1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 04/09/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Nói qua về trận đánh Kurx. Sau những nỗ lực chiếm đất đai tài nguyên không thành, Hitler lựa chọn phương án chiến tranh ngang sức: hai bên quyết đấu một trận diệt lực lượng nhau.
    Sau Stalingrad, Hồng Quân bao vây tiêu diệt đội quân số 6, phát triển chiến quả tiến chiếm Kharcov. Nhưng Hòng Quân chưa đủ mạnh, đặc biệt là những binh đoàn xe tank hạng trung còn thiếu và chưa trải qua những bài học đầy đủ khi dùng chúng. Hồng Quân bị quân Đức phản công, bao vây và mất một lực lượng lớn khi thất thủ Kharkov lần nữa. Cùng với chiếm lại Kharkov, Đức chiếm lại một vài đại danh khác, đặt Kurx ở trong một mấu lồi về phía quân Đức. Cả hai bên đều bỏ mục tiêu chiếm đất đai, không hẹn mà chung sức xây dựng chuẩn bị một trận đánh lớn tiêu diệt sinh lực đối phương, Nếu Đức bại, Đức không còn ngóc đầu lên được nữa.
    Sau bài học vội vàng chiếm lại Kharkov, Stalin nhường cho Hitler tấn công trước. CÒn Hitler thì đợi số trang thiết bị mới kịp sản xuất, trong đó có những máy bay ném bom tiền tuyến mới và quan trọng nhất là 500 Tiger 88mm. Hồng quân cũng ra sức củng cố chiến tuyến, 35.000 toa xe vật tư vũ khí đã được chở đến. Một số lượng tank hùng hậu mới ra lò lập thành hai lực lượng dự trữ ở trung tâm, giữa hai nác mấu lòi bắc và nam, lui về phía đông. Đến đầu tháng 7, Quân Đức mới bắt đầu tiến công. Kế hoạch của Đức là bao vây Kurx, tiêu diệt một lực lượng lớn Hồng Quân Ở đây. Đức dự định chia trận đánh ra thành hai cuộc tiếm công, phía bắc và nam mấu lồi Kurx, kế hoạch mang tên Citadel:.
    Phía bắc, quân Đức tiến công trước. Cuộc tiến công thật sự bắt đầu ngày 1-7 năm 1943, nhưng đến ngày 4-7, những trận đánh dữ dội mới diến ra,lực lượng dự trữ đặt ở nam Bryansk, quân tiến công từ hướng Oriel, nhưng đến ngày 10-7, quân Đức hầu như không tiến quân được nhiều. Đội quân số 9 của Đức chịu những thiệt hại nặng nề, khi nỗ lực hất sức tấn công Hồng Quân trong tuyến phòng thủ vững chắc.
    Cũng ngày 4, bắt đầu cuộc tiến công của Đức ở phía Nam.
    Những trận đánh dữ dội hơn ở phía nam, thật sự đã quyết định kết quả chiến dịch. Quân Đức đã chọc thuủng tuyến phòng thủ của Hồng Quân. Hồng Quân buộc phải tung lực lượng dự trữ ra trận, tấn công thẳng vào mũi mạnh nhất quân Đức. Lúc này, phòng tuyến Hồng quân đã vỡ, hai bên đều không có công sự, di chuyển tự do tiến công nhau. Ngày 11 tháng 7 năm 1943, một trận đánh khủng khiếp diễn ra ở làng Prokhorovka. 400 xe tank Đức và 600 xe tank Hồng Quân tham gia trận đánh này. Thật ra, ngày hôm đó có rất nhiều trận đánh diễn ra trên cánh đồng làng Prokhorovka, người ta gọi chung là một trận đánh. Hai bên đều tung ra những lực lượng cuỗi cùng vào trận. Prokhorovka trở thành điểm tiến công cuối cùng của Đức. Ngày 12-7, lần đầu tiên Hitler cho phép quân dội rút lui, và không bao giờ tiến lên được nữa. Hồng Quân tiếp tục các nỗ lực tiêu diệt mũi nhọn Nam quân Đức đang thương tổn nặng nề cho đến ngày 15.
    Từ ngày 10-7 đến ngày 18 tháng 8, Hồng Quânchuyển sang thế tiêu diệt địch ở hướng Bắc. Bị thương tổ nặng nề khi đâm đầu không thành công vào tuyến phòng thủ của Hồng Quân, đội quân số 9 và đoàn tank số 2 Đức không chỗng đỡ nối đòn phản công. Hồng Quân bao vây sau đó tiến chiếm Oriel, tiếp theo chiếm Bryansk.
