1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

chính thể tư sản

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi do_re_mi, 27/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    chính thể tư sản

    mình xin giói thiệu mấy bài cùa PGS Nguyễn Đăng Dung trên www.lanhdao.net

    Được do_re_mi sửa chữa / chuyển vào 18:54 ngày 27/08/2007
  2. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Một số nét khái quát về chính thể

    13:10'' 15/02/2007 (GMT+7)

    (Lanhdao.net) - Các thuật ngữ chính thể và chế độ chính trị, chế độ nhà nước, hệ thống nhà nước, thiết chế nhà nước, thể chế chính trị, hệ thống chính trị, ? là những thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong các diễn đàn thời sự chính trị. Mặc dù cách hiểu của nhiều người rất khác nhau, nhưng thật ra những thuật ngữ trên đều dùng để chỉ hình thức nhà nước.
    Hình thức chính thể - hình thức nhà nước
    Hình thức nhà nước (hay còn được gọi một cách thông thường là hình thức tổ chức nhà nước) là mô hình tổ chức ra các cơ quan nhà nước và mối quan hệ giữa chúng với nhau, giữa các cơ quan nhà nước với nhân dân, và thường được phân tích dưới nhiều giác độ/tiêu chí khác nhau. Hình thức chính thể là một hình thức rất quan trọng trong các dạng hình thức nhà nước
    Thuật ngữ ?ochính thể? là một từ Hán Việt cổ, dùng để chỉ một chế độ chính trị, cách thức tổ chức nhà nước (regime). Hình thức chính thể là sự biểu hiện bề ngoài thành mô hình, hình dáng của nhà nước thông qua cách thức thành lập, cơ cấu bên trong của việc tổ chức, vị trí, quyền hạn trách nhiệm, mối quan hệ của các cơ quan nhà nước cấu tạo nên nhà nước và bản chất, nguồn gốc của quyền lực nhà nước.
    Nói đến chính thể là nói đến việc xem xét mô hình tổ chức nhà nước dưới giác độ cách thức thành lập, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ giữa các cơ quan cấu thành nên bộ máy nhà nước. Trước hết là mối quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia (người đứng đầu nhà nước) với nhân dân.
    Hiện nay, trên thế giới có hai loại hình thức chính thể cơ bản. Đó là chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà. Chính thể quân chủ là chính thể mà ở đó nguyên thủ quốc gia do thế tập truyền ngôi, quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ cõi ?ohư vô?, do thiên đình định đoạt. Chính thể cộng hoà là chính thể nguyên thủ quốc gia do bầu cử lập nên và quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân.
    Khi xác định chính thể, trước hết người ta thường dựa vào cách thức thành lập nguyên thủ quốc gia và nhiệm vụ quyền hạn của nguyên thủ quốc gia. Sau đó, sẽ xét đến cách thức tổ chức và mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước khác, mà chủ yếu là của các cơ quan lập pháp và hành pháp.
    Từ đây, chúng ta có thể đưa ra một quy trình cho việc xác định chính thể của mọi nhà nước. Trước hết, phải căn cứ vào người đứng đầu nhà nước - nguyên thủ quốc gia - để xác định nhà nước đó thuộc loại quân chủ hay dân chủ (cộng hoà). Nếu nguyên thủ quốc gia được hình thành bằng phương pháp truyền ngôi thì đó là nhà nước quân chủ. Và ngược lại, nếu nguyên thủ quốc gia được lập nên thông qua bầu cử thì đó là chính thể cộng hoà.
    Các loại hình chính thể: quân chủ và cộng hoà
    Thuật ngữ ?oquân chủ? bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp ?oMonosarchy? (được ghép từ hai từ ?oMonos? có nghĩa là một và ?oarchy? có nghĩa là chính quyền), tức là chính quyền nằm trong tay một người. Trong chính thể quân chủ, nhà vua - người đứng đầu nhà nước - được lập nên không thông qua bầu cử, mà do thế tập truyền ngôi; các thần dân, những thành viên sống trong lãnh thổ quốc gia đó, là những người không có quyền tham gia vào các công việc nhà nước. Đây là mô hình phổ quát của chế độ chính trị phong kiến, và trước đó là của chế độ chiếm hữu nô lệ.
    Thuật ngữ ?ocộng hoà? có nguồn gốc từ thành ngữ Hy Lạp ?oRespublica est res populi?, có nghĩa là ?oNhà nước là công việc của nhân dân?. Mô hình tổ chức nhà nước này xuất hiện từ thời cổ đại La Mã - Hy Lạp. Nhưng sang đến chế độ chính trị phong kiến nó bị loại dần, mãi đến chế độ chính trị tư bản mới trở thành mô hình phổ biến. Chế độ chính trị cộng hoà còn được gọi là chế độ chính trị dân chủ. Dân chủ cũng là thuật ngữ có nguồn gốc từ cổ Hy Lạp, ?oDemocrat? có nghĩa là quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
    Dựa vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể, việc tổ chức nhà nước được áp dụng, được pha tạp từ hai hình thức trên thành hình thức tổ chức nhà nước của mỗi một nhà nước sở tại.
    Mô hình quân chủ thường được tổ chức thành quân chủ tuyệt đối của nhà nước hoàn toàn theo chế độ phong kiến. Nhà vua có thể thâu tóm mọi quyền hành từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp; nhà vua đứng trên pháp luật và tạo nên một chính thể quân chủ chuyên chế.
    Quân chủ hạn chế (hay còn gọi là quân chủ lập hiến) là mô hình tiến bộ hơn: quyền lực thần bí, truyền ngôi của nhà vua bị hạn chế, phải nhường chỗ cho các thiết chế khác của nhà nước. Trước hết là cho Quốc hội - cơ quan mới xuất hiện trong cách mạng tư sản do nhân dân trực tiếp bầu ra, sau đó phải nhường tiếp cho Chính phủ - cơ quan được hình thành dựa trên cơ sở của Quốc hội. Hiến pháp là văn bản pháp lý thể hiện sự hạn chế này. Mục đích của sự hạn chế đó là một phần hay còn gọi là cơ sở của tuyên ngôn ?oquyền lực nhà nước thuộc về nhân dân?. Đó cũng là một bản cáo chung cho sự ra đi của chế độ quân chủ chuyên chế.
    Thời hiện đại, chính thể quân chủ dường như bị suy tàn một cách dần dần. Những nền quân chủ còn lại đều là những nền quân chủ lập hiến - nhà vua bị hạn chế quyền lực bởi bản văn hiến pháp - những ông vua lập hiến. Quyền hạn của nhà vua chỉ còn là hình thức. Một trong những mô hình phổ biến hiện nay của quân chủ lập hiến là quân chủ đại nghị (mà hình mẫu của nó là ở các nước như Anh, Nhật,...).
    So với thể chế quân chủ thì việc tổ chức Nhà nước theo thể thức cộng hoà có tính chất dân chủ, tiến bộ hơn. Sở dĩ như vậy là bởi vì việc tổ chức nhà nước này cố gắng đoạn tuyệt với cách thức tổ chức của chế độ phong kiến. Nguyên thủ quốc gia do bầu cử mà ra. Trong cách thức tổ chức nhà nước này, nhân dân, ở mức độ khác nhau, là chủ thể được quyền tham gia vào các công việc nhà nước, được Hiến pháp tuyên bố ?oquyền lực nhà nước thuộc về nhân dân?.
    Mô thức tổ chức Nhà nước theo chính thể cộng hoà thường chia làm hai loại: Cộng hoà đại nghị và Cộng hoà tổng thống. Cách phân chia này được xác định trên cơ sở mối quan hệ giữa hai nhánh quyền lực hành pháp và lập pháp. Nếu hai nhánh quyền lực này phụ thuộc và có sự phối kết hợp với nhau thì thuộc loại hình đại nghị; còn ngược lại, nếu giữa chúng không có mối quan hệ nào thì thuộc loại hình tổng thổng.
    Nguyễn Đăng Dung

  3. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Chính thể quân chủ đại nghị

    13:23'' 15/02/2007 (GMT+7)

