1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 04/09/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Mấy cái ảnh về WW II { ảnh màu } :

    Em tiger bị knockout

    Panther


    Con Sherman M4 này còn phun lửa nữa cơ !
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    THẾ HỆ THIẾT GIÁP XÔVIẾT MỚI ĐỐI CHỌI VỚI TĂNG TIGER
    Tác giả: Dmitry Pyatakhin
    Hiệu đính: Joe Koss & George Parada
    Dịch từ Anh sang Việt: Lý Thế Dân
    Nguồn: www.achtungpanzer.com

    Lần xuất hiện đầu tiên của tăng Tiger tại mặt trận phía Đông không thành công. Những chiếc Tigers đầu tiên được chuyển cho Trung đội 1 của Tiểu đoàn tăng nặng 502 (Schwere Panzer Abteilung 502). Ngày 29 tháng Tám năm 1942, bốn chiếc Tigers đã tới nhà ga Mgaảơ gần khu vực Leningrad. Mờ sáng cùng ngày, những tăng này được xuống tàu và chuẩn bị để sẵn sàng chiến đấu. Tới 11:00 sáng, những chiếc Tiger tiến vào vị trí chiến đấu. Thiếu tá Richard Merker chỉ huy trung đội, bao gồm bốn Tigers, sáu PzKpfw III Ausf. L và J, hai đại đội bộ binh và nhiều xe tải thuộc đội hỗ trợ kỹ thuật. Một đại diện của công ty Henshel, Hans Franke, đi theo đơn vị này trong một chiếc VW Kubelwagen ngay sau chiếc Tiger đi đầu. Sau trận tấn công, một sai lầm khi cố sử dụng xe tăng nặng Tiger trên địa hình đất yếu đã xảy ra, do khả năng cơ động của chúng bị cản trở.
    Bộ binh Nga rút lui, pháo binh của họ trút đạn như mưa để yểm trợ bộ binh. Đơn vị của thiếu tá Merker, chia thành hai nhóm, bắt đầu tấn công dọc hai con đường song song nhau. Ngay lập tức họ đã phải bỏ lại một chiếc Tiger vì lỗi ở bộ truyền động. Chiếc thứ hai bị bỏ lại vài phút sau vì vì hư hỏng ở động cơ. Mặc cho đạn của lính Nga bắn, viên đại diện của Henschel cố gắng kiểm tra chiếc tăng, nhưng ngay sau đó Merker lái chiếc Tiger của mình đi ngang qua và báo rằng chiếc tăng thứ ba đã bất động do bộ phận lái bị hỏng. Trong đêm, cả ba chiếc Tigers bị hỏng đều được chuyển đi nhờ sử dụng những xe kéo xích Sd Kfz 9 ?" cứ ba chiếc kéo một tăng. May cho người Đức là quân Nga không thể làm bất cứ chuyện gì để chiếm lấy những chiếc tăng đã bất động. Sau khi kiểm tra, các bộ phận dự trữ cho mấy chiếc Tiger được chuyển tới bằng máy bay từ xưởng của cty Henshel đặt tại Kassel và tới 15 tháng Chín tất cả bốn chiếc Tiger đều được sửa xong và sẵn sàng chiến đấu.
    Trận chiến thứ hai của những xe Tiger cũng không thành công hơn lần đầu. Ngày 22 tháng Chín, cả bốn chiếc Tigers, đi kèm là những chiếc tăng nhẹ PzKpfw III, hỗ trợ Sư đoàn bộ binh 170 tấn công Tập đoàn quân Xôviết số 2. Mặt đất rất xấu, đất quá mềm sau những cơn mưa, và Thiếu tá Merker đã phản đối việc dùng xe Tigers trong chiến dịch này. Sau một mệnh lệnh trực tiếp từ Hitler, những xe Tigers tiến vào trận đánh. Ngay sau khi trận chiến bắt đầu, chiếc Tiger đầu tiên bị trúng một phát đạn bắn thẳng vào giáp trước. Viên đạn không xuyên qua, nhưng động cơ bị chết và không có đủ thời gian để khởi động lại. Tổ lái rời bỏ chiếc Tiger và ném lựu đạn vào bên trong xe. Ba chiếc Tiger còn lại tới được chiến hào quân Nga nhưng ngay lập tức bị phá huỷ do đạn pháo Nga bắn chéo sườn khi chúng bị mất cơ động trên mặt đất ướt. Sau đó, ba chiếc Tiger đã được sơ tán, và các công binh Đức phá huỷ chiếc thứ tư để ngăn nó bị chiếm mất.
