1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi danngoc, 29/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330

    Yurii Koriakin
    Mặt trái của Chiến thắng
    ...Ấn tượng của mặt trận rất khác lạ và sâu sắc đối với chúng tôi, những người tới từ vùng địa cực. Sự hoang vắng, những vách đá, rừng rậm và đầm lầy bị thay thế bởi những đám hoang tàn ngún khói, những hố bom, những thành phố với phố phường bốc cháy, các xác chết nằm ngổn ngang, những nơi ở chen chúc, những ngôi nhà to lớn đẹp đẽ trông lạ lẫm đối với chúng tôi, mái ngói của các dinh thự và nhà thờ cùng các xa lộ thẳng tắp mà trước đây chúng tôi chưa từng được thấy ...
    ...Trên hết tất cả, vừa rời vùng Vologda đói khổ, giá rét và tuyết phủ, chúng tôi đột ngột lọt giữa cái mùa xuân tới sớm tràn ngập ánh nắng. Trái ngược với khung cảnh ấy, những chiếc áo khoác lông cừu, mũ lông và valenki (ủng nỉ dùng để chống rét) bì bõm trong vũng bùn trông thật ngớ ngẩn, kỳ cục, làm thường dân Đức sợ hãi và gây nên những trận cười cùng những lời chế nhạo từ lính tráng của các đơn vị khác...
    ...Một liên lạc viên chạy tới, vẫy tay với tôi, hét lên: "Đồng chí trung sĩ, lên gặp đại đội trưởng!? Tôi vội làm theo. Đại đội trưởng, tay bận cài khóa chiếc cặp bản đồ, ngắt lời báo cáo của tôi: "Có trông thấy ký hiệu này không? Con đường này dẫn từ đây tới một cụm nhà, thấy không? Anh hãy bố trí trạm điện đài của mình ở đấy và mau chóng quay lại đây. Sở chỉ huy? ?" anh ta hất đầu về phía một ngôi nhà ?" ?osẽ đóng tại đây. Rõ chưa?? Sau vài phút, tôi cùng anh bạn Dimka đã tiến được tới chỗ cái bảng chỉ đường có ghi chữ ?oAikfir?. Chúng tôi bước tới ngôi nhà đầu tiên trong làng. Tôi xem xét xung quanh. Dường như chẳng còn ma nào trong làng. Căn nhà rất đồ sộ, có hai tầng và một gác mái. Một cái cây cao mọc cạnh đó, bạn có thể chạm vào nó nếu đứng từ mái nhà. Nếu ta leo lên cao trên cây, gắn cái ăng ten vào đấy và đưa dây vào căn phòng áp mái thì sẽ có được một trạm truyền phát tin lý tưởng. Nhưng chúng tôi cần vào xem bên trong nhà trước. Ba năm ngoài mặt trận đã dạy cho chúng tôi phải hết sức cẩn thận. Tiểu liên sẵn sàng nhả đạn, theo sát từng vết chân của nhau (do đôi ủng nỉ còn đang ướt), chúng tôi leo vào hiên nhà, buộc một sợi thừng vào quả đấm cửa, rút lui, và khi đã nấp kỹ sau một cái cây, ra tay kéo mạnh. Cái cửa mở tung ra. Đã vững tâm hơn, chúng tôi quan sát bên trong: một cái sảnh nhỏ, trống rỗng, và một ô cửa ở bên trái. Một lần nữa chúng tôi dùng cách trên kéo nắm cửa. Và cuối cùng, nện thình thịch đôi ủng nỉ ướt bết đầy đất cát dưới đế, chúng tôi xuất hiện ở ngưỡng cửa với tất cả bộ dạng đẹp đẽ tới từ vùng Địa cực của mình, tay lăm lăm tiểu liên sẵn sàng nhả đạn.
    Suốt quãng đời còn lại tôi sẽ không bao giờ quên tiếng thét the thé, man dại của một cô gái nhỏ bé chừng 15-16 tuổi, từ sau một cái bàn nằm giữa căn phòng rộng bài trí rất đẹp ùa tới chúng tôi với đôi tay giơ cao. Thoáng cái cô gái đã lao tới dùng nắm tay đập vào ngực tôi, đấm vào tà áo da cừu cáu bẩn, miệng không ngừng lặp lại: "Ich bin krank! Ich bin syphilis!" Nắm lấy tay và gạt cô bé sang một bên, tôi quay sang Dimka: "Cô ta bị sao vậy? Cậu có hiểu chuyện gì không?? Anh chàng Dimka nhe răng cười: "Hiểu quá đi chứ?. Và lập tức tôi tự hiểu ra mọi chuyện. Giữ chặt cô gái đang điên dại khóc lóc, tôi ngẫm nghĩ: "Mình cần quái gì cái con bé đang sụt sùi này trong khi lại phải leo lên tầng gác mái? Nếu mình thả nó ra ?" chỉ có quỉ mới biết nó sẽ làm bậy chuyện gì.? Trò chuyện với cô ta ?" cả tôi lẫn Dimka đều chỉ biết chút ít tiếng Đức. Tát cô ta chăng, để cô ta đừng quẩn chân chúng tôi ?" tôi không thể bắt mình làm chuyện đó được: cô ta chỉ là một cô gái ngớ ngẩn. Bối rối, tôi nhìn quanh, thử tìm buồng cầu thang. Chẳng thấy đâu cả. Dimka đã phát hiện ra trước tôi: ?oCái cửa!? Nó nằm đằng sau lưng tôi, gần cái cửa mà từ đó chúng tôi đã bước vào. Tôi dợm bước về cái cửa đó; cô gái vùng khỏi tay tôi và chạy ra trước mặt tôi, tựa lưng mình vào cánh cửa và lại lần nữa hét lên một cách tuyệt vọng: "Nicht, nicht" Và cô ta bật ra: "Ich bin..." Tôi bắt đầu thấy nghi ngờ. Gặt phắt cô ta sang một bên, tôi hét lớn với Dimka: ?oGiữ lấy nó!? ?" và tay lăm lăm tiểu liên sẵn sàng nhả đạn, tôi giơ chân đá tung cánh cửa, trong chớp mắt nhận ra nó đang mở vào trong. Trong cảnh tranh tối tranh sáng của căn kho xép chỉ có một cái cửa sổ nhỏ, tôi nghe có tiếng rên rỉ, than vãn và tiếng trẻ em khóc. Tôi nhìn vào trong. Chúa Mẹ ôi! Lố nhố những người đang ngồi trên băng ghế và trên sàn nhà. Tôi quan sát kỹ hơn: họ gồm một ông già, ba người phụ nữ và bốn đứa trẻ. Tất cả bọn họ đều than vãn rên rỉ, đặt trên đầu gối và cạnh người những chiếc giỏ đầy chứa vật dụng cá nhân. Có vẻ như họ đang chuẩn bị để bỏ đi đâu đó. Vâng, thử tưởng tượng nếu tôi lại nã một loạt đạn vào đây? Ối anh em ơi!...
    Điếng người, tôi quay về chỗ người đồng đội, anh ta đang giữ chặt cô gái. Đúng lúc ấy chúng tôi nghe tiếng động của một chiếc xe đang tới gần. Cả hai chúng tôi đồng thanh hét lên: ?oBọn Đức, nằm xuống!? Tôi nhào xuống ngay chỗ ngưỡng cửa, còn Dimka dúi cô gái xuống và bịt lấy miệng cô ta, mắt nhìn về cái cửa sổ phía có tiếng động vọng lại. Gia đình ở trong cái kho xép lập tức im bặt. Chiếc xe tắt máy, lúc này đã có thể nghe thấy tiếng người nói nhưng chúng tôi vẫn chưa xác định được là phe nào. Lặng lẽ, chúng tôi hạ thấp mình xuống. Như trong Ngày Phán xét, thình lình cái chuông của chiếc đồng hồ cũ kỹ trong phòng kêu vang lên. Tôi dò tay mình xuống phía dưới thắt lưng, rút quả lựu đạn ra. Cô gái nhìn thấy thế liền bắt đầu than khóc trở lại. Miệng lầm bầm chửi, Dimka giúi mũi cô ta xuống tấm thảm trải sàn. Rồi cậu ấy trườn về phía cửa sổ, tay vẫn không rời vũ khí. Nước mắt sụt sùi, cô gái bò theo sau. Từ góc cái cửa sổ, người ?okỵ sĩ hộ vệ? của cô ta thận trọng nhìn ra ngoài và ngập ngừng lẩm bẩm: ?oCó vẻ như quân ta.? Tôi bảo cậu ấy: ?oCó vẻ như! Thế nếu không phải thì sao?? ?oKhông? ?" cậu ta nói, mắt vẫn quan sát, - ?odứt khoát là dân Slavơ? ?" và đứng thẳng dậy. Cô gái cũng làm theo. Giọng nói đã gần hơn, chúng tôi nghe thấy khẩu lệnh ?oVào vị trí, tuốt lưỡi lê?. Phù, chúng tôi cảm thấy nhẹ người... Dimka xoay mặt cô gái về phía căn phòng kho, giúi vào phía sau đầu gối cô ta và bảo: ?oQuay lại chỗ họ hàng cô đi, đồ ngốc, chỗ cô trước ở đâu.? Cô ta vùng chạy: cô ấy đã phải chịu đựng thế là quá đủ rồi.
    Chúng tôi bước ra ngoài hiên. Nhiều người lính lập tức quay về phía chúng tôi. Họ hét lớn: ?oCác anh là ai? Giơ tay lên!? Từ thời điểm đó chúng tôi, tay cầm vũ khí giơ cao qua vai, ngay lập tức như cất được gánh nặng khỏi ***g ngực, theo cách nói của người Nga. Dựa theo loại súng trường cắm lưỡi lê đã lỗi thời từ lâu mà họ phô trương ra một cách ngu ngốc, cùng với những bộ quân phục kiểu mới, có thể xác định những người lính này rõ ràng thuộc lực lượng NKVD (tiền thân của KGB ?" L.T.D.): mũ lưỡi trai có dải băng, áo choàng vạt dài làm bằng vải Canada màu lam xám (chúng rất có giá ngoài mặt trận) với những cầu vai sạch bóng, điệu đà cùng với loại ủng mới và không dùng loại xà cạp như đám lính chuyên bò sát đất chúng tôi thường đeo. Một đại úy nhảy xuống phía sau chiếc xe tải: ?oSao lại ở đây! Các anh là ai?? Chúng tôi bèn giải thích. Anh ta lại gần, châm điếu ?oBelomor?, tay chìa bao thuốc cho chúng tôi. Anh ta hạ giọng, như thể mình cũng tới từ mặt trận, nói vẻ thân mật với chúng tôi: "Ở đây là thế này, các bạn ạ, sẽ có nhiều chuyến xe tải sớm tới đây, chúng tôi sẽ xua dân làng đi. Chúng tôi sẽ bắt đầu từ phía này. Các anh có hai giờ để làm chuyện của mình?. Anh ta khẽ mỉm cười. ?oNhưng tôi khuyên các anh không nên ở đây lâu, các anh không cần biết những gì sẽ xảy ra ở đây. Các anh đã nghe về Hội nghị Yalta chứ? Thế đấy. Người ta đã chuyển giao nơi này cho người Ba Lan.? Anh ta hất đầu về phía ngôi nhà, hít vào một hơi: ?oNhưng ở đây bọn họ sống tốt thật, giá như ở vùng Riazan chúng tớ cũng được vậy?. Đột nhiên, như thể vừa tỉnh lại, anh ta cáu bẳn ngắt lời: ?oTốt nhất là hãy xéo khỏi đây và về báo cáo lại với cấp trên các anh?. Chúng tôi đồng loạt gật đầu: ?oThưa vâng!?, - và mau chóng, chúng tôi bỏ đi cho xa...
    Tạp chí NVO số 7-13 tháng Năm năm 1999
    Dịch từ Nga sang Anh: Oleg Sheremet
    Dịch từ Anh sang Việt: Lý Thế Dân
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330

    NHỮNG BỨC THƯ
    Thư ngày 22 tháng Tám, 1942
    Shurik thân mến!*
    Em đã nhận được bưu thiếp anh gửi và rất vui khi biết anh đang ở nhà, bởi em cứ nghĩ anh đã nhập ngũ. Hóa ra anh đang ở đấy, cùng những người sành sỏi, anh hãy khéo léo bám lấy Vaiyentorg (hệ thống cửa hàng phục vụ quân đội) như thế nhé. Đám Vaiyentorg cũng đôi khi tới chỗ bọn em, họ bán, như đúng tên gọi của mình, sôcôla bột, bánh mì con, đôi lúc có cả sushki, bubliki, baranki (các loại bánh nướng của Nga). Em sẽ kể kĩ hơn trong lá thư tới. Anh hỏi em hiện sống thế nào, em đã kể chuyện này trong thư gửi dì Tônhia, hãy tới lấy và đọc nó nhé, nhưng em sẽ viết riêng cho anh thêm một số chi tiết khác. Em không kể những chuyện này cho mẹ và dì Tônhia; không kể cho mẹ, bởi mẹ sẽ khóc cho xem, và không kể cho dì Tônhia bởi thể nào dì cũng kể lại cho mẹ, và kết quả cũng y hệt. Chuyện là không lâu trước đây em được gửi đi thực hiện một nhiệm vụ với một máy điện đài loại nhỏ, tất nhiên là không đi một mình mà cùng một nhóm chiến sĩ khác, và trên đường đi chúng em bị tấn công, khắp túi xà cột của em lỗ chỗ vết đạn, may sao em lại không bị dính, em đã chuẩn bị nói lời từ giã cuộc đời, dù những gì thường xảy ra với lính tập sự, như Erich Maria Remarque đã viết, không xảy đến với em. Chúng nã đạn cối vào bọn em, một mảnh đạn văng vào cuốn sổ tay và găm lại ở đấy. Hiện giờ người ta đã thay cho em cái xà cột bằng một chiếc balô.
