1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi danngoc, 29/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Một lần tôi phải đi chở tù binh, đám Ba Lan chỉ tôi đi thẳng vào một con đường bị gài mìn. Một kỹ sư công binh chạy tới xe tôi, tay khua chiếc máy dò mìn của mình, miệng chửi thề tục tĩu. Tôi dừng lại:
    "Anh đang đi đâu vậy! Ở kia có cái biển chỉ rõ con đường này đã bị gài mìn mà!?
    "Làm gì có cái biển như thế.?
    "Quay lại mà xem."
    Tôi đang dừng ở một bên đường, còn người kỹ sư công binh đang ở sau cái rãnh cạnh đường. Tôi quay xe sang bên phải một chút và đụng phải một quả mìn. Một tiếng nổ lớn. Người kỹ sư không còn lại gì, còn tất cả chúng tôi đều bị sức ép. Chúng tôi hãy còn may là chiếc xe đang chạy chậm và quả mìn nổ ngay dưới máy xe. Tôi bị trúng mảnh khắp người ?" một vào cánh tay và một vào bụng. Tôi lấy tất cả chúng ra bằng một cái vặn vít. Người ta đưa chúng tôi về đơn vị và ở đó họ băng lại tất cả. Do đó tôi không phải tới bệnh viện. Bụng thì lành lại, nhưng cánh tay thì sưng lên và đỏ tấy. Tôi được chở tới bệnh viện và ở lại đấy một tuần. Do tôi phục vụ trong lực lượng NKVD, người ta không đưa tôi vào một trung đoàn dự bị sau khi ra viện như những người khác mà cho tôi tờ giấy, trên chỉ có con số của bệnh viện và của đơn vị, rồi để tôi đi. Những tờ giấy ấy, dù không có dấu, cho phép tôi đi khắp đất nước, và tôi quyết định đi tới Maskva.
    Những phi công thường xuyên tới bệnh viện và chở những người bị thương về tuyến sau. Tôi nói: "Này các bạn, tôi có thể đi cùng tới Kiev được không? Các cậu có thể chở tôi được không?? Được thôi. Họ nhét tôi vào một cái thùng đan, được gắn vào cánh của chiếc U-2. Khóa chặt lại, chở tôi tới Kiev và thả tôi đi. Tôi đi ra khu chợ, mua một miếng sắt và cái kìm rồi làm ra một cái chìa để mở khóa toa xe lửa. Tôi tới nhà ga nhưng không thể chui vào trong toa tàu, bởi vì những người coi tàu khóa cửa toa không chỉ bằng chìa khóa mà còn bằng cả một thanh sắt, thế là tôi đành phải cuốc bộ một thời gian dài. Tôi tới gặp một kỹ sư và đề nghị cho tôi đi nhờ. Anh ta nói: ?oXúc than đi.? Không hề gì. Anh ta đưa tôi tới một nhà ga nơi có xe lửa đi Maskva. Tôi chui được vào một toa như thế, bò vào dưới giường ngủ. Và đi tới "Maskva-2". Tôi không được để cho lính gác trông thấy bởi họ có thể đóng dấu vào giấy tờ của mình, trong khi tôi phải có được những giấy tờ hợp pháp tại Matskva. Tôi nhảy ra khỏi đoàn tàu đang chạy, lột ngôi sao và cái dây da đeo vai, cố gắng làm cho mình trông thật giống thường dân. Thật là ngốc! Thật ngốc đau ngốc đớn! Bởi vì tôi vẫn còn mặc cái áo khoác quân đội! Tôi lọt vào một chuyến xe điện và đi tới Quảng trường Arbat. Từ đó tôi trườn dọc theo những bức tường để về nhà. Cha tôi trông thấy tôi:
    "Mày ở đâu ra vậy, đồ chó?!? Tôi kể cho ông mọi chuyện.
    "Mày là ai?! Mày không phải con tao! Mày là một thằng Kopylov Anufrievich nào đó. Tại sao mày lại tới gặp tao? Đi mà gặp thằng Anufrievich nhà mày!"
    "Cha."
    "Tao không phải *******, mày đối với tao hoàn toàn xa lạ! Mày là một thằng ngốc! Mày có nhận ra mình đã làm điều gì không?! Lập tức chạy tới nhà ga và quay về đơn vị của mày đi!?
    Mẹ đưa tôi quay lại khu nhà ga "Maskva-2". Tôi nhảy lên bậc thềm toa ?" cửa toa đã bị khóa. Lúc này đã là tháng Chạp năm 1944. Giá rét kinh khủng. Và tôi đã phải đứng trên cái bậc thềm đó tới tận quãng gần Kolomna (khoảng 100 kilômét). Tôi đã hoàn toàn bị đông cứng. Khi dừng lại ở gần Kolomna tôi bò vào một toa trong có tay trung sĩ xe tăng đang đứng. Anh ta nói:
    "Cậu từ đâu tới??
    "Từ bệnh viện. Thế còn cậu??
    "Tớ bị đi lạc sau tàu của mình.?
    "Tàu nào??
    "À, có những chuyến tàu chở xe tăng đi từ Urals, và tớ bị bỏ rơi lại phía sau.?
    "Thế còn bây giờ thì thế nào??
    "Bây giờ chúng ta sẽ tới Kolomna, tớ sẽ đi gặp chỉ huy và họ sẽ gửi tớ quay lại Urals lần nữa để lấy một chiếc xe tăng. Tớ đã chiến đấu đủ lắm rồi. Đây này, tớ đã có hai Huân chương Sao Đỏ đây.?
    "Ừ, nhưng họ sẽ bắt cậu và đưa cậu vào một tiểu đoàn trừng giới.?
    "Nhưng tớ đâu có chạy trốn, tớ bị tàu bỏ lại phía sau, và tự mình đi tới gặp chỉ huy. Và sau đó tớ lại trở thành kẻ đi lạc lần nữa.?
    Tôi kể cho anh ta rằng mình là một tài xế. Anh ta nói:
    "Cậu có muốn đi tới chỗ tuyển quân với tớ không??
    "Được thôi,? tôi bảo.
    Thế là chúng tôi cùng tới chỉ huy sở, và họ đưa chúng tôi tới nơi tuyển quân. Đột nhiên hắn biến mất lúc giữa ban ngày. Mất tăm! ?oNhững người tuyển dụng? tới vào buổi sáng, yêu cầu tìm một lái xe. Tôi tới và nhận ra là mình không còn cái bằng lái xe. Thằng lái tăng kia đã ăn cắp bằng lái của tôi! Tôi nói: ?oTôi không có bằng lái.? Họ trả lời rằng nếu tôi không có bằng lái thì họ chẳng thể làm được gì. Tôi bắt đầu viết ra rằng tôi có thể làm thợ sửa máy xe, thợ hàn, thợ mộc. Rồi một người tuyển dụng tới để chọn người đi Chkalovsk, thành phố ở gần Maskva, vào trường dạy thợ may và thợ đóng giày:
    "Tôi là thợ may.?
    "Anh có thể làm được gì??
    "Tôi có thể làm bất cứ việc gì.?
    Họ gửi tôi tới Chkalovsk. Ở đó có một hội đồng tuyển chọn kiểm tra xem anh có thể làm được những gì. Một thợ may mang quân hàm cấp tướng ngồi đó và yêu cầu anh xỏ chỉ vào kim, khâu, vá.
    Tôi lập tức đi tới một cửa hàng và nói với đám thợ may ở đó: ?oCác anh, tôi muốn họ chọn lấy tôi vào đây. Hãy chỉ cho tôi cách khâu và luồn chỉ vào kim.? Thế là họ chỉ tôi cách xỏ ngón tay vào đê khâu, cách luồn chỉ. Tôi học những động tác cơ bản và vượt qua đợt kiểm tra. Sau đó tôi tới gần vị tướng và nói:
    "Tôi cũng là người Maskva, tôi muốn xin về gặp gia đình.?
    "Được, anh chẳng ở đây rồi là gì!?
    "Nhưng tôi đã không gặp họ trong 4 năm rồi,? tôi trình bày.
    Ông ta cho tôi giấy phép. Và thế là ngày 25 tháng Chạp tôi quay về Maskva. Cha tôi nói:
    "Mày lại về đây hả, đồ du côn!?
    "Bây giờ con là thợ may,? tôi nói.
    "Không, mày hãy kể cho ông tướng sự thực như thế nào, và rằng bằng lái của mày bị mất cắp. Ông ấy sẽ thông cảm.?
    Tôi quay về và nói với vị tướng:
    "Thưa đồng chí tướng quân, tôi đã nói dối với ông, tôi không phải là thợ may mà là một lái xe, nhưng bằng lái của tôi bị mất cắp. Tôi muốn quay về Maskva để gặp lại gia đình, cho nên tôi đã tới đây.?
    "Tôi không cần một tài xế. Tôi sẽ gửi anh về nơi tuyển quân.?
    Ông ta đưa tôi tờ chỉ dẫn tới chỗ tuyển quân, trong có ghi: "Một tài xế bị mất bằng lái.? Tôi tới gặp người quản lý. Anh ta bảo:
    "Từ khi cậu không còn bằng lái thì cậu không phải là tài xế.?
    "Tôi có thể kiếm được một bản sao,? tôi nói.
    "Bản sao không phải chuyện của tôi. Không có bằng lái, anh sẽ phải phục vụ trong một đơn vị khác.?
    Thế rồi một thượng uý đi tới và tôi nghe anh ta trao đổi với người quản lý đằng sau tấm vách ván ép:
    "Tôi cần tuyển tài xế cho một vị tướng,? viên thượng uý nói.
    "Mệnh lệnh của Stalin là phải đưa tất cả tài xế tới để khôi phục thành phố Stalingrad. Anh cũng có tài xế trong đơn vị của mình, vậy thì chọn họ đi.?
    Khi thượng uý ra ngoài, tôi tới gặp anh ta:
    "Thưa đồng chí thượng uý, tôi là một tài xế. Bằng lái của tôi bị mất cắp, vì thế có thể tuyển tôi như một thợ mộc hay một thợ rèn. Nếu anh chọn tôi, tôi sẽ kiếm được ngay lập tức bản sao bằng lái của mình cho anh.?
    "Làm thế nào tôi có thể chọn anh được? Tôi không có lệnh phải tuyển thợ mộc. Hãy chờ tôi thêm ba ngày, tôi sẽ kiếm được lệnh tuyển một thợ rèn.?
    Thế là, việc mua chuộc tiếp tục. Mọi người đều có thể bị mua chuộc. Cảnh sát cần tuyển một thợ mộc. Tôi bảo:
    "Tôi không đi đâu!?
    "Anh không đi nghĩa là thế nào? Ra tòa án binh nhé. Đi lấy đồ đạc của mình đi.?
    Tôi trườn vào tuốt sâu trong gầm giường và yên lặng nằm đó.
    "Kopylov! Kopylov!" họ chạy quanh tìm tôi.
    "Cái thằng khốn đó đâu rồi!??
    "Chạy mất rồi chứ còn đâu!?
    Trong lần điểm danh buổi chiều tôi đứng vào hàng, như thể không có chuyện gì xảy ra cả:
    "Anh đã ở đâu??
    "Tôi ngủ quên.?
    "Ngủ ở đâu??
    "Thì trên giường tôi.?
    Ngày thứ hai tôi cũng trốn ở đâu đó. Tới ngày thứ ba thì viên thượng uý tới. Người quản lý điểm tuyển quân đích thân bước ra:
    "Kopylov ?" thượng uý đang tìm anh đó. Cần làm lái xe.?
    Tôi chui ra từ dưới giường bằng cả bốn chân:
    "Đồ ********! Đồ khốn ranh ma!? anh ta cười phá lên.
    Thế là chúng tôi đi, về tới địa điểm của mình.
    "Đây, đồng chí tướng quân. Anh ta cần một giấy chứng nhận để lấy lại bằng lái của mình,? viên thượng uý nói.
    "Đồng chí tướng quân, có một vấn đề nhỏ ở đây. Họ của tôi được viết không đúng, và cả tên cha nữa,? tôi nói.
    "Anh nói ?okhông đúng? nghĩa là thế nào??
    "Ở bệnh viện họ bị lẫn lộn, mà tôi thì không chú ý, và khi nhận ra thì đã quá muộn. Tôi không phải là Kopylov mà là Kopylovich, và không phải là Vladimir Anufrievich, mà là Vladimir Adolfovich."
    Ông ta cầm lấy giấy tờ của tôi, gạch đi cái họ và viết vào: Kopylovich, Vladimir Adolfovich. Trong thực tế tôi là Kapeleovich, nhưng như thế là quá nhiều, đặc biệt là do tất cả anh em của cha tôi đều có những cái họ khác nhau: Kapeliovich, Kapel''''novich, Kapelevich. Tóm lại, họ sửa lại tất cả, giao cho tôi một chiếc Ford 6, và thế là tôi lái xe cho người thanh tra và kiểm soát viên quân đội Xô viết, hai lần Anh hùng Liên Xô, thiếu tướng Slitz cho tới khi ông hy sinh một cách bi thảm vào năm 1945. Còn bây giờ tôi phải lãnh hậu quả ?" không có được giấy chứng nhận đã tham gia chiến tranh. Tôi gửi một giấy đề nghị tới bệnh viện để hỏi về Kopylov, Vladimir Anuvriefich. Tôi nhận được một tờ giấy hồi âm, trong đó vết thương của tôi được ghi là một?mụn nhọt?.
    Người phỏng vấn: Artem Drabkin
    Dịch từ Nga sang Anh: Oleg Sheremet
    Dịch từ Anh sang Việt: Lý Thế Dân
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330

    HỒI ỨC CỦA LÍNH BỘ BINH
    Ivan Shelepov
    A la Guerre Comme a la Guerre
    - Ivan Ignatievich, xin hãy kể một cách vắn tắt ông bắt đầu nhập ngũ khi nào và ở đâu?
    - Tôi nhận giấy triệu tập vào giữa ngày làm việc. Họ gọi tôi lên văn phòng, tôi tới, rồi họ đưa tôi xem tờ giấy và bảo: ?oHãy chuẩn bị đồ đạc, Shelepov, sáng mai anh tới địa chỉ ghi trên mảnh giấy này.? Đó là khoảng tháng Tám năm 1941. Tôi không nhớ rõ là ngày nào? Sau một dịp nghỉ cuối tuần thì sự việc xảy ra như thế thật đột ngột.
