1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chinh phục không gian - Trạm không gian quỹ đạo

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi hieurusso, 23/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hieurusso

    hieurusso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Chinh phục không gian - Trạm không gian quỹ đạo

    TỔ HỢP QŨY ĐẠO ?oHÒA BÌNH?

    Trạm quỹ đạo có người lái "Hòa bình" ?" đây là trung tâm quốc tế nhiều chức năng, hơn 15 năm là phòng thí nghiệm không gian duy nhất trên thế giới dành cho việc kiểm tra và thực hiện các hướng cơ bản của việc sử dụng có mục đích các trạm và tổ hợp có người lái tương lai, những thứ mở ra lối vào cho nhân loại đến với sự giàu có và những bí ẩn của vũ trụ.
    Trên trạm từ năm 1987 đã thực hiện các chương trình nghiên cứu quốc tế. Trong quá trình thực hiện các chương trình này liên tục tiếp nhận sự tham gia của các phi hành gia Pháp, Syri, Apganistan, Bungary, Nhật, Anh, Đức, Kazakstan, Áo, Mỹ, Canada, và các nước trong Cơ quan Vũ trụ châu Âu.
    Trong giai đọan 1995 - 1998 trên trạm ?oHòa bình? đã thực hiện các công việc phối hợp Nga-Mỹ trong các chương trình ?oMir-Shuttle? và ?oMir-NASA?.
    Trên trạm có các thiết bị và dụng cụ nghiên cứu.
  2. hieurusso

    hieurusso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    THÀNH PHẦN CỦA TRẠM ?oHÒA BÌNH?
    Tập đoàn chế tạo chính của trạm quỹ đạo "Hòa bình", tập đoàn chế tạo khối trung tâm và các môđun của trạm, tập đoàn chế tạo và chuẩn bị phần lớn các hệ thống đảm bảo hoạt động của chúng trên quỹ đạo, tập đoàn thực hiện việc kết nối điện tử phức hợp của các hệ thống và các thử nghiệm điện tử phức hợp trên mặt đất các khối của trạm, tập đoàn chế tạo và chuẩn bị các tàu không gian "Liên hợp" và "Tiến bộ" ?" Tập đoàn tên lửa không gian "Energia" mang tên S. P. Korolev.
    Tập đoàn tham gia chế tạo khối trung tâm và các môđun, tập đoàn chế tạo và chuẩn bị cấu trúc và các hệ thống đảm bảo việc bay tự động của các khối của trạm ?" Trung tâm sản xuất khoa học không gian quốc gia mang tên M. V. Khrunhichev.
    Trong các công việc chế tạo trạm "Hòa bình" và các cơ sở hạ tầng trên mặt đất còn có sự tham gia của mạng lưới rộng lớn các cơ sở và tổ chức, bao gồm Trung tâm tên lửa không gian sản xuất khoa học quốc gia "SSCB-Tiến bộ", Viện nghiên cứu khoa học trung ương chế tạo máy, Phòng công trình về chế tạo máy tổng quát mang tên V. I. Barmin, Viện nghiên cứu khoa học về chế tạo công cụ không gian, Viện nghiên cứu khoa học các công cụ chính xác, Trung tâm thử nghiệm nghiên cứu khoa học quốc gia Nga trong việc huấn luyện phi hành gia mang tên Y. A. Gagarin, Viện hàn lâm khoa học Nga và các đơn vị khác, tổng cộng là gần 200 cơ sở và tổ chức.
    Thành phần của trạm Ngày phóng Ngày nối với trạm
    Khối trung tâm 20.02.1986 -
    Môđun "Lượng tử" 31.03.1987 09.04.1987
    Môđun "Lượng tử-2" 26.11.1989 06.12.1989
    Môđun "Tinh thể" 31.05.1990 10.06.1990
    Môđun "Quang phổ" 20.05.1995 01.06.1995
    Phần kết nối 12.11.1995 15.11.1995
    Môđun "Thiên nhiên" 23.04.1996 26.04.1996
    Việc đảm bảo giao thông ?" kỹ thuật của các chuyến bay của trạm được thực hiện bởi các tàu chở khách kiểu "Liên hợp-Тo" và các tàu hàng "Tiến bộ-o"
    Các đặc tính chung của tổ hợp
    Độ cao của quỹ đạo 320 - 420 km
    Độ nghiêng của quỹ đạo 51,6 grad
    Thời gian sử dụng hơn 15 năm
  3. hieurusso