    Mẹ em cho rằng do là điện đài viên nên em sẽ được ngồi ở sở chỉ huy, nhưng không phải lúc nào cũng như thế vì bây giờ người ta luôn đi trinh sát cùng máy điện đài. Để làm gì? ?" Dễ hiểu thôi. Tóm lại, cứ để mẹ hiểu như thế. Rất có thể em sắp đi làm một nhiệm vụ nữa. Nhiệm sở chính của bọn em nằm cách chiến tuyến khoảng 10 đến 15 km, đôi khi đang đứng gác, nếu trời yên tĩnh, anh có thể nghe thấy tiếng đại liên, còn tiếng đại bác thì có thể nghe rõ suốt cả ngày lẫn đêm.
    Em đã trông thấy những tên Đức bị bắt ?" chúng có hai đứa (bọn em bắt được lính Đức chứ không phải lính Phần Lan, trong khu vực bọn em phụ trách), một đứa trông không có gì đặc biệt, nhưng tên kia trông rất giống anh, cao, gầy nhom, có cái mũi nhọn hoắt. Lúc này ở đây trời đã lạnh, nên người ta cho hắn một đôi găng lông, hắn xỏ vào và nói: "ồ, gut, gut", và không hề có ý định trả chúng lại, thằng quỉ sứ ấy siết chặt chúng vào người. Nhưng hắn vẫn quen đeo đôi găng trẻ con, chắc cái thằng cặn bã ấy đã ăn cắp được ở đâu đó. Giầy của hắn phải tới cỡ 50, không ít hơn, đóng đế gỗ, và hắn luôn run rẩy trong tấm áo khoác của mình. Chúng em cho chúng một con cá hun khói, và chúng ngấu nghiến tận xương con cá cho tới hết, cái lũ quỉ đói ấy.
    Các bạn trong đội của em rất tuyệt, có một người trong họ đã từng tham gia chiến đấu, tiểu đoàn mà anh ấy phục vụ bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn 21 người sống sót, gồm cả anh ấy và máy điện đài, và trong suốt nhiều ngày anh ta kéo chiếc điện đài theo mình, có gắng mang nó về an toàn, dù nó không nhẹ chút nào, đúng ra là thiết kế cho hai người khiêng. Do bảo vệ được khí tài quân sự, anh ấy đã được đề nghị thưởng huân chương. Thôi, em dừng đây. Hãy viết cho em về sinh hoạt và công tác của anh nhé.
    YuraK
    22.08.42 (22 tháng Tám, 1942)
    Tái bút: Anh viết cho em theo địa chỉ nào vậy?! Khi thì là 1140th p/y.
    Khi lại là 114-O.P.S. (Trung đoàn Thông tin Độc lập)
    Trạm Bưu điện dã chiến 389
    Đại đội điện đài của Trung đoàn thông tin 114 **
    Chú thích của Yuri Koriakin
    * Anh họ của tôi, Aleksandr Aleksandrovich Gusev, thành viên khoa Vật lý tại Đại học Quốc gia Maskva năm 1941, sau đó nhập ngũ và trải qua nhiều tháng tại mặt trận vùng Voronezh, và sau khi giải ngũ do bị loét tá tràng, quay lại học tiếp đại học.
    ** Tôi phục vụ trong Trung đoàn Thông tin Độc lập số 114, được biên chế trực tiếp với Sở chỉ huy của Tập đoàn quân 19. Trung đoàn này thực hiện tất cả các hoạt động thông tin vô tuyến của tập đoàn quân. Những trạm thông tin di động như SRC-399 thường liên lạc trực tiếp với Sở chỉ huy mặt trận hoặc với Maskva, còn những nhóm công tác cấp thấp có nhiệm vụ khá linh hoạt. Nhân viên của trung đoàn, mà tôi là thành viên, thường được chọn đi thực hiện những hoạt động trinh sát và nghi binh khác nhau đằng sau phòng tuyến địch để cung cấp thông tin.
    Dịch từ Nga sang Anh: Oleg Sheremet
    Dịch từ Anh sang Việt: Lý Thế Dân
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Thư ngày 10 tháng Mười, 1942
    Chào Shurik!
    Trước tiên, xin hãy giữ gìn cẩn thận những tờ giấy em viết. Chúng đã trải qua chiến trận, em phải tiết kiệm chúng, nhưng đã xảy tình trạng khan hiếm giấy viết và em quyết định đem chúng ra dùng. Đây là một vết mảnh đạn Đức ở dưới tờ giấy này. *
    Em đã nhận được thư anh viết ngày 25 tháng Chín. Rất cám ơn anh vì đã thường xuyên trả lời các bức thư của em.
    Em đang viết cho anh, Shurka, trong một tâm trạng cực kỳ ghê tởm. Em đã viết cho anh là đời em đang ... và em [không thể] ở mãi trong tình trạng này ... lâu hơn, ngồi mãi một chỗ, tại một nơi mà chỉ có Chúa mới biết ở đâu, trong khi có biết bao sự kiện trọng đại đang diễn ra quanh ta. Vậy mà, chuyện của em chỉ liên quan tới phái đẹp.
    Vấn đề là trong suốt quãng đời ngắn ngủi của mình em luôn tìm cách tránh né các cô gái và không có bất cứ mối quan hệ thân mật nào với họ. Nhưng ngay trước khi nổ ra chiến tranh em bắt đầu quan tâm tới một cô gái rất xinh xắn học cùng trường em. Không, em không phải đã phải lòng cô ta, ... (đoạn bị tác giả tẩy xóa) Em chỉ đơn giản rất thích cô ta như là một học sinh giỏi, rất tiến bộ, và, tất nhiên, có bề ngoài không đến nỗi tệ. Cô ấy cũng đối xử khá cởi mở đối với em, và tới lượt em, giúp đỡ cô ấy viết các bài luận văn, giải các bài toán khó. Nói chung, mối quan hệ của chúng em rất tốt, rất Xô viết, và, hãy tin em, em không có bất cứ ý định thô lỗ nào đối với cô ta.
    Và thế là, khi em gia nhập quân đội, ban đầu cô ấy có hồi âm cho em, viết nhiều bức thư, nhưng trong thời gian qua, khoảng một tháng hay lâu hơn, ... thư tới cho em, và từ khi đó ... [không] một lời một câu nào. Em đã gửi cho cô ta nhiều [lá] thư, không thể có chuyện cô ấy không nhận được chúng, nhưng cô ta không hề đáp lại. Do chuyện này mà em đang trong một tâm trạng đáng tởm. Nghe có vẻ thật nhu nhược khi chúng ta đang sống trong thời kỳ có biết bao sự kiện vĩ đại xảy ra, thật sai lầm khi tập trung vào những chuyện thế này như em, nhưng nó vẫn luôn quấy rầy tâm trí em, bởi cô ấy đối xử quá tệ với em, đồ đàn bà hư hỏng, ồ vâng ?" kệ mẹ cô ta, em sẽ vẫn sống được mà không cần có cô ấy. Tất cả chuyện này làm em thấy mình cần phải làm một điều gì đó chứ không chỉ ngồi mãi một chỗ. Và rồi, em đã quyết định. Quỉ bắt những thứ máy móc khốn khiếp ở trạm thông tin đi! Em muốn được phục vụ trong một đơn vị trinh sát với một máy điện đài cá nhân, nhất là vào lúc này. Em cũng đã có kinh nghiệm, nên em sẽ viết một đề nghị lên cấp trên, trong đó em sẽ nói thẳng là dù đã là năm thứ hai của cuộc chiến tranh, em vẫn hoàn toàn không thể trả lời câu hỏi: "Anh đã làm được gì để góp phần tiêu diệt quân xâm lược Đức??, và yêu cầu được gửi ra tiền tuyến, nhất là khi đã có tin đồn rằng người ta muốn phái nhiều người đi làm điện đài viên trong các đội du kích. Ở đấy mới là sống chứ! Tóm lại, sắp tới chắc chắn em sẽ viết về những tiến triển tốt đẹp.
    Vâng, đã tới lúc dừng bút rồi. Hãy viết cho em, em đang chờ đấy. Có lẽ vẫn còn thời gian để chờ thư anh. Ồ quên, cám ơn vì đã gửi quà tới, em sẽ để dành chúng cho những ngày u ám.
    Yurka 03.10.42 (ngày 10 tháng Mười, 1942)
    Xin lỗi vì em viết chữ xấu. Cây bút rất tồi, nhưng em không còn thứ nào khá hơn.
    Chú thích của Yuri Koriakin
    * Tôi không còn nhớ những đoạn bị mảnh đạn xé rách. Tôi chỉ nhớ rằng cái xà cột bị rách nát khắp nơi, nhưng tôi không bị một vết xước nào. Vâng, kể từ khi thường xuyên khan hiếm giấy viết ngoài mặt trận, tôi đã phải sử dụng đến những tờ giấy này.
    Dịch từ Nga sang Anh: Oleg Sheremet
    Dịch từ Anh sang Việt: Lý Thế Dân
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Thư ngày 23 tháng Chín, 1944
    Anh thân mến!
    Chỉ tới lúc này em mới có thời gian rỗi để viết cho anh một bức thư. Em sẽ mô tả những ấn tượng của em trên đường đi. Chắc anh cũng biết chuyện gì đang xảy ra với bọn em rồi, bọn em đang hành quân về phía tây. Bọn em di chuyển dọc một tuyến đường sắt và một xa lộ dẫn về phía tây. Tất cả những ai còn sống ở đây đều tụ tập lại quanh những con đường như thế này. Trước chiến tranh ở những nhà ga địa phương quanh đây vẫn có những cộng đồng dân cư sinh sống, nhưng hiện không ai còn ở lại. Kể từ khi bọn Đức, chứ không phải Phần Lan, đối đầu với chúng em, chúng em luôn phải chiến đấu với Tập đoàn quân 20 của Đức. Hiển nhiên là bọn Đức đang cố gắng làm xáo trộn mọi thứ lên càng nhiều càng tốt. Với một sự chính xác hoàn toàn theo kiểu Đức, những tuyến đường sắt bị cho nổ tung có kiểm soát cứ từng đoạn 10-15 mét một chỗ. Mọi loại cầu cống, cột điện thoại, đường xá, nhà cửa, tất cả đều bị cho nổ tung. Nhìn chung, cảnh này trông thật không vui tí nào. Dây điện lòng thòng trên những cột trụ nghiêng ngả, các nhà ga và làng mạc chỉ còn là đống đổ nát, những khu rừng bốc cháy ngùn ngụt. Nhưng cái đáng sợ nhất, luôn thực sự đe dọa mọi người, đó là mìn. Mìn có ở mọi nơi, rải khắp các đường lộ và lối mòn, ở hai bên đường và dưới các cây cầu, trong các căn nhà và trên đường phố. Không có đủ lính công binh, do đó không thể kiểm tra mọi nơi được. Có rất nhiều thứ hấp dẫn bỏ lại trong các ngôi nhà, thật nguy hiểm khi sờ vào bất cứ thứ gì, nhưng anh cũng biết lính tráng là thế nào rồi đấy ?" ?oKệ mẹ nó,? ?" và cắp lấy món đồ. Chúng em cũng tìm thấy vài thứ hữu dụng cho cánh lính thông tin chúng em. Hôm qua em tìm thấy nhiều hộp cá trích trong một căn nhà, bên ngoài có dán nhãn Na Uy. Một món khá. Nhân đây, cái tờ giấy mà em đang viết đây cũng là một chiến lợi phẩm, ở đây thứ này có rất nhiều.
    Đêm qua em suýt nữa đã phải trả giá bằng cuộc đời mình. Ở trạm của em có một đường điện thoại bị hỏng, em phải đi để kiểm tra, dò dẫm một hồi và cuối cùng tìm ra chỗ bị đứt. Ngày hôm sau vì một chuyện gì đó em đi ngang qua đây và ngay tại chỗ mình đã đứng, chính xác là cách 30 cm, đám công binh đã tìm thấy một quả mìn. Lập tức em nổi cả da gà da vịt. Thật không dễ chịu chút nào. Bọn Đức gài mìn bẫy có ngòi nổ chậm trong nhiều ngày. Hôm nay có một người quen bảo em: họ tới ngủ trong một căn nhà, anh ta thức dậy lúc nửa đêm, châm một điếu thuốc, và khi vừa nằm xuống chuẩn bị ngủ lại, anh ta nghe thấy tiếng tíc tắc của một chiếc đồng hồ. Anh ấy lắng tai nghe kỹ ?" đúng là nó. Lập tức anh ta toát mồ hôi lạnh. Anh biết đấy ?" ngủ trên một quả bom nổ chậm thật là ... không dễ chịu. Cùng lúc, tại chỗ này hoặc chỗ khác, có những căn nhà bị nổ tung. Mới đây có một nhà kho lớn đã phát nổ, nó bị bọn Đức bỏ lại từ lâu và hầu như chưa được ai nhòm tới.
    Ở đây có rất nhiều tù binh. Hôm qua em đã nói chuyện với một đứa. Hắn giải thích ?" ?odựa theo một thỏa ước, đáng ra chúng tôi đã được về nhà, nhưng ?obọn Nga? không để chúng tôi yên.? Trong hầu hết các trường hợp bọn chúng đều rất hoảng sợ, chúng sợ nhà tù của Nga. Một tên cai nói rằng binh lính của chúng thà chết còn hơn đầu hàng. Chúng đã thực sự bị tẩy não, cái lũ cặn bã ấy, mặc dù chúng trông có vẻ tử tế.