    (Lanhdao.net) - Quân chủ đại nghị loại hình tổ chức nhà nước phổ biến tại các nước hiện còn duy trì chế độ vương quyền (như Anh, Nhật Bản, Tây Ban Nha,...). Loại hình tổ chức nhà nước này có ưu điểm là vừa phát huy được dân chủ, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, lại vừa gìn giữ được sự ổn định cho tầng lớp quý tộc phong kiến cũ, mặc dù tầng lớp này đã hết vai trò chính trị. Mẫu hình của việc tổ chức nhà nước theo chính thể quân chủ đại nghị là Anh quốc.
    Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ Nhị
    Mô hình quân chủ Anh quốc được coi là xuất phát điểm của mọi mô hình tổ chức nhà nước hiện nay. Có thể nói rằng, mọi thể chế dân chủ đương đại đều có gốc tích từ Anh quốc. Và Anh quốc có thể được xem như là quê hương của các thiết chế dân chủ cổ điển. Nhà nước Mỹ quốc hiện nay là điển hình của các nhà nước được tổ chức theo hình thức chính thể tổng thống cộng hoà, nhưng lại có sự rút kinh nghiệm từ chính nhà nước Anh quốc.
    Điều kỳ lạ là ở chỗ, các thiết chế của nhà nước Anh quốc được hình thành và tồn tại cho mãi đến hiện nay, là kết quả của một sự vận động dần dần từng bước một của lịch sử thực tế, như ?omột bức tường gạch được xây nên, theo một nguyên tắc hết viên gạch thứ nhất, rồi mới được viên gạch thứ hai, không có điều ngược lại?, không theo một lý thuyết nào cho trước. Chính Montesquieu, một trong những người sáng lập học thuyết phân quyền, đã quan sát thực tế việc tổ chức nhà nước Anh, chứ không phải của nước Pháp (quê hương ông) để phân tích sự phân chia quyền lực nhà nước. Vì vậy, đặc điểm của loại hình quân chủ đại nghị cũng là đặc điểm của nhà nước Anh quốc.
    Nguyên thủ quốc gia do thế tập truyền ngôi
    Ở chính thể này, nguyên thủ quốc gia là các vị Hoàng đế (được truyền ngôi cho con), còn chính phủ - bộ máy hành pháp - được thành lập và được hoạt động khi nào vẫn còn sự tín nhiệm của Hạ nghị viện. Các bộ trưởng và người đứng đầu hành pháp phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện (Hạ viện). Trên thực tế, việc thành lập và hoạt động của các chính phủ đều nằm trong tay đảng chiếm đa số ghế trong Hạ viện. Nhà vua hầu như không tham gia vào giải quyết các công việc của nhà nước, theo một loạt những nguyên tắc, mà sau này đã trở thành những thành ngữ dân gian:
    "Nhà vua trị vì nhưng không cai trị"
    "Nhà vua không bao giờ làm sai"
    "Nhà vua không hại ai cả"
    "Nhà vua không chịu trách nhiệm gì"
    "Nhà vua không có quyền nên không gánh vác trách nhiệm"....
    Nhà vua được tuyệt đối hoá trở thành một nhân vật siêu phàm, tượng trưng cho sự độc lập vĩnh hằng của dân tộc. Nhà vua hay nữ hoàng bị tước bỏ dần dần mọi quyền năng. Lúc đầu thì phải nhường quyền năng lập pháp cho Quốc hội, sau đó dần dần lại phải nhường tiếp quyền điều hành đất nước cho hành pháp (Chính phủ), mà đứng đầu là Thủ tướng. Nhà vua hay nữ hoàng chỉ còn lại một phần của quyền hành pháp. Đó là hành pháp tượng trưng. Sự nhường quyền dần dần này của nhà vua hay nữ hoàng hoàn toàn phụ thuộc vào sự thắng lợi của Cách mạng Tư sản.
    Nhà vua/Nữ hoàng- biểu tượng của sự thống nhất quốc gia
    Khi còn ở thời kỳ đầu của cách mạng, giai cấp tư sản không đủ sức đánh đổ hoàn toàn giai cấp phong kiến nên buộc phải chia sẻ quyền lực nhà nước cho người đại diện giai cấp này là nhà vua. Sau này, theo tiến trình lịch sử, cùng với sự khẳng định chỗ đứng của giai cấp tư sản và sự suy tàn của giai cấp phong kiến, đã dẫn đến vai trò ngày càng hình thức của nhà vua.
    Sự hình thức này có một ví dụ điển hình là: Nữ hoàng Elizabeth II không những là nguyên thủ quốc gia của nước Anh, mà còn là nguyên thủ quốc gia của Canada và Australia. Mặc dù là một quốc gia độc lập, Australia cũng như Canada vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với nước Anh và trung thành với nữ hoàng Anh - người về mặt danh nghĩa chính thức cũng là nữ hoàng của Australia và của Canada. Giúp việc cho nữ hoàng ở các nước trên có chức danh Toàn quyền của nữ hoàng.
    Tính hình thức của nữ hoàng Anh quốc đã dẫn đến một sự kiện: Cách đây không lâu, khoảng năm cuối thế kỷ XX, một nghị sĩ thuộc Công đảng, ông W.Benn trình lên Nghị viện bản dự luật đề nghị xoá bỏ chế độ quân chủ khỏi đời sống chính trị - xã hội của nước Anh. Nhưng xét thấy nữ hoàng vẫn còn có những vai trò quyết định trong xã hội, Nghị viện Anh đã gạt bỏ dự luật này. Với đầu óc ?ohoài cổ thực dụng?, dân chúng Anh vẫn mến mộ nữ hoàng và hoàng gia. Đây là biểu tượng của nước Anh thống nhất. Trong lúc nội các tượng trưng cho uy quyền, thì nữ hoàng tượng trưng cho sự chính đáng.
    Với chức năng là biểu tượng cho sự bền vững của dân tộc, nguyên thủ quốc gia của các chính thể quân chủ có một vị trí rất quan trọng trong những thời điểm mà nền an ninh, chủ quyền độc lập của các quốc gia bị xâm phạm. Khi nền an ninh của các quốc gia bị vi phạm, với tư cách là người đứng đầu, biểu tượng cho sự bền vững của dân tộc, nhà vua phải đứng ra kêu gọi tinh thần yêu nước, sự hy sinh của thần dân bảo vệ đất nước.
    Sự kiện ở Tây Ban Nha là một điển hình để chứng minh cho điều đó. Tháng 2/1981, nhóm quân nhân bạo loạn, dưới sự chỉ huy của đại tá Atanio Tejero Molina, đã xông vào toà nhà Quốc hội hòng lật đổ chính quyền. Vua Carlos Tây Ban Nha đã xử sự rất đúng với tư cách là vị Hoàng đế. Ông đã lệnh cho tướng Milans Bosch, thủ lĩnh giấu mặt của đám binh lính tạo phản, phải lập tức đầu hàng. Trên các kênh vô tuyến truyền hình, nhà vua khẳng định: ?oCuộc đảo chính nhằm vào chính nhà vua và ông không chịu khuất phục?; rằng ?oNhững kẻ bạo loạn sẽ phải gánh chịu mọi trách nhiệm, nếu xảy ra nội chiến?. Trước thái độ kiên quyết của Hoàng đế, nhóm phiến loạn đã phải đầu hàng. Tổ quốc thời yên ả, nhà vua sẵn lòng lui về hậu trường chính trị. Việc quản lý đất nước lại được giao cho các vị bộ trưởng, mà đứng đầu là Thủ tướng.
    Đây cũng là một lý do quan trọng cho việc tồn tại của chế định nguyên thủ quốc gia trong chế độ quân chủ đại nghị. Nguyên thủ quốc gia của các nhà nước này được nhiều nhà khoa học phân tích là hành pháp tượng trưng - một phần của hành pháp. Trong khi đó, Thủ tướng là người đứng đầu hành pháp, có quyền điều hành thực sự - gọi là hành pháp thực quyền.
    Nghị viện là tối cao
    Trong chính thể quân chủ đại nghị, nghị viện là cơ quan có vai trò tối cao. Chính vì sự tối cao này mà mô hình tổ chức của nhà nước được gọi là chính thể đại nghị. Nghị viện có quyền giải quyết mọi vấn đề của nhà nước, hay chí ít thì những vấn đề của nhà nước phải được giải quyết dựa trên cơ sở của nghị viện.
    Từ đặc điểm này mà một đặc điểm quan trọng của chính thể quân chủ đại nghị đã được hình thành: chính phủ phải được Nghị viện thành lập từ thành phần Hạ nghị viện. Từ đó hình thành nên một đặc điểm quan trọng nhất của loại hình tổ chức nhà nước này: Chính phủ chỉ được hoạt động khi vẫn còn sự tín nhiệm của Nghị viện. Trong trường hợp không còn sự tín nhiệm của Nghị viện, thì Chính phủ phải từ chức, Nghị viện thành lập ra Chính phủ mới. Trong trường hợp không thành lập được Chính phủ mới thì Nghị viện bị giải tán. Mặc dù Nghị viện là cơ quan lập pháp, nhưng có một nhiệm vụ quan trọng trên hết và phải thực hiện trước khi lập pháp là phải thành lập ra Chính phủ, (trong trường hợp không thành lập được Chính phủ, Nghị viện có thể phải giải tán).
    Khác căn bản với chế độ tổng thống, ngoài việc phải thực hiện chức năng cơ bản của mình là lập pháp, Nghị viện còn phải thành lập chính phủ và phải giám sát chính phủ. Ở đây, chính phủ có thể bị lật đổ theo quyết định của Nghị viện, hoặc có thể tự rút lui theo quyết định của người đứng đầu chính phủ.
    Giải thích hiện tượng này, nhiều học giả viện lý do nguồn gốc của nó là xuất phát từ nước Anh. Vì rằng, nước Anh không những có chế độ quân chủ lập hiến sớm nhất, mà còn là nơi thử nghiệm đầu tiên chế độ quân chủ nghị viện, một hình thức cao của quân chủ lập hiến, ở đó thực hiện một quyền lực nhà nước đầy đủ của giai cấp tư sản, nhưng vẫn tồn tại một nhà vua làm đại diện cho giai cấp địa chủ, phong kiến đã lỗi thời. Trong khi đó, Nghị viện Anh được cơ cấu hai viện, chỉ có Hạ viện mới được nhân dân trực tiếp bầu ra, thể hiện ý chí của giai cấp tư sản. Vì vậy, Chính phủ được thành lập dựa trên cơ sở của Hạ viện và chỉ chịu trách nhiệm trước Hạ viện, mà không chịu trách nhiệm thực sự trước nhà vua.
    Nguyễn Đăng Dung

    Được do_re_mi sửa chữa / chuyển vào 18:57 ngày 27/08/2007
  4. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Chính thể cộng hoà đại nghị

    13:33'' 15/02/2007 (GMT+7)

