1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 04/09/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    - Trong cuốn sách của ông có viết về trận Tynovka của các đơn vị của Lữ đoàn cơ giới số 5. Ông viết rằng trận đánh diễn ra ngày 26 tháng Giêng năm 1944. Có người đã tới đó và đào được tấm bản đồ của quân Đức, theo đó Tynovka đã ở trong tay quân đội Xôviết vào ngày 26 tháng Giêng 1944. Thêm nữa, người đó cũng đào được một báo cáo trinh sát của Đức, dựa trên cuộc thẩm vấn một trung uý Xôviết thuộc tiểu đoàn chống tăng thuộc Sư đoàn bô binh 359. Báo cáo này cho biết các xe tăng T-34 và xe tăng hạng trung do Mỹ sản xuất, cùng vài chiếc KV có nguỵ trang các mái rơm đã được bố trí tại Tynovka. Người khải quật này đang muốn hỏi xem ông có mắc sai lầm nào khi viết về thời gian trận đánh không. Anh ta cho biết rằng đúng ra phải một tuần trước đó thì Tynovka mới còn nằm trong tay quân Đức.
    - Cũng rất có thể. Xin nhớ rằng tình thế khi đó vốn rất hỗn loạn! Anh bạn à, lúc đó mọi chuyện thật rối beng lên! Tình thế thay đổi không phải là từng ngày, mà là từng giờ một. Chúng ta đã bao vây quân Đức trong cái túi Korsun-Shevchenko. Chúng đã tìm cách đột phá ngay khi bọn Đức bên ngoài vừa tấn công chúng tôi để cứu đồng bọn bên trong. Những trận chiến đó vô cùng ác liệt đến nỗi Tynovka đổi chủ liên tục trong chỉ một ngày.
    - Ông có viết rằng ngày 29 tháng Giêng Lữ đoàn Cơ giới số 5 đã tiến về phía tây để hỗ trợ các đơn vị của Phương diện quân Ukraina 1 đang phải kìm chân cuộc phản công của quân Đức. Nhiều ngày sau lữ đoàn cơ giới đã có mặt tại khu vực Vinograd. Sau đó, ngày mùng Một tháng Hai lữ đoàn đã ở trên hướng chính tấn công Sư đoàn xe tăng 16 và 17, Lữ đoàn xe tăng số 3 (của Đức). Cuộc tấn công này xuất phát từ khu vực Rusakovka và Novay Greblya về phía bắc và đông bắc. Sau đó nhiều ngày quân Đức đã chiếm lại Vinograd và Tynovka, tới tận sông Gniloy Tikich, và rồi tới tận Antonovka. Ông có thể kể lại vai trò của lữ đoàn cơ giới của ông trong diễn tiến trận đánh đó không?
    - Chúng tôi bao vây bọn Đức và khép kín cái túi đó lại. Chúng lập tức đẩy lùi chúng tôi về vành đai bao vây ngoài cùng. Thời tiết thật tồi tệ; bùn đất oàm oạp suốt ngày. Tôi nhảy khỏi xe tăng xuống một đám bùn. Lúc đó việc rút chân ra khỏi ủng còn dễ hơn nhiều việc nhấc ủng khỏi lớp bùn. Ban đêm nhiệt độ tụt xuống dưới âm và bùn đông cứng lại. Chúng tôi phải chiến đấu với đám bùn đó ở vành đai bao vây ngoài cùng. Chúng tôi chỉ còn lại vài chiếc xe tăng. Để tăng cường lực lượng, ban đêm chúng tôi bật hết đèn trên xe tăng và xe tải lên rồi di chuyển. Toàn bộ lữ đoàn của tôi chuyển sang thế phòng ngự. Bọn Đức cho là tuyến phòng thủ của chúng tôi đã được bố trự công sự và vũ khí rất vững chắc rồi. Trong thực tế, lữ đoàn chỉ còn khoảng 30 % lực lượng xe tăng. Trận đánh dữ dội tới mức nòng pháo nóng đỏ cả lên. Lúc đó thậm chí cả đạn pháo cũng chảy cả ra. Anh nổ súng và đạn bay văng ra đám bụi cách phía trước xe tăng chỉ vài trăm mét. Bọn Đức chiến đấu cật lực để sống sót, không cần biết tới tình thế thực tế và không còn cái gì để mất. Vài tên đã thoát được ra ngoài theo từng tốp nhỏ.
    - Máy bay Đức có gây tổn thất đáng kể cho trang thiết bị của ta không? Đặc biệt, ông có thể nói gì về loại Henschel Hs-129?
    - Không phải lần nào cũng vậy, nhưng có. Tôi không nhớ có phải loại Henschel hay không; có lẽ có loại máy bay đó. Đôi khi chúng tôi tìm cách tránh được bị trúng bom. Anh có thể trông thấy chúng bay về phía anh cơ mà, anh biết đấy. Chúng tôi mở nắp tháp pháo, ló đầu ra và hướng dẫn cho người lái xe qua bộ đàm intercom: "Bom sẽ rơi xuống phía trước chúng ta?. Nhưng nói chung vẫn có những trường hợp xe tăng bị trúng bom và bốc cháy. Thiệt hại do không kích thường không quá 3 tới 5 xe tăng trong mỗi tiểu đoàn. Thường là chỉ có một chiếc bị thương hay bị phá huỷ. Chúng tôi bị đe dọa chính từ đám xạ thủ chống tăng panzerfaust nấp trong các vị trí phòng thủ. Ở Hungary tôi nhớ có lần tôi mệt mỏi tới nỗi tôi yêu cầu người khác thay thế mình chỉ huy tiểu đoàn rồi lăn ra ngủ. Tôi nằm ngủ ngay trong khoang lái của chiếc Sherman của mình. Ở vùng Beltsy người ta thả dù đạn dược cho chúng tôi. Chúng tôi mỗi người tự lấy cho mình một cái dù như thế. Tôi dùng cái dù đó để làm gối ngủ. Dù được làm từ lụa và rận không thể sống trong đó được. Và tôi ngủ say như chết! Đột nhiên tôi thức dậy. Chuyện gì vậy nhỉ? Tôi tỉnh dậy mà xung quanh hoàn toàn yên lặng. Tại sao lại yên lặng nhỉ? Hoá ra là máy bay địch tấn công đã đốt cháy hai chiếc xe tăng. Trong khi hành quân mọi thứ đều được chất lên xe tăng: thùng chứa, vải bạt. Tiểu đoàn đã dừng lại, tắt hết máy xe, và tất cả trở nên yên tĩnh. Và thế là tôi thức dậy.
    - Các ông có khóa nắp tháp pháo trong khi chiến đấu giữa các khu vực có xây dựng không?
    - Chúng tôi luôn khóa nắp tháp pháo từ phía trong. Theo như tôi nhớ, khi chúng tôi tấn công vào Vienna, bọn chúng ném lựa đạn vào chúng tôi từ những tầng gác trên. Tôi hạ lệnh cho tất cả các xe tăng đều phải đậu dưới các mái vòm nhà hay dưới các cây cầu. Hết lần này đến lần khác tôi phải chui ra ngoài để kéo theo dây ăngten và gửi hay nhận điện liên lạc từ chỉ huy. Có một lần, một điện đài viên và người thợ lái đang làm cái gì đó trong xe tăng và để cửa xe mở. Có kẻ nào đó ném một quả lựa đạn từ bên trên vào trong xe. Nó rơi trúng lưng người điện đài viên và nổ tung. Cả hai đều bị giết. Từ đó chúng tôi luôn khóa nắp cửa khi vào những khu vực có xây dựng.
    - Cơ cấu cơ bản của đầu đạn lõm HEAT (hollow-charge), trong đó panzerfaust là một ví dụ, là tạo một sức ép rất lớn bên trong xe tăng, làm vô hiệu hóa tổ lái. Nếu nắp xe được mở hé ra thì có giúp tránh được chuyện đó không? Có một mệnh lệnh đặc biệt được ban hành như vậy trước khi quân ta bắt đầu tiến vào nước Đức.
    - Đúng vậy, nhưng chúng tôi vẫn luôn khóa nắp xe. Có thể ở các đơn vị khác thì không vậy. Đám xạ thủ panzerfaust thường lại bắn vào phần máy xe. Nếu chúng đốt cháy được xe thì gì đi nữa tổ lái cũng phải chui ra ngoài. Và thế là bọn Đức sẽ nã súng máy vào tổ lái.
    - Nếu xe tăng bị trúng đạn thì cơ hội sống sót là bao nhiêu?
    - Xe tăng của tôi bị trúng đạn ngày 19 tháng Tư 1945 tại Áo. Một chiếc Tiger nã một phát đạn xuyên qua xe tôi. viên đạn xuyên qua suốt bộ phận hỏa lực và bộ phận động cơ. Trong xe lúc đó đang có ba sĩ quan: tôi là tiểu đoàn trưởng, đại đội trưởng Sasha Ionov (xe tăng anh ta trước đó đã bị trúng đạn), và xa trưởng. Ba sĩ quan, một thợ lái, và một điện đài viên. Khi chiếc Tiger bắn trúng xe tôi, người thợ lái bị giết ngay lập tức. Khắp trân trái của tôi bị thương; bên phải tôi, Sasha Ionov bị cắt rời chân phải. Người xa trưởng cũng bị thương, và ngồi phía dưới tôi là người pháo thủ. Lesha Romashkin. Cả hai chân anh ta đều bị cắt đứt. Không lâu trước trận đó, chúng tôi đã cùng ngồi ăn với nhau và Lesha đã bảo tôi: "Nếu tôi bị cụt chân, tôi sẽ tự cho mình một phát đạn. Còn ai mà cần tôi nữa?? Anh ấy là một đứa trẻ rơi và không còn người thân nào. Trong cái vòng xoắn kỳ lạ của số mệnh, chính điều đó đã xảy ra với anh. Chúng tôi kéo Sasha khỏi xe và kế đó là Lesha, và rồi bắt tay vào sơ tán những người còn lại. Ngay khi đó Lesha đã tự sát.