    Những cô gái chỗ em làm việc vất vả tại trạm. Em phải tự làm hầu hết mọi chuyện. Anh biết đấy, bọn họ không có kinh nghiệm, chẳng biết gì cả. Đôi lúc em phát khóc lên được, nhưng làm thế nào được bây giờ? Em đành chờ mọi chuyện qua đi vậy.
    Em dừng bút đây. Anh có thể thấy qua bức thư là em đang rất vội. Em vẫn chưa nhận được thư anh và có lẽ sẽ không nhận được chúng trong một thời gian dài nữa bởi hiện em đang phải tách khỏi đơn vị. Em được bố trí sang một hướng khác, nhưng anh vẫn viết cho em nhé. Sớm hay muộn gì thì em cũng sẽ nhận được. Chào nhé. Em trai của anh.
    Yu.K.
    Hãy gửi lời chào của em tới Zôia. Cô ấy có khỏe không?
    23.9.44 (23 tháng Chín, 1944)
    Dịch từ Nga sang Anh: Oleg Sheremet
    Dịch từ Anh sang Việt: Lý Thế Dân
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330

    Thư ngày 31 tháng Chạp, 1944
    Em vừa nhận được lá thư của anh và lập tức quyết định phải viết thư trả lời. Mục đích để nói lên sự thật là em không tin vào giả thiết của anh về số phận của chúng ta, không phải nói về những chặng đường dài còn chờ chúng ta phía trước, mà về chuyện chúng ta sẽ không phải thoả hiệp với bọn Đức. Em không biết có phải do thực tế là sau dịp Năm Mới người ta chuẩn bị đổi cho chúng em quân phục mùa hè ?" lấy đi valenki (ủng nỉ), áo khoác da cừu, v.v. ?" có thể là bằng chứng của chuyện đó hay không. Cũng có thể và hợp lý để cho là người ta không cần đến Nam Tư hay phía bên kia sông Vistula. Nhưng tất cả đều chỉ là giả thiết và suy tính ?" một đặc điểm không thể chấp nhận được ở một người lính. Hầu như sự thể luôn luôn không xảy ra như chúng ta nghĩ. Tóm lại: nếu chúng ta còn sống ?" chúng ta sẽ biết được sự thật. Và cuộc đời luôn không quá tệ. Thức nhắm luôn có đủ, còn điều kiện sinh hoạt thì ?" không tệ lắm.
    Em đang bắt tay vào học kỹ thuật vô tuyến. Anh biết đấy, em càng lao sâu vào chúng thì càng thấy thích. Cũng không phải là chuyện dở, đáng để ta bỏ công sức và khá hữu ích. Anh thấy thế nào? Em cũng đang muốn hỏi anh đây. Nếu anh kiếm được cuốn nào về kỹ thuật điện hay vô tuyến, xin hãy gửi cho em. Ta chỉ có thể kiếm chúng ở Maskva, chứ không phải ở đây. Tất nhiên là để nhắm làm sinh viên khoa vô tuyến của Học viện Truyền thông Bauman ở Maskva, chứ không phải là Thạc sĩ hay Tiến sĩ Vật lý và Toán. Khoảng khoảng vậy đó. Và hy vọng là, không phải loại sách kiến thức chung chung, mà là những tính toán thực tế trong từng trường hợp cụ thể khác nhau, v.v. Và khi nào có tiền, em sẽ gửi cho anh. Tha thiết đấy.
    Như người ta vẫn nói: ?oCòn nhiều thời gian để lao động, hãy dành một tiếng để giải trí?. Do vậy em dùng một tiếng đó để làm nhiều trò dại dột, như anh vẫn thường nói. Em đang ốm. Ốm vì cứ luôn phải làm một chàng trai tử tế. Em đang giao du lăng nhăng với đám gái hư (vâng, vâng, chính xác là thế) và tiêu phí thời gian rảnh của mình ở đại đội của họ *, chỉ luôn có một ý nghĩ thô bỉ trong đầu, - làm thế nào mình biết được, rất có thể bọn chúng sẽ hạ được mình ở đâu đó, thật đáng tiếc nếu chết mà không có được kinh nghiệm những chuyện kia. Em biết như thế là tầm thường, nhưng kệ mẹ nó. Xin đừng nghĩ là em đang lung lạc, không đâu. Em cảm thấy mình rất quyết tâm. Trong vụ này bọn em, bốn trung sĩ, huấn luyện viên của trường vô tuyến **, hành xử như Paul Baumer và các bạn mình. Còn nhớ chuyện họ tới cái quán rượu rẻ tiền và chuốc xỉn Tjaden không?
    Thêm chút nữa về các bạn của em. Một trong bốn người vẫn chưa học hết lớp 5 ở Học viện Đường sắt Rostov. Một tay có học, khá tiến bộ và thông minh. Người thứ hai ?" trước kia làm nhân viên trực điện đài dân sự, tới từ Hải đoàn Vận tải Viễn Đông, người thứ ba cũng vậy ?" một thầy giáo vừa tốt nghiệp học viện sư phạm. Thuộc dân tộc Tatar, nhưng là một người đọc rất nhiều và có học thức, và thứ tư là em. Em thì anh biết rồi.
    Công việc ở trường này rất thú vị. Em thích nó. Điều quan trọng nhất là nó hữu ích cho bản thân. Anh chuẩn bị đứng lớp, vì thế phải tự soạn bài cho kỹ, nếu không thì thật ê mặt. Trong số học viên cũng có những người có trình độ hơn em, cho nên em không thể nói vòng vo khi có vấn đề mình không hiểu rõ. Thôi em dừng đây. Chờ tới lá thư sau nhé. Viết cho em về chuyện chỗ các anh đón Giao Thừa thế nào nhé. Em cũng gửi kèm đây một bức ảnh. Bức ảnh được chụp tại đây. Nhân tiện xin kể, em đang viết trên loại giấy Na Uy, và gửi bức thư trong một phong bì Kirki. Thôi ?" em xin bắt tay anh. Em của anh.
    Yu.K. 31.12.44 (31 tháng Chạp, 1944)
    Chú thích của Yuri Koriakin
    * Vâng, tất nhiên, đấy chỉ là trò tỏ vẻ. Một trò làm bộ anh hùng kiểu trẻ con. Do đó chúng tôi uống vào chút rượu rồi ôm chặt lấy họ. Họ rất sợ hãi và hét toáng lên. Chúng tôi suýt nữa đã cưỡng hiếp họ và nếu vậy chắc cũng chẳng bị sao, nhưng rồi cô ta kêu thét, cố gắng vùng vẫy, khóc lóc nên tôi đã không thể làm gì tiếp
    ** Vào tháng Giêng năm 45 tại Vologda, nơi trung đoàn chúng tôi được chuyển tới, một trường quân sự dành cho các điện đài viên được tổ chức. Lúc ấy trình độ lớp 9 của tôi được đánh giá không tệ, bởi đôi khi chúng tôi tuyển cả những người mù chữ, hoặc những người mới lần đầu trông thấy cái đường sắt. Chuyện này không phải là cường điệu ?" một người chỉ huy dẫn một nhóm những tân học viên như thế tới bảo chúng tôi là anh ta chật vật lắm mới dồn được họ vào toa xe lửa. Có lần chúng tôi được tặng mấy quả quýt, nhưng số quả lại ít hơn số người trong tiểu đội, do đó chúng tôi tổ chức một cuộc thi: chúng tôi bị bịt mắt, tay cầm một chiếc kéo, và mỗi quả quýt được treo trên một sợi dây để cách mặt đất một mét. Anh phải dò dẫm cắt được sợi dây. Thế là một anh chàng vùng Buriatia cắt được một quả và hỏi: ?oKhông biết ăn cái quả này như thế nào nhỉ??. Và các đồng đội khuyên anh ta: ?oTrước tiên hãy thử ăn lớp vỏ, rồi sau đó, nếu cái vị nếm thấy được, thì cậu ăn đến phần bên trong.? Anh ta cắn nó như cắn một quả táo và bảo: ?oĂn cũng ngon đấy chứ,? Và thế là anh ta ăn hết quả quýt. Vâng, tôi đã là một điện đài viên có nhiều kinh nghiệm khá ấn tượng, do đó tôi được cử tới trường này để làm hướng dẫn viên. Đấy là nơi tôi đã giảng dạy và điều hành các khóa học. Mỗi lớp kéo dài không lâu ?" từ 2 tới 3 tuần.
    Dịch từ Nga sang Anh: Oleg Sheremet
    Dịch từ Anh sang Việt: Lý Thế Dân
    Thư ngày 16 tháng Giêng, 1945
    Chào Sashka! (Trong tiếng Nga, Sashka là tên thân mật của Aleksandr, ở đây là anh họ Aleksandr Aleksandrovich Gusev của tác giả ?" L.T.D.)
    Ngay khi vừa nhận được thư anh, em lập tức ngồi xuống viết thư trả lời. Trong lá thư trước mà em vừa nhận được, em đã hiểu rõ anh muốn nói gì, nhưng ... em vẫn giữ nguyên ý kiến của mình. Anh đã nghĩ sai chỗ rồi. Người ta đã bảo với bọn em là chúng em sẽ chuyển tới Kandalaksha, nhưng hiện theo em thấy thì chúng em không phải đang đi tới đó, mà theo hướng ngược lại. Một số trong bọn em đã lên đường, còn em sẽ đi trong ngày mai hay ngày kia. Em sẽ chờ thư đến trên đường hành quân. Lúc đó anh sẽ thấy ai trong chúng ta là đúng. Nếu chúng ta có dịp gặp riêng nhau, em sẽ kể cho anh nghe rất nhiều chuyện hay, nhưng đó là tùy anh đấy. Chúng em di chuyển một cách có văn hóa trên các toa xe lửa. Chúng em lắp đặt các máy điện đài. Bật chế độ nhận tin lên, cắm loa và ampli, và rồi ngồi nghe các bản hòa nhạc. Kể từ khi bọn em được giữ một số lượng lớn ắc quy, bọn em luôn có điện để thắp sáng.
    Về các lời khiển trách của anh, chúng đối với em luôn rất quan trọng. Chưa có ai nói với em về ba lời khuyên đó. Em sẽ cố gắng ghi nhớ chúng và luôn cố tuân theo. Và chúng đúng đắn kỳ lạ. Chỉ riêng về điều thứ ba thì em có chút bất đồng. Bọn em lần nào cũng vi phạm nó, mặc dù trong phần lớn các trường hợp bọn em không đạt được mong muốn. Bởi vì trong mọi chuyện đều gồm những chuỗi hành động thiết yếu mà anh không thể hoàn tất mà thiếu đi một giai đoạn nào, ít nhất em luôn làm chuyện đó, thật khó mà thiếu nó được, hầu như là không thể. Và khi anh làm điều ấy, tất cả những chuyện đạo đức đều tuột đi mất và anh chỉ còn biết có một mục đích, và tất cả phương pháp đều tốt nếu giúp đạt được mục đích. Và em cũng không quá câu nệ bất cứ phương kế nào.*
    Bọn em tổ chức Lễ Giao thừa chung với các bạn cùng đại đội. Chúng em không đến nỗi gàn dở, và đã làm quen được với các cô gái làm việc trong tiệm cà phê, và hiển nhiên là bọn em tổ chức Lễ Giao thừa theo một cách khá đứng đắn. Cả nhóm có tám người, và trong một đêm bọn em đã uống hết 7 lít vodka và khoảng 40 lít bia. Đó là một lượng khá đáng kể, nhưng chúng em vẫn không việc gì. Hoàn toàn trái với suy nghĩ khi mới bắt đầu uống (anh thấy đấy, em không có dự định uống rượu vang) là em sẽ dễ dàng gục khi uống rượu nặng. Xét cho cùng thì em cũng chưa tập thế bao giờ. Nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại! Em uống như một bợm rượu mà không say chút nào, ít nhất là uống cỡ nào em cũng không hề mất tự chủ. Cứ như đổ vào cái thùng rỗng vậy. Có lẽ là do cơ thể em khỏe mạnh. Và anh cũng phải biết thêm là chỉ có mấy thằng em uống thôi, bốn đứa đàn ông. Đám con gái gần như không uống chút gì, cho nên bọn em nốc là chính. Nhưng nói như thế là đủ rồi.
    Hôm nay em quyết định không đi đâu cả. Em ngồi đây nghe máy điện đài, viết và suy nghĩ. Điều gì đang chờ em ở phía trước, rốt cuộc em gần như chưa thực sự được thấy chiến tranh. Chắc chắn là nó không như ở đây ?" nó ác liệt hơn nhiều và có trời mà biết được... Nhưng em cho là số phận đã bảo vệ em trong suốt ba năm qua, và nó sẽ không bỏ rơi em, còn nếu không như vậy ?" em sẽ không là người xung phong đầu tiên mà cũng không là người tụt lại sau cùng, nhưng bây giờ em dừng bút đây. Em sẽ viết tiếp trên đường đi. Gắng chờ nhé.
    Cách đây không lâu em đã chụp một tấm ảnh, bây giờ em sẽ gửi nó cho anh. Cũng chờ anh làm điều tương tự. Dù anh có thích hay không, vẫn cứ nó gửi cho em. Hãy viết cho em. Em đang chờ đây, mặc dù đang hành quân, và trong một thời gian em sẽ không nhận được thư, chỉ tới khi em quay về đây. Viết đi!
