1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Chim Lạc" là một giả thuyết hay là một thực tế LSVH???

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi madeinviet, 18/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    Thật thế không hả bác Codep???
    Trên cơ sở tiền đề: Số tuần trăng trong 19 năm 12x19+7=235 tuần trăng, em sẽ chứng minh là bác? phán tầm bậy.
    Số ngày đếm được trong 235 tuần trăng đó sẽ là: 29.530588x235=6939,688ngày. Làm tròn số là 6940.
    (Lưu ý đây là một con số khách quan do quan sát được mà có. Chỉ cần quan sát mà không cần bất cứ dụng cụ đo nào. Con số ngày trong 1 tuần trăng chỉ là con số "mượn" của thiên văn học hiện đại để "đóng vai" nhà làm lịch và ra con số quan sát được) Có nghĩa là trong 235 tuần trăng, người làm lịch đếm được 6940 ngày.
    Con số 6940 này ứng với 19 chu kỳ mặt trời. Có nghĩa người làm lịch thời ấy biết một chu kỳ thời tiết là 6940/19=365,2632 (So với con số chính xác đo đạc theo Thiên văn học hiện đại của một chu kỳ khí hậu là 365,242199ngày, hoặc của một chu kỳ Thiên văn là 363,256361 ngày)
    Điều này chứng tỏ người làm lịch tại thời điểm đặt ra khái niệm ?oChương? đã biết rất rõ số ngày trong một năm không phải là một số nguyên.
    Nếu người làm lịch nghĩ là một năm là một số nguyên 365 ngày (như tác giả bài viết đưa ra) thì một ?oChương? (tức là BỘI SỐ CHUNG của tuần trăng và năm) phải là 25 năm chứ không phải 19 năm. Thật vậy:
    365*25=9125ngày.
    Con số 9125 này tương đương với 309 tuần trăng quan sát được (29.530588x309=9125ngày).
    Con số 25 nói trên lại là một con số rất đẹp 5x5=25. Vậy tại sao nhà làm lịch không lấy 25 năm làm một ?ochương?? (nếu như ông ta đứng trên cơ sở một chu kỳ mặt trời là 365 ngày như tác giả đã nói. Và như bác Codep nói họ ?okhông giỏi thiên văn học và có sai sót như đã nói?). Rõ ràng, khi đặt khái niệm ?oChương? là 19 năm, nhà làm lịch hiểu biết về thiên văn học và số học hơn tác giả bài viết trên rất nhiều. Ặc ặc?
    Còn gì nữa???
    1. Tại sao con số chu kỳ 19 năm lại ứng với 18 hình ảnh? Trống đồng là một hình tròn, khi chia hình tròn thành 19 khoảng thì phải dùng 19 điểm. Chứ có phải là một đoạn thẳng, chia thành 19 phần thì cần 18 điểm như ?obài toán trống cây????? Nếu đã chia thành 18 năm thì năm cuối cùng của một ?oChương? không cần tính lịch nữa à???
    2. Tại sao ngôi sao 14 cánh lại thể hiện số ngày trong tháng??? Đã là 14 nhân 2 thì là 28 chứ không thể là 29 hoặc 30 được. Nhắc lại đoạn trên, đường tròn chứ không phải đường thẳng. Còn 1 hoặc 2 ngày bỏ đi đâu??? Lại nữa: Chưa kể các loại trống đồng khác. Trống đồng Ngọc Lũ nằm trong nhóm trống Đông Sơn (tức là trống Heger I). Trong nhóm này, các hoa văn chi tiết trên mặt trống là tương tự nhau. Có nghĩa là các hoa văn trên đó thể hiện các đối tượng giống nhau. Và rất có thể mục đích các trống này là như nhau. Vậy giải thích thế nào về hoa văn 8 cánh hoặc 12 cánh, 16 cánh ?osao? trên các mặt trống Đông Sơn khác (không phải trống Ngọc Lũ) đây???
    Được madeinviet sửa chữa / chuyển vào 15:22 ngày 03/09/2007
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Mình biết tác giả bài này, để nói vào diễn đàn phản biện với mấy bác. Bài này cũng có bên vietlyso. bên đó thì đang đề cao văn hóa người Việt
  3. doncoi_noixaxoi

    doncoi_noixaxoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2007
    Bài viết:
    1.515
    Đã được thích:
    9
    Dạ thưa: 1 trục nhất định trong không gian thì nằm trên 1 phương riêng biệt ,khi thay thay đổi độ nghiêng trục quay thì trục quay đã nằm trên 1 phương mới ,tức là 1 trục quay khác .
    [​IMG]
    Được doncoi_noixaxoi sửa chữa / chuyển vào 14:44 ngày 03/09/2007
  4. doncoi_noixaxoi