    Nói chung, khi xe bị trúng đạn thì luôn có một hoặc hai người chết hay bị thương. Tuỳ theo vị trí bị trúng đạn.
    - Binh lính hay hạ sĩ quan có được nhận thứ tiền túi nào không? Lương hay trợ cấp chẳng hạn?
    - Nếu so với các đơn vị lính thường (không phải là quân Cận vệ), trong đơn vị Cận vệ binh nhất và trung sĩ cho tới thượng sĩ đều được trả lương gấp đôi, còn sĩ quan thì nhận gấp một lần rưỡi. Lấy ví dụ, khi tôi làm đại đội trưởng thì được nhận tới 800 rúp. Khi lên chức tiểu đoàn trưởng, tôi được nhận 1200 hay 1500 rúp gì đó. Tôi không nhớ chính xác. Trong bất cứ trường hợp nào, chúng tôi cũng không bao giờ được nhận hết số tiền này. Chúng được giữ lại trong một ngân hàng tiết kiệm dã chiến để tránh việc tích trữ tài sản tư hữu. Chúng tôi dành giụm tiền ở đó và gửi chúng về gia đình. Chúng tôi không đút tiền của mình vào túi áo mà đi vòng vòng. Chính phủ đã có lý trong chuyện này. Chúng tôi thì cần dùng tiền làm gì ở ngoài mặt trận?
    - Các ông sử dụng số tiền trong túi mình như thế nào?
    - Vâng, lấy ví dụ lần chúng tôi tập hợp huấn luyện tại Gorkiy, tôi đi ra chợ cùng bạn mình, Kolya Averkiev. Anh ta là một anh chàng tốt, nhưng đã hy sinh từ đúng ngay trận đánh đầu tiên! Chúng tôi đi bộ lòng vòng và tới gần một tay đầu cơ đang rao bán bánh mì đen. Hắn đang ôm trong tay một ổ bánh và có hai ổ khác trong cái túi trên vai. Kolya hỏi hắn: "Ổ bánh giá bao nhiêu vậy?? Hắn ta trả lời: "Ba kosykh" (Kosaya là một từ lóng tiếng Nga, có nghĩa là 100 rúp; do đó người đầu cơ kia đã đòi tới 300 rúp ?" Valera Potapov). Kolya không hiểu "kosaya" nghĩa là gì, rút túi ba rúp và chìa ra. Gã đàn ông đáp: "Cái gì, anh có điên không?" Kolya phản ứng: "Gì vậy? Anh đòi kosykh và tôi đã đưa anh ba rúp!? Tên đầu cơ trả lời: "Ba kosykh tức là ba trăm rúp!" Kolya đáp lại: "Mày là đồ thổ tả! Mày trốn ở đây mà đầu cơ còn chúng tao thì đang đổ máu cho chúng mày ngoài chiến trường!" Là sĩ quan nên chúng tôi luôn mang vũ khí theo bên mình. Kolya rút khẩu súng lục của mình ra. Tay kia túm lấy ba rúp và ba chân bốn cẳng rút lui.
    Để thêm vào tiền lương, mỗi tháng một lần các sĩ quan được nhận một gói phụ cấp. Nó bao gồm 200 gram bơ, một hộp bích quy, một gói bánh khô, và, theo tôi, còn có thêm một ít phô mai nữa. Vài ngày sau sự kiện diễn ra ngoài chợ, chúng tôi nhận được gói thực phẩm phụ cấp của mình. Chúng tôi cắt ổ bánh đó ra, trét bơ lên trên và kẹp thêm phô mai. Thật là một bữa thịnh soạn!
    - Thực phẩm các ông được nhận trong gói phụ cấp đó là của nước nào? Của Liên Xô hay Mỹ?
    - Cả hai. Đôi khi chỉ của một nước và đôi khi từ cả hai.

    - Nếu bị thương binh lính và hạ sĩ quan có được cấp thêm thứ gì không? Tiền, thức ăn, nghỉ phép hay một hình thức đền bù gì đó chẳng hạn?

    - Không có sự trợ cấp đặc biệt nào thêm.
    - Nếu tiêu diệt được một xe tăng, một khẩu pháo v.v. thì phần thưởng sẽ làm gì? Ai sẽ quyết định điều đó hay nó đã thành một điều lệ nghiêm túc để khuyến khích và khen thưởng? Khi hạ được một chiếc xe tăng thì toàn bộ tổ lái đều được thưởng hay chỉ một cá nhân nào đó thôi?
    - Tiền thưởng được trao cho tổ lái và được các thành viên chia đều ra cho tất cả.
    Hồi ở Hungary, vào giữa năm 1944, trong một cuộc họp, chúng tôi quyết định là sẽ tập trung tất cả tiền thưởng về thành tích diệt địch của chung thành một món và gửi số tiền đó về gia đình những đồng dội đã hy sinh. Sau chiến tranh, khi tổng kết tài liệu, tôi có dịp xem lướt qua một danh sách mà bản thân mình đã ký nhận để gửi tiền về cho gia đình các bạn đồng đội: chỗ này ba ngàn rúp, chỗ kia năm ngàn, v.v.
    Tại khu vực Hồ Balaton, chúng tôi đột phá tới hậu phương quân Đức và kết cục là đã tiêu diệt cả một đoàn xe tăng của Đức, phá huỷ 19 tăng, trong đó có 11 chiếc hạng nặng. Và thêm vô số xe bánh hơi khác. Tổng cộng chúng tôi đếm được là đã phá huỷ 29 phương tiện cơ giới chiến đấu của địch. Chúng tôi được thưởng cho cứ mỗi chiếc là 1000 rúp.
    Trong binh đoàn tôi, có một số lớn anh em tổ lái là người Maskva, do binh đoàn vốn được thành lập tại vùng Naro-Fominsk (một thị trấn nhỏ gần Maskva ?" Valera Potapov), và lính bổ sung cũng đến từ các đơn vị tuyển quân ở Maskva. Do đó, sau chiến tranh, khi tôi về học tại Học viện Quân sự Frunze, tôi đã tìm mọi cách có thể để đến gặp gia đình những người đã khuất. Tất nhiên, những cuộc gặp mặt đó rất đau sót, nhưng là vô cùng cần thiết đối với họ bởi họ đã gặp được một người từng sống với những người con, người cha hay anh em họ đã hy sinh. Tôi phải liên tục kể lại cho họ từng chi tiết nhỏ, thậm chí kể cả tới chi tiết ngày tháng. Họ nhớ lại thời điểm mà họ được chính quyền thông báo, và sự kiện đó thay đổi vĩnh viễn đời họ. Rồi họ nhận tiền. Có trường hợp chúng tôi còn có thể trao cho họ không chỉ tiền mà cả những gói chiến lợi phẩm nữa.
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    - Vậy tóm lại là một chiếc tăng bị hạ thì được tính ông cho toàn bộ thành viên tổ lái.
    - Đúng.
    - Ai là người xác nhận thiệt hại của đối phương?
    - Ban tham mưu, cùng tiểu đoàn trưởng và đại đội trưởng. Chỉ huy trưởng đơn vị bảo trì cũng lãnh trách nhiệm này. Thêm vào đó, chúng tôi lập một đội chuyên đi tập trung các xe tăng bị hư hỏng lại. Đừng lầm họ với những đơn vị ở hậu tuyến! Đội đó thường gồm 3 tới 5 người cùng một chiếc xe đã được sửa chữa lại (thường là một chiếc tăng không có tháp pháo ?" Valera Potapov), do vị sếp đơn vị bảo trì chỉ huy. Họ đi sau đội hình chiến đấu, quan sát cả thiệt hại của ta lẫn của bọn Đức rồi ghi nhận tất cả lại.
    - Bằng cách nào xác định được ai là người đã tiêu diệt chiếc xe tăng hay khẩu pháo đó? Điều gì xảy ra nếu nhiều tổ lái cùng tuyên bố là đã tiêu diệt đúng cùng một chiếc tăng Đức?
    - Điều này vẫn xảy ra, dù không thường xuyên. Thông thường, người ta sẽ công nhận cả hai tổ lái và ghi chú thêm là ?ocùng hợp sức?. Trong báo cáo sẽ chỉ ghi là có một xe tăng dịch bị tiêu diệt. Tiền thưởng được chia làm đôi: 500 rúp cho mỗi tổ lái.
    - Tổ lái của chiếc tăng đã bị phá huỷ hành động tiếp thế nào trong một trận đánh?
