1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 04/09/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. assassin14

    assassin14 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2004
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    150
    PPSH45, ổ đạn tròn 45 viên đó mà, mũ đó là lính LX rồi, ko biết là TP nào?
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Không hề, đây là lính Mỹ hoặc Iraq đó!
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Không hề, đây là lính Mỹ hoặc Iraq đó!
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Bức ảnh được chụp ngày 23 tháng Mười Một năm 2004 do Scott Peterson/Getty Images. Những tay lính trên là Thủy quân Lục chiến Mỹ của Đại đội 1 Trinh sát nhẹ Thiết giáp [Light Armored Reconnaissance (LAR) company 1st] thuộc Tiểu đoàn Thủy quân lục chiến số 3 đang đi lục soát các căn nhà và truy tìm vũ khí của quân kháng chiến tại Fallujah, Iraq. Người lính thứ hai ở đằng sau (đeo kính) là y tá quân y của Hải quân Mỹ Nick Navarrette người Omaha, Nebraska. Trước đó bốn quân kháng chiến vừa tiến hành một cuộc phản công đẫm máu, giết chết một lính mỹ và làm bị thương nhiều lính khác. Đáng chú ý là bình thường thì lính Thủy quân Lục chiến sẽ đeo vũ khí tước được của quân kháng chiến chết trận trên vai.
    Người lính đứng phía trước đang đeo lủng lẳng khẩu M-16 của mình trên vai phải, ta có thề thấy nó trên ảnh ở giữa hai chân anh ta.
    Khi chiến đấu trong một ngôi nhà thì khẩu PPSh thực ra tốt hơn khẩu M-16. Nếu ta bắn bằng M-16 trong một căn phòng, viên đạn sẽ xuyên qua tường hay thậm chí nhiều bức tường nhà liên tiếp. Nếu đồng đội của họ đang ở phía bên kia tường thì tất nhiên họ sẽ chẳng khoái gì trò mà anh chàng đó vừa làm. Nếu dùng khẩu PPSh thì viên đạn sẽ chỉ dừng lại ngay khi chạm bức tường đầu tiên. Đồng thời tốc độ bắn cao cho phép người bắn quét đạn nhanh hơn khắp căn phòng. Kiểu súng như PPSh không còn được sử dụng nữa vì quân đội hiện đại ưa dùng loại vũ khí đa năng hơn. Hơn nữa có lẽ lính Thủy quân lục chiến dùng khẩu PPSh cũng cùng lý do mà lính Wehrmacht (lính Đức WW2) dùng nó? đó là lượng đạn trong hộp đạn lớn và tốc độ bắn nhanh - lựa chọn tất yếu trong chiến đấu trên đường phố.
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Bức ảnh được chụp ngày 23 tháng Mười Một năm 2004 do Scott Peterson/Getty Images. Những tay lính trên là Thủy quân Lục chiến Mỹ của Đại đội 1 Trinh sát nhẹ Thiết giáp [Light Armored Reconnaissance (LAR) company 1st] thuộc Tiểu đoàn Thủy quân lục chiến số 3 đang đi lục soát các căn nhà và truy tìm vũ khí của quân kháng chiến tại Fallujah, Iraq. Người lính thứ hai ở đằng sau (đeo kính) là y tá quân y của Hải quân Mỹ Nick Navarrette người Omaha, Nebraska. Trước đó bốn quân kháng chiến vừa tiến hành một cuộc phản công đẫm máu, giết chết một lính mỹ và làm bị thương nhiều lính khác. Đáng chú ý là bình thường thì lính Thủy quân Lục chiến sẽ đeo vũ khí tước được của quân kháng chiến chết trận trên vai.
    Người lính đứng phía trước đang đeo lủng lẳng khẩu M-16 của mình trên vai phải, ta có thề thấy nó trên ảnh ở giữa hai chân anh ta.
    Khi chiến đấu trong một ngôi nhà thì khẩu PPSh thực ra tốt hơn khẩu M-16. Nếu ta bắn bằng M-16 trong một căn phòng, viên đạn sẽ xuyên qua tường hay thậm chí nhiều bức tường nhà liên tiếp. Nếu đồng đội của họ đang ở phía bên kia tường thì tất nhiên họ sẽ chẳng khoái gì trò mà anh chàng đó vừa làm. Nếu dùng khẩu PPSh thì viên đạn sẽ chỉ dừng lại ngay khi chạm bức tường đầu tiên. Đồng thời tốc độ bắn cao cho phép người bắn quét đạn nhanh hơn khắp căn phòng. Kiểu súng như PPSh không còn được sử dụng nữa vì quân đội hiện đại ưa dùng loại vũ khí đa năng hơn. Hơn nữa có lẽ lính Thủy quân lục chiến dùng khẩu PPSh cũng cùng lý do mà lính Wehrmacht (lính Đức WW2) dùng nó? đó là lượng đạn trong hộp đạn lớn và tốc độ bắn nhanh - lựa chọn tất yếu trong chiến đấu trên đường phố.
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Dmitriy Loza
    Chỉ huy trên xe "Emcha"

    Dmitriy Loza thời gian ở Hungary, tháng Ba 1945. (lấy từ tư liệu của D.F.Loza)
    - Dmitriy Fedorovich, ông đã chiến đấu trên loại xe tăng Mỹ nào?
    - Loại Shermans. Chúng tôi gọi chúng là "Emchas", do tên đúng của chúng là M4 [tiếng Nga đọc là ?oem chetyrye?]. Ban đầu là loại gắn pháo nòng ngắn, và về sau người ta bắt đầu chuyển tới loại có pháo nòng dài có gắn mũi giảm chấn. Trên tấm giáp nghiêng phía trước xe có gắn một bộ phận gài để khóa bảo vệ nòng súng trong quá trình di chuyển hành quân. Khẩu pháo chính trên xe có nòng khá dài. Nói chung, đó là xe tốt nhưng, cũng như bất cứ loại xe tăng nào, nó có cả ưu điểm lẫn nhược điểm. Khi có ai đó nói với tôi đó là loại tăng tồi, tôi luôn trả lời: ?oXin lỗi nhé!?. Không ai có thể nói đó là loại tăng tồi được. Tồi khi so với cái gì?
    - Dmitriy Fedorovich, trong đơn vị các ông chỉ có loại tăng của Mỹ thôi sao?
    - Tập đoàn quân xe tăng số 6 chúng tôi (vâng, chúng ta có 6 tập đoàn quân xe tăng) đã chiến đấu tại Ukraine, Romania, Hungary, Tiệp Khắc và Áo. Chúng tôi đã kết thúc chiến tranh tại Tiệp Khắc. Và rồi ngừơi ta vội vã chuyển chúng tôi về Viễn Đông và chúng tôi đã đánh nhau với Nhật Bản. Tôi cần nhắc cho anh rõ là tập đoàn quân này bao gồm hai lữ đoàn: Lữ đoàn xe tăng Cận vệ Stalingrad số 5 trang bị loại T-34 của ta và Lữ đoàn cơ giới số 5 mà tôi chiến đấu trong biên chế của nó. Ban đầu lữ đoàn này trang bị loại tăng Anh Matilda, Valentine và Churchill.
    - Sau này họ mới chuyển tới loại Churchill.
    - Đúng, một thời gian sau. Sau năm 1943 chúng ta ngưng dùng toàn bộ xe tăng của Anh bởi chúng có quá nhìều nhược điểm. Nhất là chúng chỉ có công suất 12-14 mã lực trên một tấn trọng lượng trong thời điểm mà một chiếc tăng được gọi là tốt, hiệu quả cần có công suất 18-20 mã lực trên một tấn. Trong số ba loại tăng Anh nói trên, loại tốt nhất là chiếc Valentine sản xuất tại Canada. Vỏ thép của nó được thiết kế nghiêng nhưng quan trọng hơn là nó gắn loại pháo nòng dài 57mm. Đơn vị chúng tôi chuyển sang dùng loại tăng Sherman của mỹ vào cuối năm 1943. Sau chiến dịch Kishinev lữ đoàn tôi được đổi tên thành Lữ đoàn cơ giới Cận vệ số 9. Tôi quên chưa nói với anh rằng mỗi lữ đoàn gồm có bốn binh đoàn. Lữ đoàn cơ giới chúng tôi gồm ba binh đoàn cơ giới và một binh đoàn xe tăng (tôi chiến đấu trong binh đoàn tăng này). Vâng, thế là chúng tôi có loại tăng Sherman trong binh đoàn bắt đầu từ cuối năm 1943.
    - Nhưng các xe tăng do Anh chế tạo vẫn không bị rút ra khỏi biên chế, chúng phải chiến đấu cho tới khi nào hư hỏng hết. Có khi nào lữ đoàn của ông gồm một hỗn hợp nhiều loại tăng, cả của Anh lẫn Mỹ không? Có vấn đề gỉ xảy ra khi phải phối hợp nhiều loại khí cụ do nhiều nước sản xuất như vậy không? Ví dụ như vấn đề về tiếp liệu và bảo trì chẳng hạn?
    - Vâng, luôn luôn có vấn đề xảy ra. Nói chung, không còn nghi ngờ gì nữa, Matilda là một loại xe tăng rất vô dụng! Tôi xin ví dụ một nhược điểm của xe Matilda đã gây rất nhiều rắc rối cho chúng tôi. Có một thằng dở người nào đó ở Sở chỉ huy đã lập kế hoạch một chiến dịch tấn công và chuyển lữ đoàn chúng tôi tới vùng Yelnya, Smolensk và Roslavl. Địa hình ở đây rất nhiều đầm lầy và rừng rậm. Xe Matilda lại có giáp che hai bên bánh xích. Chúng được thiết kế giành cho các chiến dịch tại vùng sa mạc. Những tấm giáp này hữu dụng tại sa mạc-cát sẽ luồn gọn qua cái khe giữa giáp và bánh xích. Nhưng giữa vùng rừng đầm lầy nước Nga, bùn sẽ mắc kẹt vào cái khe đó. Bộ truyền động của xe Matilda có một phần phụ để dễ sang số. Trong điều kiện địa hình này bộ phận đ1o trở nên rất yếu, thường bị quá tải, nóng lên rồi hỏng. Chuyện này đối với người Anh thì khá dễ. Năm 1943 họ đã lập ra những bộ phận sửa chữa mà chỉ cần đơn giản là tháo 4 cái chốt sắt, lôi bộ phận máy cũ ra rồi lắp bộ mới vào. Trò này không phải lúc nào cũng phù hợp với chúng tôi. Trong tiểu đoàn tôi có tay thượng sĩ (tiếng Nga: Starshina) Nesterov, một cựu tài xế lái máy cày nông trang, chịu trách nhiệm chuyên viên cơ khí của tiểu đoàn. Ở cấp lữ đoàn chúng tôi cũng có một người đại diện (tôi đã quên mất tên anh ta rồi) của cái công ty Anh đã sản xuất ra những chiếc xe tăng này. Đã có lần tôi ghi lại tất cả những điều này, nhưng rồi khi xe tăng của tôi bị trúng đạn, tất cả vật dụng của tôi trong đó đều cháy sạch - ảnh chụp, giấy tờ tài liệu và cả quyển sổ ghi chép. Chúng tôi bị cấm giữ những sổ ghi chép khi ra chiến trường, nhưng tôi vẫn ranh mãnh tìm cách đem theo. Dù sao, tay đại diện người Anh đấy cũng thường xuyên can thiệp vào các cố gắng của chúng tôi nhằm sửa chữa cac bộ phận riêng biệt của chiếc tăng. Anh ta nói: "Ở đây có dấu niêm phong của xưởng chế tạo. Các anh không nên mó tay vào nó!? Chúng tôi đã tìm được cách tháo ra một chiếc và rồi lắp lại thành một cái mới. Nesterov đã sửa được một cách dễ dàng tất cả những bộ truyển động ấy. Một lần tay đại diện Ăng lê kia tới bên Nesterov rồi hỏi: "Anh đã từng học ở Đại học nào vậy?? Nesterov trả lời: "Ở nông trang đấy!"
