1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 04/09/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Cái này của chú danngoc chìm sâu quá nhỉ ! tớ lôi lên hộ nhé !


  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Các bác dạo này đang hăng vụ bắn tàu, nhân đây tôi post một hồi ức đề cập tới vấn đề dân tộc trong Chiến tranh Vệ quốc để so sánh.
    Toivo M. Kattonen
    Xạ thủ súng máy,
    Đại đội súng máy số 1, Tiểu đoàn Trượt tuyết độc lập tình nguyện 99
    Chúng tôi biết rằng chúng tôi phải thúc nhau xông lên phía trước. Đôi khi chúng tôi thậm chí không kịp cả chuẩn bị chiến hào xuất phát khi có mệnh lệnh ?oxung phong? ban ra. Điều gì khiến tôi nhớ nhất à? Tôi chỉ nhớ nhất một điều rằng chiến tranh là chiến tranh. Chúng tôi không lần nào được ở qua đêm trong một ngôi nhà đàng hoàng - chỉ được ở trong rừng. Ba tháng trời ở trong rừng. Cố gắng ẩn nấp và sống sót trong đó. Chỉ có đôi người là còn sống trở về.
    Tôi tới từ vùng Toksova, thuộc làng Veikkala. Tôi sinh năm 1917, nông trường quốc doanh kolkhoz thành lập ở làng tôi năm 1930 và thế là chúng tôi làm việc trong nông trường cho tới năm 1936. Và rồi người ta bảo rằng chúng tôi phải dời đi, do biên giới ở sát đó. Họ cưỡng ép mọi người phải chuyển đi 30 kilômét, tới tận Gruzino. Chúng tôi có một con bò cái, đồ đạc, mùa màng thì vừa mới gieo, lúa mạch đã lên rất cao, vậy mà lại phải chuyển đi. Chúng tôi không biết đó là ý kiến của ai, và ai là có tội trong chuyện này. Toàn bộ gia đình tôi, cùng ngựa và tất cả đồ đạc, phải dọn đi và chuyển tới vùng Vologda. Tôi làm việc tại đó cho tới năm 1937, năm 1937 tôi đi tới Lenenergo (xí nghiệp trực thuộc Leningrad) để làm người đào đất. Sau đó tôi được lên làm thợ máy và kế nữa là làm người đặt cáp. Tôi làm thế từ 1937 cho tới 1942. Năm 1942 một lần nữa người ta lại không chịu để cho người Phần Lan yên, họ trục xuất chúng tôi tới Toksova, Kavgolovo và nhiều nơi khác nữa. Họ chỉ cho chúng tôi có 24 giờ để chuẩn bị. Tôi ở đây, tại Leningrad vậy mà cũng bị trục xuất. Tôi tới chỗ chị mình ở vùng Vologda, trong khi tất cả những người khác đều bị chở tới Siberia. Họ bị chuyển đi rất xa, tới lưu vực sông Ugryum và nhiều nơi khác. Người ta cũng hỏi tôi ?" anh đi tới đâu đây? Tôi trả lời: anh sẽ không có giấy tờ của tôi đâu, tôi không đưa giấy tờ tuỳ thân của mình cho anh và tôi đang đi về nơi mà từ đó tôi đã tới. Toy tới đây bằng xe lửa. Tôi làm nghề điện thoại viên tổng đài ở đây, tại vùng Vologda, nơi đây có một tổng đài điện thoại trong một ngôi làng Xôviết. Năm 1942 chúng tôi bị động viên, lọt qua được kỳ kiểm tra y tế và được chuyển tới vùng Chelyabinsk. Toy cho rằng đó cũng là một dạng động viên vào quân đội, nhưng là lao công quân đội. Nó cũng tựa như quân đội, nhưng khắc nghiệt hơn. Chúng tôi bị nhốt sau hàng rào kẽm gai. Ở đó có các tù binh Đức, và chúng tôi ở ngay bên cạnh họ. Họ bị đưa tới chỗ làm việc bằng lính gác, có súng trường và chó canh, chúng tôi cũng bị áp tải bằng lính gác mang súng. Cứ như trong tù vậy.
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Các bác dạo này đang hăng vụ bắn tàu, nhân đây tôi post một hồi ức đề cập tới vấn đề dân tộc trong Chiến tranh Vệ quốc để so sánh.
    Toivo M. Kattonen
    Xạ thủ súng máy,
    Đại đội súng máy số 1, Tiểu đoàn Trượt tuyết độc lập tình nguyện 99
    Chúng tôi biết rằng chúng tôi phải thúc nhau xông lên phía trước. Đôi khi chúng tôi thậm chí không kịp cả chuẩn bị chiến hào xuất phát khi có mệnh lệnh ?oxung phong? ban ra. Điều gì khiến tôi nhớ nhất à? Tôi chỉ nhớ nhất một điều rằng chiến tranh là chiến tranh. Chúng tôi không lần nào được ở qua đêm trong một ngôi nhà đàng hoàng - chỉ được ở trong rừng. Ba tháng trời ở trong rừng. Cố gắng ẩn nấp và sống sót trong đó. Chỉ có đôi người là còn sống trở về.