    - Cố cứu chiếc tăng hay cố sửa chữa nó. Nếu tổ lái không đủ phương tiện cần thiết để sửa chữa, họ sẽ lập một tuyến phòng thủ quanh chiếc xe của mình. Việc bỏ xe lại dứt khoát bị cấm. Tôi đã kể rằng trong mỗi tiểu đoàn chúng tôi đều có một viên sĩ quan SMERSH. Thượng đế sẽ giáng cơn thịnh nộ nếu anh dám bỏ lại một chiếc tăng! Chúng tôi đã có vài trường hợp khi trước trận chiến một người đã cố tình làm lỏng bớt xích xe chiếc tăng của mình. Không quá khó cho một người thợ lái để làm đứt một bên xích đã bị lỏng. Nhưng tay sĩ quan SMERSH của đơn vị tôi đã chú ý ngay điều đó và tổ chức ngay một toà án cho kẻ có tội. Tất nhiên, hắn đúng là một thằng hèn nhát vô liêm sỉ!
    - Điều gì xảy ra nếu do bất cẩn tổ lái đã không để ý căng xích xe tăng, người đó có bị kết tội hèn nhát không?
    - Vâng, cũng có thể. Tổ lái phải chịu trách nhiệm coi sóc xe của mình. Hoặc đơn giản là một sáng nọ họ sẽ được thức dậy trong một tiểu đoàn trừng giới. Do đó có một lệ giữa các xa trưởng và đại đội trưởng đi kiểm tra độ căng của xích trước mỗi trận đánh.
    - Có bao giờ ông phải bắn vào chính binh lính hay xe tăng phe mình không?
    - Anh bạn ạ, trong chiến tranh điều gì cũng có thể xảy ra. Một vụ như thế đã xảy ra ở phía tây Yukhnov. Binh đoàn tôi đã tiến tới thị trấn đó và dừng lại trong một khu rừng. Một trận đánh đã nổ ra cách phía trước chúng tôi khoảng ba cây số. Bọn Đức đã chiếm một đầu cầu bắc qua một dòng nước và bắt đầu mở rộng nó. Lữ đoàn trưởng hạ lệnh cho đại đội xe Matilda của binh đoàn bạn phản công quân Đức. Bọn Đức không có tăng; đám Matilda đã diệt gọn đầu cầu đó, và quân Đức rút lui qua sông. Thế là đám Matilda ngưng bắn và rút về. Một lát sau, do sợ bị bọn Đức đột kích, chỉ huy của chúng tôi đã tiến lên và bố trí một tiểu đoàn pháo chống tăng. Bọn họ bố trí 300 mét phía trước chúng tôi và đào công sự. Cánh pháo binh không hề biết rằng tăng của ta đang ở đấy mà cho họ là những xe lạ. Do đó, khi thấy những chiếc Matilda, họ nổ súng vào chúng và tiêu diệt ba trong số bốn chiếc. Chiếc còn lại mau chóng quay đầu và tìm chỗ ẩn nấp. Tiểu đoàn trưởng, là một pháo thủ, chạy ngay tới một trong những xe tăng bị phá huỷ và nhìn vào trong. Anh ta trông thấy ở đấy những lính của ta. Một trong bọn họ ngực đeo đầy huân chương. Anh ta như phát cuồng, dằn vặt mãi bản thân.
    Một lần khác, khi Phương diện quân Ukraina 1 và 2 gặp nhau ở Zvenigorodka và khép kin vòng vây quanh túi địch Korsun-Shevchenko, Tập đoàn quân số 5 trang bị T-34 tiến tới từ phía nam cánh Sherman chúng tôi từ phía bắc. Quân ta trên xe T-34 không được thông báo rằng có xe Sherman trong khu vực và bắn vào tăng của tiểu đoàn trưởng chúng tôi, Nikolay Nikolaevich Malyukov. Anh ấy chết trong ngay xe của mình.
    - Người ta có trừng phạt ai vì chuyện đó không?
    - Tôi không biết. Có lẽ người ta đã trị tội ai đó. Mội vụ đều do nhưng đơn vị hậu tuyến điều tra.
    - Các ông phối hợp với bộ binh trong chiến đấu như thế nào?
    - Theo yếu lĩnh, một binh đoàn tăng gồm ba tiểu đoàn tăng, mỗi tiểu đoàn 21 xe tăng, và một tiểu đoàn xạ thủ tiểu liên. Một tiểu đoàn tiểu liên gồm ba đại đội, chia ra cho ba tiểu đoàn tăng. Chúng tôi thực hiện theo biên chế ba tiểu đoàn đó chỉ trong thời kỳ cuối năm 1943 và đầu 1944. Những thời gian còn lại chúng tôi chỉ có hai tiểu đoàn tăng trong binh đoàn. Cánh xạ thủ tiểu liên như những anh em của chúng tôi. Khi tiến quân họ ngồi trên tăng chúng tôi. Họ hơ ấm người trên đó, hong khô đồ đạc và ngủ. Chúng tôi đi rồi dừng lại đâu đó. Tới lượt cánh lính tăng ngủ còn đám xạ thủ thì canh chừng cho cả xe lẫn người. Theo thời gian rất nhiều xạ thủ tiểu liên trở thành thành viên các tổ lái, ban đầu là người tiếp đạn và dần thì thành điện đài viên. Chúng tôi chia đều chiến lợi phẩm với họ: bọn họ và chúng tôi luôn bên nhau. Do đó họ được dễ thở hơn so với đám bộ binh thường.
    Trong chiến đấu họ ngồi trên xe tăng cho tới khi bắt đầu nổ súng. Ngay khi bọn Đức vừa nã pháo vào tăng của ta, họ liền nhảy xuống và chạy sau xe tăng, nấp sau vỏ thép để tránh đạn trung liên địch.
    - Điều gì xảy ra khi xe tăng bị giới hạn bởi tính cơ động và tốc độ, ông có đứng ra điều động họ hay giữ họ lại không?
    - Không hề như thế. Chúng tôi không cần quan tâm tới họ. Chúng tôi vận động còn họ tự vận động theo sau chúng tôi. Không hề có vấn đề gì. Sẽ còn tệ hơn cho họ nếu chúng tôi bị hạ, vì thế cứ để mặc họ chạy phía sau chúng tôi.
    - Tốc độ xe tăng trong chiến đấu có bị giới hạn không? Vì lý do gì?
    - Tất nhiên! Chúng tôi còn phải bắn nữa mà!
    - Các ông tác xạ thế nào, trong các cú dừng ngắn hay trong khi chạy?
    - Cả hai cách. Nếu chúng tôi bắn khi đang chạy, tốc độ xe tăng không được quá 12 km/h. Nhưng chúng tôi ít khi tác xạ trong lúc hành tiến, bởi việc này chỉ nhằm gây cho địch hoảng sợ. Chủ yếu là tác xạ trong những chặng dừng ngắn. Chúng tôi phóng nhanh tới một vị trí thuận tiện, dừng lại vài giây, nổ súng rồi chạy tiếp.
    - Ông nhận xét thế nào về loại tăng Tiger của Đức?
    - Đó là một chiếc xe cực kỳ nặng nề. Xe Sherman sẽ không thể nào hạ được một chiếc Tiger với chỉ một phát đạn vào tấm giáp phía trước. Chúng tôi phải buộc cho chiếc Tiger phơi sườn của nó ra. Nếu chúng tôi đang phòng ngự và bọn Đức đang tấn công, chúng tôi dùng một chiến thuật đặc biệt. Hai chiếc Sherman dùng để đánh một chiếc Tiger. Chiếc Sherman đầu tiên nã đạn vào xích xe và bắn đứt nó. Chiếc tăng hạng nặng kia vẫn tiếp tục lăn được một quãng nữa bằng một bên bánh xích, do đó nó sẽ quay ngang ra. Ngay lúc đó chiếc Sherman thứ hai sẽ bắn vào sườn nó, cố gắng bắn sao cho trúng vị trí thùng xăng. Cách làm của chúng tôi là vậy đó. Một chiếc tăng Đức bị hạ bởi hai chiếc của ta, do đó chiến công được ghi nhận cho cả hai tổ lái. Đó là câu chuyện có tựa đề "Đi săn với chó Borzois" trong cuốn sách của tôi.

    - Chiếc mũi giảm chấn đầu nòng pháo có một nhược điểm đáng kể: một đám bụi sẽ xuất hiện quanh loại khí tài có trang bị thứ này khi khai hỏa, làm lộ nơi bố trí. Vài pháo thủ đã tìm cách khắc phục điều này, ví dụ như tưới ướt mặt đất phía trước khẩu pháo của mình. Vậy biện pháp đối phó của ông là gì?
    - Anh nói đúng đó! Chúng tôi thường phủ vải bạt lên đám đất xung quanh. Tôi không nhớ còn có vấn đề đặc biệt nào nữa không.
    - Tầm nhìn trong xe tăng có bị che khuất do bụi, đất bẩn hay mưa tuyết không?
    - Không có khác biệt gì cụ thể. Tuyết, tất nhiên, sẽ làm cản tầm nhìn chúng tôi. Nhưng bụi thì không. Bộ phận quan sát trên xe Sherman không nhô ra ngoài. Ngược lại, nó được làm lõm vào tháp pháo. Do đó nó được bảo vệ rất tốt khỏi các tác nhân trên.
