cách cụ thể để bắt tù binh - những người khác thì đảm bảo cho mọi việc suôn sẻ.
    - Các ông có luyện tập không ?
    Có. Một khi mặt trận yên tĩnh, trước khi đi làm nhiệm vụ, chúng tôi sẽ lựa chọn một mục tiêu - một ụ súng máy, phục kích một con đường mòn và vân vân. Sau đó chúng tôi chuẩn bị. Chúng tôi sẽ kiếm một vị trí tương tự bên phía ta, dựng lên và những người lính trinh sát diễn tập. Điều gì quan trọng nhất khi trinh sát ? Đó là nắm bắt được mục tiêu, đặc biệt khi nhiệm vụ là tóm một ?ocái lưỡi?. Bạn cần nghiên cứu vùng đất, chuẩn bị kĩ lưỡng, và chỉ sau đó thi hành nhiệm vụ. Mặc dù ban đầu, nó như thế này - ?o OK, tôi nay các anh phải tới khu vực này và mang về một ?~cái lưỡi?T.? Ông có thể tưởng tượng được điều đó? Tất cả mọi thứ tôi có thể làm là lấy người của mình, quyết định làm sao đến đó và phải mang vũ khí gì. Tuy thế sau này chúng tôi giải quyết được hết.
    - Ông có mang những người hi sinh về không ?
    Chúng tôi mang về nếu không quá xa. Nếu không thể ( như trong trường hợp chúng tôi đi tìm kiếm ông đại tá ), chúng tôi chỉ lấy ít đá, đào một cái hố có lẽ sâu khoảng 60 cm, phủ áo choàng lên họ và xếp đá lên trên. Chúng tôi luốn mang thương binh về.
    - Quân Đức có nhiều lính bắn tỉa không ?
    Chúng tôi có nhiều hơn. Tôi cũng biết bắn tỉa một chút. Một lần, tôi đi tới chiến tuyến và thấy công binh đang cài một bãi mìn - mìn là những hộp gỗ với các thỏi TNT bên trong. Sau đó họ đổ đầy cái hộp bằng bột TNT, nhét kíp nổ vào thỏi TNT và cài mìn. Rồi tôi nằm xuống với khẩu súng trường và thỉnh thoảng lại bắn - bọn Đức dường như đang xây công sự ở ngoài đó và tôi có thể thấy vài người mang khúc gỗ hay cái gì đại loại thế. Tôi bắn, hắn biến mất. Bây giờ có ba người lính công binh, họ có hai cái bao - một đựng các thỏi TNT, cái kia đựng bột. Họ lắp nhiều mìn và mang chúng sang để cài, có lẽ ba cái một lần. Cái kíp nổ phải được nhét vào sau cùng, khi mìn đã đặt vào vị trí, nhưng mà họ không muốn làm điều đó khi nằm trên đầm lầy. Tôi nói ?o Các anh đang làm cái gì đấy ? Các anh muốn nó nổ trên tay các anh à ?!? - ?oKhông, - họ nói - Xem chúng tôi đã cài xong bao nhiêu cái rôi!? Chỉ bốn mươi phút sau tôi nghe hai tiếng nổ lớn... Chỉ còn lại một cái chân của ba người đó.
    Phỏng vấn:
    Artem Drabkin
    Dịch từ Nga sang Anh : Alexei Gostevskikh
    Dịch từ Anh sang Việt : NTA.
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330

    Sư đoàn Bộ binh 104. Ngày 15 tháng Ba 1943​
    - Ông tiến hành những việc gì khi thực hiện nhiệm vụ ?
    Nó tùy thuộc và nhiệm vụ. Nếu mục tiêu chỉ là trinh sát, thì không cần đưa ra những công việc cụ thể nào. Nếu mục đích là tóm một ?ocái lưỡi?, tôi sẽ chọn 2-3 người khỏe nhất cho nhóm bắt giữ, những người còn lại sẽ ở nhóm hỗ trợ với nhiệm vụ cắt đứt sự truy đuổi bằng hỏa lực và giúp nhóm bắt giữ thoát đi. Sau này các lý thuyết gia quyết định nên có 3 nhóm : tấn công, bắt giữ và hỗ trợ. Điều đó có nghĩa là một người trong nhóm tấn công cũng có thể được chỉ định một cách cụ thể để bắt tù binh - những người khác thì đảm bảo cho mọi việc suôn sẻ.
    - Các ông có luyện tập không ?
    Có. Một khi mặt trận yên tĩnh, trước khi đi làm nhiệm vụ, chúng tôi sẽ lựa chọn một mục tiêu - một ụ súng máy, phục kích một con đường mòn và vân vân. Sau đó chúng tôi chuẩn bị. Chúng tôi sẽ kiếm một vị trí tương tự bên phía ta, dựng lên và những người lính trinh sát diễn tập. Điều gì quan trọng nhất khi trinh sát ? Đó là nắm bắt được mục tiêu, đặc biệt khi nhiệm vụ là tóm một ?ocái lưỡi?. Bạn cần nghiên cứu vùng đất, chuẩn bị kĩ lưỡng, và chỉ sau đó thi hành nhiệm vụ. Mặc dù ban đầu, nó như thế này - ?o OK, tôi nay các anh phải tới khu vực này và mang về một ?~cái lưỡi?T.? Ông có thể tưởng tượng được điều đó? Tất cả mọi thứ tôi có thể làm là lấy người của mình, quyết định làm sao đến đó và phải mang vũ khí gì. Tuy thế sau này chúng tôi giải quyết được hết.
