1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chính-Tà trong Kim Dung truyện

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi prankster, 05/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vi_Tieu_Bao_new

    Vi_Tieu_Bao_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    5.368
    Đã được thích:
    0
    Zời, vấn đề là tranh luận, chứ còn lấy ở đâu chả vậy..... các vị lắm chuyện wá......
    Trăm năm còn có gì đâu? Chẳng qua một đám cỏ khâu xanh rì. ​
  2. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Từ trước tới giờ, đã có nhiều ý kiến cho rằng, Kim Dung, mà với đỉnh cao là tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ, đã xóa bỏ ranh giới Chính-Tà. Tuy nhiên sự thật thì không phải vậy, hoặc là nó thế mà không phải thế. Kim Dung vẫn luôn luôn đề cao cái ranh giới giữa Chính-Tà, có điều cái ranh giới ấy nó không giống như mọi người thường nghĩ.
    Thử nghĩ kĩ mà xem, Hoàng Dung trước kia có biệt hiệu là Tiểu Đông Tà, coi trời bằng vung, không biết kiêng nể ai, sẵn sàng giết người khi cần thiết, kể cả chuyện đánh ghen. Tuy nhiên kể từ khi đi theo Quách Tĩnh thì nàng cũng đã từ từ đổi tính, hiền hậu hơn, hiểu rõ đạo nghĩa hơn, không còn vô thiên vô pháp, coi thường mạng người như trước nữa. Đồng thời nàng cũng hiểu rõ thế nào là đại nghĩa quốc gia dân tộc, lấy nước làm trọng, để trong Thần Điêu hiệp lữ, khi Quách Tĩnh kéo tay nàng lại, không cho nàng ra đối đầu với Kim Luân Pháp Vương, thì Hoàng Dung đã nhẹ nhàng gỡ tay chồng và nói một câu mà tại hạ cảm thấy bất hủ "Tĩnh ca, giữa nhà và nước, cái nào nặng hơn?" Từ một tiểu cô nương con gái Đông tà đến một hình ảnh tuyệt đẹp của một đấng anh thư hết lòng vì nước.
    Còn Dương Qua thì sao? Ban đầu Dương Qua cũng là một kẻ vô pháp vô thiên, ân đền oán trả, chỉ nghĩ đến mình, có thể nói là ích kỉ. Nhưng từ khi theo Quách Tĩnh, chứng kiến tấm lòng yêu nước thương dân của Quách Tĩnh, chàng đã từ từ thay đổi, không giết Quách Tĩnh để trả thù đồng thời cũng để cứu mạng mình. Dương Qua còn mấy lần cứu thoát Quách Tĩnh, một phần vì cảm sự yêu thương ông dành cho mình, cũng như tấm lòng nhân hậu và khí khái anh hùng của Quách Tĩnh, một phần cũng nghĩ đến bá tánh thành Tương Dương. Và cuối cùng, chúng ta được chứng kiến một Thần Điêu Đại Hiệp vì dân trừ bạo, hành hiệp trượng nghĩa, nổi danh còn hơn cả Quách Đại hiệp trấn thủ Tương Dương. Từ một thanh niên trẻ tuổi nông nổi đến một đại hiệp lừng danh quả chẳng phải là một con đường dễ đi.
    Các nhân vật khác cũng không thoát khỏi một hình mẫu tương tự. Hân Tố Tố giết người như ngóe nhưng đến khi lấy Trương Thúy Sơn thì đã bị Tạ Tốn chê là mất cả bản sắc. Triệu Minh, Doanh Doanh tuy là những "ma nữ", coi mạng người như cỏ, nhưng cuối cùng đã trở thành những người vợ hiền dịu bên cạnh chồng mình. Vi Tiểu Bảo tuy là phường không có ăn học, lưu manh bịp bợm, nhưng tận cùng con người vẫn là một kẻ trọng nghĩa khinh tài, tận tâm với bằng hữu, và luôn một lòng kính ngưỡng sư phụ.
    Như vậy ranh giới Chính-Tà là đâu? Ở đây cái ranh giới mà Kim Dung muốn xóa bỏ chính là những định kiến cổ hủ của xã hội luôn cho rằng chính nhân quân tử thì nhất định phải thế này còn tà ma ngoại đạo thì là thế kia. Chính nhân quân tử thì luôn luôn là chính nhân quân tử; yêu tà ngoại đạo luôn luôn là ma giáo bất kể tấm lòng họ tốt tới đâu. Kim Dung muốn xóa bỏ cái ranh giới Chính-Tà trong phương thức hành động, trong nhận định chủ quan, chứ những giá trị chân mĩ thì vẫn luôn được đề cao. Đó là những Hoàng Dung, Triệu Minh, Doanh Doanh hết lòng vì tình yêu; đó là Khúc Dương hết lòng với âm nhạc, là Hướng Vấn Thiên khí khái hiên ngang, là Dương Tiêu hết lòng vì đại nghiệp chống Nguyên của Minh giáo. Trong truyện Kim Dung, dù ở bên Chính phái hay Ma giáo, ta đều bắt gặp những kẻ tốt lẫn xấu.
