1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiều tang thương trên đầu nguồn sông Thu Bồn

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi YeuAoTrang, 22/05/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. YeuAoTrang

    YeuAoTrang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/01/2002
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Chiều tang thương trên đầu nguồn sông Thu Bồn

    Chiều tang thương trên đầu nguồn sông Thu Bồn

    (22/5/2003)

    Lúc l7h ngày 19/5, chuyến đò cuối cùng của ông Võ Nghĩnh (81 tuổi) xuất bến sau cơn mưa chiều đưa 39 em học sinh Trường trung học cơ sở Quế Trung vuợt ghềnh Đá Bát tại bến đò Cà Tang (đầu nguồn sông Thư Bồn, thuộc xã Quế Trung, huyện Quế Sơn trở về nhà. Khi con đò nhỏ cách bờ 15m, do nước xoáy chảy xiết đã làm con đò lật úp, cả 39 học sinh trên chuyến đò đều bị văng xuống sông. Những người có mặt đã kịp thời cứu sống 21 em, còn 18 em bị dòng nước cuốn chìm không kịp cứu. Trong đó có 10 em nữ, 8 em nam học sinh lớp 7 và lớp 8...

    Vượt gần 90km, tôi về làng Nông Sơn bên bờ sông Thu Bồn sau thảm trạng lật ghe làm chết 18 học sinh chiều ngày 19/5. Cả làng Nông Sơn phủ một màu tang tóc, không trống chiêng, những gương mặt đau buồn của cha mẹ và hàng xóm không còn nước mắt để khóc cho 18 sinh linh bé bỏng nằm im như đang ngủ. Cả 18 em học sinh thiệt mạng đều là con em của công nhân mỏ than Nông Sơn khó nghèo, đang ở tạm trong những căn nhà tập thể cấp 4 ẩn mình sau dãy núi.

    Anh Ngô Đình Long, trưởng Công an xã Quế Trung, kể lại: "Trên đường trở về nhà, nghe mọi người kêu cứu, tôi tức tốc chạy đến bến đò, thấy mọi người đang tìm kiếm giữa dòng sông chảy xiết vì mưa mới vừa dứt. Khu vực ghềnh Đá Bát nước xoáy nên không cuốn trôi, mà tất cả xác 18 em đều bị nước nhận chìm dưới lòng sông sâu 15-18m. Sau khi cứu sống được 21 em, tôi tiếp tục huy động thêm người trên bờ dùng lưới quét đánh cá và thép gai cột cây mò vớt các em. Đến 1h sáng 20/5 mới tìm vớt được xác em cuối cùng".

    Còn vợ chồng anh Ngô Văn Thái và chị Nguyễn Thị Đào đang đánh cá gần đó nghe kêu cứu đã tức tốc bỏ lưới bơi xuồng lại khu vực gặp nạn để cứu các em. Anh Thái kể: "Tôi đánh cá gần đó khoảng 300m, thấy ghe lật tôi và vợ bỏ lưới bơi lại nhưng ghe tôi nhỏ quá, lại gặp nước xoáy nên chỉ cứu được sáu em. Lúc đó mọi người hoảng loạn cả lên vì số lượng các em đông quá, nước lại xoáy mạnh, cũng may tôi ôm mái chèo vượt được vòng xoáy chứ không cũng bị lật...". Ngồi kể lại mà gương mặt vợ chồng anh Thái vẫn chưa hết bàng hoàng khi tận mắt chứng kiến cảnh tang thương.

    Ông Lê Phước Thảo, chủ tịch UBND xã Quế Trung, đưa tôi đi thăm từng nhà các em gặp nạn rồi kề: "Mấy năm ni tui khăn gói hết lên tỉnh về huyện cố chạy xin cho được cây cầu treo nhỏ bắc qua sông để các cháu đi học khỏi phải qua đò nhưng không được, nếu có cầu thì có lẽ không có thảm cảnh thương tâm ni... Năm mô ở khu vực này cũng có 1 - 2 người chết vì lật ghe" và ông gạt nước mắt. Tôi hiểu nỗi lòng ông khi nhìn 18 em học sinh đang nằm im bất động. Trong căn nhà tập thể cấp 4, cả hai chị em Nguyễn Thị Thanh Huyền cùng em gái của mình ôm xác đứa em Nguyễn Đức Thoại, học lớp 7, khóc nức nở. Những người hàng xóm kể lại ở nhà chỉ có ba chị em, còn mẹ phải đi nuôi ba bị tai nạn ngoài Đà Nẵng hơn một tháng nay, cảnh gia đình túng bấn. Khi nghe tin báo chị phải để chồng vừa mới phẫu thuật cắt bỏ chân đang nằm ở phòng hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng mà trở về. Không còn nước mắt, chị ngồi đờ đẫn bên bậc cửa.