    Yu.K. 16.1.45 (16 tháng Giêng, 1945)
    Chú thích của Yuri Koriakin
    * Tôi không nhớ đó là về chuyện gì. Có lẽ có liên quan tới cuốn sách của Remarque "Mặt trận Miền Tây vẫn yên tĩnh?. Cả anh ấy lẫn tôi đều đặc biệt thích cuốn tiểu thuyết này, và tôi chịu ảnh hưởng mạnh từ nó. Thậm chí tôi còn đem cuốn sách ấy ra mặt trận, và luôn mang nó theo bên mình.
    Dịch từ Nga sang Anh: Oleg Sheremet
    Dịch từ Anh sang Việt: Lý Thế Dân
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330

    Thư ngày 2 tháng Hai, 1945
    Chào Sashka!
    Em vẫn chưa nhận được thư nào của anh cả, điều này có thể giải thích bằng việc bưu trạm dã chiến chỗ em vẫn chưa chuyển tới bố trí tại điểm đóng quân mới. Tình trạng sức khỏe của em hiện nói chung là tốt, dường như em đã hồi phục sức khỏe, tạ ơn Trời. Nhân tiện kể thêm, rất nhiều người chỗ em cũng đã bị bệnh. Có lẽ sự thay đổi thời tiết là nguyên nhân chính. Hầu hết mọi người đều bị cảm lạnh. Hiện thời ngoài trời ấm áp đến nỗi khó mà tưởng tượng được lúc này mới đang còn là đầu tháng Hai. Mưa dầm dề như thác đổ, trong khi bọn em vẫn còn phải đi valenki (ủng nỉ), anh không tưởng tượng ra bọn em nguyền rủa chuyện này thế nào đâu. Không lâu trước đây bọn em còn tắm trong banya (nhà tắm kiểu Nga), hay một thứ nào đó từa tựa banya. Trong làng ở đây, người Ba Lan không tắm trong banya, họ chỉ lau rửa thân trên vào mùa đông và tắm trên sông vào mùa hè (văn hóa Do Thái chăng!!) Còn nhà tắm của chúng ta ?" hãy tưởng tượng ra một căn nhà gỗ trong đó có một cái hố lớn nơi ta để cái lò sắt và cứ thế mà vào tắm rửa. Anh sẽ run rẩy như một con chó, nhưng được tắm sạch. Về chuyện ăn uống thì ở đây không tồi, chúng em được cho ăn đầy đủ, ngoài ra chúng em cũng khá tháo vát. Dạo gần đây người hùng Slavơ của chúng ta còn được tặng cả một thùng thịt hộp của Mỹ. Một món tuyệt. Em mong sớm nhận được thư anh.
    Chào chân thành, Yu.K. 2.2.45
    Dịch từ Nga sang Anh: Oleg Sheremet
    Dịch từ Anh sang Việt: Lý Thế Dân
    Thư ngày 7 tháng Hai, 1945
    Chào anh thân mến!
    Hiện giờ chúng em đã đi được khá xa. Đâu đó ở tận Danzig. Mọi thứ nơi đây đều có vẻ xa lạ, những ngôi nhà với mái cao kiểu Gothic, những cái cây, cái thì thấp và um tùm, cái lại cao và cành lá cứ vươn thẳng lên trời, còn đường phố lát bằng những viên đá nhỏ thì thẳng tắp và nhẵn bóng, có vỉa hè lát gạch ở hai bên, và con người thì ?" người Ba Lan ?" những người không bao giờ thèm nói chuyện với bọn em, thậm chí ngay đến không khí cũng là thứ không khí ẩm thấp mù sương vùng Baltic. Có biết bao những thành phố bị phá hủy ở nơi đây. Bọn em đi xe dọc theo những thị trấn bị phá huỷ hoàn toàn, chỉ còn lại những đống đổ nát, hay, trong trường hợp khá nhất, thì là những ngôi nhà cong queo và bị hư hại, đầy vết đạn bắn, phòng ốc lộn xộn, ngổn ngang sách vở, cùng những chậu hoa, bình thủy tinh, quần áo, đồ đạc ?" tất cả đều bị xáo trộn. Tại một trong những thị trấn như thế bọn em đã có dịp uống đầy một bụng bia ở một xưởng sản xuất bia. Không còn một cư dân nào, hoặc là còn rất ít. Đôi khi bọn em tìm được một thị trấn còn hoàn toàn nguyên vẹn, một trong những nơi đó là chỗ mà hiện bọn em đang đóng quân. Nhiều ngôi nhà ở đây trước kia là nơi ở của bọn sĩ quan Gestapo. Giá mà anh được trông thấy những căn phòng sang trọng đó, sạch sẽ, sáng sủa và đầy đủ tiện nghi. Tất cả những thứ đồ đạc đó còn lại nguyên trong phòng, thậm chí còn có cả thức ăn, rất nhiều sách thuộc đủ loại. Rất nhiều cuốn Mein Kampf của Hitler loại khổ nhỏ, thật thú vị nếu đọc được chúng, nhưng đáng tiếc tiếng Đức của em không tốt lắm. Nhiều loại tạp chí sặc sỡ khác nhau, in ảnh Hitler chụp ở mọi góc độ, tư thế và địa điểm, rất nhiều tác phẩm văn học thuộc đủ thể loại, mà em cho là mình sẽ đọc một cách thích thú.
    Chúng em ăn uống rất tốt. Ngoài sân của những căn nhà ở đây có trồng rất nhiều loại rau củ, hôm qua một người lính đã đem tới đây một con bò cái, và hơn nữa, chúng em vẫn có quyền, hay gần gần như thế, tự tiếp phẩm từ các nguồn lương thực tại địa phương, là điều mà chúng em vẫn luôn làm. Em hiện vẫn chưa nhận được thư của anh hay của mẹ. Những chuyện mà em đã hỏi anh hiện thế nào rồi, và cả cuộc sống ở chỗ anh nữa? Có tin tức gì mới ở Maskva không?
    Yu.K. 7.2.45 (7 tháng Hai, 1945)
    Dịch từ Nga sang Anh: Oleg Sheremet
    Dịch từ Anh sang Việt: Lý Thế Dân
    Thư ngày 3 tháng Ba, 1945
    Chào anh thân mến,
    Thật tuyệt khi được nhận một bức thư thú vị từ Matskva. Anh đã lao vào một nhiệm vụ khá khó khăn, liên quan tới tá tràng, hãy đừng thất bại nhé. Em đang có nhiều tin mới khủng khiếp, không thể kể lại hết tất cả bởi không có đủ thời gian, em sẽ kể khi nào về đến nhà.
    Cứ mỗi ngày trôi qua chúng em lại càng tiến sâu vào lãnh thổ nước Đức. Em không biết chính xác hiện mình đang ở đâu, nhưng có lẽ tại một nơi nào đó cạnh bờ biển Baltic, thành phố Stettin (Szczecin) đang trên đường tiến quân của chúng em và vài thành phố khác cũng nằm quanh đây.
    Hầu như không còn ai ở lại trong các thị trấn và thành phố quanh đây, nhưng họ để lại rất nhiều tài sản. Hàng đàn gà và ngỗng, thỏ và dê, lợn và cừu, bò và ngựa lang thang khắp nơi mà không có người chăn dắt. Lũ bò kêu rống, chúng cần được vắt sữa, nhưng ai mà thèm quan tâm? Chúng em đã ăn biết bao nhiêu thứ ?" tất cả các loại, bắt đầu là món khoai tây và kết thúc là sôcôla, cà phê và lợn sữa. Và xung quanh vẫn còn biết bao nhiêu. Không thể đếm được. Vâng. Người Đức sống thật sung túc. Những ai còn lại cũng lấy một ít, các cô gái Đức, các bà già và cả đàn ông. Chúng em cũng không cần ý tứ lắm. Không thể viết lại tất cả. Có lẽ anh cũng đã nghe chuyện này rồi.*
    Nhưng tất cả đều là rác rưởi. Cái chính vẫn là công việc. Ôi, biết bao nhiêu công việc phải làm. Đã bốn ngày nay em không được ngủ, và cũng không dám ngủ. Vất vả lắm, Sashka ạ, không có thời gian để kiếm chiến lợi phẩm nữa. Tất cả chuyện có thể làm là bảo quản chúng cho tới khi anh chuyển tới một địa điểm mới, triển khai khí tài và nhận lệnh thiết lập một tuyến liên lạc. Biết bao nhiêu lần em bị ngã xuống từ mái nhà trong khi đang đi mắc ăng ten,** sườn và khuỷu tay trầy trụa bầm tím, suốt một tuần rưỡi nay chưa cạo râu, không tắm rửa ?" thật ra, em đã mệt mỏi cùng cực rồi. Hãy tin em, dù thật khó tin, - không có cả thời gian để chạy theo tiếng gọi của tự nhiên, bởi vì anh không thể bỏ mặc trạm vô tuyến trong lúc đang nhận phát tin. Em đã cố gắng, em chưa từng sống kiểu này bao giờ ?" dù tinh thần em không đến nỗi tệ, luôn luôn mẫn cán, và hăng say làm việc.
    Cách đây không lâu chúng em có đi ngang qua một nhà máy rượu, do đó đoàn xe dừng lại, ở đấy cũng có lính gác, nhưng bọn em đã ?othay gác? họ (sao thế nhỉ, họ có vẻ miễn cưỡng lắm) và bắt tay vào hưởng thụ cuộc đời. May là em không uống nhiều lắm, em vẫn nhớ là mình còn phải làm việc, nếu không em sẽ bị xử lý. Cứ thử thao tác trên điện đài trong khi trăm con quỉ đang quay cuồng trước mắt mà xem. Vâng, anh thân mến, em dừng đây. Không có thời gian. Cũng không biết lúc nào em sẽ viết được cho anh nữa. Hãy viết cho em. Em đang chờ đây. Em của anh.
    Yu.K. 3.3.45 (mùng 3 tháng Ba, 1945)
    Chú thích của Yuri Koriakin
    * Trên chuyến tàu đi tới Ba Lan, chúng tôi được chỉ dẫn cách thức cư xử với cộng đồng dân cư địa phương. Họ nói rằng người Ba Lan là một dân tộc Slavơ anh em đã cùng chiến đấu chống lại bọn phát xít. Yêu cầu chúng tôi hãy giữ gìn thanh danh của Hồng quân. Đe dọa sẽ trừng phạt những trường hợp vi phạm kỷ luật. Dù vậy, vẫn có chuyện xảy đến trước mắt tôi. Tôi đang ngồi trên xe tải, loay hoay với chiếc điện đài. Đột nhiên, có tiếng gõ trên cửa xe. Tôi mở, một ông già Ba Lan xuất hiện ngay ngưỡng cửa, ông ta liếng thoắng điều gì đấy bằng tiếng Ba Lan, nắm lấy ống tay áo của tôi và kéo tôi đi. Tôi chỉ kịp hiểu là đã có chuyện gì đó xảy ra với con gái ông ta. Chúng tôi đi vào căn nhà của ông ta nằm gần đó và tôi trông thấy một tay lính xe tăng đang cố gắng cưỡng hiếp cô gái, có lẽ đó là con gái của người Ba Lan này. Tôi kéo hắn ra, nhưng hắn đang xỉn quắc cần câu. Một viên đại úy, ngực đeo đầy huân huy chương. Tạ ơn Trời, hắn ta đã tỉnh lại. Hắn bảo: "Trung sĩ, hãy cùng tới chỗ cậu uống chút gì đi.? Chúng tôi đi. Hắn rút ra một cái chai. Chúng tôi rót cho nhau. Tôi uống vào và lập tức mắt tôi lồi ra ?" đó là dầu xăng! Tôi bảo hắn: ?oCậu rót cái gì vậy?!? Hắn nói: ?oUống đi, rượu đấy. Cậu xem, chúng tớ đi ngang một nhà máy làm rượu, nhưng chẳng có gì trong tay để trút rượu vào cả. Chúng tớ có một cái thùng xăng rỗng, chỉ còn chút dầu ở đáy, thế là chúng tớ đổ rượu vào đấy.?