    - Sau đó ông đi đâu?
    - Ban đầu tôi tới trường huấn luyện quân sự. Trước đó tôi sống tại Kineshma, một thị trấn nhỏ gần Ivanovo. Phong cảnh thật đẹp! Tuyệt vời dòng Volga! Người ta tập hợp tất cả chúng tôi lại và đưa tới Ivanovo, tới trường quân sự.
    - Đó là Học viện Lục quân phải không?
    - Đúng. Đầu tiên, chúng tôi được báo là khóa học sẽ kết thúc sau ba tháng, nhưng có lẽ do bọn Đức đã chọc thủng chiến tuyến nên sau hai tuần, tất cả chúng tôi được trang bị và chở bằng xe tải tới ga xe lửa. Từ nhà ga chúng tôi tiến thẳng ra mặt trận.
    - Tới khu vực nào?
    - Gần Smolensk. Sư đoàn bộ binh 161 chúng tôi thuộc Quân đoàn bộ binh số 2 (Quân đoàn này gồm 2 sư đoàn bộ binh ?" sư đoàn 161 và sư đoàn 100. Ngày 18 tháng Chín năm 1941, cả hai sư đoàn này đã trở thành những đơn vị Cận vệ đầu tiên của Hồng quân nhờ đã chiến đấu gan dạ, dũng cảm và kiên cường ?" Valeriy Potapov). Vào chập tối chúng tôi được nhận lương khô và tới rạng sáng trung đoàn tôi tấn công vào vị trí bọn Đức mà không có pháo bắn yểm trợ.
    - Chỉ mình trung đoàn ông tham gia thôi sao?
    - Tôi không rõ ?" dường như là toàn bộ sư đoàn tôi. Đó là một cảm giác thật kỳ lạ ?" mới một giờ trước tôi còn là thường dân, vậy màø giờ đây tôi đang cầm khẩu súng trường trong tay. Tôi cũng biết chiến tranh thật đáng sợ, nhưng tôi không thể hình dung ra nỗi sợ hãi bao trùm lên người như thế. Thực ra tôi đang phí thì giờ để kể cho anh chuyện ấy - điều ấy không cách nào tả nổi. Cái cảm giác như là anh đã sống suốt cuộc đời mình mà không hề có quá khứ và tương lai vậy. Đôi lúc thậm chí tôi không thể cử động được vì quá căng thẳng, xin thề như vậy! Tất nhiên, chúng tôi đã được thông báo vào lúc mờ sáng là sẽ phải tấn công. Đại đội trưởng tới từng nơi và thông báo cho mọi người. Nhưng tất cả đã diễn ra theo một cách rất kỳ lạï. Tôi không thể nhớ lại chi tiết trận đánh đó. Tôi không rõ tại sao ?" có vài trận đánh ghi sâu vào ký ức như chúng mới diễn ra hôm qua, nhưng ký ức về trận đánh đầu tiên của tôi thì chỉ hiện ra lờ mờ. Tôi luôn nhớ nó một cách lộn xộn.
    Tiểu đội tôi nằm đợi trong một chiến hào nông choẹt. Chúng tôi phủ lên người những cành cây để bọn Đức không phát hiện được. Tôi cứ nghĩ rằng sẽ có một tiếng hô ?oTiến lên!?, chúng tôi sẽ hô ?oHurra!? và tấn công. Tuy vậy mọi việc lại diễn ra rất khác. Đại đội trưởng của chúng tôi khẽ nói: ?oĐi nào, các bạn!? và trèo lên bờ công sự. Tôi cũng làm như vậy. Tôi đi theo anh ta như một cái máy mà không nhận thức được mình đang làm cái gì. Chúng tôi lặng lẽ đứng dậy và tiến lên phía trước. Chúng tôi thậm chí không chạy - chỉ bước tới. Không hô ?oHurra!?T, không gây tiếng động, không la hét. Chỉ đứng lên rồi tiến về phía trước. Trời vẫn còn tối và có một lớp sương mù giăng khắp cánh đồng. Một sự im lặng chết người bao phủ xung quanh ?" chỉ có tiếng vũ khí của chúng tôi kêu lách cách. Bỗng nhiên, tôi không còn nhớ rõ như thế nào, khung cảnh bỗng thay đổi, và đối phương bắt đầu bắn như điên về phía chúng tôi. Đầu tiên là bằng súng trường, kế đó là hai khẩu đại liên. Hay là ngay từ đầu bằng đại liên? Tệ thật, tôi không nhớ rõ nữa. Thế rồi tất cả chúng tôi đều khom người chạy tới, tôi chạy đằng sau một người, tôi không biết tên anh ta là gì. Trong suốt cuộc tiến công, tôi chỉ còn nhớ cái lưng có đeo balô của anh ta. Tôi không còn nhớ gì thêm.
    Tôi chạy nhanh hết sức mình. Chạy đi đâu - tôi không rõ. Một tiếng hô ?oTiến lên!? vang lên trong đầu tôi, nhưng tôi cho rằng không phải tiếng tôi kêu. Tôi không biết mình đã chạy bao lâu ?" trong một giây hay một tiếng đồng hồ, thời gian đối với tôi như dừng lại. Thình lình có cái gì đó đâm vào sườn tôi, tôi nhớ là đã bị hất tung lên rồi ngã xuống đất. Tôi bật dậy và lại ngã lần nữa, đồng thời cảm thấy đau nhói. Cái chân của tôi!!! Chân của tôi gập lại vì đau. Tôi cố quay lại xem chuyện gì xảy ra với chân mình, nhưng không thể. Tôi trườn tới trước, nhưng rồi lại nghĩ: ?oChờ đã! Tại sao mình lại trườn tới? Mình cần phải quay về trạm quân y.? Suốt một lúc lâu tôi không thể nhận ra đâu là đằng trước, đâu là đằng sau. Khói đạn che phủ khắp nơi, tiếng nổ, tiếng súng, tiếng va chạm vang lên khắp nơi. Toàn chiến trường ngổn ngang những người co giật vì bị thương và một vài vật gì đó (tôi không thể xác định cụ thể là vật gì ?" Valeriy Potapov). Tôi cố chịu đựng và bò ngược trở lại. Tôi đã nghĩ trong tuyệt vọng rằng mình sẽ không thể quay về chiến hào của ta được nữa. Bỗng có ai đó nắm lấy chân tôi và kéo. Mắt tôi tối sầm lại vì đau. Tôi không biết được làm thế nào mình bò tới được chiến hào nữa. Chính ủy đang ở ngay đó! ?oAnh đang làm cái quái gì ở đây?? ?" anh ta nói ?" ?oQuân hèn nhát!?. Tôi trả lời rằng tôi không phải là người hèn nhát, tôi bị thương ở chân. ?oVết thương đâu????o ?" Anh ta hét. ?oTôi không thể tự xác định được.? Một người cứu thương bổ tới, sờ vào chân tôi và cười lớn: ?oAnh bị trật khớp? ?" anh ta nói - ?obây giờ tôi sẽ kéo khớp và chữa cho anh!?. Anh ta nắm lấy chân tôi - trước cả khi tôi kịp kêu ?oMẹ ơi!? - và kéo mạnh! Tay chính uỷ lắc đầu ?" tôi chửi thề thật khủng khiếp. Bản thân tôi cũng không biết được mình đã nguyền rủa dữ dội đến mức nào.
    - Ông ta có hỏi cung ông không?
    - Ồ không! Anh ta cần đến tôi làm gì? Anh ta chỉ hỏi tôi thuộc đơn vị nào rồi bỏ tôi lại. Người cứu thương, sau khi biết tôi thuộc Đại đội 3, đại đội vừa được bố trí đêm hôm trước, đã mạnh dạn lên và cho biết rằng các đại đội khác đã quay trở về. ?oMẹ nó, chúng ta lại trắng tay lần nữa! Bao nhiêu người bỏ mạng vô ích.? ?oHãy bò về với đồng đội của mình? ?" anh ta nói ?" ?ovà hãy cẩn thận, bởi bọn Đức sắp gửi máy bay tới đấy. Hôm nay cậu thật may mắn, hãy nhớ lấy cái ngày này! Tất cả đồng đội của cậu giờ có lẽ đã chết cả rồi.?
    - Ngày hôm đó các ông có tấn công lần nữa không?
    - Không. Làm gì còn ai để tấn công. Toàn đại đội chỉ còn 10-12 người cùng trung uý chỉ huy. Thượng sĩ phụ tá cũng bị giết. Tôi chỉ còn nhớ họ của anh ấy ?" Chumilin. Tại sao lại thế nhỉ - nhưng dù sao tôi cũng đã nhớ. Giờ đây tôi cảm thấy thương cho anh ấy! Anh ấy mới chỉ 20 tuổi đầu, nhưng tóc đã bạc và bị mất một ngón tay. Tôi không biết thêm điều gì về anh ta.
    - Sau đấy ông có tiếp tục tham gia tấn công không?
    - Sao không? Tất nhiên là có chứ. Hai lần nữa.
    - Hai lần nữa??? Ông thật may mắn!
    - (ngắt lời người phỏng vấn) Hê! Tất cả những ai sống sót sau chiến tranh đều rất may mắn! Họ đều có một số phận khác thường. Những ai có số phận bình thường đều đã chết thậm chí ngay khi chưa kịp bắn một phát súng, chưa kịp nhìn thấy bọn Đức.
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    - Ông chiến đấu lần kế tiếp khi nào?
    - Hai ngày sau chúng tôi nhận được lính tiếp viện đến từ một nhà máy, họ thật to lớn và khỏe mạnh! Bàn tay họ tựa những chiếc kìm sắt. Lúc ấy tôi 18 tuổi, còn tất cả những công nhân ấy đang ở tuổi 40. Ngày hôm sau chúng tôi tấn công lần nữa, Thậm chí chúng tôi còn được pháo binh hỗ trợ. Chúng tôi ngồi trong một cái rãnh nhỏ, hút thuốc và lắng nghe tiếng đạn pháo quân ta rú ngang qua đầu. Tôi đã quen với điều đó, nó không còn làm tôi khiếp nhược dù tiếng rú quả là kinh khủng. Rồi chúng tôi tiếp tục nhận được lệnh ?otiến lên!? và tất cả trèo lên khỏi cái rãnh. Alex Kotov, Felix ?" anh chàng người Armenia và tôi được lệnh phải yểm trợ cho một khẩu pháo của ta. Ở đấy chúng tôi có loại pháo 45mm và chúng tôi được lệnh phải bảo vệ một trong số các khẩu pháo ấy. Thậm chí chúng tôi còn được nhận một khẩu trung liên DP (Degtyarev) cùng hai băng đạn hình đĩa kèm theo.
    - Ivan Ignatievich, Vasil Bykov nói về khẩu trung liên DP một cách khác, nói rằng đấy là một khẩu súng nặng nề và kém chính xác. . . (tiểu thuyết ?oPhát tên lửa thứ ba? ?" LTD.)
    - (ngắt lời người phỏng vấn) Đúng, tôi có đọc đoạn ấy! Bykov là ai? Anh ta là lính pháo binh! Thế đấy! DP là một khẩu súng tốt. Anh ta chỉ trích súng máy của quân ta, nhưng khẩu 34 (MG-34 ?" Valeriy Potapov) của Đức còn nặng hơn thế! Nó nặng khoảng 12 kí, còn nếu gắn trên càng ba chân thì thậm chí không thể nhấc nổi! Súng máy của ta rất tốt, anh ta nên câm miệng lại! Sau đó bọn Đức có thêm khẩu 42 (MG-42 ?" Valeriy Potapov), khẩu ấy cũng khá nặng nhưng bắn nhanh hơn. Bọn Đức dù vậy vẫn dùng khẩu MG-34 cho đến hết chiến tranh.
    DP là loại súng trung liên. Chúng tôi dùng chúng rất nhiều, trong mỗi trung đội đều có. Bọn Đức có nhiều súng máy như thế không? Chúng tôi thì có đủ súng máy để phòng thủ. Trong thời kỳ đầu, chúng ta đôi lúc bị thiếu đạn, vì thế nhiều người đã hy sinh một cách vô ích!
    - Các ông yểm trợ cho cánh pháo binh bằng cách nào?
    - Bằng cách nào à? Đầu tiên, kể nhé, nếu bọn Đức phản công, chúng tôi phải ngăn không cho chúng lại gần các khẩu pháo. Các pháo thủ cũng có vũ khí cá nhân, thậm chí cả tiểu liên. Tuy nhiên chúng tôi luôn đặt mục tiêu bảo vệ các khẩu pháo lên hàng đầu. Đại đội trưởng của chúng tôi luôn bảo : ?oĐừng quên các anh có mặt ở đây để làm gì!? Chúng tôi không thể giữ vững vị trí nếu thiếu những khẩu pháo ấy. Bây giờ người ta hay xem thường các khẩu pháo ấy, cho rằng chúng thiếu hiệu quả, nhưng tôi muốn nói với anh rằng: nếu chúng tôi không có những khẩu pháo ấy, chúng tôi đã không thể phòng thủ được. Để chống lại các ụ súng máy Đức, bộ binh cơ giới (Panzergrenadiers ?" Bair Irincheev), xe half-track (xe chở lính có vỏ thép mỏng, có bánh xe đằng trước và xích đằng sau - LTD), sử dụng những cục cưng của chúng tôi là hợp nhất! Bọn Đức cũng có những loại pháo y như vậy.
    - Nó có hiệu quả khi đối đầu với xe tăng địch không?
    - Vâng, khá hiệu quả! Tất cả chúng tôi cùng hợp sức chống lại xe tăng. Cả pháo binh lẫn bộ binh chúng tôi cùng tiêu diệt chúng. Tuy nhiên, bọn Đức không phải lúc nào cũng có xe tăng, nhưng bộ binh cơ giới và xe half-track thì luôn có mặt. Chúng tôi đốt cháy xe tăng của chúng thật dễ dàng! Nhiệm vụ trước tiên của các xạ thủ súng máy là cắt rời bộ binh khỏi xe tăng. Đấy là nhiệm vụ khó khăn nhất, vì xe tăng luôn cố tiêu diệt các ụ súng máy trước tiên. Nếu chúng tôi cắt bộ binh khỏi xe tăng thành công, chúng tôi có thể đốt cháy tất cả xe tăng của chúng. Một chiếc xe tăng không thể thấy bất cứ gì xung quanh nó, bạn có thể tiến lại gần và đốt cháy hoặc phá đứt xích xe.
