1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi danngoc, 29/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Kỷ niệm trận đánh lịch sử ở Mát-xcơ-va


    Ngày 7-12, Đại diện chính quyền Mát-xcơ-va, Bộ Quốc phòng, các Hội cựu chiến binh, các tổ chức xã hội và cơ quan đại diện ngoại giao ở Mát-xcơ-va đã được mời tới dự lễ kỷ niệm lần thứ 63 ngày diễn ra trận đánh lịch sử bảo vệ thủ đô Mát-xcơ-va làm thay đổi cục diện của cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô trước đây.
    Chính quyền thành phố Mát-xcơ-va đã có sáng kiến cho hơn 100 xe bọc thép từ thời chiến tranh thuộc sư đoàn cơ giới Ta-man tham gia hoạt động sân khấu "Bên phòng tuyến chính", tái hiện lại các sự kiện bắt đầu cuộc chiến tranh tại thao trường A-la-bi-nô.
    Trong số những hiện vật quý hiếm tham gia chương trình ấn tượng này có 3 xe bọc thép, 36 xe tăng T-34, 3 xe tăng BT-5, 3 xe tăng của phát xít Đức cùng một số xe tăng loại nhỏ của hãng "Mosfilm" và Viện bảo tàng lịch sử quân sự về vũ khí và kỹ thuật thiết giáp.
    Ngoài ra, còn có hơn 2.500 lính được huy động để đóng vai các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô và đối phương; các nhân viên cảnh sát đóng làm bộ binh cơ giới. Tất cả lực lượng tham gia đều mặc quân phục và trang bị vũ khí của thời chiến tranh.

  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    HỒI ỨC CỦA LÍNH BỘ BINH​
    Daniil Zlatkin
    Phần 1
    Tôi là người đã từng trải qua chiến tranh ?" cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Tôi tham gia chiến đấu từ mùng 3 tháng Bảy năm 1941 cho tới tận tháng Năm năm 46. Thực ra, đối với tôi, chiến tranh là một cuộc chiến liên tục để sống còn, đặc biệt trong những điều kiện cực kỳ gay go mà tôi đã trải qua, mặc dù không phải lúc nào cũng cầm súng trong tay. Dưới đây tôi xin được kể đôi lời về quãng đời đó.
    Ngày 22 tháng Sáu tôi đang ở thành phố Feodosia, nơi chúng tôi tiến hành xây dựng một hệ thống đồn bót bí mật. Tôi sống trong khách sạn Astoria. Tôi thức dậy lúc 10 giờ ?" xung quanh không còn ai. Tôi ra ngoài và nhận ra chiến tranh đã bắt đầu. Vâng, lúc đó tôi cảm thấy thật là... Có lẽ, cũng như tất cả những công dân Xôviết khác ?" tôi thấy thật bực bội lo lắng, bởi bố mẹ tôi sống gần biên giới phía tây. Thêm nữa, tôi đã hiểu quá rõ chiến tranh là thế nào vì đã từng phục vụ trong quân đội như một sĩ quan công binh. Chiều hôm đó tôi đã có mặt trên một chuyến tàu đi thẳng về Maskva. Tại Maskva tôi lập tức bị động viên đi xây dựng các công trình trú bom. Và vào ngày 3 tháng Bảy, sau bài phát biểu của Đồng chí Stalin, tất cả các bạn bè tôi đều đi đăng ký vào dân quân vũ trang, nhưng tôi đang là một kỹ thuật viên chuyên nghiệp có tay nghề - tôi chỉ nhận được lệnh động viên từ dân uỷ quân khu khi có lệnh điều động đặc biệt, nên không thể cùng đi với họ. Các bạn tôi bảo: "Dan''''ka, chuyện quái gì vậy?! Tất cả bọn tớ đều lên đường! Còn cậu thì sao? Cùng đi đi chứ!" Ông quản đốc cũng nói: "Danil, sao cậu lại làm vậy? Tất cả các đồng chí của cậu đang lên đường, còn cậu lại không?" Vì thế tôi cũng đi tham gia vào cái mà người ta vẫn gọi là tổ chức dân quân vũ trang. Khi phát hiện ra tôi là một hạ sĩ quan, người ta liền chỉ định tôi làm trung sĩ trong một đại đội công binh độc lập. Tôi được giao cho khoảng 300 người, hầu như tất cả bọn họ đều có trình độ học vấn khá cao, thậm chí có cả tiến sĩ khoa học, nhà thơ, nhà văn, nhà soạn nhạc ?" đủ thứ, nhưng chỗ chúng tôi không có ai là công nhân cả. Tôi lập tức tập hợp họ lại ?" rống lên: ?oVào hàng!? ?" họ liền thấy trước mặt mình đúng là một trung sĩ thực thụ đã từng tham gia quân ngũ. Thế đó, tôi tập hợp họ lại và đưa họ tới chỗ thợ cắt tóc, và mặc cho những trò phản ứng và chống đối tất cả bọn họ đều bị húi trọc. Rồi họ được dẫn tới nhà tắm. Thế là mọi chuyện đều được đưa về đúng chỗ của nó ?" đám người lộn xộn kia đã thực sự trở thành một tiểu đoàn công binh, được chỉ huy bởi một trung sĩ thực thụ.
    Ngày 4 hoặc 5 tháng Bảy chúng tôi rời Maskva đi theo đường Mozhaisk. Chúng tôi hành quân 30 km tới ngôi làng Tolstopaltsevo và cắm trại tại đó. Cuộc đời quân ngũ bắt đầu: huấn luyện, tập sử dụng vũ khí, nắm vững các loại đạn và chất nổ. Một lần tôi được gọi lên gặp chỉ huy công binh sư đoàn, bạn tôi Zinoviy Levin, anh ta nói: "Dania, cậu phải tới quân khu Ivanovo và đem về từ đó 6 tấn thuốc nổ. Đồng thời lấy khoảng 150-200 quả mìn cá nhân và mìn chống tăng, kèm theo 5 - 6 xe nhà bếp.? Tôi bảo: "Trong tay tớ sẽ có những gì?? Anh ta nói: "Cậu lấy theo một trung đội lính và một xe GAZ AA. Chúng tôi ngồi lên xe và tôi hỏi: "Lấy gì để tôi đem tất cả những thứ đó về đây bây giờ?!? Họ bảo tôi: "Cậu là kỹ sư công binh gì mà không tìm được cách chuyển hàng về?!?
    Tôi không còn nhớ mình đã làm cách nào để tới được Podolsk, bởi đường tới Ivanovo là con đường hoàn toàn khác, nhưng vì lý do nào đó chúng tôi đi theo một ngả khác và xuất hiện ở Podolsk. Trong khi ngồi trên xe đi ngang Podolsk, tôi thấy cái bảng chỉ đường có ghi chữ "Xưởng ôtô", và một sáng kiến thoáng hiện ra trong đầu. Tôi bước vào phòng làm việc của viên quản đốc xưởng, đặït khẩu súng lục của mình lên bàn (tôi không có bao súng, khẩu súng lục được giắt vào thắt lưng) và nói: "Hãy nghe đây: các anh ngồi ở đây, tại hậu phương, ăn uống đầy mồm, trong khi chúng tôi đang phải chiến đấu!? ?" mặc dù chúng tôi chưa từng tham gia chiến đấu, tôi chỉ giả vờ rằng mình là một tay lính đã có kinh nghiệm. Hắn bảo: ?oCác anh cần gì?? Tôi nói: ?oChúng tôi cần ít nhất 12 xe tải để đi vận chuyển chất nổ.? Hắn đáp: "Tôi biết làm cách nào để kiếm ra chúng bây giờ?! Tôi cần có giấy phép!? Tôi ra lệnh: ?oKhông để một xe nào ra khỏi đây, nhưng cứ để cho xe đi vào!? Tôi khóa trái hắn ở trong phòng, đặt một người đứng gác, đi ra ngoài, tập hợp tất cả những lái xe lại và bảo: "Các cậu, tớ có ở đây hai balô xúc xích hun khói, nửa balô đường và đồ hộp. Nhưng tớ không có vodka. Chúng ta cần phải lái tới quân khu Ivanovo và nhận chất nổ cùng các thiết bị khác dùng cho mặt trận. Ai sẽ đi cùng nào?? Mọi người đồng thanh: ?oChúng tôi sẽ đi!? Bằng cách đó tôi có được 15 xe tải. Viên quản đốc hét với theo bên cửa sổ: "Quân vô lại! Mày sẽ bị ra toà!? Tôi bỏ đi cùng đoàn xe tải, đi xuyên khắp Matskva và tới được quân khu Ivanovo. Tại đó chúng tôi chất hàng và quay về đơn vị của mình vào sáng hôm sau. Cần kể thêm là trong khi chất hàng tôi cũng tiện tay xách luôn hai thùng đèn pin mà không ghi sổ. Khi trở về đại đội mình, tôi báo cáo mọi việc xảy ra lên đại đội trưởng. Anh ta bảo:
    "Cậu biết không? Đừng trả những thùng đèn pin đó về kho dự trữ công binh, hãy đưa nó cho chúng tớ.?
    "Thưa đồng chí đại đội trưởng, tôi không có quyền làm chuyện đó.? ?" tôi nói.
    "Tôi ra lệnh cho anh đó!? ?" anh ta bắt đầu cất cao giọng.
    "Tôi không tuân lệnh.?
    "Hãy lặp lại mệnh lệnh: để lại một thùng đèn pin!?
    "Tôi sẽ không lặp lại mệnh lệnh đó!?
    "Tôi sẽ đem anh đi xử bắn ngay lập tức!?
    "Thử làm đi!?
    Hắn ta rút khẩu Parabellum ra, tôi trông thấy bọt trắng sùi ra trên môi hắn, hắn dậm mạnh chân lên sàn nhà và hét:
    "Lặp lại mệnh lệnh!?
    Tôi mở nút áo quân phục của mình, xé phanh ngực áo, thét lên:
    "Tới đây bắn tôi đi! Nhưng tôi sẽ không theo lệnh đó dâu!?
    Hắn ném khẩu súng và mũ của mình xuống sàn nhà và dẫm chân lên trên, nhưng tôi đã quay đi và bỏ ra ngoài. Câu chuyện kết thúc tại đây, nhưng tôi bị cách chức và thôi không được làm trung sĩ của đại đội nữa. Tôi bị đưa vào một trung đội ở cùng người bạn thân Vasia Karpenko.
    Sau đó chúng tôi bị chuyển tới khu làng Pupovo thuộc quân khu Smolensk. Tại đây tôi tham gia cuộc bắt giữ ba tên phi công, máy bay của chúng bị súng phòng không của ta bắn hạ. Chúng bị bắt và giải tới Sở chỉ huy sư đoàn. Chúng bước vào đó với dáng điệu rất vênh váo ?" vung tay lên đằng trước, miệng hét: "Heil Hitler!" Điều đó gây một ấn tượng to lớn đối với tôi: làm sao một tên tù binh lại có thể hành xử như vậy?
    Ngày hôm sau một chiến binh cứng cựa thực thụ có trên vai ba vạch (trung tá - Artem Drabkin) tới, tập hợp toàn đại đội lại và thông báo: "Bất cứ ai có trình độ văn hóa cấp hai hoặc cao hơn, bước lên trước hai bước!? Tôi làm theo.
    "Các đồng chí, các anh sẽ tới một trường huấn luyện để nhận được những cấp bậc phù hợp với trình độ chuyên môn của bản thân. Anh kia, làm nghề gì??
    "Tôi là một kỹ sư xây dựng? ?" tôi nói.
    "Vậy anh sẽ là một kỹ sư công binh bậc ba.?
    Thật tuyệt. Họ dồn chúng tôi lên xe tải và chở tới làng Korni gần Viazma. Tại đấy 36 người chúng tôi được phân vào trung đội súng máy số 1, đại đội một, tiểu đoàn một. Tôi nói: ?oTại sao lại là xạ thủ súng máy?! Các anh làm cái gì vậy?! Tôi tới đây đề trở thành một kỹ sư công binh kia mà?!? ?oIm lặng! Không trao đổi!? Tời buổi chiều tôi ngồi viết một báo cáo, trong ghi rằng tôi đã bị lừa dối. Họ viết trả lại trên tờ báo cáo đấy: ?oĐồng chí Zlatkin, tổ quốc đang cần những xạ thủ súng máy.?
    Công việc huấn luyện bắt đầu - suốt từ 6 giờ sáng cho tới tận chiều tối khẩu súng trường không rời khỏi vai tôi, chúng tôi tập đi đều bước, ca hát, mở lách cách cái khóa nòng rỗng không ?" đó là cách để người ta dạy chúng tôi trở thành xạ thủ súng máy. Còn về thức ăn ?" trà uống với đường vào buổi sáng, cùng một lát bánh mì; vào giữa ngày, cho bữa trưa là một ít cháo lúa mạch loãng hầu như không có gì ở trong, thậm chí không được đến một củ khoai nhỏ, và kasha (cháo ngũ cốc), còn cho bữa tối ?" lại đường và một lát bánh mì. Sau 10 ngày chúng tôi đã bạc nhược đến mức phải chật vật mới lê đi được. Tôi liên tục hỏi: ?oKhi nào thì chúng ta sẽ học sử dụng súng máy? Những khẩu súng máy đó đâu rồi?? Họ trả lời: ?oIm lặng! Không phải chuyện của anh! Không được tranh cãi! Chúng tôi sẽ làm những gì cấp trên yêu cầu!? Vâng, điều đó đã thực sự làm tôi kinh ngạc?