    Đài truyền thanh liên tục vang lên điệu nhạc chiến thắng rộn rã, vĩnh viễn thay cho các bản tin thất thủ buồn rầu đều đều từ đầu chiến tranh. Giống như ở phía Bắc, hướng Nam, với sự tham gia của lực lượng dự trữ, Hồng Quân tiến công phá huỷ và đánh chiếm một lượng lớn khí tài. Vừa bại trận, Đức chịu một thiệt hại rất lớn khi không chạy kịp. Theo đài phát thanh LX lúc đó, Đức mất hơn 3000 tank, còn Đức chí ít cũng công nhận mất khoảng 2000 tank. Cuộc tiến công ở phía Nam bắt đầu sau của phản công hướng Bắc gần một tháng, từ ngày 3 đến 23 tháng 8 năm 1943. Liên Xô chiếm tuyến xuất phát Đức ở Belgorod, chiếm lại Kharkov lần thứ hai. Quân Đức thực hiện một cuộc phản công vào mũi nhọn Hồng Quân ở tây Khacrkov và Katelva, sức quân Đức đã rất yếu, không thể bao vây chia cắt mũi nhọn Hồng Quân như trước, nhưng Hồng Quân cũng kết thúc chiến dịch.
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    To huy phuc:
    - Thứ nhất, theo tôi ta không thể so sánh ba loại tăng như trên, bởi chiến thuật của cả ba bên là khác nhau. Hơn nữa, về cuối chiến tranh, quân Đồng minh và LX hoàn toàn làm chủ bầu trời. Do đó, vũ khí chính của họ để chống tăng Panther và Tiger là pháo tự hành. Họ không cần phát triển thêm loại tăng tốn tiền như vậy. Tuy nhiên, trong chiến tranh người Nga học nhiều ở quân Đức nên họ xây dựng dòng tăng IS và T làm tăng đa chiến trường. Còn quân Mỹ, do bầu trời đã bảo vệ kỹ tựa như ngày nay, họ vẫn dùng M4 do tiện nghi hơn.
    - Thứ hai, theo hơn vài trăm website về WW2 và tôi tham khảo thì russian battlefield là đáng tin hơn cả. Và theo trong đó thì thiệt hại rất khác như số liệu huy phuc đưa ra. Hơn nữa, 500 Tiger là một con số không tưởng. Lý do là tăng Tiger và Panther luôn phải đi kèm Pz III và Pz IV, thêm nữa họ vừa thiết kế xong Tiger và Panther nên không thể sản xuất nhanh vậy được mà tăng này rất rất đắt. Toàn chiến tranh chỉ có chưa tới 2000 tăng hai loại này ra đời. Theo tôi, con số đúng mà Zukov đưa ra là khoảng 200 tăng cả 2 kiểu trên có tại Kursk, nhưng rất ít Panthẻ ra tới chiến trường do hư hỏng kỹ thuật.
    Tôi sẽ có một bài về chiến thuật tăng và chống tăng hai bên để tham khảo.
    - Chiến thuật của Nga là dựa vào số lượng. Nói cách khác là biển người. Đừng nghĩ như chiangsan và huy phuc là biển người không thiệt hại. Tới thời kỳ này đã có những vũ khí chống biển người hữ hiệu. Trong một hôi ức của lính pháo binh Nga (mà tôi sẽ giới thiệu), Nga có đạn ria chống bộ binh cho pháo chống tăng 76mm Zis -2 và Zis 3 với độ dày đạn bắn ra gấp 4-5 lần súng máy. Tức cứ 4 khẩu pháo này khi bắn thì trong 4-500 mét trước trận địa sẽ có hàng chục ngàn mảnh đạn bắn vào và coi như không cỏn ai sống sót. Nên kh6ong nên suy nghĩ đơn giản như trên.
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    To huy phuc:
    - Thứ nhất, theo tôi ta không thể so sánh ba loại tăng như trên, bởi chiến thuật của cả ba bên là khác nhau. Hơn nữa, về cuối chiến tranh, quân Đồng minh và LX hoàn toàn làm chủ bầu trời. Do đó, vũ khí chính của họ để chống tăng Panther và Tiger là pháo tự hành. Họ không cần phát triển thêm loại tăng tốn tiền như vậy. Tuy nhiên, trong chiến tranh người Nga học nhiều ở quân Đức nên họ xây dựng dòng tăng IS và T làm tăng đa chiến trường. Còn quân Mỹ, do bầu trời đã bảo vệ kỹ tựa như ngày nay, họ vẫn dùng M4 do tiện nghi hơn.
    - Thứ hai, theo hơn vài trăm website về WW2 và tôi tham khảo thì russian battlefield là đáng tin hơn cả. Và theo trong đó thì thiệt hại rất khác như số liệu huy phuc đưa ra. Hơn nữa, 500 Tiger là một con số không tưởng. Lý do là tăng Tiger và Panther luôn phải đi kèm Pz III và Pz IV, thêm nữa họ vừa thiết kế xong Tiger và Panther nên không thể sản xuất nhanh vậy được mà tăng này rất rất đắt. Toàn chiến tranh chỉ có chưa tới 2000 tăng hai loại này ra đời. Theo tôi, con số đúng mà Zukov đưa ra là khoảng 200 tăng cả 2 kiểu trên có tại Kursk, nhưng rất ít Panthẻ ra tới chiến trường do hư hỏng kỹ thuật.
    Tôi sẽ có một bài về chiến thuật tăng và chống tăng hai bên để tham khảo.