    (Lanhdao.net) - Chính thể cộng hoà đại nghị (hay còn được gọi là chính thể cộng hoà nghị viện) là chính thể mà ở đó nguyên thủ quốc gia được hình thành không thông qua con đường thế tập truyền ngôi, mà bằng phương pháp bầu cử và Nghị viện, về nguyên tắc, là cơ quan đóng vai trò quan trọng hơn mọi cơ quan nhà nước khác trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.
    Nguyên thủ quốc gia không có thực quyền
    Phân tích dấu hiệu chính thể cộng hoà đại nghị, nhiều nhà nghiên cứu luật học và chính trị học cho rằng, chính thể cộng hoà đại nghị là chính thể có nhiều đặc điểm giống như chính thể quân chủ đại nghị, chỉ khác về nguyên thủ quốc gia. Nếu nguyên thủ quốc gia được hình thành do thế tập, truyền ngôi thì gọi là quân chủ đại nghị và nếu được hình thành thông qua bầu cử (thường là dựa trên cơ sở của Nghị viện) thì được gọi là cộng hoà đại nghị.
    Vì vậy, cộng hoà đại nghị là chính thể được tổ chức ở những nhà nước có nguyên thủ quốc gia do Nghị viện bầu ra, Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu không chịu trách nhiệm trước nguyên thủ quốc gia, mà chỉ chịu trách nhiệm trước Nghị viện.
    Bên cạnh việc đồng ý với những dấu hiệu trên, có tác giả còn cho rằng, một số dấu hiệu không thể thiếu được của chính thể này, đó là việc tuyên bố nguyên tắc quyền lực tối cao của Nghị viện thành chế độ đại nghị; có chức danh Thủ tướng và sự tham gia một cách hình thức của nguyên thủ quốc gia vào việc thành lập chính phủ; nguyên thủ quốc gia được hiến pháp quy định rất nhiều quyền hạn, nhưng trên thực tế không trực tiếp tham gia vào việc giải quyết các công việc của nhà nước.
    Nguyên thủ quốc gia của chính thể này được thành lập dựa trên cơ sở của Nghị viện, do Nghị viện bầu ra, hoặc dựa trên cơ sở của Nghị viện (có thêm các thành phần khác như là đại diện của các lãnh địa trực thuộc), mà không do nhân dân trực tiếp bầu ra. Chính việc không do nhân dân trực tiếp bầu ra Tổng thống, theo quan điểm của các nhà luật học, là nguyên nhân không cho phép nguyên thủ quốc gia có thực quyền.
    Ở tất cả các nước theo chính thể này, hiến pháp (hoặc tục lệ) không quy định nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu hành pháp và cũng không là thành viên của hành pháp. Nếu có quy định đi chăng nữa thì nguyên thủ quốc gia không bao giờ thực hiện được một cách đích thực những quyền này.
    Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện
    Cũng giống như đặc điểm hình thành nên chính thể quân chủ đại nghị, chính phủ - hành pháp, trung tâm của bộ máy nhà nước được hình thành dựa trên cơ sở của Nghị viện, nên Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Đây là đặc điểm chính yếu của chính thể đại nghị, kể cả cộng hoà đại nghị lẫn của quân chủ đại nghị.
    Nguyên tắc "Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện" là cơ sở cho việc Nghị viện có thể lật đổ Chính phủ và người đứng đầu Chính phủ có quyền hoặc yêu cầu nguyên thủ quốc gia giải tán Nghị viện.
    Còn Tổng thống thì? vô trách nhiệm
    Về cơ bản, các nước theo chính thể cộng hoà đại nghị, giống như các nước theo chính thể quân chủ đại nghị, đều tuyên bố nguyên tắc: nguyên thủ quốc gia ?okhông chịu trách nhiệm?. Điều 90 của Hiến pháp Italia tuyên bố: ?oTổng thống nước cộng hoà không chịu trách nhiệm các hoạt động của mình trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, trừ trường hợp phản bội Tổ quốc hoặc hành động xâm phạm tới Hiến pháp?. Hiến pháp của Hy Lạp cũng quy định một điều khoản tương tự (Khoản 1 Điều 49). Bên cạnh thông lệ này, còn có nước vẫn quy định trách nhiệm của nguyên thủ quốc gia. Ví dụ, Hiến pháp của nước Cộng hoà Áo quy định việc chịu trách nhiệm của nguyên thủ quốc gia: ?oTổng thống liên bang chịu trách nhiệm việc thực hiện chức năng của mình trước Quốc hội liên bang? (Điều 142).
    Nói chung, khi bàn về nhiệm vụ, quyền hạn của nguyên thủ quốc gia ở chính thể cộng hoà đại nghị, các nhà luật học tư sản đều thừa nhận rằng, thực chất nguyên thủ quốc gia không tham gia vào việc lãnh đạo quốc gia, không có quyền đích thực ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và cũng không có những quyền hạn đặc biệt nào. Trong tác phẩm của mình, Bayme viết: ?oChức danh Tổng thống Cộng hoà Liên bang Đức gắn liền với nhiệm vụ có tính cách đại diện hơn là thẩm quyền quyết định các công việc của nhà nước?.
    Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hoà đại nghị không khác nào địa vị của nhà vua hoặc nữ hoàng trong chính thể quân chủ đại nghị, theo nguyên tắc:
    "Nhà Vua trị vì nhưng không cai trị"
    Một số hiến pháp quy định tính trung lập không đảng phái của nguyên thủ quốc gia ở loại hình chính thể này, để tỏ rõ sự vô tư của nguyên thủ quốc gia. Khi một người được bầu làm tổng thống thì người đó phải từ bỏ đảng phái (CHLB Đức, Italia). Nhưng trên thực tế, quy định này rất khó thực hiện. Bởi vì, việc được bầu vào chức danh tổng thống, trước hết bắt đầu bằng việc được đảng giới thiệu ra ứng cử tổng thống, hoặc chí ít phải được sự ủng hộ của đảng khi ra tranh cử.
    Đặc biệt, khi phân tích chế định ?ophó thự?, có thể thấy rằng, nguyên thủ quốc gia không thể hoạt động trung lập. Mọi văn bản của Tổng thống chỉ có hiệu lực thực thi trên thực tế khi có chữ ký ?ophó thự? của các hàm bộ trưởng hoặc trên bộ trưởng (Thủ tướng người đứng đầu bộ máy hành pháp). Quy định này đã tước hẳn quyền quyết định đích thực của Tổng thống. Và cũng chính vì vậy, Tổng thống mới có cơ sở ?olà vô trách nhiệm?, chính người ký phó thự mới là người chịu trách nhiệm văn bản do Tổng thống ban hành. Theo thông lệ, không thể bắt người không có quyền lại phải đứng ra gánh chịu trách nhiệm.
    Nhưng vẫn cần có nguyên thủ quốc gia
    Về mối quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia với chính phủ, đa số các nước tư sản theo loại hình chính thể cộng hoà đại nghị đều quy định Tổng thống có quyền bổ nhiệm người đứng đầu chính phủ. Nhưng quy định bổ nhiệm và tiêu chuẩn của người đứng đầu chính phủ như thế nào lại không được pháp luật quy định rõ.
    Thay cho sự thiếu hụt này của hiến pháp thành văn là quy định của tập tục không thành văn: Người đứng đầu bộ máy hành pháp phải có sự ủng hộ của đa số nghị sĩ trong nghị viện. Hay nói một cách khác hơn, nguyên thủ quốc gia - Tổng thống nước cộng hoà đại nghị - không thể bổ nhiệm một người nào đó khác hơn là thủ lĩnh của đảng chiếm đa số ghế trong nghị trường làm người đứng đầu bộ máy hành pháp.
    Những điều phân tích trên có bao hàm nghĩa, nguyên thủ quốc gia không còn một vị trí vai trò nào đích thực trong chính thể đại nghị. Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, vai trò của nguyên thủ quốc gia của chính thể cộng hoà đại nghị cũng như của nhà vua trong chính thể quân chủ đại nghị chỉ có thể được đánh giá cao trong những trường hợp đất nước bị khủng hoảng. Trong tình trạng khủng hoảng, Tổng thống mới có điều kiện độc lập hành động mà không phụ thuộc vào các đảng phái chính trị. Nguyên thủ quốc gia như là một chế định tiềm tàng của nhà nước hòng giải quyết những tình trạng khủng hoảng chính trị có thể xảy ra.
    Theo quy định của Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Đức, Tổng thống liên bang có quyền đề nghị ứng cử viên Thủ tướng để Hạ nghị viện bỏ phiếu. Trong vòng 14 ngày, nếu ứng cử viên của Tổng thống không nhận được đa số tuyệt đối số phiếu thuận thì Hạ nghị viện có quyền bầu ứng cử viên của mình. Trong trường hợp vẫn không bầu được Thủ tướng, Tổng thống có quyền bổ nhiệm Thủ tướng theo ý mình người nào có nhiều phiếu hơn hoặc giải tán Hạ nghị viện.
    Nói tóm lại, ở loại hình chính thể cộng hoà đại nghị có nhiều đặc điểm cơ bản như chính thể quân chủ đại nghị, chỉ khác chính thể quân chủ ở chỗ, nguyên thủ quốc gia không do thế tập truyền ngôi, mà do Nghị viện hoặc dựa trên cơ sở nghị viện bầu ra, mặc dù được hiến pháp quy định là một quyền hạn hết sức rộng rãi, nhưng mọi hoạt động của nguyên thủ đều có sự đề nghị, yêu cầu từ phía hành pháp. Nhánh hành pháp cùng với người đứng đầu hành pháp ngày càng trở thành cơ quan trung tâm thực hiện chủ yếu quyền lực nhà nước, được thành lập dựa trên cơ sở của Nghị viện và phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện; Chính phủ - hành pháp chỉ được hoạt động khi vẫn còn sự tín nhiệm của Nghị viện. Khi không còn sự tín nhiệm, thì chính phủ có thể bị lật đổ và kèm theo đó, Nghị viện có thể bị giải tán. Đó cũng là những dấu hiệu quan trọng của chế độ quân chủ đại nghị.
    Nguyễn Đăng Dung

