1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiều quê

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi deny_me, 26/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ham_song_so_chet

    ham_song_so_chet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0

    Gió đâu ru mãi cánh chuồn
    Để bông trinh nữ tím mòn chân đê
    Bóng chiều chạng vạng im tê
    Bâng khuâng mình một lối về hoang vu​
  2. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    chiều chạng vạng của đàng ấy có màu hoa trinh nữ, rất hồn quê đó. Chiều của bọn tôi lại là cỏ may...
    Cái loài cỏ ấy vô hương, vô duyên, lại còn thêm cái tội vô dụng nữa. Vì chưa thấy ai dùng cỏ hạt vừng vào việc gì cả... Suốt kiếp sinh tử đều nguyên một kiếp cỏ. Cũng là một sự lạ của tạo hoá anh nhỉ. Nhưng cái vô dụng ở đời đôi khi lại chính là cái trời tạo ra với nhiều ý tứ nhất. Cũng như em và bao người khác, dấu ấn tuổi thơ cỏ hạt vừng ấy quan trọng đến thế nào. Thiếu cỏ hạt vừng, hồn thấy chông chênh lắm. Thiếu cỏ hạt vừng, những buổi chiều hè hay cuối thu đầu đông thành ra nhạt thếch . Và thiếu cỏ hạt vừng, ký ức của em biết lấy gì mà ghim vào đó những kỷ niệm. Thiếu cỏ hạt vừng, gió trở nên lang thang một cách vô định. Trên nền trời xanh ngăn ngắt kia, màu nhạt của cỏ thu thành một thứ ẩn ngữ của đất. Và còn lâu em mới có thể hiểu được ngôn ngữ ấy, nhưng em cảm nhận thấy được một điều rất đỗi ngọt ngào và thiêng liêng.
    Mỗi khi lòng không bình yên, em lại muốn tìm về với cỏ, thèm khát được một lần đứng trên con đê mênh mang cỏ khô và gió, để được thấy lại cảm giác nhoay nhoáy vào da thịt của những hạt cỏ chết rồi vẫn da diết với sứ mệnh sinh ra làm một ngụ ý.
    Em tin, mãi tin, cỏ hạt vừng là thứ cỏ duy nhất có hồn...
    Mai kia rồi cũng xa người
    Tôi về ngủ dưới khung trời cỏ hoa
    Có nàng xõa tóc tiên nga
    Quỳ hôn cát bụi, khóc òa trong mưa
    (Về chơi với cỏ
    Hoàng Phủ Ngọc Tường) .​
  3. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa
    Phạm Công Trứ
    Ngày xưa
    Kéo cưa lừa xẻ
    Chẳng hám cơm Vua
    Chỉ mong được thua
    Về bú tí mẹ
    Ngày xưa
    Đung đưa hoa bìm
    Lim dim hoa khế
    Sao mẹ đi chợ lâu thế?
    Ngày xưa
    Đi trốn
    Đi tìm
    Đống rơm, đống rạ
    Góc bếp, cánh cửa
    "Ú oà", " ù ập"
    Thế là ú tim
    Ngày xưa rất sâu
    Ngày xưa rất xa
    Quanh quanh bể nứơc
    Men men thềm nhà...
    Không biết mọi người cảm thấy thế nào khi đọc bài thơ này nhỉ, còn tớ, tớ thấy nhớ về những ngày xưa. Mỗi lần nghe tớ mào đầu, ngày xưa ấy...là bạn tớ bảo, mới có tuổi 22 mới có một nhúm thế này này, mà cũng bày đặt nói chuyện ngày xưa. Ơ... Tớ cứ thấy mình đứng ở tuổi, nhìn lại ngày xưa là thấy một hành trình khá dài rồi và lại không khỏi ngậm ngùi nhớ. Hồi còn ở trong khu tập thể í, trẻ con tàng tàng tuổi hoặc kém tớ xíu xíu đầy Đêm hè chẳng đứa nào chịu nổi cái sự bí bích khi phải ngồi trong nhà chật hẹp, chết dí ở cái bàn học mà chỉ muốn tót ra ngoài sân chơi trò. ú tim thì cũng phải he hé mắt để xem chúng nó ẩn ở đâu, nhưng có khi chúng ẩn ở những nơi tối quá, nên biết cũng đành chịu. Chẹp.
