1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

chính thể tư sản

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi do_re_mi, 27/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    NN thân mến, cám ơn em đã gọi tên của anh trong topic này. Bài viết này rất dài cho nên để cho anh vài ngày anh rảnh anh đọc coi nói cái gì. Anh chỉ mới đọc sơ qua thôi anh trích xuống đây là những điều mà Giáo Sư này nói chưa đúng trong kiến thức của ông ta. Toàn bộ bên dưới là trích dẫn (trong ngoặc anh viến in upper case là phần anh nói sai ở chỗ nào)
    "Theo quy định của Hiến pháp Mỹ, Tổng thống không có sáng quyền lập pháp. Nhưng trên thực tế, Tổng thống Mỹ, bằng nhiều biện pháp khác nhau, thường can thiệp rất sâu vào hoạt động lập pháp của Quốc hội Mỹ (ví dụ như việc đọc thông điệp liên bang hàng năm trước Quốc hội,v.v..)". (SAI NGAY Ở CÁI VÍ DỤ LÀ VIỆC ĐỌC THÔNG ĐIỆP LIÊN BANG NGHĨA LÀ CAN THIỆP VÀO CÔNG VIỆC LẬP PHÁP - ĐÂY PHẢI GỌI LÀ SAI KIẾN THỨC CƠ BẢN NHẤT - NẾU KHÔNG BIẾT THÌ KHÔNG NÊN NÓI).
    Nhưng trên thực thực tế lại hoàn toàn khác. Với sự hoạt động chặt chẽ của các đảng chiếm đa số trong Quốc hội, các đảng viên phải tuân thủ các quyết định của đảng, nên dưới sự chỉ đạo của đảng này, chính là đảng có quyền đứng ra thành lập chính phủ, thủ tướng chính phủ là thủ lĩnh của đảng cầm quyền, nên mọi quyết định của Quốc hội đều là quyết định của chính phủ, tức đảng cầm quyền. Điều này có nghĩa là Chính phủ có quyền giám sát lại hoạt động của Quốc hội, chứ không phải là Quốc hội giám sát Chính phủ. (SAI Ỏ ĐIỂM CHÍNH PHỦ CÓ QUYỀN GIÁM SÁT QUỐC HỘI).
    NN, như anh đã nói nhiều lần trong diễn đàn, giáo dục rất là quan trọng. Một đất nước muốn phát triển vững mạnh đi từ nền tảng chứ không phải phát triển trên bề mặt của nó mà nền tảng thì chẳng có gì (giống như các cầu thủ đá banh trong đội tuyển của Việt Nam) thì giáo dục tốt là quan trong nhất. Sinh viên luật ở Việt Nam thông minh không thua kém gì sinh viên luật ở common law system nhưng nếu gặp phải giáo dục mà người dạy cho thế hệ đi sau sai cả về kiến thức cơ bản thì [...] (anh để trong ... cho tự suy nghĩ nếu không anh là mod lại nói anh sao là mod lại đi nói chuyện nhạy cảm).
    Trong bài viết trên GS cũng đã có nhưng điều nói đúng nhưng nói như ông anh thấy rất bình thường những kiến thức đó anh lấy bách khoa toàn thư ra đọc cho khoẻ đâu cần phải tốn thời gian viết dài như thế. Tuy nhiên, theo anh nghĩ ý của ông muốn nói rằng bất chấp luật pháp "tư sản" quy định thế nào cuối cùng cũng là hành pháp lãnh đạo tất cả và quản lý tất cả cho nên nếu một quốc gia mà dạy cho sinh viên hành pháp là number one thì chẳng có gì phải thay đổi cách dạy đó.
    Anh muốn đọc tranh luận của giáo sư luật Việt Nam về separation of power để xem các giáo sư suy nghĩ thế nào trong việc này trong việc dạy cho sinh viên luật, nếu bạn nào có bài viết của họ vui lòng post lên cho anh đọc.
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 07:04 ngày 28/08/2007
  2. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Để có sự đánh giá khách quan hơn, phiền anh analyst bớt chút thời gian giải thích rõ để, nói bóng bẩy, là "rộng đường tranh luận"
    Những bài viết kiểu này nằm trong một mạch tư duy mà có lần, PNA đã nói đụng chạm đến bên box Mỹ là muốn thảo luận sâu hơn với anh đấy.
  3. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    + Hi, em Pna, cám ơn yêu cầu của em và anh nghĩ rằng yêu cầu này của em rất là chính đáng. Là một người sống trong môi trường luật khi chúng ta nói một điều gì đó chúng ta phải có bằng chứng. Ở nước ngoài cũng vậy, khi một luật sư nói chuyện với thân chủ, họ phải cung cấp bằng chứng cho thân chủ biết (ví dụ luật nào ở đâu số mấy ban hành ngày nào tháng nào năm nào hoặc quyết định của ông quan toà ở đâu trong vụ án nào). Họ phải cụ thể đến mức mà khách hàng có thể nhận ra được ngay chứ không phải nói đơn giản là "theo luật pháp hiện hành thì ...". Nói như vậy anh cho rằng đó là luật sư củ chuối vì luật pháp hiện hành là luật pháp nào ở đâu ai nói chỗ nào. Khách hàng trả tiền cho họ là vì cung cấp nguồn gốc của luật pháp chứ không phải là luật sư có quyền nói là "sai hay đúng". Sai hay đúng phải dựa trên bằng chứng của luật pháp. Một cái nữa mà anh nói tiếp là trong hình sự khi bắt người ta phải có bằng chứng nếu không có bằng chứng ra toà coi chừng quan toà chửi cho một trận vì tội làm lãng phí thời gian của toà và lãng phí tiền đóng thuế của nhân dân chứ không phải nghĩ rằng mình là cảnh sát muốn bắt ai thì bắt muốn buộc tội ai là cứ bắt quan toà phán có tội theo ý mình (acting under dictation). Where is the rule of law?