    Như vậy thế nào là Chính, thế nào là Tà? Rất khó định nghĩa. Nói như Lệnh Hồ Xung, khi gặp chính nhân quân tử muốn giết mình, thì cũng phải giở thủ đoạn hạ lưu đê tiện ra để cầu thoát thân. Tuy nhiên như thế không phải là một sự biện minh cho những kẻ làm ác rõ rành rành như cứ mồm năm miệng mười bảo mục đích của tôi là tốt. Cứ nhìn Vi Tiểu Bảo hay Lệnh Hồ Xung thì rõ, tuy hành động của họ đôi lúc không quang minh chính đại mà những nhân vật chính phái từ chân quân tử cho đến ngụy quân tử đều không bao giờ làm, nhưng những hành động ấy đều có mục đích tốt, và cuối cùng quan trọng nhất là những hành động của họ đều không gây hại đến một người nào cả. Nó còn hơn những kẻ miệng Nam mô mà bụng thì như rắn rết. Dĩ nhiên những kẻ làm ác ở cả hai phe Chính-Tà đều bị Kim Dung trừng trị đích đáng. Phí Bân giết cả nhà Lưu Chính Phong cuối cùng cũng phải đền mạng dưới lưỡi kiếm của Tiêu Tương Dạ Vũ Mạc Đại tiên sinh; những kẻ ngụy quân tử như Tả Lãnh Thiền hay Nhạc Bất Quần đều phải chết thê thảm, danh vọng tan tành; mộng tưởng lớn lao như Nhậm Ngã Hành cuối cùng cũng chết bất đắc kì tử; kẻ phá hủy cuộc đời của biết bao thiếu nữ nhà lành Điền Bá Quang cuối cùng hết còn làm nên cơm cháo gì nữa; Âu Dương Phong, Mộ Dung Phục bị điên; Cưu Ma Trí mất hết võ công; Âu Dương Khắc mất mạng, v.v... Tóm lại, chỉ cần không làm hại đến người vô tội, hoặc hơn nữa là hành hiệp trượng nghĩa thì cho dù có ở Ma giáo hay ở đâu đi nữa, có hành động kì quặc vượt ngoài khuôn phép đi chăng nữa, chân giá trị của nhân vật vẫn được công nhận.
    Nói thế thì có người sẽ nói, những người bị Hoàng Dung, Triệu Minh, Doanh Doanh, Hoàng Dược Sư, v.v... giết thì sao? Có thể hiểu ngầm rằng, Kim Dung cho rằng những kẻ đó đáng chết, và chúng ta cũng không biết rõ nên không thể bàn ở đây. Tuy nhiên có thể khẳng định, cuộc đời của Hoàng Dược Sư, Đông tà giết người như ngóe, chưa từng giết oan một kẻ nào, nếu không thì Kim Dung đã không dành cho ông những trang viết tuyệt vời và cao nhã như thế. Thế còn Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác? Họ cuối cùng cũng đã xuất gia đầu Phật, mà như nhà Phật có nói "hồi đầu thị ngạn". Ta chỉ đánh kẻ trên lưng ngựa chứ không đánh người đi bộ lại.
    Cuối cùng, ta có thể khẳng định một điều rằng, những giá trị cao quí như lòng yêu nước, tình bằng hữu, lòng từ bi bác ái, v.v... vẫn được Kim Dung đề cao thông qua các nhân vật ở cả hai phe Chính-Tà. Đó là Quách Tĩnh, Khúc Dương, các nhân sĩ Minh giáo, Không Kiến thần tăng, Trương Chân Nhân, v.v... Và cũng xin nhớ rằng, Kim Dung, thông qua Trường Xuân tử Khưu Xứ Cơ, ngoại trừ Trung Thần Thông Vương Trùng Dương quá cao siêu mà không ai thấy được, đã thừa nhận Bắc Cái Hồng Thất Công, chứ chẳng phải là Đông Tà Hoàng Dược Sư, mới là bậc đại anh hùng số một trong Ngũ Bá; và hình tượng Tiêu Phong vẫn mãi mãi là đại anh hùng số một trong các tác phẩm kiếm hiệp.
    Si l'amour existe encore
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 04:51 ngày 08/12/2002
  3. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0