    [​IMG][​IMG] [​IMG][​IMG]
    Được deny_me sửa chữa / chuyển vào 17:41 ngày 07/05/2004
  4. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    Mỗi lần về thăm quê
    Thấy mình xa một bước
    Thơ buồn không viết được
    Mưa lá rụng trong lòng

  5. trannam136

    trannam136 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    2.119
    Đã được thích:
    0
    "...Tà dương, khuất trong sương là mỗi lần ngóng chờ.
    Nhìn theo phía chân mây đợi chuyến xe xưa về chưa ..."
  6. CaMuoi

    CaMuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Tôi vừa đọc một câu chuyện, ngẫm thấy nhiều cái hay. Không biết post vào đâu, thấy Chiều Quê của nhà bác Deny_me gần nhất nên đến tá túc một tý, hy vọng bác không deny
    http://ngoisao.net/News/Truyen-hay/2004/05/3B9ACE18/
    Cưới chợ
    Y Ban
    Tôi sinh ra ở một vùng quê. Cả tuổi thơ của tôi gắn bó với chiếc cầu ao, thửa ruộng và những cây đa. Chiếc cầu ao có phiến đá xanh. Những khi mưa rào tôm càng bò lên phiến đá, nhảy vũ điệu tôm mê li? Tôi ngồi thật yên lặng để xem chúng múa.
    Tháng 7 mưa rào. Những thửa ruộng đã được cày bừa, nước sâm sấp. Chúng tôi rủ nhau đi bắt cua bóng. Bữa canh cua mẹ nấu làm sáng bừng các khuôn mặt trong bữa ăn. Cha vui vẻ kể chuyện ngày xưa, mấy đứa em líu tíu.
    Khi lên 10 tuổi tôi mới có khái niệm về chợ. ấy là do tôi được theo mẹ đi hai lần. Một lần khi tiết trời đã sang thu, nắng trong veo. Chợ họp dưới những gốc chay già. Những người bán hàng ngồi dưới những tán chay. Nắng chiếu qua vòm lá thả những quả bóng tròn trong veo làm mặt người rạng rỡ. Bên cạnh chợ là khoảng đất trống, những cây dứa dại mọc tốt um. Nắng chiếu lấp lóa trên những lá dứa. Phản lại là một màu xanh êm ả đến gây lòng.
    Lần thứ 2 vào giáp tết, chợ họp trong sương lạnh. Mỗi lần nói như phả ra một làn khói, những vòng tay như cố thu nhỏ lại trên miệng thúng, miệng rổ.
    Rồi bẵng đi, tôi không còn nhớ có còn theo mẹ đi chợ lần nào nữa không? Cho đến cái ngày hôm ấy cả làng tôi tưng bừng kéo nhau đi cưới chợ. Lũ trẻ con chúng tôi cũng rồng rắn nhau đi. Chúng tôi đi men theo đường làng, nghỉ chân dưới bóng hai cây gạo mọc giữa đồng. Rồi đi một thôi nữa mới đến chợ. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy cảnh nhộn nhịp, vui vẻ đến vậy. Trên một khoảng đất rất rộng, người ta lát gạch đỏ. Từng nhóm hàng ngồi gần nhau. Chỗ này toàn rau, chỗ kia hàng xén? Đặc biệt, có những gian nhà nhỏ, ở đó tỏa ra những mùi thơm nức. Tôi thấy lũ trẻ cứ đứng xúm vào ở các ô cửa để ngó vào trong. Tôi cũng lại gần một ô cửa, nắm chặt trấn song để ngó vào. Trong đó có một cái bếp to, có nồi nước sôi sùng sục. Trên bàn có chiếc thớt và một con dao to. Người ta thái, người ta đập chí chát? Những gương mặt ngồi trước cái bát bốc khói có vẻ hỉ hả. Tôi nghe rõ một tiếng nuốt nước bọt của thằng bé đứng bên cạnh. Tôi cũng không ghìm được nuốt nước bọt đến ục.
    Tối đấy về nhà cha tôi vừa cười vừa hỏi:
    - Hôm nay đi cưới chợ ăn phở ngó có ngon không?
    - Nhưng con có được ăn đâu mà. Bố ơi, đấy gọi là phở "ngó" à bố. Nó có giống với ngó cần, ngó sen không?