    - Dmitriy Fedorovich, những lính xe tăng của ta từng chiến đấu trên loại xe Churchill của Anh sản xuất có nói rằng bộ phận sưởi rất yếu bên trong khoang lái là một nhược điểm. Bộ máy sưởi điện tiêu chuẩn đã tỏ ra không phù hợp với điều kiện khí hậu của mùa đông nước Nga. Vậy bộ phận đó trong xe Sherman thì thế nào?
    - Xe Sherman có hai động cơ được nối với nhau qua một khớp. Cấu tạo này vừa có ưu điểm vừa có nhược điểm. Đã có những trường hợp những động cơ đó bị hỏng ngay trong chiến đấu. Khi đó cái khớp nối phải được tháo từ trong khoang lái và chiếc tăng sẽ chỉ còn trườn đi với chỉ một động cơ. Mặt khác, ở đấy có gắn cả những chiếc quạt rất mạnh bên trên cả hai động cơ. Chúng tôi thường nói với nhau: ?oTa cứ mở miệng là sẽ phun gió ra từ lỗ đít!? Làm cách quái nào mà ta có thể làm ấm trong đó được? Luồng gió từ đó quá mạnh! Có lẽ cũng có hơi nóng bốc từ động cơ, nhưng tôi không thể nói với anh là nó ấm được. Khi dừng lại, chúng tôi lập tức phủ vải bạt lên phần động cơ. Và nó sẽ giữ ấm cho chiếc xe tăng trong chừng vài tiếng đồng hồ; chúng tôi sẽ ngủ lại trong xe tăng. Không phải vô cớ mà người Mỹ đã cấp cho chúng tôi những tấm choàng lông như vậy.
    - Có quy định nào cho việc tiêu thụ đạn cho xe tăng không?
    - Có chứ. Chúng tôi lấy theo một cơ số cơ bản (BK - boekomplekt - một cơ số đạn đầy đủ. Ví dụ cho IS-2 BK = 28 viên. ?" Valera Potapov) trước khi vào trận đánh. Chúng tôi đem theo một BK nữa để bên ngoài xe tăng nếu phải tiến công dài ngày. Ví dụ như khi tiến vào Vienna, chỉ huy của tôi đích thân ra lệnh cho chúng tôi phải lấy theo hai BK: một cơ số bình thường để bên trong và cơ số thứ hai để ngoài xe. Thêm vào đ, chúng tôi mang theo tới hai thùng sôcôla chiến lợi phẩm trên mỗi tăng và tự trang bị thêm đồ dự trữ khác cho mỗi người. Chúng tôi phải ?otự thân vận động?, như người ta thường nói. Có nghĩa là nếu chúng tôi phải tiến hành một cuộc đột kích sâu vào đâu đ1o trong hậu phương địch, chúng tôi phải bỏ bớt khẩu phần mang theo để lấy chỗ chứa thêm đạn. Tất cả phương tiện tiếp vận của chúng tôi chỉ là những chiếc xe tải Studebaker của Mỹ. Chúng luôn phải dùng để chở đạn cho tiểu đoàn.
    Tôi cũng muốn nói thêm một chút ở đây. Quân ta bảo quản đạn (do Liên Xô sản xuất) ra sao nhỉ? Nhiều viên đạn bọc một lớp dầu mỡ dày đặt trong cái thùng gỗ. Ta phải ngồi hàng giờ để lau chùi cho hết chỗ dầu mỡ đó khỏi viên đạn. Đạn của Mỹ sản xuất xếp trong hộp đựng hình ống bằng bìa carton, ba viên bó chặt với nhau làm một. Những viên đạn sạch bóng bên trong cái ống giấy bảo vệ! Chúng tôi lôi nó ra và đưa ngay được vào trong xe tăng.
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    - Vậy tóm lại là một chiếc tăng bị hạ thì được tính ông cho toàn bộ thành viên tổ lái.
    - Đúng.
    - Ai là người xác nhận thiệt hại của đối phương?
    - Ban tham mưu, cùng tiểu đoàn trưởng và đại đội trưởng. Chỉ huy trưởng đơn vị bảo trì cũng lãnh trách nhiệm này. Thêm vào đó, chúng tôi lập một đội chuyên đi tập trung các xe tăng bị hư hỏng lại. Đừng lầm họ với những đơn vị ở hậu tuyến! Đội đó thường gồm 3 tới 5 người cùng một chiếc xe đã được sửa chữa lại (thường là một chiếc tăng không có tháp pháo ?" Valera Potapov), do vị sếp đơn vị bảo trì chỉ huy. Họ đi sau đội hình chiến đấu, quan sát cả thiệt hại của ta lẫn của bọn Đức rồi ghi nhận tất cả lại.
    - Bằng cách nào xác định được ai là người đã tiêu diệt chiếc xe tăng hay khẩu pháo đó? Điều gì xảy ra nếu nhiều tổ lái cùng tuyên bố là đã tiêu diệt đúng cùng một chiếc tăng Đức?
    - Điều này vẫn xảy ra, dù không thường xuyên. Thông thường, người ta sẽ công nhận cả hai tổ lái và ghi chú thêm là ?ocùng hợp sức?. Trong báo cáo sẽ chỉ ghi là có một xe tăng dịch bị tiêu diệt. Tiền thưởng được chia làm đôi: 500 rúp cho mỗi tổ lái.
    - Tổ lái của chiếc tăng đã bị phá huỷ hành động tiếp thế nào trong một trận đánh?
    - Cố cứu chiếc tăng hay cố sửa chữa nó. Nếu tổ lái không đủ phương tiện cần thiết để sửa chữa, họ sẽ lập một tuyến phòng thủ quanh chiếc xe của mình. Việc bỏ xe lại dứt khoát bị cấm. Tôi đã kể rằng trong mỗi tiểu đoàn chúng tôi đều có một viên sĩ quan SMERSH. Thượng đế sẽ giáng cơn thịnh nộ nếu anh dám bỏ lại một chiếc tăng! Chúng tôi đã có vài trường hợp khi trước trận chiến một người đã cố tình làm lỏng bớt xích xe chiếc tăng của mình. Không quá khó cho một người thợ lái để làm đứt một bên xích đã bị lỏng. Nhưng tay sĩ quan SMERSH của đơn vị tôi đã chú ý ngay điều đó và tổ chức ngay một toà án cho kẻ có tội. Tất nhiên, hắn đúng là một thằng hèn nhát vô liêm sỉ!
    - Điều gì xảy ra nếu do bất cẩn tổ lái đã không để ý căng xích xe tăng, người đó có bị kết tội hèn nhát không?
    - Vâng, cũng có thể. Tổ lái phải chịu trách nhiệm coi sóc xe của mình. Hoặc đơn giản là một sáng nọ họ sẽ được thức dậy trong một tiểu đoàn trừng giới. Do đó có một lệ giữa các xa trưởng và đại đội trưởng đi kiểm tra độ căng của xích trước mỗi trận đánh.
    - Có bao giờ ông phải bắn vào chính binh lính hay xe tăng phe mình không?
    - Anh bạn ạ, trong chiến tranh điều gì cũng có thể xảy ra. Một vụ như thế đã xảy ra ở phía tây Yukhnov. Binh đoàn tôi đã tiến tới thị trấn đó và dừng lại trong một khu rừng. Một trận đánh đã nổ ra cách phía trước chúng tôi khoảng ba cây số. Bọn Đức đã chiếm một đầu cầu bắc qua một dòng nước và bắt đầu mở rộng nó. Lữ đoàn trưởng hạ lệnh cho đại đội xe Matilda của binh đoàn bạn phản công quân Đức. Bọn Đức không có tăng; đám Matilda đã diệt gọn đầu cầu đó, và quân Đức rút lui qua sông. Thế là đám Matilda ngưng bắn và rút về. Một lát sau, do sợ bị bọn Đức đột kích, chỉ huy của chúng tôi đã tiến lên và bố trí một tiểu đoàn pháo chống tăng. Bọn họ bố trí 300 mét phía trước chúng tôi và đào công sự. Cánh pháo binh không hề biết rằng tăng của ta đang ở đấy mà cho họ là những xe lạ. Do đó, khi thấy những chiếc Matilda, họ nổ súng vào chúng và tiêu diệt ba trong số bốn chiếc. Chiếc còn lại mau chóng quay đầu và tìm chỗ ẩn nấp. Tiểu đoàn trưởng, là một pháo thủ, chạy ngay tới một trong những xe tăng bị phá huỷ và nhìn vào trong. Anh ta trông thấy ở đấy những lính của ta. Một trong bọn họ ngực đeo đầy huân chương. Anh ta như phát cuồng, dằn vặt mãi bản thân.
    Một lần khác, khi Phương diện quân Ukraina 1 và 2 gặp nhau ở Zvenigorodka và khép kin vòng vây quanh túi địch Korsun-Shevchenko, Tập đoàn quân số 5 trang bị T-34 tiến tới từ phía nam cánh Sherman chúng tôi từ phía bắc. Quân ta trên xe T-34 không được thông báo rằng có xe Sherman trong khu vực và bắn vào tăng của tiểu đoàn trưởng chúng tôi, Nikolay Nikolaevich Malyukov. Anh ấy chết trong ngay xe của mình.
    - Người ta có trừng phạt ai vì chuyện đó không?
    - Tôi không biết. Có lẽ người ta đã trị tội ai đó. Mội vụ đều do nhưng đơn vị hậu tuyến điều tra.