    Chúng tôi có rất ít loại pháo chống tăng đó, đôi khi có pháo nhưng lại không có đạn. Đôi khi thậm chí chúng tôi đã phải dùng pháo của bọn Đức, miễn là tìm ra đạn cho chúng.
    - Có thường xuyên không?
    - Không, không thường xuyên. Nhưng đôi khi chúng tôi tìm cách kiếm lấy một khẩu pháo nhỏ cùng một cơ số đạn. Rồi chúng tôi mang nó đi.
    - Loại cối 50mm cấp đại đội có hiệu quả không?
    - Cối cấp đại đội tất nhiên là bắn yếu hơn cối cấp tiểu đoàn (cối 82 mm ?" Valeriy Potapov), nhưng nhẹ hơn. Nó có thể khiêng bởi hai người. Loại cối cấp tiểu đoàn phải mất ba người khiêng: một người mang ống nòng, người khác mang càng chống và người thứ ba mang mâm chống giật. Khẩu cối cấp tiểu đoàn khá nặng, đôi khi mất đến hai người để khiêng mâm súng. Anh cứ thử ?" mang cái của ấy đi 10 km không nghỉ, chạy lúp xúp trong bụi cây để tránh đạn vãi từ máy bay và rồi lập tức khai hỏa vào đối phương thử xem! Rồi xem trông các anh sẽ như thế nào! Còn nữa, trong trận chiến anh phải mau chóng thay đổi vị trí bắn với khẩu cối đại đội, nhưng không phải lúc nào cũng làm được thế với khẩu cối tiểu đoàn! Anh không thể bỏ nó lại hay để mất nó ?" anh có thể sẽ bị xử bắn. Nếu nó bị hỏng ?" anh phải mang về cho đại đội trưởng hay cho thượng sĩ phụ tá. Nếu không thì ?obố già? (?obố già?: sĩ quan NVKD hay SMERSH ?" Valeriy Potapov) sẽ sờ gáy anh.
    Súng cối khá hữu ích trong phòng thủ. Nếu bọn Đức bị ghìm đầu xuống trong khi tấn công, chúng tôi sẽ gõ đầu chúng bằng súng cối ngay dưới làn đạn súng máy của mình. Bọn Đức cũng dùng mánh lới y như thế! Đó là tại sao lại rất nguy hiểm khi chúi đầu xuống lúc tấn công. Sẽ không dễ để vùng dậy lần nữa! Nếu ta tấn công, ta phải luôn chạy cho tới phút chót, và không bao giờ được chúi xuống ẩn nấp. Nếu nằm xuống ?" ta sẽ không thể nhấc nổi mông khỏi mặt đất lần nữa. Ta cũng có thể sẽ nhận một viên đạn của đại đội trưởng. Anh ta có quyền làm thế. Đó là trách nhiệm của anh ta để bắt bạn phải tiến công, và tiểu đoàn trưởng hay trung đoàn trưởng cũng không thể trách nếu anh ta bắn ai đó vì điều này. Đại đội trưởng của chúng tôi cảnh cáo ngay từ đầu rằng nếu chúng tôi nằm xuống, anh ta sẽ bắn tất cả. Anh ta quả đã bắn một vài người. Sau đó chúng tôi không lần nào thử làm như thế nữa.
    - Ông có thường phải tấn công không?
    - Tất nhiên, sao lại có thể không nhỉ? Có chứ. Nhưng tấn công có nhiều cách khác nhau! Tốt nhất là khi đợt tấn công của bọn Đức vừa bị bẻ gãy, lúc chúng bắt đầu rút lui thì ?oTuốt lê!? và tiến lên! Chúng tôi phải moi bụng bọn Đức, rồi nhảy vào chiến hào của chúng. Sau đó phải ngay lập tức củng cố công sự. Anh có thể kiểm tra đồng hồ của mình: trong vòng nửa giờ đồng hồ bọn chúng sẽ hồi tỉnh và tổ chức một đợt phản công. Nếu anh không có một vị trí phòng thủ chắc chắn, chúng sẽ đánh bật anh trở lại! Anh không đưa kịp pháo yểm trợ vào vị trí, thế là tuyệt vời cho bọn bộ binh cơ giới. Nhưng nếu anh cố đưa được dù chỉ một khẩu pháo tới nơi thì chúng sẽ chẳng thể làm được gì! Bọn chúng sẽ phải đưa tới xe tăng và pháo, nhưng đào đâu ra được những thứ đó? Chỉ trên phim ảnh thời nay (ông nói với vẻ hờ hững ?" Valeriy Potapov) mới thấy bọn Đức với hàng đàn xe tăng trong các đợt tấn công của chúng. Trong thực tế sự việc diễn ra khác xa! Tất nhiên, bọn Đức có xe tăng, nhưng không phải ở khắp nơi! Thường thường chúng gửi tới vài chiếc xe tăng, chúng sẽ bắn từ một khoảng cách an toàn và đẩy lùi bộ binh của chúng ta, thế thôi! Chúng sẽ không làm hơn thế đâu! Chúng cũng không muốn chết, tại sao chúng lại phải phơi mình ra trước đạn pháo của chúng ta? Chúng sẽ cố bắt chúng ta để lộ vị trí đặt pháo và cố tiêu diệt pháo bằng tất cả những gì chúng có trong tay ?" máy bay, pháo và cối. Đấy là lý do tại sao pháo của ta phải mau chóng thay đổi vị trí. Họ vừa mới đào công sự đằng sau lưng anh, vậy mà một giờ sau đã thấy họ biến đâu mất!
    Tôi đã khoác lác khi nói rằng dễ dàng đốt cháy xe tăng của chúng. Không hề! Trước khi đại đội của anh đốt cháy một chiếc xe tăng, anh sẽ phải đổ mồ hôi chán chê. Nó sẽ diệt một nửa đại đội bằng súng máy hay nghiền nát họ bằng xích sắt. Nếu bọn Đức tiêu diệt thành công khẩu pháo chống tăng của ta, chúng sẽ cho xe tăng bò dọc chiến hào và làm gỏi mọi người. Nhưng đó là về sau này, khi chúng tôi đã biết đào chiến hào.
    - Thế trước đấy thì các ông làm gì?
    - Năm 1941 chúng ta không đào chiến hào. Chúng tôi đào hố cá nhân hay hố cho hai người, đào theo đội hình trung đội.
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    - Ưu nhược điểm của chúng thế nào?
    - Nhược điểm là anh có thể bị chôn vùi trong đấy, nếu nó bị sập. Đó là một chuyện. Kế tới là nó hoàn toàn bị cô lập! Chiến tranh là thế; tiếng nổ ở khắp nơi, anh không thể nghe hay thấy được mệnh lệnh, sự chỉ huy và thông tin lúc đấy rất kém. Làm cách nào anh chỉ huy được lính nếu mọi người đều ở trong hố của mình? Lắp điện thoại cho mỗi hố sao??? Anh cảm thấy thế nào khi ngồi trong một cái lỗ giữa cánh đồng? Anh cũng không thể biết những người khác ra sao. Có lẽ họ đã chết hay rút lui mà anh lại là người duy nhất còn lại? Cứ như thể tất cả quân thù đang nhằm bắn vào anh vậy. Thật là một cảm giác khủng khiếp! (Hồi ký của Nguyên soái Rokossovsky cũng đề cập tới chuyện tương tự. Ông viết rằng đấy là một trong những lý do chính của sự rút lui không tổ chức và điều đấy ngăn ta điều khiển binh lính trên chiến trường ?" Valeriy Potapov)
    Tuy nhiên, các sĩ quan của chúng tôi đã mau chóng học bài học này và dạy chúng tôi cách đào hào sâu toàn thân và sâu bán thân. Đó quả là cả một khoa học! Không phải chỗ nào ta cũng có thể đào chúng được! Ta đào ở đây và đụng phải đá, Ta đào chỗ kia và gặp nước phun lên. Đôi lúc chúng tôi phải chiến đấu với nước ngập đến đầu gối. Đó là vì chúng tôi không có thời gian để đào ở chỗ khác, hay bởi ?onhững tính toán chiến thuật?. Chúng tôi đào hào sâu bán thân để khỏi phải đứng trong nước. Nhưng những hào ấy rất dễ sập, và sau một giờ chiến đấu quyết liệt anh không thể nói đó là một vị trí phòng thủ nữa.
    Ivan Ignatievich đã từng tham gia chiến đấu quanh hồ Balaton.
    - Ivan Ignatievich, ông có thể kể tỉ mỉ cho chúng tôi về trận đánh ấy, đến tận từng tiểu tiết được không?
    - Tốt hơn hãy để tôi kể câu chuyện bắt nguồn từ một tin đồn truyền đi trước khi có biến cố ở Hungary. Tin đồn nói rằng họ sẽ chọn tất cả những người có từ ba vết thương trên mình trở lên (Ivan Ignatievich đã bị thương bốn lần trong chiến tranh). Họ nói rằng sắp chiến tranh với Mỹ và họ cần những người có kinh nghiệm. Số lượng vết thương trên mình là một thứ nhãn hiệu, một thứ dấu bảo đảm kinh nghiệm của chúng tôi. Tin đồn đã thành sự thật ?" một thiếu tá tới tiểu đoàn chúng tôi, tất cả chúng tôi tập hợp lại và ông ta chọn lấy vài người trong danh sách, trong đó có tôi. Chúng tôi được đẩy lên xe tải và rời tiểu đoàn đi huấn luyện làm thiếu uý chỉ huy. Tuy nhiên, theo như tôi nhớ, tôi chỉ ở đấy trong vòng một tháng. Đột nhiên họ tập hợp chúng tôi lại, phát cho vũ khí, đẩy lên xe tải và đưa chúng tôi đi đâu đó. Chúng tôi được đổ xuống trên một cánh đồng và nhận lệnh phải đào chiến hào. Ngoại trừ lựu đạn và súng trường, chúng tôi không được phát thêm gì cả. Toàn đại đội chỉ có hai khẩu trung liên. Chúng tôi đang ở đâu, các đơn vị láng giềng bố trí ở đâu, đâu là hậu phương, pháo yểm trợ chỗ nào ?" chúng tôi đều không được biết. Từ những tiếng đất rung chuyển rầm rầm và tiếng nổ gần đấy, chúng tôi nhận ra mình đang ở rất gần trận tuyến. Đại đội trưởng đảo tới đảo lui và thúc chúng tôi đào hào cật lực. Dù sao chúng tôi cũng không đào xong! Trước khi chúng tôi kịp làm bất cứ chuyện gì, bọn ?oMessers? (tên gọi loại máy bay Đức Bf-109 do lính Nga đặt - Valeriy Potapov) bay là là về phía chúng tôi, theo sau là mấy chiếc ?oShtuckas? (tên gọi loại máy bay Đức Ju-87 do lính Nga đặt ?" Valeriy Potapov). Chúng không tấn công chúng tôi mà bay tới một thị trấn nhỏ ở phía tay phải chúng tôi. Tại đó chúng bị máy bay tiêm kích của ta chặn lại và một trận đánh dữ dội bắt đầu.
    Những tiếng nổ đã vang tới rất gần, dường như tôi đã nghe thấy tiếng gầm gừ của động cơ ?" XE TĂNG!!! Tuyến phòng thủ của chúng tôi nằm phía sau một ngọn đồi lớn. Tôi liên tục nhìn lên đỉnh đồi. Tôi thấy đội cảnh vệ tiền tiêu của chúng tôi xuất hiện ở đỉnh đồi và chạy về phía chúng tôi. Họ chạy tới đại đội trưởng, giải thích gì đó với anh ta và chúng tôi nhận được lệnh: ?oSẵn sàng chống lại xe tăng!? ?" mặc dù tất cả chúng tôi đều biết điều gì đang xảy ra ?" chúng tôi đều không còn là tân binh. Chúng tôi nấp dưới những dãy hào hố mới đào xong một nửa, cố gắng nguỵ trang thân mình bằng cành cây, đất cát và bằng tất cả những gì chúng tôi tìm thấy được.
    Tất nhiên, chúng tôi biết mình chết chắc ?" chúng tôi không có pháo chống tăng, không có súng máy ?" thật vô vọng để chống lại xe tăng. Chúng tôi có lựu đạn, nhưng thật khó đánh gục xe tăng bằng quả lựu đạn cầm tay!
    - Vấn đề nằm ở đâu?
    - Vấn đề là xe tăng được làm bằng thép còn con người thì không. Chúng sẽ bắn súng máy và pháo vào anh. Chúng cũng có thể nghiền nát anh. Nói chung rất khó để hạ một chiếc xe tăng, và đặc biệt rất khó khi dùng lựu đạn cầm tay. Nếu tổ lái là tân binh thì anh còn có cơ hội, nhưng nếu có lính cựu trong xe thì gần như là không thể. Điều bất hạnh ở chỗ anh chỉ biết được điều đó khi chiếc xe tăng thình lình quay lại và nghiền nát anh. Hay khử anh bằng súng máy. Nhân tiện tôi hỏi, anh dùng từ ?ohạ gục? là có ý gì? Chúng ta có loại lựu đạn chống tăng, nhưng chúng vô dụng khi chống lại xe tăng hạng nặng. Không phải lựu đạn nào cũng đốt cháy được xe tăng! Phải là người được luyện tập, lạnh lùng và có kinh nghiệm. Anh không có nhiều cơ hội để tiến lại gần chiếc xe tăng, và anh còn ít cơ hội hơn nữa để chạy xa khỏi xe tăng nếu không hạ được chúng. Trong phần lớn trường hợp chúng tôi cố phá hỏng xích xe. Sau đó thì dùng đến bộc phá. Tổ lái không cần phải bỏ một chiếc xe bất động, chúng có thể ở lại và tiếp tục chiến đấu. Anh luôn phải đốt cháy xe.
    - Lúc đó thậm chí chúng tôi còn không có cả chai cháy ("Molotov ****tails" ?" Valeriy Potapov) Chúng tôi chỉ có lựu đạn cầm tay, hầu hết là loại ?oquả dứa? (loại F1 - LTD). Vừa lúc ấy có vài người xuất hiện trên đỉnh đồi ?" họ chạy hết tốc lực về phía chúng tôi. Điều đó có nghĩa là tuyến phòng thủ của chúng tôi đã hoàn toàn bị bẻ gãy và đám xe tăng cùng bộ binh cơ giới (Panzergrenadier) sắp ùa về phía chúng tôi.