    hieurusso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0

    20.02.1986 -
    Khối trung tâm trên quỹ đạo
    Khối trung tâm ?" mắt xích chính của toàn bộ trạm quỹ đạo, lien kết các môđun của nó thành một tổ hợp thống nhất. Ở khối trung tâm là thiết bị điều khiển các hệ thống đảm bảo sự sống của phi hành đoàn trên trạm và máy móc khoa học, cũng như là nơi nghỉ ngơi của phi hành đoàn. Khối trung tâm cấu tạo từ phần chuyển tiếp với 5 khối tập hợp kết nối bị động (1 trục và 4 cạnh), phần làm việc, ô trung gian với 1 khối tập hợp kết nối và phần tập hợp không điều áp. Tất cả khối tập hợp kết nối là loại bị động của hệ thống "trục-nón". .
    09.04.1987 -
    Môđun "Lượng tử" kết nối với khối trung tâm
    Môđun "Lượng tử" được dùng để thực hiện các nghiên cứu, thí nghiệm khoa học và thiên văn khác nhau. Môđun cấu tạo từ phần thí nghiệm với ô chuyển tiếp và phần không điều áp của các thiết bị khoa học. Sự vận động của môđun trên quỹ đạo được đảm bảo với sự trợ giúp của khối phụ trợ, của ụ được trang bị động cơ, và mođun riêng biệt sau khi được kết nối với trạm. Môđun có 2 khối tập hợp kết nối, đặt doc theo trục của nó, - tích cực và bị động. Trong chế độ bay tự động khối tập hợp bị động bị đóng bởi khối phụ trợ . Môđun "Lượng tử" được kết nối với ô trung gian của khối trung tâm (trục X). Sau sự kết nối cơ học, quá trình siết chặt sẽ không thể bởi trong khối nón tiếp nhận của khối tập hợp kết nối của trạm là vật thể lạ. Để loại bỏ vật thể này đi cần sự ra ngoài không gian của phi hành gia, được thực hiện vào 11-12.04.1986.
    06.12.1989 -
    Môđun "Lượng tử-2" kết nối với trạm "HÒA BÌNH"
    Môđun "Lượng tử-2" được dùng để lắp đặt trước máy móc khoa học, thiết bị cho trạm và đảm bảo các cuộc đi bộ ngoài không gian của phi hành đoàn, cũng như để thực hiện các nghiên cứu và thí nghiệm khoa học khác nhau. Môđun cấu tạo từ 3 phần điều áp: hàng hóa ?" dụng cụ, dụng cụ khoa học và lối thoát đặc biệt với cửa thoát mở ra ngoài bán kính 1000mm. Môđun có 1 khối tập hợp kết nối tích cực, đặt dọc theo trục của nó trên phần hàng hóa ?" dụng cụ. Môđun "Lượng tử-2" và tất cả môđun tiếp theo thực hiện việc kết nối với khối tập hợp kết nối trục của phần chuyển tiếp của khối trung tâm (trục -X), sau đó với sự giúp đỡ của tay máy môđun được chuyển lên khối tập hợp kết nối của phần chuyển tiếp. Vị trí không đổi của môđun "Lượng tử-2" trên thành phần trạm "Hòa bình" ?" trục Y.
    10.06.1990 -
    Môđun "Tinh thể" kết nối với trạm "HÒA BÌNH"
    Môđun "Tinh thể" được dùng để thực hiện các nghiên cứu và thí nghiệm khoa học, công nghệ khác nhau và để thực hiện các kết nối với các tàu, được trang bị khối tập hợp kết nối lưỡng tính-ngoại vi (анд?огинно-пе?и"е?ийн<ми с,<ково?н<ми аг?ега,ами). Môđun cấu tạo từ 2 phần điều áp: thiết bị-hàng hóa và kết nối-chuyển tiếp. Môđun có 3 khối tập hợp kết nối: trục tích cực ?" trên phần thiết bị-hàng hóa và 2 kiểu lưỡng tính-ngoại vi ?" trên phần kết nối-chuyển tiếp (trục và cạnh). Môđun "Tinh thể" đến 27.05.1995 nằm trên khối tập hợp kết nối cạnh, được dành cho môđun "Quang phổ" (trục -Y). Sau đó nó được chuyển sang khối tập hợp kết nối trục (trục -X) và 30.05.1995 được lắp đặt tại vị trí cố định của mình (trục -Z). 10.06.1995 lại chuyển đến khối tập hợp kết nối trục (trục -X) để thực hiện các kết nối với tàu "Atlantis" STS-71, 17.07.1995 quay về vị trí cố định(trục -Z).
    01.06.1995 -
    Môđun "Quang phổ" kết nối với trạm "HÒA BÌNH"
    Môđun "Quang phổ" được dùng để thực hiện các nghiên cứu và thí nghiệm khoa học trong việc nghiên cứu các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Trái đất, các tầng trên của khí quyển Trái đất, môi trường bao quanh phức hợp quỹ đạo, các quá trình địa vật lý có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo ở không gian vũ trụ gần Trái đất và ở các tầng trên của khí quyển Trái đất, cũng như việc kết nối trước của trạm với các nguồn bổ sung năng lượng điện. Môđun cấu tạo từ 2 phần: chứa thiết bị-hàng hóa không điều áp và điều áp, trên có lắp 2 pin mặt trời chính và 2 pin mặt trời phụ và các công cụ của máy móc khoa học. Môđun có một khối tập hợp kết nối tích cực, đặt dọc theo trục của nó trên phần thiết bị-hàng hóa. Vị trí không đổi của môđun "Quang phổ" trong thành phần của trạm "Hòa bình" - trục Y.
    Phần kết nối (chế tạo bởi "Energia") được dùng để thực hiện việc kết nối các tàu của hệ thống "Space shuttle" của Mỹ với trạm "Hòa bình" mà không làm thay đổi hình thể của nó, được đưa lên quỹ đạo bởi tàu "Atlantis" STS-74 và kết nối với môđun "Tinh thể" (trục -Z).
    26.04.1996 -
    Môđun "Thiên nhiên" kết nối với trạm "HÒA BÌNH"
    Môđun "Thiên nhiên" được dùng để thực hiện các nghiên cứu và thí nghiệm khoa học trong việc nghiên cứu các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Trái đất, các tầng trên của khí quyển Trái đất, các bức xạ vũ trụ , các quá trình địa vật lý có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo ở không gian vũ trụ gần trái đất và ở các tầng phía trên của khí quyển Trái đất. Môđun cấu tạo từ một phần thiết bị-hàng hóa điều áp. Môđun có một khối tập hợp kết nối tích cực, đặt dọc theo trục của nó. Vị trí không đổi của môđun "Thiên nhiên" trong thành phần của trạm "Hòa bình" - trục Z.
    Vào năm 1996 kết thúc việc lắp đặt trạm qũy đạo ?oHòa bình?.
  4. hieurusso

