1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chinh phục không gian - Trạm không gian quỹ đạo

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi hieurusso, 23/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hieurusso

    hieurusso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0

    TRẠM KHÔNG GIAN QUỐC TẾ
    Chương trình xây dựng Trạm không gian quốc tế (TKGQT) ?" sự tiếp tục logic với trình độ phát triển kỹ thuật thám hiểm không gian ngày nay.
    Khả năng của các chuyến bay có người lái dài ngày, các hướng phát triển của việc thiết lập các cơ sở sản xuất ngoài trái đất đã được chứng minh và xác định bởi những nỗ lực của ngành thám hiểm không gian Nga và Liên Xô.
    Dự án TKGQT liên kết các nguồn tài nguyên, các tiến bộ KHKT và kinh nghiệm của các nước phương Tây và Nga, thúc đẩy việc phát triển nền kinh tế của các quốc gia và việc sử dụng hiệu quả không gian trong sự quan tâm của cộng đồng thế giới, cũng như sự hiểu biết lẫn nhau của các quốc gia.
    Việc xây dựng TKGQT là bước cần thiết của tiến trình phát triển của nhân loại trong dự án sử dụng các nguồn tài nguyên Trái đất và Thái dương hệ.
  2. hieurusso

    hieurusso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    LỊCH SỬ DỰ ÁN
    Các công việc liên quan đến TKGQT được bắt đầu vào năm 1993.
    Nước Nga với hơn 25 năm kinh nghiệm sử dụng các trạm quỹ đạo ?oChào mừng? và ?oHòa bình?, và có nhũng kinh nghiệm vô giá trong việc thực hiện các chuyến bay dài, các nghiên cứu, cơ sở hạ tầng không gian phát triển (trạm đa chức năng ?oHòa bình?, tàu hàng và tàu giao thông kiểu ?Liên hợp? và ?oTiến bộ?), sau những sự kiện năm 91 rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng, vẫn giữ vị trí quan trọng đối với trạm ?oTự do? do Mỹ chế tạo, đồng ý với đề nghị kiên kết những nỗ lực của Nga và Mỹ trong việc thực hiện các chương trình trạm có người lái.
    15.03.1993 Tổng Giám đốc Cơ quan Không gian Nga (RKA) Y. N. Koptev và Tổng Công trình sư Tập đoàn sản xuất-khoa học (RKK) ?oEnergia? Y. P. Semenov đã lưu ý đến đề nghị của lãnh đạo Cơ quan Không gian Mỹ (NASA) D. Goldin về việc chế tạo Trạm Không gian quốc tế (TKGQT).
    02.09.1993 Thủ tướng CHLB Nga V.S.Chernomyrdin và phó Tổng thống Mỹ A.Gore đã ký ?oThỏa thuận hợp tác trong ngành không gian?, xem xét trước chế tạo chung trạm không gian. Theo đó RKA và NASA vào ngày 1.11.1993 ký ?oKế hoạch chi tiết các công việc đối với TKGQT?. Cho phép vào tháng 6.1994 ký hợp đồng giữa RKA và NASA ?oVề những cung cấp và dịch vụ đối với trạm ?oHòa bình? và TKGQT.
    Cùng với sự tổng kết những điều chỉnh từng phần trong các cuộc gặp Nga-Mỹ năm 1994 TKGQT có cấu trúc và tổ chức các công việc như sau:
    - trong việc xây dựng trạm, ngoài Nga, Mỹ còn có Canada, Nhật và các nước Liên minh Châu Âu;
    - trạm sẽ gồm 2 khối (của Nga và của Mỹ) kết nối với nhau và được lắp ráp trên quỹ đạo từng môđun một.
    Tổ chức đứng đầu trong việc chế tạo khối của Nga và phần kết nối của nó với khối của Mỹ là RKK?o Energia? mang tên S.P.Korolev, khối của Mỹ - Tập đoàn ?oBoeing?.
    Điều hành kỹ thuật các công việc trên khối của Nga và phần kết nối của nó với khối của Mỹ là Ủy ban các Tổng Công trình sư dưới sự lãnh đạo của Tổng thống, Tổng Công trình sư RKK ?oEnergia?, Viện sĩ RAN Y. P. Semenov.
    Lãnh đạo vịệc chuẩn bị và thực hiện việc phóng các bộ phận của khối Nga là Ủy ban liên quốc gia về việc đảm bảo các chuyến bay và việc sử dụng các Tổ hợp quỹ đạo có người lái.
    Tham gia việc chuẩn bị các bộ phận của khối Nga là: nhà máy chế tạo máy thử nghiệm của RKK ?oEnergia?, nhà máy Tên lửa-không gian của Trung tâm sản xuất khoa học không gian quốc gia mang tên M. V. Khrunhichev, cũng như Trung tâm tên lửa không gian sản xuất khoa học quốc gia "SSCB-Tiến bộ", Phòng công trình về chế tạo máy tổng quát mang tên V. I. Barmin, Viện nghiên cứu khoa học về chế tạo công cụ không gian, Viện nghiên cứu khoa học các công cụ chính xác, Trung tâm thử nghiệm nghiên cứu khoa học quốc gia Nga trong việc huấn luyện phi hành gia mang tên Y. A. Gagarin, Viện hàn lâm khoa học Nga (RAN), tổ chức ?oAgat? và các đơn vị khác (gần 200 tổ chức).
    Bước đầu tiên của việc xây dựng đó là xem xét trước việc thiết lập cấu trúc cuối cùng của trạm từ số lương giới hạn các môđun. Khối có chức năng chứa hàng hóa ?oBình minh? (за?я) - chế tạo bởi Nga - là môđun đầu tiên được đưa lên quỹ đạo bởi tên lửa đẩy ?oProton?. Số 2 - môđun kết nối NODE-1 của Mỹ được đưa lên quỹ đạo bởi tàu con thoi và kết nối với ?oBình minh?. Số 3 - môđun dịch vụ ?oNgôi sao? (-везда) của Nga - thành phần cốt lõi của TKGQT, đảm bảo việc điều khiển trạm, sự sống của phi hành đoàn, hướng của trạm và sự chính xác của quỹ đạo. Số 4 ?" môđun phòng thí nghiệm ?oĐịnh mệnh? (Destiny). Sau đó là lắp đặt song song các thành phần của các khối Nga và Mỹ.
  3. hieurusso