  5. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Sự biến dạng của chính thể đại nghị

    13:49'' 15/02/2007 (GMT+7)

    (Lanhdao.net) - Chính thể, hay chế độ chính trị, là một vấn đề quan trọng, nên luôn luôn được quy định trong bản văn hiến pháp có hiệu lực pháp lý tối cao. Hiến pháp là bản văn phân chia quyền lực: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhưng trên thực tế, với sự hoạt động của các đảng phái chính trị, các quy định phân quyền của hiến pháp hầu như không được thực hiện. Sự không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng tinh thần của quy định của hiến pháp, được gọi là sự biến dạng của các chính thể.
    Trong số các mô hình chính thể thì, chính thể quân chủ đại nghị là loại hình tổ chức có nhiều biến dạng nhất, vì lẽ đây cũng là loại hình cổ điển nhất và lâu dài nhất. Sự biến chuyển của chính thể đại nghị cũng như sự hình thành của chính thể này chủ yếu bằng sự vận động của lịch sử nhà nước Anh quốc.
    Nội dung biểu hiện của sự biến dạng chính thể nằm ở chỗ không thể hiện được các dấu hiệu tạo nên đặc điểm của chính thể, được ghi nhận bằng các quy định của hiến pháp thành văn hoặc bất thành văn. Thậm chí trong nhiều trường hợp, mục đích đó bị đặt hoàn toàn ngược lại.
    Ví dụ, một trong những dấu hiệu tạo nên đặc điểm của chính thể đại nghị là Quốc hội có quyền thành lập chính phủ, rồi sau đó là quyền giám sát hoạt động của hành pháp - Chính phủ, Quốc hội có quyền đặt vấn đề bất tín nhiệm Chính phủ. Mục đích của quy định này là các cơ quan hành pháp do Quốc hội thành lập ra để tổ chức thực thi các đạo luật của Quốc hội.
    Nhưng trên thực thực tế lại hoàn toàn khác. Với sự hoạt động chặt chẽ của các đảng chiếm đa số trong Quốc hội, các đảng viên phải tuân thủ các quyết định của đảng, nên dưới sự chỉ đạo của đảng này, chính là đảng có quyền đứng ra thành lập chính phủ, thủ tướng chính phủ là thủ lĩnh của đảng cầm quyền, nên mọi quyết định của Quốc hội đều là quyết định của chính phủ, tức đảng cầm quyền. Điều này có nghĩa là Chính phủ có quyền giám sát lại hoạt động của Quốc hội, chứ không phải là Quốc hội giám sát Chính phủ.
    Ở chính thể này, chính phủ được thành lập dựa vào cơ sở thành phần của nghị viện. Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện. Nhưng trên thực tế, với đa số ghế trong nghị viện, đảng cầm quyền, đảng đứng ra thành lập chính phủ, đã chi phối nghị viện và kiểm tra hoạt động của các nghị viện. Những quy định của chính thể được quy định trong hiến pháp, nhưng trên thực tế giống như ở các nước có chính thể cộng hoà đại nghị, chính phủ được thành lập từ đảng phái chiếm đa số trong Hạ viện, cho nên bao giờ chính phủ cũng khống chế nghị viện. Vì vậy, chính phủ và Hạ viện không khác nào như hai cơ quan trực thuộc một đảng phái chính trị cầm quyền.
    Ở đây sự phân chia quyền lực nhà nước giữa lập pháp và hành pháp, theo quy định của hiến pháp không còn nữa, mà có chăng chỉ là sự phân chia giữa một đảng cầm quyền và một đảng đối lập có trách nhiệm.
    Biến chuyển này là hậu quả của một hiện tượng chính trị quan trọng. Đó là sự hiện diện của một hệ thống lưỡng đảng. Sinh hoạt chính trị ở Anh dựa trên hai chính đảng có tổ chức, kỷ luật, đủ khả năng đảm bảo một hành động thống nhất của chính đảng trong chính phủ cũng như ở Quốc hội. Hệ thống lưỡng đảng này đã làm thay đổi hẳn ý nghĩa phân quyền của chế độ đại nghị.
    Ở chính thể này, trong các cuộc bầu cử Hạ viện (Nghị viện), cử tri toàn quốc không những bầu ra các nghị sĩ làm đại diện cho mình, mà còn tìm ra một đảng cầm quyền. Thủ lĩnh của đảng cầm quyền nghiễm nhiên sẽ là người đứng đầu bộ máy hành pháp của nhà nước. Việc đặt vấn đề tín nhiệm của Quốc hội đối với chính phủ, chính là vấn đề tín nhiệm đối với chính đảng đang cầm quyền. Nhưng trên thực tế, vấn đề này rất hiếm khi xảy ra, vì với một kỷ luật đảng chặt chẽ, đảng đối lập có đặt vấn đề tín nhiệm thì không bao giờ thu được số phiếu ủng hộ quá bán tổng số Hạ nghị viện, nếu như không có một vấn đề nào đó gây nên sự khủng hoảng của chế độ đảng đang cầm quyền.
    Vấn đề giải tán nghị viện cũng diễn ra tương tự. Một khi đa số nghị viện và chính phủ của cùng một đảng thì ít khi có mâu thuẫn giữa lập pháp và hành pháp. Giải tán Quốc hội (Nghị viện) không còn ý nghĩa ban đầu của nó nữa. Đảng cầm quyền lợi dụng quy định này, giải tán Quốc hội để tiến hành tuyển cử trước thời hạn, để kéo dài sự tồn tại chính quyền trong tay của đảng mình. Hoặc trong một trường hợp khác, người nắm quyền lực hành pháp muốn củng cố hơn nữa quyền lực của mình, hoặc muốn vớt vát quyền lực của mình trong khi nó đang bị sa sút.
    Ví dụ, như vào đầu năm 2001, đảng Dân chủ tự do của chính phủ Thủ tướng Kuzumi của Nhật Bản không dành được đa số ghế trong Hạ nghị viện nên phải thành lập chính phủ của mình với liên minh các đảng phái khác. Nhưng đến giữa năm 2003, khi Đảng Dân chủ tự do của ông mạnh lên, Thủ tướng đã đề nghị giải tán Hạ nghị viện để bầu ra một Hạ nghị viện mới, hy vọng đảng Dân chủ tự do của ông sẽ có nhiều ghế hơn trong Hạ nghị viện, ông có nhiều người của mình hơn trong Chính phủ.
    Như vậy, chế định Chính phủ - hành pháp phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội - lập pháp, cũng như chế định tín nhiệm Chính phủ về nguyên tắc được sinh ra với mục đích để kiểm tra giám sát Chính phủ, nhưng với sự nắm đảng cầm quyền, Chính phủ đã sử dụng để kiểm tra, giám sát Quốc hội và mưu tính có lợi cho sự cầm quyền của Chính phủ - hành pháp.
    Nguyễn Đăng Dung

  6. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Đặc trưng của chính thể cộng hoà tổng thống

    13:41'' 15/02/2007 (GMT+7)