    - Các ông phối hợp với bộ binh trong chiến đấu như thế nào?
    - Theo yếu lĩnh, một binh đoàn tăng gồm ba tiểu đoàn tăng, mỗi tiểu đoàn 21 xe tăng, và một tiểu đoàn xạ thủ tiểu liên. Một tiểu đoàn tiểu liên gồm ba đại đội, chia ra cho ba tiểu đoàn tăng. Chúng tôi thực hiện theo biên chế ba tiểu đoàn đó chỉ trong thời kỳ cuối năm 1943 và đầu 1944. Những thời gian còn lại chúng tôi chỉ có hai tiểu đoàn tăng trong binh đoàn. Cánh xạ thủ tiểu liên như những anh em của chúng tôi. Khi tiến quân họ ngồi trên tăng chúng tôi. Họ hơ ấm người trên đó, hong khô đồ đạc và ngủ. Chúng tôi đi rồi dừng lại đâu đó. Tới lượt cánh lính tăng ngủ còn đám xạ thủ thì canh chừng cho cả xe lẫn người. Theo thời gian rất nhiều xạ thủ tiểu liên trở thành thành viên các tổ lái, ban đầu là người tiếp đạn và dần thì thành điện đài viên. Chúng tôi chia đều chiến lợi phẩm với họ: bọn họ và chúng tôi luôn bên nhau. Do đó họ được dễ thở hơn so với đám bộ binh thường.
    Trong chiến đấu họ ngồi trên xe tăng cho tới khi bắt đầu nổ súng. Ngay khi bọn Đức vừa nã pháo vào tăng của ta, họ liền nhảy xuống và chạy sau xe tăng, nấp sau vỏ thép để tránh đạn trung liên địch.
    - Điều gì xảy ra khi xe tăng bị giới hạn bởi tính cơ động và tốc độ, ông có đứng ra điều động họ hay giữ họ lại không?
    - Không hề như thế. Chúng tôi không cần quan tâm tới họ. Chúng tôi vận động còn họ tự vận động theo sau chúng tôi. Không hề có vấn đề gì. Sẽ còn tệ hơn cho họ nếu chúng tôi bị hạ, vì thế cứ để mặc họ chạy phía sau chúng tôi.
    - Tốc độ xe tăng trong chiến đấu có bị giới hạn không? Vì lý do gì?
    - Tất nhiên! Chúng tôi còn phải bắn nữa mà!
    - Các ông tác xạ thế nào, trong các cú dừng ngắn hay trong khi chạy?
    - Cả hai cách. Nếu chúng tôi bắn khi đang chạy, tốc độ xe tăng không được quá 12 km/h. Nhưng chúng tôi ít khi tác xạ trong lúc hành tiến, bởi việc này chỉ nhằm gây cho địch hoảng sợ. Chủ yếu là tác xạ trong những chặng dừng ngắn. Chúng tôi phóng nhanh tới một vị trí thuận tiện, dừng lại vài giây, nổ súng rồi chạy tiếp.
    - Ông nhận xét thế nào về loại tăng Tiger của Đức?
    - Đó là một chiếc xe cực kỳ nặng nề. Xe Sherman sẽ không thể nào hạ được một chiếc Tiger với chỉ một phát đạn vào tấm giáp phía trước. Chúng tôi phải buộc cho chiếc Tiger phơi sườn của nó ra. Nếu chúng tôi đang phòng ngự và bọn Đức đang tấn công, chúng tôi dùng một chiến thuật đặc biệt. Hai chiếc Sherman dùng để đánh một chiếc Tiger. Chiếc Sherman đầu tiên nã đạn vào xích xe và bắn đứt nó. Chiếc tăng hạng nặng kia vẫn tiếp tục lăn được một quãng nữa bằng một bên bánh xích, do đó nó sẽ quay ngang ra. Ngay lúc đó chiếc Sherman thứ hai sẽ bắn vào sườn nó, cố gắng bắn sao cho trúng vị trí thùng xăng. Cách làm của chúng tôi là vậy đó. Một chiếc tăng Đức bị hạ bởi hai chiếc của ta, do đó chiến công được ghi nhận cho cả hai tổ lái. Đó là câu chuyện có tựa đề "Đi săn với chó Borzois" trong cuốn sách của tôi.

    - Chiếc mũi giảm chấn đầu nòng pháo có một nhược điểm đáng kể: một đám bụi sẽ xuất hiện quanh loại khí tài có trang bị thứ này khi khai hỏa, làm lộ nơi bố trí. Vài pháo thủ đã tìm cách khắc phục điều này, ví dụ như tưới ướt mặt đất phía trước khẩu pháo của mình. Vậy biện pháp đối phó của ông là gì?
    - Anh nói đúng đó! Chúng tôi thường phủ vải bạt lên đám đất xung quanh. Tôi không nhớ còn có vấn đề đặc biệt nào nữa không.
    - Tầm nhìn trong xe tăng có bị che khuất do bụi, đất bẩn hay mưa tuyết không?
    - Không có khác biệt gì cụ thể. Tuyết, tất nhiên, sẽ làm cản tầm nhìn chúng tôi. Nhưng bụi thì không. Bộ phận quan sát trên xe Sherman không nhô ra ngoài. Ngược lại, nó được làm lõm vào tháp pháo. Do đó nó được bảo vệ rất tốt khỏi các tác nhân trên.
    - Dmitriy Fedorovich, những lính xe tăng của ta từng chiến đấu trên loại xe Churchill của Anh sản xuất có nói rằng bộ phận sưởi rất yếu bên trong khoang lái là một nhược điểm. Bộ máy sưởi điện tiêu chuẩn đã tỏ ra không phù hợp với điều kiện khí hậu của mùa đông nước Nga. Vậy bộ phận đó trong xe Sherman thì thế nào?
    - Xe Sherman có hai động cơ được nối với nhau qua một khớp. Cấu tạo này vừa có ưu điểm vừa có nhược điểm. Đã có những trường hợp những động cơ đó bị hỏng ngay trong chiến đấu. Khi đó cái khớp nối phải được tháo từ trong khoang lái và chiếc tăng sẽ chỉ còn trườn đi với chỉ một động cơ. Mặt khác, ở đấy có gắn cả những chiếc quạt rất mạnh bên trên cả hai động cơ. Chúng tôi thường nói với nhau: ?oTa cứ mở miệng là sẽ phun gió ra từ lỗ đít!? Làm cách quái nào mà ta có thể làm ấm trong đó được? Luồng gió từ đó quá mạnh! Có lẽ cũng có hơi nóng bốc từ động cơ, nhưng tôi không thể nói với anh là nó ấm được. Khi dừng lại, chúng tôi lập tức phủ vải bạt lên phần động cơ. Và nó sẽ giữ ấm cho chiếc xe tăng trong chừng vài tiếng đồng hồ; chúng tôi sẽ ngủ lại trong xe tăng. Không phải vô cớ mà người Mỹ đã cấp cho chúng tôi những tấm choàng lông như vậy.
    - Có quy định nào cho việc tiêu thụ đạn cho xe tăng không?
    - Có chứ. Chúng tôi lấy theo một cơ số cơ bản (BK - boekomplekt - một cơ số đạn đầy đủ. Ví dụ cho IS-2 BK = 28 viên. ?" Valera Potapov) trước khi vào trận đánh. Chúng tôi đem theo một BK nữa để bên ngoài xe tăng nếu phải tiến công dài ngày. Ví dụ như khi tiến vào Vienna, chỉ huy của tôi đích thân ra lệnh cho chúng tôi phải lấy theo hai BK: một cơ số bình thường để bên trong và cơ số thứ hai để ngoài xe. Thêm vào đ, chúng tôi mang theo tới hai thùng sôcôla chiến lợi phẩm trên mỗi tăng và tự trang bị thêm đồ dự trữ khác cho mỗi người. Chúng tôi phải ?otự thân vận động?, như người ta thường nói. Có nghĩa là nếu chúng tôi phải tiến hành một cuộc đột kích sâu vào đâu đ1o trong hậu phương địch, chúng tôi phải bỏ bớt khẩu phần mang theo để lấy chỗ chứa thêm đạn. Tất cả phương tiện tiếp vận của chúng tôi chỉ là những chiếc xe tải Studebaker của Mỹ. Chúng luôn phải dùng để chở đạn cho tiểu đoàn.
    Tôi cũng muốn nói thêm một chút ở đây. Quân ta bảo quản đạn (do Liên Xô sản xuất) ra sao nhỉ? Nhiều viên đạn bọc một lớp dầu mỡ dày đặt trong cái thùng gỗ. Ta phải ngồi hàng giờ để lau chùi cho hết chỗ dầu mỡ đó khỏi viên đạn. Đạn của Mỹ sản xuất xếp trong hộp đựng hình ống bằng bìa carton, ba viên bó chặt với nhau làm một. Những viên đạn sạch bóng bên trong cái ống giấy bảo vệ! Chúng tôi lôi nó ra và đưa ngay được vào trong xe tăng.
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    - Ông đem theo loại đạn nào trên xe tăng?
    - Đạn xuyên thép và đạn trái phá. Không còn loại nào khác. Tỷ lệ là khoảng một phần ba đạn phá và hai phần ba là đạn xuyên.