    - Sao lại có bộ binh cơ giới?
    - Bọn Đức thường làm thế ?" xe tăng tiến công, theo sau là bộ binh cơ giới. Đấy là lý do tại sao các đợt tấn công của chúng thật mạnh mẽ.
    - Rồi điều gì xảy tiếp?
    - Xe tăng Đức xuất hiện ở đỉnh đồi. Khoảng một chục chiếc cùng tiến - chúng phóng tới trước với một tốc độ rất cao và bắn súng máy vào đám bộ binh của ta đang bỏ chạy. Tôi nhớ lại cái suy nghĩ ngu ngốc ?" ?oNÓ đấy !? ?" đã lướt qua đầu tôi lúc đấy. Thật đáng sợ ?" một đợt tấn công của xe tăng! Chúng thậm chí nã pháo liên tục. Điều đó gây ấn tượng kinh khủng lên đám lính thiếu kinh nghiệm, mặc dù hầu như không thể bắn chính xác khi đang di chuyển. Nhưng gây ảnh hưởng tinh thần ghê gớm! Tôi cũng bị dao động, dù trước đó đã có kinh nghiệm về kiểu tấn công thế này. Tôi biết điều chính yếu là không được bỏ chạy, dù đôi chân chỉ chực cuốn phăng tôi đi. Chúng tôi phải để cho xe tăng tiến qua vị trí của mình rồi chặn đứng bọn bộ binh cơ giới. Thế nhưng đám xe tăng quay lại và lăn dọc tuyến phòng thủ của chúng tôi, hầu như sắp nghiền nát chúng tôi ra. Tôi trông thấy một trong những chiếc xe tăng đó nghiến trúng một quả mìn và nổ tung...
    - Những quả mìn ở đâu ra?
    - Kỹ sư công binh của trung đội đặt chúng để gài mìn con đường. Hai chiếc xe tăng bị hạ bởi những quả mìn đó, một chiếc bốc cháy còn chiếc kia, xích bị đứt tung, vẫn tiếp tục bắn rất lâu trước khi bị bao trùm bởi ngọn lửa. Tôi muốn nói với anh một điều ?" tất cả nghe thì có vẻ anh hùng, thế nhưng không có gì anh hùng trong trận đó cả. Tôi trông thấy một chiếc tăng Panther của Đức với xích xe nhuộm đỏ. Chúng đỏ lên vì dính máu, nhưng mãi sau tôi mới nhận ra điều đó. Tôi không còn nhớ mình đã nghĩ gì trong suốt trận đánh đó. Tôi chỉ còn nhớ mập mờ về nó. Họ nói rằng tôi đã hạ gục một xe tăng, nhưng tôi không chắc đấy có phải ?odo tôi hạ? không. Tất nhiên, các vị lãnh đạo cần những anh hùng còn sống chứ không phải những người đã chết. Đó là lý do tại sao trong bệnh viện (đây là lần bị thương cuối cùng của Ivan Ignatievich ?" ông bị mất một chân trong trận này ?" Valeriy Potapov) tôi được nhận Huân chương Vẻ vang.
    Sau này tôi đã quay lại nơi đấy một lần (thị trấn Komarno thuộc Hungary ?" Valeriy Potapov). Năm 1985 họ đưa chúng tôi tới đó nhân dịp Ngày Chiến thắng. Tôi đã tới viếng nghĩa trang. Tất cả các bia mộ đều được khắc cùng một ngày ?" 19 tháng Hai, 1945. Chuyện là thế đấy.
    Phỏng vấn: Valeriy Potapov
    Dịch từ Nga sang Anh: Bair Irincheev
    Dịch từ Anh sang Việt: Lý Thế Dân
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    HỒI ỨC LÍNH PHÁO BINH
    Ivan A. Yakushin
    Thiếu uý, chỉ huy trung đội pháo chống tăng thuộc Trung đoàn Cận vệ 24,
    Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ số 5.
    Phần 1
    Trung đoàn Kỵ binh Cận vệ số 24 chúng tôi tiến sâu vào hậu phương địch vào ngày 20 tháng Giêng năm 1945, và tới 21 tháng Giêng chúng tôi đã vượt qua biên giới Đông Phổ tại vùng Brauchwalde. Chúng tôi hành quân suốt tám cây số mà không phải nổ một phát súng nào, nhưng rồi bị chặn lại tại một cứ điểm kiên cố của địch. Quân địch đang cố thủ trong một ngôi làng lớn. Một trận đấu súng diễn ra. Lực lượng bảo vệ tiền tiêu của Trung đoàn (gồm một chi đội kỵ binh cùng một số đơn vị hỗ trợ) cũng tham gia vào trận đánh. Đối phương, quân số lên tới 2 tiểu đoàn bộ binh có thiết giáp yểm trợ, tổ chức kháng cự dữ dội. Ngôi làng này nằm trên đỉnh một ngọn đồi. Tôi dừng khẩu pháo chống tăng ZIS-2 của mình lại trên đường lộ dưới sự che chở của bóng đêm. Tôi gửi một người liên lạc tới gặp chi đội trưởng để nhận chỉ thị hướng dẫn chỗ bố trí. Con đường mà chúng tôi dừng lại dẫn tới một thung lũng dốc đứng và chạy thẳng lên ngọn đồi, nơi có những ngôi nhà ở rìa làng. Đội bảo vệ tiền tiêu của Trung đoàn đang cố hết sức để đột kích vào ngôi làng. Rất nhiều ngôi nhà đang bốc cháy, chúng chiếu sáng những căn nhà còn lại trong làng. Tôi trông thấy ba chiếc xe tăng Đức đang tiến vào ngôi làng, bóng của chúng được các đám cháy soi rõ. Chúng tôi lại đang ở trong bóng tối. Theo người chi đội trưởng cho biết, bọn họ đã chiếm được hơn nửa ngôi làng, do đó chúng tôi không phải lo sẽ bị phục kích. Tôi liền quyết định ?" tiêu diệt đám xe tăng, chúng đang được soi rọi bởi những đám cháy, vị trí đặt pháo nằm ngay trên con đường, do tôi không tìm được một vị trí bắn khác tốt hơn. Các pháo thủ trong tổ pháo của tôi còn thiếu kinh nghiệm và chưa từng đối đầu với xe tăng Đức, mặc dù họ đạt kết quả bắn tập rất tốt. Có thể trông thấy đám xe tăng Đức từ cách xa chúng tôi đến cả 500-600 mét, được chiếu sáng rõ, trong khi khẩu pháo chống tăng của chúng tôi đang được bóng tối che phủ. Bằng ngay quả đạn đầu tiên chúng tôi đã hạ được một chiếc xe tăng. Nhưng trước khi có thể nạp lại đạn, khẩu pháo của chúng tôi đã bị lộ bởi ánh sáng từ một ngôi nhà phía sau chúng tôi vừa bị bắt lửa. Những chiếc tăng Đức lập tức đáp trả. Chúng tôi phải mau chóng rút khỏi đây và thay đổi vị trí bắn. Ngay khi quả đạn đầu tiên của bọn tăng Đức bắn tới, đám lính đã chạy khỏi khẩu pháo mà không có lệnh của tôi và nấp vào một cái rãnh ven đường. Tôi hét lớn: ?oKhẩu đội chạy tới pháo!? Chỉ cần mất khoảng vài giây để gập càng khẩu pháo lại và kéo xuống đồi để tới một ?ovị trí an toàn?. Nhưng các pháo thủ của tôi, những người mới lần đầu trạm chán với xe tăng, đang tản ra trong cái rãnh. Họ chỉ phản ứng khi tôi một mình chạy tới khẩu pháo và cố gắng tự gập càng pháo lại, miệng lặp lại mệnh lệnh ?oCác pháo thủ về chỗ pháo, đồ chết tiệt!? Đám pháo thủ vội chạy tới khẩu pháo và bắt đầu gập càng pháo lại. Thật lạ rằng, những lời lẽ chửi mắng vốn không hề có trong Cẩm nang dã chiến của chúng tôi, lại rất hữu ích trong những trường hợp như thế này.
    Tôi bước tới cái rãnh, hét lớn: ?oNhấc nòng pháo!? và giơ cánh tay trái của mình lên để chỉ hướng kéo pháo. Nhưng thời cơ đã qua đi. Trước khi nhóm pháo thủ kịp làm theo mệnh lệnh của tôi, khẩu pháo đã bị bắn trúng và phá huỷ bởi một phát đạn từ chiếc xe tăng Đức. Có ba người trong nhóm bị thương vì mảnh đạn. Tôi cũng bị một mảnh đạn bắn trúng cổ tay phải.
    Đám cứu thương chạy tới và sơ tán thương binh về tuyến sau. Tôi cố tự băng bó vết thương bằng cuộn băng cá nhân, nhưng không tài nào làm nổi với chỉ mình cánh tay trái. Rất khó để cầm máu trong giá rét, trong khi tay tôi bị thương khá nặng. Mấy người cứu thương tới giúp tôi. Chỉ tới khi chúng tôi phải dùng tới cuộn băng thứ hai thì máu mới ngừng chảy. Mấy ngụm vodka do chính uỷ đưa cho làm tôi ấm người còn hơn bất cứ thứ áo ấm nào. Sau này, mỗi khi nhớ lại trận đánh đó, tôi lại càng thấy rõ kinh nghiệm và sự dũng cảm của tổ pháo thủ có tính quyết định như thế nào. Chỉ cần tôi có một tay lính cựu trong nhóm thôi, khẩu pháo lẽ ra đã được thoát khỏi vị trí nguy hiểm mà không chịu chút tổn thất gì. Những pháo thủ sống sót sẽ không bao giờ sợ hãi và sẽ luôn có mặt cạnh pháo trong khi chiến đấu với đám xe tăng sau này. Những trận đánh của chúng tôi chống lại xe tăng Đức hầu như luôn nổ ra bất ngờ, giữa những lần tao ngộ chiến, khi chúng tôi không đủ thời gian để chọn một vị trí bắn tốt và kịp ngụy trang pháo, do đó chúng tôi phải nổ súng càng nhanh càng tốt.
    Những trận đánh đó tựa như những cuộc đấu tay đôi, nhưng thường chúng tôi luôn là những kẻ được nổ súng trước. Nhưng nếu anh không kịp tiêu diệt chiếc xe tăng, chúng sẽ không bắn trượt mà sẽ giết anh ngay cùng với khẩu pháo. Có một điều không ai có thể phủ nhận ?" các tổ lái tăng Đức là những xạ thủ cừ khôi. Nhưng chúng tôi cũng có một lợi điểm khác: chúng tôi đang bảo vệ tổ quốc mình, trong khi chúng đang tiến hành một cuộc chiến tranh ăn cướp; chúng tôi đứng vững trên mặt đất, còn chúng ngồi trong một chiếc hộp sắt, chứa đầy dầu xăng và chất nổ; chúng tôi rất khó bị phát hiện, trong khi chúng có thể bị nhận rõ từ cách xa hàng dặm.
    Phần 2
    Cuối tháng Tư năm 1945 Lữ đoàn kỵ binh của chúng tôi vượt qua sông Oder, tiến qua đột phá khẩu và tới được sông Elba, phía Bắc Berlin. Những đơn vị Đức tụt hậu lẻ tẻ và những đồn lũy đơn độc bị tiêu diệt trong những trận đánh chớp nhoáng, còn những cứ điểm mạnh của chúng bị vượt qua và bỏ lại ở phía sau, và chúng tôi tiếp tục hành quân vào sâu trong đất Đức. Mặc cho sự thật là chiến tranh đang sắp kết thúc, vẫn có những cuộc đối đầu ác liệt xảy ra. Một lần đơn vị chúng tôi lọt vào giữa một nhóm lính Đức tụt hậu và bị chặn đứng bởi những loạt đạn dày đặc. Trung đội tiếp viện tới nơi nhưng vẫn không đủ sức để giúp đội hình vượt qua được bọn Đức. Trung đoàn trưởng của chúng tôi gọi tới một nhóm xe tăng - sau một trận chiến ngắn tất cả các xe tăng của chúng tôi đều bị tiêu diệt bởi Panzerfausts (súng chống tăng cá nhân). Thời gian trôi qua, chúng tôi bắt buộc phải tiến quân, và chúng tôi đã nghĩ tới việc đơn giản là bỏ qua cái cứ điểm này để đi tiếp. Những chàng trinh sát của chúng tôi, thật đúng lúc, bắt sống được một tên Đức và dẫn hắn tới Bộ chỉ huy trung đoàn. Đó là một tên nhóc mười lăm tuổi, đang sụt sùi và nức nở. Trung đoàn trưởng đẩy tên tù binh ra trước mặt các chi đội trưởng và nói: ?oCác anh có thấy ai đang chống lại chúng ta không? Chỉ là mấy thằng nhóc! Nào, hãy tiến lên đuổi hết bọn chúng đi! Chiến thắng đã gần lắm rồi!?
    Sau một đợt pháo và cối bắn chuẩn bị ngắn và dữ dội, những chiến sĩ của một trong những chi đội đó chạy ào lên trước với một tiếng hô lớn Hurrah và ngay khi họ tiến tới được chiến hào bọn Đức, đám Volkssturm (dân quân vũ trang) lập tức ném vũ khí và bỏ chạy hoặc đầu hàng. Tất cả bọn chúng đều là những thằng nhóc khoảng mười sáu tuổi. Dù còn trẻ, chúng vẫn rất thành công trong việc tiêu diệt các chiến xa của chúng tôi bằng Panzerfausts bắn từ những hố cá nhân đào nông choẹt. Đó thật là một thứ vũ khí đáng sợ ?" chỉ cần một tên lính bộ binh cũng có thể tiêu diệt gọn một chiếc xe tăng!
