1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chính hay tà

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi cafesoida, 29/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Bác đừng coi thường logic.
    Không phải cái gì cứ học là hiểu được hết đâu ạ, không phải hiểu thì áp dụng được hết, nếu thế thì thế giới toàn Newton hết, còn VN thì toàn K. Marx, và chỉ cần đi học quyền anh là đánh nhau được. Bác có thể giỏi cái gì đó thì giỏi, nhưng cái gì dốt thì vẫn cứ dốt thôi.
    Xin lỗi, cái việc bác nói logic không giải thích xã hội, tâm lý,.. Thế theo bác trong xã hội, tâm lý không dùng logic thì dùng cái gì để giải thích?
    Em nghĩ việc quan trọng nhất của logic là tư duy chính xác, kể cả các thể loại logic đa trị hay logic mờ cũng không thể xây dựng nếu thiếu logic. Cái gì là khoa học cũng đều được xây dựng một cách chặt chẽ dựa vào logic thôi.
    Việc công nhận thiếu thông tin, quy luật hoặc khả năng trong giải quyết các bài toán thực tế chính là sự công nhận logic, biết mình không biết, đó chính là biết. Còn nếu giải thích xã hội, tâm lý,.. mà không suy luận theo logic thì nó ra cái gì, chính là muốn nói thế nào cũng được? Quy luật và theo quy luật, đó chính là tôn trọng logic. Vấn đề của các bài toán xã hội hay tâm lý không phải là ở logic mà là vấn đề của mô hình áp dụng trong xã hội hoặc tâm lý.
    Giống như khi người ta đo vận tốc ánh sáng theo các hướng khác nhau ko đổi thì mâu thuẫn với cộng vận tốc. Nhưng đó không phải là vấn đề của logic, mà là mô hình cộng vận tốc cổ điển cần phải thay thế để đảm bảo không mâu thuẫn.
    Việc một vấn đề chưa giải thích được không có nghĩa là logic không giải thích được. Logic chẳng giải thích cái gì, bác muốn giải thích một cái gì thì đưa ra mô hình của nó, và trong mô hình đó phải đảm bảo không có mâu thuẫn logic.
    Còn việc bác không đưa ra được mô hình thì liên quan gì đến logic? Logic không giải thích cái gì cả.
    Xin lấy vd thế này: một cái bánh xe thì không dùng để đi, một cái động cơ và khung xe cũng không dùng để đi, nhưng nếu có đủ cả bốn bánh xe, động cơ, khung xe thì có một cái xe để chạy. Việc bác chỉ có bánh xe mà không có động cơ thì không có nghĩa là tại cái bánh xe này không làm xe chạy được. Logic cũng vậy, nó không thể tự xuất hiện để giải thích, nhưng không có nghĩa là nó làm công việc giải thích. Logic nghĩa là cách thức tư duy, diễn đạt và suy luận, là cách thức giải thích, không phải sự giải thích.
  2. hauhac

    hauhac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2007
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi không có chính mà chẳng có tà,nhìn từ góc độ này là chính,góc độ kia lại là tà. Chỉ có làm được việc hay không làm được việc hay không theo đúng chính mệnh của người đó thôi
    Được hauhac sửa chữa / chuyển vào 09:20 ngày 04/05/2007
  3. mokich69

    mokich69 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2007
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi: đơn giản hơn ta phân biệt 2 loại:
    1. Người tốt- người xấu: phân biệt 1 cá nhân cụ thể nào đó
    2. Chính-tà: không chỉ đơn thuần là 1 cá nhân, mà nó còn đại diện cho một trường phái, 1 lối sống, 1 quan điểm sống...
    do đó rất khó phân biệt chính-tà, chỉ có thể đúng khi ta nhận định nhân vật đó tốt-xấu thôi.
    Ví dụ: dùng cái ác để hành thiện là chính hay tà?
    - dùng các thiện để đáp lại các ác thì chính hay tà ??
    vv.....
  4. esq101

    esq101 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0

    ''...gì đó, gì đó...'' nghe có vẻ học thuật gớm nhể!!!
    Nếu cần thì tôi định nghĩa chết thế này: chết xảy ra khi hồn lìa xác. Hồn là bất tử. Hồn gắn liền với một đấng tạo hoá tối cao.
  5. esq101

    esq101 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Tôi theo chủ nghĩa thực dụng. Cái gì có lợi cho tôi thì cái đó là chính, cái đó là có ''logic''! ''Lợi'' ở đây phải hiểu theo nghĩa rộng: vật chất và tinh thần. Tôi thì phải hiểu là bản thân tôi và những gì liên quan đến tôi.
    Cái xe hai bánh không có động cơ nhưng nó vẫn chạy được là cái xe đạp!!! Hơn nữa tớ rất nghi ngờ cái phân biệt giữa ''cách thức giả thích'' và ''sự giải thích'' đấy.
    Tớ trích lại mấy ví dụ cổ xưa dưới đây để các nhà logic học giải thích nhé.
    1) Ông ấy vừa là chồng tôi lại vừa không phải là chồng tôi.
    2) (con nói với mẹ ruột): Bà không phải là mẹ tôi!
    Xin mời! Nhưng xin cảnh báo trước rằng để giải thích được thì trước hết logic cần phải tự bác bỏ mình đã!
  6. mokich69

    mokich69 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2007
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    1
    Logic là cái mà thằng mạnh dùng để giải thích cho thằng yếu nghe.
    Xin post lại 1 đoạn "logic" mà tôi đã xem được ở trên mạng (xin lỗi làkhông nhớ ở đâu ) như thế này:
    sinh viên = ăn + ngủ + học
    lợn = ăn + ngủ
    => sinh viên = lợn+học
    => sinh viên - học = lợn
  7. Monmerdefr