    - Nói chung có lẽ điều này tuỳ thuộc theo loại xe tăng. Chúng tôi tính được rằng loại tăng hạng nặng JS của ta sử dụng đạn hơi khác.
    - Anh nói đúng. Nhưng phát đạn của xe JS quá uy lực đến nỗi chỉ trúng một phát là đủ. Khi chúng tôi tiến vào Vienna, người ta bố trí thêm cho chúng tôi một khẩu đội JSU-152 hạng nặng, gồm ba chiếc (trong cuốn sách của mình, Loza gọi chúng là SAU-152, tôi đã hỏi riêng ông về tên những chiếc xe này và ông trả lời rằng chúng được đặt trên khung loại xe JS, do đó theo tôi chúng hẳn là loại JSU-152. ?" Valera Potapov). Chúng làm chậm bước chúng tôi biết bao! Trên xa lộ chúng tôi có thể chạy tới 70 km/h trên chiếc Sherman còn đám JSU chỉ bò như rùa. Khi tiến vào Vienna, có một sự cố xảy ra mà tôi cũng đã kể lại trong cuốn sách của mình. Bọn Đức phản công chúng tôi bằng nhiều chiếc Panther. Panther là một loại tăng hạng nặng. Tôi ra lệnh đưa một chiếc JSU lên phía trước để chọi với đám tăng Đức. ?oTốt, bắn chúng nó đi!?. Và ú ù, cú bắn đáng đồng tiền bát gạo! Tôi muốn nói thêm là phố xá ở Vienna rất chật hẹp, các tòa nhà thì cao, và rất nhiều người muốn ra mục kích cảnh đối đầu giữa một chiếc Panther và một chiếc JSU. Chúng gặp nhau trên đường. Chiếc JSU nã đạn và sức nổ tống chiếc Panther bật lùi về sau (bắn từ khoảng cách 400-500 mét). Tháp pháo của nó văng khỏi thân rồi rơi xuống cách đó mấy mét. Nhưng kết quả của phát đạn là cửa kính vỡ rơi rầm rầm từ trên đầu xuống. Thành Vienna có vô số cửa sổ kính màu khung chì (cửa kính ghép những mảnh kính màu nhờ các dải chì, tạo thành các hoa văn, họa tiết và hình vẽ, như trong các nhà thờ - LTD) và tất cả những thứ đó trút như mưa lên đầu chúng tôi. Tới tận giờ này tôi vẫn tự trách mình rằng tại sao đã không thấy trước điều đó! Rất nhiều người trong chúng tôi bị thương vì thế! Còn may là chúng tôi đang đội mũ sắt, nhưng tay và vai thì bị rạch đứt hết lượt. Đấy, kinh nghiệm đầu tiên của tôi về đánh nhau trong một thành phố lớn thê thảm vậy đó. Chúng tôi vẫn nói với nhau: "Một người khôn ngoan không bao giờ chui vào trong thành phố mà nên bỏ qua nó.? Nhưng trong vụ này tôi được đặc lệnh phải tiến được vào thành phố.
    - Nói chung, thành phố Vienna có bị tàn phá nặng nề không?

    - Không, không nặng lắm. Không so được với như Vácsava. Nhiệm vụ chính của tôi là phải chiếm trung tâm Vienna và ngân hàng. Ở đó chúng tôi chiếm được mười tám tấn vàng, mà lại không được ?othuổng? chút gì. Người của tôi đùa với tôi: ?oGiá mà ta chỉ xách về một túi thế này thôi nhỉ!? Và tôi trả lời: ?oAnh chàng ơi, thế thì tớ sẽ phải đi đập đá hàng bao nhiều năm cho cái túi đấy??
    - Các ông tiếp nhiên liệu như thế nào?
    - Mỗi tiểu đoàn có nhiều xe chở xăng. Trước trận đánh các xe tăng đều phải đổ cho đầy. Nếu chúng tôi phải hành quân hay đột kích, các thùng xăng phụ sẽ được gắn lên tăng và chúng tôi sẽ tháo nó ra trước trận chiến. (Tôi có đọc trên một website của Mỹ về trận Prokhorovka, Kursk, trong đó kể lại hồi ức của đám SS trận đó. Theo lời họ quân Đức cứ nhằm vào thùng xăng phụ trên T-34 mà bắn nên hạ được vô số tăng Nga. Thêm nữa, vài tăng Đức đi theo những đám bụi và khói, chạy song song bên các tăng Nga mà nã đạn nên không bị phát hiện. Theo tôi, hồi ức đó hơi cường điệu, huênh hoang với lính Đức thừa khôn khéo còn quân Nga như lũ lừa. Theo các hồi ức tôi đã dịch thì tất cả không hẳn vậy. ?" LTD). Các xe chở xăng đi về hậu phương tiểu đoàn và mang nhiên liệu tới cho chúng tôi. Không phải tất cả xe chở xăng đều cùng đi một lúc. Ngay khi một xe đã tiếp xong thì chiếc khác chạy tới, và cứ như thế. Khi một xe trút xong xăng thì lập tức quay đầu và trở về binh đoàn để nhận thêm nhiên liệu. Ở Ukraina chng tôi đã phải kéo những xe tải đó sau xe tăng do đường xá quá lầy lội. Bùn lầy kinh khủng. Tại Rumani chúng tôi đột phá vào tới hậu phương quân Đức bằng xe tăng và bọn chúng đã cắt đứt chúng tôi khỏi tuyến hậu cần. Chúng tôi phải chế ra một loại ****tail hỗn hợp, pha giữa xăng và dầu hỏa (xe M4A2 Sherman là loại động cơ diesel), tỷ lệ thế nào thì tôi không nhớ rõ nữa. Xe tăng chạy được bằng thứ ****tail đó, nhưng động cơ sẽ rất nóng.
    - Các ông có lính tăng ?omất ngựa?, tức lính tăng không có xe tăng, trong đơn vị của mình hay không? Ông làm gì đối với họ?
    - Trong chúng tôi có chứ. Thường là chiếm một phần ba tổng số lính. Họ làm tất cả mọi việc. Họ giúp bảo trì, tiếp đạn, tiếp xăng và tất cả những gì cần phải làm. Họ làm những việc như thế đấy.
    - Ông có nguỵ trang xe cộ trong đơn vị mình không?
    - Cũng có đôi chút, nhưng tôi không nhớ rõ lắm. Chúng tôi có tất. Vào mùa đông chúng tôi sơn xe tăng theo một lệnh định sẵn, bằng cả sơn lẫn vôi.
    - Có một quy định nào cho việc nguỵ trang không? Ông có cần giấy phép của ai để sơn bất cứ khẩu hiệu nào lên xe, ví dụ như "Za Rodinu" (Vì tổ quốc), chẳng hạn?
    - Không, không cần xin phép gì cả. Đó là tuỳ anh ?" anh muốn thì cứ sơn thôi. Nếu anh không muốn ngụy trang thì anh không sơn. Còn về những câu viết trên thì tôi tin là chúng phải được cho phép của đại diện chính uỷ. Đó là một cách tuyên truyền, một tuyên bố có tính chính trị.
    - Quân Đức áp dụng rộng rãi việc nguỵ trang. Điều đó có giúp họ không?
    - Có, điều đó có hiệu quả. Đôi khi mang tính chất quyết định với họ!
    - Vậy sao các ông không làm điều đó?
    - Chúng tôi thiếu vật liệu. Chúng tôi không có nhiều màu để lựa chọn. Chỉ có một màu để bảo vệ và chúng tôi dùng nó. Cần biết bao nhiêu sơn để phủ hết một chiếc xe tăng! Giá như chúng tôi có thể nhận được thêm những màu khác thì có lẽ chúng ti cũng nguỵ trang xe mình như thế rồi. Nhìn chung, còn bao nhiêu nhiệm vụ khác để làm như sửa chữa, đổ xăng v.v.
    Bọn Đức giàu có hơn chúng ta. Chúng không chỉ được ngụy trang mà còn biết sử dụng zimmerit bọc vỏ xe tăng hạng nặng (Để mìn từ trường chống tăng không dính vào được. Mìn này do bộ binh cầm tay dán vào vỏ xe. Ai coi phim ?oStalingrad? do Đức sản xuất năm 1992 sẽ thấy mìn này. ?" LTD).
    Thêm vào đó bọn chúng đeo thêm những đoạn xích xe lên ngoài vỏ xe. Đôi khi trò này tỏ ra rất hiệu quả! Một viên đạn pháo đâm vào đoạn xích là bật lia thia ra hướng khác ngay.
    - Tổ lái có cảm thấy chấn động khi một viên đạn đâm trúng xe tăng? Thậm chí cả khi nó không xuyên qua vỏ thép?
    - Nói chung thì là không. Điều này tuỳ theo viên đạn bắn trúng chỗ nào trên xe tăng. Có lần tôi đang ngồi trong khoang bên trái của tháp pháo và một viên bắn trúng gần chỗ tôi. Tôi nghe thấy tiếng va chạm nhưng nó không gây hại cho tôi. Nếu nó trúng chỗ nào khác ở thân xe thì tôi thậm chí còn không thể nghe thấy tiếng động gì. Chuyện này diễn ra rất nhiều. Chúng tôi chui ra ngoài và xem xét chiếc xe. Tại nhiều vị trí trên vỏ thép ta thấy rất ấn tượng, tựa như cảnh một con dao nóng cắt ngọt một miếng bơ vậy. Nhưng tôi không hề nghe thấy tiếng va chạm của viên đạn. Đôi khi người thợ lái hô lên: ?oChúng đang bắn vào bên trái ta!? Nhưng tiếng động cũng không dữ dội lắm. Tất nhiên, nếu một khẩu pháo uy lực như chiếc JSU-152 bắn trúng anh thì anh sẽ nghe thấy ngay! Và nó sẽ bắn bay luôn sọ anh văng đi cùng với tháp pháo.