    Loại tăng Sherman được đánh giá cao hơn. Anh có biết rằng một trong những người thiết kế xe Sherman là một kỹ sư người Nga, tên là Timoshenko không? Anh ta còn có họ hàng xa với Nguyên soái S. K. Timoshenko đấy.
    Xe Sherman cũng có những điểm yếu của nó, nhất là nó có trọng tâm rất cao. Nó thường hay lật nghiêng qua một bên như búp bê Matryoshka. Nhưng tôi còn sống sót tới ngày nay cũng là nhờ chính cái nhược điểm ấy. Tháng Mười Hai năm 1944 chúng tôi đang chiến đấu ở Hungary. Tôi đang dẫn đầu tiểu đoàn và khi tới một khúc rẽ, người lái xe của tôi lái trượt lên trên lề đường. Chiếc tăng của tôi đổ nghiêng một bên. Chúng tôi bị bắn tung lên nhưng vẫn còn nguyên vẹn. Trong khi đó bốn chiếc xe tăng của chúng tôi vẫn đi tiếp và bị lọt vào một ổ phục kích. Tất cả bọn họ đều bị tiêu diệt.
    - Dmitriy Fedorovich, xe Sherman có các mắt xích xe bọc cao su. Vài nhà nghiên cứu ngày nay cho rằng đó là một điều bất lợi do trong chiến đấu cao su rất dễ bắt lửa. Khi chiếc tăng bị lột lớp cao su ấy ra thì không thể di chuyển được nữa. Ông có nhận xét gì về điều này?
    - Xét về mặt khác các mắt xích có bọc cao su lại là một lợi điểm lớn. Trước tiên, các mắt xích này có tuổi thọ gấp khoảng tới hai lần mắt xích thép bình thường. Có thể tôi không chính xác lắm, nhưng tôi tin rằng tuổi thọ của xích xe T-34 là 2500 cây số. Tuổi thọ xích xe Sherman lên tới 5000 kilômét. Thứ đến, xe Sherman chạy như một chiếc ôtô trên những bề mặt cứng, trong khi xe T-34 của ta kêu ồn tới mức có quỷ mới biết cách xa bao nhiêu cây số đã nghe thấy tiếng ầm ầm của nó rồi. Còn nhược điểm của xích xe Sherman là gì? Trong cuốn sách của tôi, cuốn ?oCommanding the Red Army''s Sherman Tanks?, có hẳn một chương nhan đề là "Đi chân trần". Trong đó tôi viết về một sự cố xảy ra vào tháng Tám năm 1944 tại Romania, trong Chiến dịch Jassy-Kishinev. Trời nóng ghê gớm, có nơi lên tới khoảng 30° C. Chúng tôi đã phải chạy gần 100 km trên đường nhựa trong chỉ một ngày. Lớp cao su bọc các bánh xích phụ nóng đến nỗi cao su chảy ra và dính xuống thành những vệt dài. Lữ đoàn của chúng tôi phải dừng lại khi chỉ còn cách Bucharest không xa. Lớp cao su chảy hết, bánh xích bắt đầu kẹt lại, tiếng động phát ra thật khủng khiếp, và cuối cùng chúng tôi phải dừng lại hẳn. Chuyện này được báo cáo lập tức về Maskva. Có phải là chuyện đùa không hử, cả một lữ đoàn phải dừng lại? Thật ngạc nhiên là sau đó người ta đã lập tức chuyển tới cho chúng tôi những bánh xích mới và chúng tôi chỉ mất có ba ngày để lắp chúng vào. Tôi không biết họ tìm đâu ra nhiều bánh xích trong một thời gian ngắn đến vậy. Và còn một tiểu tiết nữa về loại xích bọc cao su ấy. Thậm chí cả khi đi trên đất có phủ một lớp tuyết mỏng thôi chiếc tăng cũng bị trượt cứ như một con bò mập ị. Khi trò này diễn ra, chúng tôi đã phải buộc dây kẽm gai quanh xích xe hoặc buộc thêm những dây cáp và chốt sắt vào, từc làm bất cứ thứ gì để xe không bị trượt. Nhưng đó chỉ là đợt tăng chuyển tới đầu tiên thôi. Sau khi phát hiện chuyện đó, tay đại diện người Mỹ đã báo cáo về công ty của anh ta và đợt chuyển tăng kế tiếp đã có kèm những xích xe có gắn thêm chông và chốt sắt. Theo như tôi nhớ, có tới bảy bộ chốt cho mỗi bên xích, tổng cộng có mười bốn bộ cho mỗi chiếc tăng. Chúng tôi đem theo chúng trong thùng phụ tùng trên xe. Nhìn chung viên đại diện Mỹ làm việc rất hiệu quả. Bất cứ nhược điểm nào biết được anh ta đều lập tức báo cáo và chúng đều được sửa chữa ngon lành.
    Một nhược điểm khác của tăng Sherman là cấu tạo của nắp cửa cho vị trí của người lái xe. Nắp cửa của loạt xe Sherman thuộc đợt hàng tàu đầu tiên bố trí nằm trên nóc của thân trước xe và được mở thẳng lên phía trên. Thường người thợ lái hay mở nó ra để quan sát được tốt hơn. Đã có rất nhiều trường hợp trong khi tháp pháo đang quay thì nòng pháo va vào cái nắp này và đập lên đầu người lái. Đơn vị tôi cũng gặp phải trường hợp này một hoặc hai lần rồi. Về sau người Mỹ đã sửa được nhược điểm này. Giờ thì cái nắp được đẩy lên và gạt một cách gọn gàng sang một bên, giống như trên những xe tăng hiện đại ngày nay.
    Tuy nhiên có một ưu điểm lớn của chiếc Sherman là việc sạc ắcquy cho xe. Trên xe T-34 của ta, để làm việc này cần phải mở máy và cho chạy hết tất cả công suất 500 mã lực của nó để sạc ắcquy. Trong khoang lái của chiếc Sherman có một động cơ phụ dùng xăng, nhỏ chỉ bằng bộ máy của xe môtô. Cứ bật nó lên và để kệ cho nó tự sặc ắcquy là xong. Vụ này quả là vô cùng tiện lợi cho chúng tôi!
    Suốt một thời gian dài sau chiến tranh, tôi đi tìm câu trả lời cho một thắc mắc. Tại sao khi xe T-34 bốc cháy, chúng tôi phải cố chạy thật xa khỏi xe càng tốt, ngay cả khi điều đó vẫn bị cấm ngặt. Đạn trên xe lập tức phát nổ. Trong một thời gian khoảng 6 tuần, tôi đã chiến đấu trên một chiếc T-34 quanh vùng Smolensk. Xe của một đại đội trưởng của một trong những đại đội của chúng tôi bị trúng đạn. Tổ lái nhảy khỏi xe nhưng không thể chạy ra xa bởi bọn Đức dúi đầu họ xuống bằng súng máy. Họ phải nằm lại trên cánh đồng lúa mì trong khi chiếc tăng bốc cháy và nổ tung. Tới chiều, khi trận đánh đã kết thúc, chúng tôi tìm tới chỗ họ. Tôi nhận ra người đại đội trưởng nằm gục trên mặt đất cùng một mảnh vỏ thép xe cắm trên đầu. Khi chiếc Sherman cháy, đạn pháo không khi nào phát nổ. Sao vậy nhỉ?
    Một trường hợp tương tự đã xảy ra với tôi tại Ukraina. Xe tăng của tôi bị trúng đạn. Chúng tôi nhảy khỏi xe nhưng bọn Đức nã cối như mưa quanh chúng tôi. Chúng tôi đang nằm dưới gầm xe tăng trong khi nó phát hỏa và bùng cháy. Chúng tôi nằm đó rất lâu mà không biết phải chạy đi đâu. Quân Đức nã súng máy và đạn cối vung vãi khắp cánh đồng trống xung quanh chiếc xe tăng. Chúng tôi buộc phải nằm đó. Lớp quân phục trên lưng tôi bắt đầu nóng bỏng lên do sức nóng từ chiếc xe đang bốc lửa. Chúng tôi đều cho mình chắc là tiêu phen này! Chúng tôi chờ nghe thấy tiếng nổ lớn và thế là tất cả chấm hết! Một nấm mồ chung cho anh em tổ lái! Chúng tôi nghe thấy rất nhiều thùm thụp rất lớn phát ra từ trong tháp pháo. Đó là số đạn xuyên thép bị bung ra khỏi thùng đạn. Lửa sẽ lan tới tiếp chỗ đạn phá (HE) và địa ngục sắp sụp xuống ngay bây giờ đây này! Nhưng không có chuyện gì xảy ra hết. Tại sao vậy nhỉ? Do loại đạn phá của ta thì phát nổ còn đạn của Mỹ thì không chăng? Hóa ra đó là do đạn của người Mỹ chứa loại thuốc nổ tinh khiết hơn. Đạn của ta chứa thêm thành phần gì đó làm tăng sức công phá của cú nổ lên gấp một lần rưỡi, nhưng đồng thời lại tăng độ nguy hiểm khi đạn phát nổ.
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Dmitriy Loza
    Chỉ huy trên xe "Emcha"

    Dmitriy Loza thời gian ở Hungary, tháng Ba 1945. (lấy từ tư liệu của D.F.Loza)
    - Dmitriy Fedorovich, ông đã chiến đấu trên loại xe tăng Mỹ nào?