    (Lanhdao.net) - Hình thức chính thể cộng hoà tổng thống là hình thức tổ chức nhà nước mà ở đó Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp, do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra. Hành pháp của chính thể này được gọi là hành pháp một đầu.
    Nếu như ở chính thể đại nghị có câu thành ngữ: ?oNhà Vua trị vì, nhưng không cai trị?, thì ở chính thể cộng hoà tổng thống, chúng ta có thể sáng tác ra một thành ngữ đối xứng như sau:
    "Tổng thống không những trị vì, mà còn cả cai trị".
    Không có chức danh Thủ tướng
    Nếu như ở chính thể đại nghị (kể cả cộng hoà đại nghị và quân chủ đại nghị) có sự hiện diện của một thiết chế chính phủ bao gồm Thủ tướng (nhân vật số một) và các thành viên hợp thành, với một vị trí cực kỳ quan trọng, tạo nên chế định có ý nghĩa sống còn của chế độ này thì ở mô hình cộng hoà tổng thống lại không có Thủ tướng, và các bộ trưởng, không hình thành một chế định chính phủ/nội các.
    Theo Hiến pháp Mỹ, quyền hành pháp chỉ được giao cho một người - đó là Tổng thống (?oQuyền hành pháp sẽ được giao cho Tổng thống Hoa Kỳ?, Điều 2). Vì hai chức danh nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu hành pháp tập trung vào một người - Tổng thống, cho nên Tổng thống có toàn quyền trong việc quyết định nhân sự chính phủ, trừ quyền phê chuẩn của Thượng viện.
    Về nguyên tắc, các bộ trưởng không hợp thành một cơ quan bàn bạc chịu trách nhiệm tập thể trước nghị viện, mà chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng thống. Đây là điểm khác biệt căn bản so với chính thể đại nghị (chính phủ được thành lập trên cơ sở nghị viện và phải chịu trách nhiệm trước nghị viện, gây nên sự lật đổ và giải tán lẫn nhau). Trong chính thể cộng hoà tổng thống, các bộ trưởng chỉ là những người giúp việc cho Tổng thống, thực hiện những chính sách của Tổng thống, không được mâu thuẫn với đường lối, chính sách của Tổng thống.
    Phân quyền cứng rắn
    Khác với nhà nước của các chế độ đại nghị, việc tổ chức quyền lực của nhà nước theo chính thể này áp dụng học thuyết phân chia quyền lực nhà nước một cách tuyệt đối, hay còn gọi là phân quyền một cách cứng rắn . Sở dĩ có hiện tượng này (hay nói một cách chính xác hơn, có đặc điểm này) là do mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong chính thể cộng hoà tổng thống được phân định một cách rõ ràng hơn so với chính thể đại nghị.
    Vì vậy, ở đây lập pháp không được quyền đứng ra thành lập hành pháp và hành pháp không phải chịu trách nhiệm trước lập pháp. Do đó, nghị viện cũng không được quyền lật đổ chính phủ và chính phủ cũng không có quyền giải tán nghị viện. Lập pháp là lập pháp và hành pháp là hành pháp. Chúng là hai thiết chế hoàn toàn độc lập, cùng do dân bầu ra và cùng chịu trách nhiệm trước dân.
    Việc phân chia quyền lực trong chính thể cộng hoà tổng thống không chỉ dừng ở mặt phân chia chức năng, mà còn đi đến chỗ phân định về mặt nhân sự. Người được Tống thống bổ nhiệm vào chức danh trong bộ máy hành pháp phải là nghị sỹ, hoặc ngược lại, muốn làm nghị sỹ thì phải thôi làm bộ trưởng. Điểm này khác với chế độ đại nghị: chỉ bổ nhiệm bộ trưởng trong số các thành viên của nghị viện.
    Một trong những nguyên tắc hiến định của chính thể cộng hoà tổng thống là: các thành viên hành pháp và Tổng thống không có quyền trình dự án luật trước Nghị viện. Điểm này cũng rất khác so với chế độ đại nghị (các dự án luật của Nghị viện về nguyên tắc chỉ được xuất phát từ Chính phủ - hành pháp).
    Chính việc áp dụng nguyên tắc phân quyền chặt chẽ này là cơ sở cho việc không chịu trách nhiệm lẫn nhau giữa lập pháp và hành pháp. Thay vào đó là cơ chế kìm chế và đối trọng. Lập pháp và hành pháp kìm chế và đối trọng lẫn nhau để không cơ quan nào có thể tiếm quyền. Nghị viện không có quyền lật đổ Chính phủ và ngược lại, Tổng thống - nguyên thủ quốc gia - cũng không có quyền giải tán Nghị viện trước thời hạn.
    Theo quy định của Hiến pháp Mỹ, Tổng thống không có sáng quyền lập pháp. Nhưng trên thực tế, Tổng thống Mỹ, bằng nhiều biện pháp khác nhau, thường can thiệp rất sâu vào hoạt động lập pháp của Quốc hội Mỹ (ví dụ như việc đọc thông điệp liên bang hàng năm trước Quốc hội,v.v..).
    Hệ thống kìm chế và đối trọng của bộ máy nhà nước
    Điểm rất nổi bật của chính thể cộng hoà tổng thống là: không những áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực một cách cứng rắn, mà còn tiến xa hơn tới một hệ thống kìm chế và đối trọng.
    Sự phân quyền, theo T. Jefferson mô tả, có ít nhất 3 chiều: Thứ nhất, đó là sự phân bổ quyền lực chính quyền giữa các nhánh riêng rẽ của chính quyền (đây là sự phân quyền được hiểu sát nghĩa nhất); thứ hai, đó là sự phân chia chính quyền theo một một cách thức sao cho chức năng của một nhánh chính quyền trong một vấn đề cụ thể bị giới hạn bởi chức năng của một nhánh khác có thẩm quyền về cùng một vấn đề ấy hoặc một vấn đề khác có liên quan. Đó được gọi là ?ocác biện pháp kiểm soát và cân đối quyền lực lẫn nhau? (?ochecks and balance?). Đây là một hệ thống nằm ngay bên trong chính quyền nhằm đảm bảo tính trách nhiệm của chính quyền*.
    Mục đích của hệ thống này là ngăn ngừa trước những hậu quả xấu có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của các nhánh quyền lực nhà nước. Một bộ máy nhà nước tốt không chỉ biết đảm nhiệm các công việc được phân công của mình mà còn phải trù liệu trước và ngăn ngừa trước những hậu quả xấu có thể xảy ra trong hoạt động điều hành và quản lý đất nước. Một bản hiến pháp tốt không chỉ hướng những quy định của mình vào những mặt tốt của bộ máy nhà nước, mà còn tính đến việc hạn chế những mặt tiêu cực có tính tất yếu của nó.
    Hiến pháp là đạo luật quy định việc con người phải quản lý con người. Vì vậy, một bản hiến pháp tốt khi và chỉ khi các quy định của nó phản ánh được hết các bản tính xấu vốn có của con người. Đó là tính chính trị của vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước, đồng thời cũng là tính chính trị của hiến pháp. Hiến pháp khác với các đạo luật thường khác là phải trù liệu được các hậu quả xấu của các nhánh nắm quyền lực nhà nước, không nên để chúng xảy ra.
    Ở trạng thái hoàn thiện nhất, con người luôn có lý trí, có kỷ luật, có công bằng và cả lòng vị tha, nhưng khi ở trạng bị tổn thương, con người không những có lòng đam mê, sự cố chấp, vô liêm sỉ, mà còn có cả lòng tham. Điều đó cũng là lẽ đương nhiên, vì con người không phải là những thiên thần. Nếu như con người là những thiên thần thì chẳng cần đến bộ máy nhà nước, lẫn bản văn quy định những cung cách tổ chức và hoạt động của nó (hiến pháp), và điều ngược lại, nếu chính phủ là thần thánh thì cũng chẳng cần quy định các cách thức hoạt động theo một thể thức nhất định**.
    Đó là những quy định tạo nên cơ chế tự kiểm tra lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước, không phải thụ động chờ đến lúc những người thi hành công vụ buộc phải đưa đến vòng xét xử của các cơ quan tài phán. Cách kiểm tra này được gọi là kiểm tra từ bên trong, tạo ra một cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước ... Đó cũng là nguyên tắc cơ bản về tổ chức nhà nước trong chính thể cộng hoà tổng thống.
    Nguyễn Đăng Dung
    --------------------------------------------------------------------------------
    * Xem, Robert S. Baker: trách nhiệm của chính quyền và các giới hạn. Trong cuốn ?oTrách nhiệm chính quyền? / Public Affairs Section Embassy of the United States of America Ha noi, VietNam. tr. 10
    ** Hamiton , Jay and Madison : The federalis papers/ On the Consitution, Copyright, 1954 by The Liberal art Press , Inc.
  7. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Sự biến dạng của chính thể cộng hoà tổng thống

    13:57'' 15/02/2007 (GMT+7)