    Tôi cũng muốn kể thêm rằng vỏ thép chiếc Sherman rất bền dẻo. Có rất nhiều trường hợp xảy ra với loại T-34 của ta khi một viên đạn bắn trúng nhưng không thể xuyên qua xe. Nhưng tổ lái vẫn bị thương vì mảnh vách thép trong xe văng tứ tung bắn vào tay và mắt họ. Điều này không bao giờ xảy ra với xe Sherman.
    - Theo ông loại đối thủ nào là nguy hiểm nhất? Pháo? Xe tăng? Hay máy bay địch?
    - Tất cả chúng đều nguy hiểm nếu được khai hỏa trước. Nhưng nói chung thì pháo chống tăng là nguy hiểm hơn cả. Chúng rất khó bị phát hiện và hạ gục. Bọn pháo thủ đào công sự sao cho nòng pháo của chúng gần như nằm sát ngang mặt đất. Ta sẽ chỉ trông thấy được có vài xăngtimét lá chắn của chúng. Khẩu pháo khai hỏa. Sẽ là may mắn nếu nó có gắn mũi giảm chấn và bụi sẽ bay tung lên! Nhưng nếu đang là mùa đông hay trời có mưa thì sao nhỉ?
    - Có trường hợp nào khi ông ngồi trong xe tăng nên không trông thấy vị trí địch vừa nổ súng nhưng đám xạ thủ tiểu liên hộ tống thì thấy không? Họ sẽ làm cách nào để cho ông biết vị trí của chúng?
    - Đôi khi họ nện lên tháp pháo và hét lên. Đôi khi họ nổ súng về hướng có luồng đạn địch hoặc bắn một phát pháo hiệu về hướng đó. Thêm nữa, anh biết đó, khi chúng tôi bắt đầu chiến đấu, ngừơi chỉ huy thường nhô khỏi tháp pháo để quan sát. Không có thứ kính ngắm nào, thậm chí ngay cả tháp quan sát trên xe cho chỉ huy cũng có thể đem lại tầm quan sát tốt hơn.
    - Các ông duy trì liên lạc với chỉ huy và các xe tăng khác như thế nào?
    - Qua điện đài. Xe Sherman có hai máy radio, băng HF and UHF, chất lượng rất tốt. Chúng tôi thường sử dụng sóng HF để liên lạc với chỉ huy cấp cao, với binh đoàn, còn sóng UHF để liên lạc trong đại đội và tiểu đoàn. Để trao đổi với nhau bên trong xe, chúng tôi sử dụng bộ đàm intercom của xe. Nó hoạt động rất tốt! (Xin nhớ trong hồi ức của Alexandr Bodnar?T ông đã chê bộ đàm của T-34 thế nào ?" LTD). Nhưng khi xe vừa bị trúng đạn thì việc đầu tiên lính tăng phải làm là lột bỏ mũ trùm đầu và microphone đeo cổ. Nếu anh ta quên chuyện này mà cứ nhảy ra ngoài xe thì sẽ bị treo cổ lủng lẳng ngay.
    Phỏng vấn: Valera Potapov-Artem Drabkin
    Ghi lại:Valera Potapov
    Dịch từ Nga sang Anh: James F. Gebhardt
    Dịh từ Anh sang Việt: Lý Thế Dân

  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    - Ông đem theo loại đạn nào trên xe tăng?
    - Đạn xuyên thép và đạn trái phá. Không còn loại nào khác. Tỷ lệ là khoảng một phần ba đạn phá và hai phần ba là đạn xuyên.
    - Nói chung có lẽ điều này tuỳ thuộc theo loại xe tăng. Chúng tôi tính được rằng loại tăng hạng nặng JS của ta sử dụng đạn hơi khác.
    - Anh nói đúng. Nhưng phát đạn của xe JS quá uy lực đến nỗi chỉ trúng một phát là đủ. Khi chúng tôi tiến vào Vienna, người ta bố trí thêm cho chúng tôi một khẩu đội JSU-152 hạng nặng, gồm ba chiếc (trong cuốn sách của mình, Loza gọi chúng là SAU-152, tôi đã hỏi riêng ông về tên những chiếc xe này và ông trả lời rằng chúng được đặt trên khung loại xe JS, do đó theo tôi chúng hẳn là loại JSU-152. ?" Valera Potapov). Chúng làm chậm bước chúng tôi biết bao! Trên xa lộ chúng tôi có thể chạy tới 70 km/h trên chiếc Sherman còn đám JSU chỉ bò như rùa. Khi tiến vào Vienna, có một sự cố xảy ra mà tôi cũng đã kể lại trong cuốn sách của mình. Bọn Đức phản công chúng tôi bằng nhiều chiếc Panther. Panther là một loại tăng hạng nặng. Tôi ra lệnh đưa một chiếc JSU lên phía trước để chọi với đám tăng Đức. ?oTốt, bắn chúng nó đi!?. Và ú ù, cú bắn đáng đồng tiền bát gạo! Tôi muốn nói thêm là phố xá ở Vienna rất chật hẹp, các tòa nhà thì cao, và rất nhiều người muốn ra mục kích cảnh đối đầu giữa một chiếc Panther và một chiếc JSU. Chúng gặp nhau trên đường. Chiếc JSU nã đạn và sức nổ tống chiếc Panther bật lùi về sau (bắn từ khoảng cách 400-500 mét). Tháp pháo của nó văng khỏi thân rồi rơi xuống cách đó mấy mét. Nhưng kết quả của phát đạn là cửa kính vỡ rơi rầm rầm từ trên đầu xuống. Thành Vienna có vô số cửa sổ kính màu khung chì (cửa kính ghép những mảnh kính màu nhờ các dải chì, tạo thành các hoa văn, họa tiết và hình vẽ, như trong các nhà thờ - LTD) và tất cả những thứ đó trút như mưa lên đầu chúng tôi. Tới tận giờ này tôi vẫn tự trách mình rằng tại sao đã không thấy trước điều đó! Rất nhiều người trong chúng tôi bị thương vì thế! Còn may là chúng tôi đang đội mũ sắt, nhưng tay và vai thì bị rạch đứt hết lượt. Đấy, kinh nghiệm đầu tiên của tôi về đánh nhau trong một thành phố lớn thê thảm vậy đó. Chúng tôi vẫn nói với nhau: "Một người khôn ngoan không bao giờ chui vào trong thành phố mà nên bỏ qua nó.? Nhưng trong vụ này tôi được đặc lệnh phải tiến được vào thành phố.
    - Nói chung, thành phố Vienna có bị tàn phá nặng nề không?

    - Không, không nặng lắm. Không so được với như Vácsava. Nhiệm vụ chính của tôi là phải chiếm trung tâm Vienna và ngân hàng. Ở đó chúng tôi chiếm được mười tám tấn vàng, mà lại không được ?othuổng? chút gì. Người của tôi đùa với tôi: ?oGiá mà ta chỉ xách về một túi thế này thôi nhỉ!? Và tôi trả lời: ?oAnh chàng ơi, thế thì tớ sẽ phải đi đập đá hàng bao nhiều năm cho cái túi đấy??
    - Các ông tiếp nhiên liệu như thế nào?
    - Mỗi tiểu đoàn có nhiều xe chở xăng. Trước trận đánh các xe tăng đều phải đổ cho đầy. Nếu chúng tôi phải hành quân hay đột kích, các thùng xăng phụ sẽ được gắn lên tăng và chúng tôi sẽ tháo nó ra trước trận chiến. (Tôi có đọc trên một website của Mỹ về trận Prokhorovka, Kursk, trong đó kể lại hồi ức của đám SS trận đó. Theo lời họ quân Đức cứ nhằm vào thùng xăng phụ trên T-34 mà bắn nên hạ được vô số tăng Nga. Thêm nữa, vài tăng Đức đi theo những đám bụi và khói, chạy song song bên các tăng Nga mà nã đạn nên không bị phát hiện. Theo tôi, hồi ức đó hơi cường điệu, huênh hoang với lính Đức thừa khôn khéo còn quân Nga như lũ lừa. Theo các hồi ức tôi đã dịch thì tất cả không hẳn vậy. ?" LTD). Các xe chở xăng đi về hậu phương tiểu đoàn và mang nhiên liệu tới cho chúng tôi. Không phải tất cả xe chở xăng đều cùng đi một lúc. Ngay khi một xe đã tiếp xong thì chiếc khác chạy tới, và cứ như thế. Khi một xe trút xong xăng thì lập tức quay đầu và trở về binh đoàn để nhận thêm nhiên liệu. Ở Ukraina chng tôi đã phải kéo những xe tải đó sau xe tăng do đường xá quá lầy lội. Bùn lầy kinh khủng. Tại Rumani chúng tôi đột phá vào tới hậu phương quân Đức bằng xe tăng và bọn chúng đã cắt đứt chúng tôi khỏi tuyến hậu cần. Chúng tôi phải chế ra một loại ****tail hỗn hợp, pha giữa xăng và dầu hỏa (xe M4A2 Sherman là loại động cơ diesel), tỷ lệ thế nào thì tôi không nhớ rõ nữa. Xe tăng chạy được bằng thứ ****tail đó, nhưng động cơ sẽ rất nóng.