    + Bây giờ đến bài viết của Giáo Sư Dung, anh có thể khẳng định rằng nếu một người nói rằng Bush can thiệp vào công việc của lập pháp bằng việc đọc State of the Union Address thì người đó không hiểu cái gì về separation of power cả và chắc cũng không hiểu cái gì là State of the Union. Thay vì anh phải giải thích bằng tiếng Việt State of the Union là cái gì mong mọi người đọc ở đây giải thích rõ ràng hơn anh
    http://en.wikipedia.org/wiki/State_of_the_Union_Address
    + Trong bài viết giải thích đó của Bách Khoa Toàn Thư, họ nói hai điểm anh muốn lưu ý cho ai không đọc được tiếng Anh:
    ++ Một là State of the Union là Tổng thống Mỹ báo cáo cho Quốc hội biết, theo lời mời của Quốc Hội, về tình hình của đất nước và những đề nghị nên có những luật mới nào mà Tổng thống thấy cần thiết cho đất nước.
    ++ Hai là do nguyên tắc về separation of power của họ mà Bush, Congress và US courts là có quyền ngang nhau nằm dưới Hiến Pháp (chứ không phải là Bush học Yale giỏi quá nên cho lên nằm trên Hiến Pháp) cho nên Bush không được phép vào trong Quốc hội trừ phi được mời. Chỉ cần vào trong đó tham gia đã không được thì đừng nói chi đến việc can thiệp vào công việc của Congress.
    + Bây giờ điểm thứ hai cho quốc gia quân chủ chuyên chế không có tổng thống. Giáo sư Dung nói rằng (hoặc ngụ ý rằng) Chính phủ hoặc Đảng cầm quyền chi phối quốc hội (xem ngay ở trên). Giải thích của anh như sau:
    ++ Anh hoàn toàn đồng ý rằng có lúc may mắn do dân bầu ra nên Đảng cầm quyền chiếm đa số trong hai viện nên dễ dàng cho qua một đạo luật họ muốn. Tuy nhiên, phải thấy rằng ở đây bầu cử là tự do và dân chủ và là quyền của nhân dân mà không ai dí súng vào đầu của nhân dân bắt họ phải bầu cử cho một em nào đó học ở Yale về cho nên đó chỉ là may mắn. Quyền quyết định control quốc hội hay không không phải thuộc đảng cầm quyền.
    + Giả sử rằng Đảng cầm quyền có đa số trong lưỡng viện, việc control power của họ vẫn chưa hết còn một cổng nữa là judiciary. Quyền của tư pháp trong Hiến Pháp là judicial review nghĩa là có quyền bác bỏ bất cứ một điều khoản nào của Quốc hội hoặc một quyết định nào (regulation) của hành pháp mà nó vi phạm hiến pháp.
    + Nguyên tắc judicial review anh nói đó xuất phát từ một case nổi tiếng hàng trăm năm qua là Marbury kiện Madison 5 US (1 Cranch) 137 có từ năm 1803 và tồn tại qua hàng trăm năm qua và vẫn là good law cho đến hôm nay. Nó khẳng định lại rằng quyền nào cấp ra mà không có ghi trong hiến pháp là vi hiến bất chấp người cấp đó là "ông kẹ" nào trong xã hội.
    + Nếu Pna cần thêm thông tin nữa, anh sẽ viện dẫn ra những vụ kiện trong toà án về luật hiến pháp mà cho thấy là toà án bác bỏ những quyết định vi phạm hiến pháp của hành pháp và lập pháp.
    còn tiếp
  4. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    + Trong thực tế anh học, anh đọc không biết bao nhiêu case là lập pháp đưa ra một điều khoản A trong đạo luật mới bắt nhân dân phải làm theo quyền lợi của hành pháp. Nhân dân tức quá dùng luật sư kiện lên toà cao nhất và sau khi xem xét toà cao nhất ra phán quyết "điều A đó vi phạm hiến pháp cho mày ra cửa số làm giấy lót đường". Lập pháp lúc đó phải nghe theo và sửa lại điều này hoặc nhân dân không cần phải làm theo điều A đó nữa.
    + Anh nói thật, anh đọc bài viết của Giáo Sư Dung (kể cả cái này dưới đây) anh thấy rằng ông ca ngợi sự lãnh đạo của đảng cầm quyền và ông cho rằng đảng cầm quyền phải nên phối hợp hành pháp và lập pháp để quản lý tốt hơn nhà nước. Hic, tụi anh không có học như vậy. Trong trường luật giáo sư của anh không có dạy hành pháp là number one. Họ dạy rằng tụi anh tôn trọng tổng thống vì họ toàn là dân Yale hoặc Havard không thôi nhưng họ sẽ là "củ chuối" nếu vi phạm hiến pháp. Entick kiện Carrington đâu rồi? Làm gì cũng phải có hiến pháp cho phép mới làm. Luật sư học ra là phải biết đại diện cho nhân dân khi họ bị xử sai chứ không phải được giáo dục là học ra để phục vụ cho hành pháp.
    http://www.lanhdao.net/leadership/home.aspx?catid=8&msgid=6448
    + Trong bài viết "hạn chế quyền lực nhà nước" trên của Giáo sư mọi ngưòi hãy đọc 5 đọan cuối cùng trong bài viết đó đi trong đó Giáo sư chỉ trích separation of power. Anh sẽ tiếp tục nói về việc này cho mọi người hiểu trong bài tiếp theo kế đến. Sorry anh busy phải đi.
  5. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Rất cảm ơn anh analyst, PNA vote anh 5 sao nhé.