    Tôi tới từ vùng Toksova, thuộc làng Veikkala. Tôi sinh năm 1917, nông trường quốc doanh kolkhoz thành lập ở làng tôi năm 1930 và thế là chúng tôi làm việc trong nông trường cho tới năm 1936. Và rồi người ta bảo rằng chúng tôi phải dời đi, do biên giới ở sát đó. Họ cưỡng ép mọi người phải chuyển đi 30 kilômét, tới tận Gruzino. Chúng tôi có một con bò cái, đồ đạc, mùa màng thì vừa mới gieo, lúa mạch đã lên rất cao, vậy mà lại phải chuyển đi. Chúng tôi không biết đó là ý kiến của ai, và ai là có tội trong chuyện này. Toàn bộ gia đình tôi, cùng ngựa và tất cả đồ đạc, phải dọn đi và chuyển tới vùng Vologda. Tôi làm việc tại đó cho tới năm 1937, năm 1937 tôi đi tới Lenenergo (xí nghiệp trực thuộc Leningrad) để làm người đào đất. Sau đó tôi được lên làm thợ máy và kế nữa là làm người đặt cáp. Tôi làm thế từ 1937 cho tới 1942. Năm 1942 một lần nữa người ta lại không chịu để cho người Phần Lan yên, họ trục xuất chúng tôi tới Toksova, Kavgolovo và nhiều nơi khác nữa. Họ chỉ cho chúng tôi có 24 giờ để chuẩn bị. Tôi ở đây, tại Leningrad vậy mà cũng bị trục xuất. Tôi tới chỗ chị mình ở vùng Vologda, trong khi tất cả những người khác đều bị chở tới Siberia. Họ bị chuyển đi rất xa, tới lưu vực sông Ugryum và nhiều nơi khác. Người ta cũng hỏi tôi ?" anh đi tới đâu đây? Tôi trả lời: anh sẽ không có giấy tờ của tôi đâu, tôi không đưa giấy tờ tuỳ thân của mình cho anh và tôi đang đi về nơi mà từ đó tôi đã tới. Toy tới đây bằng xe lửa. Tôi làm nghề điện thoại viên tổng đài ở đây, tại vùng Vologda, nơi đây có một tổng đài điện thoại trong một ngôi làng Xôviết. Năm 1942 chúng tôi bị động viên, lọt qua được kỳ kiểm tra y tế và được chuyển tới vùng Chelyabinsk. Toy cho rằng đó cũng là một dạng động viên vào quân đội, nhưng là lao công quân đội. Nó cũng tựa như quân đội, nhưng khắc nghiệt hơn. Chúng tôi bị nhốt sau hàng rào kẽm gai. Ở đó có các tù binh Đức, và chúng tôi ở ngay bên cạnh họ. Họ bị đưa tới chỗ làm việc bằng lính gác, có súng trường và chó canh, chúng tôi cũng bị áp tải bằng lính gác mang súng. Cứ như trong tù vậy.
  4. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3


  5. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3


  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Chúng tôi làm việc tại đó, xây dựng những lò luyện than cốc, hiện nay chúng vẫn còn ở đấy. Người ta đưa chúng tôi tới một khu rừng, ở đó chúng tôi chặt cây và xây lò. Và rồi, khi bắt tay vào xây thì thời tiết lại chuyển thành rất nóng. Có năm cái lò, nhiệt độ lò phải lên được tớơc00 độ, nếu không lò sẽ không hoạt động được. Chúng tôi khởi động lò, đổ than vào theo lệnh. Không khí quá nóng đến nỗi chúng tôi như muốn đổ xuống, không thể làm tiếp nổi do mặt trời hun cháy mọi người cộng thêm với cái nòng tỏa ra từ lò. Thế là xuất hiện hệ thống thay ca ?" chúng tôi nghỉ và những người ca khác tới thế. Rồi, một thời gian sau, chúng tôi bắt đầy xây nhà và xưởng máy khi đã hoàn tất các lò luyện cốc. Năm 1945 tôi có quay lại đây. Chiến tranh đã kết thúc, và tôi trở về nhà ở Leningrad bắt đầu làm việc tại xưởng đúc, nhưng tôi chỉ có thể làm việc đó trong một thời gian ngắn. Người ta lại bắt đầu réo gọi bọn tôi là tụi Phần Lan, và lại không cho chúng tôi sống trong thành phố. Họ bảo rằng tôi phải chuyển đi, xéo tới bất cứ chỗ nào mà tôi thích. Vài tay Đoàn viên Komsomol tới và bảo tôi phải xéo đi. Tôi quay về ngôi làng sinh quán của tôi, nhưng tại đó tôi cũng bị đuổi đi. Tôi lại đến vùng Pitkaranta, gần Jannisjarvi, cách Phần Lan không xa. Tôi làm nghề thợ rèn ở đấy. Tôi làm việc ở đấy không lâu, chỉ trong vòng vài tháng, dù tại đấy người ta đã cấp cho tôi một ngôi nhà hai tầng. Tôi đã viết thư cho vợ rằng tôi sẽ quay về và đón cô ấy đi, nhưng nàng trả lời là nàng không muốn tới đó. Thề là tôi quay về (với vợ - LTD). Sau đấy, khi Stalin chết, chúng tôi đã có thể quay lại Leningrad, và tôi quay lại và làm việc ở một nông trường. Đấy là một chuyến du hành dài đằng đẵng. Tôi định cư lại ở đây trong một thời gian dài, kể từ 1959. Tôi làm việc ở nhà máy LTM và nghỉ hưu ở tuổi 55, sau đó tôi phải chịu một cuộc phẫu thuật và không tiếp tục làm việc nữa. Thế rồi tôi lại vào làm cho nhà máy Svetlana trong 20 năm nữa. Hiện giờ tôi lại đã nghỉ hưu, bắt đầu từ năm 1993.