    Pháo tự hành hạng trung Sôviết SU-122 trang bị đại bác 122mm.
    Tướng xe tăng Guderian: "Đó không chỉ là thiệt hại nặng mà còn đánh mất tính bí mật và chủ động trong tương lai.?
    Tăng Tigers đã thành công trong trận đánh thứ ba. Ngày 12 tháng Giêng 1943, tiểu đoàn 502 yểm trợ Sư đoàn bộ binh 96 chống lại cuộc tấn công của xe tăng Nga. Bốn chiếc Tiger tiêu diệt 12 tăng Nga T-34/76 và số tăng Nga còn lại bị buộc phải rút chạy.
    Ngày 16 tháng Giêng 1943, quân Nga bắt sống được chiếc Tiger đầu tiên trong một cuộc tấn công của quân Đức diễn ra gần Shlisselburg thuộc mặt trận Leningrad. Chiếc tăng bị chiếm lập tức được chuyển về Bãi thử Kubinka và được kiểm tra bởi các công trình sư Xôviết. Tăng Tiger không còn là thứ vũ khí bí mật nữa.
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    THẾ HỆ THIẾT GIÁP XÔVIẾT MỚI ĐỐI CHỌI VỚI TĂNG TIGER
    Tác giả: Dmitry Pyatakhin
    Hiệu đính: Joe Koss & George Parada
    Dịch từ Anh sang Việt: Lý Thế Dân
    Nguồn: www.achtungpanzer.com

    Lần xuất hiện đầu tiên của tăng Tiger tại mặt trận phía Đông không thành công. Những chiếc Tigers đầu tiên được chuyển cho Trung đội 1 của Tiểu đoàn tăng nặng 502 (Schwere Panzer Abteilung 502). Ngày 29 tháng Tám năm 1942, bốn chiếc Tigers đã tới nhà ga Mgaảơ gần khu vực Leningrad. Mờ sáng cùng ngày, những tăng này được xuống tàu và chuẩn bị để sẵn sàng chiến đấu. Tới 11:00 sáng, những chiếc Tiger tiến vào vị trí chiến đấu. Thiếu tá Richard Merker chỉ huy trung đội, bao gồm bốn Tigers, sáu PzKpfw III Ausf. L và J, hai đại đội bộ binh và nhiều xe tải thuộc đội hỗ trợ kỹ thuật. Một đại diện của công ty Henshel, Hans Franke, đi theo đơn vị này trong một chiếc VW Kubelwagen ngay sau chiếc Tiger đi đầu. Sau trận tấn công, một sai lầm khi cố sử dụng xe tăng nặng Tiger trên địa hình đất yếu đã xảy ra, do khả năng cơ động của chúng bị cản trở.
    Bộ binh Nga rút lui, pháo binh của họ trút đạn như mưa để yểm trợ bộ binh. Đơn vị của thiếu tá Merker, chia thành hai nhóm, bắt đầu tấn công dọc hai con đường song song nhau. Ngay lập tức họ đã phải bỏ lại một chiếc Tiger vì lỗi ở bộ truyền động. Chiếc thứ hai bị bỏ lại vài phút sau vì vì hư hỏng ở động cơ. Mặc cho đạn của lính Nga bắn, viên đại diện của Henschel cố gắng kiểm tra chiếc tăng, nhưng ngay sau đó Merker lái chiếc Tiger của mình đi ngang qua và báo rằng chiếc tăng thứ ba đã bất động do bộ phận lái bị hỏng. Trong đêm, cả ba chiếc Tigers bị hỏng đều được chuyển đi nhờ sử dụng những xe kéo xích Sd Kfz 9 ?" cứ ba chiếc kéo một tăng. May cho người Đức là quân Nga không thể làm bất cứ chuyện gì để chiếm lấy những chiếc tăng đã bất động. Sau khi kiểm tra, các bộ phận dự trữ cho mấy chiếc Tiger được chuyển tới bằng máy bay từ xưởng của cty Henshel đặt tại Kassel và tới 15 tháng Chín tất cả bốn chiếc Tiger đều được sửa xong và sẵn sàng chiến đấu.
