1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chim cò group tập 13: "Tây Nguyên mùa thu" - nắng Việt - cơm Lào - mưa Cam - đêm Pleiku - ngục tù Ko

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi candyduong, 04/07/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. la vie est bell

    la vie est bell Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2007
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    0
    Hoa hồng hồng chụp trên đường về Buôn Mê,xe dừng lại khi Chim Cò bay vào bụi rậm...hihihihi EM tranh thủ "tách tách"
    [​IMG]
    Bó hoa dại ai đó tặng em khi đi lang thang kiếm nhà mồ làng Phung trong cái nắng chói chang của buôn làng và tiếng lợn kêu eng éc...
    Cám ơn anh nhé
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được la vie est bell sửa chữa / chuyển vào 20:53 ngày 25/10/2007
  2. hondakid

    hondakid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Nhà thờ Gỗ ở Komtum.
    Ngày ấy....
    [​IMG]
    Bây giờ...
    [​IMG]
    Nội thất rất ấn tượng vì mọi thứ đều bằng gỗ
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ngôn ngữ dân tộc Jarai ..đọc hông hiểu
    [​IMG]
    Phần ngọai thất mời bác Kẹo kéo post tiếp nhé
  3. candyduong

    candyduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    855
    Đã được thích:
    0
    Ngoại thất nhà thờ. Nhà thờ được TD Pháp xây dựng cùng thời với nhà ngục Kontum để thống trị dân ta cả về thể xác và linh hồn.
    Toàn cảnh nhà thờ:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ngày chủ nhật các con chiên đi lễ rất đông, cha giảng bằng tiếng dân tộc, chim cò ở ngoài ngóc cổ lên nghe xem có sáng sủa tâm hồn xíu nào hông nhưng chả hiểu gì hết trơn:
    [​IMG]
    Nhà phụ:
    [​IMG]
    Được candyduong sửa chữa / chuyển vào 08:37 ngày 26/10/2007
  4. candyduong

    candyduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    855
    Đã được thích:
    0
    Tượng trước nhà phụ:
    [​IMG]
    Vòm mái:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được candyduong sửa chữa / chuyển vào 08:38 ngày 26/10/2007
  5. candyduong

    candyduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    855
    Đã được thích:
    0
    Họa tiết trên các ô cửa sổ rất đẹp:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. candyduong

    candyduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    855
    Đã được thích:
    0
    Trẻ con đi nhà thờ:
    [​IMG]
    Mẹ con đi nhà thờ:
    [​IMG]
    Chúa sẽ chứng cho chúng ta, amen:
    [​IMG]
    Được candyduong sửa chữa / chuyển vào 08:45 ngày 26/10/2007
  7. candyduong

    candyduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    855
    Đã được thích:
    0
    Kề ngay bên cạnh có nhà thờ khác, thực ra đây là nhà của các Sơ dệt thổ cẩm: [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhà của các Sơ:
    [​IMG]
    Người có công sáng lập:
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. MinhHanh3

    MinhHanh3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2004
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Chào cả nhà Chim Cò: Vừa trở lại sau 1 tháng đình công không tham gia ttvn phản đối treo nick của tôi. Vào thấy bà con xây nhà nhanh quá.
    Anyway, vừa đọc bài báo này trên Tuổi Trẻ. Muốn biết nó thành điểm đi kê tiếp đâ. . Có ai ủng hộ không?
    Làng giữa đại ngàn

    Con heo rừng này làng vừa bẫy được, đem ra đãi khách. Ở đây, thú rừng là nguồn thực phẩm, người làng không có khái niệm bị cấm bắt Ảnh: Đ.N