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330

    Một buổi chiều tôi ra khỏi hầm trú ẩn để đi ngoài và thấy các bạn mình đang ăn khoai tây. Lạy Chúa tôi ?" khoai tây! Tôi hỏi:? Các cậu lấy chúng ở đâu vậy?? ?oÀ, ở chỗ anh nuôi đấy. Trong nhà bếp.? Tôi chạy tới tay đầu bếp đó: ?oLàm thế nào để tôi có được khoai tây của anh?? Anh ta nói: ?oKhoai tây? thứ đó phải kiếm mới có được.? Tôi trả lời: ?oTôi muốn kiếm lấy chúng! Tôi đang đói lắm!? ?oCậu biết không? ?" anh ta bảo ?" ?ongày mai hãy quay lại đây, sau khi trời tối ?" đem theo củi khô, cưa, cắt chúng, sao cho tới 5 giờ sáng, khi tôi tới đây, nước đã được đun sôi. Hiểu chưa?" "Hiểu." Tôi đã lao động suốt cả đêm hôm đó, chuyển củi từ bờ sông lên, cưa chúng ra bằng chiếc cưa tay, bổ chúng bằng cái rìu luôn chỉ chực văng ra khỏi cán, và tới 5 giờ sáng tôi đã đun sôi nước và chuẩn bị đủ thứ để đốt lò. Anh ta quan sát mọi việc, miệng bảo: ?oTốt lắm! Cậu làm một mình, vậy mà hãy xem cậu đã làm được gì kìa! Tôi thuê cả hai ba người cũng chưa chắc làm được như thế. Cậu quả là một gã trẻ trai khỏe mạnh, tôi mang cho cậu khoai tây đây. Lấy đi.? Tôi nói: ?oTôi có thể lấy được bao nhiêu?? ?oCứ lấy bao nhiêu tuỳ theo sức của cậu.? Tôi có đem chiếc áo bekesh vạt ngắn của kỵ binh (bekesh: một loại áo khoác - Oleg Sheremet) theo trên người. Tôi nhồi đầy khoai tây vào cả hai bên túi áo ?" nhưng như thế dường như vẫn chưa đủ với tôi. Tôi rút ra một con dao Phần Lan, xẻ một đường quanh áo và nhồi khoai tây khắp thân mình. Rồi tôi cứ thế mà đi, trong lòng lâng lâng hạnh phúc, bụng nghĩ: ?oBây giờ mình sẽ đem một ít đi rán, hoặc nướng chúng trên than hồng.? Đột nhiên một sĩ quan tay áo đeo ba gạch xuất hiện. Hắn thấy tôi và bảo:
    "Đồng chí học viên, lại đây!?
    Tôi lại gần. Hắn nắm lấy áo bekesh của tôi và nói:
    "Cái gì trong này??
    "Khoai tây.?
    "Ăn cắp??
    "Không, không phải ăn cắp ?" kiếm được đấy.?
    "Mày nói dối, đồ lợn, mày ăn cắp nó! Không ai có thể kiếm được nó, chúng ta không phải là một đơn vị để mày kiếm chác! Chắc chắn mày đã ăn cắp nó!?
    Chúng tôi bước vào phòng ăn tập thể, nơi binh lính lúc đó đang ngồi ăn sáng. Mọi người đang uống thứ ?otrà? đó ?" chỉ là nước sôi với đường và một lát bánh mì. Hắn tuyên bố với họ:
    "Các đồng chí binh sĩ, bọn Đức chỉ được có 200 gram bánh mì một ngày mà đi chiến đấu! Và hãy xem chúng chiến đấu như thế nào! Các anh được tới 500 gram, nhưng vẫn có những tên trộm cướp trong bọn các anh, chúng trộm cướp của các anh và ăn thức ăn của các anh. Đây, hãy nhìn xem!?
    Hắn bắt đầu lôi khoai tây từ túi tôi ra và nện chúng lên mặt bàn. Lôi ra một củ ?" nện xuống, lại củ khác ?" nện xuống, miệng lặp đi lặp lại:
    "Các anh có thấy thằng ăn cướp này không! Khoai của các anh đây! Đáng ra chúng phải ở trên bàn của các anh!?
    Vâng, tất nhiên là đám lính bắt đầu xì xầm khi núi khoai tây dần xuất hiện. Hắn hét lên với tôi:
    "Leo lên bàn!? Tôi leo lên trên cái bàn.
    "Lột ngôi sao ra khỏi mũ!? Tôi cởi nó ra.
    "Cởi thắt lưng ra? Tôi tháo nó ra.
    "Cởi xà cạp ra.? Tôi cởi chúng ra.
    "Nhân danh Cộng hòa Xôviết Liên bang Nga, tôi tuyên bố tên trộm cướp này phạm tội xử bắn!?
    Hắn rút súng ra và chĩa vào tôi. Từ lúc này tôi như bị mù. Tôi không còn trông thấy và nghe thấy gì nữa, tôi chỉ còn biết đứng như trời trồng trên đôi chân mình. Tôi nghĩ: ?oThế đấy, bây giờ sẽ có một phát súng.? Tôi đã chuẩn bị đón nhận tất cả. Một quãng thời gian chờ đợi nặng nề trôi qua, tôi không biết nó kéo dài trong bao lâu. Tôi không nghe thấy tiếng súng, nhưng vẫn đứng lặng đi như vậy. Có ai đó kéo tay tôi ?" một lần, rồi lần thứ hai. Tôi mở mắt ra và trông thấy lữ đoàn trưởng, người mà tôi đã gửi báo cáo lên. Ông nhỏ nhẹ nói với tôi: ?oXuống đi?, và tôi ngã xuống, bất tỉnh. Vị đại tá ân cần bế tôi xuống, gắn lại ngôi sao cho tôi, đeo lại thắt lưng và bảo?Tự quấn lấy xà cạp nhé?. Tôi cúi xuống, quấn đôi xà cạp. Ông lại nói: ?oHãy cầm lấy chỗ khoai kia?. Tôi cầm lấy khoai tây, ông liền vòng tay quanh vai tôi, và chúng tôi đi ra. Xung quanh hoàn toàn yên lặng: tất cả binh lính đứng nhìn chúng tôi, còn chúng tôi đi ra, mọi ánh mắt đều dõi theo. Ông khẽ hỏi tôi: ?oCậu lấy khoai tây ở đâu vậy?? Tôi liền khóc rống lên. Thần kinh tôi đã chịu đựng tới giới hạn tột cùng, tôi khóc và kể cho ông chỗ mình đã kiếm khoai tây. Ông hôn lên trán tôi và bảo: ?oCon trai ạ, tai nạn đã qua rồi. Thôi, hãy ăn khoai của con đi.?
    Ba ngày sau người ta dồn chúng tôi lên một toa chở hàng và đưa chúng tôi tới một nơi nào đó. Có khoảng 60 tới 80 người chất trên một toa tàu ?" không còn chỗ nào mà xoay trở được! Không một ai biết nơi họ sẽ chở chúng tôi tới. Cuối cùng chúng tôi cũng được ra khỏi tàu. Đã có thể nghe thấy tiếng nổ và tiếng súng vang lên cách đó khoảng một cây số. Một người lính bị thương lê tới. Chúng tôi cất tiếng hỏi:
    "Bác ơi, ai đang ở kia vậy??
    "À, người ta bảo bọn Đức đã nhảy dù xuống chỗ đấy.?
    "Thế chỗ chúng ta ở đây là đâu??
    "Có con sông Plotva ở quanh đây. Cách không xa chỗ này là Borodino. Còn kia là làng Myshkino."
    Tuyệt. Tôi nhớ rồi - Myshkino.
    Tới buổi chiều họ tập hợp chúng tôi vào một nhà tắm. Có khoảng 20 người ở trong đó. Một trung sĩ đứng nói: ?oCác đồng chí, đây, trước mặt ta là một khẩu đại liên kiểu mới nhất. Nó cần 4 người để điều khiển: một người mang nòng súng, một người khác mang đôi bánh xe này, hai người còn lại mang theo đạn. Hiểu chưa? Anh! (chỉ vào tôi), anh sẽ là xạ thủ Số Một! Hiểu chưa? Đây, vác lấy cái nòng.? Tôi cầm lấy nòng súng. ?oCòn anh,? ?" anh ta nói với một người khác trong trung đội tôi ?" ?oanh là xạ thủ Số Hai.? Và đưa cho anh ta chiếc bánh xe. Anh ta chỉ định hai người nữa để mang đạn ?" họ cầm lấy các thùng đạn. ?oĐể bắn các anh cần ấn vào đây, đẩy tới, kéo ở đây, lắp nó vào, và bắn ?" hiểu chưa?!? Mọi người đều đồng thanh: ?oHiểu!!? Và không một ai trong chúng tôi hiểu chút gì. Thế là với lượng kiến thức như thế về súng máy chúng tôi tiến về hướng mặt trận, và lập tức bước vào chiến đấu. Đấy là lần đầu tiên tôi được nghe tiếng đạn réo. Tôi không phải là người hèn nhát, trái lại, tôi rất táo bạo liều lĩnh, nhưng khi đấy tôi đã cảm thấy cái chết ?" tôi cúi xuống tránh, chân và tay tôi run lẩy bẩy, không đứng dậy nổi, cảm thấy như mọi viên đạn đều bắn về mình, và không hiểu tại sao mình vẫn chưa bị bắn trúng?! Tôi nhìn quanh ?" Số Hai của tôi đã biến mất, cả người tiếp đạn cũng không thấy đâu, chỉ còn độc mình tôi với cái nòng súng. Nhưng tôi còn đeo thêm khẩu súng trường mười phát SVT, một cái balô, một chiếc mặt nạ phòng độc, một chiếc rìu, và chỉ có quỉ mới biết còn cái gì đeo thêm trên mình tôi nữa. Tổng cộng, tất cả trang bị của tôi lên tới 32 kg! Tôi nằm xuống. Ngay lúc đó một đại uý hô lớn: ?oĐồ cặn bã, tiến lên, vì Tổ quốc! Vì Stalin!? Và chọc khẩu súng lục vào gáy tôi. Tôi cũng hét: ?oTiến lên!? Nhưng sau tôi làm gì còn ai?! Chẳng có ai cả? chỉ tôi và anh ta ?" hai chúng tôi. Chúng tôi chạy. Tất cả mọi người còn lại đâu rồi?... Tôi nhìn quanh. Họ đang nằm rải rác khắp nơi. Người ta đã đưa chúng tôi tới một quãng trống, trong khi bọn Đức đang nấp sau một ngôi làng. Đó không phải là một trận đánh, đó đơn giản chỉ là một cuộc tàn sát: chúng tôi thì nằm trên mặt đất trống trải, không tài nào trông thấy kẻ thù, nhưng kẻ thù thấy rõ chúng tôi và không để một ai ngóc đầu dậy. Trong khi đó máy bay của chúng bay trên đầu, bắn hạ những ai đang di chuyển, khẩu súng máy trên máy bay bắn một tràng sượt qua người tôi. Tôi ngã xuống đất một lần nữa, rồi tôi giơ tay lên hét với ai đó, tôi cũng không biết là đã hét với ai nữa: "Tiến lên! Vì Tổ quốc! Vì Stalin!" Ngay lúc đó tôi bị trúng đạn vào tay phải. Tôi không biết vết thương có nặng không, nhưng có thể vì sợ hay do quá bất ngờ nên tôi lăn ra bất tỉnh. Và đó là lần thử lửa đầu tiên của tôi.
    Tôi tỉnh dậy vào ban đêm. Trời rất lạnh ?" trận này xảy ra vào 15 tháng Mười năm 1941. Toàn thân tôi bị tê cóng. Tôi đứng dậy, nhưng đôi chân không còn ủng nữa ?" có ai đó đã lấy mất ủng của tôi và tôi chỉ còn có vải bọc chân. Tôi quan sát ?" có hai ngón tay bị gẫy, máu vón cục trên đó. Tôi xé áo lót, cố gắng tìm được cách băng bó vết thương. Không một ai trong chúng tôi có được hộp sơ cứu cá nhân. Dù vậy, vẫn có một loại dung dịch chùi rửa đựng trong mặt nạ phòng độc, nhưng chúng tôi đã uống hết tất cả trước khi đến được mặt trận, bởi trong thành phần chất lỏng này có rượu cồn. Chúng tôi đổ dung dịch này qua bột than hoặc than đá và sau đó có được loại cồn trắng tuyệt hảo. Khi tỉnh dậy, tôi liền cảm thấy đói, nhưng không còn gì để ăn ?" trong hai ngày người ta chỉ phát cho chúng tôi có hai cái bánh bít cốt và hai con cá muối?
    Khi đứng lên, tôi lập tức tìm đường về phía quân ta. Tôi trông thấy nhiều xác lính chết nằm rải rác khắp nơi. Tôi tìm được một biđông trong chứa nước đã đóng băng trên một cái xác, một chiếc bánh bít cốt trên cái xác khác, rồi lột lấy đôi ủng của một người nữa. Đã định lấy tiếp chiếc áo khoác của ai đó, nhưng rồi tôi thấy có một người đang cử động. Anh ta nói:
    "Bạn ơi, giúp tôi với.?