    - Ông có mang những người hi sinh về không ?
    Chúng tôi mang về nếu không quá xa. Nếu không thể ( như trong trường hợp chúng tôi đi tìm kiếm ông đại tá ), chúng tôi chỉ lấy ít đá, đào một cái hố có lẽ sâu khoảng 60 cm, phủ áo choàng lên họ và xếp đá lên trên. Chúng tôi luốn mang thương binh về.
    - Quân Đức có nhiều lính bắn tỉa không ?
    Chúng tôi có nhiều hơn. Tôi cũng biết bắn tỉa một chút. Một lần, tôi đi tới chiến tuyến và thấy công binh đang cài một bãi mìn - mìn là những hộp gỗ với các thỏi TNT bên trong. Sau đó họ đổ đầy cái hộp bằng bột TNT, nhét kíp nổ vào thỏi TNT và cài mìn. Rồi tôi nằm xuống với khẩu súng trường và thỉnh thoảng lại bắn - bọn Đức dường như đang xây công sự ở ngoài đó và tôi có thể thấy vài người mang khúc gỗ hay cái gì đại loại thế. Tôi bắn, hắn biến mất. Bây giờ có ba người lính công binh, họ có hai cái bao - một đựng các thỏi TNT, cái kia đựng bột. Họ lắp nhiều mìn và mang chúng sang để cài, có lẽ ba cái một lần. Cái kíp nổ phải được nhét vào sau cùng, khi mìn đã đặt vào vị trí, nhưng mà họ không muốn làm điều đó khi nằm trên đầm lầy. Tôi nói ?o Các anh đang làm cái gì đấy ? Các anh muốn nó nổ trên tay các anh à ?!? - ?oKhông, - họ nói - Xem chúng tôi đã cài xong bao nhiêu cái rôi!? Chỉ bốn mươi phút sau tôi nghe hai tiếng nổ lớn... Chỉ còn lại một cái chân của ba người đó.
    Phỏng vấn:
    Artem Drabkin
    Dịch từ Nga sang Anh : Alexei Gostevskikh
    Dịch từ Anh sang Việt : NTA.
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Thực ra bài "Cái giá của chiến thắng" chỉ có tính tham khảo, giá trị nhất là nguồn gốc con số "20 triệu người hy sinh". Tất cả những lập luận còn lại theo tôi đều phiếm diện.
    Liên Xô là nước duy nhất tham chiến mà không phát triển hạm đội ném bom huỷ diệt (tầm xa) dù có loại Tu-2 sao chép B-17 của Mỹ. Do đó, trong khi Anh-Mỹ huỷ diệt Dresden và Hambủrg thì người Nga tiến công Praha và Vienna mà không dùng vũ khí nặng. Chắc các bạn cũng hiểu điều đó là thế nào rồi. Tôi cho rằng người Tiệp và Áo sẽ mãi nhớ ơn Stalin về điều này.
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Thực ra bài "Cái giá của chiến thắng" chỉ có tính tham khảo, giá trị nhất là nguồn gốc con số "20 triệu người hy sinh". Tất cả những lập luận còn lại theo tôi đều phiếm diện.
    Liên Xô là nước duy nhất tham chiến mà không phát triển hạm đội ném bom huỷ diệt (tầm xa) dù có loại Tu-2 sao chép B-17 của Mỹ. Do đó, trong khi Anh-Mỹ huỷ diệt Dresden và Hambủrg thì người Nga tiến công Praha và Vienna mà không dùng vũ khí nặng. Chắc các bạn cũng hiểu điều đó là thế nào rồi. Tôi cho rằng người Tiệp và Áo sẽ mãi nhớ ơn Stalin về điều này.
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    SỐ PHẬN TÙ BINH ĐỨC TẠI STALINGRAD
    Ngày 22 tháng Sáu 1941, nhằm tổ chức một hệ thống kiểm soát tù binh chiến tranh, cơ quan NKVD Liên Xô đã thiết lập 8 khu trại có sức chứa 40-45 ngàn người, trong đó đã chứa sẵn 27.435 tù binh Ba Lan.
    Ngay sau khi quân Đức xâm lược Liên Xô, NKVD đã nỗ lực tổ chức 30 điểm tập trung tù binh. Tới 22 tháng Bảy đã có 19 trại được lập xong. Tuy nhiên, tình hình ngoài mặt trận đã phát triển khác hẳn những kịch bản được chuẩn bị từ trước chiến tranh. Quân đội Xôviết, chống trả dũng cảm kiên cường, vừa rút lui vừa chiến đấu, đã chịu đựng những tổn thất khủng khiếp về người và vũ khí cùng trang thiết bị. Binh lính địch bị bắt làm tù binh không nhiều và nhu cầu cần có những trại tù đã không còn. Tới tháng Tám 1941, chỉ có ba trại sau: Grayzovetzky, Suzdal và Starobelsk, với sức chứa thiết kế là 8-9 ngàn người.
