1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

chim cánh cụt -em hỏi

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi rendezvous, 11/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rendezvous

    rendezvous Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    0
    chim cánh cụt -em hỏi

    Sau gấu trắng thì loài vật nào là kẻ thù nguy hiểm nhất của chim cánh cụt ở Nam cực?
  2. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Em có nhầm lẫn không? hay là tôi nhầm lẫn? gấu trắng sống ở bắc cực, còn chim cánh cụt sống ở Nam cực? Hai ông bà này là kẻ thù của nhau à?
    Một tài liệu tôi đọc hồi bé tí nói rằng chim cánh cụt không có kẻ thù, do vùng nam cực quá lạnh, chẳng có mấy sinh vật sống nổi ở đó. Bộ lông của chinh cánh cụt là bộ áo giáp cách nhiệt tuyệt vời mà đến giờ con người chưa bắt chước được, vì với khoảng cách có 1 cm mà chim cách cụt vẫn giữ được thân nhiệt khoảng băm mấy độ còn bên ngoài thì vô tư âm vài ba đến vài ba chục độ. Chính vì kô có kẻ thù nên chúng phát triển khá đông đúc và nó chả biết ai xung quanh nó ngoài nó. Đến nỗi khi con người đầu tiên đổ bộ lên nam cực, lũ chim nhìn con người cứ như con người nhìn ... khỉ trong sở thú.
  3. Royce

    Royce Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Theo mình biết thì gấu trắng chỉ là kẻ thù nguy hiểm của hải cẩu,morse,voi biển,...thôi.Còn chim cánh cụt ko hề có ở Bắc Cực!!
  4. donnacalf

    donnacalf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    Kẻ thù duy nhất của Loài này có lẽ là thời tiết thôi! Tập tục sinh sản của chúng rất phức tạp, và thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến việc duy trì nòi giống. Loài chim này sinh đẻ có đôi và bố mẹ thay nhau ấp trứng, nếu trứng bị lộ ra ngoài chỉ một thời gian ngắn thôi cũng sẽ bị hỏng ngay. Hê hê..cho nên nếu thời tiết quá lạnh và khó kiếm thức ăn, có lẽ 1 chú chim không thể cứ đứng mãi một chỗ mà coi trứng được, trong khi phải chờ bạn đời mình đi kiếm ăn không biết lúc nào về???
  5. cocowit

    cocowit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Nếu nói vậy ,con người cũng là thủ phạm đối với sự sinh tồn của chúng nữa !Nào là dầu loang ,nghiên cứu ,trưng bày...
    Ủa mà tôi nhớ hình như loài chim lịch kịch này cũng có tập quán di cư háng năm mà ,nếu đã thế thì kẻ thù của chúng không ít đâu
  6. ngoannhatquadat

    ngoannhatquadat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Chim cánh cụt di cư? Em chưa thấy thông tin này bao giờ ...
    Theo em biết, thì chim cánh cụt chỉ đi từ nơi đẻ + nuôi con để xuống biển kiếm ăn và ở dưới biển luôn cho tới lần đẻ kế tiếp ...
    Nếu di cư thì hoạ chăng mấy chú lạch bạch ấy xuống Nam Phi tắm nắng quá? :D
  7. pikachungo

    pikachungo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2004
    Bài viết:
    448
    Đã được thích:
    0
    Trời!!!!
    Bạn có lầm không?
    Chim cánh cụt chỉ có tài lặn sâu và lâu để kiếm ăn thôi. Sau khi kiếm ăn thì lại lên bờ. Chim chứ có phải là cá hay ếch nhái mà ở luôn dưới nước cho tới lần đẻ kế tiếp.
    . Theo tài liệu tham khảo thì chim cánh cụt rất thích lặn và thời gian lặn rất lâu.
    [B]http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2004/03/3B9D0EE8/[/B]
    Các bạn có thể vào link trên để tìm hiểu thêm một chút về chim cánh cụt. Cũng từ bài báo trên ==> chim cánh cụt cũng có kẻ thù và đặc biệt là kẻ thù ở dưới nước...
    Được pikachungo sửa chữa / chuyển vào 15:31 ngày 13/09/2004
  8. ngoannhatquadat

    ngoannhatquadat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    À ... em dùng từ hơi sai rồi ... thông cảm nhé ... thỉnh thoảng lẫn cẫn ...
    Nhưng mà theo em biết thì chim cánh cụt không quay lại nơi đẻ trứng + nuôi con sau khi con con đã xuống biển. Tức là chúng chỉ quay lại nơi sinh ra khi mùa đẻ kế tiếp bắt đầu. Còn trong quá trình kiếm ăn giữa hai mùa đẻ thì ... dĩ nhiên chúng có thể mò lên băng ngồi tán phét ... có ai cấm đâu.
    Nhưng chim cánh cụt cũng ko thể xếp vào loại lang thang. Nhưng phạm vi di chuyển không lớn ...
    Mà theo quyển tập tính động vật học của em thì ... chắc là cho vào nhóm di cư cũng được.
  9. cocowit

    cocowit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Nói vậy cũng hay đó ! Theo tui thấy thì vụ kẻ thù tới đây là đủ rồi ...Tui còn 1 thắc mắc nhỏ :không biết họ hàng gần nhất của chim cánh cụt là loài lông vủ nào ? Àh mà hình như loài này cũng có zụ kết đôi "chỉ một mà thôi " giống loài thein6 nga không ta ?!!!
  10. ngoannhatquadat

    ngoannhatquadat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Loài này đúng là rất văn minh, toàn sống một vợ một chồng thôi. Còn họ hàng hang hốc nhà nó thì ... để em tìm đã nhé ...

Chia sẻ trang này