    - Phở "ngó" ngon tuyệt trần nhé. Bố nghĩ là con được ăn rồi chứ.
    - Chưa, con chưa được ăn mà. Khi nào bố cho con ăn phở "ngó" nhé.
    Từ đồng đất quê nhà quanh năm chỉ trồng được cày lúa cày khoai. Mái trường đình làng cũng chỉ dạy cho đứa trẻ biết đọc biết viết rồi về cày ruộng. Bỗng nảy nòi ra tôi, một đứa trẻ học hành giỏi giang. Tôi học hết trường đình, ra trường xã rồi lên trường huyện. Tôi học một lèo, năm nào cũng được mấy bằng khen. Khi học xong phổ thông tôi được đi học nước ngoài.
    Tôi về quê một tháng đề nghị trước khi đi học nước ngoài. Năm ấy tôi 18 tuổi. Từ cái buổi cưới chợ ấy đến khi tôi 18 tuổi, thế giới của tôi chỉ là những trang sách. Nay tôi nhận ra xung quanh có biết bao điều kỳ lạ. Nhưng điều hấp dẫn tôi nhất là anh trai cày nhà bên. Hồi bé chúng tôi chia vui vẻ với nhau. Rồi tôi cứ học hành lên cao. Còn anh trai cày về đi cày. Chúng tôi đã làm quen lại với nhau ở cầu ao làng khi anh đi cày về xuống rửa chân còn tôi đi giặt áo cho mẹ. Anh bảo tôi:
    - Tay học trò mà cũng biết vò áo gụ à?
    Tôi vênh mặt:
    - Đây còn biết cày nữa cơ.
    - Thật không?
    - Chứ không à?
    - Thế mai ra đồng nhé.
    Tất nhiên là tôi không thể biết cày được. Nhưng trưa mai tôi đã giành phần đem cơm ra đồng cho cha đang đi cày. Cha tôi và anh đang ngồi nghỉ dưới bóng cây gạo. Ăn cơm xong cha tôi ngả mình dưới gốc cây, úp cái nón mê lên mặt gáy khò khò. Tôi với anh ngồi nói chuyện:
    - Ngân kể chuyện đi học đi?
    - Chuyện đi học ư? Kể chuyện không học bài bị thày giáo phạt nhé.
    - Vậy anh kể chuyện đi cày đi.
    - Chuyện đi cày có gì mà kể. Ngân có nghe chuyện ma không? Ngân có nhớ cây đa ở giếng làng không? Đấy. Một đêm trời nóng lắm tôi dậy ra giếng làng để tắm. Từ xa nhìn thấy có một cái võng đang đu đưa mắc ở những rễ đa. Vừa đưa võng vừa hát ru con. Tôi mới thấy lạ chạy lại xem thì không còn thấy gì nữa. Thì ra ma nó mắc võng ru con đấy.
    - Thế anh không sợ à?
    - Sợ gì chứ. Tôi còn trêu cả ma nữa đấy.
    - Anh trêu ma thế nào?
    - Tối nay ăn cơm xong, Ngân ra ngõ tôi sẽ chờ Ngân ở đấy, tôi chỉ cho mà xem.
    Tối ấy anh trai cày đã thủ sẵn hai củ khoai nướng chờ tôi ở ngõ. Tôi vừa ăn khoai vừa bảo anh kể chuyện trêu ma như thế nào? Anh ậm ừ không nói gì. Sau anh mới nói thật anh chưa bao giờ trêu ma cả. Thế là tôi trở về.
    Nhưng không hiểu sao tôi rất thích ở cạnh anh. Mặc dù anh chẳng có chuyện gì để kể cả. Những chuyện về đồng ruộng anh kể veo là hết. Rồi cuối cùng tôi cũng cùng anh ngồi dưới chân gốc rơm. Anh nắm chặt tay tôi run rẩy:
    - Ngân đã biết yêu chưa?
    - Yêu như thế nào?
    - Nghĩa là? yêu ấy mà.
    - Là như thế nào cơ?
    Đột ngột anh ôm chặt lấy đầu tôi kéo áp vào ngực anh. Tôi cố vùng vẫy để thoát khỏi nhưng không được. Và tôi đã nghe thấy tiếng tim anh đập âm vang trong ***g ngực. Và tôi đã cảm nhận được một tấm ngực đàn ông rắn chắc và trinh nguyên.