    Dù bị thiệt hại ít, chúng tôi vẫn thiếu người trong các trung đội chống tăng, đặc biệt là trong các tổ pháo thủ chống tăng. Giữa một đợt nghỉ chân, khi tổ pháo thủ của khẩu pháo số 3 đang ăn những thức ăn đạm bạc do đầu bêp nấu, một tên lính Đức không mang vũ khí, mặt trẻ măng, tiến tới và hỏi xin thức ăn. Mọi người xếp cho hắn một chỗ ngồi trên cái thùng đạn, đưa hắn một cà mèn đầy cháo, một ít bánh mì và một chiếc thìa. Fritz (tên mà tổ pháo thủ đặt cho hắn) nói ?odanke, danke, gut? (cám ơn, cám ơn, tốt) và vục đầu vào chỗ thức ăn. Sau khi cái cà mèn đã cạn, mọi người cho thêm hắn chút cháo, và hắn lại chén hết nhẵn. Đưa cho tên Fritz một ít thuốc lá, người khẩu đội trưởng đề nghị hắn ở lại với khẩu đội. Sau một tràng dài giảng giải bằng thứ hỗn hợp giữa tiếng Nga và tiếng Đức, cộng thêm cả cách ra hiệu bằng tay, tên Đức cuối cùng cũng hiểu ra điều họ muốn. Hắn không cần nghĩ ngợi lâu và lập tức đồng ý. Khi đó tôi đang vắng mặt và lúc quay về chỗ khẩu pháo số 3, tôi thấy tên Đức đang ngồi giữa mọi người. Tôi lập tức hỏi khẩu đội trưởng: ?oAnh nghĩ anh đang làm cái quái gì thế hả? Thằng Đức này đang làm cái gì ở đây?? Tay khẩu đội trưởng trả lời: ?oĐừng lo, đồng chí thiếu uý, hắn là một thằøng Đức tốt? Tôi nói: ?oÍt nhất anh có biết tên hắn là gì không đã?? - ?oHắn tên là Fritz? ?" ?oĐược, thế anh đã hỏi tên hắn chưa? Lỡ hắn không phải là Fritz thì sao?? ?" ?oHắn vẫn đáp lại mỗi khi chúng tôi gọi hắn là Fritz?. Tôi hỏi lại thằng Fritz, hắn xác nhận là hắn rất vui nếu được ở lại cùng với khẩu đội.
    Những người lính đi lạc vẫn thường ở lại với khẩu đội chúng tôi trong một thời gian. Nhưng đó là người của ta, là người Xôviết, là bộ binh hoặc kỵ binh, những người đã bị lạc mất đơn vị của mình, còn đây là lần đầu tiên chúng tôi phải cho một tên lính Đức nương nhờ. Tôi không biết việc này có vi phạm hay không Thoả ước quốc tế về tù binh chiến tranh, nhưng chuyện tên Fritz ở lại với khẩu đội của chúng tôi được sự đồng thuận của cả hai bên mà không gặp bất kỳ chống đối nào về phía ta. Tôi không hề phản đối một ?ovị khách?o như thế. Do đó, vài ngày sau tên Fritz đã trở thành một thành viên tình nguyện của khẩu đội, cố gắng tìm cách giúp đỡ mọi người. Có lẽ hắn xuất thân từ một gia đình nông dân, do hắn điều khiển lũ ngựa rất giỏi.
    ?Ngày mùng Một tháng Năm đã tới. Trước khi tất cả các đơn vị của Trung đoàn tiến quân, một mệnh lệnh truyền xuống suốt dọc đoàn quân:
    - Thiếu uý Cận vệ Yakushin đưa một khẩu pháo lên hàng đầu đội hình hành quân!
    Trung đoàn trưởng giao cho chúng tôi một nhiệm vụ: chi đội hai, được bổ sung thêm khẩu pháo chống tăng của tôi và một trung đội trọng liên, phải tiến về phía đường lộ dẫn tới Wittenberg. Chúng tôi phải cắt đứt con đường đó và chặn không cho đoàn xe quân sự của bọn Đức đi qua về phía Tây để đầu hàng những Đồng minh Phương Tây của chúng ta. Trung đoàn trưởng bảo tôi khi chúng tôi khởi hành: ?oHãy làm đi, thiếu uý. Ngôi Sao vàng đang chờ anh ở chỗ đó đấy?. Anh ta cho là từ vị trí phục kích chúng tôi sẽ có thể hạ gục cả tá xe tăng. Dù vậy, sự việc diễn ra không phải như thế.
    Chi đội tổ chức tuyến phòng thủ ở rìa một khu rừng. Tình hình diễn ra như sau: phía bên trái chúng tôi, chỉ cách khoảng ba mươi mét, một khẩu đội Đức đang nổ súng bắn vào những đơn vị hậu bị của chúng tôi. Kẻ địch không trông thấy chúng tôi, do chúng tôi ở phía sau chúng. Phía trước chúng tôi, cách khoảng một cây số, một đội hình lớn xe tăng và pháo binh Đức đang di chuyển về phía Tây. Chúng tôi quyết định hạ gục một trong những chiếc xe tăng và tạo nên một vụ kẹt xe trên tuyến đường lộ. Chúng tôi chuẩn bị khẩu pháo sẵn sàng để bắn.
    Sau một khẩu lệnh ngắn gọn: ?oChuẩn bị chiến đấu!? mọi người lập tức sẵn sàng. Thậm chí ngay cả tên tù binh Đức, kẻ vẫn ở cùng khẩu đội, cũng hiểu rõ tầm quan trọng của sự việc và chuyển những thùng đạn rất nhanh gọn và chính xác. Tôi ra lệnh: ?oBắn vào chiếc xe tăng đi giữa đội hình! Đạn xuyên thép, bắn!? Loại đạn này tạo ra một đuôi lửa, và chúng tôi có thể nhìn rõ đường đi của nó. Phát đầu tiên vọt lên hơi cao hơn mục tiêu. Phát thứ hai bắn trúng chiếc xe tăng. Chiếc xe quay ngang 180 độ trên đường và dừng lại. Đội hình của chúng cũng dừng lại. Vài chiếc cố gắng vượt qua chiếc xe tăng đã bị hạ gục, những chiếc khác cố gắng quay lại. Tất cả công việc chúng tôi phải làm bây giờ là mau chóng và kín đáo thay đổi vị trí nổ súng của mình. Chúng tôi biết rằng ngay khi chúng tôi nổ súng, khẩu đội pháo Đức sẽ quay về phía chúng tôi và nã đạn trực tiếp. Nhưng điều này đã không xảy ra. Những tổ pháo thủ Đức chạy khỏi các khẩu đại bác của chúng ngay từ phát đạn đầu tiên của chúng tôi ?" thậm chí không có ai bắn một phát nào về phía chúng tôi! Tuy nhiên, đằng sau khẩu đội này có một khẩu pháo tự hành của Đức được nguỵ trang kín đáo đang phục kích. Nó nhận ra chúng tôi từ phát đạn đầu và nổ súng. Viên đạn đầu tiên của nó nổ về phía bên phải chúng tôi, cách khoảng mười mét. Phát thứ hai của khẩu pháo tự hành phá hủy khẩu pháo của chúng tôi. Chỉ huy pháo bị giết, người xạ thủ bị thương nhẹ. Chỉ có người nạp đạn và tên giữ ngựa là nguyên vẹn, còn tôi cũng bị thương. Đó là vết thương thứ ba của tôi tại chiến trường. Người nạp đạn đặt tôi lên lưng tên Fritz và dưới làn đạn yểm hộ của chi đội, tay giữ ngựa mang tất cả những người bị thương tới nơi an toàn, tại đó tất cả chúng tôi đều được băng bó.
    Nhờ người nạp đạn giúp đỡ, tôi tới được một con đường mòn trong rừng. Trung đoàn chúng tôi, dẫn đầu là trung đoàn trưởng và bộ tham mưu của mình, đang tiến về phía tôi. Những lá cờ của Trung đoàn đang bay cao sau lưng trung đoàn trưởng. Một trong số chúng có gắn tấm Huân chương Cờ đỏ mà Trung đoàn được nhận từ thời Nội chiến trong Lữ đoàn của Kotovski, lá thứ hai ?" Lá cờ Cận vệ mà Trung đoàn được nhận trong chiến dịch Yelets vào tháng Chạp năm 1941. Đó là lần đầu tiên trong suốt cuộc chiến tranh chúng tôi được thấy cảnh tượng như vậy ?" trên đồng rộng, giữa ban ngày trung đoàn trưởng và bộ tham mưu của mình cùng những lá cờ mở rộng đang đi về phía chiến trường. Tôi báo cáo lên trung đoàn trưởng về số phận khẩu pháo của mình. Nhóm chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình và chặn không cho bọn Đức đột phá về phía tây cho tới khi Trung đoàn đến kịp. Về sau, khi quay lại đúng con đường này, tôi trông thấy chiếc xe tăng mà mình đã bắn hạ. Viên đạn xuyên qua vỏ thép bên hông xe tăng và có lẽ đã trúng chỗ chứa đạn. Tháp pháo chiếc xe tăng bị bật qua một bên, nòng pháo của nó gục xuống thấp. Đằng sau chiếc xe tăng là những xe cộ bị bọn Đức bỏ lại. Đó là kết cục trận đánh cuối cùng của tôi.
    Dịch từ Nga sang Anh: Bair Irincheev
    Dịch từ Anh sang Việt: Lý Thế Dân
  6. bohemian

    bohemian Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Go danngoc !
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    HỒI ỨC CỦA LÍNH BỘ BINH
    VLADIMIR ZIMAKOV

    Phần 1
    Diệt xe tăng

    Tôi biết chiến tranh đã xảy ra khi thấy máy bay địch bắt đầu dội bom Smolensk, nơi chúng tôi đang sống. Đó là vào khoảng ngày 22 hay 23 tháng Sáu. Gia đình chúng tôi phải di tản. Năm 1943 tôi nhập ngũ, khi lên 18 tuổi. Ban đầu chúng tôi được đưa tới Morshansk, Tambov. Rồi chúng tôi được đưa tới huấn luyện quân sự tại doanh trại Melikess thuộc vùng Ulyanovsk. Chúng tôi được nhận đồ lót mới, nhưng quân phục thì đã cũ. Tôi đoán chúng được lấy từ những chiến sĩ ta đã hy sinh. Họ đã khâu vá cẩn thận những vết rách thủng do đạn và mảnh trái phá xuyên qua.
    Người anh em ạ, lúc đó trời rất lạnh! Chúng tôi may mắn có được áo choàng, đồ lót bằng len và bông và giầy ủng với xà cạp đủ ấm. Có lần vài tay Uzbek bị đưa tới doanh trại. Ồ, họ thật đáng thương! Họ được phép mặc áo ?okhalat? (một loại áo khoác lông cừu) dưới lớp áo choàng. Thực ra, ta không bị lạnh đâu bởi phải tập luyện và chạy rất nhiều. Có lần trong suốt mười ngày liền chúng tôi phải hành quân tới 20 cây số mỗi ngày. Họ sẽ nhồi 16 ký cát vào ba lô của anh, thế rồi anh xách lấy khẩu súng và lên đường.
    Việc huấn luyện tiếp tục từ tháng Giêng cho tới tháng Ba. Tới tháng Ba họ tập hợp chúng tôi lại và ra lệnh: ?oNhững ai có trình độ từ lớp 7 trở lên - tiến lên trước ba bước.? Tôi bước khỏi hàng, bởi đã học xong lớp 8. Nói chung, hầu hết đám tân binh chúng tôi đều là dân quê. Vài người trong số họ học đến lớp 5 hay lớp 6, phần lớn thậm chí chưa từng được đi học. Khoảng một trăm người được chọn và gửi tới trường đào tạo sĩ quan. ?oLấy vật dụng cá nhân và chuyển đi.? Lúc đó chúng tôi thì có cái gì đâu?! Một cặp đồ lót, một mẩu xà phòng đen và một cái khăn mặt. Thậm chí không ai có được cái bàn chải đánh răng - không phải là thói quen! Hãy xem trong balô lính Đức có gì. Một bàn chải răng sạch, bột đánh răng, một bánh xà phòng thế phẩm. Tất cả đều ngăn nắp, đúng theo kiểu Đức. Bánh xà phòng thế phẩm thô ráp, có lẽ được trộn cát hay thứ gì đó tương tự. Nó rất lâu mòn.
    Chúng tôi mất 3 ngày để đi từ Melikess tới thị trấn Kinel, gần Samara. Chúng tôi được phân về Trường Huấn luyện Bộ binh Kuybyshev số 3. Trường nằm cách dòng Volga khoảng 130 cây số. Chúng tôi trông giống như đám học sinh sỹ quan thời trước chiến tranh: áo len, quần bông, giầy ống cao cổ. Nếu kết thúc sáu tháng học ở đây, chúng tôi sẽ được ra mặt trận với quân hàm thiếu uý. Có biết bao nhiêu thiếu uý và trung uý bị giết ngoài mặt trận! Anh bạn ạ, chỉ một ít trong số họ là còn sống. Ngay khi vừa tới mặt trận, họ liền lọt vào kính ngắm của bọn xạ thủ bắn tỉa Đức. Chúng ta không bao giờ quan tâm tới việc che chắn ngụy trang. Sĩ quan được cấp loại sơmi khác với lính tráng, và đội mũ có lưỡi trai! Mà xạ thủ bắn tỉa Đức lại bắn rất cừ.
    Chúng tôi học được hai tháng cho tới khi trường nhận lệnh đưa lứa học viên khóa trên ra mặt trận. Không có vấn đề gì, trừ việc quân phục dành cho họ không được chuyển đến đúng hẹn. Thế là chúng tôi phải cởi quân phục của mình ra cho lớp khóa trên mặc vào. Chúng tôi được nhận lại mớ quần áo cũ của mìnhï, nhưng tới lúc này giầy ủng của chúng tôi đã mòn vẹt hết cả, thế nên chúng tôi được cấp thêm giầy vỏ cây và xà cạp trắng.
    Chúng tôi mặc chúng tiếp hai tháng cho tới khi quân phục mới được chuyển tới.