    PNA có biết PGS Dung, tuy nhiên, không phải vì thế mà đan xen tình cảm cá nhân trong vấn đề học thuật. PGS Dung là thế hệ tiền bối, được đánh giá là một trong số những chuyên gia đầu ngành về Luật Hiến pháp ở VN. Giá mà PGS online tranh luận trực tiếp với anh được thì hay
    Nếu nói sâu hơn về vấn đề lựa chọn hoặc tam quyền phân lập hoặc phân công phân nhiệm, e rằng sẽ động chạm đến những vấn đề mà trên ttvnol cho là nhạy cảm. PNA không đi vào khen/chê, phê phán lập trường chính trị của ai trên này, nên mong anh cũng khách quan nhé. Giả sử như nói cơ chế phân quyền có những hạn chế (ít ra là sinh viên luật VN được học như vậy) mà nói hơi quá, mong anh chứng minh điều ngược lại - đó sẽ là một việc rất hay để nhiều người hiểu hơn. Vì nói thật là, để có người Việt hiểu và hành nghề luật ở Mỹ nói cho nghe thì rất thú vị, độ tin cậy cũng cao hơn là dịch sách hoặc đọc sách dịch - qua nhiều lăng kính chủ quan rồi
    PNA đã đọc cuốn Sự hạn chế quyền lực nhà nước - có được giới thiệu trên link anh đưa - của PGS NĐD, ngoài cuốn sách đó cũng có thêm vài cuốn khác mà PGS Dung đi sâu vào phân tích về QH Việt Nam. Thực sự là cần phải kiểm chứng lại những thông tin như anh viết để đánh giá khách quan hơn - PNA sẽ làm việc này khi về nhà, vì bây giờ đang đánh cắp thời gian ở cơ quan
    Để cung cấp thêm những thông tin về một số nghiên cứu bước đầu của các "luật học sư" ở VN cho anh, và rất mong anh có thể phản biện lại để PNA và nhiều người trên này hiểu vấn đề toàn cảnh hơn, xin post lên dưới đây một bài viết của một tác giả, đã từng là học trò của PGS Dung - Dĩ nhiên là không phải của PNA rồi nhưng xin phép không tiện nêu tên trên này - hy vọng điều này cũng không có gì là vi phạm bản quyền cả Vì đang vội nên không căn chỉnh cho đẹp được và hơi dài, mong các bạn thông cảm.
    ---------------------------------------------------
    Sự hạn chế quyền lực của quốc hội Hoa Kỳ

    ?oTinh thần hiến pháp?, theo các nhà lập quốc Hoa Kỳ, thì các điều khoản hạn chế quyền lập pháp của Quốc hội là đòi hỏi khách quan và biểu hiện bình thường của cơ chế phân quyền, kiềm chế và đối trọng. Sự hạn chế đó không làm triệt tiêu, mà ngược lại, làm cho Quốc hội Mỹ trở thành cơ quan lập pháp có nhiều quyền lực nhất trên thế giới
    Ngay trong Khoản 1, Điều I Hiến pháp Mỹ đã quy định: ?oMọi quyền lập pháp do bản Hiến pháp này ấn định, sẽ trao cho Quốc hội của Hợp chủng quốc, gồm có Thượng viện và Hạ viện?.
    Nhưng vì kinh sợ chế độ độc tài và đồng thời nhận thấy ?okhuynh hướng của ngành lập pháp muốn chi phối các ngành khác là khuynh hướng có thể tìm thấy trong nhiều chính thể? , các nhà lập quốc Hoa Kỳ đã chủ trương xây dựng một Hiến pháp có hạn định, đó là Hiến pháp có chứa các điều khoản để hạn chế quyền lập pháp. Và còn trù liệu một cơ chế mà trong đó, mỗi ngành quyền đều có khả năng kiềm chế để ngăn cản sự xâm lấn, lạm quyền hoặc chuyên quyền của ngành khác theo đúng tinh thần "quyền lực ngăn cản quyền lực" của Montesquieu, cũng như cơ chế hợp tác của các ngành quyền lực với nhau để tạo ra sự thống nhất quyền lực nhà nước và coi đây là phương thức hữu hiệu để duy trì chính thể cộng hòa.
    Quyền phủ quyết của Tổng thống đối với các đạo luật hoặc quyết định của Quốc hội
    Điều I, Khoản 7, Hiến pháp có quy định rằng, Tổng thống có thể chấp thuận hay bác bỏ các dự luật đã được Quốc hội thông qua. Trong trường hợp bác bỏ, dự luật sẽ không có hiệu lực trừ phi nó "được 2/3 số phiếu trong Hạ viện và Thượng viện thông qua một lần nữa". Thực tiễn lịch sử cho thấy, càng về sau các Tổng thống càng khai thác và sử dụng nhiều hơn quyền năng này. "Có 5 lý do thông thường để Tổng thống phủ quyết một dự luật: (1) dự luật không hợp hiến; (2) nó xâm phạm đến sự độc lập của Tổng thống; (3) đó là chính sách quốc gia không khôn ngoan; (4) khó lòng quản lý; (5) ngốn một chi phí quá lớn. Ngoài ra, các yếu tố chính trị cũng có thể vượt lên tất cả các lý do trên. Nhưng sự hợp lý về chi phí luôn là đề tài được các Tổng thống gần đây ưa chuộng".
    Tuy nhiên, quyền phủ quyết của Tổng thống không đơn thuần chỉ là quyền từ chối. Tổng thống cũng có thể sử dụng nó để đề xuất những mục tiêu chính sách. Chẳng hạn như những đe dọa phủ quyết thường thúc đẩy các ủy ban và các nhà lập pháp điều chỉnh cho phù hợp với những đề nghị và mục tiêu của ngành hành pháp. Mặt khác, việc phủ quyết của Tổng thống cũng làm nhấn mạnh với cử tri về sự khác biệt quan điểm của Tổng thống với Quốc hội để nhằm tới những ý đồ chính trị nhất định.