    - Loại Shermans. Chúng tôi gọi chúng là "Emchas", do tên đúng của chúng là M4 [tiếng Nga đọc là ?oem chetyrye?]. Ban đầu là loại gắn pháo nòng ngắn, và về sau người ta bắt đầu chuyển tới loại có pháo nòng dài có gắn mũi giảm chấn. Trên tấm giáp nghiêng phía trước xe có gắn một bộ phận gài để khóa bảo vệ nòng súng trong quá trình di chuyển hành quân. Khẩu pháo chính trên xe có nòng khá dài. Nói chung, đó là xe tốt nhưng, cũng như bất cứ loại xe tăng nào, nó có cả ưu điểm lẫn nhược điểm. Khi có ai đó nói với tôi đó là loại tăng tồi, tôi luôn trả lời: ?oXin lỗi nhé!?. Không ai có thể nói đó là loại tăng tồi được. Tồi khi so với cái gì?
    - Dmitriy Fedorovich, trong đơn vị các ông chỉ có loại tăng của Mỹ thôi sao?
    - Tập đoàn quân xe tăng số 6 chúng tôi (vâng, chúng ta có 6 tập đoàn quân xe tăng) đã chiến đấu tại Ukraine, Romania, Hungary, Tiệp Khắc và Áo. Chúng tôi đã kết thúc chiến tranh tại Tiệp Khắc. Và rồi ngừơi ta vội vã chuyển chúng tôi về Viễn Đông và chúng tôi đã đánh nhau với Nhật Bản. Tôi cần nhắc cho anh rõ là tập đoàn quân này bao gồm hai lữ đoàn: Lữ đoàn xe tăng Cận vệ Stalingrad số 5 trang bị loại T-34 của ta và Lữ đoàn cơ giới số 5 mà tôi chiến đấu trong biên chế của nó. Ban đầu lữ đoàn này trang bị loại tăng Anh Matilda, Valentine và Churchill.
    - Sau này họ mới chuyển tới loại Churchill.
    - Đúng, một thời gian sau. Sau năm 1943 chúng ta ngưng dùng toàn bộ xe tăng của Anh bởi chúng có quá nhìều nhược điểm. Nhất là chúng chỉ có công suất 12-14 mã lực trên một tấn trọng lượng trong thời điểm mà một chiếc tăng được gọi là tốt, hiệu quả cần có công suất 18-20 mã lực trên một tấn. Trong số ba loại tăng Anh nói trên, loại tốt nhất là chiếc Valentine sản xuất tại Canada. Vỏ thép của nó được thiết kế nghiêng nhưng quan trọng hơn là nó gắn loại pháo nòng dài 57mm. Đơn vị chúng tôi chuyển sang dùng loại tăng Sherman của mỹ vào cuối năm 1943. Sau chiến dịch Kishinev lữ đoàn tôi được đổi tên thành Lữ đoàn cơ giới Cận vệ số 9. Tôi quên chưa nói với anh rằng mỗi lữ đoàn gồm có bốn binh đoàn. Lữ đoàn cơ giới chúng tôi gồm ba binh đoàn cơ giới và một binh đoàn xe tăng (tôi chiến đấu trong binh đoàn tăng này). Vâng, thế là chúng tôi có loại tăng Sherman trong binh đoàn bắt đầu từ cuối năm 1943.
    - Nhưng các xe tăng do Anh chế tạo vẫn không bị rút ra khỏi biên chế, chúng phải chiến đấu cho tới khi nào hư hỏng hết. Có khi nào lữ đoàn của ông gồm một hỗn hợp nhiều loại tăng, cả của Anh lẫn Mỹ không? Có vấn đề gỉ xảy ra khi phải phối hợp nhiều loại khí cụ do nhiều nước sản xuất như vậy không? Ví dụ như vấn đề về tiếp liệu và bảo trì chẳng hạn?
    - Vâng, luôn luôn có vấn đề xảy ra. Nói chung, không còn nghi ngờ gì nữa, Matilda là một loại xe tăng rất vô dụng! Tôi xin ví dụ một nhược điểm của xe Matilda đã gây rất nhiều rắc rối cho chúng tôi. Có một thằng dở người nào đó ở Sở chỉ huy đã lập kế hoạch một chiến dịch tấn công và chuyển lữ đoàn chúng tôi tới vùng Yelnya, Smolensk và Roslavl. Địa hình ở đây rất nhiều đầm lầy và rừng rậm. Xe Matilda lại có giáp che hai bên bánh xích. Chúng được thiết kế giành cho các chiến dịch tại vùng sa mạc. Những tấm giáp này hữu dụng tại sa mạc-cát sẽ luồn gọn qua cái khe giữa giáp và bánh xích. Nhưng giữa vùng rừng đầm lầy nước Nga, bùn sẽ mắc kẹt vào cái khe đó. Bộ truyền động của xe Matilda có một phần phụ để dễ sang số. Trong điều kiện địa hình này bộ phận đ1o trở nên rất yếu, thường bị quá tải, nóng lên rồi hỏng. Chuyện này đối với người Anh thì khá dễ. Năm 1943 họ đã lập ra những bộ phận sửa chữa mà chỉ cần đơn giản là tháo 4 cái chốt sắt, lôi bộ phận máy cũ ra rồi lắp bộ mới vào. Trò này không phải lúc nào cũng phù hợp với chúng tôi. Trong tiểu đoàn tôi có tay thượng sĩ (tiếng Nga: Starshina) Nesterov, một cựu tài xế lái máy cày nông trang, chịu trách nhiệm chuyên viên cơ khí của tiểu đoàn. Ở cấp lữ đoàn chúng tôi cũng có một người đại diện (tôi đã quên mất tên anh ta rồi) của cái công ty Anh đã sản xuất ra những chiếc xe tăng này. Đã có lần tôi ghi lại tất cả những điều này, nhưng rồi khi xe tăng của tôi bị trúng đạn, tất cả vật dụng của tôi trong đó đều cháy sạch - ảnh chụp, giấy tờ tài liệu và cả quyển sổ ghi chép. Chúng tôi bị cấm giữ những sổ ghi chép khi ra chiến trường, nhưng tôi vẫn ranh mãnh tìm cách đem theo. Dù sao, tay đại diện người Anh đấy cũng thường xuyên can thiệp vào các cố gắng của chúng tôi nhằm sửa chữa cac bộ phận riêng biệt của chiếc tăng. Anh ta nói: "Ở đây có dấu niêm phong của xưởng chế tạo. Các anh không nên mó tay vào nó!? Chúng tôi đã tìm được cách tháo ra một chiếc và rồi lắp lại thành một cái mới. Nesterov đã sửa được một cách dễ dàng tất cả những bộ truyển động ấy. Một lần tay đại diện Ăng lê kia tới bên Nesterov rồi hỏi: "Anh đã từng học ở Đại học nào vậy?? Nesterov trả lời: "Ở nông trang đấy!"
    Loại tăng Sherman được đánh giá cao hơn. Anh có biết rằng một trong những người thiết kế xe Sherman là một kỹ sư người Nga, tên là Timoshenko không? Anh ta còn có họ hàng xa với Nguyên soái S. K. Timoshenko đấy.
    Xe Sherman cũng có những điểm yếu của nó, nhất là nó có trọng tâm rất cao. Nó thường hay lật nghiêng qua một bên như búp bê Matryoshka. Nhưng tôi còn sống sót tới ngày nay cũng là nhờ chính cái nhược điểm ấy. Tháng Mười Hai năm 1944 chúng tôi đang chiến đấu ở Hungary. Tôi đang dẫn đầu tiểu đoàn và khi tới một khúc rẽ, người lái xe của tôi lái trượt lên trên lề đường. Chiếc tăng của tôi đổ nghiêng một bên. Chúng tôi bị bắn tung lên nhưng vẫn còn nguyên vẹn. Trong khi đó bốn chiếc xe tăng của chúng tôi vẫn đi tiếp và bị lọt vào một ổ phục kích. Tất cả bọn họ đều bị tiêu diệt.
    - Dmitriy Fedorovich, xe Sherman có các mắt xích xe bọc cao su. Vài nhà nghiên cứu ngày nay cho rằng đó là một điều bất lợi do trong chiến đấu cao su rất dễ bắt lửa. Khi chiếc tăng bị lột lớp cao su ấy ra thì không thể di chuyển được nữa. Ông có nhận xét gì về điều này?
    - Xét về mặt khác các mắt xích có bọc cao su lại là một lợi điểm lớn. Trước tiên, các mắt xích này có tuổi thọ gấp khoảng tới hai lần mắt xích thép bình thường. Có thể tôi không chính xác lắm, nhưng tôi tin rằng tuổi thọ của xích xe T-34 là 2500 cây số. Tuổi thọ xích xe Sherman lên tới 5000 kilômét. Thứ đến, xe Sherman chạy như một chiếc ôtô trên những bề mặt cứng, trong khi xe T-34 của ta kêu ồn tới mức có quỷ mới biết cách xa bao nhiêu cây số đã nghe thấy tiếng ầm ầm của nó rồi. Còn nhược điểm của xích xe Sherman là gì? Trong cuốn sách của tôi, cuốn ?oCommanding the Red Army''s Sherman Tanks?, có hẳn một chương nhan đề là "Đi chân trần". Trong đó tôi viết về một sự cố xảy ra vào tháng Tám năm 1944 tại Romania, trong Chiến dịch Jassy-Kishinev. Trời nóng ghê gớm, có nơi lên tới khoảng 30° C. Chúng tôi đã phải chạy gần 100 km trên đường nhựa trong chỉ một ngày. Lớp cao su bọc các bánh xích phụ nóng đến nỗi cao su chảy ra và dính xuống thành những vệt dài. Lữ đoàn của chúng tôi phải dừng lại khi chỉ còn cách Bucharest không xa. Lớp cao su chảy hết, bánh xích bắt đầu kẹt lại, tiếng động phát ra thật khủng khiếp, và cuối cùng chúng tôi phải dừng lại hẳn. Chuyện này được báo cáo lập tức về Maskva. Có phải là chuyện đùa không hử, cả một lữ đoàn phải dừng lại? Thật ngạc nhiên là sau đó người ta đã lập tức chuyển tới cho chúng tôi những bánh xích mới và chúng tôi chỉ mất có ba ngày để lắp chúng vào. Tôi không biết họ tìm đâu ra nhiều bánh xích trong một thời gian ngắn đến vậy. Và còn một tiểu tiết nữa về loại xích bọc cao su ấy. Thậm chí cả khi đi trên đất có phủ một lớp tuyết mỏng thôi chiếc tăng cũng bị trượt cứ như một con bò mập ị. Khi trò này diễn ra, chúng tôi đã phải buộc dây kẽm gai quanh xích xe hoặc buộc thêm những dây cáp và chốt sắt vào, từc làm bất cứ thứ gì để xe không bị trượt. Nhưng đó chỉ là đợt tăng chuyển tới đầu tiên thôi. Sau khi phát hiện chuyện đó, tay đại diện người Mỹ đã báo cáo về công ty của anh ta và đợt chuyển tăng kế tiếp đã có kèm những xích xe có gắn thêm chông và chốt sắt. Theo như tôi nhớ, có tới bảy bộ chốt cho mỗi bên xích, tổng cộng có mười bốn bộ cho mỗi chiếc tăng. Chúng tôi đem theo chúng trong thùng phụ tùng trên xe. Nhìn chung viên đại diện Mỹ làm việc rất hiệu quả. Bất cứ nhược điểm nào biết được anh ta đều lập tức báo cáo và chúng đều được sửa chữa ngon lành.