    Chúng tôi được học cả thảy ba tháng cho tới khi trường phải đóng cửa. Họ gửi chúng tôi tới Inza, nơi chúng tôi được phong hạ sĩ. Đó là một doanh trại lớn nằm giữa một cánh rừng thông. Ở đấy có những cái giường cao ghép thành ba tầng với những con chuột lớn, cỡ bằng con ngựa (cười). Lữ đoàn chúng tôi gồm những trung đoàn súng máy, pháo, xe tăng và chống tăng chuyên biệt. Tôi được chuyển tới trung đoàn chống tăng. Họ huấn luyện chúng tôi rất kỹ. Chúng tôi được học kỹ năng bắn súng trường, súng máy và tất nhiên là súng chống tăng Degtiarev và súng chống tăng Simonov. Khẩu Degtiarev giật rất mạnh vào vai. Khẩu Simonov giật yếu hơn, chứa năm viên đạn trong hộp súng và có chế độ lên đạn bán tự động. Chúng tôi bắn súng chống tăng vào những mô hình xe tăng bằng gỗ dán chuyển động. Nhắm vào đâu? Khi chúng tiến về phía ta, hãy nhắm vào lỗ quan trắc hay phía dưới tháp pháo để làm nó mắc kẹt. Bắn vào lỗ quan trắc! Cứ làm đi, nhắm vào chiếc xe tăng từ khoảng cách 500 mét. Vài người làm được nhưng tôi thì không. Tất nhiên, ta có thể bắn đứt xích nó bằng một viên đạn, nếu may mắn. Việc này chặn nó dừng lại và đám xạ thủ chống tăng hoặc pháo thủ sẽ tiêu diệt nó. Khi chiếc xe tăng chìa sườn về phía ta thì có thể ngắm vào thùng đạn của nó. Thật tuyệt! Chuyện đó sẽ gây ra một tiếng nổ lớn! Cứ như pháo hoa! Chiếc tăng sẽ tan xác, tháp xe cùng nòng pháo văng ra xa. Tuyệt vời! Lính tráng la hét, nhảy nhót, tung mũ lên trời. Đó là lần chúng tôi hạ được chiếc ?oFerdinand? của mình, nhưng đó lại là một chuyện cá biệt.
    Họ dạy chúng tôi trong ba tháng, thăng chúng tôi lon hạ sĩ và đưa chúng tôi ra mặt trận. Chúng tôi đi trên xe lửa suốt hai tháng trời. Trên đường ra mặt trận khoảng 20-30 người trong chúng tôi bị giết bởi mìn. Mọi khoảnh đất dọc tuyến đường sắt đều bị rải đầy mìn. Một tay lính thuỷ bị một quả mìn ?ocóc? cắt rời người. Làm thế nào hắn lại bị vậy? Thật ngớ ngẩn! Vài tay lính trẻ đứng gần đó đái. Hắn bảo họ: ?oXem này, nó sẽ nhảy. Tớ sẽ chụp lấy nó và nó sẽ không nổ?. Quả mìn nhảy lên và phát nổ. Hắn bị xén đứt một cánh tay và ruột xổ tung. Một người nữa chết và ba người khác bị thương.
    Chúng tôi tới thành phố Starưi Oskol và phát hiện ra cây cầu đã bị nổ tung, thế là chúng tôi bị kẹt lại. Trận Kursk vừa kết thúc từ hai tuần trước. Khi đoàn tàu chúng tôi còn phải chờ thông đường, chúng tôi được lệnh đi chôn xác chết. Chúng tôi mang xác lính xe tăng ra khỏi xe của họ, cả lính ta lẫn lính Đức. Mùi xác chết thật kinh khủng! Sau một thời gian chúng tôi đã quen được với nó, nhưng ban đầu thì thật lợm mửa. Chúng tôi không có chọn lựa nào khác. Chà, ở chỗ đấy có quá nhiều xe tăng bị nổ tung! Vài cái đâm vào nhau và dựng đứng lên. Tăng bên nào bị nhiều hơn à? Chúng tôi không đếm. Có thể là tăng của bọn Đức.
    Chúng tôi chôn cất binh lính trong những ngôi mộ tập thể. Tất nhiên, chúng tôi luôn lục túi họ để tìm giấy tờ. Nếu thấy tiền hay cái mề đay đựng ảnh, chúng tôi gửi nó về cho người thân của họ. Đôi lúc chúng tôi tìm thấy những bức thư tuyệt mệnh. Rất nhiều người chẳng có gì, không một chút giấy tờ. Xác những người lính xe tăng trông như những món đồ chơi bị cháy rụi. Làm sao chúng tôi xác định tên tuổi của họ được? Tôi không hiểu tại sao, nhưng những người như vậy xác không có mùi. Chúng tôi chôn lính Nga và lính Đức chung với nhau và chỉ viết lên mộ như sau : ?oNơi đây chôn cất một số lượng ? như thế lính Nga và một số lượng ? như thế lính Đức?.
    Nguồn:
    http://ttvnol.com/quansu/411920/trang-15.ttvn
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Cho tới năm 1944 Sư đoàn Bộ binh 22 chúng tôi thuộc Tập đoàn quân 55 vẫn chưa tham dự trận đánh nào. Chúng tôi được chuyển tới ngoại ô thành phố Korsun-Schevchenko. Chúng tôi hành quân bộ suốt gần 70 cây số giữa những đêm dài tháng Giêng. Mất khoảng hai tuần. Chúng tôi vừa đi vừa ngủ gà ngủ gật suốt ngày. Tháng Giêng năm đó thời tiết khá ấm áp. Đường xá biến thành những vũng lầy. Ta hành quân trên dải đất đen xứ Ukraina, nó cứ dính bết từng tảng lên ủng và xà cạp. Bạn cạo sạch đi rồi nó lại dính bết như cũ sau khoảng chục bước chân. Ồ, chúng tôi đã lội bộ được khá nhiều (cười lớn).
    Tôi phục vụ trong một đại đội chống tăng. Trợ thủ của tôi là Malưsev. Cậu ta là một tay cao kều người Siberia, sinh năm 1925. Chúng tôi có khẩu chống tăng loại Simonov. Ban đầu chúng tôi phải vác khẩu súng được lắp ráp hoàn chỉnh, thế rồi chỉ huy cho phép chúng tôi tháo rời nó ra. Thử tưởng tượng xem, nó nặng tới 22 ký. Ngoài ra, chúng tôi còn đem theo 200 viên đạn dành cho nó, tức thêm 28 ký nữa. Tôi cũng phải đeo một khẩu Nagan (xạ thủ số 1 có một khẩu súng lục và xạ thủ số 2 có một tiểu liên). Malưsev thì vác một khẩu tiểu liên PPSh cùng ba băng đạn, lương khô và đồ lót. Chúng tôi phải tự mình vác tất cả những thứ đó!
    ?oHalt!? (tiếng Đức: dừng lại ?" LTD) Được thôi. Trinh sát báo cáo: ?oBọn Đức ở gần đây?. Chúng tôi nhận lệânh phải đào chiến hào ngay rìa làng. Ngôi làng tên gì nhỉ? ?oKomarovka.? Làm như ghê gớm lắm vậy, ?oKomarovka!? (?oMuỗi mắt? ?" Anton Kravchenko). Trong tiếng Ukraina nó là Komarivka. Được thôi, nhưng đào chiến hào hướng nào? Hướng này, về phía ngôi làng. Chúng tôi đào chiến hào. Chiến hào bọn tôi nằm dưới một cối xay gió mái có hình móng ngựa. Mấy giờ rồi nhỉ? Đã 3 giờ rồi. Chúng tôi đào sâu thêm một chút, nhưng nước bắt đầu rỉ vào trong hào nên đành dừng lại.
    Vâng, ngay lúc đó chúng tôi gặp rắc rối. Chưa bao giờ gặp lại lần nào như thế trong suốt chiến tranh. Sự việc là cùng lúc đó bọn Đức đang lặng lẽ ngồi trong một khe núi phía sau làng. Ngay khi đám bộ binh đào xong chiến hào và ngồi nghỉ, chúng bắt đầu nã súng cối cật lực về hướng ngôi làng. Chúng có một khẩu đại liên ngay trên chiến hào chúng tôi, trên chính cái cối xay ấy. Và khẩu súng đó đang bắn thẳng vào làng. Chiến hào chúng tôi chỉ dài khoảng 5 mét, tại sao chúng không quẳng một quả lựu đạn vào đấy nhỉ? Có lẽ mấy tên đó không còn quả nào chăng? Malưsev chờ một lát rồi bảo: ?oValodka, tớ sẽ trèo lên trên ấy. Tớ sẽ khử chúng.? Cậu ta nói thêm: ?oĐưa tớ khẩu súng lục của cậu?. Tôi đưa khẩu súng lục của mình và cậu ta trèo lên. Một lát sau, tôi nghe tiếng súng bắn qua lại, của cả bọn Đức và Malưsev. ?oMalưsev chết rồi.? Tôi nghĩ. Không hề như vậy! Cậu ta quay trở ra. Đã giết xong cả hai thằng ngồi trên ấy. ?oXong rồi,? cậu ta nói, ?oTớ đã hạ chúng rồi?.
    Rồi cơn ác mộng bắt đầu. Anh bạn ạ, tối hôm đó tôi không thấy một sĩ quan nào của ta cả! Chúng tôi bắt đầu bắn bằng khẩu súng của mình. Nhưng bắn về hướng nào? Trời tối như mực! Chúng tôi cứ bắn về hướng có chớp sáng, hết khoảng 20 hay 30 viên đạn theo kiểu ấy. Về sau mới biết là ở đấy chỉ có khoảng 500 tên Đức. Chúng tôi có đến hai tiểu đoàn bố trí trong các chiến hào để chống lại chúng. Thêm vào đó, chúng tôi còn tới một tiểu đoàn dự bị. Chúng tôi là lính mới, anh biết đấy, nhưng những tay có kinh nghiệm lúc ấy cũng phải lúng túng. Rồi chúng tôi gặp một tay thượng uý. Anh ta hét, ?oNằm xuống, các cậu. Tháo khóa nòng ra và ném khẩu súng của các cậu đi.? Chúng tôi làm theo như anh ta bảo. Chúng tôi tháo nó ra và dấu trong chiến hào. Malưsev nhét cái khóa nòng vào túi rồi phủ chiếc áo telogreika của mình lên khẩu súng chống tăng. Tay sỹ quan ấy bị thương vào cả hai chân. Chúng tôi xốc nách anh ta rồi cùng chạy. Bọn Đức liên tục nã súng cối. Phần còn lại của đơn vị chúng tôi đang rút lui. Binh lính cứ ngã xuống, ngã xuống. Còn bọn Đức vẫn tiếp tục bắn. Hầu hết đám lính ta rẽ vào một cái thung lũng nhỏ để tránh đạn. Người sỹ quan nói: ?oHãy chạy thẳng lên đồi! Lên trên đồi! Đừng chui xuống cái thung lũng ấy, bây giờ mà ở đấy là bị thịt ngay!? Quả vậy. Bọn Đức chỉnh khẩu cối theo hướng ấy, thật kinh khủng. Tưởng tượng mà xem? Và rồi chúng tôi đã vượt qua đỉnh đồi. Chúng tôi ngồi bệt xuống để nghỉ. Anh ta nói: ?oHãy nghỉ một lát, tim tôi lộn lên tậïn trên cổ rồi.? Anh ấy trông còn trẻ, nhưng cả hai chân đều bị thương. May thay không trúng xương, chỉ bị vào phần mềm.
    A hà. Bình minh đã lên. Anh biết không, chúng tôi đang ngồi như thế trong đám cỏ khô cao ngập đầu thì có hai tên Đức đi ngang. Thượng úy thấy chúng trước. ?oIm lặng,? anh ta nói, ?obọn Đức đấy. Nằm xuống. Tôi sẽ bắn, để các cậu làm thì trượt mất.? Anh ta lên cò khẩu TT của mình rồi ngắm bắn. Bóp cò. Thằng Đức thứ hai bắn trả ngay lập tức. Bọn Đức được huấn luyện để bắn ngay về hướng có tiếng súng. Thượng uý hạ luôn được thằng thứ hai. Bắn liền tay. Thật là một tay có kinh nghiệm. Chúng tôi thì sợ đến chết được. Tôi còn nghĩ rằng thế là tiêu rồi. Thật ra, tất cả chỉ mới là lần đầu đối với chúng tôi.
    Vâng, chúng tôi đã rút lui. Không như chúng tôi, tiểu đoàn dự bị tiến lên, quét sạch bọn Đức, chiếm lấy ngôi làng và tiếp tục hành quân. Còn chúng tôi có hai tiểu đoàn thì lại bỏ chạy. Thế đấy. Một nửa số người chạy vào cái thung lũng đã bị giết chết. Nói ngắn gọn, chúng tôi chỉ còn lại một tiểu đoàn trong số hai tiểu đoàn ban đầu. Một tiểu đoàn có 500 người. Một đại đội gồm 125 người. Tóm lại, chúng tôi có ba đại đội bộ binh và mấy trung đội súng máy, tiểu liên và súng cối.
    Sáng hôm đó chúng tôi tới sở chỉ huy sư đoàn. Chúng tôi khiêng thượng uý tới đơn vị quân y và báo cáo lại những gì đã xảy ra trong thung lũng. Họ hứa sẽ gửi cứu thương và xe ngựa tới để vận chuyển những người sống sót. Thượng uý nói: ?oNhững chàng trai này đã cứu mạng tôi, họ phải được tặng thưởng.? Chúng tôi trả lời, ?oChính anh ấy đã cứu mạng chúng tôi.? Tất cả đều cười. ?oNhững anh chàng thiếu kinh nghiệm.? Anh ấy được đưa lên bàn mổ ngay lập tức. Họ chữa vết thương cho anh rất cẩn thận, dù không có thuốc mê. Anh ấy rất can đảm. Một anh chàng dũng cảm!
    - A hà. Bây giờ chúng tôi đi đâu đây?
    - Vũ khí của các anh đâu?
    - Đây ạ.
    - Các anh là lính gì?
    - Chúng tôi là xạ thủ chống tăng.
    - Thế súng chống tăng của các anh đâu?
    - Chúng tôi bỏ lại ở chỗ kia.
    - Quay lại lấy chúng ngay!
    Vâng, chúng tôi quay lại. Buổi sáng trời lạnh hơn và con đường đã đỡ lầy lội. Chúng tôi đi và nghe thấy những tiếng rên rỉ trong cái thung lũng! Thật khủng khiếp! Ma quỷ! Không còn ai trên đường, chúng tôi đang đi một mình. Thế là chúng tôi quay lại và tìm thấy khẩu chống tăng của mình ở nơi đã bỏ nó lại. Chúng tôi vào trong làng ?" không ai còn sống sót trong đó. Rồi một ông già xuất hiện từ một cái lán. A ha. Tôi nói: ?oBố ơi, làm thế nào bố còn sống sót được?? ?oLão không biết, các con ạ. Đám các con bắn trả bọn Đức từ trong căn nhà này suốt đêm qua.? Chúng tôi tiến lại gần hơn. Đó là đám trinh sát của trung đoàn chúng tôi. Tất cả đã bị giết. Thế đấy. Trận đánh đầu tiên của chúng tôi là vậy đấy.
    Artem Drabkin: Có khi nào các ông bắn vào bộ binh bằng súng chống tăng không?