    Tôi đi ra nước ngoài học tập. Tôi học miệt mài, học đến khô đét cả thời con gái. Trong đầu óc tôi luôn hiển hiện các khái niệm nhưng lại không có khái niệm nào là thì yêu của con gái. Học xong đại học, tôi học tiếp tiến sĩ. Cầm tấm bằng tiến sỹ trong tay tôi được một tổ chức quốc tế mời làm việc. Khi không còn bận rộn nữa, có những phút được sống với chính mình, tôi thèm khát yêu đương. Và anh trai cày luôn là nhân vật chính trong thứ tình cảm đó của tôi. Sự tưởng tượng của tôi đã chắp thêm cho anh hình bóng. Từ giọng nói của anh tôi chắp thành lời thơ. Từ vòng tay ôm của anh thành một nụ hôn nóng bỏng. Từ vồng ngực của anh thành một người đàn ông cường tráng và nồng thắm? Anh đã lấp vào khoảng trống cô đơn của tôi. Anh đã lấp đầy vào giấc ngủ khắc khoải của tôi. Tôi luôn tưởng tượng ra sự gặp gỡ đầy lãng mạn với anh. Tôi không tin trời lắm nhưng tôi cần trời hãy dành riêng anh cho tôi.
    Sau 20 năm tôi trở về nước, trong phái đoàn đi khảo sát văn hóa truyền thống. Thật trớ trêu, là người Việt Nam tôi lại trong phái đoàn của nước ngoài đi khảo sát văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Cũng phải thôi, 20 năm tôi đã đủ là người mất gốc rồi. Tôi có thể biện minh gì cho mình đây? 5 năm học đại học ở nước ngoài, tôi là niềm tự hào của cha mẹ, dòng họ, 3 năm là tiến sĩ. Tôi là niềm tự hào của cả xã, cả huyện. Sau 8 năm đấy, bằng bất cứ giá nào tôi phải trở về chứ. Dứt khoát, tôi phải trở về bằng xương bằng thịt chứ không phải bằng những đồng đôla. Nhưng tôi đã không trở về c hỉ vì một suy nghĩ nông cạn: quê tôi nghèo lắm, những đồng đôla kia sẽ bớt cái nghèo phần nào. 12 năm xa quê cha tôi ốm nặng. Mẹ và các anh chị em đánh điện tới tấp nhắc tôi về. Tôi gửi hết những đồng đôla dành dụm được về để cho cha đi bệnh viện. Bức điện cuối cùng mẹ tôi bảo: cha mất rồi. Ông ấy đi không đành vì chưa gặp được mặt con lần cuối. Tôi khóc vò từ nay không còn cha nữa.
    Về nước, tôi đã được các ban ngành đón tiếp thịnh soạn. Những vốn ít ỏi của một người Việt, sống 18 năm trên đất Việt lại vùi dầu vào đèn sách đã tiếp thu được mấy về văn hóa đâu, bỗng chốc tôi trở thành chuyên gia. Người ta đề cao những kế hoạch của tôi. Người ta bảo tôi rất chu đáo và hiểu biết.
    Vì cái sự được đề cao đó nên tôi cố phải nặn óc để nhớ cho ra một cái nét văn hóa truyền thống nào đấy mà tôi đã từng dược sờ mó thấy. Tôi bảo: cưới chợ. Người ta ồ lên - Chao ôi, ngày ấy năm nào chị còn nhớ được cưới chợ cơ à?
    - Đấy, cái văn hóa truyền thống không được bảo tồn là mai một hết. Bây giờ cứ gọi là khánh thành chợ. à, sắp tới ở một xã sâu trong huyện xây xong một cái chợ mới. Tôi sẽ bảo họ "cưới chợ" để cho chị và các bác tây trong đình xem.
    20 năm, tôi trở về nhà tôi thành xa lạ rồi. Mẹ tôi còn khoẻ mạnh và minh mẫn lắm. Bà nhìn tôi thờ ơ và lạ lẫm. Chỉ có mấy đứa cháu, khi tôi đi nó chưa ra đời thì xoắn xuýt quanh tôi. Chúng hỏi tôi rất nhiều về nước ngoài và nhữgn đồng tiền đô.