    Nhà kế bên, chị Hồ Thị Tường ngồi bất động bên xác con trai Nguyễn Văn Linh, học lớp 8/2, dường như chị không còn nước mắt để khóc con. Với chị và những người hàng xóm trong khu tập thể này đây là nỗi đau quá lớn, không ai nói với ai lời nào, bởi nhìn vào từng gia cảnh ai cũng thấy xót thương. Chị Tường vừa ly dị chồng cách đây hai tháng, cháu Linh ở với chị. "Tui cứ nghĩ ở vậy nuôi con, ai ngờ ông trời không thương..." - chị Tường nấc lên đau đớn. Tôi không dám hỏi thêm bởi nỗi đau của các gia đình và bà con làng Nông Sơn quá lớn. Còn ông Trịnh Quang Trung, 70 tuổi, có hai đứa cháu nội và ngoại bị nạn, đang vật vã nấc nghẹn không thành lời.

    Xí nghiệp khai thác than Nông Sơn thì đã có 18 hộ có con bị nạn. Có em là con một trong gia đình. Tôi đến từng dãy nhà tập thể, nơi đâu cũng một màu tang tóc, dường như mọi người không còn nước mắt để khóc. Ngay bên vệ đường vào các khu tập thể anh chị em công nhân đang lo phơi cát và chuẩn bị đưa các em đi, không ai nói với nhau lời nào, tất cả đều im lặng.

    Cả 21 em thoát chết trong buổi chiều ấy, khi tôi gặp nét mặt các em vẫn chưa hết nỗi lo sợ. Em Nguyễn Trung Hậu, học lớp 7/1, một trong những em được cứu sống, cứ quấn quýt bên mẹ không rời nửa bước và bảo em sẽ không bao giờ đi học nữa vì sợ qua đò... Cô giáo chủ nhiệm lớp 7/1 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh bật khóc khi tôi hỏi thăm chuyện các em. Cô gạt nước mắt nói: "Cả lớp tôi chủ nhiệm có 38 em thì 9 em thiệt mạng trên chuyến đò chiều 19/5, đau lắm anh ạ. Chỉ còn một ngày nữa là kết thúc năm học, cả lớp đang chuẩn bị liên hoan vào ngày 20/5, nhìn em nào cũng hớn hở, nào ngờ..." và cô khóc!

    Rời làng Nông Sơn, tôi tìm về UBND xã Quế Trung gặp ông Võ Nghĩnh, đang tá túc tại uỷ ban vì sợ nỗi đau quá lớn của người thân các cháu có thể dẫn đến điều không hay... Tôi nhìn lên bàn, đĩa cơm cô hàng quán mang vào cho ông ăn bữa trưa nhưng ông không hề động đến. Ông nằm co quắp trên chiếc chõng tre. Ông kể cả đời sống trên sông nước chèo đò đưa khách trên đoạn sông này chưa bao giờ xảy ra một sơ suất nào, thế mà những ngày gần cuối đời ông lại làm chết 18 đứa trẻ. Ông bảo: "Tại răng không để tui chết thay cho mấy đứa nhỏ, ông trời ác quá" rồi ông bật khóc...
  2. kitty_cantho

    kitty_cantho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    949
    Đã được thích:
    0
    ko có nỗi đau nào bằng,xin chia buồn cùng gia đình các em nhỏ ấy
    vẫn biết yêu người ko lối thoát nhưng tình em nơi đây sẽ trao về anh suốt đời

Chia sẻ trang này