    Cho tới khi trận Stalingrad diễn ra, tù binh bị bắt rất ít, cho tới 19 tháng Mười Một năm 1942 trong các trại chỉ có 19.787 tù binh. Nhưng sau Stalingrad, tất cả đột ngột thay đổi. Kết quả của cuộc phản công thắng lợi của quân đội Xôviết và sự tiêu diệt ?ocái túi? trong khu vực Stalingrad là 151.246 tù binh, trong đó chỉ thành phố Stalingrad đã chứa tới trên 90 ngàn tù binh. Trong thành phố bị chiến tranh tiêu hủy này không chỉ không đủ nơi ở cho họ mà cả không đủ nhiên liệu sưởi, quần áo ấm và phương tiện vận chuyển. Vô số người bị giá cóng và kiệt sức. (Theo tôi tình cảnh của họ chắc gần giống cảnh tù binh trong hồi ức của Nikolai Ob?Trynba ?" LTD). Trong tình hình ấy cuộc vận chuyển được tổ chức kém, thiếu hiệu quả, vừa đói và lạnh, phải đi bộ những quãng đường dài tới 200-300 kilômét trong suốt 7-10 ngày và thậm chí dài hơn, thiếu thốn thuốc men, tỷ lệ bệnh tật và tử vong tăng nhanh trong số các tù binh.
    Ngày 25 tháng Mười Một 1942, NKVD Liên Xô, sau khi nhận được thông tin về lượng tù binh khổng lồ, đã bố trí cho Chỉ huy Điều hành GULAG, đại úy Usievich trong vòng 2 ngày chuẩn bị mọi lương thực trang bị và chuyển chúng tới vùng Stalingrad.
    Kể từ tháng Mười Một 1942, trong vùng Stalingrad người ta khẩn trương thiết lập các trạm tiếp nhận tù binh. Những phòng giam này không đủ chất lượng phục vụ mục đích trên. Tù binh Rumani và tù binh Đức bị nhốt chung với nhau. Trong nhiều trại đã có lệnh cho đối xử với tù binh Rumani tốt hơn hẳn với tù binh Đức. Tù binh Rumani được tự thiết lập bếp ăn và ở trong các nhà kho. Các đội lao động tù nhân cũng ưu tiên tuyển chọn trong các tù binh Rumani. Do đó họ được nhận nhiều thực phẩm và được cấp điều kiện sinh hoạt tốt hơn. Vì điều này đã xảy ra tình trạng thù địch giữa tù binh Rumani và tù binh Đức. Đồng thời, các sĩ quan và hạ sĩ quan đều bị nhốt chung với nhau.
    Ngày 2 tháng Giêng 1943, Bộ trưởng Quốc phòng, đại tướng Khrulev đã ký mệnh lệnh số 001, trong đó công bố tình hình nghiêm trọng trong công tác vận chuyển tù binh từ mặt trận và đề xuất cách thức cải thiện tình hình này. Sau đó, ngày 12 tháng Giêng Mệnh lệnh Số 0049 của NKVD Liên Xô được ban hành theo đó các đặc phái viên được gửi tới các Phương diện quân Tây Nam, Nam và Đôn để tổ chức những điểm tiếp nhận tù binh và vận chuyển họ, tổ chức việc cung cấp thực phẩm và thuốc men, tổ chức công tác điều phối việc vận chuyển tới các điểm tập trung tù binh.
    Để tiếp nhận và thu gom tù binh từ các mặt trận, NKVD ngày 20 tháng GIêng đã ra lệnh tổ chức các trại tù trong khu vực Stalingrad.
    Dưới Mệnh lệnh Số 00345 của NKVD, từ 18 tháng Hai 1943, dưới sự điều phối của lực luợng NKVD hậu phương, người ta đã tổ chức việc vận chuyển các tù binh. Đồng thời cũng tổ chức các điểm tập trung tù binh, tổ chức công tác duy trì liên lạc với sở chỉ huy các phương diện quân và tập đoàn quân, tổ chức điều hành và phân phối tù binh tới các trại.
    Nỗ lực chuyển tù binh từ Stalingrad đi bắt đầu trong tháng Giêng 1943. Tuy nhiên do hệ thống đường sắt bị hư hại, do thiếu toa tàu và đầu máy hơi nước (tất cả đã bị huy động cho cuộc tiến công Rostov) đã cản trở việc thực hiện. Đã có nhiều trường hợp tù binh Đức bị chất lên toa xe và đứng chờ trên sân ga trong suốt một tuần để chờ cho đầu máy xe lửa tới. Khi đầu tàu tới nơi thì tất cả số tù binh này đều đã chết.
    Lo lắng vì tỷ lệ tử vong cao của tù binh, ngày 1 tháng Ba Beria đã ký Mệnh lệnh Số 00396 ?oVề việc vận chuyển tù binh từ các trại và điểm tập kết dọc mặt trận?, trong đó việc vận chuyển về sâu trong nội địa của 78.500 tù binh từ Stalingrad được tính toán với nhịp độ một chuyến tàu đặc biệt (2.500 người) một ngày. Tuy nhiên mệnh lệnh này đã chậm mất hơn một tháng. Tới thời điểm này rất nhiều tù binh đã chết, số còn lại trong tình trạng rất khốn quẫn. Tuy mệnh lệnh trên đã được thực hiện với nỗ lực cao, chỉ còn 27.295 tù binh được chuyển đi. Trong khu vực của Phương diện quân Nam và Tây Nam còn ít hơn ?" trong số 32.063 người chỉ còn 6732 người.