    - Chiến thuật của Nga là dựa vào số lượng. Nói cách khác là biển người. Đừng nghĩ như chiangsan và huy phuc là biển người không thiệt hại. Tới thời kỳ này đã có những vũ khí chống biển người hữ hiệu. Trong một hôi ức của lính pháo binh Nga (mà tôi sẽ giới thiệu), Nga có đạn ria chống bộ binh cho pháo chống tăng 76mm Zis -2 và Zis 3 với độ dày đạn bắn ra gấp 4-5 lần súng máy. Tức cứ 4 khẩu pháo này khi bắn thì trong 4-500 mét trước trận địa sẽ có hàng chục ngàn mảnh đạn bắn vào và coi như không cỏn ai sống sót. Nên kh6ong nên suy nghĩ đơn giản như trên.
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    To dangngoc.
    Không đồng ý với bác về điểm, diệt tank chính là pháo tự hành.
    Thật ra, xe tank là xe vô dịch trên mặt đất, vậy thì còn ai diệt nó thắng lợi được nữa ???? Tất nhiên, bằng loại vũ khí nào đó có thể bắn được tank, nhưng đó là trong những điều kiện và hiệu quả thế nào đó. Còn xe tank, sinh ra để tiêu diệt xe cơ giới địch, dẫn đường cơ giới ta hoàn thành nhiệm vụ, lấy đâu ra một thứ xe nào có thể chiến thắng được đoàn xe tank trên chiến trường mặt đất, trừ một đoàn xe tank khác. Đây là điều dĩ nhiên trong khoa học quân sự, em không muốn tranh luận với bác. Chỉ đến nhứng năm 80 của thế kỷ 20, khi tên lửa có điều khiển phổ biến, người ta mới nghi ngờ địa vị bà chúa chiến trường của xe tank. Nhưng nhìn chung, đến nay, vẫn chưa có vũ khí nào sánh với những đoàn xe tank. Tai sao vậy, xe tank được thiết kế để chiến đấu, săn lùng, tiêu diệt xe cơ giới các loại, tất nhiên trong đó có xe tank địch.
    Pháo tự hành là gì ???? Những thứ xe mang đại bác, như tính đối đầu chống xe cơ giới yếu kém, đều được gọi là pháo tự hành. Nhưng thông thường, người ta chỉ gọi pháo tự hành cho những xe chống các mục tiêu dưới đất. Ở WW2, pháo tự hành có hai loại chính. Như SU-120mm, được đóng trên phần xe T-34, đại bác có đường kính lớn. Đây là loại pháo bắn được đạn nặng hơn tank rất nhiều, vì T-34 giống nó cỡ nòng chỉ 75mm. Nhưng đạn SU-122 có đường đạn cong, thời gian bay đến mục tiêu lâu, rất khó diệt mục tiêu di động nhỏ. Đạn SU-122 chủ yếu là trái phá, khối lượng nặng nhưng không phải bắn đi từ một cái nòng dài ngoẵng, chuyên bắn đạn xuyên thiết giáp như pháo tank 76mm trên xe tank T-34. Nói tóm lại, SU-122 là xe chuyên bắn đạn trái phá lớn, chống mục tiêu cố định, là các công sự. Do nó có giáp khá tốt để tiến lên hàng đầu, người ta còn gọi nó và các loại giống thế, là đại bác tự hành tấn công (Assault Gun). Thế cỡ nòng lớn của nó lấy từ đâu ra, tại sao T-34 gần giống lại chỉ mang được pháo 75mm. Điều khác nhau ở hai loại đại bác, Pháo tank trên T-34 và các loại pháo tank khác, có tỷ số chiều dài/đường kính rất lớn, để bắn đạn có sơ tốc cao, chống mục tiê di động mang giáp dầy. Điều thứ hai, làm giản kích thước cỡ nòng pháo tank là tháp pháo xe tank phải hết sức cơ động, việc cơ động được đánh giá bởi: tốc độ quay, góc ngẩn và cúi của nòng súng, độ ổn định của súng .v.v.. Trong khi đó, pháo tự hành có góc quay nòng rất hẹp, như người cứng cổ, và dó đó, vững chắc hơn để có thể lắp súng to hơn.