    Hay quá!!! Hic, TIO đến bao giờmí đạt được một phần công phu của bang chủ đây?!
    Bất tri tam bách dư niên hậu
    Thiên hạ hà nhân khốc...
  4. Majin_Boo

    Majin_Boo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    0
    Hắc hắc , dễ mà , bái đại ca làm sư phụ rồi đại ca chỉ cho ... hắc hắc ...
    Còn tên ăn mày KP kia , nhớ đấy ... sang VK ta có gởi mấy cái PM cho ngươi đó

    Majin-Boo

  5. Ica

    Ica Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2001
    Bài viết:
    1.783
    Đã được thích:
    0
    Kiều đại hiệp, anh hùng số một gì mà kiêu căng vậy? Đại hiệp không đợi anh em bầu được sao, mà phải tự bầu mình là số một?
    Tớ đã định bầu bài của bác 5*, nhưng vì câu cuối nên bác nhận 4* nhé! :)))

    POUR LA PATRIE, LES SCIENCES ET LA GLOIRE!
  6. prankster

    prankster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    1.885
    Đã được thích:
    0
    Cái này là Kiều dệ tự cho, huynh thì cho là Quách Tĩnh mới là dại anh hùng số một, dại anh hùng không nhất thiết phải có một cái dầu thông minh, sự can trường của Quách Tĩnh, tinh thần vì dân vì nước... mới thực sự là chân anh hùng
    Còn chuyện tranh chấp giữa Kiều Phong và Quách Tĩnh thì nếu Kiều dệ muốn thì lại vào topic cũ tranh luận tiếp

    Giang hồ den trắng thị phi
    Chính tà chìm lắng trong ly rượu nồng
    Bước chân lãng tử phiêu bồng
  7. iron_monkey

    iron_monkey Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Prankster nói chí phải, đại anh hùng không nhất thiết phải có cái đầu thông minh mà quan trọng là ở nghĩa khí,....
    hà hà, kể như cứ có cái đầu thông minh sẽ được coi là đại anh hùng thì có lẽ Iron_monkey tại hạ là Đệ nhất anh hùng đó...

    all the rivers run ...
  8. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    ặ, quư vỏằi Tiêu Phong thơ hic...hic..., còn xa lỏm quư vỏằi (chưnh vơ thỏ nick cỏằĐa tỏĂi hỏĂ kô phỏÊi là Tiêu Phong).
    Si l'amour existe encore
  9. AseneLupin

    AseneLupin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Tại hạ vẫn cho rằng KP anh hùng hơn Quách Tĩnh, QT xứng đáng với chữ đại hiệp hơn.
    Về lòng yêu nước, KP không hề thua QT (không thua không có nghĩa là hơn vì tại hạ lòng yêu nước của 2 người này đều unlimited, không so được). Cái này quá rõ ràng, trước khi biết mình là người Khất Đan, KP vẫn thường xuyên lãnh đạo anh em cái bang đánh nhà Liêu. Khi biết mình là người KD, Tiêu Phong thậm chí còn có nhiều cơ hội để thể hiện lòng yêu nước hơn QT. Yêu nước nồng nàn như QT hay KP đã khó, yêu cả 2 nước lại còn khó hơn.
    Về phong thái, nói đến anh hùng ai cũng nghĩ đến phong thái hiên ngang đầu đội trời, chân đạp đất như Từ Hải vậy. Cái này thì KP ăn chắc QT. Lúc nào tả về KP, KD cũng nói ông oai phong lẫm liệt, thần khí cao ngất trời, ông chả sợ bất cứ ai. Còn QT thì phong thái lại nhân hậu, xứng đáng với chữ đại hiệp.
    Thông minh không phải là số đo chính nhưng nó cũng ảnh hưởng đến efficiency của lòng yêu nước. Nếu KD bỏ QT vào trường hợp của KP ở Nhạn Môn Quan, tại hạ nghĩ khi vua Liêu đồng ý lui quân là anh chàng ngố tàu QT đã mừng lắm rồi, lúc đó ok và thả ngay chứ không có đòi thêm dk không đánh nhà Tống nữa đâu.
    Hi hi, còn chi tiết nhỏ này nữa, KP và QT đều mặt thô nhưng tả KP, KD cũng ta? positively chứ nói đến anh chàng QT lúc nào cũng cục mịch => KP chắc handsome hơn QT
    Where can I steal girls?
  10. nhanktpc128

    nhanktpc128 Guest

    Hmm, hình như ở đây có lầm lẫn ... Chữ hiệp trong kiếm hiệp nên để cho Thạch Phá Thiên trong HKH mới phải. Tại hạ đã đọc ở đâu đó về chuyện này, nói chung là trong văn hoá trung hoa (hay gì đó ), khái niệm về hiệp, hùng, quân tử, lãng tử, một loại tử yếm thế gì đó nữa (đại diện cho kiểu Kiều Phong) v... v... khá là phân biệt với nhau, không trùng lặp vào nhau. Mỗi nhân vật đều có (hoặc không có) các tính chất này ở các mức độ khác nhau. Ví dụ như DQ bảo là hiệp khách thì hoàn toàn đúng nhưng không phải là quân tử; QT nghiêng về kiểu trung nghĩa anh hùng (vì nước vì dân) hơn là đại hiệp và là điển hình của người quân tử. Đoàn Dự suốt ngày chạy theo VNY chỉ được làm lãng tử mà thôi , không biết sau này làm vua có khá lên được chút nào không ?, LHX cũng có thể xếp vào loại này. TVK không có đủ hùng nên mới nhường ngôi cho CNC, cả ngày ngồi kẻ lông mày cho vợ, chắc chỉ còn một chữ hiệp. Kiều Phong cả hiệp lẫn hùng đều có thừa, thêm nữa lại là người quá quân tử, quá chính trực, hùng mà không gian, nên rốt cuộc thất bại, bế tắc không tìm thấy ý nghĩa để sống ...
    Nhưng nói chung lại thì tại hạ vẫn thích kiểu của KP nhất, rồi đến DQ.

Chia sẻ trang này