    Thực lòng, quê hương là chờ mong mạnh nhất trong tâm hồn tôi. 20 năm, tôi luôn đau đáu nhớ về nó. Tôi nhớ rất rõ 2 cây gạo trồng trên bờ ruộng. Một cây ven bờ mương, cha hay ngồi nghỉ giữa buổi cày. Tôi nhớ như in cái cầu ao bằng phiến đá xanh sau nhà. Tôi nhớ cây na bà trồng cạnh bể nước. Và mùi ổi chín luôn thoảng về trong trí nhớ của tôi. Tôi nhớ cái lược mau mẹ băm vào da đầu tôi đau rát mỗi khi chải chấy? Từng ấy nỗi nhớ đã làm khô dần nước mắt của tôi.
    Mẹ đón tôi hờ hững, tôi đau quặn lòng. Bao lần nghĩ, đêm đầu tiên về quê tôi sẽ ôm lưng mẹ ngủ. Nhưng đêm đầu tiên về quê mẹ mắc chiếc màn tuyn mới trên chiếc giường tày kề giữa nhàvà bảo tôi nằm ngủ ở đấy. Trong buồng mẹ vẫn nằm chiếc màn nhuộm gụ. Tôi trằn trọc với giấc ngủ. Nửa đêm thấy mẹ dậy thắp hương. Mẹ khóc, rồi mẹ lầm rầm khấn:
    - Ông ơi, ông yên lòng nghỉ nhé. Nó xa lạ lắm rồi ông ạ. Trước lúc ra đi ông đã mấy lần không nhắm được mắt, cứ hỏi: Nó về chưa? Nó quên mất hết rồi ông ạ. Rằng: Nghĩa tử là nghĩa tận. Nó tưởng rằng chỉ có người sống là biết nhớ, biết thương. Còn người chết là không biết gì. Nó đâu biết cha nó đến chết rồi còn mang nỗi nhớ, thương nó. Chết mà chẳng yên lòng. Thôi, nó về rồi đấy. Ông yên lòng ông nhé.
    Nghe mẹ khấn nước mắt tôi chảy dài trên gối. Tôi cũng thầm khóc cha: - Cha ơi, cha tha thứ cho con. Con đầu xanh tuổi trẻ không biết gì. Nay con về, con có lớn mà đâu có khôn. Cô con gái đất Việt 18 tuổi ấy vẫn là con đấy thôi.
    Tôi nhìn lên bàn thờ, thấy que hương mẹ cắm cháy sáng bùng lên. Nhìn lên ảnh cha thấy như cha đang cười. Lại thấy như có ai đang vuốt tóc mình. Rồi thấy lòng thanh thản lạ. Thiếp vào giấc ngủ.
    Y hẹn, một ông ở Ban văn hóa dẫn chúng tôi đi xem cưới chợ. Vùng quê này cũng giống như vùng quê tôi ngày xưa, còn hoang vu lắm. Lũ trẻ con chạy chân trần, quần áo, cái cốc, cái rách hở cả da bụng. Chợ được xây ở giữa khoảng đất trống. Có khác cái chợ ngày xưa là láng ximăng những mái nhà lợp bằng prôximăng. Những hàng rau, hàng cá, hàng tôm, hàng dao, kéo? hàng con giống con má. Tôi đi giữa các hàng để mong ước gặp lại tuổi thơ của mình. Lũ trẻ con cũng tung tăng chạy giữa các hàng. Bỗng một mùi thơm thu hút tôi. Mùi của quá khứ ư? Không, tôi đã quen với mùi này. Mùi phở bò. Tôi đã nhìn thấy một dãy nhà nho nhỏ tỏa ra cái mùi thơm ấy. Tôi cũng đã thấy lũ trẻ con đang đứng ép nhau vào cái cửa sổ nhỏ nhìn vào. Tôi bật cười: Phở ngó. Phở, đến khi tôi đi Tây học cha mới giải thích cho tôi: Phở ngó và bánh phỉnh là thế nào. Đứng ngó vào mà nhìn người ta ăn phở là phở ngó. Còn được người ta khen nịnh cho mấy câu là bánh phỉnh. Tôi cũng đứng cùng với đám trẻ con để "ăn" phở ngó. Trong kia chỉ có khoảng 4, 5 người đàn ông đang ăn phở. Không hiểu cố tình hay hữu ý người ta cứ quay mặt vào tường để ăn chứ không quay mặt ra cửa sổ. Tôi đang vơ vẩn nghĩ tại sao thế thì đột nhiên nghe tiếng kêu: - ối chết ròi, ông kia làm sao vậy?