    Monmerdefr Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    0
    Tớ có dám coi thường logic đâu. Tớ chỉ nói logic không phải là ''''thuốc bách bệnh'''' cho mọi hiện tượng vấn đề thôi. Đaọn sau thì voi con nói để làm gì vậy? Mà theo cách nói của voicon thì người ta cứ phải đi học logic thì mới biết tư duy logic!!! Nhưng trên thực tế thì đại đa số có ai được học/thèm học logic và họ vẫn tư duy bình thường đó thôi!!!
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:xin lỗi, cái việc bác nói logic không giải thích xã hội, tâm lý,.. Thế theo bác trong xã hội, tâm lý không dùng logic thì dùng cái gì để giải thích?
    Em nghĩ việc quan trọng nhất của logic là tư duy chính xác, kể cả các thể loại logic đa trị hay logic mờ cũng không thể xây dựng nếu thiếu logic. Cái gì là khoa học cũng đều được xây dựng một cách chặt chẽ dựa vào logic thôi.
    Việc công nhận thiếu thông tin, quy luật hoặc khả năng trong giải quyết các bài toán thực tế chính là sự công nhận logic, biết mình không biết, đó chính là biết. Còn nếu giải thích xã hội, tâm lý,.. mà không suy luận theo logic thì nó ra cái gì, chính là muốn nói thế nào cũng được? Quy luật và theo quy luật, đó chính là tôn trọng logic. Vấn đề của các bài toán xã hội hay tâm lý không phải là ở logic mà là vấn đề của mô hình áp dụng trong xã hội hoặc tâm lý.
    Giống như khi người ta đo vận tốc ánh sáng theo các hướng khác nhau ko đổi thì mâu thuẫn với cộng vận tốc. Nhưng đó không phải là vấn đề của logic, mà là mô hình cộng vận tốc cổ điển cần phải thay thế để đảm bảo không mâu thuẫn.
    Việc một vấn đề chưa giải thích được không có nghĩa là logic không giải thích được. Logic chẳng giải thích cái gì, bác muốn giải thích một cái gì thì đưa ra mô hình của nó, và trong mô hình đó phải đảm bảo không có mâu thuẫn logic.
    Còn việc bác không đưa ra được mô hình thì liên quan gì đến logic? Logic không giải thích cái gì cả.
    Xin lấy vd thế này: một cái bánh xe thì không dùng để đi, một cái động cơ và khung xe cũng không dùng để đi, nhưng nếu có đủ cả bốn bánh xe, động cơ, khung xe thì có một cái xe để chạy. Việc bác chỉ có bánh xe mà không có động cơ thì không có nghĩa là tại cái bánh xe này không làm xe chạy được. Logic cũng vậy, nó không thể tự xuất hiện để giải thích, nhưng không có nghĩa là nó làm công việc giải thích. Logic nghĩa là cách thức tư duy, diễn đạt và suy luận, là cách thức giải thích, không phải sự giải thích.[/QUOTE]
    Tôi theo chủ nghĩa thực dụng. Cái gì có lợi cho tôi thì cái đó là chính, cái đó là có ''''logic''''! ''''Lợi'''' ở đây phải hiểu theo nghĩa rộng: vật chất và tinh thần. Tôi thì phải hiểu là bản thân tôi và những gì liên quan đến tôi.
    Cái xe hai bánh không có động cơ nhưng nó vẫn chạy được là cái xe đạp!!! Hơn nữa tớ rất nghi ngờ cái phân biệt giữa ''''cách thức giả thích'''' và ''''sự giải thích'''' đấy.
    Tớ trích lại mấy ví dụ cổ xưa dưới đây để các nhà logic học giải thích nhé.
    1) Ông ấy vừa là chồng tôi lại vừa không phải là chồng tôi.
    2) (con nói với mẹ ruột): Bà không phải là mẹ tôi!
    Xin mời! Nhưng xin cảnh báo trước rằng để giải thích được thì trước hết logic cần phải tự bác bỏ mình đã!
    [/QUOTE]
    Hoho, nếu đồng chí còn nghi ngờ giữa biên giới của "cách thức giải thích " và "sự giải thích" thì làm gì có khái niệm về logic. Con người từ khi sinh ra (tính từ thời có khái niệm về ý thức nhé) thì đã tích hợp những giá trị " nền tảng" từ gia đình, xã hội và giáo dục. Chúng ta đang, đã và sẽ sống trong môi trường mà thông tin không chắc chắn (uncertain) từ bên ngoài ảnh hưởng đến ý thức nền tảng. Trong môi trường đó thì nếu những giá trị thực tế đang diễn ra mà những giả thiết giá trị nền tảng đặt ra không giải thích nổi thì sẽ có sự mâu thuẫn về giá trị đúng-sai (logic của đồng chí ???) được khái quát hoá trên toàn hàng. Logic là cái cách để giải quyết cái mâu thuẫn đó trong điều kiện thông tin không rõ ràng.
    Trong cái ví dụ cổ xưa của đồng chí tôi ko thấy cái gì là mâu thuẫn & trái logic cả.
    1. Ông ý vừa là chồng tôi, vừa không phải chồng tôi >>> quan hệ của ông với tôi ko thuộc loại khái niệm/ý thức nền tảng về người chồng.
    2) (con nói với mẹ ruột): Bà không phải là mẹ tôi! <<<< Con nuôi lần đầu gặp mẹ đẻ sau 50 năm xa cách ????
    Câu trả lời của tôi là sản phẩm của logic - cách suy nghĩ / giải thích của tôi - trong bản thân của nó không có sự mâu thuẫn nhưng không có nghĩa là nó logic với đồng chí.
    Tôi theo chủ nghĩa thực dụng. Cái gì có lợi cho tôi thì cái đó là chính, cái đó là có ''''logic''''! ''''Lợi'''' ở đây phải hiểu theo nghĩa rộng: vật chất và tinh thần. Tôi thì phải hiểu là bản thân tôi và những gì liên quan đến tôi. <<< XHCN của chúng ta không cách xa TBCN là mấy đâu, chúng ta cứ theo tư tưởng đi trước đón đầu, đi theo tư tưởng TBCN từ những năm 1929-1930 ( Adam Smith) thì chẳng mấy chốc mà chúng ta sẽ vượt qua chúng nó.
    Hehe, đi bầu cử đây... làm việc thiện vì và chỉ vì cho thanh thản lương tâm.
  8. esq101