    - Các ông có lính tăng ?omất ngựa?, tức lính tăng không có xe tăng, trong đơn vị của mình hay không? Ông làm gì đối với họ?
    - Trong chúng tôi có chứ. Thường là chiếm một phần ba tổng số lính. Họ làm tất cả mọi việc. Họ giúp bảo trì, tiếp đạn, tiếp xăng và tất cả những gì cần phải làm. Họ làm những việc như thế đấy.
    - Ông có nguỵ trang xe cộ trong đơn vị mình không?
    - Cũng có đôi chút, nhưng tôi không nhớ rõ lắm. Chúng tôi có tất. Vào mùa đông chúng tôi sơn xe tăng theo một lệnh định sẵn, bằng cả sơn lẫn vôi.
    - Có một quy định nào cho việc nguỵ trang không? Ông có cần giấy phép của ai để sơn bất cứ khẩu hiệu nào lên xe, ví dụ như "Za Rodinu" (Vì tổ quốc), chẳng hạn?
    - Không, không cần xin phép gì cả. Đó là tuỳ anh ?" anh muốn thì cứ sơn thôi. Nếu anh không muốn ngụy trang thì anh không sơn. Còn về những câu viết trên thì tôi tin là chúng phải được cho phép của đại diện chính uỷ. Đó là một cách tuyên truyền, một tuyên bố có tính chính trị.
    - Quân Đức áp dụng rộng rãi việc nguỵ trang. Điều đó có giúp họ không?
    - Có, điều đó có hiệu quả. Đôi khi mang tính chất quyết định với họ!
    - Vậy sao các ông không làm điều đó?
    - Chúng tôi thiếu vật liệu. Chúng tôi không có nhiều màu để lựa chọn. Chỉ có một màu để bảo vệ và chúng tôi dùng nó. Cần biết bao nhiêu sơn để phủ hết một chiếc xe tăng! Giá như chúng tôi có thể nhận được thêm những màu khác thì có lẽ chúng ti cũng nguỵ trang xe mình như thế rồi. Nhìn chung, còn bao nhiêu nhiệm vụ khác để làm như sửa chữa, đổ xăng v.v.
    Bọn Đức giàu có hơn chúng ta. Chúng không chỉ được ngụy trang mà còn biết sử dụng zimmerit bọc vỏ xe tăng hạng nặng (Để mìn từ trường chống tăng không dính vào được. Mìn này do bộ binh cầm tay dán vào vỏ xe. Ai coi phim ?oStalingrad? do Đức sản xuất năm 1992 sẽ thấy mìn này. ?" LTD).
    Thêm vào đó bọn chúng đeo thêm những đoạn xích xe lên ngoài vỏ xe. Đôi khi trò này tỏ ra rất hiệu quả! Một viên đạn pháo đâm vào đoạn xích là bật lia thia ra hướng khác ngay.
    - Tổ lái có cảm thấy chấn động khi một viên đạn đâm trúng xe tăng? Thậm chí cả khi nó không xuyên qua vỏ thép?
    - Nói chung thì là không. Điều này tuỳ theo viên đạn bắn trúng chỗ nào trên xe tăng. Có lần tôi đang ngồi trong khoang bên trái của tháp pháo và một viên bắn trúng gần chỗ tôi. Tôi nghe thấy tiếng va chạm nhưng nó không gây hại cho tôi. Nếu nó trúng chỗ nào khác ở thân xe thì tôi thậm chí còn không thể nghe thấy tiếng động gì. Chuyện này diễn ra rất nhiều. Chúng tôi chui ra ngoài và xem xét chiếc xe. Tại nhiều vị trí trên vỏ thép ta thấy rất ấn tượng, tựa như cảnh một con dao nóng cắt ngọt một miếng bơ vậy. Nhưng tôi không hề nghe thấy tiếng va chạm của viên đạn. Đôi khi người thợ lái hô lên: ?oChúng đang bắn vào bên trái ta!? Nhưng tiếng động cũng không dữ dội lắm. Tất nhiên, nếu một khẩu pháo uy lực như chiếc JSU-152 bắn trúng anh thì anh sẽ nghe thấy ngay! Và nó sẽ bắn bay luôn sọ anh văng đi cùng với tháp pháo.
    Tôi cũng muốn kể thêm rằng vỏ thép chiếc Sherman rất bền dẻo. Có rất nhiều trường hợp xảy ra với loại T-34 của ta khi một viên đạn bắn trúng nhưng không thể xuyên qua xe. Nhưng tổ lái vẫn bị thương vì mảnh vách thép trong xe văng tứ tung bắn vào tay và mắt họ. Điều này không bao giờ xảy ra với xe Sherman.
    - Theo ông loại đối thủ nào là nguy hiểm nhất? Pháo? Xe tăng? Hay máy bay địch?
    - Tất cả chúng đều nguy hiểm nếu được khai hỏa trước. Nhưng nói chung thì pháo chống tăng là nguy hiểm hơn cả. Chúng rất khó bị phát hiện và hạ gục. Bọn pháo thủ đào công sự sao cho nòng pháo của chúng gần như nằm sát ngang mặt đất. Ta sẽ chỉ trông thấy được có vài xăngtimét lá chắn của chúng. Khẩu pháo khai hỏa. Sẽ là may mắn nếu nó có gắn mũi giảm chấn và bụi sẽ bay tung lên! Nhưng nếu đang là mùa đông hay trời có mưa thì sao nhỉ?
    - Có trường hợp nào khi ông ngồi trong xe tăng nên không trông thấy vị trí địch vừa nổ súng nhưng đám xạ thủ tiểu liên hộ tống thì thấy không? Họ sẽ làm cách nào để cho ông biết vị trí của chúng?
    - Đôi khi họ nện lên tháp pháo và hét lên. Đôi khi họ nổ súng về hướng có luồng đạn địch hoặc bắn một phát pháo hiệu về hướng đó. Thêm nữa, anh biết đó, khi chúng tôi bắt đầu chiến đấu, ngừơi chỉ huy thường nhô khỏi tháp pháo để quan sát. Không có thứ kính ngắm nào, thậm chí ngay cả tháp quan sát trên xe cho chỉ huy cũng có thể đem lại tầm quan sát tốt hơn.
    - Các ông duy trì liên lạc với chỉ huy và các xe tăng khác như thế nào?
    - Qua điện đài. Xe Sherman có hai máy radio, băng HF and UHF, chất lượng rất tốt. Chúng tôi thường sử dụng sóng HF để liên lạc với chỉ huy cấp cao, với binh đoàn, còn sóng UHF để liên lạc trong đại đội và tiểu đoàn. Để trao đổi với nhau bên trong xe, chúng tôi sử dụng bộ đàm intercom của xe. Nó hoạt động rất tốt! (Xin nhớ trong hồi ức của Alexandr Bodnar?T ông đã chê bộ đàm của T-34 thế nào ?" LTD). Nhưng khi xe vừa bị trúng đạn thì việc đầu tiên lính tăng phải làm là lột bỏ mũ trùm đầu và microphone đeo cổ. Nếu anh ta quên chuyện này mà cứ nhảy ra ngoài xe thì sẽ bị treo cổ lủng lẳng ngay.
    Phỏng vấn: Valera Potapov-Artem Drabkin
    Ghi lại:Valera Potapov
    Dịch từ Nga sang Anh: James F. Gebhardt
    Dịh từ Anh sang Việt: Lý Thế Dân

  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330

    LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN XE TĂNG TỚI TRƯỚC WW2
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330

    LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN XE TĂNG TỚI TRƯỚC WW2
  8. Amor

    Amor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    Em mới đọc mấy trang đầu thôi, và rất ấn tượng. Nhưng em cũng muốn hỏi bác danngoc tí. Số phận của những tù binh Xôviết ở Đức như Mikhail Lukinov, khi được trở về Liên Xô, ra sao? Có đúng là Stalin tuyên bố "không có tù binh xôviết mà chỉ có những kẻ phản bội" và tống tất cả đi Xiberi ko?
  9. Amor

    Amor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    Em mới đọc mấy trang đầu thôi, và rất ấn tượng. Nhưng em cũng muốn hỏi bác danngoc tí. Số phận của những tù binh Xôviết ở Đức như Mikhail Lukinov, khi được trở về Liên Xô, ra sao? Có đúng là Stalin tuyên bố "không có tù binh xôviết mà chỉ có những kẻ phản bội" và tống tất cả đi Xiberi ko?
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Không đến nỗi như thế, Stalin khôn ngoan chán. Hồi ức của Lukinov thực ra còn hai phần nữa bằng tiếng Nga, một là thời kỳ đầu chiến tranh trước khi ông bị bắt làm tù binh, một là sau khi ông được giải phóng và trở về LX. Đáng tiếc không ai giúp mình dịch cái này ra hết nên mình cũng điếc.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này