    Một nhược điểm khác của tăng Sherman là cấu tạo của nắp cửa cho vị trí của người lái xe. Nắp cửa của loạt xe Sherman thuộc đợt hàng tàu đầu tiên bố trí nằm trên nóc của thân trước xe và được mở thẳng lên phía trên. Thường người thợ lái hay mở nó ra để quan sát được tốt hơn. Đã có rất nhiều trường hợp trong khi tháp pháo đang quay thì nòng pháo va vào cái nắp này và đập lên đầu người lái. Đơn vị tôi cũng gặp phải trường hợp này một hoặc hai lần rồi. Về sau người Mỹ đã sửa được nhược điểm này. Giờ thì cái nắp được đẩy lên và gạt một cách gọn gàng sang một bên, giống như trên những xe tăng hiện đại ngày nay.
    Tuy nhiên có một ưu điểm lớn của chiếc Sherman là việc sạc ắcquy cho xe. Trên xe T-34 của ta, để làm việc này cần phải mở máy và cho chạy hết tất cả công suất 500 mã lực của nó để sạc ắcquy. Trong khoang lái của chiếc Sherman có một động cơ phụ dùng xăng, nhỏ chỉ bằng bộ máy của xe môtô. Cứ bật nó lên và để kệ cho nó tự sặc ắcquy là xong. Vụ này quả là vô cùng tiện lợi cho chúng tôi!
    Suốt một thời gian dài sau chiến tranh, tôi đi tìm câu trả lời cho một thắc mắc. Tại sao khi xe T-34 bốc cháy, chúng tôi phải cố chạy thật xa khỏi xe càng tốt, ngay cả khi điều đó vẫn bị cấm ngặt. Đạn trên xe lập tức phát nổ. Trong một thời gian khoảng 6 tuần, tôi đã chiến đấu trên một chiếc T-34 quanh vùng Smolensk. Xe của một đại đội trưởng của một trong những đại đội của chúng tôi bị trúng đạn. Tổ lái nhảy khỏi xe nhưng không thể chạy ra xa bởi bọn Đức dúi đầu họ xuống bằng súng máy. Họ phải nằm lại trên cánh đồng lúa mì trong khi chiếc tăng bốc cháy và nổ tung. Tới chiều, khi trận đánh đã kết thúc, chúng tôi tìm tới chỗ họ. Tôi nhận ra người đại đội trưởng nằm gục trên mặt đất cùng một mảnh vỏ thép xe cắm trên đầu. Khi chiếc Sherman cháy, đạn pháo không khi nào phát nổ. Sao vậy nhỉ?
    Một trường hợp tương tự đã xảy ra với tôi tại Ukraina. Xe tăng của tôi bị trúng đạn. Chúng tôi nhảy khỏi xe nhưng bọn Đức nã cối như mưa quanh chúng tôi. Chúng tôi đang nằm dưới gầm xe tăng trong khi nó phát hỏa và bùng cháy. Chúng tôi nằm đó rất lâu mà không biết phải chạy đi đâu. Quân Đức nã súng máy và đạn cối vung vãi khắp cánh đồng trống xung quanh chiếc xe tăng. Chúng tôi buộc phải nằm đó. Lớp quân phục trên lưng tôi bắt đầu nóng bỏng lên do sức nóng từ chiếc xe đang bốc lửa. Chúng tôi đều cho mình chắc là tiêu phen này! Chúng tôi chờ nghe thấy tiếng nổ lớn và thế là tất cả chấm hết! Một nấm mồ chung cho anh em tổ lái! Chúng tôi nghe thấy rất nhiều thùm thụp rất lớn phát ra từ trong tháp pháo. Đó là số đạn xuyên thép bị bung ra khỏi thùng đạn. Lửa sẽ lan tới tiếp chỗ đạn phá (HE) và địa ngục sắp sụp xuống ngay bây giờ đây này! Nhưng không có chuyện gì xảy ra hết. Tại sao vậy nhỉ? Do loại đạn phá của ta thì phát nổ còn đạn của Mỹ thì không chăng? Hóa ra đó là do đạn của người Mỹ chứa loại thuốc nổ tinh khiết hơn. Đạn của ta chứa thêm thành phần gì đó làm tăng sức công phá của cú nổ lên gấp một lần rưỡi, nhưng đồng thời lại tăng độ nguy hiểm khi đạn phát nổ.
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330

    Dmitriy Loza cùng cha mình là ông Fedor Loza (lấy từ tư liệu của D.F.Loza)
    - Có ý kiến đáng chú ý rằng trang bị bên trong của tăng Sherman rất tuyệt. Có thật vậy không?

    - Đúng vậy. Không thể tả được! Chúng thật đẹp mắt! Với chúng tôi thì rất đáng kể. Như ngày nay người ta thường nói, ?otiêu chuẩn Âu Châu?. Nó như một bức tranh ảnh Tây Âu vậy! Trướt hết, bên trong xe được sơn màu sắc rất đẹp. Kế đến, ghế ngồi rất thoải mái, bọc bằng thứ da nhân tạo rất tuyệt. Nếu một xe tăng loại này bị bắn tan hay bị phá hỏng, và nếu nó không được canh chừng thì đúng là chỉ cần vài phút sau là đám bộ binh đã lột sạch mọi thứ đồ đạc trong xe. Thứ đó để đóng giày thì tuyệt! Đẹp vô cùng! (Tương tự như trong hồi ức của lính thông tin Koriakin hay của phi công Khukhrikov, trong đó kể các tướng lĩnh Xôviết đều mặc thứ áo da làm từ thứ da lột từ đệm xe Sherman. Cái này cũng tương tự trong Chiến tranh chống Mỹ khi dân ta đi lột trang bị trên máy bay Mỹ bị hạ - LTD)
    - Dmitriy Fedorovich, ông suy nghĩ thế nào về quân Đức? Có coi họ như bọn phát xít và là quân xâm lược hay không?
    - Khi có kẻ nào đứng trước mặt anh với vũ khí trong tay, và nếu vấn đề là ai sẽ giết ai, thì chỉ có một câu trả lời. Hắn chắc chắn là kẻ thù. Ngay khi tên Đức buông vũ khí hoặc bị chúng tôi bắt làm tù binh, thì mọi chuyện sẽ hoàn toàn đổi khác. Tôi chưa từng đặt chân đến nước Đức. Tôi đã kể cho anh nhưng nơi tôi từng chiến đấu rồi. Có lần có một vụ xảy ra ở Hungary. Chúng tôi đang dùng loại xe tải chiến lợi phẩm Đức "letuchka" (một loại xe tải nhẹ). Chúng tôi đang đột phá sâu vào hậu phương quân Đức. Chúng tôi hành quân dọc một con đường và một chiếc xe tải nhẹ của chúng tôi bị tụt lại phía sau. Và rồi có một chiếc xe tải Đức, cùng loại với chiếc của chúng tôi, chạy nối đuôi vào sau đội hình hành quân. Đi được một quãng thì cả đoàn dừng lại. Tôi đi bộ dọc xuống cuối đoàn, kiểm tra từng chiếc xe một. ?oMọi chuyện ổn không?? Mọi chuyện đều ổn cả. Tôi tiến tới chiêc xe cuối cùng trong đoàn và cất tiếng hỏi: ?oSasha, mọi chuyện ổn chứ?? Tôi nghe thấy tiếng đáp: "Vas?" (?oGì vậy? tiếng Đức ?" LTD) Bọn Đức! Tôi lập tức nhảy sang một bên và hô lớn ?oBọn Đức!? Chúng tôi bao vây chúng, gồm một lái xe và hai tên nữa. Chúng tôi tước vũ khí chúng và rồi chiếc xe tải nhẹ của ta xuất hiện trên đường. Tôi hỏi: "Sasha, cậu đã ở đâu vậy?" Cậu ta trả lời: ?oChúng tôi đi lạc?. ?oTốt, hãy xem đây,? tôi nói với cậu ta, "Ở đây có một chiếc xe tải khác cho cậu đây!?
    - Vậy ông không cảm thấy căm thù binh lính đối phương sao?
    - Không, tất nhiên. Chúng tôi hiểu rằng họ cũng là con người cả thôi.
    - Quan hệ giữa các ông đối với cộng đồng cư dân địa phương thế nào?