    (Lanhdao.net) - Chính thể cộng hoà tổng thổng có rất ít biến dạng. Hay nói một cách khác, các quy định của Hiến pháp trong chính thể này mang tính thực tế cao. Hiến pháp của các nhà nước theo chính thể tổng thống có hiệu lực trên thực tế nhiều hơn so với chính thể đại nghị. Sở dĩ có hiện tượng này là nhờ việc rút kinh nghiệm từ sự thực thi các quy định Hiến pháp của các nước theo chính thể đại nghị, mà chủ yếu là của Anh quốc. Chính thể cộng hoà tổng thống mà nước Mỹ là đại diện chính là hệ quả biến dạng của chính thể đại nghị.
    Chế độ tổng thống mà đại diện là nước Mỹ là chế độ áp dụng tuyệt đối học thuyết phân chia quyền lực nhà nước. Theo quy định của hiến pháp của các nước thuộc loại chính thể này, hành pháp không chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Tổng thống không có quyền giải tán Quốc hội và Quốc hội cũng không có quyền lật đổ Tổng thống.
    Nhưng trên thực tế, hành pháp và lập pháp buộc phải kết hợp với nhau, bởi lẽ họ buộc phải chung sống với nhau. Lập pháp không thể thực hiện được ý chí của mình nếu như hành pháp luôn luôn chống đối. Ngược lại, Tổng thống không thể nào thống trị quốc dân nếu không có sự thoả thuận với Quốc hội. Vì muốn thống trị, Tổng thống phải cần đến luật lệ, đến ngân sách, đến thuế, những phương tiện mà Quốc hội nắm giữ.
    Hơn nữa, theo quy định của Hiến pháp Mỹ, thời gian tuyển cử Quốc hội và Tổng thống rất ngắn: 2 năm một lần, Hạ nghị viện và 1/3 tổng số thượng nghị sĩ được bầu lại; 4 năm một nhiệm kỳ tổng thống. Với thời gian này, Tổng thống cũng như Quốc hội đều bị cử tri kiểm tra chặt chẽ. Tổng thống không thể liều lĩnh chống Quốc hội, vì ông còn phải tranh cử và bên cạnh đó còn có chính đảng của ông ta. Quốc hội cũng không thể chống lại Tổng thống một cách vô ý thức.
    Sự biến dạng của chính thể Tổng thống có thể được biểu hiện bằng những hình thức dưới đây:
    Thứ nhất, theo Hiến pháp quy định, để đảm bảo tính chất phân quyền một cách tuyệt đối, hành pháp - Tổng thống không có sáng quyền lập pháp. Nhưng trên thực tế, thông qua việc đọc các thông điệp hàng năm trước Quốc hội, Tổng thống đã chuyển đến Quốc hội - hai viện các yêu cầu lập pháp của mình. Thông điệp của Tổng thống với tên gọi ?oTình trạng liên bang? lâu nay vẫn được nhìn nhận như là một nguồn quan trọng của chương trình lập pháp. Ngoài thông điệp hàng năm, Tổng thống Mỹ còn có tác động sâu sắc đến hoạt động lập pháp bằng quyền phủ quyết (veto) đối với các dự án luật được Quốc hội thông qua và cả quyền triệu tập Quốc hội họp bất thường.
    Thứ hai, sự biến dạng liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống. Mặc dù theo quy định của Hiến pháp, cuộc bầu cử của Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa kỳ do dân chúng gián tiếp bầu ra, nhưng thực tế lại là trực tiếp và mặc dù do nhân dân Mỹ bầu ra, nhưng Tổng thống được bầu chưa chắc đã là đại diện của đại đa số cử tri; mặc dù không được Hiến pháp quy định, nhưng các đảng phái có vai trò rất quan trọng trong việc giới thiệu ứng cử viên tổng thống. Một trong những lý do quan trọng của việc Hiến pháp năm 1787 quy định phải bầu cử Tổng thống Mỹ thông qua tuyển cử đoàn (đại cử tri) là vì: bầu ra một người đứng đầu nước Mỹ là một công việc quan trọng, phải thông qua nhiều lần sàng lọc, những người dân bình thường không có khả năng làm được. ?oMục tiêu của tất cả các thể chế chính trị trước tiên là để có được những người lãnh đạo là những người thông tuệ nhất trong nhận thức và phẩm hạnh nhất cho việc theo đuổi mục tiêu chung của xã hội?.
    Thứ ba, Hiến pháp của chế độ tổng thống cộng hoà về nguyên tắc không quy định việc thành lập ra các bộ cũng như hình thành ra chính phủ của các nước đại nghị. Nếu như ở chính thể đại nghị kể cả của cộng hoà lẫn của quân chủ có hiện diện một chức danh số một, có quyền lực nhà nước cao nhất, có thực quyền nhất là Thủ tướng chính phủ, thì ở chính thể tổng thống cộng hoà lại không có chức danh này. Quyền hành pháp như Hiến pháp quy định chỉ trao cho một mình Tổng thống. Ông ta không những là nguyên thủ quốc gia mà còn là người đứng đầu hành pháp.
    Nhưng trên thực tế lại rất khác. Chỉ sau 2 năm thực hiện chức danh Tổng thống, G. Washington - vị Tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ - đã phải thành lập cho mình 3 bộ trưởng là T. Jefferson- Bộ trưởng bộ Ngoại giao; A. Hamilton - Bộ trưởng bộ Tài chính; và H.Knox - Bộ trưởng bộ Chiến tranh [ii]. Đặc biệt, cố vấn thân cận nhất của Tổng thống, A. Hamilton, rất tán dương chế độ chính trị của Anh quốc, ông coi vai trò của mình trong chính phủ như là một thủ tướng [iii].
    Hamilton không những có ảnh hưởng lớn trên lĩnh vực kinh tế, mà còn mở mang sang cả lĩnh vực ngoại giao, pháp luật, hoạch định dài hạn các vấn đề chính sách xã hội. Ông ủng hộ và giúp cho chính quyền trung ương vững mạnh, song đổi lại là sự cắt giảm quyền hạn của các bang. Ông tạo dựng cho đất nước Hoa Kỳ non trẻ một nền tài chính vững mạnh thông qua việc đánh thuế để có thể thanh toán hết nợ quốc gia. Ông đã thúc đẩy việc thành lập ngân hàng quốc gia. Ông cũng đã tán thành việc áp dụng biểu thuế, để bảo vệ nền sản xuất trong nước còn hết sức non trẻ tránh khỏi sự cạnh tranh với các hàng hoá ngoại nhập.
    Cách nhìn nhận của ông về tương lai nước Mỹ bao gồm cả những vấn đề như: đi lên từ một xã hội nông nghiệp, chương trình quốc gia về giao thông với mục đích thúc đẩy thương mại và giảm bớt sự khác biệt (chênh lệch) giữa các vùng, một nền quốc phòng thường trực và vững mạnh trọng toàn quốc, một hệ thống tiền tệ đảm bảo và chắc chắn. Thậm chí ngay cả khi ông thôi chức vụ, ông vẫn tham gia vào nhiều vấn đề của quốc gia. G. Washington vẫn thường xuyền thao khảo ý kiến của ông để trị vị đất nước[iv].
    Trước đây, số bộ trưởng ở Mỹ là 14. Chỉ mãi đến hiện nay, do nhu cầu của công cuộc phòng chống khủng bố nên Tổng thống G. Bush đã bổ nhiệm thêm 2 bộ trưởng nữa và tổng số bộ trưởng là 16.
    Mặc dù Hiến pháp không quy định chế độ nội các, bao gồm các bộ trưởng quan trọng để bàn bạc để đưa ra chính sách quốc gia, nhưng trên thực tế, các thư ký (được gọi tương đương là bộ trưởng) vẫn họp tại Nhà Trắng để bàn bạc các công việc. Nhưng người quyết định vẫn là Tổng thống. Chính vì những lý do này mà xuất hiện thuật ngữ "Nội các bếp ăn".
    Hiến pháp không có một quy định nào đối với Nội các của Tổng thống, mà chỉ quy định rằng Tổng thống có thể hỏi ý kiến bằng văn bản các quan chức chủ chốt của từng bộ về bất kỳ vấn đề nào thuộc phạm vi thẩm quyền của họ, nhưng không có một quy định nào bắt buộc họ phải phục vụ trong một thể chế nội các như ở Anh quốc. Nội các phát triển như một đòi hỏi ngoài hiến pháp.
    Thời G. Washington - Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ- đã cần đến bộ phận này. Ông không thể điều hành được đất nước nếu như không có sự cố vấn và trợ giúp của nội các gồm 3 bộ trưởng nói ở phần trên. Một số Tổng thống đã dựa mạnh vào nội các để có được sự cố vấn, một số khác dựa vừa phải, và một vài vị về cơ bản là phớt lờ. Cho dù các thành viên của nội các có hành động như là cố vấn hay không, họ vẫn nắm giữ trọng trách hướng dẫn các hoạt động của chính phủ trong những lĩnh vực cụ thể của họ.
    Ở Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, nội các của Tổng thống nhóm họp không thường xuyên và ít khi có thực quyền với tư cách là cơ quan lãnh đạo tập thể như Nội các của Anh quốc. Mỗi bộ chịu trách nhiệm xây dựng chính sách của mình. Tuy nhiên, tuỳ theo khả năng và ý đồ của chánh Văn phòng và cố vấn an ninh quốc gia, Nhà trắng có thể nắm trong tay một khối lượng đáng kể thẩm quyền hoạch định chính sách. Cho dù thế nào đi chăng nữa, Nhà Trắng vẫn kiểm soát chặt chẽ việc bổ nhiệm nhân sự và chi tiêu ngân sách.
    Hầu như trong suốt lịch sử nước Mỹ, Văn phòng Tổng thống luôn luôn có tiêu chí tổ chức gọn nhẹ. Chỉ tới thế kỷ XX và với nhiệm kỳ của Tổng thống Franklin Roosevelt, Nhà trắng mới có con số nhân viên gần bằng như hiện nay, khoảng trên dưới 4000 người.
    Thứ tư, vì áp dụng nguyên tắc phân quyền một cách tuyệt đối, lập pháp và hành pháp không chỉ khác nhau về mặt chức năng và về mặt nhân viên, mà còn khác nhau cả về nguyên tắc "Quốc hội - lập pháp của chế độ tổng thống không có quyền giám sát hoạt động của hành pháp - Tổng thống". Nhưng trên thực tế, Quốc hội vẫn tiến hành các hoạt động giám sát hành pháp với một lý do đơn giản, giám sát để theo dõi kết quả hoạt động lập pháp của mình. Hợp pháp hoá những hoạt động này, đến năm 1943, Quốc hội Mỹ đã thông qua Luật về hoạt động giám sát của Lập pháp đối với Hành pháp.
    Vì những lý do trên, nhiều người đã đi đến một nhận định rằng, mặc dù hiến pháp quy định sự phân quyền cứng rắn, nhưng trên thực tế giữa các cơ quan quyền lực lập pháp và hành pháp vẫn có sự thoả thuận, mặc cả, trao đổi thương thuyết, chịu trách nhiệm lẫn nhau không khác gì trong chế độ Nghị viện. Chính vì vậy, người ta thường gọi đây là "chế độ đại nghị hành lang".
    Chế độ đại nghị ?ohành lang?là chế độ mà ở đó tồn tại sự chịu trách nhiệm hợp tác, phối kết hợp giữa nhánh lập pháp và hành pháp, ngoài quy định của hiến pháp.
    So với chính thể đại nghị thì sự biến dạng của chính thể Tổng thống cộng hoà ít hơn. Điều này có một nguyên nhân như sau: Chính việc đẻ ra loại hình chính thể này mà các nhà lập hiến Hoa Kỳ đã kịp thời rút kinh nghiệm của chế độ chính trị Anh quốc. Hay nói khác hơn, mô hình tổng thống cộng hoà như một thể thức giải quyết sự biến dạng của chính thể đại nghị.
    Nội dung của sự biến dạng này là sự hình thành trên thực tế các chế định và những đặc điểm của chế độ đại nghị mà không được quy định trong Hiến pháp của chính thể tổng thống cộng hoà. Từ những điểm trên, có thể nói rằng, việc tổ chức nhà nước bao giờ cũng có xu hướng trở về với mô hình đích thực mà chúng cần phải có, mà mô hình của cả hai chính thể tổng thống cộng hoà và kể cả của chính thể đại nghị không đáp ứng được một cách đầy đủ. Nhưng so với mô hình đại nghị, thì sự biến dạng của chính thể tổng thống cộng hoà ít phức tạp hơn nhiều. Sở dĩ như vậy, vì các nhà lập hiến của Mỹ đã kịp thời bổ khuyết những điểm yếu của chính thể đại nghị.
    Nguyễn Đăng Dung
    --------------------------------------------------------------------------------
    Xem, The Federalist, No . 57.
    [ii] Xem, Willam A. Degregorio: 42 đời Tổng thống. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam 1995, tr. 42-44.
    [iii] Xem,Willam A. Degregorio: 42 đời Tổng thống. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam 1995, tr. 42-43.
    [iv] Xem,Willam A. Degregorio: 42 đời Tổng thống. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam 1995, tr. 43-44.