    doncoi_noixaxoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2007
    Bài viết:
    1.515
    Đã được thích:
    9
    Như tôi đã giải thích ,cách tính ra con số 19 là do sự điều chỉnh âm lịch cho phù hợp với chu kì quay của mặt trời . 1 năm có 365 ngày thì nhiều nền văn minh thế giới đã tìm ra 1 cách độc lập nhau có lẽ là bằng cách đo vị trí của mặt trời trên bầu trời . Khi 2 vị trí này trùng khớp với nhau nguời ta tính được đã 365 ngày trôi qua . Lịch của người Maya và Ai Cập cũng có 365 ngày .
    Vấn đề số chim lạc ,cánh sao trên trống đồng thật khó giải thích .
  5. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    Rõ ràng bạn post bài mà không hiểu (hoặc cố tình không hiểu).
    Ý của tôi đã quá rõ ràng: Nếu trống đồng Ngọc Lũ được đúc ra để làm Âm-dương lịch, mà một trong những con số nó thể hiện là con số 19 (gọi là một Chương hay gọi theo thiên văn học Phương Tây là một "Chu kỳ Meton") thì người làm ra bộ lịch đó phải biết rằng con số 19 đó rút ra từ số ngày của một chu kỳ mặt trời là một số KHÔNG NGUYÊN. Nếu không biết đến điều này, người làm lịch không thể tự nhiên RẶN ra một con số 19 trên cơ sở 1 năm có 365 ngày và một năm có 6 tháng Âm lịch 29 ngày, 6 tháng Âm lịch có 30 ngày (như tác giả bài viết đã nói). Cụ thể, trong một chu kỳ Meton lấy xấp xỉ thành số nguyên (6940) ngày, chia nó thành 125 đủ (30 ngày) và 110 tháng thiếu (29 ngày).
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Chu_k%E1%BB%B3_Meton
    Trong một năm Âm lịch thường (không nhuận), số tháng đủ bao giờ cũng nhiều hơn số tháng thiếu.
  6. doncoi_noixaxoi

    doncoi_noixaxoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2007
    Bài viết:
    1.515
    Đã được thích:
    9
    Rõ ràng là bác không đọc kĩ bài giài thích của tôi hoặc bác áp đặt cách suy nghĩ của các nhà làm lịch bây giờ vào vấn đề này.
    Mọi con đường đều dẫn đến La Mã bác ạ,1 năm 12 tuần trăng thì thiếu 11 ngày , 19 năm thì thiếu đúng 209 ngày tức là thiếu đúng 7 tháng . (6 tháng 30 ngày và 1 tháng 29 ngày ) .
    Dưới 19 không có con số nào có thể cho 1 kết quả về số tháng chẵn như thế . Còn các bội số của nó rõ ràng là không cần thiết vì người ta đã tìm ra con số 19 rồi .
    Được doncoi_noixaxoi sửa chữa / chuyển vào 15:49 ngày 03/09/2007
  7. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    OK!
    Vậy có nghĩa là tổng cộng trong một chu kỳ 19 năm, bạn có 12x9+7=235 tháng Âm Lịch.
    Trong đó có
    Số tháng thiếu 6x19+1=115tháng, tương đương với 115x29=3335 ngày.
    Số tháng đủ 6x19+6=120tháng, tương đương với 120x30=3600ngày.
    Tổng cộng trong 235 tháng Âm Lịch bạn có
    3335+3600=6935ngày.
    Trên thực tế số ngày Âm lịch của 235 tuần trăng là:
    29.530588x235=6939,688
    (ở đây không hề có chuyện tôi dùng lịch pháp hiện đại nhé. Trăng ngày xưa hay trăng ngày nay thì chu kỳ - sóc sách của nó cũng là 29.530588ngày mà thôi).
    Có nghĩa là so với trăng thật thì sau 19 năm, lịch theo trống đồng Ngọc Lũ của bạn sẽ nhanh hơn mặt trăng 5 ngày. Đến năm thứ 20, ngày Rằm của bạn sẽ có trăng mồng mười. Lúc đó, nhà làm lịch của bạn sẽ nhìn lên trời mà nói "Quái lạ! Theo lịch của trống đồng Ngọc Lũ thì hôm nay là ngày rằm. Tại sao mặt trăng hôm nay lại méo xẹo thế kia?? Chẳng lẽ trăng Trung Quốc tròn hơn trăng... Văn Lang??".
    Nếu bạn không biết thì để Fairydream mời tác giả bài viết vào phản biện cho nó lành.
    Được madeinviet sửa chữa / chuyển vào 16:32 ngày 03/09/2007
  8. doncoi_noixaxoi

    doncoi_noixaxoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2007
    Bài viết:
    1.515
    Đã được thích:
    9
    Tôi thiếu sót khi không đưa 4 ngày 18 giờ nhuận trong 19 năm vào tính ,có thể coi là năm ngày .
    Được doncoi_noixaxoi sửa chữa / chuyển vào 16:58 ngày 03/09/2007
  9. doncoi_noixaxoi

    doncoi_noixaxoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2007
    Bài viết:
    1.515
    Đã được thích:
    9
    1 năm âm lịch không phải có cố định 354 ngày mà là có 354 hoặc 355 ngày ,nên nếu có 5 năm 355 ngày trong 19 năm của 1 chương thì hoàn toàn trùng khớp với trăng tròn ngày rằm .
    Được doncoi_noixaxoi sửa chữa / chuyển vào 18:23 ngày 03/09/2007
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đổi trục quay này, khó tin quá vì chẳng có bằng chứng gì. Đổi góc nghiêng của trục thì khác hẳn đổi 180 độ Bắc thành Nam. Nếu mà có thế thì hẳn các nền văn minh khác đã nghi nhận lại rồi.
    Đổi cực từ của Trái Đất thì còn có bằng chứng.

Chia sẻ trang này