    Tuy nhiên điều kiện trên các chuyến tàu đặc biệt này khá tồi tệ, tại trại tù binh Pokrovsky Số 127 (thuộc tỉnh Saratov) từ 4 tháng Ba tới 13 tháng Ba đã tiếp nhận ba chuyến tàu đặc biệt từ Stalingrad chứa tổng cộng 8007 người, trong đó có 1526 người chết trên đường vận chuyển. Sau đó tình trạng tử vong vẫn tiếp diễn ?" vì thiếu ăn (4326 người), bị giá cóng (162 người), tiêu chảy (54 người), do vết thương (23 người), vì các lý do khác (98 người). Tới ngày 1 tháng Năm, số còn sống chỉ còn là 1818! Mà ta thấy đó, trại này nằm ngay gần Stalingrad.
    Khu trại lớn nhất được tổ chức tại Beketovka (trại tù Beketovka Số 108). Trước kia nơi đây là một trường học với các dãy nhà gạch. Trường đã bị phá huỷ một phần, không còn cửa sổ và mái. Tù binh ngủ trên sàn nhà, dưới cái lạnh âm 20o C. Sau đó các tù binh đã xây dựng một trại mới và chuyển tất cả tới đó. Trại được canh gác cẩu thả (do đó tháng Tám 1943 trại trưởng trại này đã bị cách chức). Rất nhiều tù binh đã trốn thoát từ trại này.
    Thông tin về các vụ đào thoát chỉ được ghi lại kể từ tháng Năm 1943. Trước đó chúng không hề được lưu lại.
    Các vụ năm 1943 - 50 người (chỉ bắt lại được 42)
    Các vụ năm 1944 - 10 (bắt lại 0)
    Các vụ năm 1945 - 6 (bắt lại 0)
    Rất nhiều người khi bị bắt làm tù binh đang bị thương, bị giá cóng và chỉ được sơ cấp cứu. S7 cấp cứu cho tù binh được các bác sĩ Đức và các nhân viên y tế bị bắt làm tù binh thực hiện. Chỉ huy trại cung cấp cho họ thuốc men, nhưng với số lượng rất giới hạn, do số lớn thuốc vẫn còn đang trên đường vận chuyển. (Điều này dễ hiểu, ngay việc phân phối cho Hồng quân cũng rất khó khăn ?" LTD). Do đó đã có rất nhiều tù binh thiệt mạng.
    Theo các số liệu chính thức từ tháng Hai tới 15 tháng Tư năm 1943, tại trại Beketovka Số 108 đã có 24.346 người chết. Các số liệu về thời gian trước năm 1943 đều không thấy có, do đó giờ đây thật khó có thể xác định có bao nhiêu tù binh đã chết trong năm 1943, nhưng ta có thể xác định rằng tỷ lệ tử vong là rất cao.
    Số liệu về tỷ lệ tử vong tại trại Beketovka:
    1944 - 738 người
    1945 - 788 người
    1946 - 59 người
    1947 - 42 người
    1948 - 4 người
    1949 - 5 người
    Tháng Ba năm 1943 bắt đầu với việc phân phối tù binh về nhiều trại khác nhau rải khắp đất nước. Các sĩ quan bị đưa về các trại dưới đây:
    1) Trại Oransky Số 74 (tỉnh Gorky) - trại cho sĩ quan Đức
    2) Trại Elabuga Số 97 (Nước Cộng hòa Tatar ASSR) - trại cho sĩ quan Đức
    3) Trại Suzdal Số 160 (tỉnh Vladimir) - trại cho sĩ quan Rumani
    4) Trại Krasnogorsk Số 27 - Trại cho sĩ quan cao cấp (tướng tá Đức, trong đó có Thống chế Paulus) ?" (Xin nói thêm, Thống chế Paulus về sau đã gia nhập Đảng Cộng sản và giảng dạy về lý luận chiến tranh tại Maskva, có thể vì lý do chính trị. Về cuối đời ông mới được trở về quê hương. ?" LTD)
    Các hạ sĩ quan và lính thường được chuyển tới các trại sau:
    1) Astrakhan Số 60
    2) Kapustin Yar Số 89
    3) Frolov Số 50
    4) Khrenovsky Số 81
    5) Novorhopersky Số 62
    6) Beketovka Số 108
    7) Urupinsk Số 123
    9) Bereznayki Số 241 (tỉnh Molotov)
    10) Spasozavodsky Số 99 (Karaganda)
    11) Raybovsky Số 75 (Udmurtiyas)
    12) Pokrovsky Số 125 (tỉnh Saratov)
    13) Tyumen Số 93 (tỉnh Omsk)
    14) Farhkatsky Số 86 (Cộng hòa Uzbek ASSR)
    Trong các trại tù binh, tù nhân được đưa đi lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Nhiều người đã tham gia việc tái kiến thiết nền kinh tế Liên Xô đã bị chiến tranh phá huỷ.
    Có khoảng 10.000 tù binh Đức (thuộc trại Bekotovka Số 108) tham gia tái thiết thành phố Stalingrad cho tới năm 1950. Khu trung tâm Stalingrad, nhà ga "Stalingrad I" là do người Đức xây dựng.
    Sau khi chiến tranh kết thức, Chính phủ Liên Xô bắt đầu tiến hành cho phép tù binh Đức hồi hương. Nhóm hạ sĩ quan và binh lính đầu tiên được hồi hương là ngày 15 tháng Sáu 1945. Đó là nhóm người bị thương tật, bị bệnh hay suy dinh dưỡng nặng. Ban đầu họ được chuyển từ trại cũ tới Trại tù trung chuyển Số 68 vùng Frankfurt bên sông Oder. Rồi từ đó họ được thả về nhà. Trong liên tiếp những năm tiếp theo các nhóm tù binh khác cũng được phép hồi hương.