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Chúng tôi làm việc tại đó, xây dựng những lò luyện than cốc, hiện nay chúng vẫn còn ở đấy. Người ta đưa chúng tôi tới một khu rừng, ở đó chúng tôi chặt cây và xây lò. Và rồi, khi bắt tay vào xây thì thời tiết lại chuyển thành rất nóng. Có năm cái lò, nhiệt độ lò phải lên được tớơc00 độ, nếu không lò sẽ không hoạt động được. Chúng tôi khởi động lò, đổ than vào theo lệnh. Không khí quá nóng đến nỗi chúng tôi như muốn đổ xuống, không thể làm tiếp nổi do mặt trời hun cháy mọi người cộng thêm với cái nòng tỏa ra từ lò. Thế là xuất hiện hệ thống thay ca ?" chúng tôi nghỉ và những người ca khác tới thế. Rồi, một thời gian sau, chúng tôi bắt đầy xây nhà và xưởng máy khi đã hoàn tất các lò luyện cốc. Năm 1945 tôi có quay lại đây. Chiến tranh đã kết thúc, và tôi trở về nhà ở Leningrad bắt đầu làm việc tại xưởng đúc, nhưng tôi chỉ có thể làm việc đó trong một thời gian ngắn. Người ta lại bắt đầu réo gọi bọn tôi là tụi Phần Lan, và lại không cho chúng tôi sống trong thành phố. Họ bảo rằng tôi phải chuyển đi, xéo tới bất cứ chỗ nào mà tôi thích. Vài tay Đoàn viên Komsomol tới và bảo tôi phải xéo đi. Tôi quay về ngôi làng sinh quán của tôi, nhưng tại đó tôi cũng bị đuổi đi. Tôi lại đến vùng Pitkaranta, gần Jannisjarvi, cách Phần Lan không xa. Tôi làm nghề thợ rèn ở đấy. Tôi làm việc ở đấy không lâu, chỉ trong vòng vài tháng, dù tại đấy người ta đã cấp cho tôi một ngôi nhà hai tầng. Tôi đã viết thư cho vợ rằng tôi sẽ quay về và đón cô ấy đi, nhưng nàng trả lời là nàng không muốn tới đó. Thề là tôi quay về (với vợ - LTD). Sau đấy, khi Stalin chết, chúng tôi đã có thể quay lại Leningrad, và tôi quay lại và làm việc ở một nông trường. Đấy là một chuyến du hành dài đằng đẵng. Tôi định cư lại ở đây trong một thời gian dài, kể từ 1959. Tôi làm việc ở nhà máy LTM và nghỉ hưu ở tuổi 55, sau đó tôi phải chịu một cuộc phẫu thuật và không tiếp tục làm việc nữa. Thế rồi tôi lại vào làm cho nhà máy Svetlana trong 20 năm nữa. Hiện giờ tôi lại đã nghỉ hưu, bắt đầu từ năm 1993.
  8. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Vũ khí cá nhân của Red Army trong WW2 : PPSh 41






    Chú danngoc có cám ơn tớ không thì bảo ?
  9. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Vũ khí cá nhân của Red Army trong WW2 : PPSh 41






    Chú danngoc có cám ơn tớ không thì bảo ?
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Chạy qua chạy lại lại chạy vào đây
    Vasily F. Davidenko
    Trung uý pháo binh, trung đội trưởng trung đội trinh sát tiền phương, trung đoàn 7, sư đoàn xạ thủ số 24 Samara - Ulyanovsk "Thép".
