1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 04/09/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Khi ông làm công tác quan trắc mục tiêu, có khi nào ông phải mã hóa thông tin truyền đi chưa?
    Chuyện đó là rất cơ bản, cũng hệt như mọi chỗ khác thôi. Người chỉ huy được gọi theo con số thay vì tên thật, đạn dược - lấy theo vài loại rau quả. Nhưng liên lạc qua điện đài thì được mã hóa, tất nhiên rồi. Anh sẽ không biết được nhiều từ tôi bởi tôi chỉ là lính trơn, những thứ đến được tay tôi đều không trực tiếp. Tôi xin kể cho anh một câu chuyện vui xảy ra trong thời bình. Sau chiến tranh tôi hành nghề luật sư tại quận Krasnopolianskiy, và người ta cấp cho tôi, một tay lính phục viên, một mảnh đất để xây nhà. Mảnh lớn trong khu đất ấy đã được cấp cho những ông tướng để họ tuỳ ý xây dựng, và những mảnh nhỏ còn lại được phân phối cho đám dân thường. Vì thế tôi bị vây quanh bởi các lô đất của toàn những ông tướng và do đó, tôi được biết nhiều điều về cánh hàng xóm tướng tá của mình. Có lần tôi được mời đến ăn tối tại nhà một ông tướng. Chúng tôi ngồi cùng bàn, và người ngồi cạnh bên phải tôi là một vị trông rất oai vệ, phong độ và đẫy đà. Thế đấy, tôi thì rót vodka cho ông ta, còn ông ta sẻ salad vào đĩa cho tôi, câu chuyện bàn nhậu bắt đầu, bàn qua tán lại. Và như thường xảy ra, chúng tôi lan tới đề tài chiến tranh, hóa ra là cả hai chúng tôi đã cùng chiến đấu với nhau, hơn thế nữa, chúng tôi đã luôn cùng hành quân theo đúng lộ trình của nhau. Ông ta hỏi tôi: ?oAnh chiến đấu ở tập đoàn quân nào?? Tôi đáp: ?oTôi ở Tập đoàn quân số 44?. Ông ta nói: ?oTôi cũng ở Tập đoàn quân 44. Anh đóng lon gì ở đó?? Tôi đáp: ?oỜ, tôi là lính trơn. Còn ông?? ?oTôi là tư lệnh tập đoàn quân?. Đấy chính là Trung tướng Mel''nik, Tư lệnh Tập đoàn quân số 44. Tôi mới bảo ông ta: "Kondrat Semenych, thật tiếc là chúng ta đã không được cùng uống với nhau ngay từ hồi ấy!?
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Ông có hỏi ông ấy về trận Balaton không?
    Không, lúc ấy ông ta không còn chỉ huy ở đó nữa. Ông ta đã gặp rắc rối gì đó khi chiến đấu ở Ukraina, tôi cho là ông ấy đã bị giáng chức. Tuy vẫn ở lại trong Phương diện quân Ukraina số 3, ông ta không bao giờ còn được làm tư lệnh tập đoàn quân nữa.
    Quan hệ giữa ông và cư dân tại các nước vừa được giải phóng như thế nào?