    Khi Tổng thống nhận được dự luật của Quốc hội, trong phạm vi mười ngày (kể cả Chủ nhật), Tổng thống phải đưa ra sự lựa chọn một trong bốn khả năng sau: (1) Tổng thống có thể ký phê chuẩn vào dự luật và cho công bố bản giải trình về việc phê chuẩn của mình; (2) trả lại dự luật với một thông điệp phủ quyết cho Viện đã soạn thảo ra dự luật đó; (3) Tổng thống có thể không làm gì cả, và khi đó, dự luật sẽ nghiễm nhiên trở thành luật mà không cần đến chữ ký của Tổng thống. Tuy nhiên, sự lựa chọn này hiếm khi xảy ra. Nó thường là những dự luật mà Tổng thống không thích nhưng cũng không muốn phủ quyết; (4) Tổng thống có thể dùng "quyền phủ quyết bỏ túi" hay "quyền phủ quyết tuyệt đối trong im lặng" để phủ quyết dự luật. Theo Hiến pháp, nếu Quốc hội ngưng họp để ngăn chặn việc trả lại dự luật thì dự luật cũng không thể trở thành luật nếu vẫn chưa có chữ ký Tổng thống. Sự lựa chọn này vẫn tiếp tục gây tranh cãi giữa Tổng thống và Quốc hội, bởi lẽ Tổng thống không chỉ tận dụng cơ hội khi Quốc hội kết thúc phiên họp thứ hai mà cả trong kỳ nghỉ giữa hai phiên họp để áp dụng ?oquyền phủ quyết bỏ túi".
    Theo các nhà lập quốc Hoa Kỳ, quyền phủ quyết của Tổng thống nhằm hạn chế khuynh hướng của Quốc hội lập pháp là hay vượt qua giới hạn quyền lực của ngành lập pháp và xen vào phạm vi quyền lực của ngành khác. Về phương diện này, có thể coi đó là quyền tự vệ cần thiết của Tổng thống nhằm chống lại sự xâm phạm của lập pháp. "Quyền phủ quyết của Tổng thống lại còn có một công dụng khác nữa. Không những quyền phủ quyết là một quyền lực để cho ngành hành pháp tự bảo vệ, mà quyền phủ quyết lại còn là một phương tiện an toàn để ngăn ngừa sự thông qua những dự luật không hợp lý hoặc hấp tấp. Quyền phủ quyết của Tổng thống là một phương tiện rất tốt để kiềm chế Quốc hội lập pháp, ngăn ngừa những ảnh hưởng đảng phái, những quyết định vội vàng, những hành động có hại tới công ích, mà có nhiều khi đa số trong Quốc hội đã mắc phải" .
    Những nhà lập quốc Hoa Kỳ đã lập luận rằng, việc phủ quyết của Tổng thống không nên so sánh với việc nói rằng một người có thể khôn ngoan và đạo đức hơn nhiều người, mà điều đó nên hiểu rằng, đa số không phải bao giờ cũng đúng. Bởi Quốc hội không phải lúc nào cũng hoàn toàn có lý, nhất là khi vì quá tham quyền nên đã xâm phạm tới phạm vi quyền lực của ngành khác; hoặc khi Quốc hội bị chi phối bởi các đảng phái và các nhóm lợi ích, các dục vọng nhất thời; hoặc khi việc làm luật của Quốc hội hấp tấp, cẩu thả, thiếu kỹ lưỡng.
    Tuy nhiên, quyền phủ quyết của Tổng thống Mỹ không phải là tuyệt đối như loại quyền phủ quyết được áp dụng phổ biến ở những nước quân chủ nhị nguyên và một số nước quân chủ đại nghị, chẳng hạn như nước Anh (mặc dù từ năm 1707 đến nay, vua Anh chưa sử dụng quyền này lần nào). Quyền phủ quyết của Tổng thống Mỹ giống như của Tổng thống ấn Độ, Côlômbia, Liên bang Nga là quyền phủ quyết tương đối. Theo TS. Vũ Hồng Anh: "Việc từ chối ký luật của người đứng đầu Nhà nước không lập tức làm cho luật bị bác bỏ, nghị viện có quyền xem xét luật lại lần thứ hai. Tại lần thảo luận này, nếu luật tiếp tục được nghị viện thông qua thì luật có hiệu lực pháp lý, không phụ thuộc vào quyết định của người đứng đầu Nhà nước. Như vậy, nghị viện đã vượt qua được quyền phủ quyết của người đứng đầu Nhà nước " .
    Như vậy, quyền phủ quyết của Tổng thống Hoa Kỳ không phải là toàn quyền vô hạn mà chỉ là một quyền lực có điều kiện hạn chế. " Với quyền phủ quyết của mình, Tổng thống chỉ có thể hy vọng rằng nhờ sự phản đối của Tổng thống mà các nghị sỹ xem xét dự luật kỹ hơn và thiểu số phản đối dự luật chỉ cần hơn một phần ba trong tổng số nghị sỹ ủng hộ ý kiến là có thể khiến dự luật bị bác bỏ " . Theo tư tưởng của các nhà lập quốc Hoa Kỳ, quyền phủ quyết của Tổng thống là tích cực để hướng tới tính nhân bản của Hiến pháp, đạt tới sự khách quan trong sự vận hành bình thường của cơ chế phân chia quyền lực. Với những nghị sỹ Quốc hội hoặc những chính trị gia có những toan tính không đúng đắn trong quá trình làm luật sẽ gặp cản trở bởi một ngành quyền độc lập mà họ không thể kiểm soát được, họ sẽ cẩn trọng và dè dặt hơn. Tính từ năm 1789 đến năm 1995, qua toàn bộ các đời Tổng thống Mỹ từ Washington đến Clinton, trong tổng số 1459 lần phủ quyết thông thường, chỉ có 105 - tức là 7% - lần phủ quyết của Tổng thống bị đảo ngược.