    Năm 1947 - chỉ các tù binh bị bệnh.
    Năm 1948 - chỉ các tù binh bị bệnh.
    Ngày 19 tháng Hai 1949 người ta đã ban hành Lệnh Số 751 về việc cho phép hồi hương tất cả các binh lính mà không cần ngoại lệ. Chỉ duy những tù binh phạm tội ác chiến tranh bị giữ lại để xét xử trước Chính phủ Xôviết.
    Năm 1949 là đợt hồi hương với số lượng đông đảo nhất. Gần 80 % tù binh Đức là cựu quân nhân thuộc Tập đoàn quân số 6 (tham chiến tại Stalingrad ?" LTD) được thả trong năm 1949.
    Ngày 5 tháng Ba 1950, Chính phủ Xôviết tuyên bố kết thúc việc hồi hương. Nhưng trong các trại tù vẫn còn rất nhiều người Đức. Trong đó phần lớn là những quân nhân Đức bị kết tội ác chiến tranh hay các tội nặng khác.
    Cựu tư lệnh Tập đoàn quân 6 Đức Friedrich Paulus cũng được hồi hương năm 1950.
    Và rồi Mệnh lệnh số 00201 của MVD (tiền thân là NKVD ?" LTD) được ban hành theo đó việc tha về các viên tướng "Stalingrad". Những tướng sau bị kết án:
    1) Alexander Edler von Daniels - cựu Sư trưởng Sư đoàn Bộ binh 376
    2) Max Pfeffer - cựu Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn bộ binh IV
    3) Arthur Schmidt - cựu Tham mưu trưởng Tập đoàn quân số 6
    4) Karl Strecker - cựu lữ đoàn trưởng lữ đoàn bộ binh XI
    5) Walther von Seydlitz-Kurzbach - cựu Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn bộ binh LI
    6) Erik Magnus - cựu Sư trưởng Sư đoàn bộ binh 389
    7) Otto Rinoldi - cựu tư lệnh quân y Tập đoàn quân số 6
    8) Ulrich Vassoll - cựu tư lệnh pháo binh Tập đoàn quân 6
    Năm 1953, sau khi Stalin chết, Chính phủ Liên Xô tuyên bố trả tự do cho tất cả tù binh Đức. Cho tới cuối năm 1955, việc hồi hương tù binh trong thực tế đã hoàn toàn kết thúc. Người cuối cùng được thả về nhà là cựu Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn bộ binh LI, Walther von Seydlitz-Kurzbach. Ông ta được thả về tháng Giêng, 1956.
    Khẩu phần hàng ngày của tù binh chiến tranh (gram)
    Loại thực phẩm binh nhất và hạ sĩ quan sĩ quan
    Bánh mì 400 600
    Bột lúa mạch (pha tạp chất) 70 80
    Mì ống 10 20
    Thịt 30 50
    Cá 50 50
    Bơ 10 10
    Đường 10 20
    Trà - 0,1
    Muối 10 12
    Khoai tây 300 360
    Cải bắp 100 150
    Cà rốt 30 30
    Hành 10 10
    Xà phòng (một tháng) 200 200
    Xì gà - 15 điếu
    Thuốc lá (gram) 10 -
    Diêm (một tháng) 3 hộp 3 hộp
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    SỐ PHẬN TÙ BINH ĐỨC TẠI STALINGRAD
    Ngày 22 tháng Sáu 1941, nhằm tổ chức một hệ thống kiểm soát tù binh chiến tranh, cơ quan NKVD Liên Xô đã thiết lập 8 khu trại có sức chứa 40-45 ngàn người, trong đó đã chứa sẵn 27.435 tù binh Ba Lan.
    Ngay sau khi quân Đức xâm lược Liên Xô, NKVD đã nỗ lực tổ chức 30 điểm tập trung tù binh. Tới 22 tháng Bảy đã có 19 trại được lập xong. Tuy nhiên, tình hình ngoài mặt trận đã phát triển khác hẳn những kịch bản được chuẩn bị từ trước chiến tranh. Quân đội Xôviết, chống trả dũng cảm kiên cường, vừa rút lui vừa chiến đấu, đã chịu đựng những tổn thất khủng khiếp về người và vũ khí cùng trang thiết bị. Binh lính địch bị bắt làm tù binh không nhiều và nhu cầu cần có những trại tù đã không còn. Tới tháng Tám 1941, chỉ có ba trại sau: Grayzovetzky, Suzdal và Starobelsk, với sức chứa thiết kế là 8-9 ngàn người.
    Cho tới khi trận Stalingrad diễn ra, tù binh bị bắt rất ít, cho tới 19 tháng Mười Một năm 1942 trong các trại chỉ có 19.787 tù binh. Nhưng sau Stalingrad, tất cả đột ngột thay đổi. Kết quả của cuộc phản công thắng lợi của quân đội Xôviết và sự tiêu diệt ?ocái túi? trong khu vực Stalingrad là 151.246 tù binh, trong đó chỉ thành phố Stalingrad đã chứa tới trên 90 ngàn tù binh. Trong thành phố bị chiến tranh tiêu hủy này không chỉ không đủ nơi ở cho họ mà cả không đủ nhiên liệu sưởi, quần áo ấm và phương tiện vận chuyển. Vô số người bị giá cóng và kiệt sức. (Theo tôi tình cảnh của họ chắc gần giống cảnh tù binh trong hồi ức của Nikolai Ob?Trynba ?" LTD). Trong tình hình ấy cuộc vận chuyển được tổ chức kém, thiếu hiệu quả, vừa đói và lạnh, phải đi bộ những quãng đường dài tới 200-300 kilômét trong suốt 7-10 ngày và thậm chí dài hơn, thiếu thốn thuốc men, tỷ lệ bệnh tật và tử vong tăng nhanh trong số các tù binh.