    TT - Tay chưa một lần cầm đũa, mắt chưa từng nhìn thấy chiếc tivi và tai chỉ dành để nghe tiếng bước chân con thú... Bao đời nay những phận người Ve, người Tà Riềng ở làng Pêtapoót là vậy. Với họ, ngôi làng là cả thế giới...
    Nằm chênh vênh giữa trời, làng Pêtapoót (xã Đắcpring, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) suốt bao năm qua gần như biệt lập với thế giới bên ngoài. Là lính biên phòng, lại là dân bản người Cơtu, trung úy Poóc Tùng dù rành địa hình vùng biên xã Đăcpring này lắm nhưng khi nghe cái tên Pêtapoót, Tùng đã phải nhíu mày. Mãi anh mới nhớ ra có một cái làng có tên như thế.
    Vẫn săn bắt, chọc tỉa
    Sau một đêm mưa rừng, con đường dẫn vào Pêtapoót nhão nhoẹt. Gọi là đường nhưng chỉ là một vệt của lối mòn, vẹt rừng mà đi. "Đây là tuyến đường tuần tra biên, nhưng thi thoảng mới có người qua nên heo hút lắm" - Tùng chỉ tay vào một gốc cây cổ thụ ngã đổ chắn ngang lối mòn vì trận bão năm ngoái, nói.
    Từ xa cổng làng hiện ra là một hàng rào bằng nứa nhằm ngăn thú dữ. Quanh làng, những rẫy lúa bạt ngàn đang mùa đơm bông, hương bay thơm nức một khoảnh rừng. Pêtapoót bình yên đến kỳ lạ?Ngồi bên bậu cửa nhìn xa xăm lên phía đỉnh núi Pènh Giàng phía trước mặt, già làng Karing Đem, người dân tộc Ve, không nhớ mình năm nay bao nhiêu tuổi. Ông chỉ biết rằng từ lúc nhỏ, cái chân của ông đã theo cha mẹ đi khắp các cánh rừng nằm giữa vùng biên giới Việt - Lào để săn con nai, con hoẵng. Ngày ấy Karing Đem cùng dòng tộc của mình sống bằng cách hái lượm dưới những tán rừng già của đại ngàn Trường Sơn. Thế rồi sau năm 1980, cả làng được chuyển sâu vào nội địa và cuộc sống ở làng mới bắt đầu từ đó, chấm dứt chuỗi ngày du canh, du cư.
    Thế nhưng cuộc sống của họ vẫn vậy, vẫn chọc tỉa khắp rừng và săn bắt những gì có thể để nuôi cái bụng. Năm 1997, lũ làng Pêtapoót quyết định bỏ làng, dắt díu nhau quay trở lại ngàn xanh lên phía huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kontum), tìm vùng đất mới lập nghiệp. Nhưng rồi cũng chỉ được dăm năm, khi đất đai không còn màu mỡ, họ quay trở về làng cũ bên dòng sông Ring.
    Người làng ở đây sinh ra, lớn lên và chết đi mà không cần làm giấy khai sinh hay khai báo nhân hộ khẩu.
    Nỗi niềm Pêtapoót

    Khăn, người dân làng Pêtapóot Ảnh: Đ.Cường

    Về làm dâu ở làng Pêtapoót đã gần hai mùa rẫy, nhưng I Khăn vẫn chưa có dịp về thăm bố mẹ mình ở vùng núi Sơn Hà (Quảng Ngãi). "Mình và chồng gặp nhau giữa rừng trong một lần đi lấy mây. Cây mây nhiều nên theo mãi, đi mãi đến tận Ngọc Hồi thì gặp chồng. Rồi theo nhau về làng... đẻ con" - I Khăn cười bẽn lẽn bên cối giã gạo, nói. Câu chuyện tình của vợ chồng nhà I Khăn là điển hình cho chuyện lứa đôi của lũ làng Pêtapoót từ ngàn xưa đến tận ngày nay.