  8. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Chính thể cộng hoà lưỡng tính

    13:44'' 15/02/2007 (GMT+7)

    (Lanhdao.net) - Chính thể lưỡng tính xuất hiện muộn hơn so với các loại hình chính thể khác. Chính thể cộng hoà lưỡng tính là chính thể mà ở đó việc tổ chức nhà nước vừa có những đặc điểm của cộng hoà đại nghị, vừa có những đặc điểm của cộng hoà tổng thống. Hình mẫu của loại chính thể cộng hoà lưỡng tính là nước Pháp nền Cộng hoà thứ V của Hiến pháp 1958. Cũng giống như của chính thể tổng thống cộng hoà, sự hình thành nên chính thể này là sự rút kinh nghiệm từ những điểm yếu của chính thể đại nghị.

    Biểu tượng của Cộng hòa Pháp

    Nhu cầu của lịch sử
    Trước Hiến pháp năm 1958, nhà nước Pháp đươc tổ chức theo mô hình cộng hoà đại nghị. Về nguyên tắc, cách thức tổ chức và hoạt động mang các đặc điểm của nhà nước Anh (của chế độ đại nghị), chỉ trừ nguyên thủ quốc gia của Pháp quốc không như Anh quốc, không phải do thế tập truyền ngôi, mà được hình thành thông qua bầu cử.
    Chế độ đại nghị Anh quốc thu được nhiều thắng lợi, nhưng ngược lại, ở Pháp, mô hình nãy những năm sau Hiến pháp năm 1946 lại gây ra khủng hoảng. Nguyên nhân của vấn đề nằm ở chỗ, nếu ở Anh quốc có chế độ lưỡng đảng cầm quyền (có đảng đa số cầm quyền và đảng thiểu số là đảng đối lập) thì ở Pháp quốc là một chế độ đa đảng, nên không có một chính phủ thuần khiết, mà luôn phải thành lập một chính phủ liên hiệp. Trong khi dó, chính phủ liên hiệp thường có xu hướng tan rã, do quyền lợi của các đảng liên hiệp luôn mâu thuẫn trầm trọng. Từ năm 1946 - 1958, ở Pháp đã có tới 26 lần thay đổi chính phủ, tức là mỗi chính phủ chỉ tồn tại trên/dưới 6 tháng.
    Tình trạng trực tiếp đưa đến sự sụp đổ hoàn toàn của nền Cộng hoà đệ Tứ là phong trào đấu tranh của Algeria và thất bại của Pháp ở Việt Nam sau chiến thắng lịch sử của người Việt ở Điện Biên Phủ. Trước tình trạng đó, Chính phủ Pháp phải mời tướng Charles de Gaulle đứng ra thành lập Chính phủ mới.
    Ngày 1/6/1958, Charles de Gaulle giữ chức Thủ tướng Chính phủ, vị Thủ tướng sau cùng của chế độ Đệ Tứ Cộng hoà. Ông đề nghị phải thay đổi Hiến pháp một cách căn bản. Quốc hội chấp nhận và nền Cộng hoà đệ Tứ chấm dứt, Đệ Ngũ Cộng hoà ra đời bằng việc thông qua Hiến pháp mới năm 1958. Đây chính là bản Hiến pháp khai sinh ra chính thể lưỡng tính cộng hoà.
    Mục tiêu của các nhà soạn thảo Hiến pháp năm 1958 của nước Pháp là bãi bỏ địa vị ưu thế của Quốc hội ( bởi đây là nguyên nhân khiến cho sự lãnh đạo quốc giakhông được bền vững, một trong những nguyên nhân của sự sụp đổ Đệ Tứ Cộng hoà). Họ muốn gia tăng quyền hành của người đứng đầu đất nước - nguyên thủ quốc gia, để tạo nên sự ổn định và vững mạnh của chế độ chính trị.
    Họ đã dùng hai giải pháp để đạt được mục tiêu trên. Trước hết, giao nhiều quyền thêm cho nguyên thủ quốc gia, ông ta không chỉ còn là hành pháp tượng trưng nữa, mà phải trực tiếp điều hành đất nước, nhất là trong cơn khủng hoảng. Sau nữa là công nhận cho vị Thủ tướng được rộng quyền bằng cách hạn chế quyền của Quốc hội.
    Hiến pháp mới trù liệu những đặc tính cơ bản của chế độ đại nghị truyền thống, nhưng sửa đổi nó, dành cho hành pháp bao gồm cả Tổng thống lẫn Thủ tướng quyền được ấn định chính sách, vì vậy có thể gọi Cộng hoà Pháp của Đệ Ngũ là chính thể ?oTổng thống được tăng cường?, hay cùng với nghĩa đó là chính thể ?oNghị viện được hợp lý hoá?. Việc nhận ra vai trò hoạch định chính sách và quyền lập quy của hành pháp là một trong những thành công lớn nhất của chính thể này trong lịch sử lập hiến của nhân loại.
    Hành pháp lưỡng đầu
    Theo nhận định của một số nhà khoa học: Hiến pháp năm 1958 của Pháp, bên cạnh việc tuyên bố một đặc trưng của chế độ nghị viện, còn thiết lập một chế độ chính quyền cá nhân của Tổng thống.
    Trung tâm của bộ máy chính quyền là Tổng thống. Tổng thống không do nghị viện hoặc dựa trên cơ sở nghị viện bầu ra như các nước theo chính thể cộng hoà đại nghị, mà do nhân dân trực tiếp bầu ra. Thuở ban đầu của Hiến pháp này, Tổng thống do tuyển cử đoàn bầu ra. Tuyển cử đoàn bao gồm các thành viên của Quốc hội, các hội đồng hàng tỉnh và của các lãnh thổ hải ngoại. Đến năm 1962, Hiến pháp đươc chỉnh lý lại, Tổng thống Pháp do nhân dân trực tiếp bầu với nhiệm kỳ là 7 năm. Hiện nay nhiệm kỳ của Tổng thống được sửa lại là 5 năm.
    Tổng thống có nhiệm vụ quyền hạn rất lớn, kể cả quyền giải tán nghị viện của cộng hoà đại nghị, lẫn quyền tự thành lập chính phủ của cộng hoà tổng thống. Hiến pháp năm 1958 của Pháp tăng cường sự chịu trách nhiệm của bộ trưởng trước tổng thống, và giảm tính chịu trách nhiệm của bộ trưởng trước nghị viện.
    Nếu như ở mô hình đại nghị, Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước Nghị viện và ở mô hình chính thể cộng hoà Tổng thống, Chính phủ lại chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng thống, thì ở cộng hoà lưỡng tính, Chính phủ bao gồm các bộ trưởng và Thủ tướng không những chỉ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện, mà còn chịu trách nhiệm thực sự trước Tổng thống.
    Giống như chính thể cộng hoà đại nghị, chính phủ Pháp có Thủ tướng đứng đầu. Nhưng, thực ra Chính phủ đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng thống. Tổng thống chủ toạ các phiên họp Hội đồng bộ trưởng để quyết định các chính sách quốc gia. Thủ tướng chỉ được quyền lãnh đạo các phiên họp này khi Tổng thống cho phép. Ngoài ra Thủ tướng chỉ được quyền chủ toạ các phiên họp Nội các để chuẩn bị cho các phiên họp chính thức của Hội đồng bộ trưởng (chính phủ) dưới sự chỉ đạo của Tổng thống.
    Sau khi chính sách của Tổng thống được thông qua, Thủ tướng phải có trách nhiệm lãnh đạo Chính phủ thực thi các chính sách đã được Tổng thống hoạch định, và phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Tổng thống việc thực thi các chính sách này. Trong trường hợp không thực thi được thì Thủ tướng và các bộ trưởng của Thủ tướng phải từ chức, Tổng thống không phải chịu trách nhiệm, theo quy tắc ?okhông chịu trách nhiệm? của nguyên thủ quốc gia trong chế độ đại nghị.
    Việc tổng thống trực tiếp lãnh đạo hành pháp là một trong đặc điểm quan trọng của chính thể tổng thống cộng hoà. Đây cũng là biểu hiện quan trọng của chính thể tổng thống trong chính thể lưỡng tính cộng hoà.
    Thủ tướng vẫn được hiến pháp quy định là người đứng đầu hành pháp, nhưng có trách nhiệm tổ chức việc thực thi các chính sách của Tổng thống. Trong trường hợp không thực thi được chính sách, có thể bị Quốc hội lật đổ, theo thể thức của chế độ đại nghị, như đã phân tích ở phần trên. Chính phủ, mà đứng đầu là Thủ tướng, được thành lập dựa trên cơ sở của lập pháp, phải chịu trách nhiệm trước lập pháp và có thể bị lật đổ, và Quốc hội có thể bị giải tán. Chính đây lại là đặc điểm quan trọng của chính thể đại nghị.
    Tổng thống được quyền bổ nhiệm Thủ tướng và các bộ trưởng, nhưng cũng giống như chế độ đại nghị, Tổng thống không thể bổ nhiệm một người nào đó khác hơn nếu như người đó không là thủ lĩnh của liên minh cầm quyền. Sau đó, Thủ tướng được quyền đứng ra thành lập chính phủ bao gồm các bộ trưởng.
    Nguyễn Đăng Dung