    hieurusso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    CÁC CHUYẾN BAY VŨ TRỤ KÉO DÀI LÂU NHẤT CỦA CON NGƯỜI
    Trong việc sử dụng trạm ?oHòa bình? đã thiết lập các kỷ lục thế giới tuyệt đối trong sự kéo dài sự tồn tại liên tục của con người trong điều kiện các chuyến bay vũ trụ:
    1987 год ?" Yuri Romanenko (326 ngày 11 giờ 38 phút);
    1988 год ?" Vladimir Titov, Musa Manarov (365 ngày 22 giờ 39 phút);
    1995 год ?" Valery Poliakov (437 ngày 17 giờ 58 phút).
    Năm 1995 Valery Poliakov cũng trở thành kỷ lục gia thế giới tuyệt đối về tổng thời gian tồn tại trong vũ trụ, năm 1999 kỷ lục này bị phá bởi Sergei Avdeev:
    Valery Poliakov - 678 ngày 16 giờ 33 phút (2 chuyến bay);
    Sergei Avdeev - 747 ngày 14 giờ 12 phút (3 chuyến bay).
    Các kỷ lục thế giới về độ dài của chuyến bay vũ trụ của phụ nữ được thiết lập bởi:
    1995 ?" .lena Kondakova (169 ngày 05 giờ 1 phút);
    1996 ?" Shannon Lucid, Mỹ (188 ngày 04 giờ 00 phút, trong đó trên trạm "Hòa bình" - 183 ngày 23 giờ 00 phút).
    Các chuyến bay dài nhất trong chương trình "Hòa bình" do công dân các nước khác thực hiện:
    Jean-Pierre Eniere (Pháp) - 188 ngày 20 giờ 16 phút;
    Shannon Lucid (Mỹ) - 188 ngày 04 giờ 00 phút;
    Thomas Raiter (ESA, Đức) - 179 ngày 01 giờ 42 phút.
    Các lần ra ngoài không gian mở
    Trên trạm quỹ đạo "Hòa bình" thực hiện 78 lần ra ngoài không gian mở (bao gồm 3 lần ra ngoài trên môđun chỉnh áp "Quang phổ") - tổng thời gian là 359 giờ 12 phút.
    Trong các lần ra ngoài có sự tham gia:
    29 phi hành gia Nga;
    3 phi hành gia Mỹ;
    2 phi hành gia Pháp;
    1 phi hành gia ESA (công dân Đức).
    Các phi hành gia thực hiện 6 hoặc nhiều hơn số lần ra ngoài không gian mở
    trên trạm "Hòa bình"
    Phi hành gia Số lần ra ngoài Thời gian tổng cộng
    Anatoly Soloviov 16 77 giờ 46 phút
    Sergei Avdeev 10 41 giờ 59 phút
    Alexander Serebrov 10 31 giờ 48 phút
    Nhicolai Budarin 8 44 giờ 00 phút
    Talgat Musabaev 7 41 giờ 18 phút
    Victor Aphanasiev 7 38 giờ 33 phút
    Sergei Krikaliov 7 36 giờ 29 phút
    Musa Manarov 7 34 giờ 32 phút
    Anatoli Artsebarsky 6 32 giờ 17 phút
    Yuri Onuphrienko 6 30 giờ 30 phút
    Yuri Usachiov 6 30 giờ 30 phút
    Gennady Strekalov 6 21 giờ 54 phút
    Alexander Victorenko 6 19 giờ 39 phút
    Vasili Tsibliev 6 19 giờ 11 phút