    - Khi Phương diện quân Ukraina số 2 tiến tới biên giới Rumani tháng Ba năm 1944, chúng tôi dừng bước và đóng quân lại đó cho tới tận tháng Tám. Theo luật thời chiến, toàn bộ cư dân địa phương phải bị di tản từ khu vực chiến sự về phía sau khoảng 100 km. Những người này lại vừa mới gieo trồng cho các khu vườn của mình. Chính quyền thông báo thông tin của cuộc di tản cư dân qua radio và đưa phương tiện vận chuyển tới tập hợp họ vào sáng hôm sau. Nước mắt vòng quanh, những người Moldavia đó chỉ còn biết lắc đầu. Làm sao có thể như vậy được? Họ phải bỏ lại các khu vườn của mình! Cái gì sẽ còn lại sau khi họ trở về? Và rồi cuộc di tản đã được tiến hành như yêu cầu, chúng tôi hoàn toàn mất liên lạc với cộng đồng cư dân đó. Thời điểm đó tôi đang là người phụ trách công tác tiếp đạn cho cả tiểu đoàn. Binh đoàn trưởng gọi tôi lên và bảo: "Loza, nghe nói anh trước kia xuất thân là nông dân phải không?? Tôi gật đầu. "Tốt, tôi cũng nghĩ vậy. Tôi chỉ định anh làm chỉ huy việc này. Anh phải chịu trách nhiệm coi sóc các khu vườn kia và phải đảm bảo rằng mọi thứ phải được chăm sóc đúng cách. Và Chúa sẽ giáng họa nếu chỉ cần có một quả dưa chuột nhỏ thôi bị phá hoại! Không được đụng vào bất cứ thứ gì! Nếu quá cần thì hãy tự đi mà trồng lấy cho riêng mình?. Những đội công tác được thành lập; trong binh đoàn của tôi chúng tôi có 25 người. Suốt mùa xuân và mùa hè chúng tôi nhặng xị xung quanh những khu vườn nọ. Tới mùa thu, khi quân đội phải rút về, chúng tôi được lệnh phải mời người giám đốc nông trang tới làm đại diện và chính thức chuyển giao cho ông ta tất cả những cánh đồng và khu vườn đó. Khi các bà chủ nhà trở về nơi tôi từng ở lại, bà ta lập tức chạy tới vườn của mình và lặng người không nói nên lời. Bà ta trông thấy vô số bí ngô, cà chua và dưa hấu. Bà chạy như bay về nhà, quỳ xuống chân tôi và cố hôn lên đôi ủng. "Con yêu quý! Chúng ta đã nghĩ rằng mọi thứ đều bị bỏ mặc và phá nát đi rồi. Nhưng hóa ra là mọi thứ vẫn còn nguyên, và tất cả những chuyện chúng ta phải làm là đi thu hoạch chúng!? Đấy là một ví dụ về cách chúng tôi quan hệ với cư dân địa phương.
    Trong chiến tranh quân y hoạt động tốt, nhưng có những trường hợp và quân y cũng không thể gíup gì khác mà chỉ còn biết nhún vai! Anh bạn ạ, Rumani thời gian đó đúng là cái ổ điếm bậu thỉu dơ dáy nhất toàn Châu Âu! Chúng tôi có một câu như sau: "Nếu anh có 100 Lei (tiền Rumani), anh có thể ngủ với một nữ hoàng!? Khi bắt được tù binh Đức, trong túi chúng lúc nào cũng chứa đầy bao cao su, tới 5-10 chiếc. Chính trị viên của chúng tôi hết sức đắc ý: "Hãy xem đấy! Chúng đem theo những thứ này để có thể tha hồ cưỡng hiếp phụ nữ của chúng ta!? Nhưng bọn Đức thông minh hơn ta nhiều và hiểu rõ những bệnh qua đường ******** có thể gây tác hại thế nào với một quân đội. Giá mà quân y chúng ta chỉ cần cảnh báo chúng tôi về những căn bệnh đó! Dù chỉ ở lại không lâu tại Rumani, các bệnh này đã lây lan khủng khiếp trong những đơn vị chúng tôi. Quân đội ta vẫn có hai bệnh viện: một dành cho những ca phẫu thuật và một để chữa trị những vết thương nhẹ. Và người ta đã phải lập riêng ra một khu cho các bệnh ********, dù không được chính thức tổ chức quản lý và cung cấp trang thiết bị.
    Dưới đây là cách mà chúng tôi quan hệ với cư dân Hungary. Khi tiến vào Hungary tháng Mười năm 1944, chúng tôi chỉ gặp toàn những ngôi làng bỏ hoang. Khi chúng tôi bước vào những ngôi nhà, các bếp lò vẫn còn ấm, trên đó bày những món ăn nóng hổi, nhưng trong nhà chẳng còn ai. Tôi còn nhớ tại một thị trấn có treo một bức tranh tuyên truyền khổng lồ trên tường một căn nhà. Bức tranh mô tả cảnh một người lính Nga đang ăn thịt một đứa trẻ con. Những con người đó đã quá sợ hãi đến nỗi chỉ nghe thấy hơi chúng tôi là họ đã bỏ trốn mất tiêu! Họ bỏ lại toàn bộ tài sản của mình. Sau này, thời gian trôi đi, khi đã hiểu rằng tất cả những chuyện đó đều là tuyên truyền và hết sức phi lý, họ bắt đầu quay trở về nhà mình.
    Tôi còn nhớ cái lần chúng tôi dừng chân tại miền bắc Hung, gần biên giới với Tiệp Khắc. Lúc này tôi đã là tham mưu trưởng của tiểu đoàn. Một sáng nọ người ta báo cáo với tôi rằng một bà già người Hung đã đột nhập vào một kho thóc trong đêm hôm trước. Chúng tôi có một nhân viên phản gián trong đơn vị, thuộc lực lượng SMERSH (tiếng Nga là "Smert Shpionam" hay "cái chết cho bọn gián điệp", thành phần của NKVD trong cơ cấu Hồng quân). Mỗi tiểu đoàn cơ giới đều có một sĩ quan SMERSH, còn ở các đơn vị bộ binh thì chỉ ở cấp trung đoàn trở lên mới có. Tôi đề nghị viên sĩ quan SMERSH chỗ chúng tôi đi kiểm tra xem sao. Họ xục xạo quanh cái kho và phát hiện ra một cô gái chỉ độ 18 hay 19 tuổi. Khi bọn họ lôi cô ta ra, khắp người cô đầy ghẻ lở và cô ho liên hồi. Bà già kia khóc như mưa, chắc bà ta nghĩ rằng chúng tôi sắp cưỡng hiếp cháu gái mình. Thật là phi lý! Không ai đụng một ngón tay lên cô ấy! Ngược lại, chúng tôi đã chữa chạy cho cô ấy. Sau này cô tới chỗ chúng tôi thường xuyên hơn, thậm chí có mặt quanh chúng tôi còn nhiều hơn ở chính nhà cô. Hai mươi năm sau chiền tranh, khi có dịp ghé thăm Hungary, tôi đã gặp lại cô. Đã là một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp! Cô đã lập gia đình và đã có con.
    - Do đó, ông không thấy có bất cứ sự lộng hành nào với cộng đồng địa phương đúng không?
    - Không, chúng tôi không hề làm thế. Có lần tôi phải đi tới đâu đó ở Hungary. Chúng tôi đem theo một người Hung làm hướng đạo để khỏi lạc đường ?" dầu sao thì đây cũng là tại xứ người. Anh ta làm tốt và chúng tôi tặng anh tiền cùng thịt hộp rồi chia tay nhau.
    - Trong cuốn sách của ông "Chỉ huy những xe tăng Sherman Hồng quân?, ông có viết rằng Binh đoàn tăng Sherman M4A2 số 233 được trang bị không phải loại tăng nòng ngắn 75 mm mà là loại nòng dài 76 mm kể từ tháng Giêng 1944. Như thế có sớm quá không? Chẳng phải những xe loại đó chỉ sau này mới được chuyển tới hay sao? Xin hãy giải thích kỹ lại lần nữa là loại pháo nào được gắn trên xe Sherman của Binh đoàn tăng 233?

    - Hừm, tôi cũng chẳng chắc nữa. Chúng tôi chỉ có rất ít xe Sherman gắn pháo nòng ngắn. Hầu hết là loại nòng dài. Và không chỉ có binh đoàn của tôi chiến đấu trên xe Sherman. Có lẽ loại xe đó được trang bị cho các binh đoàn khác. Trong lữ đoàn tôi cũng có thấy xe loại đó, nhưng đơn vị chúng tôi thì chỉ trang bi xe nòng dài.
    - Dmitriy Fedorovich, vũ khí cá nhân cho mỗi chiếc tăng Sherman cũng được cung cấp cho Liên xô, là loại tiểu liên Thompson (thường được biết dưới tên Tommy gun). Tôi đọc thấy rằng ở hậu phương có kẻ ăn cắp những khẩu súng đó và có rất ít xe tăng tới được các đơn vị chiến đấu mà vẫn còn những khẩu tiểu liên. Còn các ông sử dụng loại vũ khí gì, của Mỹ hay của Xôviết?
    - Mỗi chiếc Sherman được chuyển tới kèm theo hai khẩu tiểu liên Thompson, cỡ nòng 11.43mm (.45 cal), băng đạn có sức chứa khá lớn! Nhưng khẩu tiểu liên này thật vô dụng. Chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm không tốt về nó. Một vài tay đang tranh cãi với nhau trong lúc đang mặc áo bông trấn thủ. Rút cục bọn họ xách súng ra nã vào nhau và viên đạn bắn ra mắc kẹt lại, không xuyên nổi lớp áo bông. Thật là một khẩu súng quá sức vô dụng. Cứ thử lấy khẩu tiểu liên báng gấp của Đức ra mà xem (khẩu MP-40 SMG do Erma thiết kế -Valera Potapov). Chúng tôi khoái nó vì nó rất gọn. Khẩu Thompson quá cồng kềnh. Anh không thể xoay trở trong xe tăng với cái của ấy.
    - Xe Sherman có gắn khẩu đại liên chống máy bay Browning M2 .50 caliber. Các ông có thường sử dụng nó không?
    - Tôi không biết tại sao, nhưng có đợt tàu biển chở tới loại tăng có gắn đại liên, có đợt thì không. Chúng tôi dùng khẩu súng đó chống lại cả máy bay lẫn các mục tiêu trên mặt đất. Ít khi chúng tôi dùng chúng để bắn mục tiêu trên không bởi bọn Đức đâu có ngu. Chúng thường thả bom ở độ cao an toàn hặc ném bom bổ nhào. Khẩu đại liên chỉ bắn hiệu quả ở tầm cao 400-600 mét. Bọn Đức lại ưa bỏ bom ở cao độ 800 mét hoặc thậm chí cao hơn. Chúng cắt bom rồi lập tức bay đi. Cứ thử mà bắn cái lũ con hoang ấy mà xem! Do đó, chúng tôi có sử dụng chúng (để bắn máy bay), nhưng không hiệu quả lắm. Chúng tôi thậm chí dùng pháo chính để chống máy bay. Chúng tôi dừng tăng trên một bờ dốc và nã đạn. Nhưng nhận xét chung của tôi về khẩu súng máy đó là khá tốt. Những khẩu súng đó khá hữu dụng với chúng tôi trong chiến tranh với quân Nhật để chống bọn Kamikaze. Chúng tôi bắn chúng tới nỗi nòng nóng đỏ lên. Tới tận bây giờ tôi vẫn còn một mảnh đạn súng máy phòng không găm trong đầu.
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330

    Dmitriy Loza cùng cha mình là ông Fedor Loza (lấy từ tư liệu của D.F.Loza)
    - Có ý kiến đáng chú ý rằng trang bị bên trong của tăng Sherman rất tuyệt. Có thật vậy không?