    Trước khi vượt biên giới nước Đức tại vùng Bromberg (Bydgoszcz), chính trị viên đại đội tổ chức một buổi mít tinh và thông báo những điều sau đây: "Chúng ta đang tiến vào lãnh thổ nước Đức. Chúng ta đều biết là người Đức đã mang vô vàn bầy quỉ dữ tới đất nước chúng ta, đó là lý do tại sao chúng ta đang tiến vào lãnh thổ của chúng, để trừng phạt người Đức. Tôi yêu cầu các anh không được quan hệ với cộng đồng địa phương, nhằm sao cho các anh không phải gặp bất cứ rắc rối nào, và không được đi một mình. Vâng, còn đề cập tới vấn đề đàn bà, các anh có thể tự do cư xử đối với phụ nữ Đức, nhưng sao cho đừng ra vẻ là có tổ chức. Một hay hai người tới, làm những gì mình cần (chính xác đó là những gì anh ta nói: ?onhững gì mình cần?), rồi quay trở về, thế thôi. Bất cứ hành động xâm phạm không cần thiết nào tới đàn ông và phụ nữ Đức cũng đều không được chấp nhận và sẽ bị trừng phạt.? Lời phát biểu này làm chúng tôi cảm thấy ngay anh ta cũng không biết chính xác tiêu chuẩn đáng giá mức độ cư xử thế nào là phù hợp. Tất nhiên, tất cả chúng tôi đều chịu ảnh hưởng mạnh của sự tuyên truyền, vào thời kỳ đó đã không phân biệt giữa người Đức và bọn Hitler. Đó là lý do tôi được biết cả đống những trường hợp phụ nữ Đức bị cưỡng hiếp nhưng không bị giết chết. Cách đối xử với phụ nữ Đức (hầu như chúng tôi không gặp đàn ông) là hoàn toàn buông thả, thậm chí còn như để trút hận. Ở trung đoàn chúng tôi, viên trung sĩ trong đội quân nhu đã lập nên hẳn một cái hậu cung. Hắn nắm trong tay một lượng thực phẩm dồi dào. Do đó có nhiều phụ nữ Đức đến sống với hắn, hắn sử dụng họ và chia sẻ họ với những người khác. Có đôi lần, khi bước vào một căn nhà, tôi trông thấy những người lớn tuổi bị giết. Một lần, khi vừa bước vào nhà, chúng tôi trông thấy có ai đó đang nằm trên giường. Tôi kéo chiếc chăn lên và trông thấy một người phụ nữ với cái lưỡi lê cắm vào ngực. Chuyện gì đã xảy ra? Tôi cũng không biết nữa. Chúng tôi bỏ đi mà không thắc mắc gì cả. Nhưng mọi chuyện đã hoàn toàn thay đổi sau ngày Chiến thắng, vào khoảng 12-14 tháng Năm, một bài báo của Viện sĩ Aleksandrov mang tựa đề ?oIlya Erenburg quá đơn giản hóa vấn đề? được đăng trên tờ Sự Thật. Trong bài viết tác giả tuyên bố rằng người Đức và bọn Hitler là khác nhau. Đó là lúc mọi việc đã đổi khác, khi công cuộc tái thiết thời bình bắt đầu. Thế rồi người ta bắt đầu siết chặt kỷ luật, trừng phạt mọi hành vi phạm tội. Đã có lần tại hòn đảo Bornholm, một trung sĩ lấy cái đồng hồ của một người Đan Mạch ?" đơn giản là lấy đi bằng vũ lực - và lột miếng da bọc bộ thiết bị thể thao của một trường học để sửa đôi giày của mình. Vì chuyện đó anh ta bị kết tội xử bắn, nhưng Rokossovskiy (chỉ huy trưởng Phương diện quân lúc đấy) đã không phê chuẩn bản án.
    Trong một vụ khác một tay lính hay hạ sĩ gì đó đã hôn hay ôm lấy một phụ nữ Đan Mạch, một người Đan trông thấy và gọi lên sở chỉ huy, tay lính kia lập tức bị bắt, người ta chuẩn bị đưa anh ta ra tòa án binh vì tội hiếp dâm. Nhưng khi cô gái kia hiểu ra người ta muốn làm gì tay lính, cô ta chủ động chạy tới người chỉ huy và kể rằng anh ta không hề có ý định cưỡng hiếp mình. Dù vậy, vào năm 95 khi Chính phủ Đan Mạch mời chúng tôi tới Bornholm dự lễ kỉ niệm 50 năm Chiến thắng, họ nói rằng sau khi quân ta rút đi năm 46, khoảng 100 trẻ em sinh ngoài giá thú được khai báo. Có lẽ chuyện này liên quan tới đám sĩ quan của chúng tôi, những người mà, không như cánh binh lính, sống tự do trong các căn hộ cá nhân.
    ** Tôi có dưới tay rất nhiều máy điện đài do nhiệm vụ đòi hỏi. Ví dụ như chúng tôi có một máy radio nhỏ hiệu ?oSever? để liên lạc với du kích. Chúng tôi cũng có máy V-100 và RP-6, những loại cũ nhất và ít phổ biến nhất. Về sau chúng tôi có thêm loại nội địa RSB (Radio gọi oanh kích khẩn cấp). Theo quy định quân đội, chúng tôi có trong tay những ống nhôm để nối dài cần ăng ten, nhưng khi dừng lại đóng quân ở địa điểm mới, chúng tôi chỉ cần lắp ăng ten lên cao hơn, thế thôi.
    Dịch từ Nga sang Anh: Oleg Sheremet
    Dịch từ Anh sang Việt: Lý Thế Dân
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330

    Viktor Leonov
    Tôi nói bằng tiếng Nga với bọn Đức
    Hai lần được tặng thưởng Ngôi Sao vàng Anh hùng Liên Xô
    Chỉ huy trưởng đội biệt động Hạm đội Biển Bắc
    Chỉ huy trưởng đội biệt động Hạm đội Thái Bình Dương
    "Đơn vị của chúng tôi, hoạt động đằng sau phòng tuyến quân địch, luôn phải chống lại số quân địch đông hơn nhiều lần và đối phương luôn luôn vượt trội chúng tôi về mặt hỏa lực,? Leonov nói, "Nhưng chúng tôi luôn chiến thắng trong các cuộc chiến tay đôi. Cả bọn Đức lẫn bọn Nhật đều không thể hành động kiên quyết mạnh mẽ như chúng tôi. Đó là quy luật về tâm lý: trong một trận chiến, luôn có một bên phải bỏ cuộc.?
    Một trong những chiến dịch nổi tiếng nhất của đơn vị Leonov là việc bắt được 3.500 tù binh và sĩ quan Nhật tại cảng Vonsan, Triều Tiên.
    - Đội chúng tôi có 140 người. Chúng tôi hạ cánh hoàn toàn bất ngờ xuống một sân bay của bọn Nhậvà bắt đầu đàm phán. Mười người trong chúng tôi bị bọn Nhật đưa tới gặp tên đại tá tại sở chỉ huy. Hắn là chỉ huy trưởng của đơn vị không quân Nhật, và hắn muốn bắt giữ chúng tôi làm con tin. Tôi tham gia cuộc đàm phán khi cảm thấy rằng đại diện của sở chỉ huy chúng tôi, Đại uý chuyên nghiệp bậc 3 Kulebyakin, đã, như người ta vẫn nói, bị đưa vào thế kẹt. Tôi nhìn thẳng vào mắt bọn Nhật. Tôi nói với chúng rằng chúng tôi đã chiến đấu ở Mặt trận phía Tây trong suốt cuộc chiến, và ĐÃ có đầy đủ kinh nghiệm để tự đánh giá tình thế thực tế của mình. Chúng tôi không tới đây để bị bắt làm con tin. Chúng tôi thà chết, tôi nói, cùng với tất cả những người còn lại ởï sở chỉ huy này. Điều khác biệt duy nhất, tôi bảo hắn ta, rằng tất cả chúng sẽ chết như những con chuột trong khi chúng tôi sẽ cố gắng để thoát khỏi đây! Ngay lúc đó Mitya Sokolov, một Anh hùng Liên Xô, đến đứng sau lưng chiếc ghế của tên đại tá Nhật. Những người khác cũng đã biết phải làm gì. Andrey Pshenichnych khóa cửa phòng, nhét chìa khóa vào túi mình và ngồi xuống một chiếc ghế. Volodya Olyashin, người sau chiến tranh đã trở thành một lực sĩ chuyên nghiệp, nhấc bổng Andrey ?" cùng với chiếc ghế ?" và đặt anh ấy xuống ngay trước mặt tên đại tá. Ivan Guzenkov đi tới cửa sổ và thông báo rằng chúng không đến nỗi quá cao, trong khi một Anh hùng Liên Xô khác, Semen Agafonov, đứng về phía gần cửa và bắt đầu tung tung trong không khí một quả lựu đạn chống tăng (Bọn Nhật không hề biết rằng quả lựu đạn này đã bị tháo kíp nổ). Viên đại tá, quên mất mình vẫn có khăn tay, đưa bàn tay lên lau mồ hôi trán, và một lát sau hắn đặt bút ký giấy ra lệnh cho pháo đài đầu hàng.
    - Chúng tôi tập hợp 3.500 tù binh thành một đội hình, cứ tám người một hàng. Từ lúc này chúng hoàn toàn làm theo lệnh tôi. Chúng tôi không có đủ người để áp giải một đội hình đông như thế, do đó tôi kéo tên đại tá và tên tham mưu trưởng của hắn lên ngồi cùng xe với mình. Tôi nói, ?oNếu chỉ một tên lính cố gắng chạy trốn, anh sẽ phải tự mình chịu tất cả trách nhiệm...? Đúng lúc đó chúng tôi cũng bắt gặp một nhóm đồng đội đang áp giải khoảng gần 5.000 tù binh Nhật.
    Con sói biển già dặn Viktor Leonov đã được trao tặng Huy chương ?oDũng Cảm? sau trận chiến mùa hè năm 1941, tại đó ông bị thương nặng bởi một mảnh mìn. Ngay sau trận chiến đầu tiên đó, khi bạn của ông (họ đã cùng nhập ngũ vào một đơn vị) hy sinh, Leonov bắt đầu suy nghĩ ?" làm thế nào để mình tiếp tục chiến đấu?
    - Vào mùa thu năm 1942 chúng tôi tiến hành một cuộc đột kích vào pháo đài của bọn Đức ở mũi Mogilny, nơi chúng dùng để theo dõi tàu biển và máy bay của ta. Chiến dịch khởi đầu không suôn sẻ. Cả sĩ quan chỉ huy lẫn chính trị viên của đơn vị bộ binh yểm trợ sau đó đều bị ra tòa án binh và hành quyết do tội cẩu thả tắc trách. Hạ sĩ quan bậc 2 Leonov đã dẫn đầu đợt tấn công của một nhóm nhỏ lính trinh sát. Đợt tấn công thành công, và vị trí hỏa điểm của bọn Đức bị phá huỷ, nhưng 15 thủy binh cuối cùng bị khóa chặt tại một chốt nhỏ (phần rộng nhất của mũi đất này cũng chưa tới 150 mét). Bọn Gebirgsjaeger của Đức (lính sơn cước được huấn luyện và trang bị đặc biệt) bao vây họ bằng hai gọng kìm, cắt đứt đường rút bằng hai khẩu đại liên. Những mỏm đá xung quanh họ bị đạn cối nã liên tục.
    Bọn Đức vội vã cố gắng kết thúc công việc trước khi trời tối. Một trong những thủy binh, người biết tiếng Đức, đã nghe được điều này. Nhưng các thủy binh đang hết dần đạn. Một trong số họ hét lên, ?oHết rồi! Chúng ta không thể thoát ra khỏi đây!? ?" và tự cho mình nổ tung bằng một quả lựu đạn. Một người khác cũng định làm chuyện tương tự. ?oĐồ hèn!? Leonov nói với anh ta. ?oĐặt quả lựu đạn xuống nếu không tôi sẽ bắn chết anh!?
    - Chúng tôi bị ghìm chặt bởi hai khẩu súng máy đó, chúng bắn liên tục không ngơi nghỉ. Tôi quyết định phải làm điều gì đó. Tôi nhảy ra và bắn những viên đạn cuối cùng vào mỏm đá mà những tên xạ thủ súng máy dùng làm vật che chắn. Tôi hy vọng chúng chúi đầu xuống và ngừng bắn. Kế đó một trong những người giỏi nhất của chúng tôi, Semen Agafonov lao nhanh về phía mỏm đá, nằm cách đó khoảng 20 mét. Anh cố gắng nhảy lên trên mỏm đá và đã nhảy vào đúng giữa bọn Đức! Khi tôi, đang bị thương vào chân, tới được để chứng kiến thì một tên xạ thủ đã chết, còn Semen đang lăn tròn trên mặt đất, vật lộn với tên còn lại. Tôi dùng báng súng nện liên hồi lên đầu tên Đức. Chúng tôi chiếm được những khẩu súng máy ấy và thoát đi.
    Agafonov được coi là một người không biết sợ là gì. Khi được hỏi về chiến công trên, anh ấy thường cười lớn và trả lời rằng khi anh trông thấy bàn tay của bọn Đức đang run rẩy, anh hiểu ngay rằng bọn chúng sẽ bắn trượt. Nhưng khi trò chuyện với các bạn thân, anh ấy thú nhận rằng khi anh nhận mệnh lệnh của Leonov, anh đã cho rằng đời lính của mình chắc kết thúc ở đây rồi... Ai ai cũng đều biết sợ, nhưng cái chính là anh phải hành động thật nhanh và kiên quyết.
    - Sau đó, Yuri Micheev làm nổ tung một lô cốt của bọn Đức bằng một chùm lựu đạn ném xa và chính xác một cách đáng kinh ngạc từ khoảng cách 20 mét. Đó cũng là chùm lựu đạn cuối cùng của chúng tôi. Trong khi chùm lựu đạn vẫn còn trên không thì Yuri đã hy sinh, bị một khẩu trọng liên xả ngang người. Nhưng chúng tôi đã vượt được tuyến phòng thủ thứ hai và lọt qua một hẻm núi để tới bờ biển. Tuyết rơi dày đã xóa hết dấu chân của chúng tôi. Agafonov đi bọc hậu, anh chỉ còn ba viên đạn trong khẩu súng lục của mình, và súng của tôi cũng thế... Chúng tôi ẩn mình trong những bụi rậm ven bờ biển. Rất nhiều lần một toán lính sơn cước Đức (Gebirgsjaeger) đi ngang qua ngay trước chỗ chúng tôi đang náu mình, tay nắm chặt đốc dao găm. Chúng tôi phải đợi rất lâu cho tới khi có tàu tới đón. Cuối cùng hai tàu vận tải tới nơi, nhận ra tín hiệu của chúng tôi và đón chúng tôi ở Mogilny.
    Leonov được phong chức thiếu uý, được chỉ định làm chính trị viên đơn vị, và sau đó là chỉ huy trưởng của đơn vị. Ông nhận Ngôi Sao vàng Anh hùng Liên Xô đầu tiên của mình sau chiến dịch quy mô nhất của đơn vị, được tiến hành vào tháng Mười Một năm 1944. Trước khi chiến dịch tấn công chính ở mặt trận phía Bắc khởi đầu, đơn vị được lệnh phải tiêu diệt cứ điểm của quân Đức ở một vị trí chiến lược trên Mũi Krestovy.