    Đôi khi chúng tôi làm thế, nhưng thường chúng tôi dành đạn để bắn xe tăng. Nhân tiện, xin kể về một vụ như thế. Việc xảy ra trong những ngày đầu tiên của chúng tôi ngoài mặt trận. Tôi cho rằng bọn Đức đã quyết định kiểm tra xem chúng tôi sẽ xử sự thế nào dưới làn hỏa lực mạnh. Vì thế chúng tiến hành pháo kích chúng tôi bằng súng cối và đại bác. Trận pháo kích thật dữ dội, chúng tôi phải ẩn nấp để tránh mảnh đạn tận dưới đáy chiến hào. Có lẽ một quả đạn đã rơi vào chiến hào bên cạnh. Có vài người bị giết. Một cậu Uzbek bị ?ogiập?. Cậu ta nhảy khỏi chiến hào, quay qua quay lại rồi chạy về phía bọn Đức. Tiểu đoàn trưởng chạy tới, miệng hét: ?oBắn hắn đi! Bắn đi!? Anh ta chạy tới chỗ chúng tôi, gạt Malưsev sang một bên, chĩa khẩu súng chống tăng của chúng tôi về người lính ấy và bắn trúng ngay sau đầu anh ta. Khi chúng tôi chạy lên phản công, lật ngửa anh ta lên ?" khuôn mặt đã biến mất, bị vỡ tung. Quỷ tha ma bắt, viên đạn ấy nặng tới 70 gram.
    Sau đấy, chúng tôi ngồi trong chiến hào quanh Korsun suốt một tuần lễ. Đó là nơi mà chúng tôi, Malưsev và tôi, đã hạ được một chiếc Ferdinand. (Lính Nga gọi chung tất cả các loại pháo tự hành của Đức là ?oFerdinand? ?" Artem Drabkin) (?oFerdinand? là loại pháo tự hành Elephant nổi tiếng, bộ máy tuyên truyền Quốc xã sử dụng hình ảnh này để quảng cáo cho sức mạnh của Quân đội Đức ?" LTD). Vị trí chiến đấu của chúng tôi rất bất hợp lý. Bọn Đức đóng trên một điểm cao trong khi chúng tôi lại nằm dưới một khoảng trũng. Khoảng cánh giữa hai bên là 200 mét. Có một ngôi làng nằm trên đỉnh cao ấy. Một khẩu pháo tự hành nấp sau góc của một trong những căn nhà ấy. Chỉ có cái nòng pháo thò ra. Bọn quan trắc của chúng có lẽ cũng ở đấy, bởi ngay khi chúng xác định được các vị trí của chúng tôi, chiếc xe trườn tới từ sau ngôi nhà và nã đạn rất chính xác. Lính ta bị thịt dần. Mấy khẩu pháo 45mm của ta bố trí sau lưng chúng tôi, trên một đỉnh đồi. Anh xem, họ chọn một vị trí tệ thế đấy, nơi thiếu che chắn nhất. Tới lúc này, không một pháo thủ nào còn sống. Khi quay lại chỗ này, chúng tôi trông thấy hai khẩu pháo và các xác chết nằm ngay cạnh. Và họ đã bị phủ một lớp tuyết, những ngừơi lính ấy. Không có ai chôn cất cho họ. Năm chiếc T-34 bị bắn cháy ngay trước mắt chúng tôi. Chỉ một phát đạn, và thế là chấm hết. Rồi đến chiếc kế tiếp. Bọn Đức khát máu, chúng thật là những chiến binh thông minh và mạnh mẽ. Không có ai mạnh hơn chúng, ngoại trừ lũ khờ dại chúng tôi. Chúng tôi luôn chiến đấu với chúng bằng nắm đấm của mình, chạy thẳng vào chỗ nguy hiểm mà không hề quan sát trước.
    Đại đội trưởng đã gửi đi ba khẩu đội chống tăng, không ai trong bọn họ quay về. Hoặc một tên bắn tỉa diệt họ, hoặc họ nấp sau những xe tăng cháy và bị trúng đạn của khẩu pháo tự hành, tôi không rõ lắm. Chỉ huy nói: ?oTiến lên, các chàng trai, trườn xuống dưới cái xe tăng đầu tiên, đừng sợ.? Malưsev của tôi là một chàng trai dũng cảm. Chà, cậu ta là một thợ săn thực sự, một tay Siberi! Dù tôi là xạ thủ số 1, cậu ta luôn là người bắn khẩu súng chống tăng. Tôi thì không có can đảm (cười). Vâng, cậu ta đã bảo: ?oValodia, đừng lo. Chúng ta sẽ ngắm trúng nó.? Và chúng tôi mất suốt đêm để trườn tới nơi. Chúng tôi nấp dưới một trong những chiếc xe tăng đấy, và bắn, gần như ngay sát bọn Đức. Chỉ cách khoảng 150 mét tới chỗ căn nhà đấy.
    Nguồn:
    http://ttvnol.com/quansu/411920/trang-15.ttvn
    Cho tới năm 1944 Sư đoàn Bộ binh 22 chúng tôi thuộc Tập đoàn quân 55 vẫn chưa tham dự trận đánh nào. Chúng tôi được chuyển tới ngoại ô thành phố Korsun-Schevchenko. Chúng tôi hành quân bộ suốt gần 70 cây số giữa những đêm dài tháng Giêng. Mất khoảng hai tuần. Chúng tôi vừa đi vừa ngủ gà ngủ gật suốt ngày. Tháng Giêng năm đó thời tiết khá ấm áp. Đường xá biến thành những vũng lầy. Ta hành quân trên dải đất đen xứ Ukraina, nó cứ dính bết từng tảng lên ủng và xà cạp. Bạn cạo sạch đi rồi nó lại dính bết như cũ sau khoảng chục bước chân. Ồ, chúng tôi đã lội bộ được khá nhiều (cười lớn).
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Tới sáng chúng tôi bắt đầu bắn hết phát này đến phát khác. Chúng tôi bắn trúng vào bánh xe hoặc xích xe gì đó, bởi chúng tôi chẳng nhìn rõ cái gì khác. Rồi nó phát hiện ra chúng tôi và bắn trả. Úi chà chà, thật ác liệt! Cái tháp pháo trên đầu chúng tôi bị nổ tung! May mắn thay, phát đạn không bắn trúng phía dưới xe tăng, nếu không chúng tôi đã rồi đời. Tai tôi điếc đặc. Rồi nó trườn khỏi góc nhà để kết liễu chúng tôi. Tôi nghĩ: ?oThế là hết, chúng sẽ nghiền nát chúng ta.? Nhưng Malưsev vẫn bình tĩnh. Khi chiếc xe chìa sườn về phía chúng tôi, cậu ấy chĩa khẩu chống tăng ra từ dưới cái xích xe và nã luôn năm phát vào sườn nó, phát này nối tiếp phát kia. Thật là một cú ghê gớm! Chiếc Ferdinand của chúng tôi nổ tung thành từng mảnh ?" cả tháp pháo, mọi thứ!
    Trên đường về, bọn Đức bắn đạn cối trúng vào bọn tôi. Lúc đó chúng tôi đã về rất gần chiến hào của mình rồi. Những phát đạn nổ rất gần. Một phát sượt sát cạnh. Một phát khác bắn trượt phía trước. Tôi nói: ?oMalưsev, chạy mau!? Tại sao cậu ấy không làm theo nhỉ? Tôi cũng không biết nữa. Hoặc cậu ấy đã bị thương hoặc bị ù tai mất rồi. Tôi kéo mạnh chân cậu ấy, ?oĐi nào!? Tôi không nhớ điều gì xảy ra tiếp theo. Tôi chỉ tỉnh lại trong chiến hào khi đạn bắn đã ngớt. Mọi người nói: ?oMột phát đạn nổ trúng cả hai cậu?. Tôi mặc một áo giáp ở dưới chiếc telogreika và áo choàng. Anh biết không, chiếc áo choàng của tôi bị xé tung, nhưng tôi không bị một vết trầy nào. Malưsev bị xé rách chân phải. Tại sao chúng tôi không chờ tới trời tối nhỉ? Đại đội trưởng đã bảo chúng tôi, ?oHoàn thành nhiệm vụ và quay về lập tức. Bằng không, các cậu sẽ chết. Bọn Đức sẽ bò tới và giết các cậu.? Chúng tôi đem theo một khẩu súng chống tăng, một khẩu Nagan và một khẩu tiểu liên với chỉ một băng đạn. Malưsev không mang nhiều hơn, cậu ấy tin chắc mọi sự đều sẽ tốt đẹp. Tôi được nhận một phần thưởng khi kết thúc chiến tranh, huy chương ?oVì Dũng cảm?, nhờ chiến công ấy. Đúng ra, tất cả những ai từng bắn hạ xe tăng đều xứng đáng được thưởng 500 rúp và Huân chương Sao Đỏ. Tất nhiên, phần thưởng trước tiên và tuyệt nhất vẫn là ?oVì Dũng cảm? và kế tới là Huân chương Vẻ vang.
    Khi hoàng hôn xuống, hầu hết chiến sĩ đại đội chúng tôi đều đã hy sinh. Lúc khởi đầu, chúng tôi có 60 người tức 30 khẩu súng chống tăng (một đại đội chống tăng của trung đoàn). Giờ chúng tôi chỉ còn lại khoảng một chục khẩu đội. Chỉ huy trung đội cũng bị giết. Một tuần trôi qua và chúng tôi nhận được tiếp viện lấy từ những người địa phương, thuộc lứa sinh năm 1926-1927. Tất cả đều được gọi nhập ngũ và chuyển tới mặt trận. Chúng tôi gọi họ là ?osơmi đen?, do họ mặc đồ màu tối và áo khoác lính màu xám. Họ vẫn chưa được nhận quân phục.
    Rồi chúng tôi tiến xa hơn và tới trú trong những hầm trú ẩn được đám công binh đào sẵn. Họ đã làm hết sức mình, hầm được lót tới hai hay ba lớp gỗ. Tại đó tôi đã bị ?ogiập?. Khi tôi tỉnh lại, không còn ai bên trong và một góc hầm đã bị sụp. Tôi không báo cáo lại cho trạm quân y. Tôi không hiểu đó là một trận oanh kích hay do cái gì khác. Hình như kho đạn pháo của bọn Đức lúc đó đã gần cạn. Có lẽ đó là một quả bom chăng.
    Chúng tôi tiến xa hơn. Lại là hành quân đêm. Trăng sáng vằng vặc. Máy bay trinh sát của bọn Đức bay liên tục. Tất nhiên, khi ?ocái khung? ấy xuất hiện, chúng tôi nhận được lệnh ?oHalt!?. Khi bọn Đức bay đi, chúng tôi lại tiếp tục hành quân. Đây là lúc tôi nhận được một người trợ thủ mới. Chúng tôi tiếp tục đi như vậy cho tới khi cả hai rơi vào một hố bom. Nó chứa đầy nước, cao ngang mức mặt đường, và rất sâu đến nỗi đầu tôi ngập trong nước. Chúng tôi chật vật ngoi lên và được đưa tới trạm quân y. Họ kiểm tra trợ thủ của tôi, đo nhiệt độ và khám tổng quát, rồi thả ra. Tôi thì bị giữ lại. ?oBị giập.? Tôi bị đau tai và kèm theo là phát âm khó. Tôi được đưa tới bệnh viện và phải nằm đấy hai tuần. Rồi các cậu ấy bắt đầu bàn: ?oSao chúng ta phải nằm đây? Hãy đuổi theo đơn vị của mình. Ở đấy vui hơn.? Bọn tôi có sáu mống cả thảy. Chúng tôi đánh lừa y tá của mình để họ trả lại quân phục. Rồi chúng tôi nói: ?oTạm biệt nhé, Masha!? ?oĐám nhóc các anh đi đâu?? ?oTới mặt trận, đuổi theo đơn vị của mình? ?oTôi sẽ báo cáo lên trên!? ?oCứ làm đi?.
    Phỏng vấn: Artem Drabkin-Anton Kravchenko
    Dịch từ Nga sang Anh: Anton Kravchenko
    Chỉnh sửa bản tiếng Anh: Claire Fuller Martin
    Dịch từ Anh sang Việt: Lý Thế Dân
    Nguồn:
    http://ttvnol.com/quansu/411920/trang-15.ttvn
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Vladimir Zimakov
    Phần 2
    Đội trinh sát
    Lúc đó đang dịp Lễ Phục Sinh. Chúng tôi tiếp tục tiến bước và một ngày kia có mặt tại một ngôi làng. Bà chủ nhà nơi chúng tôi ở lại làm rất nhiều món ngon cho ngày lễ: khoai tây rán, mamalưga (cháo yến mạch, nấu theo kiểu Moldova). Bà ta cũng đặt lên bàn cả đùi lợn sấy, mỡ lợn muối cùng mọi thứ đồ nhắm làm từ dưa chuột và cà chua. Bà ta còn đem ra cả một chai gorilka (rượu mạnh trong tiếng Ukraina). Ôi chà chà! Thế mới là lễ chứ! Chúng tôi chưa gặp cảnh nào tuyệt như thế trong suốt hàng bao nhiêu năm trời! Chúng tôi vừa uống một ngụm nhỏ thứ rượu gorilka Ukraina ngon tuyệt đó là lăn ra ngủ tít trong hai ngày trời.
    Đã tới lúc phải tiếp tục lên đường. Bốn người trong nhóm dường như đã có một kế hoạch gì đó. Họ bảo chúng tôi: ?oCứ đi trước đi, chúng tớ sẽ bắt kịp các cậu sau.? Hai người chúng tôi rời căn nhà và đứng chờ họ ngoài đường, bởi chúng tôi cũng chẳng biết đi đâu nữa. Chúng tôi chờ mãi, chờ mãi nhưng các bạn tôi vẫn không thấy xuất hiện. Rồi có một anh chàng vận đôi giầy ống cao của Đức, cổ đeo một khẩu tiểu liên Đức đi tới. Anh ta hỏi :
    - Này, các cậu kia, thuộc sư đoàn nào thế?
    - 202.
    - À, ?oSư đoàn tụt hậu?! Hãy tới Sư 180 tham gia đội trinh sát của chúng tớ!
    - Làm sao được? Chúng tôi là xạ thủ chống tăng cơ mà!
    - Quỷ tha nó đi! Thôi bắn vào mấy cái xe tăng đi! Hãy tham gia đội trinh sát chúng tớ, chỗ chúng tớ nhiều trò vui lắm!