    Một người đang ăn quay mặt vào tường ngã ra trên ghế băng. Chủ quán cùng mấy người ăn đổ xô vào chỗ người ngã. Tôi cũng chạy vào xem sao. Người ngã mặt tím, môi tái nhợt. Bát phở người đó ăn đã hết nhưng vẫn còn bốc khói. Một người nói: - Hô hấp nhân tạo đi, chắc là chết nghẹn đấy.
    Người ta khiêng người đàn ông để nằm xuống đất. Một người đàn ông quãng độ hơn 40 tuổi gày gò, đen sạm. Một người bóp miệng người bị nạn thổi. Một người ấn tay đè lên ngực. Một người hô to:
    - Chủ quán ơi xem có trạm y tế gần đây không? Chắc anh ta chếtmất.
    Bọn trẻ con bắt đầu túa vào đầy phòng. Trong đám có 2 đứa trẻ bỗng khóc ầm lên:
    - Bố ơi, bố ơi, bố bị làm sao thế kia hả bố. Bố bảo: bao giờ cưới chợ bố cho đi xem. Cưới chợ có phở bò, ăn hay chết nghẹn lắm. Nhưng ăn phở ngó thì không việc gì đâu. Sao bố không ăn phở ngó ấy. Bố hay bị chết nghẹn mà. Bố ơi, bố tỉnh dậy đi.
    Tôi rưng rưng nước mắt khóc theo lũ trẻ. Trước khi quay ra tôi nhìn người đàn ông bị nạn một lần nữa. Cúc áo ngực anh ta bị bung ra hết để hở một cái bớt màu đỏ đập toé vào mắt tôi. Tôi luống cuống ôm thằng bé đang khóc hờ bố hỏi:
    - Bố cháu tên là gì?
    - Bố cháu tên là Chạc.
    Trời ơi, đây có phải là Chạc, chàng thợ cày của tôi không?
    Tôi đờ đẫn rút ví vét hết những đồng tiền trong đó dúi vào tay thằng bé. Tiền, lại tiền. Tiền bây giờ còn có ích gì nữa không? Rồi tôi đi như chạy ra khỏi cái chợ đang cưới.
    Tôi ngửa mặt than trời: Trời ơi sao ông ác thế. Cuộc đời ai cũng có một bệ thờ, một điều thiêng. Sao ông nỡ đập bể bệ thờ của tôi như thế. Tôi sẽ sống nữa thế nào đây?
    Trời trên kia tít mắt nhìn tôi: Chỉ vì đồng tiền của cô đến không đúng lúc thôi. Nếu trước đó 10 phút cô cho những đứa trẻ kia tiền để chúng ăn phở bò chứ không phải phở ngó. Khi đó cha chúng sẽ không phải vừa ăn và sợ con đến nỗi nuốt vội vàng như thế để chết nghẹn.
    Cô, cô đã hiểu thế nào là cuộc đời, văn hóa và đồng tiền chưa?
  7. _____

    _____ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0

    Từ bao đời nay, mỗi người Việt đều coi mái đình, cây đa như một biểu tượng của làng quê truyền thống. Y'' nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Không phải ngẫu nhiên mà những bậc cao niên, những người đã có nhiều thành tựu ở một lĩnh vực nào đó thường được đồng nghiệp và xã hội coi là "cây đa, cây đề", biểu tượng cho sức làm việc quên mình, dẻo dai, cho sự tích lũy kiến thức phong phú.
    Cũng với ý nghĩa trường tồn ấy, cây đa xuất hiện trong ca dao như một nhân chứng của thời gian, chứng kiến những sự đổi thay của con người, của đất trời, đôi khi là cả một vòng đời người.
    TrZm nZm dầu lỗi hẹn hò
    Cây đa bến cũ con đò khác đưa.