    - Lần đó chúng tôi không tiến hành khớp được với giai đoạn canh gác lơ đãng của đối phương. Ngay vào phút chót, khi chúng tôi chỉ còn 30 hoặc 40 mét nữa là tới được boongke của bọn Đức thì hệ thống báo động của chúng kêu inh ỏi. Bọn Đức phát hiện ra, nã súng máy và đại bác vào chúng tôi. Khung cảnh xung quanh đều sáng rực, trong khi trước mặt chúng tôi là những bãi chướng ngại vật dày đặc hàng rào kẽm gai. Tôi đưa ra mệnh lệnh: mỗi người làm bất cứ điều gì có thể, phân thành những nhóm nhỏ. Nhưng tôi muốn TẤT CẢ các anh trong vòng một phút nữa có mặt tại vị trí khẩu đội pháo chỗ kia...
    - Ivan Lysenko, nhà vô địch môn đấu vật đến từ Urals và là người khỏe nhất đơn vị, trở thành người đã cứu chúng tôi tránh khỏi tổn thất nặng nề. Anh giật tung cái cự mã kiểu sừng hươu đang giữ mớ dây thép gai lên khỏi mặt đất và nhấc nó lên vai mình. Chúng tôi ùa qua lối thoát hiểm do anh vừa tạo ra. Khi Lysenko đã không thể đứng vững được nữa ?" thân mình anh đã bị trúng hơn hai mươi vết đạn ?" người cứu thương của chúng tôi Alexey Lupov liền tới giúp anh. (Xin đừng tỏ ý hoài nghi mỉa mai... anh ấy tới để giúp Ivan giữ vững cái cự mã...). Cả hai đều hy sinh, nhưng chúng tôi đã lọt tới chỗ đặt pháo và, sau khi chiếm được những khẩu pháo, liền dùng chúng nã đạn vào đối phương, bởi chúng tôi nắm rất vững cách sử dụng vũ khí nặng của Đức.
    - Kẻ địch cảm nhận rõ sức mạnh của chúng tôi. Tôi còn nhớ, vào những ngày đầu chiến tranh, có lần chúng tôi bắt được một tên sĩ quan Đức. Sau đó tôi về vị trí và đã thay đổi quần áo của mình. Rồi tôi chợt thấy người sĩ quan tình báo của chúng tôi chạy ra khỏi phòng, nơi họ đang thẩm vấn tên tù binh Đức, và tới nói với tôi: ?oThật là một thằng ********! Nó không thèm nói lấy một lời, chỉ cười nhạo chúng ta.? ?oNó sẽ phải nói...? Tôi bảo. Tôi quay đi và thay lại bộ quân phục đã mặc khi tôi bắt sống thằng giặc đó. Tôi bước vào phòng và nhìn thấy tên Đức đang ngồi bắt chéo chân hút thuốc lá. Tôi nói với người phiên dịch: ?oHãy nói với thằng khốn nạn này (Tôi cho rằng thật ra ông ấy đã dùng một từ có nghĩa mạnh hơn nhiều -Valera) rằng những vị đô đốc kia sẽ bỏ ra ngoài, và ổn thôi nếu bây giờ họ chưa biết được những gì họ cần biết... bởi vì hắn sẽ phải ở lại đây một mình với tôi.? Và tôi quay đi rồi bước ra khỏi phòng. Thằng Đức lập tức khai ngay... Tôi đã nói với bọn Đức bằng tiếng Nga, và chúng có thể hiểu tôi còn rõ hơn là chúng có thể hiểu những người khác nói tiếng Đức.
    - Đô đốc Golovko đưa ra một mệnh lệnh - "Chỉ huy đơn vị có toàn quyền tự chọn những người trinh sát cho riêng mình.? Do đó người ta không thể chỉ định bất cứ ai vào đơn vị của tôi. Tôi có mối liên lạc tốt với bộ phận nhân sự, và ở đó người ta gửi xuống những anh chàng rất phù hợp với nhiệm vụ. Tôi nói chuyện với họ và theo dõi xem họ phản ứng thế nào với những câu hỏi của tôi. Điều chủ yếu đối với tôi nằm ở đôi tay và ánh mắt của người được kiểm tra. Khi anh nhìn vào đôi tay của một người chính là anh đang nhìn sâu vào thực trạng tâm lý và nhân cách của anh ta. Tôi cần những người có đôi tay không cầm nắm những đồ vật trên bàn... luôn sẵn sàng hành động, đồng thời tỏ ra lạnh lùng bình tĩnh...
    - Mệnh lệnh đầu tiên của tôi sau khi trở thành chỉ huy đơn vị là chuyển người đại diện của Uỷ ban Đặc biệt (sĩ quan NKVD) ra khỏi đơn vị. Bởi nếu không thì mọi chuyện có thể sẽ diễn ra như sau: chúng tôi quay về từ một cuộc đột kích, còn anh ta ngồi ở sở chỉ huy và bắt đầu dò xét tất cả thành viên trong đội từng người một, hỏi xem những người còn lại đã hành động thế nào trong trận đánh. Nếu anh ta muốn biết thì cứ tham gia cùng chúng tôi! Trong trận đánh mọi người đều bộc lộ rõ bản chất của mình.
    Sau đó tôi ra mệnh lệnh thứ hai. Vào thời điểm đó tôi biết rõ tất cả những kẻ chỉ điểm trong đơn vị, bởi vì họ đều tới gạ gẫm tuyển lựa tôi, và tôi đã nói ?okhông? với sự dụ dỗ đó. Tôi tập hợp tất cả họ lại và bảo: "Hãy viết lên cấp trên tất cả những gì các anh muốn, cứ nghĩ ra bất kỳ thứ bệnh hoạn nào có thể tưởng tượng được... nhưng tôi muốn tất cả các anh biến khỏi đây trong vòng hai mươi bốn giờ.? Đấy là cách tôi đã dùng để tống khứ họ. Sau đó có một thành viên của Ủy Ban Quân sự tới nói với tôi, "Họ sẽ sớm bắt giữ anh vào bất cứ lúc nào?. Tôi trả lời, ?oThế anh có mặt ở đây để làm gì?? Anh ta nói, ?oHọ có thể tự quyết định mà không cần thông qua tôi...? Bây giờ thì tôi đã biết. Đấy cũng là cách mà chính những kẻ đó đã đẩy Lunin, sau này trở thành một thuyền trưởng hạm ngầm rất nổi tiếng, vào nhà giam. Tôi nói, ?oTôi không cần anh bảo vệ cho tôi. Cứ cho tôi biết khoảng lúc nào thì việc đó xảy ra ?" và thả tôi tới Na Uy, tôi có thể chỉ huy đơn vị của mình từ chỗ đó. Cứ để họ thử lôi tôi ra khỏi đấy mà xem!? Anh ta chỉ cười và bảo, ?oỒ, anh thật là một tay thích phiêu lưu.? Nhưng mỗi khi đơn vị cần hỗ trợ, anh ấy luôn giúp đỡ hết sức mình.
    - Thật ra, chúng tôi luôn là một đại gia đình. Ví dụ như lần chúng tôi đưa được trung uý Fedor Shelavin ra khỏi Mũi Mogilny... Anh ấy là lý do buộc chúng tôi phải dừng lại đó; cả hai chân anh đều bị thương. Anh ấy muốn tự bắn vào mình... để giảm bớt gánh nặng cho đồng đội. Nhưng tôi biết ?" nếu chúng tôi bỏ lại Shelavin, vào lần đột kích kế tiếp sẽ có ai đó nghĩ, ?oThế đấy, nếu chúng ta đã bỏ rơi một sĩ quan chỉ huy bị thương thì trường hợp của mình chắc chắc cũng vậy.? Nếu ý nghĩ đó rơi vào đầu của một người lính, anh ta sẽ không thể chiến đấu được. Anh ta sẽ không bao giờ còn là một chiến binh thực thụ nữa. Ý nghĩ đó sẽ hành hạ và làm anh ngã lòng, bất kể anh có muốn thế hay không.
    Kể từ ngày Leonov trở thành chỉ huy đơn vị cho tới hết cuộc chiến, đơn vị của ông chỉ có 9 chiến sĩ hy sinh trong chiến đấu ?" 7 trong số họ là tại hàng rào kẽm gai trước Mũi Krestovy.
    - Tôi luôn đau khổ khi để mất đồng đội. Hãy hỏi bất cứ ai mà xem. Họ đều biết rằng tôi có thể chiến đấu vì bất cứ ai tới giọt máu cuối cùng.
    Dịch sang tiếng Anh: Alexander Ivanov (Donetsk)
    Hiệu đính tiếng Anh: Michael J. Redd
    Dịch sang tiếng Việt: Lý Thế Dân
    Nguồn: Tạp chí "Russkij Dom", #1 1997.
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Tôi còn rất nhiều đoạn hồi ức bằng tiếng Nga, xin nhờ anh em bên này hỗ trợ dịch hộ.
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330

    Hồi ức của Vladimir Dolmatov
    Tháng Mười năm 1941, tôi tham gia vào tổ chức narodnoye opolchenie (lực lượng dân vệ) Matskva. Tôi đang học lớp Tám và sống ở khu Arbat. Vào một hôm toàn thể lớp chúng tôi được tập hợp lại ở Potylikha, một nơi gần phố Mosfilm, trong sân một trường trung học. Họ phát cho chúng tôi những khẩu súng săn, cứ năm người một khẩu, và súng trường cỡ nòng nhỏ ?" cũng cứ một khẩu năm người, đồng thời giao cho chúng tôi 5 thanh gươm. Thế đấy! Không có đồng phục ?" mỗi người tự mặc những gì mình đem theo, và đi chiến đấu cũng trong cùng một thứ trang phục như vậy. Thầy giáo dạy văn trở thành chỉ huy của chúng tôi ?" một người đẹp trai, rất tốt với học sinh. Họ dẫn chúng tôi hành quân dọc theo đường Mozhaysk tới Zhukovka, nơi bọn Đức đã xuất hiện, cách Maskva khoảng 15 kilômét. Chúng tôi bố trí trong một khu rừng cạnh đó, cách đường lộ khoảng 2-3 kilômét. Đột nhiên chúng tôi nghe thấy tiếng động của xe tăng. Những người trinh sát được phái đi tìm hiểu. Khi họ quay về, hóa ra là quân Đức đã kéo xe tăng cúa chúng băng ngang vị trí chúng tôi và dừng lại, các đơn vị của chúng đang bao vây những ngôi làng lân cận. Chỉ huy gọi tôi ra và bảo: ?oValodia, em hãy vọt tới Matskva và báo cáo lại là chúng ta đang bị bao vây, và rằng chúng ta không thể chống lại do không có vũ khí. Hãy lấy cái xe mô tô và phóng tới chỗ trụ sở dân uỷ khu ta.? Chúng tôi có một chiếc mô tô ?oTháng Mười Đỏ? và tôi là người duy nhất trong trường có thể lái nó.
    Hóa ra ngôi làng tôi phải lái xe băng qua đã bị quân Đức chiếm giữ. Tôi đang chạy xe bỗng thấy một nhóm lính Đức, khoảng năm hoặc sáu tên, đang đứng và trò chuyện gì đó. Đã quá muộn để dừng lại, do đó tôi cứ giữ cứng tay lái chạy xuyên qua chúng. Chúng quay đầu lại, nhìn thấy tôi nhưng không phản ứng gì. Rồi có một tên hét lên cái gì đó làm tôi phát hoảng thực sự, nhấn mạnh ga và bắt đầu lái xe chạy ngoằn ngoèo. Chúng bắn theo một loạt đạn nhưng trượt. Tôi phóng như bay khỏi cái làng đó và lập tức đâm thẳng vào một cái cây. Khi đâm vào thân cây, khung xe bị cong lại và tôi phải lội bộ về Matskva. Tôi tới được trụ sở dân ủy khi trời đã tối:
    "Tôi là thành viên dân vệ (opolchenie). Chúng tôi đang bị bao vây. Không có vũ khí để chiến đấu,? tôi nói.
    "Anh thuộc khu nào?? họ hỏi tôi.
    "Khu Arbat."
    "Thế bố mẹ anh ở đâu??
    "Ở nhà.?
    "Vậy thì về nhà đi.?
    Tất cả chỉ có vậy, tôi đành đi về nhà. Mẹ rất mừng là tôi vẫn còn sống quay về. Thực tế là không còn ai trong nhóm dân vệ ấy quay trở về! Họ đã chết sạch!