    Ngày 25 tháng Mười Một 1942, NKVD Liên Xô, sau khi nhận được thông tin về lượng tù binh khổng lồ, đã bố trí cho Chỉ huy Điều hành GULAG, đại úy Usievich trong vòng 2 ngày chuẩn bị mọi lương thực trang bị và chuyển chúng tới vùng Stalingrad.
    Kể từ tháng Mười Một 1942, trong vùng Stalingrad người ta khẩn trương thiết lập các trạm tiếp nhận tù binh. Những phòng giam này không đủ chất lượng phục vụ mục đích trên. Tù binh Rumani và tù binh Đức bị nhốt chung với nhau. Trong nhiều trại đã có lệnh cho đối xử với tù binh Rumani tốt hơn hẳn với tù binh Đức. Tù binh Rumani được tự thiết lập bếp ăn và ở trong các nhà kho. Các đội lao động tù nhân cũng ưu tiên tuyển chọn trong các tù binh Rumani. Do đó họ được nhận nhiều thực phẩm và được cấp điều kiện sinh hoạt tốt hơn. Vì điều này đã xảy ra tình trạng thù địch giữa tù binh Rumani và tù binh Đức. Đồng thời, các sĩ quan và hạ sĩ quan đều bị nhốt chung với nhau.
    Ngày 2 tháng Giêng 1943, Bộ trưởng Quốc phòng, đại tướng Khrulev đã ký mệnh lệnh số 001, trong đó công bố tình hình nghiêm trọng trong công tác vận chuyển tù binh từ mặt trận và đề xuất cách thức cải thiện tình hình này. Sau đó, ngày 12 tháng Giêng Mệnh lệnh Số 0049 của NKVD Liên Xô được ban hành theo đó các đặc phái viên được gửi tới các Phương diện quân Tây Nam, Nam và Đôn để tổ chức những điểm tiếp nhận tù binh và vận chuyển họ, tổ chức việc cung cấp thực phẩm và thuốc men, tổ chức công tác điều phối việc vận chuyển tới các điểm tập trung tù binh.
    Để tiếp nhận và thu gom tù binh từ các mặt trận, NKVD ngày 20 tháng GIêng đã ra lệnh tổ chức các trại tù trong khu vực Stalingrad.
    Dưới Mệnh lệnh Số 00345 của NKVD, từ 18 tháng Hai 1943, dưới sự điều phối của lực luợng NKVD hậu phương, người ta đã tổ chức việc vận chuyển các tù binh. Đồng thời cũng tổ chức các điểm tập trung tù binh, tổ chức công tác duy trì liên lạc với sở chỉ huy các phương diện quân và tập đoàn quân, tổ chức điều hành và phân phối tù binh tới các trại.
    Nỗ lực chuyển tù binh từ Stalingrad đi bắt đầu trong tháng Giêng 1943. Tuy nhiên do hệ thống đường sắt bị hư hại, do thiếu toa tàu và đầu máy hơi nước (tất cả đã bị huy động cho cuộc tiến công Rostov) đã cản trở việc thực hiện. Đã có nhiều trường hợp tù binh Đức bị chất lên toa xe và đứng chờ trên sân ga trong suốt một tuần để chờ cho đầu máy xe lửa tới. Khi đầu tàu tới nơi thì tất cả số tù binh này đều đã chết.
    Lo lắng vì tỷ lệ tử vong cao của tù binh, ngày 1 tháng Ba Beria đã ký Mệnh lệnh Số 00396 ?oVề việc vận chuyển tù binh từ các trại và điểm tập kết dọc mặt trận?, trong đó việc vận chuyển về sâu trong nội địa của 78.500 tù binh từ Stalingrad được tính toán với nhịp độ một chuyến tàu đặc biệt (2.500 người) một ngày. Tuy nhiên mệnh lệnh này đã chậm mất hơn một tháng. Tới thời điểm này rất nhiều tù binh đã chết, số còn lại trong tình trạng rất khốn quẫn. Tuy mệnh lệnh trên đã được thực hiện với nỗ lực cao, chỉ còn 27.295 tù binh được chuyển đi. Trong khu vực của Phương diện quân Nam và Tây Nam còn ít hơn ?" trong số 32.063 người chỉ còn 6732 người.
    Tuy nhiên điều kiện trên các chuyến tàu đặc biệt này khá tồi tệ, tại trại tù binh Pokrovsky Số 127 (thuộc tỉnh Saratov) từ 4 tháng Ba tới 13 tháng Ba đã tiếp nhận ba chuyến tàu đặc biệt từ Stalingrad chứa tổng cộng 8007 người, trong đó có 1526 người chết trên đường vận chuyển. Sau đó tình trạng tử vong vẫn tiếp diễn ?" vì thiếu ăn (4326 người), bị giá cóng (162 người), tiêu chảy (54 người), do vết thương (23 người), vì các lý do khác (98 người). Tới ngày 1 tháng Năm, số còn sống chỉ còn là 1818! Mà ta thấy đó, trại này nằm ngay gần Stalingrad.
