1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chim Việt là loại chim gì?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Mr_De, 11/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đọc đoạn trích trên đây thì ai cũng biết tác giả của nó là người
    Nam .
    Điều rắc rối là những người nói được âm L và TR đều là người
    Nam cả hay sao, mặc dù họ chưa bao giờ xuống quá vĩ tuyến 17?
    Bàn về tên cổ của một số động vật:
    Chim Lạc là một loài chim nước như cò vạc, mà không đích xác
    là loại nào, cò bợ, cò lửa, cò trắng, hay vạc rạ, bồ nông, bói cá ?
    Thuồng luồng là động vật tưởng tượng chứ chưa có ai biết
    đích xác nó là con gì trong thực tế tự nhiên .
    Giải là một loại BaBa hay Rùa to, có miệng rộng.
    Ở Ninh Bình, trong khuôn viên thành Hoa Lư thời Đinh Tiên
    Hoàng, có Ao Giải để giết những tội phạm nặng. Tuy vậy, tôi
    chưa bao giờ nghĩ tới chuyện baba cắn giết người .
  2. langtudien

    langtudien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2004
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Trong khi các nhà khoa học chỉ đặt vấn đề và hồ nghi nó thì có bác ở đây lại kết luận thật dễ dàng : Chim Lạc chính là con cò.Buồn cười thật!
    Em chả nghĩ ra chim Lạc là con gì . Nhưng cũng có thể giống như hiện tượng các nhà khoa học ở một tương lại xa xôi nào đó đào bới, gặp phải cái biểu tượng Seagames, lại hỏi cái con này là con gì, chắc cũng nghĩ con này chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng chứ làm gì có thực. May ra đào thêm được bộ xương trâu thì mới thoát khỏi cái cảnh phỏng đoán ấy ? Em tếu thế có bác nào nghĩ giống emkhông nhỉ ?
  3. Mr_De

    Mr_De Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2006
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Một biểu tượng của người Việt nam, biểu tượng của Seagame 22 lại không có ai giải thích được rõ ràng hay đưa ra nguồn gốc của nó hay sao???
    [​IMG]
    Được Mr_De sửa chữa / chuyển vào 19:41 ngày 12/03/2006
  4. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    Chen ngang 1 tý: không biết bài viết này của ông VTN đã "cầm nhầm" bao nhiêu phần trăm công trình của hai tác giả Nguyễn Kim Thản và Vương Lộc viết năm 1971 chứng minh "Lạc" = "Nước", Lạc điền là ruộng nước, Lạc dân là người sống bằng canh tác ruộng nựớc ... vậy hả bạn?
  5. chimcanhcutbeo

    chimcanhcutbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    Cái đó thì chịu, lấy bên Việt Học, các bác đọc chơi, chứ ko rành về cái này
  6. Mr_De

    Mr_De Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2006
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Muốn biết một điều tưởng như thân quen cũng không phải là đơn giản.
  7. haphicong1

    haphicong1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2005
    Bài viết:
    843
    Đã được thích:
    0
    Đọc 2 trang xong, thú thực e cũng chả biết Chim Lạc là Cò hay Cò là Chim Lạc nữa.
    Giả dụ sau này con e ?: Bố ơi Chim Lạc là j?
    Chắc e trả lời nó là loài Chim Rất quý và đã bị tuyệt chủng.
  8. lyngocly