    Rất khác biệt. Biến thiên từ tình cảm anh em thắm thiết ví dụ như tại Bulgaria cho tới cực kỳ thù oán như tại Hungary. Người Hung căm hờn sâu sắc chúng ta và hay bắn vào sau lưng quân ta. Tất nhiên, chuyện đó không phải là vô lý do, dù trong thời kỳ này trong Hồng quân chưa phổ biến tình trạng cướp phá như ta thấy ngày nay, nhưng dấu hiệu của nó cũng vẫn dễ dàng nhận thấy. (Người Bul, người Tiệp, người BaLan, người Serbia cùng là gốc Slave trong khi dân Hung, Roumani và Croatia thì không và rất ghét dân Nga. Đế quốc Nga khi đánh bại Đế chế Ottoman đã giành độc lập cho Bulgaria, Hy Lạp và Serbia. Trong Chiến tranh Thế giới 1, người Croatia và Hungary khủng bố người Serbia và người Nga đứng ra bênh vực. Roumani thì luôn tranh giành vùng Moldova với Nga. Để lôi kéo Rumani tham chiến trong Thế chiến 2 chống LX, nước Đức đã giành cho Rumani phần Moldova. Về phần Balan, tuy là Slave nhưng theo Thiên Chúa giáo do ảnh hưởng từ luồng xâm lược của các Teutonic Knight, hay đúng hơn là do sự đồng hóa tôn giáo của các man tộc người German. Hơn thế nữa, suốt nhiều thế kỷ liên tiếp, nước Nga, Ba Lan, Lithuanie và Teutonic Knight tranh giành nhau tại vùng Trung Âu. Trong lịch sử, nhiều lần người Ba Lan và Nga cùng dân Côdắc hợp sức chống trả quân Thổ, nhưng họ cũng nhiều lần đánh nhau dữ dội. Mãi tới giữa thế kỷ 18, nhờ sự lớn mạnh của đế quốc Nga sau Piotr Đại đế, Ba Lan suy yếu và bị Catherine II nước Nga ba lần thôn tính. Đồng thời, Nga giành lại độc lập cho Belorussia và Ukraina từ tay Thổ và Ba Lan. Nhưng đời sống các nước này dưới ách Đế quốc Nga cũng cực khổ không kém. Tới trước Thế chiến I, một nửa Ba Lan nằm trong tay Nga, nửa còn lại trong tay Phổ. Vô số cuộc khởi nghĩa của những người yêu nước Ba Lan bị hai đế quốc trên dìm trong biển máu. Thế Chiến I kết thúc với sự tan rã của Đế quốc Nga và sự tái hình thành Ba Lan, Phần Lan và ba nước Bantích (ba nước này là từ Lithuanie nói trên đã bị Nga thôn tính). Trong Chiến tranh Vệ quốc Bulgaria cũng trong phe Trục và có gửi một ít quân xâm lược Liên Xô. Tuy vậy cần thông cảm cho chính phủ họ khi nằm gần một đế quốc quá mạnh vừa nuốt trọn hàng loạt quốc gia Châu Âu. Ngoài Bulgariara, Hung, Ý và Rumani đều tham chiến xâm lược Nga. Sau khi Bulgaria, Rumani đầu hàng Hồng quân năm 44, quân đội các nước này đã phải lập tức quay súng đánh lại đồng minh trước đó của họ là quân Đức. - LTD)
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Ông có hỏi ông ấy về trận Balaton không?
    Không, lúc ấy ông ta không còn chỉ huy ở đó nữa. Ông ta đã gặp rắc rối gì đó khi chiến đấu ở Ukraina, tôi cho là ông ấy đã bị giáng chức. Tuy vẫn ở lại trong Phương diện quân Ukraina số 3, ông ta không bao giờ còn được làm tư lệnh tập đoàn quân nữa.
    Quan hệ giữa ông và cư dân tại các nước vừa được giải phóng như thế nào?
    Rất khác biệt. Biến thiên từ tình cảm anh em thắm thiết ví dụ như tại Bulgaria cho tới cực kỳ thù oán như tại Hungary. Người Hung căm hờn sâu sắc chúng ta và hay bắn vào sau lưng quân ta. Tất nhiên, chuyện đó không phải là vô lý do, dù trong thời kỳ này trong Hồng quân chưa phổ biến tình trạng cướp phá như ta thấy ngày nay, nhưng dấu hiệu của nó cũng vẫn dễ dàng nhận thấy. (Người Bul, người Tiệp, người BaLan, người Serbia cùng là gốc Slave trong khi dân Hung, Roumani và Croatia thì không và rất ghét dân Nga. Đế quốc Nga khi đánh bại Đế chế Ottoman đã giành độc lập cho Bulgaria, Hy Lạp và Serbia. Trong Chiến tranh Thế giới 1, người Croatia và Hungary khủng bố người Serbia và người Nga đứng ra bênh vực. Roumani thì