    Loai thứ hai, cũng được đóng trên T-34, ví dụ như SU-85 và SU-100. Trong chiến tranh WW2, tất cả các nước đều đóng loại xe này, chúng có phần giá pháo cứng ngắc như pháo tự hành, như lại lắp đại bác nòng dài như xe tank, do pháo không cần giá cơ động nên có thể lắp pháo to hơn, khi T-34 lắp pháo 75mm, thì xe này lắp 85mm, khi T-34 lắp 85mm, thì pháo này lắp 100mm. Mỹ cũng có con Tank T-28, sau đỏi tên là pháo tự hành T-95. Chúng có thể bắn đạn xuyên tốc độ cao diệt mục tiêu di động bọc giáp mạnh, nhưng không thể cơ động như tank và chỉ dùng để phục kích. Chúng có tác dụng diệt tank chỉ trong trường hợp đó, do ở trên xe tank, khi bị phục kích bắn, người ta rất khó xác định địch đang bắn mình. Không những tăng được cỡ pháo, so với tank gần nó (như SU-100 so với T-34 85mm hay SU-85 so với T-34 75mm), xe này còn có thể dư trọng lượng ra để bổ xung tấm chắn trước (khiên xe). Điều này, đến những năm 1960, Thuỵ điển còn áp dụng trên tank của họ, nhờ lợi điểm không có tháp pháo, trọng lượng dư ra được đắp vào giáp trước và cỡ nòng, xe này chịu được đạn 105mm-tầm 1km tank Liên Xô lúc đó, mặc dù khối lượng, động cơ, giá thành, trình độ sản xuất đều thua xa. Nhưng từ những năm 1950, trừ những nước lo sợ ông hàng xóm hùng mạnh như Thuỵ Điển, không ai sản xuất thứ xe, tạm gọi là xe "tank cứng cổ thế" nữa. Do qua thực tế chiến đấu, tính cơ động và hệ thống ngắm bắn tỏ ra quan trọng hơn nhiều giáp và cỡ nòng. Như chiếc T-28, ban đầu được gọi là xe tank, vì cứng cổ, nên được đưa về phía sau, gọi là pháo tự hành T-95. Mặc dù, T-28 có hoả lực và giáp cực mạnh lúc đó: đại bác 105mm nòng dài, trọng lượng 100 tấn, giáp 10cm, những nó dễ dàng bị xe tank hạng trung bắn hạ. Xe "tank cứng cổ" trên được gọi là "Tank Destroyer"-xe "tank khu trục"-xe "tank tiêm kích" như các cách gọi máy bay tầu thuỷ. Chũng được dùng phục kích, phòng ngự trước các đợt tấn công của tank địch. Trong CT, chúng có lợi là rất rẻ, mọt điểm lợi quan trọng nữa là bịt chỗ trống, khi ta chưa có tank tốt hơn đã có thể phòng ngự trước địch. Các loại xe này chỉ có góc ngang pháo khoảng 10 độ, một số ít đạt 14 độ.
    Như vậy, có hai loại xe gần giống tank:
    -Pháo tự hành tấn công, mang đại bác cỡ nòng lớn, ngắn, chống công sự.
    -Pháo tự hành chống tank, mang đại bác nòng dài như tank, có thể mang đại bác mạnh hơn tank cùng đời, dùng để phòng thủ trước tank.
    Cả hai loại, đều không pghải là những xe chuyên săn lùng xe cơ giới. Pháo tự hành chống tank, có thể có đại bác tốt hơn, như điều kiện chiến đấu hạn chế và rất khó tiến công. Và, phương tiện chống tank quy mô lớn nhất là xe tank. Đó là những điều dĩ nhiên của khoa học quân sự, cũng không nên nói nhiều đến nữa.
    Đây là ảnh các pháo tự hành dưới là anh em của chúng, tank T-34 1943.
    Trên wep và trong các sách vở cũng có nhiều luồng khác nhau, khi đọc, em nghĩ rằng, mỗi người phải phân tích bằng suy nghĩ của mình, tìm ra và tin vào những cái đúng.
    Thứ hai, không đồng ý với bác về thiệt hại tank 200 trong trận Kurx. Em đã một vài lần thắc mắc về vấn đề này. Hoá ra, người ta quan niệm về thời điểm bắt đầu và kết thúc trận đánh khác nhau.
    1: Người Đức, cho rằng trận đánh là ngày 10-11-12 tháng 7 năm 1943, do đó, số lượng thiệt hại của họ rất ít. 400 tank tham gia trận đanh nhgày 11-7, có lẽ, vài trăm trong số đó chết.
    2: Phương Tây cho rằng, trận đánh diễn ra từ ngày 4 đên 15 tháng 7, khi những cuộc chiến dữ dội nhất, lúc này, thiệt hại hai bên nghiêng về phía người Nga.
    3: Nga, những người tổ chức trận đánh, cho rằng trận đánh từ 1-7 đến 23-8, khi bắn pháo hoa mừng chiến thắng. Giai đoạn sau, khi quân Đức còn ốm, người Nga thu hồi chiến quả, tấn công dữ dội, thu sạch khí tài ốm chưa kịp sơ tán, tấn công quân Đức chưa kịp hồi lực. Nửa sau, từ 15 tháng 7 đến 23 tháng 8 là khi Hồng Quân thu nhiều thắng lợi nhất. Ít nhất, theo đài phát thanh Đức lúc đó, khoảng 2000 tank mất.
    Nguyên Soái Giu Côp là người theo ý kiến thứ ba, không bao giờ ông cho rằng trận đánh chỉ diến ra từ 10-12 tháng 7. Không bao giờ ông cho rằng, chỉ diệt được 200 tank Đức trong Kurx., bác dangngoc nhầm tai hại chỗ này.