    esq101 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0

    Sao lại không phi lôgic? Mệnh đề trước thì khẳng định ông ấy là chồng tôi, còn mệnh đề sau thì phủ nhận luôn cái mệnh đề trước đó. Và theo các nhà logic thì không thể có chuyện vừa là A vừa không là A được!!! Như vậy các nàh logic học sẽ khẳng định rằng phát biểu trên không hề lôgic tí nào và đã không logic thì không thể được các nhà lôgic chấp nhận! Họ không thể hiểu những phát ngôn phi logic như thế! Họ không thể chấp nhận sự tồn tại của những phát ngôn phi logic như thế! Thế nhưng mặc thây các nhà logic học, người ta vẫn cứ nói ra những phát ngôn phi logic như thế! Rất nhiều, rất phổ biến là đằng khác! Nói cách khác, đối với người bình thường thì nói năng đâu phải lúc nào cũng cần lôgic! Phải nhìn vào cái hàm ý của người nói thì mới thấy. Có thể người nói câu trên muốn nói rằng trên giấy tờ hôn thú thì ông ta nhiễm nhiên là chồng còn trên thực tế (********, trách nhiệm với gia đình con cái...) thì ông ta không phải là chồng.
    Theo logic thì con dĩ nhiên là do mẹ ruột đẻ ra rồi. Nhưng đứa bé kia lại phá tan cái logic đó và khi nó phá tan cái logic đó thì nó đạt được mục đích giao tiếp của nó: nó muốn nói rằng tuy rằng bà đẻ ra tôi nhưng cái cách bà nuôi dạy tôi đối xử với tôi không phải như cách một người mẹ đẻ nuôi dạy đối xử với con cái!
    Cho thêm một phát ngôn phi logic nữa để các đ/c logic phân tích này.
    Frege là nhà logic học nhưng ông ấy hiểu logic và hiểu được những hạn chế của logic!
    Được esq101 sửa chữa / chuyển vào 17:11 ngày 17/05/2007
  9. esq101

    esq101 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Và thêm một câu nữa cho mấy đ/c sắp đi ''bỏ phiếu'' (lưu ý ở ta là bỏ phiếu chứ không phải là bầu cử!
    Đi bỏ phiếu vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của công dân.
    Vế trước khẳng định đó là quyền lợi của người ta thì có nghĩa là người ta có thể lựa chọn sử dụng quyền lợi đó (đi bỏ phiếu) hay không sử dụng quyền lợi đó (không đi bỏ phiếu). Thế nhưng vế sau lại khẳng định đó là nghĩa vụ mà đã là nghĩa vụ thì có nghĩa là người ta bắt buộc phải chấp hành chứ không có chọn lựa gì hết (tức là bắt buộc phải đi bỏ phiếu - không có sự lựa chọn nào khác)!
    Phi logic là thế nhưng người ta vẫn nói ra ra rả ở khắp mọi nơi. Vậy ý của người ta là gì? Không khó gì lắm để nhìn ra cái thâm ý đâu các đ/c nhỉ!!!
  10. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    esq101 là yeungon à
    Em là em sợ bác rồi, thế có logic không?

Chia sẻ trang này