    lyngocly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì ngược lại, sau khi đọc xong các thảo luận, càng vững tin Chim Lạc là loại chim sống nhiều nhất, thấy nhiều nhất trong vùng ruộng lúa nước: đó chính là các loại Cò.
    Chúng ta đã được người họa sĩ chuyên môn chứng nhận hình ảnh Chim Lạc khắc trên trống đồng là hình các loại Cò.
    Chúng ta biết Lạc đọc lên gần Luo [lúa] hay Nak [nước].
    Và hình ảnh Chim Cò có khắp nơi trong văn hóa Việt:
    Con cò cò bay lả lả bay la
    Bay ra ra cửa Phủ, bay vào vào Đồng Đăng
    Tình tính tang ... tang tính tình
    Anh chàng rằng ... Anh chàng ơi ...
    Rằng có biết ... biết hay chăng?
    Rằng có biết ... biết hay chăng?​
    Và hình ảnh "Cái Cò" gắn liền với người phụ nữ Việt, một nét đẹp giản dị, thanh thoát như Tiên khi bay bổng qua ruộng lúa chín, lại cũng là tất cả chịu đựng nhẫn nại trong lúc kiếm ăn : "Con Cò lặn lội bờ sông" ... Hay lòng thương con vô bờ bến, hy sinh cả phận mình khi lỡ bước:
    "Con Cò mà đi ăn đêm
    Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
    Ông ơi ông vớt tôi nao
    Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
    Có xáo thì xáo nước trong
    Đừng xáo nước đục đau lòng Cò con ..."
    Tôi mong người phụ nữ Việt sẽ luôn được là cánh Cò thanh trắng ngần bay thẳng cánh trên đồng lúa chín vàng rợp, trong tiếng trống đồng vang lên điệu nhảy ngày mùa của dân Việt.
    Đó mới là hình ảnh no ấm giản dị mà người Lạc Việt khắc lên trống đồng.
    Mong chúng ta đừng đi tìm những gì quá xa xôi, đi ttìm con chim Lạc tận trời Hán hay Nga hay Âu, mà để Cánh Cò của chúng ta phải lộn cổ xuống ao khi đậu phải cành mềm lúc đi ăn đêm...
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Các lý luận Lạc - Nác - Nước không phải chỉ một người đầu
    tiên được nghĩ ra . Nó không phải là một bản quyền đã được
    đăng ký và bảo vệ . Khi một người thấy ý kiến đó hay, và cũng
    nghĩ như thế, thì họ có thể viết vào bài của họ, kể ra có thể
    gọi là bắt chước, nhưng gọi là lấy cắp thì hơi quá .
    Dù sao, đó cũng chỉ là một giả thuyết có sức thuyết phục chứ
    không hẳn là một chân lý phải tin . Chỉ khi ta có thể đi vào quá
    khứ mà quay phim phỏng vấn người xưa mới biết chắc được
    chân lý mà thôi .
    Trên trống đồng, có nhiều loại chim khác nhau . Người chẳng
    bao giờ học một giờ trong lớp dạy vẽ cũng có thể thấy được
    có con chim chân dài mỏ dài và mảnh, cũng có con chim mỏ
    dài và mảnh nhưng chân ngắn chủn . Xem trong tự nhiên quanh
    ta, những con chim mỏ dài và mảnh đều là chim nước như cò
    vạc, công cốc, bồ nông và bói cá, trong đó Cốc, Bồ Nông và
    Bói Cá thì chân ngắn chủn. Mấy loại này bơi lội hoặc bay bổ
    nhào bắt cá, nên chân ngắn dễ bắt cá hơn . Những chim nước
    chân dài thì thường đứng yên, hoặc đi lại trên vùng nước nông
    để săn bắt cá tôm . Cái hay cái nghệ thuật trên trống đồng là
    người thợ không đi vào chi tiết một loài Cò loài Diệc nào, mà
    đã cách điệu chúng lên gần như những hình tam giác, hình
    tròn trong nghệ thuật trang trí . Tranh cãi nhiều về tên các giống
    chim trên trống đồng thì khó đi đến đâu, làm được cái gì .
    Ngày xưa lúc chỉ mười mấy tuổi, học trong trường phổ thông
    cấp 2, tôi đã mê những hình trang trí trên trống đồng, và tập
    vẽ chúng đến thuộc lòng . Lúc ấy, tôi tin chắc con chim nhỏ
    chân ngắn là chim bói cá, hay bay đứng trên cao khá lâu, rồi
    bổ nhào xuống nước, lặn đuổi theo cá, rồi cắp cá bay lên .
    Lúc chúng đậu trên cành cây trên mặt nước, sao nó giống
    hình trên trống đồng đến thế !!
    Còn về chuyện ca ngợi Cò là giống chim hay chim đẹp, tôi
    sưu tầm được một đoạn như sau:
    Công anh bắt tép nuôi Cò
    Cò ăn cò béo cò dò lên cây.
    Có người cho rằng đó là câu nói về những chàng trai o bế
    những cô gái trẻ chưa phải là vợ, nhưng tôi thấy nó cũng
    có thể là câu cho những gia đình tan nát . Cũng có thể có
    ý nghĩa gần như câu:
    Tò vò mà nuôi con nhện,
    Đến khi nó lớn nó quyện nhau đi .
    Tò vò ngồi khóc tỉ ti,
    Nhện ơi nhện hỡi nhện đi đằng nào?
    Vậy tôi có hứng làm tiếp mấy câu về Cò như sau:
    Có dò thì dò cây cao,
    chớ dò cây thấp đau lòng người nuôi .
    Câu này tả nỗi lòng người trai khi người tình trẻ đẹp của mình
    bỏ đi theo tiếng gọi của vật chất trước mắt . Anh sẵn lòng và
    ước nguyện cho người yêu được hạnh phúc . Cũng là những
    nỗi lòng cha mẹ không khuyên bảo được con gái của mình bỏ
    nhà theo tiếng gọi của tình yêu . Họ ước nguyện điều may mắn
    cho con, và sẵn sàng đón con trở về khi nó cần giúp đỡ .
  10. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Xin tiếp lời Codep (Cò Đẹp):
    Nuôi cò cò mổ mắt - Một câu tục ngữ chê trách người vô ơn bạc nghĩa. Tại sao lại có câu tục ngữ như vậy? Có khá nhiều tai nạn cò mổ mắt người xảy ra khi người ta nuôi cò trong nhà. Bạn thử nâng một con cò trong tay theo cách nâng một chủ gà chọi xem sao, nếu không canh chừng mắt bạn sẽ trở thành miếng mồi cho chú cò đó. Đơn giản nó tưởng hai con mắt lóng lánh là con cua con ốc dưới nước mà thôi...
    Con cò lặn lội bờ sông
    Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
    Nàng về nuôi cái cùng con
    Còn anh đi trảy nước non Cao bằng