    Tôi sinh ngày 7-7-1911. Tôi gia nhập Hồng quân năm 1933 - vào thời điểm đó, những năm 1933-1936, lính quân dịch có tuổi đời 22. Vì thế khi gia nhập quân đội tôi đã là một người trưởng thành. Tôi được điều về làm một người lính của sư đoàn xạ thủ số 24 Samara ?" Ulyanovsk "Thép", trung đoàn 70. Phiên hiệu của trung đoàn được đổi sang trung đoàn 7 năm 1937. Tôi được điều sang Ukraine, Vinnitsa. Người ta di chuyển luân phiên các đơn vị khắp đất nước và thay đổi phiên hiệu của chúng?" hình như đối phương đã có một số thông tin về chúng ta. Từ Vinnitsa chúng tôi được điều đến Leningrad. Hai trung đoàn đóng quân ở Leningrad, trong khi trung đoàn còn lại ở Pesochnoe. Năm 1939 tôi tốt nghiệp khoá học đào tạo trung uý ở Học viện pháo binh Leningrad số 1(ở MOskovski prospect). Thật thú vị, 60 năm sau cháu trai của tôi cũng học tập ở chính nơi đó. Tôi được gửi đi học ở Học viện vì đã từng tốt nghiệp trung học và đã hoàn tất khoá học về kế toán. Tôi đã từng làm nhân viên kế toán ở một nông trang tập thể. Thời kì đó như vậy được coi là có trình độ học vấn cao. Và tôi đã được gửi tới Học viện.
    Sau khi tốt nghiệp, tôi được thăng cấp trung uý pháo binh và trở thành trung đội trưởng trung đội trinh sát tiền phương của một khẩu đội trong trung đoàn. Mỗi trung đoàn xạ thủ có một khẩu đội pháo nhỏ 45mm và một khẩu đội pháo 76mm. Cùng với sư đoàn, tôi đã tham gia chiến tranh Mùa Đông. Nếu anh muốn được nghe nhiều hơn, thì nó rất phức tạp. Đầu tiên mọi chuyện diễn biến tốt đẹp. Sau đợt pháo kích, chúng tôi tiến về sông Đen và mọi thứ có vẻ trôi chảy, nhưng sau đó nó bắt đầu trở nên tệ hại. Vì sao vậy ? Vì tôi, một trung đội trưởng trinh sát tiền phương thậm chí không có nổi một tấm bản đồ ! Chúng tôi tiến tới phòng tuyến Mannerheim và dừng lại. Đầu tiên chúng tôi tiến dọc con đường, tiêu diệt và đánh bại những đơn vị nhỏ của Phần Lan gây cản trở, tới gần phòng tuyến Mannerheim mà không biết chuyện gì đang ở phía trước. Khi chúng tôi đóng quân trong một khu rừng, máy bay trinh sát Phần Lan bay qua và chụp một bức ảnh. Sau đó quân Phần Lan tiến hành một đòn pháo kích bằng tất cả những vũ khí mà họ có trong tay. Họ chỉ có một lực lượng không quân rất nhỏ bé. Tuy nhiên những thiệt hại của chúng tôi rất nặng nề.
    Chúng tôi mở những cuộc trinh sát cùng với trinh sát bộ binh của sư đoàn. Nhiệm vụ của chúng tôi là tìm vị trí những hoả điểm trong những công sự bằng bê tông và bằng đất. Tình hình như sau : quân Phần Lan có một hàng rào dây thép gai, 6 lớp và sau đó là hàng rào bằng đá và một bãi mìn. Chúng tôi phải dùng pháo bắn tạo ra một cửa mở trên hàng rào. Chỉ huy của chúng tôi sẽ thức dậy vào buổi sáng, cầm ống nhòm xem xét những chướng ngại vật và cửa mở của chúng tôi không hề tồn tại ! Quân Phần Lan đã sửa hàng rào trong đêm. Tất cả là do chúng tôi không hề biết phải chiến đấu như thế nào. Lẽ ra phải làm gì ? Chúng tôi lẽ ra phải tiến hành bắn phá quấy rối ở khu vực hàng rào suốt cả đêm ! Và khi đó quân Phần Lan sẽ không thể liều lĩnh đến gần hàng rào. Nhưng chúng tôi bắn xong rồi đi ngủ, trong khi quân Phần Lan sửa lại hàng rào của họ. Chuyện đó lặp lại ngày này qua ngày khác. Sau đó người ta quyết định cử tôi tham gia một cuộc trinh sát - tôi cũng không biết vì sao họ chọn tôi. Chúng tôi dùng hoả lực tạo ra 4 cửa mở và thâm nhập lúc trời tối. Mặc dù chúng tôi bò qua hàng rào dây thép gai vào ngay lúc tối nhưng các cửa mở đã bị bịt xong ! Nghĩa là quân Phần Lan đã kịp cài mìn tạm thời quanh đây ?" đơn giản là một ống bằng băng nhồi đầy thuốc nổ, và chúng tôi đang mắc kẹt trên bãi mìn đó. Có 12 người đi cùng tôi và ai đó đã vấp phải mìn. Tiếng nổ dậy lên, quân Phần Lan phát hiện và chúng tôi phải rút lui. Họ bắn phá tập trung vào đường rút lui và chúng tôi đã mất nhiều người ở đây. Tôi mất 7 người. Thông tin duy nhất có được là quân Phần Lan rất tích cực sửa chữa những hàng rào dây thép gai của họ.
    Tôi đã bị thương trong cuộc chiến nhưng từ chối đến bệnh viện. Tương tự 5 năm sau đó trong chiến dịch đánh phá vòng vây của quân Đức ở Leningrad. Đơn giản là tôi tới trung đội quân y cách mặt trận khoảng 3km và có vài sự nghỉ ngơi ở đó.