    - Đúng vậy. Không thể tả được! Chúng thật đẹp mắt! Với chúng tôi thì rất đáng kể. Như ngày nay người ta thường nói, ?otiêu chuẩn Âu Châu?. Nó như một bức tranh ảnh Tây Âu vậy! Trướt hết, bên trong xe được sơn màu sắc rất đẹp. Kế đến, ghế ngồi rất thoải mái, bọc bằng thứ da nhân tạo rất tuyệt. Nếu một xe tăng loại này bị bắn tan hay bị phá hỏng, và nếu nó không được canh chừng thì đúng là chỉ cần vài phút sau là đám bộ binh đã lột sạch mọi thứ đồ đạc trong xe. Thứ đó để đóng giày thì tuyệt! Đẹp vô cùng! (Tương tự như trong hồi ức của lính thông tin Koriakin hay của phi công Khukhrikov, trong đó kể các tướng lĩnh Xôviết đều mặc thứ áo da làm từ thứ da lột từ đệm xe Sherman. Cái này cũng tương tự trong Chiến tranh chống Mỹ khi dân ta đi lột trang bị trên máy bay Mỹ bị hạ - LTD)
    - Dmitriy Fedorovich, ông suy nghĩ thế nào về quân Đức? Có coi họ như bọn phát xít và là quân xâm lược hay không?
    - Khi có kẻ nào đứng trước mặt anh với vũ khí trong tay, và nếu vấn đề là ai sẽ giết ai, thì chỉ có một câu trả lời. Hắn chắc chắn là kẻ thù. Ngay khi tên Đức buông vũ khí hoặc bị chúng tôi bắt làm tù binh, thì mọi chuyện sẽ hoàn toàn đổi khác. Tôi chưa từng đặt chân đến nước Đức. Tôi đã kể cho anh nhưng nơi tôi từng chiến đấu rồi. Có lần có một vụ xảy ra ở Hungary. Chúng tôi đang dùng loại xe tải chiến lợi phẩm Đức "letuchka" (một loại xe tải nhẹ). Chúng tôi đang đột phá sâu vào hậu phương quân Đức. Chúng tôi hành quân dọc một con đường và một chiếc xe tải nhẹ của chúng tôi bị tụt lại phía sau. Và rồi có một chiếc xe tải Đức, cùng loại với chiếc của chúng tôi, chạy nối đuôi vào sau đội hình hành quân. Đi được một quãng thì cả đoàn dừng lại. Tôi đi bộ dọc xuống cuối đoàn, kiểm tra từng chiếc xe một. ?oMọi chuyện ổn không?? Mọi chuyện đều ổn cả. Tôi tiến tới chiêc xe cuối cùng trong đoàn và cất tiếng hỏi: ?oSasha, mọi chuyện ổn chứ?? Tôi nghe thấy tiếng đáp: "Vas?" (?oGì vậy? tiếng Đức ?" LTD) Bọn Đức! Tôi lập tức nhảy sang một bên và hô lớn ?oBọn Đức!? Chúng tôi bao vây chúng, gồm một lái xe và hai tên nữa. Chúng tôi tước vũ khí chúng và rồi chiếc xe tải nhẹ của ta xuất hiện trên đường. Tôi hỏi: "Sasha, cậu đã ở đâu vậy?" Cậu ta trả lời: ?oChúng tôi đi lạc?. ?oTốt, hãy xem đây,? tôi nói với cậu ta, "Ở đây có một chiếc xe tải khác cho cậu đây!?
    - Vậy ông không cảm thấy căm thù binh lính đối phương sao?
    - Không, tất nhiên. Chúng tôi hiểu rằng họ cũng là con người cả thôi.
    - Quan hệ giữa các ông đối với cộng đồng cư dân địa phương thế nào?
    - Khi Phương diện quân Ukraina số 2 tiến tới biên giới Rumani tháng Ba năm 1944, chúng tôi dừng bước và đóng quân lại đó cho tới tận tháng Tám. Theo luật thời chiến, toàn bộ cư dân địa phương phải bị di tản từ khu vực chiến sự về phía sau khoảng 100 km. Những người này lại vừa mới gieo trồng cho các khu vườn của mình. Chính quyền thông báo thông tin của cuộc di tản cư dân qua radio và đưa phương tiện vận chuyển tới tập hợp họ vào sáng hôm sau. Nước mắt vòng quanh, những người Moldavia đó chỉ còn biết lắc đầu. Làm sao có thể như vậy được? Họ phải bỏ lại các khu vườn của mình! Cái gì sẽ còn lại sau khi họ trở về? Và rồi cuộc di tản đã được tiến hành như yêu cầu, chúng tôi hoàn toàn mất liên lạc với cộng đồng cư dân đó. Thời điểm đó tôi đang là người phụ trách công tác tiếp đạn cho cả tiểu đoàn. Binh đoàn trưởng gọi tôi lên và bảo: "Loza, nghe nói anh trước kia xuất thân là nông dân phải không?? Tôi gật đầu. "Tốt, tôi cũng nghĩ vậy. Tôi chỉ định anh làm chỉ huy việc này. Anh phải chịu trách nhiệm coi sóc các khu vườn kia và phải đảm bảo rằng mọi thứ phải được chăm sóc đúng cách. Và Chúa sẽ giáng họa nếu chỉ cần có một quả dưa chuột nhỏ thôi bị phá hoại! Không được đụng vào bất cứ thứ gì! Nếu quá cần thì hãy tự đi mà trồng lấy cho riêng mình?. Những đội công tác được thành lập; trong binh đoàn của tôi chúng tôi có 25 người. Suốt mùa xuân và mùa hè chúng tôi nhặng xị xung quanh những khu vườn nọ. Tới mùa thu, khi quân đội phải rút về, chúng tôi được lệnh phải mời người giám đốc nông trang tới làm đại diện và chính thức chuyển giao cho ông ta tất cả những cánh đồng và khu vườn đó. Khi các bà chủ nhà trở về nơi tôi từng ở lại, bà ta lập tức chạy tới vườn của mình và lặng người không nói nên lời. Bà ta trông thấy vô số bí ngô, cà chua và dưa hấu. Bà chạy như bay về nhà, quỳ xuống chân tôi và cố hôn lên đôi ủng. "Con yêu quý! Chúng ta đã nghĩ rằng mọi thứ đều bị bỏ mặc và phá nát đi rồi. Nhưng hóa ra là mọi thứ vẫn còn nguyên, và tất cả những chuyện chúng ta phải làm là đi thu hoạch chúng!? Đấy là một ví dụ về cách chúng tôi quan hệ với cư dân địa phương.
    Trong chiến tranh quân y hoạt động tốt, nhưng có những trường hợp và quân y cũng không thể gíup gì khác mà chỉ còn biết nhún vai! Anh bạn ạ, Rumani thời gian đó đúng là cái ổ điếm bậu thỉu dơ dáy nhất toàn Châu Âu! Chúng tôi có một câu như sau: "Nếu anh có 100 Lei (tiền Rumani), anh có thể ngủ với một nữ hoàng!? Khi bắt được tù binh Đức, trong túi chúng lúc nào cũng chứa đầy bao cao su, tới 5-10 chiếc. Chính trị viên của chúng tôi hết sức đắc ý: "Hãy xem đấy! Chúng đem theo những thứ này để có thể tha hồ cưỡng hiếp phụ nữ của chúng ta!? Nhưng bọn Đức thông minh hơn ta nhiều và hiểu rõ những bệnh qua đường ******** có thể gây tác hại thế nào với một quân đội. Giá mà quân y chúng ta chỉ cần cảnh báo chúng tôi về những căn bệnh đó! Dù chỉ ở lại không lâu tại Rumani, các bệnh này đã lây lan khủng khiếp trong những đơn vị chúng tôi. Quân đội ta vẫn có hai bệnh viện: một dành cho những ca phẫu thuật và một để chữa trị những vết thương nhẹ. Và người ta đã phải lập riêng ra một khu cho các bệnh ********, dù không được chính thức tổ chức quản lý và cung cấp trang thiết bị.
    Dưới đây là cách mà chúng tôi quan hệ với cư dân Hungary. Khi tiến vào Hungary tháng Mười năm 1944, chúng tôi chỉ gặp toàn những ngôi làng bỏ hoang. Khi chúng tôi bước vào những ngôi nhà, các bếp lò vẫn còn ấm, trên đó bày những món ăn nóng hổi, nhưng trong nhà chẳng còn ai. Tôi còn nhớ tại một thị trấn có treo một bức tranh tuyên truyền khổng lồ trên tường một căn nhà. Bức tranh mô tả cảnh một người lính Nga đang ăn thịt một đứa trẻ con. Những con người đó đã quá sợ hãi đến nỗi chỉ nghe thấy hơi chúng tôi là họ đã bỏ trốn mất tiêu! Họ bỏ lại toàn bộ tài sản của mình. Sau này, thời gian trôi đi, khi đã hiểu rằng tất cả những chuyện đó đều là tuyên truyền và hết sức phi lý, họ bắt đầu quay trở về nhà mình.
    Tôi còn nhớ cái lần chúng tôi dừng chân tại miền bắc Hung, gần biên giới với Tiệp Khắc. Lúc này tôi đã là tham mưu trưởng của tiểu đoàn. Một sáng nọ người ta báo cáo với tôi rằng một bà già người Hung đã đột nhập vào một kho thóc trong đêm hôm trước. Chúng tôi có một nhân viên phản gián trong đơn vị, thuộc lực lượng SMERSH (tiếng Nga là "Smert Shpionam" hay "cái chết cho bọn gián điệp", thành phần của NKVD trong cơ cấu Hồng quân). Mỗi tiểu đoàn cơ giới đều có một sĩ quan SMERSH, còn ở các đơn vị bộ binh thì chỉ ở cấp trung đoàn trở lên mới có. Tôi đề nghị viên sĩ quan SMERSH chỗ chúng tôi đi kiểm tra xem sao. Họ xục xạo quanh cái kho và phát hiện ra một cô gái chỉ độ 18 hay 19 tuổi. Khi bọn họ lôi cô ta ra, khắp người cô đầy ghẻ lở và cô ho liên hồi. Bà già kia khóc như mưa, chắc bà ta nghĩ rằng chúng tôi sắp cưỡng hiếp cháu gái mình. Thật là phi lý! Không ai đụng một ngón tay lên cô ấy! Ngược lại, chúng tôi đã chữa chạy cho cô ấy. Sau này cô tới chỗ chúng tôi thường xuyên hơn, thậm chí có mặt quanh chúng tôi còn nhiều hơn ở chính nhà cô. Hai mươi năm sau chiền tranh, khi có dịp ghé thăm Hungary, tôi đã gặp lại cô. Đã là một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp! Cô đã lập gia đình và đã có con.