    Khu trại lớn nhất được tổ chức tại Beketovka (trại tù Beketovka Số 108). Trước kia nơi đây là một trường học với các dãy nhà gạch. Trường đã bị phá huỷ một phần, không còn cửa sổ và mái. Tù binh ngủ trên sàn nhà, dưới cái lạnh âm 20o C. Sau đó các tù binh đã xây dựng một trại mới và chuyển tất cả tới đó. Trại được canh gác cẩu thả (do đó tháng Tám 1943 trại trưởng trại này đã bị cách chức). Rất nhiều tù binh đã trốn thoát từ trại này.
    Thông tin về các vụ đào thoát chỉ được ghi lại kể từ tháng Năm 1943. Trước đó chúng không hề được lưu lại.
    Các vụ năm 1943 - 50 người (chỉ bắt lại được 42)
    Các vụ năm 1944 - 10 (bắt lại 0)
    Các vụ năm 1945 - 6 (bắt lại 0)
    Rất nhiều người khi bị bắt làm tù binh đang bị thương, bị giá cóng và chỉ được sơ cấp cứu. S7 cấp cứu cho tù binh được các bác sĩ Đức và các nhân viên y tế bị bắt làm tù binh thực hiện. Chỉ huy trại cung cấp cho họ thuốc men, nhưng với số lượng rất giới hạn, do số lớn thuốc vẫn còn đang trên đường vận chuyển. (Điều này dễ hiểu, ngay việc phân phối cho Hồng quân cũng rất khó khăn ?" LTD). Do đó đã có rất nhiều tù binh thiệt mạng.
    Theo các số liệu chính thức từ tháng Hai tới 15 tháng Tư năm 1943, tại trại Beketovka Số 108 đã có 24.346 người chết. Các số liệu về thời gian trước năm 1943 đều không thấy có, do đó giờ đây thật khó có thể xác định có bao nhiêu tù binh đã chết trong năm 1943, nhưng ta có thể xác định rằng tỷ lệ tử vong là rất cao.
    Số liệu về tỷ lệ tử vong tại trại Beketovka:
    1944 - 738 người
    1945 - 788 người
    1946 - 59 người
    1947 - 42 người
    1948 - 4 người
    1949 - 5 người
    Tháng Ba năm 1943 bắt đầu với việc phân phối tù binh về nhiều trại khác nhau rải khắp đất nước. Các sĩ quan bị đưa về các trại dưới đây:
    1) Trại Oransky Số 74 (tỉnh Gorky) - trại cho sĩ quan Đức
    2) Trại Elabuga Số 97 (Nước Cộng hòa Tatar ASSR) - trại cho sĩ quan Đức
    3) Trại Suzdal Số 160 (tỉnh Vladimir) - trại cho sĩ quan Rumani
    4) Trại Krasnogorsk Số 27 - Trại cho sĩ quan cao cấp (tướng tá Đức, trong đó có Thống chế Paulus) ?" (Xin nói thêm, Thống chế Paulus về sau đã gia nhập Đảng Cộng sản và giảng dạy về lý luận chiến tranh tại Maskva, có thể vì lý do chính trị. Về cuối đời ông mới được trở về quê hương. ?" LTD)
    Các hạ sĩ quan và lính thường được chuyển tới các trại sau:
    1) Astrakhan Số 60
    2) Kapustin Yar Số 89
    3) Frolov Số 50
    4) Khrenovsky Số 81
    5) Novorhopersky Số 62
    6) Beketovka Số 108
    7) Urupinsk Số 123
    9) Bereznayki Số 241 (tỉnh Molotov)
    10) Spasozavodsky Số 99 (Karaganda)
    11) Raybovsky Số 75 (Udmurtiyas)
    12) Pokrovsky Số 125 (tỉnh Saratov)
    13) Tyumen Số 93 (tỉnh Omsk)
    14) Farhkatsky Số 86 (Cộng hòa Uzbek ASSR)
    Trong các trại tù binh, tù nhân được đưa đi lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Nhiều người đã tham gia việc tái kiến thiết nền kinh tế Liên Xô đã bị chiến tranh phá huỷ.
    Có khoảng 10.000 tù binh Đức (thuộc trại Bekotovka Số 108) tham gia tái thiết thành phố Stalingrad cho tới năm 1950. Khu trung tâm Stalingrad, nhà ga "Stalingrad I" là do người Đức xây dựng.
    Sau khi chiến tranh kết thức, Chính phủ Liên Xô bắt đầu tiến hành cho phép tù binh Đức hồi hương. Nhóm hạ sĩ quan và binh lính đầu tiên được hồi hương là ngày 15 tháng Sáu 1945. Đó là nhóm người bị thương tật, bị bệnh hay suy dinh dưỡng nặng. Ban đầu họ được chuyển từ trại cũ tới Trại tù trung chuyển Số 68 vùng Frankfurt bên sông Oder. Rồi từ đó họ được thả về nhà. Trong liên tiếp những năm tiếp theo các nhóm tù binh khác cũng được phép hồi hương.
    Năm 1947 - chỉ các tù binh bị bệnh.
    Năm 1948 - chỉ các tù binh bị bệnh.