    Sáng quyền lập pháp của Tổng thống
    Điều II, Khoản 3 của Hiến pháp quy định: "Thỉnh thoảng, Tổng thống phải thông báo cho Quốc hội biết về tình hình liên bang và đề nghị Quốc hội xem xét những biện pháp mà Tổng thống thấy cần thiết và thích hợp ". Như vậy, về mặt pháp lý thì Tổng thống không có quyền nêu sáng kiến lập pháp mà chỉ có trách nhiệm - thỉnh thoảng - cung cấp thông tin cho Quốc hội về tình hình liên bang và gợi ý những biện pháp mà ông ta thấy cần thiết và có lợi. Tuy nhiên, "trên thực tế, 80% văn bản luật mà Quốc hội xử lý được dự thảo với sáng kiến của ngành hành pháp " .
    Khái niệm về một Tổng thống có quyền lập pháp đã được phổ biến từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Từ đó đến nay, vai trò này đã được thể chế hóa. Sáng kiến lập pháp của Tổng thống được thể hiện qua các thông điệp gửi cho Quốc hội hàng năm và đặc biệt là đề xuất các đạo luật mà ông ta cho là cần thiết. Thông thường, những sáng kiến lập pháp của Tổng thống có ý nghĩa quyết định đối với chương trình nghị sự của Quốc hội. Trong toàn bộ hệ thống chính trị Mỹ, chỉ có Tổng thống mới có khả năng quyết định chương trình nghị sự của Quốc hội trong một lĩnh vực chính sách nào đó. Một nhà vận động hành lang đầy kinh nghiệm của Tổng thống Washington đã nhận xét " Đương nhiên, khi Tổng thống gửi một dự thảo luật, nó sẽ chiếm vị trí đầu tiên. Tất cả các dự thảo khác chỉ chiếm vị trí thứ hai " . Mặc dù quyền hạn lập pháp của Tổng thống được quy định trong Hiến pháp chủ yếu là quyền phủ quyết, quyền khuyến nghị các văn bản luật đối với Quốc hội, quyền triệu tập các kỳ họp đặc biệt của Quốc hội và quyền đệ trình các kiến nghị cho Quốc hội. Trên thực tế, các Tổng thống Mỹ trong thế kỷ XX đã trở nên có vai trò áp đảo trong quá trình lập pháp ở Mỹ và trở thành các nhà làm luật chủ yếu. Bắt đầu từ chính quyền của Tổng thống Roosevelt (1933-1945), mỗi Tổng thống đều đệ trình lên Quốc hội một chương trình nghị sự lập pháp chi tiết hàng năm. Năm 1953, trong năm đầu của nhiệm kỳ, Tổng thống Eisenhower đã không đưa lên Quốc hội chương trình này và đã bị cả hai Viện của Quốc hội chỉ trích gay gắt. Trên thực tế, điều này trở thành trách nhiệm lập pháp của Tổng thống.
    Quyết định ủy nhiệm cho Tổng thống sáng kiến lập pháp đã tồn tại rất đặc thù, nguyên do là Quốc hội không thể vượt qua những nhược điểm khách quan, cố hữu của chính nó, đó là luôn lạc hậu và quan liêu trước các quá trình kinh tế, xã hội, không gắn với thực tiễn tổ chức điều hành để trực tiếp thấy được khiếm khuyết của các công cụ quản lý, bởi vì cấu trúc hệ thống các ủy ban của họ thiên về nhiệm vụ chuyên biệt, những yếu tố này cản trở việc tạo dựng một chính sách toàn diện và nhanh chóng. Ngoài ra, các nghị sỹ còn thiếu khả năng chuyên môn lành nghề và sức ép của việc tái cử ảnh hưởng rất mạnh đến các thành viên của Quốc hội. Quốc hội luôn đánh giá cao ưu điểm của Nhà trắng, trước hết vì Nhà trắng không có những nhược điểm nói trên, hơn nữa, Nhà trắng luôn có khả năng thương lượng và phối hợp hành động. Vì thế, sáng kiến lập pháp của Tổng thống cũng xuất hiện do những đòi hỏi hoàn toàn khách quan.