    - Do đó, ông không thấy có bất cứ sự lộng hành nào với cộng đồng địa phương đúng không?
    - Không, chúng tôi không hề làm thế. Có lần tôi phải đi tới đâu đó ở Hungary. Chúng tôi đem theo một người Hung làm hướng đạo để khỏi lạc đường ?" dầu sao thì đây cũng là tại xứ người. Anh ta làm tốt và chúng tôi tặng anh tiền cùng thịt hộp rồi chia tay nhau.
    - Trong cuốn sách của ông "Chỉ huy những xe tăng Sherman Hồng quân?, ông có viết rằng Binh đoàn tăng Sherman M4A2 số 233 được trang bị không phải loại tăng nòng ngắn 75 mm mà là loại nòng dài 76 mm kể từ tháng Giêng 1944. Như thế có sớm quá không? Chẳng phải những xe loại đó chỉ sau này mới được chuyển tới hay sao? Xin hãy giải thích kỹ lại lần nữa là loại pháo nào được gắn trên xe Sherman của Binh đoàn tăng 233?

    - Hừm, tôi cũng chẳng chắc nữa. Chúng tôi chỉ có rất ít xe Sherman gắn pháo nòng ngắn. Hầu hết là loại nòng dài. Và không chỉ có binh đoàn của tôi chiến đấu trên xe Sherman. Có lẽ loại xe đó được trang bị cho các binh đoàn khác. Trong lữ đoàn tôi cũng có thấy xe loại đó, nhưng đơn vị chúng tôi thì chỉ trang bi xe nòng dài.
    - Dmitriy Fedorovich, vũ khí cá nhân cho mỗi chiếc tăng Sherman cũng được cung cấp cho Liên xô, là loại tiểu liên Thompson (thường được biết dưới tên Tommy gun). Tôi đọc thấy rằng ở hậu phương có kẻ ăn cắp những khẩu súng đó và có rất ít xe tăng tới được các đơn vị chiến đấu mà vẫn còn những khẩu tiểu liên. Còn các ông sử dụng loại vũ khí gì, của Mỹ hay của Xôviết?
    - Mỗi chiếc Sherman được chuyển tới kèm theo hai khẩu tiểu liên Thompson, cỡ nòng 11.43mm (.45 cal), băng đạn có sức chứa khá lớn! Nhưng khẩu tiểu liên này thật vô dụng. Chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm không tốt về nó. Một vài tay đang tranh cãi với nhau trong lúc đang mặc áo bông trấn thủ. Rút cục bọn họ xách súng ra nã vào nhau và viên đạn bắn ra mắc kẹt lại, không xuyên nổi lớp áo bông. Thật là một khẩu súng quá sức vô dụng. Cứ thử lấy khẩu tiểu liên báng gấp của Đức ra mà xem (khẩu MP-40 SMG do Erma thiết kế -Valera Potapov). Chúng tôi khoái nó vì nó rất gọn. Khẩu Thompson quá cồng kềnh. Anh không thể xoay trở trong xe tăng với cái của ấy.
    - Xe Sherman có gắn khẩu đại liên chống máy bay Browning M2 .50 caliber. Các ông có thường sử dụng nó không?
    - Tôi không biết tại sao, nhưng có đợt tàu biển chở tới loại tăng có gắn đại liên, có đợt thì không. Chúng tôi dùng khẩu súng đó chống lại cả máy bay lẫn các mục tiêu trên mặt đất. Ít khi chúng tôi dùng chúng để bắn mục tiêu trên không bởi bọn Đức đâu có ngu. Chúng thường thả bom ở độ cao an toàn hặc ném bom bổ nhào. Khẩu đại liên chỉ bắn hiệu quả ở tầm cao 400-600 mét. Bọn Đức lại ưa bỏ bom ở cao độ 800 mét hoặc thậm chí cao hơn. Chúng cắt bom rồi lập tức bay đi. Cứ thử mà bắn cái lũ con hoang ấy mà xem! Do đó, chúng tôi có sử dụng chúng (để bắn máy bay), nhưng không hiệu quả lắm. Chúng tôi thậm chí dùng pháo chính để chống máy bay. Chúng tôi dừng tăng trên một bờ dốc và nã đạn. Nhưng nhận xét chung của tôi về khẩu súng máy đó là khá tốt. Những khẩu súng đó khá hữu dụng với chúng tôi trong chiến tranh với quân Nhật để chống bọn Kamikaze. Chúng tôi bắn chúng tới nỗi nòng nóng đỏ lên. Tới tận bây giờ tôi vẫn còn một mảnh đạn súng máy phòng không găm trong đầu.
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    - Trong cuốn sách của ông có viết về trận Tynovka của các đơn vị của Lữ đoàn cơ giới số 5. Ông viết rằng trận đánh diễn ra ngày 26 tháng Giêng năm 1944. Có người đã tới đó và đào được tấm bản đồ của quân Đức, theo đó Tynovka đã ở trong tay quân đội Xôviết vào ngày 26 tháng Giêng 1944. Thêm nữa, người đó cũng đào được một báo cáo trinh sát của Đức, dựa trên cuộc thẩm vấn một trung uý Xôviết thuộc tiểu đoàn chống tăng thuộc Sư đoàn bô binh 359. Báo cáo này cho biết các xe tăng T-34 và xe tăng hạng trung do Mỹ sản xuất, cùng vài chiếc KV có nguỵ trang các mái rơm đã được bố trí tại Tynovka. Người khải quật này đang muốn hỏi xem ông có mắc sai lầm nào khi viết về thời gian trận đánh không. Anh ta cho biết rằng đúng ra phải một tuần trước đó thì Tynovka mới còn nằm trong tay quân Đức.
    - Cũng rất có thể. Xin nhớ rằng tình thế khi đó vốn rất hỗn loạn! Anh bạn à, lúc đó mọi chuyện thật rối beng lên! Tình thế thay đổi không phải là từng ngày, mà là từng giờ một. Chúng ta đã bao vây quân Đức trong cái túi Korsun-Shevchenko. Chúng đã tìm cách đột phá ngay khi bọn Đức bên ngoài vừa tấn công chúng tôi để cứu đồng bọn bên trong. Những trận chiến đó vô cùng ác liệt đến nỗi Tynovka đổi chủ liên tục trong chỉ một ngày.
    - Ông có viết rằng ngày 29 tháng Giêng Lữ đoàn Cơ giới số 5 đã tiến về phía tây để hỗ trợ các đơn vị của Phương diện quân Ukraina 1 đang phải kìm chân cuộc phản công của quân Đức. Nhiều ngày sau lữ đoàn cơ giới đã có mặt tại khu vực Vinograd. Sau đó, ngày mùng Một tháng Hai lữ đoàn đã ở trên hướng chính tấn công Sư đoàn xe tăng 16 và 17, Lữ đoàn xe tăng số 3 (của Đức). Cuộc tấn công này xuất phát từ khu vực Rusakovka và Novay Greblya về phía bắc và đông bắc. Sau đó nhiều ngày quân Đức đã chiếm lại Vinograd và Tynovka, tới tận sông Gniloy Tikich, và rồi tới tận Antonovka. Ông có thể kể lại vai trò của lữ đoàn cơ giới của ông trong diễn tiến trận đánh đó không?
    - Chúng tôi bao vây bọn Đức và khép kín cái túi đó lại. Chúng lập tức đẩy lùi chúng tôi về vành đai bao vây ngoài cùng. Thời tiết thật tồi tệ; bùn đất oàm oạp suốt ngày. Tôi nhảy khỏi xe tăng xuống một đám bùn. Lúc đó việc rút chân ra khỏi ủng còn dễ hơn nhiều việc nhấc ủng khỏi lớp bùn. Ban đêm nhiệt độ tụt xuống dưới âm và bùn đông cứng lại. Chúng tôi phải chiến đấu với đám bùn đó ở vành đai bao vây ngoài cùng. Chúng tôi chỉ còn lại vài chiếc xe tăng. Để tăng cường lực lượng, ban đêm chúng tôi bật hết đèn trên xe tăng và xe tải lên rồi di chuyển. Toàn bộ lữ đoàn của tôi chuyển sang thế phòng ngự. Bọn Đức cho là tuyến phòng thủ của chúng tôi đã được bố trự công sự và vũ khí rất vững chắc rồi. Trong thực tế, lữ đoàn chỉ còn khoảng 30 % lực lượng xe tăng. Trận đánh dữ dội tới mức nòng pháo nóng đỏ cả lên. Lúc đó thậm chí cả đạn pháo cũng chảy cả ra. Anh nổ súng và đạn bay văng ra đám bụi cách phía trước xe tăng chỉ vài trăm mét. Bọn Đức chiến đấu cật lực để sống sót, không cần biết tới tình thế thực tế và không còn cái gì để mất. Vài tên đã thoát được ra ngoài theo từng tốp nhỏ.
    - Máy bay Đức có gây tổn thất đáng kể cho trang thiết bị của ta không? Đặc biệt, ông có thể nói gì về loại Henschel Hs-129?
    - Không phải lần nào cũng vậy, nhưng có. Tôi không nhớ có phải loại Henschel hay không; có lẽ có loại máy bay đó. Đôi khi chúng tôi tìm cách tránh được bị trúng bom. Anh có thể trông thấy chúng bay về phía anh cơ mà, anh biết đấy. Chúng tôi mở nắp tháp pháo, ló đầu ra và hướng dẫn cho người lái xe qua bộ đàm intercom: "Bom sẽ rơi xuống phía trước chúng ta?. Nhưng nói chung vẫn có những trường hợp xe tăng bị trúng bom và bốc cháy. Thiệt hại do không kích thường không quá 3 tới 5 xe tăng trong mỗi tiểu đoàn. Thường là chỉ có một chiếc bị thương hay bị phá huỷ. Chúng tôi bị đe dọa chính từ đám xạ thủ chống tăng panzerfaust nấp trong các vị trí phòng thủ. Ở Hungary tôi nhớ có lần tôi mệt mỏi tới nỗi tôi yêu cầu người khác thay thế mình chỉ huy tiểu đoàn rồi lăn ra ngủ. Tôi nằm ngủ ngay trong khoang lái của chiếc Sherman của mình. Ở vùng Beltsy người ta thả dù đạn dược cho chúng tôi. Chúng tôi mỗi người tự lấy cho mình một cái dù như thế. Tôi dùng cái dù đó để làm gối ngủ. Dù được làm từ lụa và rận không thể sống trong đó được. Và tôi ngủ say như chết! Đột nhiên tôi thức dậy. Chuyện gì vậy nhỉ? Tôi tỉnh dậy mà xung quanh hoàn toàn yên lặng. Tại sao lại yên lặng nhỉ? Hoá ra là máy bay địch tấn công đã đốt cháy hai chiếc xe tăng. Trong khi hành quân mọi thứ đều được chất lên xe tăng: thùng chứa, vải bạt. Tiểu đoàn đã dừng lại, tắt hết máy xe, và tất cả trở nên yên tĩnh. Và thế là tôi thức dậy.