    Về so sánh tính tank, em nghĩ, ngày nay không ai còn nghi ngờ ưu thế của tank thấp. Cũng không ai muốn so sánh chiếc Sherman với T-34. Khi mà giáp trước nó yếu hơn, đại bác 75mm so với đại bác 85mm và tỷ số công suất động cơ/trọng lượng chỉ bằng 2/3. Em cũng nhắc lại ý em là, M4 Sherman chỉ có ở trên hướng phụ, khi Hồng Quân đánh chư hầu Đức, từ phía Nam Liên Xô: Hắc Hải, Rumania, Hungari ..v..v
    M4 và Sherman đều là những tank đã hoàn thành nhiệm vụ cơ bản nhất của tank hạng trung: có thể sản xuất với số lượng khổng lồ trong điều kiện chiến tranh, đó là ưu thế nổi bật của chúng, vượt xa Tiger. Tranh luận về hơn kém của chúng, chỉ là dây cà ra dây muống.
  5. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    To dangngoc.
    Không đồng ý với bác về điểm, diệt tank chính là pháo tự hành.
    Thật ra, xe tank là xe vô dịch trên mặt đất, vậy thì còn ai diệt nó thắng lợi được nữa ???? Tất nhiên, bằng loại vũ khí nào đó có thể bắn được tank, nhưng đó là trong những điều kiện và hiệu quả thế nào đó. Còn xe tank, sinh ra để tiêu diệt xe cơ giới địch, dẫn đường cơ giới ta hoàn thành nhiệm vụ, lấy đâu ra một thứ xe nào có thể chiến thắng được đoàn xe tank trên chiến trường mặt đất, trừ một đoàn xe tank khác. Đây là điều dĩ nhiên trong khoa học quân sự, em không muốn tranh luận với bác. Chỉ đến nhứng năm 80 của thế kỷ 20, khi tên lửa có điều khiển phổ biến, người ta mới nghi ngờ địa vị bà chúa chiến trường của xe tank. Nhưng nhìn chung, đến nay, vẫn chưa có vũ khí nào sánh với những đoàn xe tank. Tai sao vậy, xe tank được thiết kế để chiến đấu, săn lùng, tiêu diệt xe cơ giới các loại, tất nhiên trong đó có xe tank địch.
    Pháo tự hành là gì ???? Những thứ xe mang đại bác, như tính đối đầu chống xe cơ giới yếu kém, đều được gọi là pháo tự hành. Nhưng thông thường, người ta chỉ gọi pháo tự hành cho những xe chống các mục tiêu dưới đất. Ở WW2, pháo tự hành có hai loại chính. Như SU-120mm, được đóng trên phần xe T-34, đại bác có đường kính lớn. Đây là loại pháo bắn được đạn nặng hơn tank rất nhiều, vì T-34 giống nó cỡ nòng chỉ 75mm. Nhưng đạn SU-122 có đường đạn cong, thời gian bay đến mục tiêu lâu, rất khó diệt mục tiêu di động nhỏ. Đạn SU-122 chủ yếu là trái phá, khối lượng nặng nhưng không phải bắn đi từ một cái nòng dài ngoẵng, chuyên bắn đạn xuyên thiết giáp như pháo tank 76mm trên xe tank T-34. Nói tóm lại, SU-122 là xe chuyên bắn đạn trái phá lớn, chống mục tiêu cố định, là các công sự. Do nó có giáp khá tốt để tiến lên hàng đầu, người ta còn gọi nó và các loại giống thế, là đại bác tự hành tấn công (Assault Gun). Thế cỡ nòng lớn của nó lấy từ đâu ra, tại sao T-34 gần giống lại chỉ mang được pháo 75mm. Điều khác nhau ở hai loại đại bác, Pháo tank trên T-34 và các loại pháo tank khác, có tỷ số chiều dài/đường kính rất lớn, để bắn đạn có sơ tốc cao, chống mục tiê di động mang giáp dầy. Điều thứ hai, làm giản kích thước cỡ nòng pháo tank là tháp pháo xe tank phải hết sức cơ động, việc cơ động được đánh giá bởi: tốc độ quay, góc ngẩn và cúi của nòng súng, độ ổn định của súng .v.v.. Trong khi đó, pháo tự hành có góc quay nòng rất hẹp, như người cứng cổ, và dó đó, vững chắc hơn để có thể lắp súng to hơn.