    Câu ca dao dường như xuất hiện vào thời kỳ nhà Mạc, Người đàn ông đồng bàng Bắc Bộ theo hầu cha con nhà Mạc từ nhỏ, sau những lần thua trận liên miên, thấy khó trụ được ở dưới xuôi nên vua Mạc mới đến hỏi ý kiến của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông đã trả lời: "Cao Bằng tuy thiển, khả diên sổ thể" (Cao Bằng tuy đất hẹp, nhưng có thể giữ được vài đời). Nghe theo, Nhà Mạc mới bồng bế nhau, "ngược" lên tận mãi đất Cao Bằng. Trong chuyến "ngược" ấy có rất nhiều binh lính phục dịch, bỏ lại đằng sau thầy mẹ già yếu, vợ dại con thơ. Người đàn ông trong câu ca dao trên là một trong số những người lính thú ấy.
    Con chim Lạc là con cò hoặc thuộc họ nhà cò như bồ nông, diệc, vạc...Là giống chim vô cùng gần gũi với người Việt cổ. Ngày xưa, có cách đồng bờ bãi nào ở xứ Giao Chỉ mà lại thiếu những loại chim này. Do vậy, sự có mặt của chúng trong trống đồng cũng là điều dễ hiểu và bình thường.
    Tuy nhiên, các vị học giả tung hê con chim quá đáng để người ta ngộ nhận và coi đó là một loại chim cao quý.
    "Anh uống nác đi" Nếu ai vào xứ Thanh Hóa, quê hương của trống đồng Đông Sơn, hẳn sẽ nghe thấy câu mời nước như vậy. Nác trong xứ Thanh là nước xứ Bắc Hà, Sự suy diển Lạc > Nác là một suy diễn hợp lý. Vậy con chim Lạc chính là con chim nước mà thôi. Con chim nước thì có thể là cò là vạc là bồ nông...
    Dân gian chẳng quan tâm nhiều tới khía cạnh cao sang của chú cò. Mà nó cao sang ở chỗ nào nhỉ? Có chăng nó không phải là loài vật ăn xác chết. Những hình ảnh của con cò con vạc như bắt tép, lặn lội, dò lên cây, mổ mắt...mà ta thấy trong ca dao tục ngữ là do người xưa đã đem cái tập quán sinh hoạt của chúng vào trong. Cuộc sống của người phụ nữ sông Hồng vất vả quanh năm, đám đàn ông thì vô tích sự. Thương cảm cho số phận của người phụ nữ nên người xưa mới có ví von như vậy.
    Có điều đáng nói là nghệ thuật điêu khắc của người Việt cổ đạt tới mức thượng thừa. Điều đó thể hiện qua hình ảnh cách điệu của chú cò trên các trống đồng Việt cổ.
    Ai đó nói con chim lạc là vật thờ của người Việt cổ thì hãy canh chừng, hồn ma cụ Trần Quốc Vượng hiện về bóp cổ !!!
    Được levant57 sửa chữa / chuyển vào 08:53 ngày 14/03/2006

Chia sẻ trang này