    Trận chiến thứ hai của những xe Tiger cũng không thành công hơn lần đầu. Ngày 22 tháng Chín, cả bốn chiếc Tigers, đi kèm là những chiếc tăng nhẹ PzKpfw III, hỗ trợ Sư đoàn bộ binh 170 tấn công Tập đoàn quân Xôviết số 2. Mặt đất rất xấu, đất quá mềm sau những cơn mưa, và Thiếu tá Merker đã phản đối việc dùng xe Tigers trong chiến dịch này. Sau một mệnh lệnh trực tiếp từ Hitler, những xe Tigers tiến vào trận đánh. Ngay sau khi trận chiến bắt đầu, chiếc Tiger đầu tiên bị trúng một phát đạn bắn thẳng vào giáp trước. Viên đạn không xuyên qua, nhưng động cơ bị chết và không có đủ thời gian để khởi động lại. Tổ lái rời bỏ chiếc Tiger và ném lựu đạn vào bên trong xe. Ba chiếc Tiger còn lại tới được chiến hào quân Nga nhưng ngay lập tức bị phá huỷ do đạn pháo Nga bắn chéo sườn khi chúng bị mất cơ động trên mặt đất ướt. Sau đó, ba chiếc Tiger đã được sơ tán, và các công binh Đức phá huỷ chiếc thứ tư để ngăn nó bị chiếm mất.
    Pháo tự hành hạng trung Sôviết SU-122 trang bị đại bác 122mm.
    Tướng xe tăng Guderian: "Đó không chỉ là thiệt hại nặng mà còn đánh mất tính bí mật và chủ động trong tương lai.?
    Tăng Tigers đã thành công trong trận đánh thứ ba. Ngày 12 tháng Giêng 1943, tiểu đoàn 502 yểm trợ Sư đoàn bộ binh 96 chống lại cuộc tấn công của xe tăng Nga. Bốn chiếc Tiger tiêu diệt 12 tăng Nga T-34/76 và số tăng Nga còn lại bị buộc phải rút chạy.
    Ngày 16 tháng Giêng 1943, quân Nga bắt sống được chiếc Tiger đầu tiên trong một cuộc tấn công của quân Đức diễn ra gần Shlisselburg thuộc mặt trận Leningrad. Chiếc tăng bị chiếm lập tức được chuyển về Bãi thử Kubinka và được kiểm tra bởi các công trình sư Xôviết. Tăng Tiger không còn là thứ vũ khí bí mật nữa.
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Đầu năm 1943, Hồng quân không có thứ vũ khí nào sánh được với hỏa lực của khẩu pháo 8.8cm KwK 36 L/56 của tăng Tiger hoặc có vỏ thép dày bằng. Để đánh cận chiến, bộ binh Hồng quân sử dụng loại súng chống tăng PTRD-41 và PTRS-41 với nòng dài 1,2 mét, bắn đạn chống tăng lõi tungsten. Loại vũ khí này không thể hạ được Tiger, nhưng mặt khác có thể phá huỷ thiết bị quan sát hoặc làm đứt xích xe. Tuy nhiên, nó trở nên vô ích khi chống lại xe tăng hạng nặng của Đức, và về sau bộ binh Xôviết đành sử dụng súng chống tăng Panzerfaust chiếm được của Đức.
    Tăng Sôviết hạng nặng IS-2 trang bị pháo 122mm.
    Pháo trở thành thứ vũ khí chủ yếu của Hồng quân. Không phải loại pháo nào của Nga cũng bắn thủng được vỏ thép xe Tiger, nhưng bắn tập trung hỏa lực của tất cả pháo binh có trong tay vào xe tăng có thể làm hư hỏng nặng chúng, thậm chí có thể làm chết động cơ hoặc gây nổ khoang chứa đạn. Pháo 76.2mm ZIS-3, bắn đạn chống tăng, có thể xuyên thủng gíáp hông của Tiger từ cách 300-400 mét hay làm hỏng hộp số, nhưng không thể bắn thủng giáp phía trước xe. Do cơ động kém, xe Tiger dễ trở thành mục tiêu của pháo chống tăng phục kích phòng thủ. Chỉ có pháo phòng không 85mm và đặc biệt là đại bác 122mm A-19 là có thể tiêu diệt Tiger ở tầm xa hơn. Cho tới cuối cuộc chiến, Liên Xô đã chế tạo rất nhiều kiểu pháo chống tăng, lên tới cỡ 100mm đường kính lỗ nòng.