    Loai thứ hai, cũng được đóng trên T-34, ví dụ như SU-85 và SU-100. Trong chiến tranh WW2, tất cả các nước đều đóng loại xe này, chúng có phần giá pháo cứng ngắc như pháo tự hành, như lại lắp đại bác nòng dài như xe tank, do pháo không cần giá cơ động nên có thể lắp pháo to hơn, khi T-34 lắp pháo 75mm, thì xe này lắp 85mm, khi T-34 lắp 85mm, thì pháo này lắp 100mm. Mỹ cũng có con Tank T-28, sau đỏi tên là pháo tự hành T-95. Chúng có thể bắn đạn xuyên tốc độ cao diệt mục tiêu di động bọc giáp mạnh, nhưng không thể cơ động như tank và chỉ dùng để phục kích. Chúng có tác dụng diệt tank chỉ trong trường hợp đó, do ở trên xe tank, khi bị phục kích bắn, người ta rất khó xác định địch đang bắn mình. Không những tăng được cỡ pháo, so với tank gần nó (như SU-100 so với T-34 85mm hay SU-85 so với T-34 75mm), xe này còn có thể dư trọng lượng ra để bổ xung tấm chắn trước (khiên xe). Điều này, đến những năm 1960, Thuỵ điển còn áp dụng trên tank của họ, nhờ lợi điểm không có tháp pháo, trọng lượng dư ra được đắp vào giáp trước và cỡ nòng, xe này chịu được đạn 105mm-tầm 1km tank Liên Xô lúc đó, mặc dù khối lượng, động cơ, giá thành, trình độ sản xuất đều thua xa. Nhưng từ những năm 1950, trừ những nước lo sợ ông hàng xóm hùng mạnh như Thuỵ Điển, không ai sản xuất thứ xe, tạm gọi là xe "tank cứng cổ thế" nữa. Do qua thực tế chiến đấu, tính cơ động và hệ thống ngắm bắn tỏ ra quan trọng hơn nhiều giáp và cỡ nòng. Như chiếc T-28, ban đầu được gọi là xe tank, vì cứng cổ, nên được đưa về phía sau, gọi là pháo tự hành T-95. Mặc dù, T-28 có hoả lực và giáp cực mạnh lúc đó: đại bác 105mm nòng dài, trọng lượng 100 tấn, giáp 10cm, những nó dễ dàng bị xe tank hạng trung bắn hạ. Xe "tank cứng cổ" trên được gọi là "Tank Destroyer"-xe "tank khu trục"-xe "tank tiêm kích" như các cách gọi máy bay tầu thuỷ. Chũng được dùng phục kích, phòng ngự trước các đợt tấn công của tank địch. Trong CT, chúng có lợi là rất rẻ, mọt điểm lợi quan trọng nữa là bịt chỗ trống, khi ta chưa có tank tốt hơn đã có thể phòng ngự trước địch. Các loại xe này chỉ có góc ngang pháo khoảng 10 độ, một số ít đạt 14 độ.
    Như vậy, có hai loại xe gần giống tank:
    -Pháo tự hành tấn công, mang đại bác cỡ nòng lớn, ngắn, chống công sự.
    -Pháo tự hành chống tank, mang đại bác nòng dài như tank, có thể mang đại bác mạnh hơn tank cùng đời, dùng để phòng thủ trước tank.
    Cả hai loại, đều không pghải là những xe chuyên săn lùng xe cơ giới. Pháo tự hành chống tank, có thể có đại bác tốt hơn, như điều kiện chiến đấu hạn chế và rất khó tiến công. Và, phương tiện chống tank quy mô lớn nhất là xe tank. Đó là những điều dĩ nhiên của khoa học quân sự, cũng không nên nói nhiều đến nữa.
    Đây là ảnh các pháo tự hành dưới là anh em của chúng, tank T-34 1943.
    Trên wep và trong các sách vở cũng có nhiều luồng khác nhau, khi đọc, em nghĩ rằng, mỗi người phải phân tích bằng suy nghĩ của mình, tìm ra và tin vào những cái đúng.
    Thứ hai, không đồng ý với bác về thiệt hại tank 200 trong trận Kurx. Em đã một vài lần thắc mắc về vấn đề này. Hoá ra, người ta quan niệm về thời điểm bắt đầu và kết thúc trận đánh khác nhau.
    1: Người Đức, cho rằng trận đánh là ngày 10-11-12 tháng 7 năm 1943, do đó, số lượng thiệt hại của họ rất ít. 400 tank tham gia trận đanh nhgày 11-7, có lẽ, vài trăm trong số đó chết.
    2: Phương Tây cho rằng, trận đánh diễn ra từ ngày 4 đên 15 tháng 7, khi những cuộc chiến dữ dội nhất, lúc này, thiệt hại hai bên nghiêng về phía người Nga.
    3: Nga, những người tổ chức trận đánh, cho rằng trận đánh từ 1-7 đến 23-8, khi bắn pháo hoa mừng chiến thắng. Giai đoạn sau, khi quân Đức còn ốm, người Nga thu hồi chiến quả, tấn công dữ dội, thu sạch khí tài ốm chưa kịp sơ tán, tấn công quân Đức chưa kịp hồi lực. Nửa sau, từ 15 tháng 7 đến 23 tháng 8 là khi Hồng Quân thu nhiều thắng lợi nhất. Ít nhất, theo đài phát thanh Đức lúc đó, khoảng 2000 tank mất.
    Nguyên Soái Giu Côp là người theo ý kiến thứ ba, không bao giờ ông cho rằng trận đánh chỉ diến ra từ 10-12 tháng 7. Không bao giờ ông cho rằng, chỉ diệt được 200 tank Đức trong Kurx., bác dangngoc nhầm tai hại chỗ này.