    - Các ông có khóa nắp tháp pháo trong khi chiến đấu giữa các khu vực có xây dựng không?
    - Chúng tôi luôn khóa nắp tháp pháo từ phía trong. Theo như tôi nhớ, khi chúng tôi tấn công vào Vienna, bọn chúng ném lựa đạn vào chúng tôi từ những tầng gác trên. Tôi hạ lệnh cho tất cả các xe tăng đều phải đậu dưới các mái vòm nhà hay dưới các cây cầu. Hết lần này đến lần khác tôi phải chui ra ngoài để kéo theo dây ăngten và gửi hay nhận điện liên lạc từ chỉ huy. Có một lần, một điện đài viên và người thợ lái đang làm cái gì đó trong xe tăng và để cửa xe mở. Có kẻ nào đó ném một quả lựa đạn từ bên trên vào trong xe. Nó rơi trúng lưng người điện đài viên và nổ tung. Cả hai đều bị giết. Từ đó chúng tôi luôn khóa nắp cửa khi vào những khu vực có xây dựng.
    - Cơ cấu cơ bản của đầu đạn lõm HEAT (hollow-charge), trong đó panzerfaust là một ví dụ, là tạo một sức ép rất lớn bên trong xe tăng, làm vô hiệu hóa tổ lái. Nếu nắp xe được mở hé ra thì có giúp tránh được chuyện đó không? Có một mệnh lệnh đặc biệt được ban hành như vậy trước khi quân ta bắt đầu tiến vào nước Đức.
    - Đúng vậy, nhưng chúng tôi vẫn luôn khóa nắp xe. Có thể ở các đơn vị khác thì không vậy. Đám xạ thủ panzerfaust thường lại bắn vào phần máy xe. Nếu chúng đốt cháy được xe thì gì đi nữa tổ lái cũng phải chui ra ngoài. Và thế là bọn Đức sẽ nã súng máy vào tổ lái.
    - Nếu xe tăng bị trúng đạn thì cơ hội sống sót là bao nhiêu?
    - Xe tăng của tôi bị trúng đạn ngày 19 tháng Tư 1945 tại Áo. Một chiếc Tiger nã một phát đạn xuyên qua xe tôi. viên đạn xuyên qua suốt bộ phận hỏa lực và bộ phận động cơ. Trong xe lúc đó đang có ba sĩ quan: tôi là tiểu đoàn trưởng, đại đội trưởng Sasha Ionov (xe tăng anh ta trước đó đã bị trúng đạn), và xa trưởng. Ba sĩ quan, một thợ lái, và một điện đài viên. Khi chiếc Tiger bắn trúng xe tôi, người thợ lái bị giết ngay lập tức. Khắp trân trái của tôi bị thương; bên phải tôi, Sasha Ionov bị cắt rời chân phải. Người xa trưởng cũng bị thương, và ngồi phía dưới tôi là người pháo thủ. Lesha Romashkin. Cả hai chân anh ta đều bị cắt đứt. Không lâu trước trận đó, chúng tôi đã cùng ngồi ăn với nhau và Lesha đã bảo tôi: "Nếu tôi bị cụt chân, tôi sẽ tự cho mình một phát đạn. Còn ai mà cần tôi nữa?? Anh ấy là một đứa trẻ rơi và không còn người thân nào. Trong cái vòng xoắn kỳ lạ của số mệnh, chính điều đó đã xảy ra với anh. Chúng tôi kéo Sasha khỏi xe và kế đó là Lesha, và rồi bắt tay vào sơ tán những người còn lại. Ngay khi đó Lesha đã tự sát.
    Nói chung, khi xe bị trúng đạn thì luôn có một hoặc hai người chết hay bị thương. Tuỳ theo vị trí bị trúng đạn.
    - Binh lính hay hạ sĩ quan có được nhận thứ tiền túi nào không? Lương hay trợ cấp chẳng hạn?
    - Nếu so với các đơn vị lính thường (không phải là quân Cận vệ), trong đơn vị Cận vệ binh nhất và trung sĩ cho tới thượng sĩ đều được trả lương gấp đôi, còn sĩ quan thì nhận gấp một lần rưỡi. Lấy ví dụ, khi tôi làm đại đội trưởng thì được nhận tới 800 rúp. Khi lên chức tiểu đoàn trưởng, tôi được nhận 1200 hay 1500 rúp gì đó. Tôi không nhớ chính xác. Trong bất cứ trường hợp nào, chúng tôi cũng không bao giờ được nhận hết số tiền này. Chúng được giữ lại trong một ngân hàng tiết kiệm dã chiến để tránh việc tích trữ tài sản tư hữu. Chúng tôi dành giụm tiền ở đó và gửi chúng về gia đình. Chúng tôi không đút tiền của mình vào túi áo mà đi vòng vòng. Chính phủ đã có lý trong chuyện này. Chúng tôi thì cần dùng tiền làm gì ở ngoài mặt trận?
    - Các ông sử dụng số tiền trong túi mình như thế nào?
    - Vâng, lấy ví dụ lần chúng tôi tập hợp huấn luyện tại Gorkiy, tôi đi ra chợ cùng bạn mình, Kolya Averkiev. Anh ta là một anh chàng tốt, nhưng đã hy sinh từ đúng ngay trận đánh đầu tiên! Chúng tôi đi bộ lòng vòng và tới gần một tay đầu cơ đang rao bán bánh mì đen. Hắn đang ôm trong tay một ổ bánh và có hai ổ khác trong cái túi trên vai. Kolya hỏi hắn: "Ổ bánh giá bao nhiêu vậy?? Hắn ta trả lời: "Ba kosykh" (Kosaya là một từ lóng tiếng Nga, có nghĩa là 100 rúp; do đó người đầu cơ kia đã đòi tới 300 rúp ?" Valera Potapov). Kolya không hiểu "kosaya" nghĩa là gì, rút túi ba rúp và chìa ra. Gã đàn ông đáp: "Cái gì, anh có điên không?" Kolya phản ứng: "Gì vậy? Anh đòi kosykh và tôi đã đưa anh ba rúp!? Tên đầu cơ trả lời: "Ba kosykh tức là ba trăm rúp!" Kolya đáp lại: "Mày là đồ thổ tả! Mày trốn ở đây mà đầu cơ còn chúng tao thì đang đổ máu cho chúng mày ngoài chiến trường!" Là sĩ quan nên chúng tôi luôn mang vũ khí theo bên mình. Kolya rút khẩu súng lục của mình ra. Tay kia túm lấy ba rúp và ba chân bốn cẳng rút lui.
    Để thêm vào tiền lương, mỗi tháng một lần các sĩ quan được nhận một gói phụ cấp. Nó bao gồm 200 gram bơ, một hộp bích quy, một gói bánh khô, và, theo tôi, còn có thêm một ít phô mai nữa. Vài ngày sau sự kiện diễn ra ngoài chợ, chúng tôi nhận được gói thực phẩm phụ cấp của mình. Chúng tôi cắt ổ bánh đó ra, trét bơ lên trên và kẹp thêm phô mai. Thật là một bữa thịnh soạn!
    - Thực phẩm các ông được nhận trong gói phụ cấp đó là của nước nào? Của Liên Xô hay Mỹ?
    - Cả hai. Đôi khi chỉ của một nước và đôi khi từ cả hai.

    - Nếu bị thương binh lính và hạ sĩ quan có được cấp thêm thứ gì không? Tiền, thức ăn, nghỉ phép hay một hình thức đền bù gì đó chẳng hạn?

    - Không có sự trợ cấp đặc biệt nào thêm.
    - Nếu tiêu diệt được một xe tăng, một khẩu pháo v.v. thì phần thưởng sẽ làm gì? Ai sẽ quyết định điều đó hay nó đã thành một điều lệ nghiêm túc để khuyến khích và khen thưởng? Khi hạ được một chiếc xe tăng thì toàn bộ tổ lái đều được thưởng hay chỉ một cá nhân nào đó thôi?
    - Tiền thưởng được trao cho tổ lái và được các thành viên chia đều ra cho tất cả.
    Hồi ở Hungary, vào giữa năm 1944, trong một cuộc họp, chúng tôi quyết định là sẽ tập trung tất cả tiền thưởng về thành tích diệt địch của chung thành một món và gửi số tiền đó về gia đình những đồng dội đã hy sinh. Sau chiến tranh, khi tổng kết tài liệu, tôi có dịp xem lướt qua một danh sách mà bản thân mình đã ký nhận để gửi tiền về cho gia đình các bạn đồng đội: chỗ này ba ngàn rúp, chỗ kia năm ngàn, v.v.
    Tại khu vực Hồ Balaton, chúng tôi đột phá tới hậu phương quân Đức và kết cục là đã tiêu diệt cả một đoàn xe tăng của Đức, phá huỷ 19 tăng, trong đó có 11 chiếc hạng nặng. Và thêm vô số xe bánh hơi khác. Tổng cộng chúng tôi đếm được là đã phá huỷ 29 phương tiện cơ giới chiến đấu của địch. Chúng tôi được thưởng cho cứ mỗi chiếc là 1000 rúp.
    Trong binh đoàn tôi, có một số lớn anh em tổ lái là người Maskva, do binh đoàn vốn được thành lập tại vùng Naro-Fominsk (một thị trấn nhỏ gần Maskva ?" Valera Potapov), và lính bổ sung cũng đến từ các đơn vị tuyển quân ở Maskva. Do đó, sau chiến tranh, khi tôi về học tại Học viện Quân sự Frunze, tôi đã tìm mọi cách có thể để đến gặp gia đình những người đã khuất. Tất nhiên, những cuộc gặp mặt đó rất đau sót, nhưng là vô cùng cần thiết đối với họ bởi họ đã gặp được một người từng sống với những người con, người cha hay anh em họ đã hy sinh. Tôi phải liên tục kể lại cho họ từng chi tiết nhỏ, thậm chí kể cả tới chi tiết ngày tháng. Họ nhớ lại thời điểm mà họ được chính quyền thông báo, và sự kiện đó thay đổi vĩnh viễn đời họ. Rồi họ nhận tiền. Có trường hợp chúng tôi còn có thể trao cho họ không chỉ tiền mà cả những gói chiến lợi phẩm nữa.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này