    Otto Carius: "Thậm chí ngay quân Mỹ, đối thủ mà tôi biết rất rõ sau này trên Mặt trận phía Tây, cũng không thể sánh được với quân Nga. Bọn Ivan bắn vào vị trí chúng tôi bằng tất cả mọi loại pháo, từ súng cối hạng nhẹ cho tới đại bác hạng nặng. Chúng tôi không thể nào chạy ra khỏi hầm trú ẩn để kiểm tra xe Tiger của mình được. Không có gì lạ là quân Nga đã dễ dàng phá vỡ phòng tuyến chúng tôi sau những đợt pháo kích dữ dội như vậy.?
    Otto Carius: "Việc tiêu diệt một khẩu pháo chống tăng thường làm tốn mất một vài xe tăng của ta, bởi chúng rất nhỏ, nguỵ trang khéo và chủ động phục kích chờ xe tăng đi qua. Thường thì chúng (pháo chống tăng Nga) là kẻ bắn trước. Nếu tổ pháo thủ có kinh nghiệm, chúng có thể hạ gục được chiếc Tiger. Nếu chúng không tiêu diệt được tăng của anh bằng phát đạn đầu tiên thì anh cũng không có nhiều thời gian để phản ứng trước khi anh phải lãnh phát đạn thứ hai.?
    Michael Wittmann: "Khẩu pháo chống tăng khó bị phát hiện hơn xe tăng [địch]. Khẩu pháo có thể bắn rất nhiều phát trước khi tôi xác định được nó.?
    Pháo binh dã chiến của Hồng quân hỗ trợ hỏa lực chống tăng chính cho bộ binh. Khi chiếc Tiger I đầu tiên xuất hiện tại Mặt trận phía Đông, Hồng quân đang có trong tay loại tăng T-34/76 và rất nhiều kiểu phiên bản của KV-1. Cho tới mùa thu 1943, Hồng quân chỉ có hai kiểu pháo tự hành: chiếc SU-122 pháo tự hành hạng trung và SU-76 pháo tự hành hạng nhẹ. Cả hai loại này đều không hiệu quả khi chống lại tăng Tiger trong khoảng cách trên 500 mét. Tăng Tiger chiếm ưu thế lớn từ tầm xa. Trong trận đấu tăng nổi tiếng gần Prokhorovka, các chỉ huy Xôviết cố gắng khai thác ưu thế cơ động cao của tăng T-34 và pháo tự hành bằng cách áp sát và bắn vào giáp hông của của Tiger. Kết quả của trận đánh là các xe tăng loại mới của Đức trở thành tương đương với xe tăng kiểu cũ của Xôviết nhờ sự lựa chọn nhận định chính xác trên chiến trường. Đó là tài năng thao lược sáng giá của Đại tướng Rotmistrov và Trung tướng Zhadov. TRận đánh kết thúc với thiệt hại hai bên ngang nhau, nhưng phía Xôviết giữ được nhiều xe tăng hơn trong đội hình dự bị để phản công, trong khi quân Đức không thể tiếp tục đợt tấn công của mình.
    Tháng Hai năm 1944, tăng T-34 được gắn khẩu pháo nòng dài loại mới S-53 85mm và tới giữa năm 1944 là pháo ZIS-S-53 85mm. Loại pháo mới này có thể bắn thủng giáp hông của Tiger I từ khoảng cách 800 mét và vỏ hông tháp pháo từ khoảng cách 600 mét. Như thế vẫn chưa đủ - vẫn như trước, tăng Tiger có thể tiêu diệt T-34 từ khoảng cách 1500 cho tới 2000 mét. Pháo phòng không 85mm chỉ là loại pháo phòng không đơn thuần không có cải tiến gì đặc biệt. Khẩu S-53 là bản thiết kế cải tiến do Viện Thiết kế F. F. Petrov thiết kế được gắn trên tháp pháo của T-34-85. Khẩu ZiS-S-53 là phiên bản của S-53 do Viện thiết kế Grabin thiết kế nhằm đơn giản hóa khẩu pháo và giảm giá thành sản xuất, trong khi đạn đạo của cả hai khẩu tương tự nhau.
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Đầu năm 1943, Hồng quân không có thứ vũ khí nào sánh được với hỏa lực của khẩu pháo 8.8cm KwK 36 L/56 của tăng Tiger hoặc có vỏ thép dày bằng. Để đánh cận chiến, bộ binh Hồng quân sử dụng loại súng chống tăng PTRD-41 và PTRS-41 với nòng dài 1,2 mét, bắn đạn chống tăng lõi tungsten. Loại vũ khí này không thể hạ được Tiger, nhưng mặt khác có thể phá huỷ thiết bị quan sát hoặc làm đứt xích xe. Tuy nhiên, nó trở nên vô ích khi chống lại xe tăng hạng nặng của Đức, và về sau bộ binh Xôviết đành sử dụng súng chống tăng Panzerfaust chiếm được của Đức.