    "Anh là ai?? ?" tôi hỏi.
    "Tôi là Pet''''ka."
    "Anh bị sao vậy??
    "Tôi bị thương vào đầu gối. Giúp tôi với, bạn ơi.?
    Anh ta lớn tuổi hơn tôi và có lẽ nhiều kinh nghiệm hơn, như sau này tôi nhận thấy. Anh ta nói:
    "Anh biết không, bọn Đức đã đi ngang qua, chúng lấy ủng của những người chết, lột cả ủng của anh. Tôi đã thấy tất cả.?
    "Cái gì, thế có phải là chúng ta đang bị bao vây không?!?
    "Không chỉ bị bao vây, hiện chúng ta đang ở vùng bị bọn Đức chiếm đóng rồi.?
    "Petia, Chúng ta phải tìm cách trốn thoát thôi!?
    "Cậu hãy đưa tôi tới đống cỏ khô kia đi.?
    Anh ta rất nặng, nhưng tôi đã kéo được anh ta khoảng 150 mét tới tận đống cỏ khô đó, và chúng tôi khoét một cái lỗ rồi trườn vào trong. Nước trong bình đã tan ra, chúng tôi uống nó, ăn hết cái bánh, và anh ta nói: ?oCó một cái làng ở phía đối diện với chúng ta. Hãy vượt qua sông, rồi đi tới ngôi nhà đầu tiên và hỏi xin ai đó một bữa chén thử xem.? Nhưng tôi không biết bơi. Bèn tìm lấy hai khúc gỗ, buộc lại bằng cành cây, rồi vượt qua sông bằng cái bè đó. Tới gõ cửa một ngôi nhà. Một ông già ra mở cửa, vừa trông thấy tôi ông liền la lên: "Con trai quý mến ơi, đi đi, làng này đang đầy bọn Đức.? Tôi nói: ?oCụ ơi, chúng con cần được ăn, con không đi một mình, còn có một đồng chí nữa đang bị thương.? Ông lão bảo: "Chờ đấy, để ta kiếm cho chút ít, con sẽ được biết chúng ta sống khá như thế nào.? Tóm lại, ông lão cho chúng tôi thức ăn và chỉ dẫn cách tìm đường trở về phía quân ta. Đêm tới, Peter và tôi lên đường. Tôi nói: "Petia, tớ không thể vác nổi cậu nữa. Tớ hết sức rồi. Ít nhất hãy nhảy lò cò một chân đi.? Cậu ấy bắt đầu nhảy lò cò, tay dựa vào tôi. Bằng cách đó chúng tôi tới được con sông, băng qua nó, vừa ướt và lạnh. Chúng tôi chật vật đi thêm được 200 mét rồi đột nhiên có tiếng: "Halt, ai đó?? Rồi họ tóm lấy chúng tôi và chúng tôi lập tức bị tách khỏi nhau. Trong tình trạng bị ướt sũng, sương giá phủ đầy như thế tôi bước vào một căn nhà. Một đại uý ngồi sẵn bên trong, anh ta rút khẩu súng lục của mình ra và đặt lên bàn:
    "Ngồi xuống!" - (một cách thân mật, tất nhiên) Tôi ngồi xuống.
    "Hãy kể đi!"
    "Kể gì?"
    "Anh là ai?"
    Tôi nói cho anh ta biết mình là ai.
    "Anh nói dối! Đó không phải là anh. Hãy kể cho tôi xem anh đã được tuyển dụng như thế nào (bởi tình báo địch, thế đấy)? ?" Bây giờ thì tôi hiểu ra rồi!
    "Hãy cho tôi biết, có phải tôi đang ở NKVD?" ?" tôi hỏi.
    "NKVD nào?! Anh nghĩ anh đang ở đâu vậy?! Anh đang ở trong Hồng quân, hiểu chưa??
    "Tôi hiểu rồi.?
    "Hãy cho tôi biết ai tuyển dụng anh, anh tới đây với nhiệm vụ gì? Ai đã sắp xếp để anh bị thương nhẹ? Đừng nói dối, nếu không tôi sẽ bắn anh ngay lập tức!? ?" Hắn lại gần tôi, tay cầm khẩu súng lục và chọc nòng súng vào lợi tôi. Xé rách môi tôi ?" một lần, rồi một lần nữa?
    "Tại sao anh lại đánh tôi?! Tôi sẽ kể.? ?" Tôi nói.
    "A ha, tốt đấy!" ?" Và chọc vào môi tôi một lần nữa, làm dập nó, máu tuôn ra.
    "Anh muốn tôi kể về cái gì??
    "Cái gì, mày vẫn còn giấu diếm thế à?! Mày đã nói là sẽ kể cơ mà!?
    "Vâng, tôi sẽ kể, nhưng hãy cho tôi biết anh muốn tôi kể cái gì cơ đã?!?
    "Ai đã tuyển dụng mày? Đồng bọn của mày ở đâu? Thằng bạn của mày đã kể cho chúng tao là mày đã được tuyển dụng tại Frankfurt-trên sông Oder để giết các chính trị viên! Hãy cho tao biết ai đã tuyển mày? Nhiệm vụ của mày là gì?? ?" Tôi như bị đẩy bật lại, không nhận ra hết mức độ trầm trọng của sự việc đang xảy ra. "Bạn nào kể cho anh?"
    "Bạn anh, Pet''''ka."
    Tôi nghĩ: "Thật là quân vô lại! Sao hắn dám nói thế! Mình đã cứu hắn khỏi chỗ chết, kéo hắn thoát về! Và mình đã được trả ơn thế này đây!? Ngay lúc đó một vị đại tá bước vào. Tôi quay sang ông ta và nói:
    "Đồng chí đại tá, xin cứu tôi, chuyện gì đang xảy ra vậy!??
    "Ở Maskva có ai biết anh không?? ?" ông ta nói.
    Đột nhiên một ý nghĩ nảy ra trong đầu tôi. Anh tôi đang phụ trách Phòng Số một trong Văn phòng Chánh Uỷ viên Công tố của Hồng quân Liên Xô. Tôi bảo:
    "Anh tôi hiện thế này, thế này? ?o
    "Họ của anh ta là gì??
    "Brainer, Lev Markovich."
    "Chờ một phút. Đồng chí đại uý, ta ngưng hỏi cung đã.?
    Ông ta quay lại sau 15 phút: "Hãy để anh ta đi, tôi xin chịu trách nhiệm.? Ông ta cho tôi đi, bên ngoài là Pet''''ka đang đứng, chúng tôi ôm chầm lấy nhau mà hôn. Anh ấy nói: "Dan''''ka, sao cậu lại vu khống tôi những chuyện như thế?? Tôi nói: "Chuyện gì vậy?" "Thế đấy, cậu đã kể rằng tớ và cậu đã được tuyển dụng tại Frankfurt-trên sông Oder." Tôi bảo: "Pet''''ka, họ cũng nói với tớ hệt như vậy. Nói là cậu đã kể thế.? Tóm lại, họ đưa chúng tôi tới Borodino bởi chúng tôi đang bị thương, chất chúng tôi lên một chiếc xe chở khách và chúng tôi khởi hành đi Maskva. Trên đường đi, Pet''''ka tiến lại gần mấy bà cụ già. Cậu ta quấn giẻ đầy mình, nhưng không có nổi lấy một chiếc mũ, đành quàng chiếc khăn hay chiếc mùi soa lên đầu rồi rên lên: ?oMẹ ơi, cho chúng con chút gì ăn!? Tôi rất xấu hổ và gọi: "Petia!" Nhưng cậu ta vẫn: "Mẹ ơi, cho chúng con thức ăn!" Và mấy cụ già, bằng đôi bàn tay run rẩy, san ra chỗ tài sản quý báu của mình, tổng cộng cũng chỉ vừa đủ cho họ ăn, rồi chìa cho anh ta chừng một mẩu bánh con. Anh ta quay lại để chia nó với tôi. Bằng cách đó chúng tôi tới được ga Belorussia (ở Maskva - Oleg Sheremet). Tại đây đám cảnh sát lôi tôi đi xềnh xệch và đưa tôi tới chỗ sảnh chính rồi đặt tôi lại đó. Rồi chúng tôi được đưa vào bệnh viện, hai ngày sau chúng tôi được chất lên một đoàn tàu để tới Urals.
    Hết phần 1
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330

    Daniil Zlatkin
    Phần 2

    Đầu năm 1943, tôi trở thành sĩ quan tình báo thuộc phòng tình báo của Bộ chỉ huy Tập đoàn quân 19, Phương diện quân Karelia. Nhiệm vụ chính của chúng tôi là thành lập những nhóm trinh sát gồm từ 10 tới 20 người, cứ 3-4 ngày lại tổ chức đột kích đêm vào sau chiến tuyến địch để bắt lấy một ?ocái lưỡi? (từ chuyên môn của kỹ thuật tình báo Nga, chỉ một tù binh đối phương được bắt để khai thác tin tức - Oleg Sheremet) Chúng tôi phải biết được mọi thứ, toàn bộ tình hình trên mặt trận. Nếu không, nếu phòng tình báo không có được thông tin nào, và không báo cáo được lên cấp chỉ huy, thì cấp chỉ huy đó và phòng tình báo đó trở thành vô dụng. Chúng tôi biết được mọi điều về kẻ thù! Và, chúng tôi hiểu, kẻ thù cũng biết về quân ta. Nhưng chúng tôi vẫn biết nhiều hơn! Tại sao vậy? Tôi sẽ giải thích ngay. Vấn đề ở chỗø lính Nga chúng ta biết rõ tên của đại đội trưởng, có thể là cả tên của tiểu đoàn trưởng, nhưng trung đoàn trưởng hay sư đoàn trưởng của anh ta ?" không phải chuyện để anh ta quan tâm. Lính Đức biết đến tên những trung đội trưởng ở cả các sư đoàn kế bên. Còn về chỉ huy của chúng, chúng không chỉ biết tên của họ, mà còn biết cả từng người sinh trưởng ở đâu, gia đình thế nào, y ta là người tốt hay kẻ xấu. Sau cùng, biết được lý lịch cá nhân của một tên chỉ huy là yếu tố quan trọng để vạch ra các kế hoạch tác chiến.
    Trong một khu vực của mặt trận có hai sư đoàn địch bố trí đối diện chúng tôi, một được chỉ huy bởi tướng von ***mar, người tôi sẽ kể tới ở đoạn sau, sư đoàn còn lại do tướng Rubel chỉ huy. Von ***mar đã bị chuyển đi, sau đó hắn cưới Magda, em gái Goebbels, và tướng Ratschi được đưa tới thế chỗ hắn. Nhìn chung, Rubel là một tên tướng rất tự cao, chỉ quan tâm tới các sĩ quan, không coi binh lính như những con người mà đối xử với họ rất khinh miệt. Còn về tướng Ratschi, hắn thường được gọi đùa là Ratschi-bum ?" ?osét hòn?. Hắn xuất hiện đột xuất để thanh tra đơn vị của mình, trước tiên là chui vào tham quan nhà xí của doanh trại, kế đó là phòng ăn tập thể và la mắng bất cứ kẻ nào mắc sai sót. Binh lính tôn sùng hắn, trong khi đám sĩ quan lại ghét cay ghét đắng. Vậy khu vực nào chúng tôi nên chọn để thực hiện đòn tấn công? Tất nhiên, sẽ là khu vực mà binh sĩ không ưa chỉ huy của mình, không muốn liều mình vì hắn - đấy là tại sao sĩ quan tình báo chúng tôi cần biết lý lịch cá nhân của những tên chỉ huy. Chúng tôi có được hồ sơ cá nhân của từng tên chỉ huy một, thậm chí đến từng tên trung đội trưởng.
    Còn với tên tướng von ***mar, chúng tôi đã có một cuộc đối đầu vô cùng thú vị! Bộ Tổng tham mưu yêu cầu chúng tôi cung cấp hồ sơ về hắn, đặc biệt phải tìm ra được tấm ảnh của hắn. Mọi cuộc điều tra của chúng tôi đều không đem lại kết quả. Bọn tù binh luôn sẵn lòng kể về hắn: ?oVâng, ở đây có một vị tướng như thế. Ông ta điều hành cả một khu vực rộng lớn.? Và chỉ được có thế, không hơn. Tiến hành việc này là trung đội trinh sát của một trong những trung đoàn của Sư đoàn bộ binh số 152, được chỉ huy bởi thiếu uý Ivan Lukich Kobets, hiện anh ấy đã là đại tá và là bạn thân của tôi. Anh ấy được giao nhiệm vụ đi bắt về một cái lưỡi. Đội trinh sát tiến sâu vào hậu tuyến địch, khoảng 20-25 kilômét, dọc theo con đường dẫn tới trước thị trấn Alakurti và bắt được một xe ngựa chở bảy tên lính. Họ trói chúng lại bằng cùng một sợi dây thừng, tay quặt ngược sau lưng và chân tên này buộc liền với chân tên kia, đầu dây còn lại được giữ chặt bởi một người lính vạm vỡ, có nhiệm vụ sẽ giật thật mạnh khi gặp rắc rối để kéo ngã tất cả đám tù binh. Bằng cách đó họ đã an toàn về được Sư đoàn bộ binh 152 của mình.