    hieurusso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0

    CÁC ĐẶC TÍNH TỔNG QUÁT CỦA KHỐI NGA TRÊN TKGQT
    Độ cao quỹ đạo -------------------------------------- 350 - 460 km
    Độ nghiêng quỹ đạo -------------------------------------- 51,6°
    Thời gian triển khai ------------------------------------ 1998-2003
    Thời gian sử dụng kể từ ngày phóng thành phần đầu tiên - 15 năm
  4. hieurusso

    hieurusso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    không bác nào tham gia với em à? hề hề, ế bà cố luôn ...
    Tiền thân trạm không gian "Hoà bình" là các tổ hợp qũy đạo "Salut". Năm 80 Phạm Tuân đã bay lên đây cùng Gorbatko ("Salut-6"-"Soyuz-36"-"Soyuz-37")
    Vậy bác nào biết anh hùng Phạm Tuân đã làm gì 0? Hay đợt đó đồng chí Liên Xô cho lên để lấy lòng các nước đồng minh đàn em? (các nước ĐÂu, VN, Cuba, Mông cổ)
  5. victorcharlie

    victorcharlie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2003
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Nghiên cứu bèo hoa dâu. Ngày đấy LX muốn tất cả các nước XHCN đều có người lên vũ trụ. Hie hie cũng may nhờ thế mà mình có được bác Phạm Tuân nếu không thì đến bao giờ người Việt Nam mới dám mơ đến du hành vũ trụ.
    VC
  6. hieurusso

    hieurusso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Nói vậy thôi chứ thật ra ngoài Phạm Tuân ra còn có 1 người gốc Việt cũng lên vũ trụ rồi, đó là Trịnh Hữu Châu hay tên Mỹ là Eugene Trinh. Ông này lên vũ trụ từ 25.06-09.07.1992 trên tàu con thoi Columbia (ký hiệu chuyến bay: STS-50)
    (nhưng ông này chắc chỉ là trái chuối - vỏ vàng ruột trắng, vì 2 tuổi đã theo ông bà già qua Pháp sống rồi sau đó giông wa Mỹ tới giờ lun!)

Chia sẻ trang này