    Hôm chúng tôi lên, cả làng vui như hội. Già trẻ, gái trai tụ tập về hết nóc nhà của bà I Nĩ để xem người lạ, xem cái cục sắt có sấm sét (đèn máy ảnh bật sáng mỗi khi chụp - PV). Những đứa trẻ còn khóc thét lên, nháo nhác trốn chui trốn nhủi mỗi khi bắt gặp người lạ.
    Rượu tàvạt, một thứ rượu của đồng bào vùng đông Trường Sơn, cũng vừa được Karing Dong đi lấy từ đọt cây tàvạt đem về còn ngậy hơi men. Rượu, thịt đầy bàn, cứ thế mà lũ làng đua nhau đánh chén đến no say. Tất cả đều vui, duy chỉ có già làng Karing Đem thì buồn lắm. Ông buồn vì cái làng Pêtapoót của ông suốt bao năm qua vẫn vậy, không có gì thay đổi ngoài con đường tuần tra heo hút mỏng như sợi mây rừng mà bộ đội thỉnh thoảng đi qua.
    Trong câu chuyện về cuộc sống hiện tại của dân bản, bà I Nhợi, vợ của già Đem, tâm sự: "Đời mẹ chưa một lần ra khỏi cái ngầm Ring để về xuôi con à. Đói ăn thì không, vì còn lúa, mì (sắn) trên rẫy, nhưng cái muối thì đói lắm".
    Có lẽ Pêtapoót là một trong số ít ngôi làng còn sót lại trên dãy Trường Sơn này dùng thân cây nứa lợp mái nhà. Những cây nứa to, khỏe được thanh niên trong làng mang từ lòng sông Ring lên chẻ làm đôi. Cứ thế một úp, một ngửa tạo nên mái nhà. "Đời mình vậy cũng được rồi, nhưng còn đời của lũ làng mới lớn nữa chứ. Bọn nó muốn được về xuôi học cái chữ, xem tivi lắm. Nhưng đường xa lại lắm thác ghềnh nên đành ở lại với cái rẫy lúa, rẫy mì thôi" - Karing Đem thở dài... trăn trở. Trong sâu thẳm ánh mắt của ông và của cả lũ làng lớn tuổi như bà I Nhợi, I Nĩ, họ không hề biết đến tiền, ngay cả tivi, điện, đài... họ cũng chưa một lần tận mắt thấy.
    "Không một công trình dân sinh nào từ trường học, trạm xá hay nước sạch được đầu tư tại Pêtapoót cả. Đói thì ăn mì, đọt măng còn đau thì lên rừng hái lá "dấu" uống, vậy nên những đứa trẻ sinh ra nơi đây cứ ỏng ẻo, mũi chảy xanh như tàu lá chuối" - trung úy Poóc Tùng bảo. Theo trưởng thôn Karing Thôi, hiện cả làng có 2ha ruộng lúa nước, 13 con bò, vài chục con heo, nhưng cuộc sống hiện tại còn quá nhiều khốn khó.
    ĐĂNG NAM - ĐOÀN CƯỜNG


    Đường link của bài báo đây:
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=226245&ChannelID=89
    Phát biểu nào ....
  9. vagabonder

    vagabonder Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2006
    Bài viết:
    987
    Đã được thích:
    0
    Bác định đi vào lúc mô hở bác? Tuần tới hay tuần tới nữa ạ? Đi mấy ngày bác? Đi bằng cái xe gì bác?
  10. candyduong

    candyduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    855
    Đã được thích:
    0
    Nửa đêm tính viết "chiện" ma, nhưng ngồi nghĩ hoài hỏng ra, chỉ nhớ ra mỗi chuyện ngày hôm qua, lúc chim cò vẫn còn lê la nơi Biển Hồ Pleiku, trong đêm khuya thanh vắng chim cò nổi lửa nướng thịt gà:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Và giăng lều cắm trại bên hồ vắng:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Người ta thường nói "trời đánh tránh bữa ăn" thế mà đúng vào cái lúc iem đưa cái đùi gà vô miệng, chưa kịp ngậm miệng lại tránh ánh mắt dòm ngó của bọn chim trống cò mái bên cạng bỗng có tiếng thét lanh lảnh giữa đêm khuya ''" TẤT CẢ ĐỨNG IM.......CÁC ANH CHỊ Ở ĐÂU ĐẾN ĐÂY, LÀM GIÀ GIỮA ĐÊM HÔM KHUYA KHOẮT THẾ NÀY..........TẤT CẢ CHO XEM GIẤY TỜ TÙY THÂN VÀ THEO CHÚNG TÔI VỀ ỦY BAN LÀM VIỆC............" .Híc lúc đấy em là em tủi thân ghê gớm lắm, cả buổi em ngồi vêu mỏ lên trực miếng thịt gà, đến cái lúc dút vô miện zồi mà vẫn chưa nuốt được. Lúc đấy mới thấy ức cái câu "miếng ăn lên đến miệng rồi còn phải nhả ra". Miếng thịt gà nướng trong bóng đêm đen đen khét khét h càng trở nên đắng nghét.
    Sau giây phút tủi thân, em mới định thần nhìn ngó xung quanh. xung qunh 9 chim cò bọn em đã bị bao vây bởi 3 đồng chí xưng là CA KV, đồng chí trưởng của 2 đồng chí lính tay lăm lăm khẩu súng lục lúc la lúc lắc cho bọn em nhìn thấy. 2 đồng chí lính của đồng chí trưởng thì mỗi đồng chí khoác vai 1 khẩu AK báng dài nghếch mỏ súng lên giời. Bọn em chim cò nhìn nhau......... nhìn miếng thịt gà........ nhả ra.......... lau tay .............tản ra đi lấy giấy tờ tùy thân. Các đồng ý này rất có tinh thần cảnh giác, bọn em chuyền tay nhau khăn giấy thôi mà các đồng chí súng ống sẵn sàng, chỉ cần 1 em chim cò nào có hành động mạnh 1 phát là...... BOÒM....... BOÒM có thịt chim nướng luôn lò than vẫn còn đỏ rực kìa.......................( cái đoạn này nước sôi lửa bỏng, chả chụp đc cái hình cái ảnh nào minh họa đc cái giề )
    Nói nào ngay, mình là ''con nhà lành", "vui chơi lành mạnh và có tổ chức" mà nên tất cả chấp hành đúng luật dân sự, đi đâu là giấy tờ giắt đầy túi, đầy mông, hỏi cái là có liền, hoanh nghênh nhiệt liệt bà con mình lần sau típ tục phát huy. Cùng với chim cò lúc này áo 1 nhóm thanh niên bản xứ, 5 mạng 2 xe máy, ko giấy tờ xe, ko bằng lái, cứ gọi là chết nhá......... mày hả bưởi, đi chơi khuya mà hổng có giấy tờ hả mảy. chết nghe cưng........
    Phải nói thêm ở đây còn có 1 anh bảo vệ nữa thường trực ngủ tại đây luôn, 1 phần do mình đàng hoàng, 1 phần cũng nhờ anh này nói giúp "bọn này dễ thương lắm, hiền, đến từ 9h tối đến h , không ồn ào mất trật tự như bọn kia..." thế mà alê, sau màn kiểm tra giấy tờ và các câu hỏi "sao các anh chị tới đây mà ko xin phép, có bết đây là khu vực trọng điểm, nhạy cảm của T/nguyên ko? đã từng xảy xa nhiều vụ trấn lột thậm chí giết người khu vực này đó. Thôi đc rồi, các anh chị ở xa tới ko biết nên tui bỏ qua, cứ ở lại đây, có gì thì gọi đồng chí bảo vệ, chúng tôi sẽ hỗ trợ...". Ơn chúa, tụi con đc vui chơi hợp pháp rồi, chả phả ăn thầm, nói khẽ, lửa hổng dám thổi to nữa........... à lề à lế à lê, quay lại với miếng thịt gà thân iêu, cắn 1 cái thấy ngọt ngào chứ hổng đắng nữa .

Chia sẻ trang này