    Về so sánh tính tank, em nghĩ, ngày nay không ai còn nghi ngờ ưu thế của tank thấp. Cũng không ai muốn so sánh chiếc Sherman với T-34. Khi mà giáp trước nó yếu hơn, đại bác 75mm so với đại bác 85mm và tỷ số công suất động cơ/trọng lượng chỉ bằng 2/3. Em cũng nhắc lại ý em là, M4 Sherman chỉ có ở trên hướng phụ, khi Hồng Quân đánh chư hầu Đức, từ phía Nam Liên Xô: Hắc Hải, Rumania, Hungari ..v..v
    M4 và Sherman đều là những tank đã hoàn thành nhiệm vụ cơ bản nhất của tank hạng trung: có thể sản xuất với số lượng khổng lồ trong điều kiện chiến tranh, đó là ưu thế nổi bật của chúng, vượt xa Tiger. Tranh luận về hơn kém của chúng, chỉ là dây cà ra dây muống.
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    - Trong cuốn sách của ông có viết về trận Tynovka của các đơn vị của Lữ đoàn cơ giới số 5. Ông viết rằng trận đánh diễn ra ngày 26 tháng Giêng năm 1944. Có người đã tới đó và đào được tấm bản đồ của quân Đức, theo đó Tynovka đã ở trong tay quân đội Xôviết vào ngày 26 tháng Giêng 1944. Thêm nữa, người đó cũng đào được một báo cáo trinh sát của Đức, dựa trên cuộc thẩm vấn một trung uý Xôviết thuộc tiểu đoàn chống tăng thuộc Sư đoàn bô binh 359. Báo cáo này cho biết các xe tăng T-34 và xe tăng hạng trung do Mỹ sản xuất, cùng vài chiếc KV có nguỵ trang các mái rơm đã được bố trí tại Tynovka. Người khải quật này đang muốn hỏi xem ông có mắc sai lầm nào khi viết về thời gian trận đánh không. Anh ta cho biết rằng đúng ra phải một tuần trước đó thì Tynovka mới còn nằm trong tay quân Đức.
    - Cũng rất có thể. Xin nhớ rằng tình thế khi đó vốn rất hỗn loạn! Anh bạn à, lúc đó mọi chuyện thật rối beng lên! Tình thế thay đổi không phải là từng ngày, mà là từng giờ một. Chúng ta đã bao vây quân Đức trong cái túi Korsun-Shevchenko. Chúng đã tìm cách đột phá ngay khi bọn Đức bên ngoài vừa tấn công chúng tôi để cứu đồng bọn bên trong. Những trận chiến đó vô cùng ác liệt đến nỗi Tynovka đổi chủ liên tục trong chỉ một ngày.
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    - Trong cuốn sách của ông có viết về trận Tynovka của các đơn vị của Lữ đoàn cơ giới số 5. Ông viết rằng trận đánh diễn ra ngày 26 tháng Giêng năm 1944. Có người đã tới đó và đào được tấm bản đồ của quân Đức, theo đó Tynovka đã ở trong tay quân đội Xôviết vào ngày 26 tháng Giêng 1944. Thêm nữa, người đó cũng đào được một báo cáo trinh sát của Đức, dựa trên cuộc thẩm vấn một trung uý Xôviết thuộc tiểu đoàn chống tăng thuộc Sư đoàn bô binh 359. Báo cáo này cho biết các xe tăng T-34 và xe tăng hạng trung do Mỹ sản xuất, cùng vài chiếc KV có nguỵ trang các mái rơm đã được bố trí tại Tynovka. Người khải quật này đang muốn hỏi xem ông có mắc sai lầm nào khi viết về thời gian trận đánh không. Anh ta cho biết rằng đúng ra phải một tuần trước đó thì Tynovka mới còn nằm trong tay quân Đức.
    - Cũng rất có thể. Xin nhớ rằng tình thế khi đó vốn rất hỗn loạn! Anh bạn à, lúc đó mọi chuyện thật rối beng lên! Tình thế thay đổi không phải là từng ngày, mà là từng giờ một. Chúng ta đã bao vây quân Đức trong cái túi Korsun-Shevchenko. Chúng đã tìm cách đột phá ngay khi bọn Đức bên ngoài vừa tấn công chúng tôi để cứu đồng bọn bên trong. Những trận chiến đó vô cùng ác liệt đến nỗi Tynovka đổi chủ liên tục trong chỉ một ngày.
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    - Ông có viết rằng ngày 29 tháng Giêng Lữ đoàn Cơ giới số 5 đã tiến về phía tây để hỗ trợ các đơn vị của Phương diện quân Ukraina 1 đang phải kìm chân cuộc phản công của quân Đức. Nhiều ngày sau lữ đoàn cơ giới đã có mặt tại khu vực Vinograd. Sau đó, ngày mùng Một tháng Hai lữ đoàn đã ở trên hướng chính tấn công Sư đoàn xe tăng 16 và 17, Lữ đoàn xe tăng số 3 (của Đức). Cuộc tấn công này xuất phát từ khu vực Rusakovka và Novay Greblya về phía bắc và đông bắc. Sau đó nhiều ngày quân Đức đã chiếm lại Vinograd và Tynovka, tới tận sông Gniloy Tikich, và rồi tới tận Antonovka. Ông có thể kể lại vai trò của lữ đoàn cơ giới của ông trong diễn tiến trận đánh đó không?