    Tăng Sôviết hạng nặng IS-2 trang bị pháo 122mm.
    Pháo trở thành thứ vũ khí chủ yếu của Hồng quân. Không phải loại pháo nào của Nga cũng bắn thủng được vỏ thép xe Tiger, nhưng bắn tập trung hỏa lực của tất cả pháo binh có trong tay vào xe tăng có thể làm hư hỏng nặng chúng, thậm chí có thể làm chết động cơ hoặc gây nổ khoang chứa đạn. Pháo 76.2mm ZIS-3, bắn đạn chống tăng, có thể xuyên thủng gíáp hông của Tiger từ cách 300-400 mét hay làm hỏng hộp số, nhưng không thể bắn thủng giáp phía trước xe. Do cơ động kém, xe Tiger dễ trở thành mục tiêu của pháo chống tăng phục kích phòng thủ. Chỉ có pháo phòng không 85mm và đặc biệt là đại bác 122mm A-19 là có thể tiêu diệt Tiger ở tầm xa hơn. Cho tới cuối cuộc chiến, Liên Xô đã chế tạo rất nhiều kiểu pháo chống tăng, lên tới cỡ 100mm đường kính lỗ nòng.
    Otto Carius: "Thậm chí ngay quân Mỹ, đối thủ mà tôi biết rất rõ sau này trên Mặt trận phía Tây, cũng không thể sánh được với quân Nga. Bọn Ivan bắn vào vị trí chúng tôi bằng tất cả mọi loại pháo, từ súng cối hạng nhẹ cho tới đại bác hạng nặng. Chúng tôi không thể nào chạy ra khỏi hầm trú ẩn để kiểm tra xe Tiger của mình được. Không có gì lạ là quân Nga đã dễ dàng phá vỡ phòng tuyến chúng tôi sau những đợt pháo kích dữ dội như vậy.?
    Otto Carius: "Việc tiêu diệt một khẩu pháo chống tăng thường làm tốn mất một vài xe tăng của ta, bởi chúng rất nhỏ, nguỵ trang khéo và chủ động phục kích chờ xe tăng đi qua. Thường thì chúng (pháo chống tăng Nga) là kẻ bắn trước. Nếu tổ pháo thủ có kinh nghiệm, chúng có thể hạ gục được chiếc Tiger. Nếu chúng không tiêu diệt được tăng của anh bằng phát đạn đầu tiên thì anh cũng không có nhiều thời gian để phản ứng trước khi anh phải lãnh phát đạn thứ hai.?
    Michael Wittmann: "Khẩu pháo chống tăng khó bị phát hiện hơn xe tăng [địch]. Khẩu pháo có thể bắn rất nhiều phát trước khi tôi xác định được nó.?
    Pháo binh dã chiến của Hồng quân hỗ trợ hỏa lực chống tăng chính cho bộ binh. Khi chiếc Tiger I đầu tiên xuất hiện tại Mặt trận phía Đông, Hồng quân đang có trong tay loại tăng T-34/76 và rất nhiều kiểu phiên bản của KV-1. Cho tới mùa thu 1943, Hồng quân chỉ có hai kiểu pháo tự hành: chiếc SU-122 pháo tự hành hạng trung và SU-76 pháo tự hành hạng nhẹ. Cả hai loại này đều không hiệu quả khi chống lại tăng Tiger trong khoảng cách trên 500 mét. Tăng Tiger chiếm ưu thế lớn từ tầm xa. Trong trận đấu tăng nổi tiếng gần Prokhorovka, các chỉ huy Xôviết cố gắng khai thác ưu thế cơ động cao của tăng T-34 và pháo tự hành bằng cách áp sát và bắn vào giáp hông của của Tiger. Kết quả của trận đánh là các xe tăng loại mới của Đức trở thành tương đương với xe tăng kiểu cũ của Xôviết nhờ sự lựa chọn nhận định chính xác trên chiến trường. Đó là tài năng thao lược sáng giá của Đại tướng Rotmistrov và Trung tướng Zhadov. TRận đánh kết thúc với thiệt hại hai bên ngang nhau, nhưng phía Xôviết giữ được nhiều xe tăng hơn trong đội hình dự bị để phản công, trong khi quân Đức không thể tiếp tục đợt tấn công của mình.