luôn tranh giành vùng Moldova với Nga. Để lôi kéo Rumani tham chiến trong Thế chiến 2 chống LX, nước Đức đã giành cho Rumani phần Moldova. Về phần Balan, tuy là Slave nhưng theo Thiên Chúa giáo do ảnh hưởng từ luồng xâm lược của các Teutonic Knight, hay đúng hơn là do sự đồng hóa tôn giáo của các man tộc người German. Hơn thế nữa, suốt nhiều thế kỷ liên tiếp, nước Nga, Ba Lan, Lithuanie và Teutonic Knight tranh giành nhau tại vùng Trung Âu. Trong lịch sử, nhiều lần người Ba Lan và Nga cùng dân Côdắc hợp sức chống trả quân Thổ, nhưng họ cũng nhiều lần đánh nhau dữ dội. Mãi tới giữa thế kỷ 18, nhờ sự lớn mạnh của đế quốc Nga sau Piotr Đại đế, Ba Lan suy yếu và bị Catherine II nước Nga ba lần thôn tính. Đồng thời, Nga giành lại độc lập cho Belorussia và Ukraina từ tay Thổ và Ba Lan. Nhưng đời sống các nước này dưới ách Đế quốc Nga cũng cực khổ không kém. Tới trước Thế chiến I, một nửa Ba Lan nằm trong tay Nga, nửa còn lại trong tay Phổ. Vô số cuộc khởi nghĩa của những người yêu nước Ba Lan bị hai đế quốc trên dìm trong biển máu. Thế Chiến I kết thúc với sự tan rã của Đế quốc Nga và sự tái hình thành Ba Lan, Phần Lan và ba nước Bantích (ba nước này là từ Lithuanie nói trên đã bị Nga thôn tính). Trong Chiến tranh Vệ quốc Bulgaria cũng trong phe Trục và có gửi một ít quân xâm lược Liên Xô. Tuy vậy cần thông cảm cho chính phủ họ khi nằm gần một đế quốc quá mạnh vừa nuốt trọn hàng loạt quốc gia Châu Âu. Ngoài Bulgariara, Hung, Ý và Rumani đều tham chiến xâm lược Nga. Sau khi Bulgaria, Rumani đầu hàng Hồng quân năm 44, quân đội các nước này đã phải lập tức quay súng đánh lại đồng minh trước đó của họ là quân Đức. - LTD)
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Còn trong trung đoàn ông?

    Vâng, trung đoàn tôi dù gì đi nữa cũng có văn hóa hơn, vậy mà thậm chí vẫn xảy ra những chuyện lộng hành tương tự như thế.
    Những tay đó là người Slave hay dân Trung Á (nguyên văn Asian, do đó tôi xin vậy vậy cho chính xác hơn. ?" LTD) ?
    Dân Slav, luôn là dân Slav! Đám Côdắc là đặc biệt man rợ hung ác.
    Điều gì khiến ông sợ nhất ngoài mặt trận?
    Chúng tôi sợ cái chết. Thần chết luôn quanh quẩn chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và từ mọi phía. Anh có thể đang ngồi yên ổn uống trà và đột nhiên một viên đạc lạc rơi đòm ngay bên cạnh. Không thể quen với điều đó được. Điều đó không có nghĩa là tất cả chúng tôi đều liên tục bị kích động, rằng mọi người đều ngồi hay đi đấy chờ đợi cái chết đến mọi lúc mọi nơi. Đơn giản là cái chết có tới hay không thôi. Thật đáng sợ trong những cuộc oanh tạc ồ ạt bằng máy bay. Con người ta mất trí đi vì sợ. Cảm giác như thể mỗi quả bom đều đang rơi thẳng vào đầu ta vậy. Thật khủng khiếp! Bầy máy bay lượn tròn trên bầu trời, hai hoặc ba trăn chiếc, và bom rơi xuống như mưa, tất cả chúng đều hú rít khủng khiếp. Kinh hoàng! Tôi còn nhớ có một tay Nekrasov ?" anh ta thậm chí đã phát điên. Khi cuộc oanh kích kết thúc không cách nào tìm ra anh ta. Và rồi người ta tìm thấy anh ta trong một chiến hào. Anh ta từ chối chui ra! Và nỗi sợ hãi kinh khủng ngập đầy trong ánh mắt anh... !
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Còn trong trung đoàn ông?

    Vâng, trung đoàn tôi dù gì đi nữa cũng có văn hóa hơn, vậy mà thậm chí vẫn xảy ra những chuyện lộng hành tương tự như thế.
    Những tay đó là người Slave hay dân Trung Á (nguyên văn Asian, do đó tôi xin vậy vậy cho chính xác hơn. ?" LTD) ?
    Dân Slav, luôn là dân Slav! Đám Côdắc là đặc biệt man rợ hung ác.
    Điều gì khiến ông sợ nhất ngoài mặt trận?