  9. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Sự biến dạng của chính thể lưỡng tính cộng hoà

    14:02'' 15/02/2007 (GMT+7)

    (Lanhdao.net) - Ở chính thể cộng hoà lưỡng tính cũng diễn ra sự biến dạng tương tự như ở chính thể tổng thống cộng hoà, tức là ít biến dạng hơn so với chế độ đại nghị, vì cũng có sự rút kinh nghiệm từ loại hình chính thể này. Cộng hoà lưỡng tính thực chất là mô hình cộng hoà rút kinh nghiệm thực tế của chế độ đại nghị. Nói cách khác, chế độ lưỡng tính cộng hoà là hệ quả của chế độ đại nghị, một phương án giải quyết sự biến dạng của chế độ đại nghị.
    Vì lẽ đó sự biến dạng của mô hình này ít hơn. Nhưng trên thực tế, chúng vẫn có sự biến dạng nhất định.
    Vì cộng hoà lưỡng tính là sự pha tạp các yếu tố của chế độ đại nghị với các yếu tố của cộng hoà tổng thống, nên sự biến dạng của của cộng hoà lưỡng tính chứa đựng gần như đầy đủ các yếu tố biến dạng của chế độ đại nghị và chế độ tổng thống. Nguyên nhân của sự biến dạng cũng như của các chính thể trước do đều các đảng phái chính trị gây ra.
    Sự biến dạng của chính thể lưỡng tính có thể biểu hiện bằng một số dạng sau đây:
    1. Nếu như Tổng thống và Thủ tướng cùng một đảng thì Thủ tướng không khác gì Phó Tổng thống. Sự điều hành đất nước, cả đối nội lẫn đối ngoại, đều do Tổng thống quyết định. Chế độ lưỡng tính chuyển dần sang chế độ Tổng thống.
    2. Trong trường hợp ngược lại, Tổng thống và Thủ tướng không cùng một đảng thì quyền hành pháp được chia ra làm hai phần. Phần đối ngoại, an ninh và tài chính thuộc lĩnh vực điều khiển của Tổng thống. Thủ tướng chỉ phụ trách công việc quốc phòng, đối nội, kinh tế - xã hội. Nhưng chính sách thuộc các lĩnh vực này cũng như của đối ngoại, quốc phòng và tài chính vẫn phải nằm trong tay của Tổng thống.
    3. Do nguyên thủ quốc gia trực tiếp nắm quyền hành pháp nên ông ta dễ dàng hơn trong việc giải tán Quốc hội để kéo dài nhiệm kỳ hay tăng cường quyền lực của mình. Ví dụ, Tổng thống Jacques Chirac đột nhiên tuyên bố giải tán Quốc hội, bầu Quốc hội mới sớm hơn 9 tháng so với thời hạn luật định, với mục đích cứu vãn tình thế uy tín đảng của ông đang xuống dốc, để ông có thể có cơ hội cho việc bổ nhiệm người của đảng mình làm thủ tướng chính phủ. Nhưng con bài của ông cũng không thể cứu vãn được tình thế và cuối cùng ông vẫn phải bổ nhiệm người của đảng đối lập làm thủ tướng chính phủ.
    Cũng tương tự như vậy, vào tháng 3/2004, bà Tổng thống Sri Lanka Kuramatunga đã ra quyết định giải tán Quốc hội trước thời hạn với mục đích gạt Thủ tướng đương nhiệm ra khỏi vũ đài chính trị. Nhưng khác với Tổng thống Pháp Jacques Chirac, với 105 trong 215 ghế của Quốc hội, liên minh của Tổng thống Kuramantunga đã giành được thắng lợi. Ngoại trừ việc không giành được thắng lợi tuyệt đối trong Quốc hội mới, có thể nói, mọi suy tính của Tổng thống Kuramatunga đều thành công.
    Cũng thật bất ngờ khi Thủ tướng Sri Lanka Wickremsinghe, từ thắng lợi vang dội trong lần bầu cử 1 năm trước đó thì nay lại bị thất bại, bị đẩy vào phe đối lập. Cuộc tranh chấp quyền lực giữa Tổng thống thuộc đảng này, Thủ tướng thuộc đảng khác gây ra cuộc khủng hoảng chính trị ở Srilanka trong một thời gian dài đã chấm dứt với thắng lợi thuộc về bà Tổng thống.
    Câu chuyện cũng không kém phần kịch tính và quan trọng tương tự xảy ra tại nước Nga, khi Tổng thống Nga V. Putin đột nhiên giải tán Chính phủ Nga vào đầu tháng 2/2004, mặc dù cuộc bầu cử tổng thống đang đến gần. Giới báo chí rất khó khăn cho việc lý giải quyết định bất ngờ đó. Một trong những nguyên nhân mà giới báo chí đưa ra là: Thủ tướng không thực hiện được chính sách của Tổng thống. Nhưng sự thực không phải hoàn toàn như vậy.
    Với mục đích phải giành được thắng lợi áp đảo trước các đối thủ của mình trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới, ngay trong vòng bầu cử đầu tiên, tránh phải đối đầu tiếp tục trong cuộc bầu cử vòng thứ hai như đã diễn ra với người tiền nhiệm - nguyên Tống thống B. Enxin, mặc dù chưa hết nhiệm kỳ chính phủ, nhưng V. Putin đã giải tán chính phủ, bổ nhiệm chính phủ mới, với lý do chính phủ không thi hành chính sách của tổng thống.
    Với Thủ tướng mới được bổ nhiệm, V. Putin muốn mọi người biết đường lối chính sách phát triển kinh tế và chính trị của ông là có xu hướng phát triển nền kinh tế đối ngoại và giao lưu chính trị chặt chẽ với châu Âu. Tổng thống đã hứa với giới truyền thông rằng, ông sẽ không thay đổi thành phần chính phủ vừa được bổ nhiệm, nếu như trúng cử Tổng thống. Bằng động tác này, Tổng thống đã cho các cử tri ngay lập tức hiểu rõ đường lối chính sách của mình, để tạo ra một niềm tin lớn hơn đối với cử tri trước giờ bỏ phiếu. Và thực tế, ông đã thắng cử ngay ở vòng bầu cử đầu tiên, không phải như người tiền nhiệm đã đề cử ông vào chức vụ Tổng thống trước đây, phải giành thắng lợi chật vật ở vòng hai.
    Tóm lại, cho dù các nhà lập hiến có quy định như thế nào chăng nữa thì việc tổ chức và hoạt động của nhà nước vẫn có những điểm chung. Những điểm chung này không do những quy định của hiến pháp của mỗi quốc tạo ra, mà chúng được tạo nên từ thực tế hoạt động, cũng như từ mục đích và vai trò thực sự của nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước, và đặc biệt là do ảnh hưởng của hoạt động của các đảng phải chính trị. Đó là những yếu tố nằm ngoài chủ ý của các nhà lập hiến.
    Nếu có một sự so sánh tương đối giữa các chính thể với nhau thì có thể dễ dàng thấy rằng, chính thể đại nghị (kể cả quân chủ lẫn của cộng hoà) có nhiều biến dạng hơn cả. Sở dĩ có hiện tượng như vậy, vì rằng chính thể tổng thống và chính thể lưỡng tính về sau đều là những hệ quả từ sự rút kinh nghiệm của mô hình tổ chức nhà nước của chế độ đại nghị.
    Hay nói cách khác, chế độ tổng thống cộng hoà cũng như chế độ lưỡng tính cộng hoà đều là những phương án khác nhau cho việc giải quyết sự biến dạng của mô hình chính thể đại nghị. Việc biến dạng của các mô hình cộng hoà tổng thống và cộng hoà lưỡng tính, mặc dù đã được chỉnh lý, cho phép chúng ta có thể kết luận rằng, tổ chức quyền lực nhà nước là một vấn đề phức tạp. Nó luôn luôn biến dạng, chỉ có điều là biến dạng nhiều hay ít mà thôi.
    Nguyễn Đăng Dung

  10. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    - Một Phó Giáo Sư (Assc. Prof. ?) mà viết 1 bài như thế này thì đại học VN sẽ đi về đâu ? đất nước VN sẽ đi về đâu ?

    -Không thấy ai có ý kiến gì !!!! không lẽ các em Phó Tiến Sĩ Bọt Đồ, Hà Lội, Thẩm Phán Muỗi ..... cũng .... trình độ này ??
    -Anh Anal... đâu rồi ? chắc cái này thuộc về chính trị nhạy cảm nên anh không muốn thảo luận ?????

Chia sẻ trang này