    - Chúng tôi bao vây bọn Đức và khép kín cái túi đó lại. Chúng lập tức đẩy lùi chúng tôi về vành đai bao vây ngoài cùng. Thời tiết thật tồi tệ; bùn đất oàm oạp suốt ngày. Tôi nhảy khỏi xe tăng xuống một đám bùn. Lúc đó việc rút chân ra khỏi ủng còn dễ hơn nhiều việc nhấc ủng khỏi lớp bùn. Ban đêm nhiệt độ tụt xuống dưới âm và bùn đông cứng lại. Chúng tôi phải chiến đấu với đám bùn đó ở vành đai bao vây ngoài cùng. Chúng tôi chỉ còn lại vài chiếc xe tăng. Để tăng cường lực lượng, ban đêm chúng tôi bật hết đèn trên xe tăng và xe tải lên rồi di chuyển. Toàn bộ lữ đoàn của tôi chuyển sang thế phòng ngự. Bọn Đức cho là tuyến phòng thủ của chúng tôi đã được bố trự công sự và vũ khí rất vững chắc rồi. Trong thực tế, lữ đoàn chỉ còn khoảng 30 % lực lượng xe tăng. Trận đánh dữ dội tới mức nòng pháo nóng đỏ cả lên. Lúc đó thậm chí cả đạn pháo cũng chảy cả ra. Anh nổ súng và đạn bay văng ra đám bụi cách phía trước xe tăng chỉ vài trăm mét. Bọn Đức chiến đấu cật lực để sống sót, không cần biết tới tình thế thực tế và không còn cái gì để mất. Vài tên đã thoát được ra ngoài theo từng tốp nhỏ.
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    - Ông có viết rằng ngày 29 tháng Giêng Lữ đoàn Cơ giới số 5 đã tiến về phía tây để hỗ trợ các đơn vị của Phương diện quân Ukraina 1 đang phải kìm chân cuộc phản công của quân Đức. Nhiều ngày sau lữ đoàn cơ giới đã có mặt tại khu vực Vinograd. Sau đó, ngày mùng Một tháng Hai lữ đoàn đã ở trên hướng chính tấn công Sư đoàn xe tăng 16 và 17, Lữ đoàn xe tăng số 3 (của Đức). Cuộc tấn công này xuất phát từ khu vực Rusakovka và Novay Greblya về phía bắc và đông bắc. Sau đó nhiều ngày quân Đức đã chiếm lại Vinograd và Tynovka, tới tận sông Gniloy Tikich, và rồi tới tận Antonovka. Ông có thể kể lại vai trò của lữ đoàn cơ giới của ông trong diễn tiến trận đánh đó không?
    - Chúng tôi bao vây bọn Đức và khép kín cái túi đó lại. Chúng lập tức đẩy lùi chúng tôi về vành đai bao vây ngoài cùng. Thời tiết thật tồi tệ; bùn đất oàm oạp suốt ngày. Tôi nhảy khỏi xe tăng xuống một đám bùn. Lúc đó việc rút chân ra khỏi ủng còn dễ hơn nhiều việc nhấc ủng khỏi lớp bùn. Ban đêm nhiệt độ tụt xuống dưới âm và bùn đông cứng lại. Chúng tôi phải chiến đấu với đám bùn đó ở vành đai bao vây ngoài cùng. Chúng tôi chỉ còn lại vài chiếc xe tăng. Để tăng cường lực lượng, ban đêm chúng tôi bật hết đèn trên xe tăng và xe tải lên rồi di chuyển. Toàn bộ lữ đoàn của tôi chuyển sang thế phòng ngự. Bọn Đức cho là tuyến phòng thủ của chúng tôi đã được bố trự công sự và vũ khí rất vững chắc rồi. Trong thực tế, lữ đoàn chỉ còn khoảng 30 % lực lượng xe tăng. Trận đánh dữ dội tới mức nòng pháo nóng đỏ cả lên. Lúc đó thậm chí cả đạn pháo cũng chảy cả ra. Anh nổ súng và đạn bay văng ra đám bụi cách phía trước xe tăng chỉ vài trăm mét. Bọn Đức chiến đấu cật lực để sống sót, không cần biết tới tình thế thực tế và không còn cái gì để mất. Vài tên đã thoát được ra ngoài theo từng tốp nhỏ.
  10. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Tiếp tay cho đ/c danngoc một số hình ảnh về trận Kurck, chủ yếu là tăng và pháo tự hành.
    Con này trông cổ hết chỗ nói có tới mấy tháp pháo !
    Chú này bị ngã ngửa
    Không biết có phải chú này là Phec không ?
    u?c spirou s?a vo 22:44 ngy 20/12/2004
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này