    Chúng tôi sợ cái chết. Thần chết luôn quanh quẩn chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và từ mọi phía. Anh có thể đang ngồi yên ổn uống trà và đột nhiên một viên đạc lạc rơi đòm ngay bên cạnh. Không thể quen với điều đó được. Điều đó không có nghĩa là tất cả chúng tôi đều liên tục bị kích động, rằng mọi người đều ngồi hay đi đấy chờ đợi cái chết đến mọi lúc mọi nơi. Đơn giản là cái chết có tới hay không thôi. Thật đáng sợ trong những cuộc oanh tạc ồ ạt bằng máy bay. Con người ta mất trí đi vì sợ. Cảm giác như thể mỗi quả bom đều đang rơi thẳng vào đầu ta vậy. Thật khủng khiếp! Bầy máy bay lượn tròn trên bầu trời, hai hoặc ba trăn chiếc, và bom rơi xuống như mưa, tất cả chúng đều hú rít khủng khiếp. Kinh hoàng! Tôi còn nhớ có một tay Nekrasov ?" anh ta thậm chí đã phát điên. Khi cuộc oanh kích kết thúc không cách nào tìm ra anh ta. Và rồi người ta tìm thấy anh ta trong một chiến hào. Anh ta từ chối chui ra! Và nỗi sợ hãi kinh khủng ngập đầy trong ánh mắt anh... !
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Binh lính có tin vào những dấu hiệu hay bùa chú có thể bảo vệ họ khỏi chết không?
    Người ta hay đeo theo bùa hoặc thánh giá. Có những người có thể dự cảm thấy điềm xấu về nguy hiểm chết người. Ví dụ có tay Kondrat Hugulava trong đơn vị tôi, một người Grudia, miệng rất rộng. Chúng tôi là đồng đội với nhau, anh ấy đã cứu mạng tôi hai lần, và tất nhiên, cả mạng anh ấy nữa. Lần đầu tiên là khi người ta yêu cầu chúng tôi đi lập đường dây liên lạc với một trung đoàn bộ binh. Chúng tôi đang đi trong chiến hào trục thì anh ta thốt lên: ?oChúng ta hãy dừng lại.? Tôi hỏi lại: ?oTại sao thế?? ?oĐừng đi, chúng ta hãy dừng lại đây!? Chúng tôi dừng lại, và vài giây sau một viên đạn đại bác rơi đúng vào chiến hào ngay sau một khúc quanh! Đáng lẽ chúng tôi đã bỏ mạng tại đó! Lần thứ hai chúng tôi đang trú bom trong một ngôi nhà đổ nát. Anh ấy lại bảo tôi: ?oHãy ra ngay khỏi đây và chạy tới một góc nhà khác.? Chúng tôi dời đi - một quả bom rơi sầm ngay vào góc nhà nơi chúng tôi vừa trú. Những điều kỳ lạ như thế vẫn xảy ra. Linh cảm... Tôi thì không có được.
    Các ông chôn cất đồng đội hy sinh như thế nào?
    Rất chu đáo ở nửa sau chiến tranh. Có ghi cả bia mộ nữa.
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Binh lính có tin vào những dấu hiệu hay bùa chú có thể bảo vệ họ khỏi chết không?
    Người ta hay đeo theo bùa hoặc thánh giá. Có những người có thể dự cảm thấy điềm xấu về nguy hiểm chết người. Ví dụ có tay Kondrat Hugulava trong đơn vị tôi, một người Grudia, miệng rất rộng. Chúng tôi là đồng đội với nhau, anh ấy đã cứu mạng tôi hai lần, và tất nhiên, cả mạng anh ấy nữa. Lần đầu tiên là khi người ta yêu cầu chúng tôi đi lập đường dây liên lạc với một trung đoàn bộ binh. Chúng tôi đang đi trong chiến hào trục thì anh ta thốt lên: ?oChúng ta hãy dừng lại.? Tôi hỏi lại: ?oTại sao thế?? ?oĐừng đi, chúng ta hãy dừng lại đây!? Chúng tôi dừng lại, và vài giây sau một viên đạn đại bác rơi đúng vào chiến hào ngay sau một khúc quanh! Đáng lẽ chúng tôi đã bỏ mạng tại đó! Lần thứ hai chúng tôi đang trú bom trong một ngôi nhà đổ nát. Anh ấy lại bảo tôi: ?oHãy ra ngay khỏi đây và chạy tới một góc nhà khác.? Chúng tôi dời đi - một quả bom rơi sầm ngay vào góc nhà nơi chúng tôi vừa trú. Những điều kỳ lạ như thế vẫn xảy ra. Linh cảm... Tôi thì không có được.
    Các ông chôn cất đồng đội hy sinh như thế nào?