    Chúng tôi mở một cuộc tiến công vào phòng tuyến Mannerheim và chịu nhiều thiệt hại ở đây. Chúng ta nên biết về sự phòng thủ của quân Phần Lan trước. Chúng tôi ở bên phải hồ Muolaanjarvi, trên đó có một hòn đảo. Chúng tôi có một công sự trên mặt tuyết. Hàng sáng chúng tôi thấy một con chó với một cái túi nhỏ chạy từ những vị trí Phần Lan đến phía sau trận địa ta rồi quay về. Quân Phần Lan dùng chó để chuyển những thông tin tình báo ! Người ta giao nhiệm vụ cho chúng tôi phải bắt con chó. Chúng tôi tóm được nó, và đọc lá thư từ một trinh sát Phần Lan đã thâm nhập vào sau lưng quân ta. Bức thư nói về việc chúng ta đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công.
    Tôi còn có thể kể thêm gì với anh ? Ban đầu chúng tôi chịu tổn thất nặng vì đã không chuẩn bị. Chúng tôi không được chuẩn bị cho cuộc chiến. Ngoài ra, nếu anh so sánh quân Đức và Phần Lan, quân Đức chiến đấu rất tốt nếu có không quân, xe tăng và pháo binh. Nhưng cũng nhanh không kém người Nga, lính Đức sẽ hét lên "Hitler tiêu rồi" khi bộ đội Soviet xuất hiện ở bên sườn hay sau lưng chúng. Quân Phần Lan không hề như vậy. Họ là những chiến binh rất tuyệt vời. Ví dụ, vào ngày kỉ niệm Hồng quân họ tiến hành một cuộc phản kích. Họ là những người trượt tuyết rất giỏi, và có thể trượt mà không cần cọc chống. Họ đã tiến được 5km trong khu vực của sư đoàn chúng tôi ! Họ hầu như cũng đã làm thế với sở chỉ huy sư đoàn. Chúng tôi phải chống đỡ những cuộc tấn công trong 3 ngày. Thật tệ hại là chúng tôi đã phải phòng ngự trong những ngày đó. (Hình như, Davidenko đang nói về cuộc phản kích của quân Phần Lan vào ngày 23-12-1939).
    Chúng tôi được trang bị tốt về quân trang và vũ khí. Mỗi người có một áo khoác lông cừu và ủng nỉ. Khi thâm nhập phòng tuyến Phần Lan, tôi mang theo 1 khẩu súng trường và 1 khẩu súng ngắn. Tôi cũng có thể mặc áo khoác lông cừu. We were neck-deep in snow, nên chúng tôi đào những hố trên mặt tuyết để bí mật tiếp cận vị trí địch. Nói chung về vấn đề quân trang và tiếp tế thì sư đoàn 24 của chúng tôi đã làm tương tối tốt.
    Làm cách nào để vượt qua được giá rét ? Chúng tôi đào một cái hố trên mặt tuyết, lót ít cành lá xuống đáy, đặt áo choàng lên đó. Thế là 2 người có thể ngủ quay lưng vào nhau (back against back), và đắp bằng chiếc áo choàng còn lại. Mỗi người có thể ngủ khoảng một tiếng rưỡi, sau đó thay phiên cho nhau. Đại loại như vậy.
    Sư đoàn trưởng của chúng tôi, kombrig (?) Veschev, đã hy sinh. Ông bị quân Phần Lan phục kích. Tất cả chúng tôi đều đau buồn vì chuyện đó. Suốt cuộc chiến mọi người đều rất buồn mỗi khi mất đi ai đó. Trung đoàn trưởng của chúng tôi cũng đã hy sinh. Một lần Veschev đến trung đoàn chúng tôi. Ông đến, ra vài mệnh lệnh và sau đó phải trở về. Có một thung lũng nhỏ với con suối ở đó, nó nằm dưới hoả lực của Phần Lan. Chúng tôi phải quay lại. Veschev ra lệnh cho chúng tôi tìm một con đường an toàn hơn. Chúng tôi cố gắng tìm hai con đường khác nhưng chúng đều bị hoả lực đối phương đe doạ.
    Tôi có một con ngựa tên là Lyubimchik (tiếng Nga: bé cưng - LTD). Khi chúng tôi ở Hanko và được lệnh bắn tất cả ngựa, tôi đã không thể giết "người bạn" đó. Tôi đã tự mình nuôi nó, cho nó ăn và dắt ra đồng cỏ. Con ngựa hiểu tôi khá tốt, không ai có thể điều khiển nó trừ tôi ra. Tôi giúp sư đoàn trưởng trèo lên con ngựa và ông sẽ phải phi nước đại qua thung lũng. Tôi cũng cử 2 trinh sát đi theo bảo vệ ông. Cả 2 người đều bị thương và sư đoàn trưởng đã phải vượt lên. Anh có thể hình dung một sư đoàn trưởng cưỡi một con ngựa đen chỉ với 2 người lính ? Điều đó hoàn toàn không thể chấp nhận được sau này, trong cuộc chiến tranh Vệ Quốc. Một sư đoàn trưởng - không có nhân viên, không có bất kì phương tiện thông tin, không có bảo vệ - cưỡi ngựa đi tới trung đoàn. Không ngạc nhiên là ông đã bị giết. Mặt khác, anh có biết không, sư đoàn trưởng của chúng tôi không phải là một sĩ quan bộ binh hay pháo binh. Ông là một phi công. Trong một phi vụ tập luyện ông đã bay qua phía dưới đường dây cao thế. Ông bị giáng cấp và chuyển khỏi không quân. Ông hoàn tất vài khoá huấn luyện và trở thành tư lệnh một sư đoàn xạ thủ. Ít nhất đó là những gì tôi được nghe kể.