    Trong khi lục soát cả nhóm tù binh, những người thực hiện đã mắc một sai lầm nghiêm trọng khi họ tước đi tất cả giấy tờ của chúng và để chung lẫn lộn với nhau, vì thế chúng tôi không thể xác định chúng thuộc về ai, tuy tất cả đều hết sức quan trọng: ảnh chụp, thư từ ?" mọi thứ, đối với người ******** báo thì không có gì là không quan trọng, bất cứ điều nhỏ nhặt nào cũng được xem xét thật kỹ lưỡng sao cho không có yếu tố nào bị bỏ sót. Một sĩ quan tình báo giỏi phải là người không bao giờ quên điều này. Những tên tù binh đó được đưa tới Sở chỉ huy Tập đoàn quân chúng tôi trong tình trạng bị trói thành hàng dọc như vậy. Họ bảo tôi: ?oDanil, hãy phân loại giấy tờ ra.? Tôi đọc thật kỹ tất cả những giấy tờ đó, săm soi các bức ảnh, và đột nhiên tôi trông thấy một tấm ảnh nhỏ thoạt trông không có gì đặc biệt, kích thước 3x4cm, mặt sau có đề dòng chữ: ?oTặng người cần vụ của tôi, von ***mar." Chúa ơi! Tôi hét lớn với người phiên dịch và chỉ huy bộ phận tình báo: "Senia! Senia! Trông này!" Anh ta mừng rỡ: "Đó chính là tướng von ***mar! Dan''''ka, cậu lấy nó ở đâu vậy?!? Tôi bảo: ?oThì ở cái đống này.? Anh ta nói: ?oChúa ơi, nó thuộc về đứa nào?!? Tôi nói: ?oBây giờ nhiệm vụ của chúng ta là tìm cho ra tấm ảnh này của tên nào, bởi chắc chắn hắn sẽ không thú nhận điều đó đâu.? Chúng tôi trao đổi với nhau, sau đó chúng tôi đưa bọn tù binh tới và bảo: ?oSẽ không có ai đem các anh ra bắn, bởi quân đội Xôviết không bao giờ cho phép bắn tù binh - chỉ trong giọng điệu tuyên truyền của lão Goebbels nhà các anh mới nói rằng chúng tôi xử bắn tù binh mà thôi. Các anh sẽ được đưa về hậu phương, vào một trại tù binh.? (Đúng là chúng tôi không bắn chúng. Tôi nhớ là không có trường hợp nào tù binh bị đem xử bắn ở tập đoàn quân chúng tôi. Chúng tôi giam chúng khoảng một ngày rồi chuyển chúng lên phương diện quân. Trên phương diện quân sẽ giữ chúng thêm hai ngày rồi chuyển chúng vào trại tù binh. Chúng tôi không hề cắt xẻo trên người chúng, không bắn chết, không tra tấn, không đâm kim vào người. Mọi chuyện đều hết sức đơn giản ?" chúng tôi cho chúng ăn cá trích (là loại cá trích muối mặn khủng khiếp của vùng Kandalaksha, và không được ngâm nước trước) và không cho chúng uống nước. Sang ngày hôm sau, tên tù binh sẽ khai ra bất cứ chuyện gì chỉ để nhận lấy một ngụm nước. Hắn sẽ sùi bọt đầy mép, và chúng tôi sẽ đưa hắn tới, rót ra một cốc nước nhỏ, hắn sẽ run rẩy và la hét: ?oNước, nước!? Thế là chúng tôi liền bảo: ?oĐược thôi! Khai đi!?, và lại cho hắn ăn cá trích lần nữa. Xét cho cùng, hắn vẫn cần phải ăn. Dù muốn dù không hắn cũng phải ăn hết con cá muối đó.) Bọn chúng vui hẳn lên. Tôi bảo: ?oĐây, mọi thứ trên bàn này là của các anh, hãy cầm lấy những gì là của mình.? Chúng tôi bỏ đi, và khi quay trở lại, không chỉ hình ảnh mà thậm chí một mẩu giấy vụn cũng không còn trên bàn. Thế đấy, người chủ của bức chân dung von ***mar đã lấy lại nó. Chúng tôi tách chúng ra lần nữa và bắt tay vào lục soát kỹ từng tên. Chúng tôi tìm thấy bức ảnh trên người tên trẻ nhất trong bọn, một tên lính mới 18 tuổi. Hắn nói lắp bắp, nước mắt ràn rụa trên khuôn mặt. Hắn thú nhận rằng mình vốn là cần vụ của von ***mar, người đã nhận hắn phục vụ theo đề nghị của cha hắn, một người làm vườn tại điền trang của tên tướng. Hắn cho chúng tôi biết toàn bộ lý lịch của tên tướng này: tính cách, tình hình gia đình, v.v. Vì chiến công này tôi được tặng huy chương ?oVì đã chiến đấu xuất sắc?. Đó là kinh nghiệm đầu tiên của chúng tôi, hay có thể nói là lần thử lửa đầu tiên, trong hoạt động tình báo.
    Rồi kế tiếp là vụ sau đây. Chúng tôi bắt được một tên phi công. Tên hắn là Kurt Ekkert, thượng uý, sinh tại Riga, Tiến sĩ Triết học, nổi bật nhờ thành tích trong trận đánh chiếm đảo Crete và Narvik, đã được thưởng một Huân chương Chữ Thập Sắt với Cành sồi. Hắn chính là một tên phi công Át! Trong khi thẩm vấn hắn luôn miệng nói: ?oTôi không phải là người Quốc xã. Tôi không là thành viên trong đảng của Hitler. Tôi chỉ là một người Đức bình thường, nhưng tôi đã có lời thề trước nước Đức và sẽ không bao giờ phá bỏ nó.? Trong suốt hai ngày trời chúng tôi giấu không thông báo cho phương diện quân việc đã bắt được tên phi công, và trong hai ngày đó hắn không tiết lộ cho chúng tôi bất cứ điều gì. Sự việc chỉ kết thúc khi tên tù binh được đưa tới cho Kozlov, chỉ huy trưởng Tập đoàn quân, thẩm vấn. Tôi lên gặp chỉ huy trưởng với một chiếc cặp tài liệu chứa những tấm ảnh trinh sát chụp từ máy bay mà tôi có nhiệm vụ phải giữ. Lúc này cuộc thẩm vấn đang được tiến hành. Nó được thực hiện bằng tiếng Nga, qua thông dịch viên. Tên Đức vẫn không tiết lộ một thông tin nào. Tôi bỏ ra và ngồi nghỉ ngoài phòng chờ, đột nhiên cửa phòng mở và tôi nghe được một cuộc trao đổi ngắn gọn: ?oHãy diễn cho hắn xem một cuộc xử bắn giả.? Xử bắn giả là một cực hình gây đau khổ khủng khiếp. Kẻ bị kết án bị đưa ra trói vào trước một gốc cây, người ta đọc cho hắn nghe bản án tử, mọi thứ đều được phiên dịch cẩn thận, trong khi đó một tiểu đội xử bắn đứng chờ bên cạnh. Hắn sẽ được hỏi: ?oAnh có chịu khai không?? Thông thường câu trả lời sẽ là: "Nein!" Lặp lại lần thứ hai: ?oAnh có chịu khai không?? "Nein!" Tới lần thứ ba: ?oAnh có chịu khai không?? Hắn liền phát điên và hét lớn: "Nein!" Thế là mệnh lệnh được ban ra: "Tiểu đội sẵn sàng! Bắn!" Sau loạt đạn kẻ chịu án sẽ ngã xuống vì sợ hãi và choáng váng. Và thế là một lệnh khác tiếp tục: "Cái gì vậy?! Bắn trượt rồi! Hãy làm lại lần thứ hai, ngay lập tức!? Nhưng đám lính, không hề biết rằng ổ đạn của mình đều rỗng, sẽ nghĩ bụng: "Làm sao mình lại bắn trượt được nhỉ?!" Thông thường mọi người sẽ không kiềm chế được và bắt đầu bàn tán. Điều này được gọi là gây sức ép tâm lý. Nó thật tàn nhẫn, tất nhiên, anh có thể sẽ làm tàn phế một con người, bẻ gãy thần kinh anh ta. Và thế là chỉ huy trưởng nói: "Hãy làm bất cứ điều gì anh muốn, nhưng các thông tin cần thiết phải nằm trên bàn giấy của tôi sau 4 tiếng nữa.? Một viên đại tá bước ra ngoài và hô lớn: "Đội xử án! Theo tôi!? Do xung quanh không còn ai, tôi hiểu đó là một lệnh dành cho mình. Tôi bước vào, giơ tay chào và nói: "Người thi hành án có mặt!? "Bắn hắn đi!" Tôi đáp: "Xin tuân lệnh!" Tôi rút khẩu súng lục ra, tiến gần tên Kurt Ekkert đó, xách lấy tay hắn, nhưng hắn đẩy mạnh làm tôi ngã xuống. Hắn chạy tới chỗ viên tướng và nói bằng thứ tiếng Nga thuần chất nhất: "Thưa đồng chí tướng quân, xin hãy dừng trò xiếc này lại.? Điều gì xảy ra tiếp theo?!! Không thể tưởng tượng ra được! Chỉ huy trưởng Tập đoàn quân hét lên: "Tất cả ra ngoài!" Chúng tôi dẫn tên tù binh đi ra. Kozlov hét với viên đại tá: "Nếu tôi không có trong tay những thông tin của hắn trong vòng một tiếng đồng hồ nữa, anh sẽ bị đưa vào tiểu đoàn trừng giới?. Và thế là một lần nữa tên Đức lại được chuyển sang cho chúng tôi, và chúng tôi đưa ra cho hắn đề nghị sau: chúng tôi sẽ kể cho hắn những gì chúng tôi đã biết, cho hắn xem các tấm bản đồ, nếu sau đó hắn vẫn không nói, Afanasiy (Afanasiy Pil''''kin, một tay Siberia, cần vụ của viên đại tá) sẽ dắt hắn ra ngoài, nã một viên đạn vào gáy hắn rồi kêu lên: "Nó bỏ chạy. nó bỏ chạy! Nó muốn chạy trốn!" Rồi bắn tiếp hai phát lên trời. Và chúng tôi sẽ chấm dứt câu chuyện này ở đây. Chúng tôi đem cho hắn xem các tấm bản đồ, kể cho hắn mọi điều chúng tôi biết? Từ đó trở về sau chưa bao giờ tôi được thấy kẻ nào điên khùng lên như thế: hắn cắn đến gãy cả răng mình vào lưng chiếc ghế đẩu. Bác sĩ vội chạy tới tiêm cho hắn một mũi. Sau khi lấy lại hơi thở, hắn kể rằng giá biết trước chúng tôi đã nắm được những thông tin hoàn chỉnh như thế, hắn đã kể ngay cho chúng tôi mọi chuyện, vì những gì hắn tiết lộ cũng chẳng đến nỗi là phản bội tổ quốc cho lắm. Chúng tôi cho hắn ăn, cho uống nước rồi chuyển hắn lên Sở chỉ huy Phương diện quân.
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330

    Trong công việc, tôi thường thẳng thắn bộc lộ khả năng hơn hẳn của mình so với viên đại tá, chỉ huy trưởng phòng tình báo. Ông ta nuôi trong lòng một ý định phục thù đối với tôi và một lần nọ gọi tôi lên thông báo: "Thiếu uý, anh phải đi tiến hành một nhiệm vụ đặc biệt sau phòng tuyến địch và liên lạc với điệp viên của ta. Bộ ắcquy cho radio của anh ta đã hỏng nên anh ta bị mất liên lạc. Chỉ anh mới có thể tìm được anh ta.? Tôi trả lời: "Thưa đồng chí đại tá, tôi đã biết mật mã của Ban Tình báo trung tâm thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Tôi đã có lời thề là sẽ không bao giờ đến gần chiến tuyến hơn 30 km. Nếu tôi làm điều đó, tôi sẽ bị xử bắn ngay lập tức mà không cần xét xử. " Ông ta nói: "Được, chẳng lẽ anh lại phản bội dễ vậy sao?! Tôi ra lệnh cho anh đó! Tuân lệnh đi!" Tôi đành phải tuân lệnh. Rồi tôi tới gặp trung tá Yakunin, phó của ông ta: "Hãy nghe này, chuyện là như thế đấy.? Yakunin liền nổi giận: "Lão ấy là một thằng ngốc! Lão đang đưa anh tới chỗ chết! Anh đã làm điều gì không phải với lão rồi. Lão ấy không cần gì hết, mà lão cũng chẳng quan tâm tới điệp viên của chúng ta ?" lão ấy chỉ muốn nhắm vào anh thôi. Tôi chỉ có điều này để khuyên anh ?" hãy bỏ tất cả những đồ đạc quân dụng lại đây. Hãy tự tìm cho mình một câu truyện huyền thoại nào đó (từ chuyên môn của kỹ thuật tình báo Nga, chỉ một câu chuyện bịa để ngụy trang cho một điệp viên mật ?" Oleg Sheremet).? Lúc đó tôi đang quá bối rối nên không dám hỏi để tránh bộc lộ sự ngu dốt của mình, nhưng thậm chí ngay cái từ ?ohuyền thoại? đó tôi cũng không biết! Tôi không phải là một quân nhân! Tôi cũng không phải là một sĩ quan tình báo! Tôi là một kỹ sư xây dựng, một thường dân. Làm gì có huyền thoại nào?! Nhưng nhiệm vụ thì vẫn phải hoàn thành.