    Rất chu đáo ở nửa sau chiến tranh. Có ghi cả bia mộ nữa.
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Ông có thứ vũ khí cá nhân gì?

    Tôi từng có một khẩu carbine, một khẩu tiểu liên, một khẩu tiểu liên Đức, tôi đem theo chúng cho tới tận cuối chiến tranh, nhưng tôi chưa giết ai bằng vũ khí cá nhân của mình cả. Tất nhiên, tôi cũng có sử dụng chúng, bắn vào đâu đó...
    Ngay lúc này anh đang cầm trong tay một cái dù pháo sáng của Đức. Các cô gái ở Ukraina may áo choàng cho họ bằng những mảnh lụa như thế này đấy. Khi đó không có nguồn cung cấp vải may. Khi một hộp những quả pháo sáng như thế này lọt được vào tay chúng tôi, bọn họ liền cắt chỗ lựa này ra, may nó lại và thế là nó trở thành một cái áo blouse.
    Có phụ nữ nào trong đơn vị của ông không?
    Trong đơn vị của tôi thì không. Chỉ thấy xuất hiện mấy cô lính thông tin, về sau tất cả cánh sĩ quan đều kết hôn với họ. Khi sau này có một cuộc họp mặt các cựu chiến binh của trung đoàn ở Maskva, tôi có gặp lại những cô gái ấy, giờ đã là vợ của các sĩ quan trung đoàn tôi. Hồi đó tôi đã nghĩ rằng bọn họ vốn đĩ thoã, nhưng hóa ra mối quan hệ của họ kéo dài cho tới suốt cuộc đời.
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Ông có thứ vũ khí cá nhân gì?

    Tôi từng có một khẩu carbine, một khẩu tiểu liên, một khẩu tiểu liên Đức, tôi đem theo chúng cho tới tận cuối chiến tranh, nhưng tôi chưa giết ai bằng vũ khí cá nhân của mình cả. Tất nhiên, tôi cũng có sử dụng chúng, bắn vào đâu đó...
    Ngay lúc này anh đang cầm trong tay một cái dù pháo sáng của Đức. Các cô gái ở Ukraina may áo choàng cho họ bằng những mảnh lụa như thế này đấy. Khi đó không có nguồn cung cấp vải may. Khi một hộp những quả pháo sáng như thế này lọt được vào tay chúng tôi, bọn họ liền cắt chỗ lựa này ra, may nó lại và thế là nó trở thành một cái áo blouse.
    Có phụ nữ nào trong đơn vị của ông không?
    Trong đơn vị của tôi thì không. Chỉ thấy xuất hiện mấy cô lính thông tin, về sau tất cả cánh sĩ quan đều kết hôn với họ. Khi sau này có một cuộc họp mặt các cựu chiến binh của trung đoàn ở Maskva, tôi có gặp lại những cô gái ấy, giờ đã là vợ của các sĩ quan trung đoàn tôi. Hồi đó tôi đã nghĩ rằng bọn họ vốn đĩ thoã, nhưng hóa ra mối quan hệ của họ kéo dài cho tới suốt cuộc đời.
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Ông được nhận huân chương vì chuyện gì?
    Huân chương tôi nhận được là vì đã tham gia chiến đấu để giải phóng Vienna. Trận đánh ở đó không phá huỷ nhiều nhưng thiệt hại nhân mạng khá nặng nề.
    Tôi kết thúc chiến tranh tại đây. Nước Áo.
    Thế cụ thể là do chuyện gì? Vì thành tích thế nào?
    Anh biết đấy, phần thưởng vì những chiến công xuất sắc rất ít khi kiếm được ngoài chiến trường. Đặc biệt trong những đơn vị pháo binh, không thể có mối liên hệ giữa một cá nhân với thành công của một phát đạn, do đó nếu một người đã tham gia chiến đấu, bộc lộ sự kiên cường, dũng cảm, thì tới lúc nào đó người ta sẽ xem xét, viết một điều đặc biệt gì đấy vào tờ giấy đề nghị khen thưởng, nhưng torng thực tế tất cả đều là tưởng tượng. Và do tôi được đánh giá tốt trong trung đoàn, tới một lúc người ta điền tên tôi vào danh sách khen thưởng. Và bắt đầu ghi ra: ?oTrong chiến đấu, vì đã bộc lộ lòng dũng cảm kiên cường và xem thường hiểm nguy chết chóc như thế như thế...? Đấy, những truyện cổ tích như vậy đấy.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này