    Tháng Hai năm 1944, tăng T-34 được gắn khẩu pháo nòng dài loại mới S-53 85mm và tới giữa năm 1944 là pháo ZIS-S-53 85mm. Loại pháo mới này có thể bắn thủng giáp hông của Tiger I từ khoảng cách 800 mét và vỏ hông tháp pháo từ khoảng cách 600 mét. Như thế vẫn chưa đủ - vẫn như trước, tăng Tiger có thể tiêu diệt T-34 từ khoảng cách 1500 cho tới 2000 mét. Pháo phòng không 85mm chỉ là loại pháo phòng không đơn thuần không có cải tiến gì đặc biệt. Khẩu S-53 là bản thiết kế cải tiến do Viện Thiết kế F. F. Petrov thiết kế được gắn trên tháp pháo của T-34-85. Khẩu ZiS-S-53 là phiên bản của S-53 do Viện thiết kế Grabin thiết kế nhằm đơn giản hóa khẩu pháo và giảm giá thành sản xuất, trong khi đạn đạo của cả hai khẩu tương tự nhau.
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330

    Pháo tự hành Xô viết hạng nặng ISU-152 trang bị đại bác 152mm.
    Từ đầu năm 1943 cho tới giữa 1944, đối thủ chính của chiếc Tiger tại Mặt trận phía Đông là khẩu pháo tự hành dựa trên phần khung xe T-34 và KV-1. Khi nhận ra rằng kiểu pháo tự hành SU-76 và SU-122 hiện có không thể bắn thủng giáp của Tiger từ khoảng cách trên 1,000 mét, Liên Xô quyết định thiết kế kiểu pháo tự hành mới, SU-85, trang bị một mô phỏng của khẩu pháo phòng không 85mm. Sản lượng SU-122 bị ngưng và SU-85 thế vào chỗ của nó. Sau đó nó được nối tiếp bằng khẩu pháo tự hành hạng trung SU-100. Tới giữa năm 1943, khẩu pháo tự hành hạng nặng SU-152 xuất hiện trên chiến trường. Nó dựa theo chiếc tăng nặng KV-1 và gắn khẩu đại bác 152mm. Nó được đặt biệt hiệu là Zveroboi (Người giết thú). Tới cuối năm 1943, một loại pháo tự hành mới, chiếc ISU-152, dựa trên loại tăng hạng nặng IS-2 được đưa vào sản xuất. Nó trang bị một kiểu đại bác 152mm rất mạnh. Phát đạn từ khẩu pháo này có thể xuyên qua bất cứ bộ phận nào trên vỏ thép xe Tiger và thậm chí có thể bắn tung tháp pháo khỏi thân xe. Khẩu pháo tự hành này có biệt hiệu là "Người Săn thú". Trọng lượng viên đạn xuyên thép AP của nó là 48kg, trong khi đạn phá HE là 41kg. (Xin xem lại hồi ức của Dmitri Loza - LTD)
    Otto Carius: "Viên đạn xé tan phần bên phải của vòm tháp chỉ huy của xe tăng. Tôi không bị đứt đầu chỉ nhờ đã cúi người xuống để châm lửa điếu thuốc lá trên môi. Đột nhiên khẩu pháo tự hành Nga xuất hiện và tôi ra lệnh cho người pháo thủ khai hỏa. Kramer bắn, và phát đạn thứ hai, bắn từ một khẩu pháo tự hành khác, đập trúng vào tháp pháo. Tôi không thể nhớ bằng cách nào mình đã thoát khỏi chiếc Tiger nữa. Chiếc tai nghe là vật duy nhất tôi còn lại được từ chiếc Tiger đã bị phá huỷ của mình.?