    Cha tôi làm việc với tư cách là một người tư vấn pháp luật tại nhà máy "Medkhimprom", và từ khi trường của chúng tôi đóng cửa, ông đã tìm được cho tôi một chân tại nhà máy của mình, nơi mà, cộng với sự hỗ trợ của nhiều yếu tố khác, đã có một mạng lưới cửa hàng sửa chữa cơ khí trên khắp Matskva. Họ gửi tôi tới một cửa hàng ở khu Krasnaya Presnia làm thợ học nghề cơ khí. Tôi đã làm việc ở đó được khoảng hai tuần và người quản lý cửa hàng bảo: "Anh biết đấy, thằng bé này có thể làm được mọi việc. Hãy cho nó một cửa hàng, nó sẽ quản lý ở đấy.? Và họ giao cho tôi một ngôi nhà trống trên phố Vorovsky, nơi trước kia từng là cửa hàng bán xe đạp của một tổ chức khác. Chúng tôi bố trí cửa hàng trên tầng một, do sân khu nhà bị ngập nước. Tôi tập hợp lũ trẻ trong khu nhà mình lại: một đứa 12 tuổi, một đứa khác 14, và tôi đã 17, rồi cả ba chúng tôi bắt đầu làm việc tại cửa hàng đó. Một hôm, như trong câu chuyện thần thoại về con cá vàng, chúng tôi thò một cái gậy xuống mảnh sân ngập nước, do chúng tôi không có lưới, và kéo lên một đống trục quay xe đạp. Lần khác ?" kéo lên một đống bánh xe. Tôi tìm được một cái bơm máy và bơm nước ra ngoài, hóa ra cái sân chất đầy những phụ tùng xe đạp ?" khung xe, bánh xe, dây xích. Và do chúng tôi không hề ký nhận những thứ này, tất cả những món đó đều không được tính công. Chúng tôi trao đổi chúng với những cửa hàng khác và bắt tay vào lắp ráp những chiếc xe đạp. Trước tiên chúng tôi ráp xe cho chính mình, kế đó là lắp để bán ngoài chợ tại Malakhovka. Nhưng chúng tôi cũng sửa những thứ đồ sắt, xe đạp, nhiều món thiết bị khác, và tính chúng vào sổ công của mình. Và chúng tôi cũng nộp một phần tiền bán xe vào sổ của cửa hàng, ghi vào ?osửa đồ sắt?, ?osửa ấm đun nước?, v.v. lên các hoá đơn. Bằng cách đó chúng tôi hoàn thành được 115% kế hoạch hàng tháng. Họ gọi cha tôi lên và bảo: ?oNghe đây, con trai anh là một thiên tài. Không có cửa hàng nào của chúng ta hoàn tất được kế hoạch, trong khi nó giao nộp được 115%. Chúng ta phải tặng cho nó một phần thưởng.? Và họ đã làm đúng như vậy.
    Đồng thời với công việc ở cửa hàng, tôi cũng tham gia một lớp dạy lái xe, và sau khi lấy được bằng lái tôi vào làm tài xế tại Xí nghiệp Liên hiệp Ôtô số 1, nơi một lần nữa cha tôi lại tìm được cho tôi một chỗ. Lúc ấy đã là mùa đông năm 1941. Tôi làm việc từ 8 giờ sáng cho tới 12 giờ khuya. Tôi và một người nữa chở mỗi người hai mét khối gỗ từ Krasnaya Pakhra về, nơi này cách Matskva 50 kilômét. Không chỉ chở về, mà còn phải chặt cây, đốn trụi cành lá, cưa xẻ chúng rồi chất lên xe và chở về. Chúng tôi làm hai chuyến một ngày - 8 mét khối gỗ. Anh có thể tưởng tượng được không? Tôi quay về văn phòng vào lúc đã 12 giờ khuya và họ bảo tôi:
    "Valodia, anh phải đem củi tới chỗ cửa hàng trưởng cửa hàng sách tại Hot''''kovo (cách Matskva 50 kilômét). Ông ấy đang bị rét cóng.?
    "Tôi không thể đi được. Hôm nay tôi đã đi hai chuyến rồi. Tôi mệt lắm, không làm được đâu.?
    "Người ta đang đổ máu mình ngoài mặt trận, trong khi anh lại ngồi nhà! ?oMệt lắm?! Người ta đang hy sinh, còn anh lại than mệt!? ?" tay quản lý nổi nóng.
    Hắn ta gọi cha tôi lên. Tôi nói:
    "Cha ơi, con không thể lái tới đó.?
    "Con thấy đấy ?" trời thì lạnh. Ông ta có thể chết cóng mất. Hãy mang củi tới, cha xin con đấy,? ông nói.
    Thế là tôi lái tới đấy. Chở theo củi đốt. Và khi tôi quay về, một chiếc xe điện đánh một vòng cua ở gần ga đường sắt Riga, trong khi đang tắt đèn để ngụy trang chống không kích, và tôi đâm vào hông nó. Chiếc xe của tôi bật nẩy lên, tôi choáng váng vọt ra ngoài. Nắm lấy cái tay quay, nó bị kẹt vào chỗ nào đó ?" nhưng mọi thứ đã bị vỡ nát, bộ tản nhiệt chảy nước. Tôi bắt đầu sửa nó. Một tay công an tóm lấy cổ tôi: ?oAnh đang làm gì vậy? Chiếc xe của anh vỡ tan rồi!? Tôi bắt đầu tỉnh lại. ?oHãy đi gọi tới một chiếc xe tải kéo.? Tôi đi và gọi điện thoại, rồi bảo họ rằng tôi đang ở ga đường sắt Savelovskiy. Kể lẫn lộn tất cả ... (Hai nhà ga này thật ra khá gần nhau - Artem Drabkin) Và rồi tôi ngồi đó ?" chờ một, hai rồi ba tiếng đồng hồ. Trời rất lạnh. Chiếc xe kéo không tới. Tôi chặn một chiếc xe chạy ngang: "Hãy nghe này, anh có thể đưa tôi tới Quảng trường Arbat được không?? ?oĐó chính là nơi tôi đang đi tới.? Tôi về tới nhà. Cha tôi đang lo lắng ?" con trai ông đã mất tích. Rồi tôi nhớ ra là mình đã chỉ sai địa điểm cho phòng trực. Tôi gọi lại cho họ ?" chịu nghe họ chửi rủa tục tằn. Tôi thức dậy vào buổi sáng. Đi lấy cái xe đạp. Đạp tới nhà ga ?" chiếc xe không còn ở đó. Tôi đạp tới văn phòng, hỏi họ:
    "Cái xe tải của tôi đâu??
    "Xe nào??
    "Xe của tôi.?
    "Xe của anh không có ở đây. Thế anh đã ở đâu??
    "Ở nhà.?
    "Thế xe của anh ở đâu??
    "Đậu tại nhà ga.?
    "Ở đấy không có chiếc xe nào cả.?
    Hóa ra họ đang đùa tôi, họ đã kéo chiếc xe của tôi về. Tóm lại, vì chuyện đó họ gửi tôi tới cửa hàng máy móc để làm thợ sắt, lắp ráp môtơ. Thế rồi một chính trị viên tới và bảo anh ta cần sửa 5 chiếc xe môtô chiến lợi phẩm. Người ta bảo anh rằng họ không làm những chuyện như thế, nhưng ở đây có Valodia, người thường sửa chữa những chiếc xe máy. Họ gọi tôi:
    "Cậu có thể sửa một chiếc môtô không??
    "Tôi làm được.?
    "Tốt, hãy nhận lấy 5 chiếc môtô và sửa chúng.?
    "Được thôi,? tôi nói và đến gặp tay chính trị viên.
    "Nếu tôi sửa được những chiếc môtô này cho anh, anh sẽ gửi tôi ra mặt trận chứ??
    "Để làm gì? Cậu không thích ở đây sao?! Cậu được miễn động viên rồi mà?!?
    "Tôi không muốn được miễn! Tôi chịu hết nổi rồi! Tôi muốn ra mặt trận!?
    "Không hề gì: hãy sửa xe môtô đi và cậu sẽ được ra mặt trận.?
    Tôi sửa những chiếc môtô. Anh ta đưa tôi tờ lệnh điều động. Tôi đi về nhà:
    "Bố ơi, mẹ ơi, con đi đây.?
    "Con đi đâu??
    "Con đã được động viên vào quân đội, ra mặt trận.?
    "Mặt trận nào?! Con có mất trí không, hở đồ ngốc!?
    Một cuộc tranh cãi trong gia đình nổi lên, nhưng không còn gì có thể thay đổi được nữa rồi ?" tôi đã có lệnh triệu tập. Tất nhiên, tôi bảo mình bị động viên vì đã phá hỏng chiếc xe tải, chứ không phải do chính tôi đề nghị.
    Người ta gửi tôi tới làm hướng dẫn viên cho một trung đoàn huấn luyện lái xe ở Nizhniy Novgorod. Trung đoàn này nằm ngay phía đối diện với nhà máy ôtô GAZ. Một thời gian trôi qua. Cha tôi kiếm được một giấy phép và tới nhờ ai đó ở Nizhniy Novgorod, rồi đem theo cả một chiếc cặp xách chứa đầy vodka tới chỗ đơn vị tôi. Ông biếu một chai cho người chỉ huy. Ông chỉ huy nói: ?oTuyệt. Chúng tôi sẽ tìm ra ngay con trai anh.? Tôi tới. Cha ôm chầm lấy tôi, đưa tôi quà: bánh ngọt, kẹo và cái cặp xách, rồi thì thầm vào tai tôi: ?oVodka đấy.? Tôi cầm lấy cái cặp và lui ra. Cha tôi quay về, bảo rằng hôm sau ông sẽ trở lại. Tôi tới gặp tay trung sĩ và bảo:
    "Cha tôi đem cho tôi cả một cặp đầy vodka.?
    "Cậu có bị làm sao không? Đem ra uống chứ! Hãy tới phòng học nào!?
    Thế là chúng tôi tới đó. Có những cái khoang ở trong phòng học sâu khoảng một mét, dùng để chứa dụng cụ học tập. Chúng tôi bò vào trong đó, rót khoảng một lít vodka vào gà mèn của mỗi người, uống cạn cho tới giọt cuối cùng và lập tức lăn ra ngủ như chết. Khi chúng tôi thức dậy ?" đang có lớp học. Chúng tôi đành nằm yên đó. Lớp học này kết thúc thì lại lớp khác tới. Thế là chúng tôi nằm đó cho tới tận chiều, nhưng không dám uống thêm bởi đã quá sợ. Tới buổi chiều, chúng tôi bò ra, và tôi đi về chỗ mình. Nhét cái cặp xuống dưới giường ngủ và đi gặp chỉ huy đơn vị. Anh ta nói:
    "Cậu đã ở đâu vậy? Cậu đã không có mặt khi điểm danh!?
    "Tôi ở trong phòng.?
    "Cậu muốn nói gì, ở trong phòng?!?
    "Tôi uống rượu và lăn ra ngủ.?
    "Hả? Ngủ suốt hai ngày trời??
    "Tôi cũng không biết nữa.?
    "Cha tôi đang phát hoảng kia kìa! Ông ấy sẽ quay lại vào ngày mai.?
    Hôm sau cha tới và cho tôi một bài thuyết giảng.
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Một hôm vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè, chúng tôi được chuyển tới Gorodets, ở gần Gorky ?" những đợt không kích của bọn Đức sắp tới gần. Chỉ huy đơn vị chọn lấy nhiều người, trong đó có tôi, và ra lệnh cho chúng tôi lái xe tới Gorki để thu nhặt đồ đạc còn bỏ lại đó. Chúng tôi tới đó và thấy chẳng còn gì sót lại ở doanh trại của đơn vị chúng tôi ?" chỉ còn những hố bom và một nửa nhà máy bị bom phá huỷ.
    Vào giữa năm 1943, đơn vị chúng tôi được tổ chức thành một tiểu đoàn ôtô độc lập thuộc lực lượng phòng vệ hóa học và chuyển tới Tập đoàn quân Ukraina số 1. Chúng tôi tới Kiev và thấy toàn bộ các công trình ở đây đã bị phá hủy. Nhà cửa không còn cửa sổ, những cái hốc trên mái có thể nhìn xuyên tới tận trời xanh, những chiếc xe điện chở khách bị lật ngược. Còn đám lái xe chúng tôi, những thằng nhóc, thường dừng xe lại, hạ khẩu súng xuống và bắn vào bóng đèn đường: ?oBang!? ?" rồi lại lái tiếp. Tôi không có đủ đạn nên không bắn vào bóng đèn, nhưng tôi cũng rất muốn làm thế.
    Nhiệm vụ của chúng tôi là thiết lập một đầu cầu vượt sông giả trên sông Dnieper và đốt lên những màn khói mù, vì việc đó chúng tôi được cấp những thùng xăng chở trên một chiếc polutorka (loại xe tải 1,5 tấn). Chúng tôi kéo lên chiếc Lavra Kievo-Pecherskaya những tấm ván và lăn những cái thùng xuống đất, sau đó bắt đầu thả khói mù. Bọn Đức ném bom chúng tôi vài lần, thế thôi. Vài người trong đám lính chúng tôi sinh trưởng ở bờ sông, vài người khác ở trên những hòn đảo, thế là họ dựng lên một trại nuôi lợn và gia cầm ở đây. Chỉ huy đơn vị tới, la mắng: ?oChúng mày đang làm gì ở đây vậy! Lập tức tống tất cả những thứ này đi!? Vâng, tất nhiên bọn nó rất bực dọc, nhưng không thể làm trái được ?" đành phải bỏ tất cả. Thế rồi chúng nghĩ ra một cách để bắt cá. Chúng tôi không có thuyền, nhưng có những ván trượt bằng chất dẻo, chúng tôi dùng để đặt lên một khẩu súng máy và kéo sau xe tăng khi tiến quân trong mùa đông. Kích thước của chúng vào khoảng 2 mét dài, 1 mét rộng và cao khoảng 40 xăngtimét. Và thế là bọn tôi chèo nó ra xa bờ và làm choáng cá bằng những thỏi thuốc nổ. Chúng ném thuốc nổ xuống giữa dòng nước để có đủ thời gian chèo ra xa và thu nhặt cá. Nhưng do tính sai khoảng cách và bị trúng sức ép, hai hay ba thằng bị chết đuối. Hiển nhiên điều này cũng bị cấm. Chỉ huy của chúng tôi quả là ngốc đặc. Anh ta đã đọc quá nhiều sách viết về chiến tranh và bắt đầu ******** làm tội chúng tôi! Thậm chí còn bắt chúng tôi xây dựng một câu lạc bộ, mặc dù biết rõ chúng tôi sắp bị chuyển đi chỗ khác.