    Thế là vào ban đêm, vài người thuộc bộ tộc Saami đưa tôi vượt qua chiến tuyến trên hai chiếc xe trượt tuyết. Họ thực hiện công việc đó thật hoàn hảo ?" chỉ họ mới có thể làm được thế. Có một lối trượt tuyết đi qua giữa những cứ điểm của quân Đức, chúng bố trí cách nhau khoảng 20-30 km. Trong trường hợp một tên lính tuần tra phát hiện ra vết trượt tuyết xuất phát từ phía chúng tôi, chúng sẽ ngay lập tức đưa một chi đội ra đuổi theo những người vừa đột nhập. Do đó chúng tôi quay lại điểm xuất phát hai lần, cắt ngang tuyến đường cũ, đi lòng vòng và hơn thế nữa lâu lâu dừng lại một lần, tháo ván trượt ra, di chuyển tới trước khoảng 50 mét rồi dùng tay xoá đi các dấu vết của lằn trượt. Bằng cách đó họ đã đưa tôi tới gần điểm hẹn. Ba kilômét cuối cùng tôi phải xuống tự đi, do họ không được phép đi tiếp để hộ tống tôi. Tôi bảo: "Xin hãy đợi tôi ở đây, tôi sẽ quay lại đúng theo dấu ván trượt của mình.? Tôi đem theo 4 bộ ắcquy BAS-80, mỗi bộ có trọng lượng lên tới 12, thậm chí 15 kílô. Tôi tự làm ra một thứ gần như chiếc xe trượt, xỏ bàn trượt tuyết vào chân, chất lên xe 4 bộ ắcquy, siết chặt lại trang phục rồi bắt đầu gò lưng kéo. Khi tới được địa điểm đã hẹn, tôi đã kiệt sức tới nỗi nằm lăn xuống, đè gẫy mấy lùm cây bụi rồi lập tức ngủ say như chết. Tôi thức dậy bởi có ai đó đang đập vào chân tôi. Tôi mở mắt ra và thấy một người Phần Lan đang đứng đó, tay cầm súng chĩa vào tôi. Tất cả những chuyện đó diễn ra trong im lặng. Tôi ngồi dậy và chúng tôi quan sát nhau. Tôi hỏi: ?oNgười Phần Lan hả?? Hắn ta vẫn im lặng. Tôi hỏi tiếp: "Deutch? Sprechen Sie Deutch?" (?oNgười Đức hả? Có nói được tiếng Đức không?? ?" L.T.D.) Hắn ta vẫn im lặng. Và rồi một suy nghĩ chọc vào đầu tôi, có thể anh ta là người tôi cần gặp chăng? Tôi nói mật khẩu, anh ta đáp lại và nói: "Thằng dở người nào gửi anh tới đây vậy? Sao anh có quyền ngủ vào lúc này?! Anh đang ở trong hậu phương địch! Bất cứ ai cũng có thể đi ngang qua đây! Hãy xem có biết bao dấu ván trượt quanh đây! Sao anh lại làm thế!?? Tôi đáp: "Trước tiên, tôi mệt lắm rồi, kế đến ?" tôi đang rất đói." Anh ta lấy ra hai thanh sôcôla, một chai rượu, và chúng tôi cùng uống, tìm ra được một ngôn ngữ chung, rồi anh ta cho tôi biết số liệu về các sân bay ở Varde và Trondheim, về lực lượng, điểm khởi hành và nơi đến của các đơn vị Đức. Anh ta bắt tôi lặp lại tất cả điều đó khoảng 15 lần rồi đưa tôi về.
    Tôi quay trở lại sở chỉ huy ?" hàm dưới viên đại tá trễ xuống khi lão trông thấy tôi vẫn còn sống: "Mọi chuyện diễn ra thế nào?? Tôi đáp: "Tôi vẫn còn sống sót quay về, mặc cho ông đã đưa tôi tới chỗ chết.? Lão ta nói: "Ai bảo là tôi đưa anh tới chỗ chết?!? Tôi trả lời: "Tôi hiểu rõ mọi chuyện, thưa đồng chí đại tá.? Câu chuyện đã kết thúc ở đó. Nó lại lặp lại về sau này, khi bạn thân của tôi, mà nay đã quá cố, đại tá Nikolay Dmitrievich Antonov, tới làm chỉ huy phòng tình báo thay cho tên ngốc kia. Anh ta cũng gọi tôi lên và bảo: "Dania, cậu phải lặp lại lần nữa những gì đã từng làm, nhưng tôi trước tiên muốn tạo cho cậu một huyền thoại thực sự đã.? Lúc này tôi đã biết một huyền thoại có nghĩa là gì rồi. Tôi được đưa tới Belomorsk để huấn luyện về mật mã. Họ cho tôi ăn mặc như một người tù trong một căn nhà ở gần Belomorsk: cấp cho tôi cặp guốc gỗ, quần áo rách, mũ lông "ushanka" thiếu mất một tai mũ. Tôi được giao cho một tờ sao của bản án do Toà án Quận Frunze của thành phố Maskva tuyên, trong có ghi rằng Zlatkin, Daniil Fedorovich, bị kết án 10 năm tù, không được quyền liên hệ với người thân vì đã có những hành động chống lại chính quyền Xôviết, lan truyền những chuyện đàm tiếu chống Xôviết, tuyên truyền chống chiến tranh Vệ quốc, v.v. Người ta bảo tôi: "Anhh sẽ tới Solovki (quần đảo trên Bạch Hải, nơi có một trại tù nổi tiếng ?" Oleg Sheremet) Mọi chuyện đã được chuẩn bị sẵn sàng ở đó cho anh. Anh sẽ ở đó 10 ngày, anh sẽ không chỉ phải làm quen với đám bạn tù và nắm rõ lý do chúng phải vào đó, mà còn phải biết đến cả tên con chó cưng của người đầu bếp. Đã nắm mọi chi tiết chưa?? Tôi đáp: ?oĐã rõ.? Khi tới nơi, giám đốc trại tù kéo tôi ra và bảo: "Tôi đã biết mọi chuyện rồi. Tôi sẽ báo cho anh khi nào chuyện đó xảy ra.? Và tôi bị ném vào trong một trại giam đầy lũ trộm cướp và lừa đảo ?" mọi hạng người đều có ở đó ngoại trừ những tù chính trị, vốn bị giam ở một trại giam khác biệt lập. Tôi kể cho chúng nghe vài chuyện cười, cho chúng biết rằng tôi là một thủy thủ ở Odessa, đi trên chiếc tàu chở hàng của hải quân ?" tại đấy tôi đã làm quen với gã Val''''ka Mắt lé. "Cái gì, cậu biết Val''''ka Mắt lé à? Các bạn ơi! Thế cậu đi trên tàu gì? Khoan, cậu có biết tàu "Chervona Ukraina" không? Gượm đã, ở đó cũng có một chiếc Chervona Ukraina khác.. Ờ phải, tại đó chỉ có một chiếc như thế thôi." Nói chung, tôi đã trở thành thành viên của chúng. Cùng làm với chúng ở mỏ đá ?" thật là một công việc khủng khiếp khi phải đập vỡ những tảng đá bằng một chiếc búa, một cái đục hay một cái cuốc chim. Đôi chỗ chúng tôi được sử dụng thuốc nổ, và do tôi đã từng là công binh nên được giao cho việc này. Công việc cũng không quá phức tạp - chúng tôi chỉ đơn giản là đặt thuốc nổ vào dưới những tảng đá. Nhiệm vụ của chúng tôi là sản xuất sỏi đá để làm đường, đôi chỗ sỏi đá lộ ra trên mặt đất, ở đó có những tảng đá dễ vỡ để thu nhặt. Điều này làm nhẹ bớt công việc của chúng tôi, và đám tù nhân bắt đầu tỏ ra tôn trọng tôi hơn. Tới ngày thứ 9 người giám đốc trại tù gọi tôi lên và bảo: "Danil, mọi chuyện đã sẵn sàng rồi, đi thôi." Tôi đi cùng ông ta ra bờ biển. Ông ta chỉ chỗ cho tôi và bảo: "Kia, ở dưới đó có một chiếc xuồng chèo tay, trong có một thùng nước ngọt và một túi bánh khô. Cậu đã sắp xếp được người đi cùng chưa?? Tôi được lệnh phải tìm ra một ai đó và dụ hắn cùng trốn đi. Tại sao tôi lại phải làm tất cả những chuyện đó, tại sao tôi lại kể ra tất cả những chuyện đó? Tôi phải tạo ra được một huyền thoại, để trong trường hợp bị bọn Đức bắt được thì tôi sẽ kể rằng mình là như thế, như thế, những cư dân ở Solovki có thể xác nhận rằng tôi đã từng ở đó. Không được quay trở về đơn vị của mình, trên người phải mặc những quần áo rách rưới, thậm chí còn tệ hơn cả trong lần đột nhập đầu tiên, nhưng đã có tờ tuyên án của mình ở sẵn trong ngăn túi bí mật, tôi vượt qua chiến tuyến và gặp được người điệp viên mà lần trước tôi đã biết (tên của anh là Boris Borisovich. Tôi không bao giờ còn được nghe đến tên anh lần nữa). Tôi quay về và thế là nhiệm vụ của tôi kết thúc. Không bao giờ tôi còn bị gửi đi bất cứ đâu nữa.
    Dưới đây là một câu chuyện thú vị khác. Nó xảy ra vào giữa năm 44, chúng tôi đang ngồi làm việc trong hầm trú ẩn của mình. Đột nhiên, vào 4 giờ chiều, có một tiếng nổ lớn trong khu vực Sở chỉ huy Tập đoàn quân. Tiếng nổ thứ hai tiếp theo sau đúng 2 phút. Người sĩ quan trực nói: "Có lẽ đám sĩ quan công binh đang làm gì đó.? Vụ nổ điếc tai thứ ba xảy ra đúng 2 phút sau đâu đó gần hầm của chúng tôi và làm vỡ toàn bộ kính cửa sổ. Đất vụn bắt đầu rơi lả tả từ trần nhà xuống. Rồi có một tiếng kêu: ?oMọi người tìm chỗ ẩn nấp! Bọn Đức đang bắn vào Sở chỉ huy Tập đoàn quân!? Trong ngày hôm đó bọn Đức đã bắn 40 phát, chúng rơi chính xác vào khu vực Sở chỉ huy Tập đoàn quân. Một quả đạn thậm chí đã xuyên qua cửa sổ hầm trú ẩn của ban chỉ huy lực lượng thiết giáp. Trong hầm đang có một người thư ký đánh máy 17 tuổi và một thiếu tá, một người đàn ông 45 tuổi. Ông ta lấy hai tay ôm chặt đầu (về sau chúng tôi nhận thấy mảng tóc nằm dưới mấy ngón tay ông ta đã trở nên lốm đốm bạc), hiểu là cái chết sẽ xảy đến ngay lập tức, nhưng quả đạn không phát nổ, và thế là cả hai người chạy ra ngoài. Hóa ra bọn Đức vừa nhận được ba khẩu đại bác tầm xa 155mm, vẫn được gọi là đại bác hậu phương vì thường được dùng để bắn vào các sở chỉ huy. Cánh không quân chúng tôi lập tức cố gắng bịt họng những khẩu pháo đó, nhưng không hiệu quả. Sang ngày thứ hai bọn Đức lại bắn thêm 40 quả đạn nữa vào Sở chỉ huy Tập đoàn quân với cùng một độ chính xác ?" cứ 2 phút mỗi viên, nhưng các phát đạn đã rơi ra sau Sở chỉ huy khoảng 1 kilômét. Chuyện gì xảy ra vậy?! Chúng tôi đã lừa được bọn Đức! Chúng tôi ngụy trang tất cả những thiệt hại và hố đạn ở Sở chỉ huy và cho nổ 40 khối TNT cách đó 1 kilômét, phía gần với chiến tuyến, nhằm tạo ra ảo giác chúng là những hố đạn. Một ?ocái khung? (biệt hiệu của loại máy bay trinh sát quân Đức thường dùng) bay qua đó vào buổi sáng và chụp ảnh kết quả cuộc pháo kích, nhưng do tất cả những hố đó đều là của giả do chúng tôi tạo nên, việc chỉnh hướng của bọn Đức đã làm cho các quả đạn bắn ra về sau bay vượt qua đầu chúng tôi. Tới lúc đó trọng pháo và máy bay của ta đã tiêu diệt được hai khẩu đại bác của chúng. Chúng không làm phiền chúng tôi thêm lần nào nữa. Vậy đấy, về cơ bản, đó là câu chuyện cuộc đời quân ngũ của tôi trong phòng tình báo của Tập đoàn quân số 19.
    Ghi âm phỏng vấn: Elena Siniavskai
    Hiệu đính: Artem Drabkin
    Dịch từ Nga sang Anh: Oleg Sheremet
    Dịch từ Anh sang Việt: Lý Thế Dân
    Hình ảnh lấy từ tư liệu của D.F. Zlatkin
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    HỒI ỨC CỦA LÍNH THÔNG TIN
    Yurii Koriakin
    Tôi bị động viên vào tháng Mười năm 1941, khi vẫn còn học lớp 10, trong những ngày Matskva tràn ngập nạn phá hoại, cướp bóc và hoảng loạn. Tôi bị động viên dù mới vừa qua sinh nhật lần thứ 17 của mình. Có lẽ nhằm mục đích không bỏ sót dù chỉ một người lính trong tương lai cho bọn Đức.