    Sau khi quân ta chọc thủng trận địa địch ở cánh trái, tôi đã vào xem một lô cốt bằng bê tông của Phần Lan. Có những vết nứt vỡ trên tường do pháo của ta. Tôi không thấy một lô cốt lẻ nào bị trúng bom. Thời kì đó chúng ta chưa có máy bay ném bom bổ nhào, và máy bay ném bom không thể đánh những mục tiêu nhỏ. Khi pháo binh ta bắn vào lô cốt, đầu tiên họ có thể phá hủy những lớp ngụy trang, sau đó ta có thể thấy chiếc lô cốt rõ ràng hơn. Bộ binh xung phong trong chiến tranh Mùa Đông cũng khá khác với xung phong trong Chiến tranh Vệ quốc. Trong Chiến tranh Vệ quốc quân ta xung phong sau những đợt bắn phá dần dần (creeping barrage). Trong chiến tranh Mùa Đông quân ta cũng có một cuộc bắn phá dần dần nhưng sẽ có rất nhiều lớp bộ binh xung phong, hết lớp này đến lớp khác. Lớp đầu tiên có thể bị đẩy lui, lớp thứ hai sẽ thiệt hại ít hơn, và lớp thứ ba hoặc thứ tư sẽ hoàn thành công việc.
    Sau khi chiến tranh Mùa Đông kết thúc, chúng tôi đã được chào đón nồng nhiệt ở Leningrad. Chúng tôi không phải xếp hàng mỗi khi vào cửa hàng, mọi người đều vui vẻ để chúng tôi đi trước.
    © Bair Irincheev 2001 - 2004
    Dịch từ Anh sang Việt: Phan Trường Sơn (chiangsan)

    Toivo M. Kattonen
    Xạ thủ súng máy,
    Đại đội súng máy số 1, Tiểu đoàn Trượt tuyết độc lập tình nguyện 99 [/i
    ]
    Chúng tôi biết rằng chúng tôi phải thúc nhau xông lên phía trước. Đôi khi chúng tôi thậm chí không kịp cả chuẩn bị chiến hào xuất phát khi có mệnh lệnh ?oxung phong? ban ra. Điều gì khiến tôi nhớ nhất à? Tôi chỉ nhớ nhất một điều rằng chiến tranh là chiến tranh. Chúng tôi không lần nào được ở qua đêm trong một ngôi nhà đàng hoàng - chỉ được ở trong rừng. Ba tháng trời ở trong rừng. Cố gắng ẩn nấp và sống sót trong đó. Chỉ có đôi người là còn sống trở về.
    Tôi tới từ vùng Toksova, thuộc làng Veikkala. Tôi sinh năm 1917, nông trường quốc doanh kolkhoz thành lập ở làng tôi năm 1930 và thế là chúng tôi làm việc trong nông trường cho tới năm 1936. Và rồi người ta bảo rằng chúng tôi phải dời đi, do biên giới ở sát đó. Họ cưỡng ép mọi người phải chuyển đi 30 kilômét, tới tận Gruzino. Chúng tôi có một con bò cái, đồ đạc, mùa màng thì vừa mới gieo, lúa mạch đã lên rất cao, vậy mà lại phải chuyển đi. Chúng tôi không biết đó là ý kiến của ai, và ai là có tội trong chuyện này. Toàn bộ gia đình tôi, cùng ngựa và tất cả đồ đạc, phải dọn đi và chuyển tới vùng Vologda. Tôi làm việc tại đó cho tới năm 1937, năm 1937 tôi đi tới Lenenergo (xí nghiệp trực thuộc Leningrad) để làm người đào đất. Sau đó tôi được lên làm thợ máy và kế nữa là làm người đặt cáp. Tôi làm thế từ 1937 cho tới 1942. Năm 1942 một lần nữa người ta lại không chịu để cho người Phần Lan yên, họ trục xuất chúng tôi tới Toksova, Kavgolovo và nhiều nơi khác nữa. Họ chỉ cho chúng tôi có 24 giờ để chuẩn bị. Tôi ở đây, tại Leningrad vậy mà cũng bị trục xuất. Tôi tới chỗ chị mình ở vùng Vologda, trong khi tất cả những người khác đều bị chở tới Siberia. Họ bị chuyển đi rất xa, tới lưu vực sông Ugryum và nhiều nơi khác. Người ta cũng hỏi tôi ?" anh đi tới đâu đây? Tôi trả lời: anh sẽ không có giấy tờ của tôi đâu, tôi không đưa giấy tờ tuỳ thân của mình cho anh và tôi đang đi về nơi mà từ đó tôi đã tới. Toy tới đây bằng xe lửa. Tôi làm nghề điện thoại viên tổng đài ở đây, tại vùng Vologda, nơi đây có một tổng đài điện thoại trong một ngôi làng Xôviết. Năm 1942 chúng tôi bị động viên, lọt qua được kỳ kiểm tra y tế và được chuyển tới vùng Chelyabinsk. Toy cho rằng đó cũng là một dạng động viên vào quân đội, nhưng là lao công quân đội. Nó cũng tựa như quân đội, nhưng khắc nghiệt hơn. Chúng tôi bị nhốt sau hàng rào kẽm gai. Ở đó có các tù binh Đức, và chúng tôi ở ngay bên cạnh họ. Họ bị đưa tới chỗ làm việc bằng lính gác, có súng trường và chó canh, chúng tôi cũng bị áp tải bằng lính gác mang súng. Cứ như trong tù vậy.