    Khai thác tối đa khả năng của pháo tự hành, Hồng quân chiến đấu để giành lấy thời gian cần thiết cho việc phát triển một loại tăng mới sánh được với chiếc Tiger. Tới cuối năm 1943, chiếc tăng mới IS-1 được thiết kế và Hồng quân nhận được những xe tăng đầu tiên thuộc loại này vào tháng Hai năm 1944. Tiếp theo nó là loại tăng hạng nặng nổi tiếng IS-2. Dòng xe tăng IS (tức Iosif Stalin, do bảng chữ cái Kirin (chữ cái Hy Lạp - LTD) không có ký tự ?oJ?, phương Tây phiên thành Joseph Stalin) có tiết diện ngang thấp hơn chiếc Tiger và Sherman. Tháp pháo và giáp trước dày tới 100mm. Giáp hông dày 75mm. Loại tăng này trang bị khẩu pháo đầy uy lực 122mm D25T có nòng dài năm mét. Tăng IS có một ưu thế vượt trội so với Tiger do giáp trước thiết kế với độ nghiêng lớn. Với loại tăng này, Hồng quân cuối cùng đã có loại thiết giáp tốt hơn hẳn xe Tiger I và nagng bằng xe King Tiger (Tiger II) trên rất nhiều phương diện. Tháng Ba năm 1944, những chiếc IS-2 đầu tiên được thử nghiệm trong thực tế và đã chứng tỏ sức mạnh của mình. Hơn 3,000 xe tăng IS-2 được sản xuất cho tới cuối chiến tranh. Theo ý kiến của Hasso von Manteuffel, lính tăng Át của quân Đức, đây là loại xe tăng tốt nhất trong Thế chiến II.
    Trong chiến tranh, Liên Xô sản xuất được hơn 125,000 xe tăng và thiết giáp. Nước Đức sản xuất được 89,000 chiếc và chỉ có 2,000 trong số đó là Tigers và King Tigers. Không có cơ hội nào cho nước Đức để giành chiến thắng trước sức mạnh của Hồng quân trong cuộc chiến tại Mặt trận phía Đông.
    Nguồn:
    H. Guderian: "Memories of a Soldier", Moscow Voenizdat 1962;
    F. Mellenthin: "Panzer Battles 1939-1945", Moscow, AST 1998;
    E. Middeldorf: "Russian Campaign Tactics and Weapons", Moscow, AST 1999;
    D. Crow: "Armored Fighting Vehicles of Germany", Chancellor Press, London 1973;
    J. Ledwoch: "Tiger", Wydawnictwo Militaria, Warsaw;
    B. Culver: "Tiger in Action", Squadron Publication, London 1980;
    M. Svirin: "IS Tanks", Moscow, Armada 1998;
    Dịch từ bản tiếng Anh: Lý Thế Dân
    Được danngoc sửa chữa / chuyển vào 17:40 ngày 01/01/2005
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330

    Pháo tự hành Xô viết hạng nặng ISU-152 trang bị đại bác 152mm.
    Từ đầu năm 1943 cho tới giữa 1944, đối thủ chính của chiếc Tiger tại Mặt trận phía Đông là khẩu pháo tự hành dựa trên phần khung xe T-34 và KV-1. Khi nhận ra rằng kiểu pháo tự hành SU-76 và SU-122 hiện có không thể bắn thủng giáp của Tiger từ khoảng cách trên 1,000 mét, Liên Xô quyết định thiết kế kiểu pháo tự hành mới, SU-85, trang bị một mô phỏng của khẩu pháo phòng không 85mm. Sản lượng SU-122 bị ngưng và SU-85 thế vào chỗ của nó. Sau đó nó được nối tiếp bằng khẩu pháo tự hành hạng trung SU-100. Tới giữa năm 1943, khẩu pháo tự hành hạng nặng SU-152 xuất hiện trên chiến trường. Nó dựa theo chiếc tăng nặng KV-1 và gắn khẩu đại bác 152mm. Nó được đặt biệt hiệu là Zveroboi (Người giết thú). Tới cuối năm 1943, một loại pháo tự hành mới, chiếc ISU-152, dựa trên loại tăng hạng nặng IS-2 được đưa vào sản xuất. Nó trang bị một kiểu đại bác 152mm rất mạnh. Phát đạn từ khẩu pháo này có thể xuyên qua bất cứ bộ phận nào trên vỏ thép xe Tiger và thậm chí có thể bắn tung tháp pháo khỏi thân xe. Khẩu pháo tự hành này có biệt hiệu là "Người Săn thú". Trọng lượng viên đạn xuyên thép AP của nó là 48kg, trong khi đạn phá HE là 41kg. (Xin xem lại hồi ức của Dmitri Loza - LTD)
    Otto Carius: "Viên đạn xé tan phần bên phải của vòm tháp chỉ huy của xe tăng. Tôi không bị đứt đầu chỉ nhờ đã cúi người xuống để châm lửa điếu thuốc lá trên môi. Đột nhiên khẩu pháo tự hành Nga xuất hiện và tôi ra lệnh cho người pháo thủ khai hỏa. Kramer bắn, và phát đạn thứ hai, bắn từ một khẩu pháo tự hành khác, đập trúng vào tháp pháo. Tôi không thể nhớ bằng cách nào mình đã thoát khỏi chiếc Tiger nữa. Chiếc tai nghe là vật duy nhất tôi còn lại được từ chiếc Tiger đã bị phá huỷ của mình.?