    Cây đa cũ, bến đò xưa
    Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ
    Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ thường ở đầu làng, cuối làng, giữa làng và ở bên cạnh các di tích. Cuộc sống sinh hoạt của làng diễn ra sôi động xung quanh gốc đa. Với người dân quê, gốc đa là nơi bình đẳng nhất, không có sự phân biệt ngôi thứ.
    Không tiền ngồi gốc cây đa
    Có tiền thì hãy lân la vào hàng
    Gốc đa là nơi trẻ nhỏ nô đùa, thỏa thích nhặt búp, hái lá, chơi những trò chơi dân gian. Gốc đa cũng là nơi dân làng ngồi nghỉ chân sau những giờ lao động mệt nhọc, trước khi về làng hoặc đi khỏi làng. Gốc đa còn là nơi hẹn hò của trai gái:
    Em đang dệt vải quay tơ
    Bỗng đâu có khách đưa thơ tới nhà
    Hẹn giờ ra gốc cây đa
    Phượng hoàng chả thấy thấy gà buồn sao.
    Không chỉ có vậy, cây đa làng Việt còn là biểu tượng tâm linh của con người. Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều vị trí khác nhau nhưng hầu như nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đình chùa. Tục ngữ có câu:
    "Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề"
    Hay:
    "Cây thị có ma, cây đa có thần"
    Cây đa xanh tốt tỏa bóng làm cho các di tích trở nên linh thiêng hơn, con người khi bước đến di tích cũng cảm thấy được thư thái hòa đồng hơn với thiên nhiên. Cây đa được coi là nơi ngự trị của các thần linh dân dã và các linh hồn bơ vơ. Cây đa nào càng già cỗi, càng xù xì, rậm rạp thì càng gắn bó với thần linh. Gốc đa ở các di tích thường được dân chúng thắp hương chung để tỏ lòng tôn kính các vị thần linh dân dã hoặc cầu cho những linh hồn bơ vơ về nương nhờ lộc Phật không đi lang thang quấy nhiễu dân làng.
    Như vậy, cây đa luôn là biểu tượng đẹp với hầu hết các ý nghĩa chuẩn mực của biểu tượng: vừa hiện hữu, vừa tiềm ẩn, huyền bí, vừa mang hơi thở cuộc sống, vừa mang đậm yếu tố tâm linh. Phải chZng chính sự kết hợp này đã tạo nên biểu tượng cây đa có sức sống bền lâu trong vZn học dân gian, vZn thơ bác học và trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam.
    Thu Hương (Sắc màu văn hoá)
  8. xopowo

    xopowo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2004
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
    Đọc những bài viết trên thấy nhớ quê hương quá, cám ơn mọi ng đã cho mình hiểu hơn về quê hưong ha.
    Mình cũng vậy mỗi lần về que hương thích lắm, ko khí trong lành, mát mẻ, ko có mùi khói xe máy, ô tô bốc ra như ở HN. Người thái bìh mình cũng thích..........Nói chung mình yêu TB
  9. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    chiều nọ được ở nhà nội, lại chơi trò ngày xưa
    Chong chóng
    ( cho tuổi thơ)
    Vẫn mãi xoay giữa gió chiều đồng nội
    Chong chóng diệu kỳ, xoay mãi những ước mơ
    Chiếc cặp sách ngày nào tung tăng
    Giấu hồn nhiên chóng chóng tuổi dại khờ
    Con gái làm chong chóng bằng hoa
    Đính nơ xanh vương trên làn tóc
    Chong chóng xoay mù trên con đường đi học
    Tiếng cười đùa, giục bước chân nhanh
    Con trai từ những tán dừa xanh
    Tay thoăn thoắt dệt ước mơ bé nhỏ
    Chiều tan trường đường làng quê lộng gió
    Chong chóng bay vù trong ánh mắt hân hoan
    Xa rồi nhé, một thủa dỗi hờn
    Chong chóng vẫn xoay giữa gió chiều đồng nội
    Ngày xưa ơi chẳng bao giờ ngóng đợi
    Ước mơ ngày nào theo chong chóng bay cao...
  10. ngan_cach

    ngan_cach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Góp vui với mọi người nhé.
    Hương quê
    Hôm con đi lúa đồng đang rộ chín
    Hương lúa chiều như quyện lấy hồn con
    Bao năm qua lăn lộn với phố phường
    Con vẫn nhớ một mùi hương lúa mới!...​

Chia sẻ trang này