    Ngày 19 tháng Hai 1949 người ta đã ban hành Lệnh Số 751 về việc cho phép hồi hương tất cả các binh lính mà không cần ngoại lệ. Chỉ duy những tù binh phạm tội ác chiến tranh bị giữ lại để xét xử trước Chính phủ Xôviết.
    Năm 1949 là đợt hồi hương với số lượng đông đảo nhất. Gần 80 % tù binh Đức là cựu quân nhân thuộc Tập đoàn quân số 6 (tham chiến tại Stalingrad ?" LTD) được thả trong năm 1949.
    Ngày 5 tháng Ba 1950, Chính phủ Xôviết tuyên bố kết thúc việc hồi hương. Nhưng trong các trại tù vẫn còn rất nhiều người Đức. Trong đó phần lớn là những quân nhân Đức bị kết tội ác chiến tranh hay các tội nặng khác.
    Cựu tư lệnh Tập đoàn quân 6 Đức Friedrich Paulus cũng được hồi hương năm 1950.
    Và rồi Mệnh lệnh số 00201 của MVD (tiền thân là NKVD ?" LTD) được ban hành theo đó việc tha về các viên tướng "Stalingrad". Những tướng sau bị kết án:
    1) Alexander Edler von Daniels - cựu Sư trưởng Sư đoàn Bộ binh 376
    2) Max Pfeffer - cựu Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn bộ binh IV
    3) Arthur Schmidt - cựu Tham mưu trưởng Tập đoàn quân số 6
    4) Karl Strecker - cựu lữ đoàn trưởng lữ đoàn bộ binh XI
    5) Walther von Seydlitz-Kurzbach - cựu Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn bộ binh LI
    6) Erik Magnus - cựu Sư trưởng Sư đoàn bộ binh 389
    7) Otto Rinoldi - cựu tư lệnh quân y Tập đoàn quân số 6
    8) Ulrich Vassoll - cựu tư lệnh pháo binh Tập đoàn quân 6
    Năm 1953, sau khi Stalin chết, Chính phủ Liên Xô tuyên bố trả tự do cho tất cả tù binh Đức. Cho tới cuối năm 1955, việc hồi hương tù binh trong thực tế đã hoàn toàn kết thúc. Người cuối cùng được thả về nhà là cựu Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn bộ binh LI, Walther von Seydlitz-Kurzbach. Ông ta được thả về tháng Giêng, 1956.
    Khẩu phần hàng ngày của tù binh chiến tranh (gram)
    Loại thực phẩm binh nhất và hạ sĩ quan sĩ quan
    Bánh mì 400 600
    Bột lúa mạch (pha tạp chất) 70 80
    Mì ống 10 20
    Thịt 30 50
    Cá 50 50
    Bơ 10 10
    Đường 10 20
    Trà - 0,1
    Muối 10 12
    Khoai tây 300 360
    Cải bắp 100 150
    Cà rốt 30 30
    Hành 10 10
    Xà phòng (một tháng) 200 200
    Xì gà - 15 điếu
    Thuốc lá (gram) 10 -
    Diêm (một tháng) 3 hộp 3 hộp
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Khẩu phần hàng ngày của tù binh chiến tranh (gram)
    Loại thực phẩm KP binh nhất và hạ sĩ quan
    Bánh mì 400
    Bột lúa mạch (pha tạp chất) 70
    Mì ống 10
    Thịt 30
    Cá 50
    Bơ 10
    Đường 10
    Trà -
    Muối 10
    Khoai tây 300
    Cải bắp 100
    Cà rốt 30
    Hành 10 10
    Xà phòng (một tháng) 200
    Xì gà -
    Thuốc lá (gram) 10
    Diêm (một tháng) 3 hộp
    Loại thực phẩm Khẩu phần sĩ quan
    Bánh mì 600
    Bột lúa mạch (pha tạp chất) 80
    Mì ống 20
    Thịt 50
    Cá 50
    Bơ 10
    Đường 20
    Trà 0,1
    Muối 12
    Khoai tây 360
    Cải bắp 150
    Cà rốt 30
    Hành 10
    Xà phòng (một tháng) 200
    Xì gà 15 điếu
    Thuốc lá (gram) -
    Diêm (một tháng) 3 hộp
    CHIẾN LỢI PHẨM STALINGRAD
    Gồm tất cả chiến lợi phẩm được các đơn vị Hồng quân chiếm được trong đợt phản công tại Stalingrad từ 19 tháng Mười Một 1942 cho tới 2 tháng Hai1943. Số liệu lấy từ hồ sơ lưu của phía Xôviết.

    Bắt làm tù binh:
    1 Thống chế (Paulus)
    24 tướng
    91.000 binh lính và sĩ quan
    Trang thiết bị:
    156.897 ?" súng trường
    10.000 - tiểu liên
    12.000 ?" súng máy
    5.762 ?" pháo các cỡ
    3.000 - cối
    1666 ?" xe tăng
    744 ?" máy bay
    261 ?" xe bọc thép
    10.000 ?" mô tô
    3 ?" đoàn tàu bọc thép
    80.438 ?" xe tải
    240 ?" máy kéo
    571- xe bánh xích
    58 - đầu tàu hơi nước
    1.403 ?" toa tàu
    13.787 ?" xe ngựa
    696 - trạm thu phát vô tuyến
    933 - điện thoại
    337 ?" kho quân trang
    Nguồn:
    http://www.stalingrad.by.ru/arms.html
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này