    Trong khoảng một tuần lễ, tôi hoạt động như thành viên trong một nhóm của quân ủy khu Il''''ino-Zorino, ngoại ô Gorkiy. Những khu trại lớn có tổ chức được lập tại đây. Họ dồn chúng tôi trong những hầm trú xây âm một nửa dưới đất chứa tới 300-400 người. Tôi được xếp vào khóa học dành cho hạ sĩ quan. Chúng tôi được bố trí đi đào những chiến hào. Họ chuẩn bị huấn luyện chúng tôi thành những sĩ quan nằm vùng, nhiệm vụ này nghĩa là cầm chắc cái chết. Đại diện của các binh chủng khác cũng thường xuyên tới trại này. Họ chọn lựa và tuyển lấy những ai phù hợp công tác của họ. Trình độ chưa hết lớp 10 của tôi được coi là mức văn hóa khá cao thời kỳ ấy, nên tôi cũng được chọn. Đầu tiên người ta cho tôi vào một đơn vị Cận vệ súng cối phản lực. Tại đấy tôi bị loại và gửi trả về bởi tôi đã kể rằng cha tôi đang ngồi tù. Rồi tôi lại tới một đơn vị khác. Một lần nữa tôi bảo với họ rằng cha mình đã bị tù ?" tôi là một người thành thật, nhưng đáng ra tôi nên nói dối ?" do đó tôi nói dối trong lần thứ ba, khi họ tới để tuyển những điện đài viên. Tôi quyết định: ?oMình nên nói gì nhỉ? Mình sẽ bảo rằng cha mình đang đi tản cư. Ai mà kiểm tra ra được?? Mọi việc xảy ra đúng như thế. Tháng Hai năm 1942, cuối cùng tôi cũng tới được mặt trận, trước đó thậm chí còn học xong khóa dạy liên lạc viên vô tuyến của trường Gorkiy. Một lần nữa tôi lại gặp may: tôi trở thành điện đài viên tại Zapoliarye, trên tuyến Kandalaksha thuộc Lữ đoàn Lính thủy đánh bộ độc lập số 77. Do đó, đơn vị chúng tôi gồm toàn thủy binh. Họ khác thường ở chỗ cứ nói được một từ tiếng Nga bình thường thì phải chêm vào tới năm câu chửi thề. Tôi cũng biết những câu chửi đó, nhưng chửi nhiều, dẻo miệng, thường xuyên và cứ tự nhiên phun ra như họ thì thật đáng nể đối với tôi. Ngoài ra, họ thường cởi nút cổ áo để phanh ngực áo lót kẻ sọc cho mọi người thấy, và họ khoe cả những hình xăm ?" nội dung không ngạo đời hay tục tĩu mà rất yêu nước: chân dung Stalin hoặc một chiếc mũ thủy thủ. Bọn Đức, chứ không phải Phần Lan, đối đầu với chúng tôi: Sư đoàn SS Nord, những tên lính to lớn, mạnh khoẻ, trang bị tốt. Mùa hè năm 1941 chúng tiến qua biên giới được 150 kilômét, nhưng khi còn cách Kandalaksha 70 km thì chúng bị chặn lại, và suốt từ mùa thu năm 1941 cho tới mùa hè năm 1944 không hoạt động quân sự tích cực nào được tiến hành trong khu vực mặt trận của chúng tôi. Mặt trận yên tĩnh được gần hai năm rưỡi, chúng tôi thậm chí còn đào được chiến hào, dù cách duy nhất để xuyên thủng lớp đất băng giá này là dùng cuốc chim hoặc xà beng. Hai bên sườn chúng tôi bị bỏ trống ?" ở đấy toàn là đầm lầy và hồ ao. Các anh đã xem phim ?oNơi đây bình minh yên tĩnh? chưa? Một cuốn phim hay. Vâng, họ chiếu lại đúng cảnh vật nơi đó. Thật hoang vắng. Thêm vào việc để trống hai bên cánh và thói quen chiến đấu vào mùa đông, khi đầm lầy và hồ ao đóng băng, nhiều hoạt động trinh sát-nghi binh được tiến hành đằng sau phòng tuyến của địch.
    Hai tới ba trung đội được nhập lại, gồm từ 60 tới 90 người, cộng thêm tôi và máy điện đài, và tất cả cùng đi lang thang trong hậu phương quân Đức. Chúng tôi di chuyển bằng bàn trượt, đôi khi có đem theo hươu để vận chuyển đạn dược và thương binh. Không bao giờ chúng tôi đem theo chó ?" chúng hay sủa, lũ khốn khiếp. Chúng tôi tiến rất xa, tới tận Rovaniemi (khoảng 200-250 km. - Artem Drabkin), và đi trong những ngày mà thậm chí ngay bọn Đức cũng không chịu ra chiến đấu. Ví dụ những Lễ Giao thừa năm 43 và 44 tôi đã phải đón ở sau phòng tuyến của địch. Chúng tôi khởi hành vào khoảng 20 tháng Chạp, do đó tới Giáng sinh chúng tôi đã lọt sâu trong hậu phương địch. Thằng Đức nào lại đi đánh nhau trong đêm Giáng sinh? Vậy mà đám lính Nga lại làm chuyện đấy. Thế đó ?" lũ Nga tinh quái! Chúng tôi tấn công những đồn bót của quân Đức, gài mìn các con đường. Chúng tôi luôn tính toán sai lực lượng, đó là lý do tại sao thất bại thường xảy ra ?" tin tình báo hiếm khi chính xác: thường là một đồn phòng thủ hoá ra không yếu như trinh sát báo cáo, trong đồn có tới 200 lính thay vì 50. Những lần ấy hành quân rất khó khăn: vừa rét, vừa sợ, lại vừa mệt nhọc. Cứ thử sống khoảng ba tuần trong cái lạnh âm 20-30 độ ấy mà xem! Thế đấy! Mặc dù chúng tôi ăn mặc khá ấm: valenki (ủng nỉ), quần bông, áo choàng ngụy trang mùa đông, rồi tới áo vét, quân phục, đồ lót bằng len ấm, và trong cùng là đồ lót vải lanh thông thường. Họ phát cho chúng tôi rượu vodka và 100 gram bánh mì mỗi người một ngày. Chúng tôi cũng được cấp thịt hộp Mỹ. Hương vị thật dở! Một hộp thiếc to, trong có một lượng mỡ lợn chỉ vừa đủ phết lên một lát bánh, và ở giữa ?" một mẩu thịt bằng nhỏ bằng nắm tay. Dù sao, chúng tôi cũng không chết đói ... còn có bánh mì khô. Chúng tôi thậm chí còn có đèn dầu, thường được gọi là loại ?oấn-đẩy?. Đó là một cái hộp thiếc nhỏ, cỡ bằng hộp mứt, trong chứa sáp pha cồn. Nếu bạn đốt cái hỗn hợp này, nó sẽ cháy và cho một ngọn lửa trắng sáng. Nhờ nó bạn có thể hâm thức ăn hoặc đun nước.
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Nhưng sao lại đi đốt cồn ?" phải đem uống nó chứ! Đó là lý do chúng tôi bỏ nó vào một mảnh giẻ và đem vắt ?" bạn sẽ lấy được khoảng 50 gram rượu cồn, và kể từ khi chúng tôi được nhận khá nhiều hộp chất đốt đó, ta có thể nhậu thoải mái, dù việc đó tất nhiên là không hay ho gì, nhưng chỗ sáp còn lại vẫn cháy tốt. Về vũ khí, trong những cuộc đột kích đó chúng tôi đem theo tiểu liên và lựu đạn, đôi khi có thêm một hay hai khẩu Degtiarev. Từ năm 1942 trở về trước chúng tôi vẫn còn sử dụng loại súng trường Mosin ?" tất nhiên đó là loại vũ khí rất bất tiện, về sau họ cấp cho chúng tôi loại tiểu liên PPSh. Hoàn toàn không có hỗ trợ hoặc thả dù tiếp tế từ ?omiền đất lớn?. Nói chung, chúng tôi vác tất cả trên đôi vai mình: súng tiểu liên, ba lô, máy điện đài. Điện đài của chúng tôi là loại V-100 sản xuất tại Mỹ, có bộ phận thu phát to bằng cái TV cỡ trung. Khi ở chế độ thu tin, nó sử dụng một bộ ắc quy BAS-80, cấp được 80 Volt, nhưng khi chuyển tin nó cần bộ nguồn phụ, do đó mới có tên gọi ?ođộng cơ lính? đi kèm: một cái giá ba chân gập lại được có gắn pê đan, thường được quay bằng tay. Nó có công suất mạnh hơn loại do ta sản xuất, và mỗi khi phải đi xa, chúng tôi luôn đem nó theo. Chúng tôi rất hiếm khi di chuyển bằng máy bay: người ta sợ chúng tôi sẽ bị phát hiện. Nói chung, công việc của một điện đài viên rất khác thường: anh luôn phải hoạt động đơn lẻ. Cấp trên đày đọa anh mọi điều chỉ vì sợ anh bị phát hiện và bị pháo địch tiêu diệt, đồng thời họ cũng không thể thiếu chúng tôi, do đó chúng tôi luôn có mặt, trong một hầm trú ẩn, một cái hào, một hố bom; anh bò vào trong và ngồi đó để sẵn sàng chờ được gọi, nhưng anh chỉ được đi máy bay thực hiện nhiệm vụ trong những trường hợp cấp bách nhất. Tín hiệu tới chúng tôi đều đã được mã hóa thành những cột năm chữ số, do đó tất nhiên tôi không thể biết được nội dung của chúng.
    Tôi nhớ nhất mùa đông của năm 43-44. Đó là chuyến hành quân đẫm máu nhất của chúng tôi. Chúng tôi có từ 80 tới 90 người, và tổn thất tới 30-40 người, tức là cứ mỗi người trong nhóm thì có một người khác bị thương hoặc hy sinh. Lần ấy có một trường hợp bi thảm xảy ra. Có hai anh em cùng phục vụ trong đơn vị chúng tôi, và trong trận đột kích vào một công sự bê tông, một người trong họ chui vào bên trong, nhưng người còn lại, do không biết chuyện đó, đã ném vào một quả lựu đạn và giết chết anh ta. Anh ấy đã đau khổ ghê gớm ... Thậm chí đã định tự sát. Ngay khi đấy chúng tôi nhận được lệnh của Stalin ?" không được bỏ lại những người đã chết, và nhất là những người bị thương, tất cả phải được đưa về. Chúng tôi lôi họ trên những chiếc "volokushas" ?" một chiếc cáng nhỏ bằng gỗ dán có gắn sợi thừng kéo. Lần đó tôi phải kéo về một thủy binh bị thương. Thực ra, chiếc cáng không quá nặng, nhưng phải kéo đi hàng chục dặm đường, thêm nữa tôi còn phải mang cái điện đài, một khẩu tiểu liên, chiếc ba lô tôi đặt dưới chân anh ta... lại không phải trên đường lộ - có đến cả trăm lần tôi làm ngã anh ta trên những chỗ gập ghềnh và phải đặt anh ta lên cáng trở lại. Anh lính thủy đó, hiện tôi vẫn không biết được tên, bị thương vào ngực, và dù tôi đã băng cho anh, máu vẫn cứ chảy ra. Tôi còn có thể làm được gì? Chúng tôi không đem y tá theo cùng. Mỗi lần hồi tỉnh, anh ấy lại van xin: "Người anh em, hãy bắn tôi đi, bắn tôi đi, người anh em... ?o Cuối cùng tôi cũng đưa được anh về tới nơi, nhưng lúc đó anh đã chết mất rồi. Thêm nữa, khi ra chiến tuyến, chúng tôi bắt buộc phải giữ liên lạc chặt với Sở chỉ huy. Chỉ huy trưởng, thiếu tá Karasev, một người rất khắt khe, bắt chúng tôi phải luôn chuẩn bị điện đài sẵn sàng, và bạn tôi lại cắm nhầm nguồn ắc quy 80 V vào dây bóng đèn, có hiệu điện thế cho phép chỉ 2.5 V! Tất nhiên, tất cả đèn bên trong đều cháy sạch, nên máy chỉ có thể chuyển tin nhưng không nhận tín hiệu được nữa. Chỉ huy hét lên: ?oTao sẽ bắn chúng mày, lũ cặn bã!?. Tất nhiên anh ta không bắn chúng tôi, nhưng bù lại dịp đó chúng tôi không được nhận bất cứ thứ huy chương bằng khen nào. Một lần khác, sau khi quay về căn cứ, chúng tôi kéo lật một chiếc xe tải chở bánh mì, đang đói quá mà. Một bản cáo tội tất cả đám chúng tôi được lập, và dù người ta cũng đã tìm mọi cách bưng bít, chúng tôi lại một lần nữa mất cơ hội được khen thưởng. Nói chung, cứ chuẩn bị tới dịp khen thưởng là tôi lại gặp xui xẻo. Năm 45, tôi cứu sống trung đội trưởng đã gần chết đuối khi vượt sông, và vì đã cứu chỉ huy, đáng ra anh phải được khen thưởng ?" một lần nữa họ lại không trao cho tôi. Vâng, tôi cũng có được một Huân chương Sao đỏ, một huy chương ?oDũng cảm?, nhưng thế cũng không nhiều lắm... Dù sao, người ta cũng không thưởng quá nhiều cho một tay lính trơn.