    (còn nữa)
  6. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo)

    Ngành tư pháp liên bang hạn chế quyền lực của ngành lập pháp
    Theo Hiến pháp Mỹ, chủ thể của quyền tư pháp là Tòa án tối cao và các toà án cấp dưới do Quốc hội thành lập. " Là ngành quyền mềm yếu nhất trong ba ngành quyền " , để thực hiện chức năng của cơ quan xét xử, hệ thống tòa án Mỹ được pháp luật trao cho những quyền năng hoàn toàn độc lập với lập pháp và hành pháp trong hoạt động. Hơn nữa, ngành tư pháp còn độc lập với dân chúng vì nó không được nhân dân bầu, không phải chịu trách nhiệm trước nhân dân mà chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật. Chức vụ Thẩm phán được hình thành bằng con đường bổ nhiệm và sau khi được bổ nhiệm, Thẩm phán sẽ giữ chức vụ suốt đời nếu vẫn giữ được đức hạnh xứng đáng. Việc quy định nhiệm kỳ suốt đời cho Thẩm phán là một biện pháp để bảo đảm cho sự độc lập của ngành tư pháp. Sự độc lập hoàn toàn của các tòa án là yếu tố cốt yếu cho một Hiến pháp có hạn định. " Về phương diện thực hành, chỉ có thể thi hành những khoản hạn chế quyền lập pháp do các tòa án mà thôi, vì các tòa án sẽ có nhiệm vụ tuyên bố những đạo luật mà ý nghĩa trái ngược với tinh thần Hiến pháp là những đạo luật không có hiệu lực. Nếu các toà án mà không có thẩm quyền đó thì tất cả các quyền tự do và đặc quyền của công dân sẽ không còn nghĩa lý gì nữa " . Như vậy, theo các nhà lập quốc Mỹ thì ngành tư pháp được sinh ra nhằm chống lại sự lạm dụng quyền lực của ngành lập pháp, điều này thể hiện trên hai phương diện: Thứ nhất, Tòa án có quyền tuyên bố những đạo luật trái ngược với tinh thần Hiến pháp, hoặc có hại cho quyền lợi quốc gia hoặc một bộ phận dân cư nào đó là vô hiệu. Thứ hai, bên cạnh chức năng xét xử, Tòa án tối cao có quyền giải thích Hiến pháp thông qua các vụ việc cần phải xét xử và sự giải thích này có hiệu lực pháp luật như một văn bản quy phạm pháp luật. Trong trường hợp mà Hiến pháp và một đạo luật có hai nghĩa không giống nhau, về căn bản, Tòa án cần phải định nghĩa theo ý nghĩa của luật pháp tối cao tức là Hiến pháp. " Nghĩa là Tòa án phải trọng ý nghĩa của Hiến pháp hơn một đạo luật của viện lập pháp, phải trọng ý chí của nhân dân hơn là ý chí của người đại diện nhân dân " . Trong trường hợp có hai đạo luật có thẩm quyền ngang nhau, cùng liên quan đến một vấn đề, nhưng hai đạo luật đó trái ngược nhau mà không đạo luật nào có ghi khoản bãi bỏ đạo luật kia, nếu không dung hòa được hai đạo luật này thì thủ tục mà toà án thường áp dụng là đạo luật ban bố sau có hiệu lực nhiều hơn đạo luật ban bố trước. Từ đó, ngành tư pháp chính là một yếu tố để kiềm chế, ngăn cản thông qua các đạo luật thiếu công bằng và có ảnh hưởng tai hại.
    Kết luận trên không có nghĩa là ngành tư pháp ở một cấp cao hơn ngành lập pháp. Điều đó chỉ có nghĩa là ý chí của nhân dân ở một cấp cao hơn cả ngành tư pháp lẫn lập pháp và nếu ý chí của ngành lập pháp, cụ thể hóa qua các đạo luật của Quốc hội, trái ngược với ý chí của nhân dân, cụ thể qua bản Hiến pháp, thì các vị chánh án sẽ phải căn cứ trên Hiến pháp chứ không phải trên các đạo luật. Như vậy, các thẩm phán chỉ có quyền sử dụng trí phán đoán của họ chứ không phải ý chí riêng của họ, bởi họ chỉ có quyền lựa chọn một trong các phương án luật đã xác định mà thôi. Như vậy, ngành tư pháp cần có những con người có phẩm hạnh chính trị hàng đầu là trung thành với Hiến pháp và với các quyền tự do căn bản của nhân dân.
    Thực tiễn chính trị nước Mỹ cho thấy, chức năng phán xét tính hợp hiến các đạo luật của tòa án tối cao có ưu điểm là bảo đảm được tính tối cao của Hiến pháp, song nhược điểm lớn nhất của nó là đã tạo ra tình trạng " Chính phủ của những ông Tòa " ở Mỹ trong một thời gian khá dài, từ năm 1800 đến 1940. Bởi vì trong giai đoạn này, Tòa án tối cao đã coi là vi hiến không chỉ các điều khoản trực tiếp vi phạm Hiến pháp, mà cả các điều khoản được coi là trái với "tinh thần Hiến pháp", theo quan điểm của các nhà lập quốc. Mặt khác, có những thẩm phán đã lợi dụng quy định này để mưu lợi cá nhân. Trong những trường hợp ấy, "những cái gì mà các thẩm phán Mỹ tưởng là đọc thấy ở chính văn, hay ở tinh thần Hiến pháp, thực ra chỉ là những cái nằm trong đầu óc, trong thành kiến hay thâm tâm họ " . Cũng trong giai đoạn này, Tòa án tối cao thường xuyên lạm dụng quyền giải thích pháp luật của mình để làm thay đổi tư tưởng và nội dung các văn bản luật của nghị viện. Điều này đã bị một luật gia Mỹ phê phán: "Nhiều khi người ta nói rằng pháp luật Hoa Kỳ chia làm hai bộ phận. Một bộ phận do các nhà lập pháp làm ra, một bộ phận khác do các thẩm phán làm ra nhưng trên thực tiễn tất cả đều do thẩm phán tạo ra " . Và tác giả Lê Đình Chân trong "Luật Hiến pháp và các định chế chính trị " đã dẫn lời của giáo sư Vedel "Chính phủ của ông Tòa ở Mỹ, có nghĩa là quyền hành tối thượng ở xứ đó không thuộc về Tổng thống do dân cử, không thuộc về các dân biểu và thượng nghị sỹ, cũng do dân bầu mà thuộc về chính ông Tòa vô trách nhiệm, và một quyền hành mà căn bản chỉ là một sắc lệnh bổ nhiệm họ làm một thứ thẩm phán cao cấp " .