    Bất ngờ những tay lái mới từ một trung đoàn dự bị tới đơn vị chúng tôi, những người trước đó đã từng phục vụ trong những đơn vị không quân. Và ở đâu có lính không quân, ở đó có vô kỷ luật. Ở đó tài xế là chủ của bản thân mình. Không ai để lên lớp anh ta. Họ bảo: "Chúng ta tới không phải để phục vụ ở đây! Lão chỉ huy là một thằng ngốc! Lão cứ việc cút xuống địa ngục! Chúng ta đi chỗ khác thôi!? Và họ đi thật. Viên chỉ huy rống lên một tiếng khủng khiếp! Khắp Kiev đều tiến hành truy lùng họ. Họ bị bắt và đưa vào một tiểu đoàn trừng giới sau khi bị ra tòa án binh. Nhưng họ đã gợi nên một mơ ước bỏ trốn thầm kín nơi tôi, tôi không muốn chối bỏ nó mà quyết định sẽ thực hiện. Tôi hiểu rằng không thể chỉ đơn giản là bỏ đi ?" họ sẽ bắt được tôi ngay. Tôi tới trụ sở chỉ huy nhà ga gặp một trung sĩ và nói: ?oTrung sĩ này, chỉ huy đơn vị chúng tớ là một đống phân. Tớ muốn bỏ đi, nhưng không muốn bị bắt. Vậy chúng ta hãy thỏa thuận với nhau ?" cậu đưa tớ ra mặt trận, nhưng đừng báo với ai là tớ bỏ trốn, đổi lại tớ sẽ tặng cậu một chai vodka "Tarhun" và một lốc thuốc lá "Kazbek?". Anh ta nói: "Thỏa thuận nhé. Tôi sẽ đưa mọi người đi vào những ngày này và ngày này. Nếu cậu có 8 tiếng đồng hồ rảnh thì cứ coi như 100% là tớ sẽ đưa cậu đi được.? Tôi vẫn còn những món từ nhà gửi tới. Tôi có một giấy báo phép cũ và đem điền ngày tháng vào đó. Tới gặp chỉ huy phiên trực, đưa cho anh ta tờ giấy và xin phép đi tới thành phố. Anh ta đồng ý. Phiên trực sau tôi cũng do một tay Maskva khác đảm nhận, Lesha Rostunov, hắn hoàn toàn điếc đặc. Tôi viết cho hắn trên một mẩu giấy: "Lesha, tớ muốn bỏ đi. Vậy xin hãy trực thế tớ trong phiên kế tiếp.? Hắn nói: ?oCậu phát điên rồi! Họ sẽ bắt cậu lại thôi!? Tôi đáp: ?oĐừng bỏ đi, cứ đơn giản là đứng gác, họ sẽ không chú ý đâu.? Họ sẽ chẳng moi được gì ở hắn ?" hắn điếc mà! Hắn chỉ cần trợn tròn mắt và cứ đứng như thế mà thôi. Thế rồi tôi xách tờ giấy phép và tới trụ sở chỉ huy tại nhà ga. Rút một chai "Tarhun" và thuốc lá ra. Cầm lấy giấy tờ quân nhân của tôi và thay vì họ là ''''Kapeleovich'''' thì viết là ''''Kopylov'''', thay vì ''''Adolfovich'''' ?" thì là ''''Anufrievich''''. (Tôi cần phải nói là cái họ theo cha này của tôi đã gây nên khá nhiều rắc rối và trò gọi giật "Ê! Hitler! Lại đây!" đã thành cái lệ trong đám bạn của tôi.) Với những giấy tờ như thế tay trung sĩ đã gửi tôi tới Phương diện quân Ukraina số 1.
    Và tôi có mặt trong một tiểu đoàn xe tải độc lập lãnh nhiệm vụ chuyên chở tù binh chiến tranh, đặt dưới quyền điều hành của NKVD (tiền thân của KGB ?" LTD). Chỉ huy đơn vị chúng tôi trước đây là một người Côdắk miền Terek. Anh ta chẳng thèm quan tâm chút nào tới mấy chiếc xe tải. Anh ta muốn có một con chiến mã, một cái vengerka và một thanh gươm. Lúc này chúng tôi đã cách Krakow khoảng một trăm kilômét.
    Lúc này, mỗi khi đi tới chỗ tập trung tù binh, tôi phải chạy ngang qua một trạm thú y. Có lần tôi bắt chuyện được với các bác sĩ ở đây. Họ nói:
    "Đi săn ở đây thật tuyệt, nhưng chúng tôi chẳng có gì để bắn cả! Giá chúng tôi có đạn và một khẩu súng có kính ngắm. Cậu có thể kiếm ra chúng không??
    "Không thành vấn đề, nhưng tôi cần một con ngựa tốt.?
    "Thỏa thuận nhé: nếu cậu đem cho chúng tớ một khẩu súng, chúng tớ sẽ kiếm ngựa cho cậu.?
    Có một trạm sửa chữa pháo binh dã chiến gần chỗ đơn vị chúng tôi, ở đó sửa chữa mọi thứ vũ khí từ đại bác cho tới súng lục. Tôi đi tới đó. Tay lính gác hét:
    "Halt! Ai đó??
    "Này các cậu, có chuyện gì vậy?! Tôi mang tiểu liên tới cho các cậu sửa đây,? tôi đáp.
    "Thế giấy tờ đâu??
    Tôi phải quay về. Thế rồi tôi tới đơn vị của mình và nói với viên đại úy:
    "Tôi sẽ kiếm cho anh một con ngựa tốt, nhưng tôi cần tờ giấy có ghi rằng tôi cần sửa 3 khẩu carbine bắn tỉa có gắn ống ngắm.?
    "Cậu điên rồi!?
    "Điên là thế nào? Có hàng đống súng ống đủ loại nằm rải rác quanh con đường, chẳng ai canh chúng cả. Tôi sẽ lắp lấy mấy khẩu súng.?
    Anh ta đưa tôi tờ giấy và tôi đi dọc theo con đường sắt dẫn qua khu rừng tới trạm sửa chữa. Có một toa xe nằm trên đường ray, trên có mấy tay lính đang ngồi vui đùa, ca hát và kéo đàn gió. Có một thằng nhóc, bề ngoài chỉ khoảng 10 tuổi, đang tỳ một khẩu tiểu liên vào bụng mình và bắn lên mấy ngọn cây, cành lá rơi lả tả. Tôi lại gần ?" có một khẩu súng trong thùng, trông như một khẩu tiểu liên của Ý. Băng đạn có lẽ cắm vào ngang bên hông súng. Báng bằng gỗ khá dài. Nếu tôi cưa nó đi thì sẽ thành một thứ tương tự khẩu Mauser. Giá mà tôi có được một khẩu súng ngắn như thế! Tôi quật cái báng xuống đường tàu ?" nó không gãy. Lần thứ hai ?" bang! Đám lính trên toa tàu bắt đầu cười nhạo. Tôi nói: ?oCác cậu cười cái gì vậy?!? ?oTại sao cậu không thử quay đầu lại hả, đồ ngốc, nhìn kia kìa!? Và ở kia là ba khẩu tiểu liên nằm lăn lóc với báng bị gãy, bên trong báng có một cái lò xo. Tôi bỏ đi. Lấy bốn khẩu súng và ráp chúng lại. Đi tới chỗ bắn thử, họ điều chỉnh chúng ở đó cho tôi. Thu nhặt rất nhiều đạn ?" tôi phải chật vật lê bước! Quay về đơn vị. Tay chỉ huy nói: "Cậu thật là đồ bịp bợm!? Tôi trả lời: ?oHãy đưa tôi một tờ giấy nữa, chúng ta hiện chỉ có súng trường, hãy đổi chúng lấy PPSh.? Anh ta đưa tôi giấy phép và tôi lắp thêm 3 khẩu PPSh nữa, kiếm luôn cho chúng vài băng đạn. Và khi tôi đem về những khẩu súng ấy, đám bạn lập tức gạ gẫm tôi ?" ?ođể tớ bắn, hãy để cho tớ.? Tôi giao khẩu súng cho một cậu, hắn và một người nữa đi ra cánh đồng nơi có một quả bom chưa nổ và nã đạn vào kíp nổ của nó. Nó nổ mạnh tới mức chúng tôi không tìm được chút mảnh nào của họ nữa. Chỉ huy bảo: ?oValodia, thôi đủ với mấy khẩu súng rồi đó.? Tôi đáp: "Bây giờ tôi sẽ đi chở tù binh và đổi súng lấy một con ngựa.? Đúng lúc đó quân đội chúng ta bắt đầu tiến vào Krakow và có lệnh xuống yêu cầu đi chở tù binh. Tôi, trung uý Sidorov và hai lính gác nữa lên đường. Trung uý nói: ?oHãy khoan đi lấy con ngựa vội, để làm sau đi.? Tôi đồng ý. Chúng tôi đi tới thị trấn Gzesow và vào một tiệm giải khát để ăn bánh ngọt. Các anh có thể tưởng tượng được không ?" chiến tranh, không có gì để ăn, và anh còn muốn gì ở Ba Lan nữa chứ! Chúng tôi ngồi xuống. Một pan (tiếng Ba Lan có nghĩa là ?oông? hay ?ongài?) lại gần:
    "Thưa pan lính, các ông có chiếc xe. Tôi cần chở tới một ít củi. Tôi có thể biếu các ông vodka, thuốc lá và thức ăn.?
    "Thế chúng tôi có thể kiếm củi ở đâu??
    "Trong rừng. Tôi sẽ đưa cho các anh một cái cưa và một chiếc rìu. Cứ chặt lấy một ít.?
    Tôi nói với trung uý:
    "Hãy đi lấy tù binh và chặt củi trên đường về.?
    "Được thôi.?
    Chúng tôi cầm cái rìu và đi lấy tù binh. Chúng tôi tới chỗ đơn vị vừa giải phóng xong một thị trấn. Ở đó họ giao cho chúng tôi khoảng 15 tù binh. Chúng tôi chất chúng lên xe tải và quay về. Tới gần một khu rừng, tôi bảo:
    "Đã tới lúc chặt củi.?
    Và nói với đám lính gác:
    "Hãy đưa bọn Đức ra khỏi xe tải.?
    Tất cả bọn chúng đều hoảng sợ:
    "Aaah! Kamerad! Kamerad! Nicht schiessen!" (A! Đồng chí! Đồng chí! Đừng bắn! - LTD)
    "Ra ngoài!? Tôi ra lệnh cho chúng.
    "Tập hợp lại!? và dẫn chúng đi vào rừng.
    Một số tên la hét, số khác khóc lóc, còn một số chỉ đơn giản là cúi đầu tiến bước. Viên trung uý bảo tôi:
    "Hãy giải thích cho chúng là chúng ta cần chúng để làm việc.?
    "Kamerad, arbeiten!" Tôi nói và chỉ vào cái cưa.
    Chúng vui hẳn lên và mau chóng chặt đủ gỗ để chất đầy chiếc xe tải. Chúng tôi chạy tới chỗ tay Ba Lan. Anh ta đưa chúng tôi vodka, khoảng hai mét xúc xích và một thùng thuốc lá. Tôi hết sức kinh ngạc! Tôi đưa một ít vodka, thuốc lá và thức ăn cho bọn Đức. Chúng tôi đi được khoảng 5 kilômét ?" chúng lại gõ vào thùng xe: "Kamerad, arbeiten!" Tôi bảo: ?oTôi không có cưa và rìu!? Chúng tôi dừng lại ở một tiệm cafe khác. Tôi tới gặp tay quản lý:
    "Có cần củi không??
    "Cần chứ.?
    "Đưa cho chúng tôi một cái cưa!?
    Thế là chúng tôi đi. Thực ra, chúng tôi chỉ quay về đơn vị sau khoảng ba ngày. Tôi bị tiểu đoàn trưởng khiển trách:
    "Cậu đã ở đâu vậy!? Đồ con lợn! Tôi sẽ đưa cậu ra tòa án binh!?
    Tôi đưa cho anh ta một thùng vodka, thuốc lá và xúc xích. Anh ta tiếp tục:
    "Cậu có điên không!? Cậu lấy những thứ này ở đâu?! Ăn cắp hả!??
    "Tại sao lại ăn cắp ?" kiếm được chứ! Chúng tôi đi chặt củi.?
    Thế rồi tôi tới chỗ bệnh viện và đem về một con ngựa và một thanh gươm. Làm thêm cho anh ta cái vengerka, một cái mũ lông papakha. Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn xe tải leo lên lưng con chiến mã của mình, trang phục tề chỉnh và cưỡi nó chạy quanh: ?oCác cậu đã sẵn sàng chưa? Sẵn sàng chưa? Mau tiến lên bắt lấy tù binh!?
    Tôi đã kể về chuyện này chưa, khi tôi đã biến việc đi chặt gỗ trở thành thường xuyên, mỗi lần tôi tới một trại tù binh là bọn Đức lại gọi tôi "Kamerad! Kamerad!?. Lính gác liên tục hỏi tôi: ?oTại sao bọn Đức kia lại chào đón cậu? Có chuyện gì vậy?! Cậu có họ hàng gì với chúng không?? Tôi trả lời: ?oVâng, chỉ vì tớ có đem cho chúng chút vodka và thuốc lá thôi.? Thế đấy. Nhưng đối với chuyện đi săn của tôi thì thật là thất bại. Tôi bắn vào lũ thỏ và hươu nhưng lúc nào cũng về tay không. Có lần tôi đuổi theo một con thỏ với một khẩu PPSh. Đuổi miệt mài cho tới khi tôi bắn hết cả băng đạn, vậy mà chẳng trúng nó được phát nào.

Chia sẻ trang này