    Vài lần chúng tôi đem về tù binh. Chúng tôi không bắt quá nhiều: chúng gây biết bao phiền toái. Tấùt nhiên, tốt nhất là bắt về sĩ quan, những ?ocái lưỡi? ở cấp thấp hơn thì không hữu dụng. Đám tù binh phải cùng trượt tuyết với chúng tôi và đôi khi bị bắt phải kéo thương binh. Ván trượt của bọn Đức rất tiện lợi. Của chúng tôi ?" valenki và dây buộc bằng da mềm, còn của chúng có ?okiểu Ba Tư?, nghĩa là một đôi giầy ấm có đầu uốn ngược lên, đặt dưới một cái kẹp gắn vào ván trượt. Mỗi khi quay về, người ta có bố trí ôtô hay xe chó kéo ra đón chúng tôi, đưa tù binh đi hỏi cung và chở thương binh tới bệnh viện. Sự mệt mỏi của chúng tôi lúc đó đã tới tột cùng, một sự mệt mỏi ghê gớm, cùng kiệt... Nhưng chúng tôi thế vẫn còn may: chúng tôi không phải là những kẻ duy nhất phải làm việc này. Tôi được biết có đội chẳng may rơi vào ổ phục kích, và vài người bị bọn Phần Lan bắt được, mà bọn Phần Lan thì thật tàn ác. Vì thế hẳn tôi đã được nhận một món quà của số phận, món quà không ai có thể ban cho một cách hào phóng hơn ?" tôi vẫn CÒN SỐNG. Vậy mà tôi đáng lẽ đã phải chết, và không chỉ một lần.
    Suốt mùa hè mọi chuyện đều dừng lại: cả bọn Đức lẫn chúng tôi không bên nào chịu tấn công. Chốt điện đài của chúng tôi đặt trên đỉnh một ngọn đồi, cách chiến tuyến khoảng 300 mét, ngụy trang giữa đám cây lá rậm rạp. Vâng, lúc này đang là tháng Bảy, trời nóng nên chúng tôi cởi quần áo ra và tắm nắng. Đột nhiên, không biết từ đâu một chiếc ?oFocke-Wulf? xuất hiện! Nó nã một tràng vào chúng tôi rồi lượn vòng và bắn một loạt nữa, và rồi bắt đầu rượt đuổi chúng tôi. Nó bay khá thấp, khoảng 10-15 mét, thậm chí chúng tôi còn thấy cả tên phi công đang cười cợt, còn chúng tôi, tay không tấc sắt, mình trần như nhộng, đang chạy tán loạn trên trảng cỏ xanh. Hắn đã bắn trượt, thật hú vía. Ngoài chuyện ấy ra, những thứ khác thật tẻ ngắt. Nhiều người xin được chuyển sang mặt trận khác, nhưng thường là không ăn thua gì: "Cứ ngồi yên đấy. Ở đây cũng có đánh nhau. Tổ quốc yêu cầu anh có mặt tại những nơi cần có anh?. Bom đạn liên miên suýt làm chúng tôi thiệt mạng bởi cả hai bên đều thả bom cháy để thiêu rụi các cánh rừng. Trong thời gian yên tĩnh, người ta bắt lính tráng làm đủ chuyện. Thường thường, chúng tôi phải đi nhặt quả rừng đem tới bệnh viện: việt quất, dâu, quả lý. Chỉ tiêu của mỗi ngày: mang được về nhà bếp một hộp thiếc đầy. Vâng, chúng tôi cũng tự mình tổ chức nhiều thứ: xây dựng một xưởng cưa gỗ, đào hầm trú ẩn, xây một câu lạc bộ sức chứa 200 người. Chỗ chúng tôi cũng có diễn kịch và chiếu phim. Tổ chức được vài giải thi đấu thể dục thể thao. Đôi khi có cửa hàng lưu động tới phục vụ. Tại đấy, bằng đồng lương quèn được trả chúng tôi có thể mua được thuốc bột đánh răng, nước hoa, phong bì để gửi thư. Và còn tình tang với mấy cô lính thông tin, hoặc với mấy ả nhân viên kiểm duyệt ở quân bưu trạm dã chiến. Ở đấy các cô gái xinh xắn và có học hơn.
    Năm 1944, khi một chiến dịch tiến công đang được chuẩn bị, những đơn vị mới, hầu hết là cánh pháo binh, ùn ùn kéo tới. Họ được lệnh phải đột kích qua tuyến phòng thủ mà quân địch đã xây dựng trong suốt hai năm rưỡi trời. Đấy là lần đầu tiên tôi được thấy hỏa tiễn "Katiushas", nhưng tôi ấn tượng với những giàn ?oAndryushas? hơn bởi hình dáng to mập của quả đạn (tức giàn hỏa tiễn hạng nặng BM-31-12, chuyên dùng phá hủy hệ thống phòng thủ- N.D.), nằm trong hộp chứa gỗ hình tròn để có thể dễ dàng lăn đi được. Thế rồi có lệnh xuống yêu cầu tất cả những gì đang di chuyển sau chiến tuyến quân Đức đều phải bị huỷ diệt, kể cả lũ chó. Lúc này đang là mùa hè, và đám trinh sát thông báo họ trông thấy có mấy ả gà mái trần truồng đang bơi lội trên hồ và tắm nắng, có lẽ đó là một nhà thổ di động phục vụ bọn SS (có cách nào khác để tìm thấy đàn bà trong cái đám rừng hẻo lánh như vậy?), và họ trút xuống đó một loạt ?oKatiusha?. Giờ đây nhớ lại tôi thấy chuyện này thật dã man, nhưng vào thời điểm ấy thế là bình thường ?" chúng tôi đã cười cợt với nhau, thế đấy. Tất cả chúng tôi đều sẵn sàng làm thế. Các bức tranh cổ động vẽ hình một người đàn ông nhìn thẳng vào bạn và hỏi: ?oAnh đã giết được tên Đức nào chưa?? được treo ở khắp mọi nơi. Hay một người Slavơ đang ngồi và giơ lên trong lòng bàn tay ba cái vỏ đạn rỗng, cùng một câu thơ ghi ở dưới: ?oHỏi sao anh chẳng tự hào, ba viên đạn bắn ba thằng Đức tiêu!?. Tinh thần chung là như vậy, trong bọn chúng tôi ai cũng từng trải qua biết bao gian khổ của thời chiến, ai cũng có người thân đã chết hoặc đang trong vùng bị địch tạm chiếm.
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Cuộc tấn công bắt đầu vào mùa hè năm 1944 và chúng tôi đã tiến được tới Rovaniemi. Chúng tôi không đi ở tuyến đầu, nhưng phải vác điện đài đi cách hàng lính bộ binh chỉ khoảng hai ba trăm mét. Thế đấy, nếu như anh để bị giết thì thật là ngu xuẩn ?" chẳng ai thèm nhắm vào anh. Tuy nhiên vào thời điểm ấy, đám điện đài viên chúng tôi đóng vai trò rất quan trọng, do thiếu liên lạc hữu tuyến nên mọi hoạt động hiệp đồng tác chiến đều phải thực hiện thông qua điện đài. Hơn nữa, lúc này tôi đã được thăng chức trung sĩ và chỉ huy một trạm điện đài với hai nhân viên dưới quyền.
    Tháng Chạp năm 1944, trung đoàn tôi được chuyển tới vùng Vologda để nghỉ ngơi, nâng cấp khí tài và bổ sung quân số. Chúng tôi tiếp nhận loại điện đài mới. Nhờ rượu vodka giúp sức tôi đổi được khẩu tiểu liên PPSh của mình lấy một khẩu PPS báng gập; tuy hay giật vào sườn trong khi bắn nhưng nó lại nhẹ và có một băng đạn hình hộp. Chúng tôi được phát 75 gram rượu cồn mỗi ngày cho từng người, nhưng do làm việc ở trạm điện đài, xa hậu cần, họ cấp hẳn một lúc khẩu phần cho 10 ngày ?" 750 gram, anh cứ việc mà say lử cò bợ. Hình thành một cuộc đổi chác như sau: tôi đưa một bình rượu cồn cho viên trung sĩ, còn anh ta đổi lại cho tôi khẩu tiểu liên. Thế là thuận cả đôi đàng. Bằng cách đó tôi xoay được cả giày ủng và áo khoác vải xanh của Canada (thứ này rất có giá trị ở chỗ làm toàn bằng bông nguyên chất, không như hàng trong nước của ta)... Trong kho quân đội có rất nhiều thứ hấp dẫn, nhưng anh phải biết đúng cách mới kiếm được. Và rồi giai đoạn thứ hai trong cuộc đời binh nghiệp của tôi đã bắt đầu.
    Vào tháng Giêng chúng tôi được chuyển tới Mặt trận phía Tây. Chúng tôi trải qua tái huấn luyện ở Đông Ba Lan, tại thị trấn Ostrow-Mazovetski, trở thành thành phần của Phương diện quân Belorussia 1 dưới sự chỉ huy của Rokossovskiy. Nhưng ngay khi chúng tôi tới nơi, mặt trận đã có sự thay đổi. Rokossovkiy được chỉ định làm chỉ huy Phương diện quân Belorussia 2, còn Zhukov trở thành chỉ huy trưởng Phương diện quân Belorussia 1. Họ chuyển chúng tôi sang Phương diện quân Belorussia 2. Chúng tôi chỉ bắt kịp phương diện quân của mình khi đi tới tận Pomerania. Pomerania là một vựa lúa, vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất ở Đức, trồng rất nhiều khoai tây và hơn nữa là rất nhiều rượu nặng. Đây là nơi diễn ra câu chuyện mà tôi đã thuật lại trong một truyện ngắn in trên tờ Nezavisimaya Gazeta. Tại Koslin (Koszalin)* chúng tôi tiến tới sát biển, rồi quay xuống phía đông, gần tới Gdynia, rồi quay lại và tiến về Swinemunde (Swinoujscie). Lúc này tôi phục vụ tại trạm radio của trung đoàn, gắn trong một chiếc ?oStudebaker US6x6? hay "sudar''''", như chúng tôi thường gọi. Điện đài của Mỹ, loại SCR-399 một máy, gắn trên rơ moóc có cabin.
    Ngoài ra, trong chiếc xe tải còn gắn bộ dụng cụ sửa xe và một cái áo khoác da cho tài xế. Nếu bạn từng thấy cảnh tất cả các vị chỉ huy cao cấp của chúng ta diễu hành ngoài mặt trận trong bộ áo khoác da, thì đó chính là những cái áo lấy từ bộ phụ kiện đi kèm chiếc Studebaker của Mỹ. Đột nhiên vào chiều ngày mùng 9 tháng Năm chúng tôi được gọi tới Kolberg (Kolobrzeg) và nhận lệnh thu xếp lên một chiếc xà lan. Họ bảo chúng tôi được bố trí vào thành phần của một lực lượng đổ bộ. Chiếc xà lan rộng khoảng sáu mét, chúng tôi buộc chiếc Studebaker của mình vào sàn tàu và chuyển những con ngựa cùng đại bác vào trong khoang trống. Ngay khi trời vừa tối, chúng tôi bắt đầu lên đường. Hãy thử tưởng tượng xem ?" bộ binh mà đi ngoài biển! Chúng tôi bị nhồi lắc dễ sợ! Tệ nhất là khi một trong những sợi cáp buộc chiếc xe bị đứt. Vâng, khi đó chúng tôi đã nghĩ rằng, nếu chiếc Studebaker rơi xuống biển, tất cả chúng tôi sẽ phải ra tòa án binh. Trong đám chúng tôi có một tay thủy thủ, một điện đài viên tên là Arkashka Kucheriavyi, dân Leningrad. Anh ta trườn dọc theo mạn lườn hẹp gần sát mặt sóng, tìm được một đoạn xích sắt, và thế là chúng tôi lấy nó để ràng chặt chiếc xe tải lại. Tới sáng chúng tôi đã trông thấy đất liền, nơi ở nhà thông báo là: "Đan Mạch. Đảo Bornholm". Khi chúng tôi tiến vào gần bến cảng, lúc độ sáu giờ sáng, chúng tôi nghe có tiếng súng nổ, nhưng tới khi chiếc tàu kéo dắt chúng tôi vào thì tiếng súng ngưng, và chúng tôi lên bờ trong sự yên tĩnh tuyệt đối. Hóa ra ở đấy đang có 18 ngàn tên Đức trên đảo và sau khi chống cự một lúc, chúng mau chóng hiểu được vấn đề và đầu hàng. Lái xe ra ngoài thị trấn, tôi được quan sát cảnh sống đời thường ở đây. Ngay tại bến cảng có một cái biển đề chữ "Cafe", tôi và một anh bạn chui vào đấy, trông thấy bên trong có nhiều người Đan Mạch đang ngồi ăn kem. Chúng tôi quyết định phải mua thứ gì đó, bèn rút tiền ra (chúng tôi được cấp cho tiền mark Đức), nhưng người bán hàng lảng ra xa chúng tôi như quỉ phải mùi trầm, miệng nói câu gì đó nghe như "Nicht, Nicht" ?" có nghĩa là không dùng loại tiền này. Chúng tôi đành ra về tay không. Cũng trong ngày hôm đó chúng tôi được biết chiến tranh đã kết thúc. Tôi vặn bộ nhận sóng radio, bắt đài Maskva, ở đó họ cũng đang phát tin thông báo chiến thắng. Trong trường hợp này làm điện đài viên cũng có lợi: anh có thể ngồi nghe nhạc hoặc nghe tin tức; dù sao thì chúng tôi cũng vẫn phải làm việc này thường xuyên, luôn sẵn sàng để nhận tin đến. Thậm chí có lần tôi bị nêu tên trước cuộc họp đảng bộ chỉ vì đã nghe nhạc trong khi làm nhiệm vụ. Chúng tôi phải luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, đó là những gì mà SMERSH yêu cầu: điều gì xảy ra nếu như anh đang bắt liên lạc với kẻ thù? Bằng cách đó bạn thường xuyên bị kiểm soát. Vào thời kỳ này bạn phải luôn cẩn thận với nguy cơ bị tố giác, vu cáo.