    Qua sự xuất hiện " Chính phủ của những ông Tòa ", có thể khẳng định việc áp dụng tư tưởng phân quyền một cách cứng rắn như ở Mỹ vẫn không phải là phương thuốc vạn năng ngăn chặn nổi sự độc tài chuyên chế xảy ra trong quá trình thực hiện quyền lực Nhà nước.
    Như vậy, quyền lập pháp của quốc hội Hoa Kỳ không phải là vô hạn. Sự hạn chế quyền lực của Quốc hội từ phía Tổng thống và Toà án tối cao là đòi hỏi khách quan và là biểu hiện bình thường của cơ chế phân quyền, kiềm chế và đối trọng trong hệ thống chính quyền Mỹ mà các nhà lập quốc đã tiên liệu. Sự phản biện thường xuyên, liên tục từ phía Tổng thống đối với các dự luật của Quốc hội và sự độc lập của Toà án trong các quyết định không hề khuynh loát hay làm cho Quốc hội yếu đi, mà trên thực tế, nó đã trở thành ?onhu cầu? đối với Quốc hội. Vì vậy, sẽ là ảo tưởng nếu người ta nói đến sự triệt tiêu quyền lực của Nghị viện Mỹ như một xu hướng nổi bật của nhà nước tư sản đương đại. Và cho đến nay, ?oQuốc hội Mỹ được gọi là cơ quan lập pháp có nhiều quyền lực nhất thế giới? .
  7. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (i) Pna thân mến, cám ơn em tặng anh năm sao, vì anh đã tặng cho em trước đó rồi cho nên không thể nào tặng trở lại cho em được tiếp nữa. Anh đã đọc qua phần đầu tiên trong bài viết (trước bài trích dẫn) của em hôm nay và muốn nói thêm một vài điều với em dưới đây trước khi quay trở lại vào sáng sớm ngày mai giờ Việt Nam để tiếp tục cung câp thêm thông tin về về vấn đề này.
    (ii) Đầu tiên là anh hoàn toàn đồng ý với việc là nên khách quan không nên đem chính trị vào trong này vì hạn chế của forum sợ bị đóng cửa và bản thân anh là mod anh phải làm theo không nên nói lang man chửi bới này nọ. Vì vậy, anh xin lỗi em là anh đã nói hơi quá lời với Giáo Sư Dung. Xin lỗi em và các bạn. Lúc đó chỉ đơn giản là anh không thích việc là một giáo sư cứ dạy cho sinh viên luật Việt Nam "hành pháp là number one" thay vì dạy cho sinh viên như tụi anh học là làm cái củ chuối gì cũng phải nhìn vào Hiến Pháp đã. Nó cho phép rồi mới làm không thôi coi chừng quan toà judiciary hỏi thăm sức khoẻ.
    (iii) Trước khi anh tiếp tục bình luận về đoạn trích mới nhất của em, anh chỉ nhìn sơ qua và anh đồng ý rằng mọi người hay than phiền về quyền mà em nói đó của ngành tư pháp Hoa Kỳ là hễ hành pháp và lập pháp ra đạo luật hoặc quy định sai hiến pháp là họ cho vào thùng rác và nhân dân không cần phải làm theo. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn giản là chỉ trích nó như vậy để biện minh rằng "hệ thống nước của tui hành pháp lãnh đạo tất cả" là sẽ good hơn thì không đúng. Anh sẽ quay trở lại viết một bài lý luận giải thích cho em và các bạn hiểu vì sao judiciary lại như vậy.
    (iv) Về Giáo Sư Dung, anh xin nói lại một cách nhẹ nhàng hơn.
    + Anh không biết ông chỉ biết ông là tiến sĩ luật chuyên về hiến pháp. Khác với Anh và Úc, Mỹ không có tiến sĩ luật vì học JD là học vị ngang tiến sĩ. Ở trong common law system, một giáo sư hoặc luật sư mà nói mình là dân chuyên về hiến pháp thì phải gọi là sư phụ của mấy ông thầy dạy luật. Nó rất là khó không phải ai muốn làm về nó cũng được. Vì vậy, mấy sư phụ này phải gọi là nổi tiếng khắp liên bang (và sure họ là triệu phú rồi). Vì nó khó cho nên tự xưng là chuyên gia hiến pháp phải là một người có kiến thức kinh hoàng.
    + Về Giáo Sư Dung, anh chỉ nhìn trên cái ông viết. Nếu ông nói rằng đọc State of the Union Address là một hành động can thiệp vào công việc của Congress thì anh nói thật. Ông không nên nói câu này với sinh viên luật common law. Anh đã trích dẫn bằng chứng rồi đó, người đọc cứ tự do phán quyết xem anh nói đúng hay giáo sư Dung nói đúng về việc này.
    + Giáo sư bên này mà gọi là sư phụ về Hiến Pháp thì họ viết sâu lắm em. Cho anh thời gian đi anh sẽ cung cấp blog của sư phụ viết về Hiến Pháp cho mọi người xem. Anh đọc bài viết của GS, anh chỉ thấy nó toàn là nói về lịch sự và hời hợt ở bên ngoài. Muốn viết tốt họ phải phân tích sâu đến mức là một quyền trong Hiến Pháp hiểu thế nào quan toà này nói thế này quan toà kia nói thế kia quyền này được đến mức nào và bây giờ phải làm gì tiếp. Anh nói ví dụ như sau vụ US Supreme Court phán Chính phủ Mỹ vi phạm hiến pháp trong vụ Guantanamo Bay gần đây giáo sư phải phân tích sâu đến case trong đó chứ không phải viết một bài dài ngoằn mà anh chẳng thấy "chuyên gia common law" ở chỗ nào.
    còn tiếp.