  5. hieurusso

    hieurusso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    nhờ các mod chỉnh sửa lại cho đẹp! (xong thì xóa cái message này luôn!)
  6. hieurusso

    hieurusso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0

  7. vnhn

    vnhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2004
    Bài viết:
    840
    Đã được thích:
    0
    co bac nao biet chuong trinh chinh phuc khong gian cua Tau khua khong, post len cho anh em xem di
  8. hieurusso

    hieurusso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    KẾT QUẢ CỦA CÁC CUỘC THỬ NGHIỆM
    08.12.2000, tại cơ quan hang không vũ trụ Liên bang Nga đã tổ chức hội nghị của Ủy ban liên quốc gia về việc đảm bảo các chuyến bay và việc sử dụng trạm ?oHòa bình?.
    Sau khi xem xét các kết qủa của các thử nghiệm thực hiện trên trạm trong khoảng thời gian 1986-2000, đã ghi nhận như sau:
    - thực hiện toàn bộ các công việc thử nghiệm được phê chuẩn trong năm 1986 cho trạm kiểu môđun ?oHòa bình?;
    - hoàn thiện các công nghệ thiết lập, triển khai và sử dụng các tổ hợp qũy đạo có người lái hoạt động liên tục;
    - thực hiện các thí nghiệm đã được lên kế hoạch;
    - việc sử dụng tổ hợp ?oHòa bình? trên quỹ đạo được tăng lên 2 lần so với thời hạn 5 năm.
  9. hieurusso

    hieurusso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Ý NGHĨA CỦA TRẠM "HÒA BÌNH" ĐỐI VỚI TRẠM KHÔNG GIAN QUỐC TẾ
    Trạm "Hòa bình" trở thành phòng thí nghiệm bay cho các thử nghiệm trong điều kiện thực tế của các giải pháp kỹ thuật và các quá trình công nghệ được sử dụng trên Trạm không gian quốc tế.
    - lần đầu tiên trong thực nghiệm, nguyên lý môđun của việc xây dựng trên quỹ đạo các trang thiết bị vũ trụ có khối luợng và kích cỡ lớn (gần 240 t.);
    - chấp nhận việc sử dụng các tàu ?oLiên hợp? (soyuz), ?oTiến bộ? (progress), tàu con thoi như là các thiết bị giao thông vận chuyển các phi hành đoàn và các trang thiết bị kỹ thuật-vật liệu;
    - thực hiện các cuộc thay đổi các phi hành đoàn quốc tế trong các chuyến bay dài;
    - hoàn thiện công nghệ duy trì trạm trong trạng thái làm việc được trong thời gian dài (hơn 15 năm);
    - thu được các kinh nghiệm trong việc loại bỏ các trạng thái không cố định, việc đảm bảo an ninh cho phi hành đoàn và sự tồn tại của trạm;
    - thu được các kinh nghiệm trong việc thực hiện đồng thời vài chương trình khoa học quốc tế bởi phi hành đoàn hỗn hợp;
    - thu được các kinh nghiệm trong việc kết hợp 2 trường phái kỹ thuật trong việc thiết lập kỹ thuật không gian để sử dụng chung;
    - trải qua việc hoàn thiện công nghệ điều khiển hỗn hợp các thiết bị vũ trụ có người lái giữa 2 trung tâm điều khiển không gian của 2 nước ?" Nga (ở Korolev) và Mỹ (ở Houston).
  10. hieurusso

    hieurusso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    CÁC PHI HÀNH ĐOÀN QUỐC TẾ TRÊN TRẠM ?oHÒA BÌNH?
    Áo: 1 phi hành gia; 8 ngày / 1991
    Apganistan: 1;9/1988
    Bungary: 1;10/1988
    Vương quốc Anh: 1;8/1991
    Đức: 2;28/1992,1997
    ESA: 2;209/1994,1995-1996
    Kazakstan: 2;340/1991,1994,1998
    Syri: 1;8/1987
    Slovakia: 1;8/1999
    Mỹ/Canada: 53(52 Mỹ);1127/1995(Mỹ, Canada),1996,1997,1998
    Pháp: 5;264/1988,1992,1993,1996,1998,1999
    Nhật: 1;9/1990
    Trên trạm đã làm việc 71 người từ 12 nước.
    Thực hiện 27 chương trình nghiên cứu quốc tế trong thời gian 2028 ngày.

Chia sẻ trang này