    Chúng tôi làm việc tại đó, xây dựng những lò luyện than cốc, hiện nay chúng vẫn còn ở đấy. Người ta đưa chúng tôi tới một khu rừng, ở đó chúng tôi chặt cây và xây lò. Và rồi, khi bắt tay vào xây thì thời tiết lại chuyển thành rất nóng. Có năm cái lò, nhiệt độ lò phải lên được tớơc00 độ, nếu không lò sẽ không hoạt động được. Chúng tôi khởi động lò, đổ than vào theo lệnh. Không khí quá nóng đến nỗi chúng tôi như muốn đổ xuống, không thể làm tiếp nổi do mặt trời hun cháy mọi người cộng thêm với cái nòng tỏa ra từ lò. Thế là xuất hiện hệ thống thay ca ?" chúng tôi nghỉ và những người ca khác tới thế. Rồi, một thời gian sau, chúng tôi bắt đầy xây nhà và xưởng máy khi đã hoàn tất các lò luyện cốc. Năm 1945 tôi có quay lại đây. Chiến tranh đã kết thúc, và tôi trở về nhà ở Leningrad bắt đầu làm việc tại xưởng đúc, nhưng tôi chỉ có thể làm việc đó trong một thời gian ngắn. Người ta lại bắt đầu réo gọi bọn tôi là tụi Phần Lan, và lại không cho chúng tôi sống trong thành phố. Họ bảo rằng tôi phải chuyển đi, xéo tới bất cứ chỗ nào mà tôi thích. Vài tay Đoàn viên Komsomol tới và bảo tôi phải xéo đi. Tôi quay về ngôi làng sinh quán của tôi, nhưng tại đó tôi cũng bị đuổi đi. Tôi lại đến vùng Pitkaranta, gần Jannisjarvi, cách Phần Lan không xa. Tôi làm nghề thợ rèn ở đấy. Tôi làm việc ở đấy không lâu, chỉ trong vòng vài tháng, dù tại đấy người ta đã cấp cho tôi một ngôi nhà hai tầng. Tôi đã viết thư cho vợ rằng tôi sẽ quay về và đón cô ấy đi, nhưng nàng trả lời là nàng không muốn tới đó. Thề là tôi quay về (với vợ - LTD). Sau đấy, khi Stalin chết, chúng tôi đã có thể quay lại Leningrad, và tôi quay lại và làm việc ở một nông trường. Đấy là một chuyến du hành dài đằng đẵng. Tôi định cư lại ở đây trong một thời gian dài, kể từ 1959. Tôi làm việc ở nhà máy LTM và nghỉ hưu ở tuổi 55, sau đó tôi phải chịu một cuộc phẫu thuật và không tiếp tục làm việc nữa. Thế rồi tôi lại vào làm cho nhà máy Svetlana trong 20 năm nữa. Hiện giờ tôi lại đã nghỉ hưu, bắt đầu từ năm 1993.
    Năm 1939, khi chiến tranh nổ ra, người ta huấn luyện 120 giờ cho chúng tôi rồi đưa ra mặt trận. Họ dạy chúng tôi cách bắn, ẩn nấp và nguỵ trang. Không có thời giờ để tập đi đều bước và những nghi thức khác. Tôi thuộc Tiểu đoàn trượt tuyết 99, vừa làm xạ thủ súng máy vừa làm xạ thủ tiểu liên. Từ khi còn bé tôi đã biết trượt tuyết, việc này trong gia đình tôi là rất đỗi bình thường. Những người dân tộc Nga trong tiểu đoàn cũng trượt tốt, nhưng khởi đầu thì không êm ái lắm. Người ta cũng dạy cho chúng tôi một khoá trượt tuyết ngắn hạn trong nội dung huấn luyện nêu trên. Những người tình nguyện trong tiểu đoàn hầu hết là học sinh trung học và sinh viên đại học. Không có người tình nguyện nào mà không thề trượt tuyết được hết - nếu vậy họ làm cái quái gì ở đây. Hầu hết tình nguyện viên đều là Đoàn viên Komsomol, kể cả tôi. Người ta hỏi: ?oAi muốn tình nguyện tham gia chiến tranh với Phần Lan?? Tôi đáp: ?oTôi đi, viết tên tôi vào.? Vậy là tôi được tuyển dụng tại quận uỷ Dzerzhinski của thành phố. Tôi không còn nhớ rõ làm cách nào mình biết về bản thông báo kêu gọi những người tình nguyện nữa. Tất cả những tình nguyện viên trong tiểu đoàn tôi đều là người Nga, chỉ mình tôi là người Phần. Thái độ của mọi người với tôi rất tốt, không ai thắc mắc về việc tôi là người Phần. Cũng không có sự chú ý đặc biệt nào của NVKD hay của politruk (chính trị viên) tiểu đoàn đối với cá nhân tôi. Anh chàng chính trị viên khá dễ thương và cả tiểu đoàn trưởng cũng vậy.