    Khai thác tối đa khả năng của pháo tự hành, Hồng quân chiến đấu để giành lấy thời gian cần thiết cho việc phát triển một loại tăng mới sánh được với chiếc Tiger. Tới cuối năm 1943, chiếc tăng mới IS-1 được thiết kế và Hồng quân nhận được những xe tăng đầu tiên thuộc loại này vào tháng Hai năm 1944. Tiếp theo nó là loại tăng hạng nặng nổi tiếng IS-2. Dòng xe tăng IS (tức Iosif Stalin, do bảng chữ cái Kirin (chữ cái Hy Lạp - LTD) không có ký tự ?oJ?, phương Tây phiên thành Joseph Stalin) có tiết diện ngang thấp hơn chiếc Tiger và Sherman. Tháp pháo và giáp trước dày tới 100mm. Giáp hông dày 75mm. Loại tăng này trang bị khẩu pháo đầy uy lực 122mm D25T có nòng dài năm mét. Tăng IS có một ưu thế vượt trội so với Tiger do giáp trước thiết kế với độ nghiêng lớn. Với loại tăng này, Hồng quân cuối cùng đã có loại thiết giáp tốt hơn hẳn xe Tiger I và nagng bằng xe King Tiger (Tiger II) trên rất nhiều phương diện. Tháng Ba năm 1944, những chiếc IS-2 đầu tiên được thử nghiệm trong thực tế và đã chứng tỏ sức mạnh của mình. Hơn 3,000 xe tăng IS-2 được sản xuất cho tới cuối chiến tranh. Theo ý kiến của Hasso von Manteuffel, lính tăng Át của quân Đức, đây là loại xe tăng tốt nhất trong Thế chiến II.
    Trong chiến tranh, Liên Xô sản xuất được hơn 125,000 xe tăng và thiết giáp. Nước Đức sản xuất được 89,000 chiếc và chỉ có 2,000 trong số đó là Tigers và King Tigers. Không có cơ hội nào cho nước Đức để giành chiến thắng trước sức mạnh của Hồng quân trong cuộc chiến tại Mặt trận phía Đông.
    Nguồn:
    H. Guderian: "Memories of a Soldier", Moscow Voenizdat 1962;
    F. Mellenthin: "Panzer Battles 1939-1945", Moscow, AST 1998;
    E. Middeldorf: "Russian Campaign Tactics and Weapons", Moscow, AST 1999;
    D. Crow: "Armored Fighting Vehicles of Germany", Chancellor Press, London 1973;
    J. Ledwoch: "Tiger", Wydawnictwo Militaria, Warsaw;
    B. Culver: "Tiger in Action", Squadron Publication, London 1980;
    M. Svirin: "IS Tanks", Moscow, Armada 1998;
    Dịch từ bản tiếng Anh: Lý Thế Dân
    Được danngoc sửa chữa / chuyển vào 17:40 ngày 01/01/2005
  8. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Tiếp tục đi chứ, đ/c danngoc ơi !






  9. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Tiếp tục đi chứ, đ/c danngoc ơi !






  10. songvedem

    songvedem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    34
    Chào các bạn.
    Cho mình hỏi ngaòi lề 1 chút. Ngày xưa em còn bé tí có 1 quyển sách của Nga (loại nhỏ ) hình như là bằng tiếng Nga nói về chiến thắng của Nga trong WWII. Trong đó rất ấn tuợng với tấm ảnh 1 đoàn xe tăng Đức, ảnh chụp như trên lễ đài nhìn xuống( trong ảnh khoảng 6-7 cái kín cả ảnh) chụp như trong lễ duyệt binh. Cái ấn tượng nhất là nòng pháo và tháp pháo xe tăng Đức rất to, hoành tráng và oai phong. Phải to bằng 2 - 3 xe T34 ấy. Diện tích mặt trên của tháp pháo phẳng, phải đến gần 10 m2 (vì thằng lái cùng cái cửa trông khá bé). Ảnh chụp đen trắng, rõ ràng. Có đồng chí nào có tấm ảnh đó hay biết laọi xe tăng đó là xe tank gì không. Có phải là laọi con Cọp nổi tiếng không? Vì nhìn cái ảnh con Cọp bị cháy ở trên trông nhỏ lắm.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này