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Ngày hôm sau, sau khi hết phiên trực, tôi xách lấy cái ống nhòm và tới một tiệm bán thuốc để thử đổi lấy ít nước hoa. Tìm thấy một tiệm thuốc ở Ronne. Tôi bước vào, một tay cầm cái ống nhòm còn tay kia làm một động tác: ngửi ngửi lòng bàn tay rồi xoa nó lên tóc, và lặp đi lặp lại nhiều lần để diễn tả rằng tôi cần một chai nước hoa bôi tóc. Tay bán thuốc nói: "Ja, Ja", - gật gật đầu, ra vẻ là hắn đã hiểu. Tôi đưa hắn cái ống nhòm Zeiss 12x, đồ chiến lợi phẩm! Một món tuyệt vời! Trông rất oách! Còn hắn đem ra cả một chai to. Tôi giơ lên xem, đưa lên mũi ngửi ?" mùi rất thơm. À, tôi nghĩ, chắc hẳn là nước hoa đây rồi. Nhưng vỏ chai rất sẫm màu, nhìn không rõ bên trong, cái nút lại đậy chặt. Kéo nó ra. Chúng tôi rót đầy các cốc, uống mừng sức khoẻ của tôi, và rồi mắt mọi người lồi hẳn ra ?" đó là dầu thơm bôi tóc! Arkashka Kucheriavyi, người chở chúng tôi đi cấp cứu, đã bảo: ?oCậu mang thứ quỉ gì về thế, đồ đần? Đây là bridăngtin, làm từ dầu thầu dầu. Các cậu còn đến khổ vì đã uống nó!? Tôi vớ lấy khẩu tiểu liên và cái chai còn thừa, quay lại chỗ tiệm thuốc. Tôi cố gắng bắt đền, nhưng hắn cứ bảo "Nicht, Nicht". Tôi nổi điên lên, tay nắm lấy khẩu súng. Hắn bèn bước khỏi quầy, cao, to hơn hẳn tôi, nắm lấy tay tôi và dúi tôi vào tường. Trên tường có dán một tấm áp phích song ngữ có chân dung vị chỉ huy phụ trách hòn đảo chúng tôi, thiếu tướng Korotkov. Tôi đọc cái thông báo cho cư dân đảo Bornholm rằng quân đội ta đã đến đây, giải phóng họ khỏi bọn Đức, và nghĩa vụ của chúng tôi là giữ gìn cho mọi người một cuộc sống yên lành. Phải ngay lập tức báo cáo lên sở chỉ huy mọi trường hợp vô kỷ luật của bất cứ quân nhân Xô viết nào. Gã Đan Mạch dúi mặt tôi vào thông cáo đó. Như một con chó bị đòn, tôi lê bước về nhà với cái chai trong tay. Quay mình lại ?" không có ai xung quanh. Tôi bèn ném mạnh cái chai vào bức tường, thế là lại gặp vận xui lần nữa ?" tôi bị nó bắn tung toé khắp người. Nhìn chung, tôi hay làm trò ngốc ở mọi nơi, nhưng tới giờ tôi vẫn còn nhớ tới chúng. Tới tháng Tám chúng tôi bắt đầu lên đường đi đánh bọn Nhật, nhưng tôi không phải tới đó. Đó là lúc chiến tranh đã chấm dứt đối với tôi. Tôi phục vụ trong quân đội thêm hai năm nữa và rồi vào học ở MIFI (Học viện Vật lý và Kỹ thuật Maskva). Không ai còn quan tâm tới cha tôi nữa, thậm chí tôi còn được kết nạp Đảng. Họ đã chẳng để tôi, con trai của một kẻ thù nhân dân, lọt vào sau phòng tuyến quân địch đấy thôi?
    * Tên gọi các thành phố được cố gắng viết theo tên đúng trước năm 1945. Trong trường hợp có đổi tên, tên gọi mới được chú thích đằng sau tên cũ.
    Ghi âm và hiệu đính: Artem Drabkin
    Dịch từ Nga sang Anh: Oleg Sheremet
    Dịch từ Anh sang Việt: Lý Thế Dân
    Hình ảnh lấy từ tư liệu của Yu. I. Koriakin và sưu tập của Hội cựu chiến binh mặt trận Karelia.
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Chiến tranh đã kết thúc, nhưng chúng tôi phải trải qua hai tháng nữa ở cái chốn nghỉ chân ấy. Đáng tiếc là ở đây họ có lệnh cấm, nhưng chúng tôi đã linh động đổi xăng, dây điện thoại, bóng đèn, ắc quy để lấy nước hoa. Ngày 14 tháng Sáu là sinh nhật tôi. Mọi người bảo: ?oCậu nợ chúng tớ nhé. Hãy tổ chức chút cay đi, chúng tớ đã phát ngán thức ăn của bếp dã chiến rồi?. Phải làm thế nào đây? Xem nào, chúng mình đang sống ngoài biển mà. Ừ thì cậu có thể đi bắt lấy mấy con cá, nhưng làm gì có lưới. Thì phải nghĩ ra cách - làm cho chúng (lũ cá) choáng. Chúng tôi có trong tay loại ắc quy cho đèn pin. Chúng rất có giá bởi mọi người, kể cả binh lính và sĩ quan, đều dùng đèn pin, nhưng theo quy định quân đội, chỉ chúng tôi mới được quản lý ắc quy. Tôi quấn rất vài bộ ắc quy quanh một cọc mìn cá nhân và một quả mìn chống tăng, và cùng với một đồng đội chèo ra biển, và rồi bằng một cuộn dây điện dã chiến, chúng tôi có được con thuyền từ một gã Đan Mạch. Chúng tôi chất mìn và dây ngòi lên thuyền và bắt đầu ?obuông câu? khi đã ra cách bờ khoảng nửa cây số ?" gắn dây ngòi vào, châm lửa và thế là xong. Còn nói về cá, khoảng nửa tiếng sau, chúng tôi chất lên đầy cả nửa chiếc thuyền! Chúng tôi quay về. Một tay lính tuần cầm tiểu liên chặn đầu chúng tôi: ?oBước ra!?. Gã Đan Mạch đứng cạnh anh ta. Hắn đã bán đứng chúng tôi! ?oĐi đều bước!?. Tay trung sĩ dẫn chúng tôi về sở chỉ huy, càu nhàu: ?oHãy xem này,? anh ta nói ?" ?ochúng đã kiếm ra một trò mới, làm choáng cá! Chúng mày đã xé rách biết bao nhiêu lưới. Đám ngư dân đang than phiền với chỉ huy kia kìa! Khi nào về tới sở chỉ huy, tao sẽ cho chúng mày biết tay!? Tôi không cho là họ sẽ đưa chúng tôi ra tòa, nhưng chúng tôi hẳn sẽ bị khiển trách hoặc bị phạt giam. Họ đã chuẩn bị từ lâu rồi ?" dán thông cáo khắp nơi và tổ chức mít tinh chỉnh huấn về cách thức cư xử với cư dân địa phương. Tôi nói với tay trung sĩ: ?oThôi nào, thỏa thuận về vụ đi choáng cá nhé, hôm nay là sinh nhật tớ mà! Cứ vờ như chẳng thấy gì hết: cậu thả chúng tớ ra, còn tớ sẽ đưa cho cậu một con dao Phần Lan.? Tôi có một con dao Phần Lan với cái tay cầm trạm trổ rất đẹp. Anh ta nói: ?oThế nếu thằng Đan Mạch đi tố chúng ta thì sao?? ?oTại sao lại thế? Hắn đã có phần cá của chúng tớ rồi.? ?oThôi được? ?" anh ta nói ?" ?ođưa tớ con dao và xéo đi.? Vâng, chúng tôi quay về với đồng đội, kể lại câu chuyện, đám bạn bảo: ?oThôi cứ để quỷ bắt nó đi, cái mớ cá ấy, nhưng hãy kiếm về cho chúng tớ chút rượu nhé.?
    Ngày hôm sau, sau khi hết phiên trực, tôi xách lấy cái ống nhòm và tới một tiệm bán thuốc để thử đổi lấy ít nước hoa. Tìm thấy một tiệm thuốc ở Ronne. Tôi bước vào, một tay cầm cái ống nhòm còn tay kia làm một động tác: ngửi ngửi lòng bàn tay rồi xoa nó lên tóc, và lặp đi lặp lại nhiều lần để diễn tả rằng tôi cần một chai nước hoa bôi tóc. Tay bán thuốc nói: "Ja, Ja", - gật gật đầu, ra vẻ là hắn đã hiểu. Tôi đưa hắn cái ống nhòm Zeiss 12x, đồ chiến lợi phẩm! Một món tuyệt vời! Trông rất oách! Còn hắn đem ra cả một chai to. Tôi giơ lên xem, đưa lên mũi ngửi ?" mùi rất thơm. À, tôi nghĩ, chắc hẳn là nước hoa đây rồi. Nhưng vỏ chai rất sẫm màu, nhìn không rõ bên trong, cái nút lại đậy chặt. Kéo nó ra. Chúng tôi rót đầy các cốc, uống mừng sức khoẻ của tôi, và rồi mắt mọi người lồi hẳn ra ?" đó là dầu thơm bôi tóc! Arkashka Kucheriavyi, người chở chúng tôi đi cấp cứu, đã bảo: ?oCậu mang thứ quỉ gì về thế, đồ đần? Đây là bridăngtin, làm từ dầu thầu dầu. Các cậu còn đến khổ vì đã uống nó!? Tôi vớ lấy khẩu tiểu liên và cái chai còn thừa, quay lại chỗ tiệm thuốc. Tôi cố gắng bắt đền, nhưng hắn cứ bảo "Nicht, Nicht". Tôi nổi điên lên, tay nắm lấy khẩu súng. Hắn bèn bước khỏi quầy, cao, to hơn hẳn tôi, nắm lấy tay tôi và dúi tôi vào tường. Trên tường có dán một tấm áp phích song ngữ có chân dung vị chỉ huy phụ trách hòn đảo chúng tôi, thiếu tướng Korotkov. Tôi đọc cái thông báo cho cư dân đảo Bornholm rằng quân đội ta đã đến đây, giải phóng họ khỏi bọn Đức, và nghĩa vụ của chúng tôi là giữ gìn cho mọi người một cuộc sống yên lành. Phải ngay lập tức báo cáo lên sở chỉ huy mọi trường hợp vô kỷ luật của bất cứ quân nhân Xô viết nào. Gã Đan Mạch dúi mặt tôi vào thông cáo đó. Như một con chó bị đòn, tôi lê bước về nhà với cái chai trong tay. Quay mình lại ?" không có ai xung quanh. Tôi bèn ném mạnh cái chai vào bức tường, thế là lại gặp vận xui lần nữa ?" tôi bị nó bắn tung toé khắp người. Nhìn chung, tôi hay làm trò ngốc ở mọi nơi, nhưng tới giờ tôi vẫn còn nhớ tới chúng. Tới tháng Tám chúng tôi bắt đầu lên đường đi đánh bọn Nhật, nhưng tôi không phải tới đó. Đó là lúc chiến tranh đã chấm dứt đối với tôi. Tôi phục vụ trong quân đội thêm hai năm nữa và rồi vào học ở MIFI (Học viện Vật lý và Kỹ thuật Maskva). Không ai còn quan tâm tới cha tôi nữa, thậm chí tôi còn được kết nạp Đảng. Họ đã chẳng để tôi, con trai của một kẻ thù nhân dân, lọt vào sau phòng tuyến quân địch đấy thôi?
    * Tên gọi các thành phố được cố gắng viết theo tên đúng trước năm 1945. Trong trường hợp có đổi tên, tên gọi mới được chú thích đằng sau tên cũ.
    Ghi âm và hiệu đính: Artem Drabkin
    Dịch từ Nga sang Anh: Oleg Sheremet
    Dịch từ Anh sang Việt: Lý Thế Dân
    Hình ảnh lấy từ tư liệu của Yu. I. Koriakin và sưu tập của Hội cựu chiến binh mặt trận Karelia.

Chia sẻ trang này