    Chúng tôi có ba anh em, anh cả tôi Semen được động viên trong thời gian chiến tranh Phần Lan, anh ấy không đi tình nguyện như tôi. Anh được tuyển vào Quân đội Nhân dân Phần Lan, đóng tại Zelenogorsk (Terijoki). Anh được huấn luyện để luồn ra sau phòng tuyến địch và ******** báo viên. Họ được ăn mặc khác chúng tôi, chúng tôi thì trang phục nhẹ, như yêu cầu của lính trượt tuyết phải thế. Anh thứ tôi cũng được gọi nhập ngũ. Người thứ ba được ở lại nhà để không có chuyện tất cả phải vào quân đội. Năm 1941 lúc đầu tôi cũng được miễn quân dịch vì công việc của mình, nhưng rồi việc miễn trừ đã bị huỷ bỏ. Thật kinh khủng khi phải sống ở đây cho tới năm 1942, trời rất lạnh, xung quanh âm 40 tới 45 độ, sương giá khủng khiếp. Người ta đi xuống sông Narva để lấy nước và chết gục trên đường đi. Anh tôi Matvei cũng chết trong thời kỳ bao vây Leningrad, tôi đã tự tay chôn cất cho anh năm 1942.
    Semen bị động viên cũng như những người Nga khác, rồi anh ấy tham gia chiến tranh, và anh được gửi đi lần cuối cùng làm một điệp viên hoạt động đằng sau phòng tuyến Phần Lan. Lúc đấy đã là giữa cuộc chiến lần hai. (Khi Đức xâm lược Liên Xô thì Phần Lan tiếp tục cùng chiến đấu cạnh quân Đức, tấn công quân khu Leningrad. Người Phần gọi đây là ?oCuộc chiến tiếp theo?. Cuối Thế Chiến 2, khi quân Đức gần bại trận, thống chế Phần Mannerheim tuyên bố không cho quân Đức dùng lãnh thổ Phần để tấn công quân Đồng minh nữa và ra lệnh quân đội Phần Lan ngưng chiến, ký hòa ước với Liên Xô. Quân đội Đức đổ bộ tấn công Phần Lan đã bị đánh trả và thiệt hại nặng. ?" LTD) Theo như tôi hiểu, người ta đã gửi anh ấy đi làm điệp viên. Thậm chí có đồng đội vẫn còn nhìn thấy anh trong thời kỳ chiến tranh. Điều ấy có nghĩa là anh vẫn còn sống được thêm một thời gian nữa, và rồi anh bị giết, được chôn cất tại Turku. Có tin đồn rằng anh có mặt tại Turku. Tin đồn nói rằng những tù binh chiến tranh Nga đã trông thấy anh tại đó. Họ thấy anh đi qua trong quân phục sĩ quan Phần Lan. Anh ấy cứ đi ngang qua, trong khi các tù binh đang làm việc, không hề chào hỏi họ. Họ nhận ra anh, do họ ở cùng làng và cùng học với nhau. Sau chuyện đó, người anh em họ chúng tôi, hiện đang sống ở Phần Lan, bảo rằng người ta tìm thấy mộ anh và con anh ta thậm chí còn chụp ảnh cả nơi ấy. Thế là giờ chúng tôi biết được rằng anh ấy đã bị giết và người Phần Lan đã giết anh ấy. Tuy nhiên, chẳng ai biết chuyện đó đã xảy ra thế nào, và làm sao người Phần lại phát hiện ra anh là điệp viên Xôviết. Một điệp viên chỉ có thể mắc sai lầm một lần duy nhất trong đời. Chúng tôi đã nhờ Hội Chữ thập Đỏ giúp tìm kiếm anh, nhưng không thấy, và giờ đây chúng tôi biết điều gì đã xảy ra với anh. Chúng tôi không biết được ai đã chôn cất cho anh - tất cả những điều ấy vẫn còn chưa sáng tỏ. Pavel cũng bị thương trong chiến tranh tại Pskov và khi chúng tôi chuyển tới vùng Chelyabinsk, anh ấy đã chết vì vết thương tại đây.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này