    Đó là cách tôi tham gia trung đội trinh sát đặc biệt số 90 của Sư đoàn 180. Tôi báo cáo lên trung đội trưởng là mình tới từ trung đội chống tăng của Trung đoàn bộ binh 645, Sư đoàn 202. Anh ta hứa sẽ báo cáo lại với họ rằng tôi đã bắt đầu phục vụ trong đơn vị của anh ta kể từ giờ phút này. Thật đơn giản.
    Bọn Đức đang cố chọc thủng chiến tuyến của quân ta ở vùng Pochaevcy-Shurzhency và sư đoàn 202 và 180 chúng tôi phải trải qua một thời gian khốn đốn. Nhưng chúng tôi cũng đã bắt bọn Đức phải trả giá đích đáng.
    Ồ! Khi chúng tôi kết thúc chiến dịch Korsun-Schevchenkovsky, ở đấy chất đống những thây người và ngựa. Thật là một cơn ác mộng! Nhất là tại một hẻm núi. Kinh khủng! Đạn Katusha bắn vào đấy, hai hoặc ba lần gì đó và trộn tung mọi thứ lên!
    Vào mùa xuân năm 1944, bọn Đức chặn đứng đợt tấn công của chúng ta ở gần Yassy (ngày nay là Iasi). Đội trinh sát chúng tôi đã xuất hiện ở ngoại ô Yassy nhưng bọn Đức đã đẩy lui chúng tôi bằng xe tăng. Chúng lấy đâu ra những cái xe tăng ấy? Dường như chúng đã bỏ lại tất cả xe cộ ở thành phố Uman và vùng ngoại ô rồi cơ mà?! Hãy xem, ngay đường sá lầy lội cũng không chặn bước được chúng! Chúng tôi thường bị dừng lại vì bùn lầy, còn chúng thì không! Hay chúng có thêm viện binh? Dù sao đi nữa, chúng cũng đã đẩy lùi chúng tôi khoảng 15 - 25 km khỏi Yassy bằng xe tăng. Chúng tôi đã phải dừng tại đó mãi cho tới tháng Tám.
    Chúng tôi thường tiến hành trinh sát mỗi ngày một cách: có hôm thì đi bộ, hôm khác lại cưỡi ngựa. Chúng tôi mặc vatnik (áo choàng lót bông vạt ngắn ?" Anton Kravchenko) và quần lót bông quanh năm suốt tháng, mặc cho đang là mùa hè hay mùa đông. Chúng bảo vệ chúng tôi khỏi mảnh đạn rất hiệu quả. Khi một mảnh đạn bay được hơn 100 mét, nó chỉ xé rách nổi lớp vải lót, không hơn. Nếu quả đạn nổ cách anh khoảng 30 thước, nó cũng sẽ chỉ làm xước da anh, thế thôi. Nhưng tất nhiên là nếu nó nổ ngay cạnh anh ?" ồ, anh bạn ạ, sẽ không có gì cứu nổi anh! Nó sẽ biến anh thành cái rây bột, dù anh có mặc gì đi nữa. Chúng tôi cũng có áo chống đạn. Chúng không nặng lắm và chỉ dày khoảng một ly rưỡi. Tôi có một cái khi còn ở trong trung đội xạ thủ chống tăng. Tất nhiên, chúng có tác dụng làm ta yên tâm hơn là thực sự hữu ích. Chúng tôi không được cấp áo choàng ngụy trang, chỉ là quân phục dã chiến bình thường. Bọn Đức thường mặc áo choàng ngụy trang tiệp màu đất. Tôi chưa từng thấy thứ nào như vậy trong quân đội ta. Do thế, chúng tôi mặc áo nguỵ trang của Đức. Đôi lúc, khi vừa trở về sau một chuyến trinh sát, chúng tôi thường nghe lính phe mình hét: ?oBọn Đức!? Và chúng tôi đáp lại, ?oNhìn lại đi, lũ ngốc! Chúng tớ đây! Chúng tớ vừa đi qua đây mà!? Chúng tôi phải quay trở về đúng chỗ chiến tuyến đã xuất phát ban đầu để không bị hạ bởi chính phe mình.
    Bọn trinh sát Đức cũng không ngốc, chúng thường bắt cóc lính ta để lấy tin tức về cách bố trí quân ta. Đám trinh sát chúng tôi học được rất nhiều từ bọn Đức. Tôi muốn nói tới cách ngụy trang, nghệ thuật chiến tranh và những mánh lới đặc biệt của chúng. Chúng là những người rất chính xác, không khi nào bắn nhiều đạn hơn cần thiết. Chỉ trừ những phát bắn trượt! Mặt khác, khi chúng xác định được vị trí tập trung quân ta, chúng không hề quan tâm tới số lượng đạn và thủ pháo. Ngay khi chúng bắt đầu nã đạn, chúng tôi phải cố gắng trườn tỏa theo mọi hướng trước khi chúng giết chết được tất cả mọi người.
    Một lần chúng tôi lọt phải ổ phục kích của bọn Đức. Chúng tôi đang trườn đi như sau: một người dẫn đầu cả nhóm và hai người khác ở hai bên. Và người đầu tiên đã lọt vào ổ phục kích. Anh ta bị giết chết. Không nghĩ ngợi lâu la, chúng tôi đưa ổ phục kích đó xuống địa ngục! Ngay lập tức, chúng bắt đầu bắn lựu đạn vào chúng tôi. Ôi Trời ơi! Thật là kinh khủng khi chúng bắt đầu bắn vào cùng một điểm từ mọi phía. Không trốn vào đâu được! Bạn phải tìm cho bằng được bất cứ cái lỗ nào để rúc đầu vào. Nhưng chúng tôi cũng phải cố thoát khỏi nơi ấy bằng bất cứ giá nào. Hai người của chúng tôi bị thương trong vụ ấy, nhưng chúng tôi đã vác được họ về. Chúng tôi không bao giờ bỏ những người chết và bị thương lại chiến trường.
    Những người được chọn vào đội trinh sát đều là những chàng trai rất tuyệt! Tôi là một tay đụt và không thể đối phó với một thằng Đức được nên luôn được bố trí trong toán cảnh giới của nhóm trinh sát. Nhưng trong nhóm trinh sát của chúng tôi có những tay rất khá! Ví dụ như hai gã trai thuộc trung đội trinh sát của trung đoàn, Fomichev và Alexandrov. Họ là những chàng trai rất thông minh. Họ có thể đi cặp cùng nhau và bắt về một tên Đức! Đấy là cả một câu chuyện. (Trong một lần chúng tôi tiến hành trinh sát) Chúng tôi đã lặng lẽ bò được một lát, cuối cùng trông thấy hai thằng lính gác Đức đang đi tới đi lui trong chiến hào. Chốc chốc chúng dừng lại để quan sát suốt dọc chiến hào. Rồi lại tiếp tục đi. Bọn chúng có một chòi canh có bố trí đại liên. Đối lại, phía chúng tôi có Fomichev và Alexandrov, những người luôn được phân công cùng đi với chúng tôi trong những nhiệm vụ đặc biệt phức tạp. Họ bảo: ?oChúng tớ sẽ lặng lẽ hạ thằng này. Cậu nào nhận nhiệm vụ hạ thằng còn lại?? Vâng, chúng tôi có những chàng trai như thế đấy. Khi bọn gác tách khỏi nhau, các chàng trai của chúng tôi sẽ hạ gục chúng trong khoảnh khắc! Hề hề! (Cười)
    Artem Drabkin: Các ông có phải trải qua khóa huấn luyện nào trong thời gian rảnh rỗi không?
    Khi chúng tôi đang phòng ngự, chúng tôi được gặp một huấn luyện viên, một viên trung uý vạm vỡ, khoảng 25 tuổi. Anh ấy dạy chúng tôi một số miếng võ ju-jitsu: miếng khóa, miếng đá hậu, cách quật ngã đối phương. Anh ấy cũng dạy cách sử dụng dao và cách đoạt dao khỏi tay đối phương. Ở đấy tôi cũng được học cách cưỡi ngựa: cách cưỡi, cách chém đứt một cành liễu (đây là bài tập của kỵ binh để học cách sử dụng gươm).
    Trung đội chúng tôi nằm dưới sự chỉ huy của một thượng sĩ. Chúng tôi đặt cho anh ta biệt danh là Kochubey (tên một anh hùng nổi tiếng thời kỳ nội chiến Nga) do bộ râu mép ấn tượng màu lúa chín và chỏm tóc trên trán anh ta. Anh ta mặc trang phục Kazak cổ truyền và đội cái mũ kubanka (loại mũ lông tròn, không vành ?" Anton Kravchenko) với cái chóp đỏ. Sư đoàn trưởng thường bảo anh ta: ?oSao anh cứ lượn lờ như một con gà trống vậy? Mặc ngay bộ quân phục vào. Chúng tôi không có những tay Kazak ở đây!? Nhưng Kochubey không thèm nghe lời ông ta. Rồi anh ta mất tích ở nơi nào đó và chúng tôi được nhận một chỉ huy mới, trung uý Petr Domozhir, người thành phố Nizhnưi Tagil, hiện là bạn tôi, sinh năm 1925. Anh ấy đã phục vụ ở độâi trinh sát trong suốt chiến tranh. Anh đã được tặng ba Huân chương Cờ Đỏ và một Huân chương Lênin. Anh ấy bị thương nặng trong một chuyến trinh sát và đã không quay lại đơn vị sau khi rời bệnh viện. Chúng tôi nghe nói lại rằng anh ấy được phong Ngôi sao Anh hùng Xô viết và chuyển về huấn luyện ở Maskva.
    Artem Drabkin: Các ông thường vượt qua chiến tuyến bao xa?
    Không xa lắm. Chúng tôi đi dọc theo chiến tuyến và lọt ra sau nó, không hơn 8 km.
    Artem Drabkin: Khi đi trinh sát các ông hay sử dụng loại vũ khí gì?
    Một khẩu tiểu liên và lựu đạn, loại ?oquả chanh? (loại F1 - LTD). Chúng tôi đem theo rất nhiều ?oquả chanh?: ba quả ở thắt lưng và khoảng mười quả trong balô. Và chúng tôi lấy càng nhiều đạn càng tốt. Chúng tôi phải đem theo rất nhiều đạn.
    Artem Drabkin: Các ông có sử dụng dao không?
    Tất nhiên, có chứ. Ban đầu tôi dùng một con dao loại thường. Nó trông thô nhưng khá sắc. Rồi trong một đợt tấn công, tôi thấy một tên Đức nằm chỏng chơ ?" một gã tóc đỏ to cao. Tất nhiên, viên đạn có thể bắn trúng tất cả mọi người, nó đâu thèm quan tâm tới chuyện người ấy cao hay thấp. Tôi thấy hắn có một con dao tốt và tôi cắt lấy nó cùng cái bao đựng dao khỏi cái thắt lưng của hắn. Khi ta phóng con dao ấy, mũi dao luôn hướng về phía trước. Nó sắc tới mức ta có thể dùng nó cạo râu được!
    Artem Drabkin: Ông đã giết được bao nhiêu lính Đức?
    Thường tôi giết chúng mà không đếm. Hãy xem, anh bắn vào hắn trong một trận đánh và thấy hắn ngã xuống. Thế nhưng làm sao anh biết được như thế là hắn đã chết hay chỉ cúi xuống ẩn nấp? Tất nhiên, đôi lần anh thấy rõ được mình đã bắn trúng hắn.
    Mắt tôi tinh lắm. Khi đi trinh sát, tôi thường làm người canh chừng. ?oValodka, quan sát cẩn thận nhé.? Tôi nhìn rõ ban đêm như một con mèo. Mục đích chính là phát hiện ra mìn. Sợi dây gài quả mìn căng rất thấp trên đám cỏ. Ngay khi bọn Đức bắn một quả pháo sáng, ta nên dừng lại và quan sát. Ồ, nó đấy, một sợi dây rất nhỏ, ngay phía trước mặt bạn!
    Artem Drabkin: Thường bọn Đức xử sự thế nào khi các ông bắt chúng?
    Chúng kháng cự lại, tất nhiên. Sức mạnh của một con người tăng gấp ba trong thời khắc nguy hiểm. Nhưng không tên Đức nào có thể thoát khỏi những anh chàng Fomichev và Alexandrov khoẻ như sói của chúng tôi! Không một ai! Không cách nào! Và vấn đề không phải ở chỗ tên Đức khoẻ như thế nào. Chúng tôi trói chúng thế nào ấy hả? Kiểu thông thường ?" bẻ quặt tay ra sau, nắm tóc kéo đầu ra sau lưng, cách ấy làm tên Đức bất tỉnh trong khoẳng khắc. Điều cốt yếu là giữ tay hắn cách xa khẩu súng và con dao.
    Artem Drabkin: Bọn Đức có cạo trọc lính của chúng không?
    Không, chúng để tóc dài bình thường, đôi khi cắt ngắn. Trên thực tế, bọn Đức là những kẻ chính xác và cẩn thận. Nhưng có đôi lần chúng tôi đã hạ được chúng một cách bất ngờ. Tôi còn nhớ chúng tôi đã nổ tung một hầm trú ẩn của chúng như thế nào. Chúng tôi tìm cách lặng lẽ tiến gần chúng. Bọn lính gác đang ngủ quên. Chúng tôi trói tay, bịt miệng chúng rồi ném cả hai qua bờ chiến hào. Rồi tay công binh của chúng tôi mở ra một lối an toàn và chúng tôi ném lựu đạn vào trong hầm. Sau đó hai người trong bọn tôi đột nhập vào hầm và nã tiểu liên dọc những cái giường tầng. Có thể còn vài thằng Đức sống sót sau đòn đó, tôi không chắc lắm. Khi chúng tôi trên đường trở về, bọn Đức bắt đầu bắn trả bằng súng cối, súng máy và phóng lựu đạn (Chúng có một loại lựu đạn có thể gắn vào nòng súng trường và phóng đi nhờ một viên đạn không có đầu. Chúng tôi cũng dùng cách đó. Quả lựu đạn bắn đi bằng cách đó có thể xa tới 50 mét). Chúng tôi chật vật mới thoát được. Lần ấy tôi bị dính một mảnh đạn vào chân. Thật may tôi lại đang mặc cái quần lót bông.
    Nguồn:
    http://ttvnol.com/quansu/411920/trang-15.ttvn

Chia sẻ trang này