  8. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    + Ngày mai anh sẽ viết bình luận về việc Giáo Sư nói về separation of power cho mọi người hiểu và nếu có thời gian anh sẽ giải thích cho em hiểu về việc than phiền judiciary của Mỹ. Anh không bênh vực cho common law đâu vì anh không cho rằng đó là lý tưởng nhất của mọi thời đại. Không có xã hội lý tưởng.
    + Bản thân anh mà nói, Pna, anh thật sự không thích hệ thống luật mà luật sư trong đó chỉ có cho vui. Luật pháp thì có đó nhưng mà thực thi (enforcement) thì chẳng được. Anh nói thật, ở common law mà bị cáo biết là quan toà thiên vị thì họ mừng lắm đó. Mừng vì họ kiện lên toà án tối cao thế nào phán quyết đó cũng sẽ bị quăng vào sọt rác.
    Hẹn lại nhe.
  9. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Uhm, có cái chủ đề hay quá
    Em cũng đang đọc 1 số sách của PGS Nguyễn Đăng Dung, bản thân em mong muốn xem đây là 1 phần trong hệ thống kiến thức luật Hiến pháp mà em muốn tiếp nhận.
    Trong cuốn "Những góc nhìn lập pháp" của Th.S Bùi Ngọc Sơn, học trò của PGS.Nguyễn Đăng Dung, ông có bàn về định nghĩa lập pháp. Theo đó, "lập pháp" không có nghĩa là "làm luật", mà quyền này thuộc về phạm vi hành pháp. Th.S viện dẫn rằng đa số các luật trên thế giới không xuất phát từ nghị viện mà là từ chính phủ. Tương tự, TS Vũ Hồng Anh cũng cho rằng nhiều nước trên thế giới không trao quyền làm luật cho nghị viện. Theo định nghĩa của Th.S Sơn thì quyền lập pháp là quyền thông qua luật. Còn chức năng làm luật là của chính phủ, của nhánh hành pháp (Sống trong chăn mới biết chăn có rận)
    Còn về lý thuyết phân quyền, có thể nói đó là 1 mô hình mẫu cho các Nhà nước pháp quyền, nhưng hình như là các Nhà nước được coi là dân chủ trên thế giới này không Nhà nước nào là "phân quyền hoàn toàn" và không Nhà nước nào là "hoàn toàn không phân quyền".
    Viện dẫn cho nhận định này, em thử khảo sát một số loại hình chính thể và lịch sử pháp luật thế giới. Qua quá trình này, em đồng ý với 1 ý kiến là từ thời thế kỉ XVI-XVIII thậm chí là XIX, XX, là thời của các nghị viện.Ở thời này, người ta đặt nhiều quyền lực vào tay lập pháp, nghị viện, như nghị viện Anh được xem là "có thể làm mọi thứ trừ việc biến đàn ông thành đàn bà". Tương tự, trước khi có bản Hiến pháp 1789 thì quyền lực nước Mỹ trao vào tay Quốc hội hợp bang thực chất là 1 loại nghị viện. Thậm chí trong ngay Hội nghị lập hiến 1789, người ta rất lo ngại về quyền lực quá lớn của Nghị viện có thể lấn át các nhánh khác, phá hỏng hoàn toàn cấu trúc phân quyền. Bản thân G.Washington, khi trả lời T.Jefferson về việc chi Nghị viện Mỹ làm 2 viện như ta đã biết, ông đã lấy ví dụ về việc trước T.Jefferson uống cafe thường đổ cafe ra muỗng trước "Để cho nó nguội bớt". Có thể hiểu sự ví von này là việc phân chia quyền lực quá lớn của lập pháp.
    Nhưng thời đại ngày nay đã khác, với sự xuất hiện của các đảng cầm quyền, hình như là quyền lực đang chuyển dần sang cho hành pháp. Em đồng ý với quan điểm của PGS. Dung về việc đảng cầm quyền đang chi phối nhánh hành pháp và hệ thống Nhà nước.
    Có thể nói, mô hình tam quyền phân lập ở thời điểm hiện nay không phải là một đường thẳng mà là một hình tam giác với đỉnh là nhánh đang được tập trung phần lớn quyền lực vào, vấn đề ở đây là rút ngắn đường cao chiếu từ đỉnh của tam giác đó mà thôi.
    Em hoàn toàn không phủ nhận những gì tươi đẹp nhất mà lý thuyết phân quyền sẽ đem đến nếu có thể áp dụng 1 cách triệt để nhất, nhưng dường như thực tế cho thấy nó chưa được như những gì Baron de Montesquieu mong đợi. Nguyên nhân chủ yếu do 1 hiện tượng khác: Đảng phái
  10. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    @nguyen_noi: trìn độ cậu đến đâu mà nói năng hồ đồ thế hả ? biết viết cái gì không ?
    @analyst: những gì cậu viết sâu sắc nhưng cơ bản không có gì mới, trừ những người biết ít về nước ngoài hay common law. Theo wan điểm của cậu, ở Mẽo lập pháp có thể giám sát được hành pháp do đó hành pháp không phải number one ? và nếu lập pháp không làm được điều đó, thì cửa ải cuối cùng là tư pháp ngăn cản hành pháp?
    lý thuyết thì như thế, nhưng có khi không hoàn toàn như vậy.
    Vì thế cậu bác bỏ wan điểm của gS Dung là không chuẩn xác.
    Nếu nói TT đọc thông điệp trước QH là can thiệp vào lập pháp là sai, nhưng đó là 1 con kênh để hành pháp can thiệp vào lập pháp. Nên hiểu rộng hơn và không nên máy móc, và nên đọc kỹ câu chữ mà GS dùng.1 phương thức để đạt được mục đích ( nghĩa rộng). can thiệp không có nghĩa là chỉ đạo.
    Còn nói hành pháp giám sát lập pháp cũng có thể lắm chứ, nếu nhìn vào cơ chế đảng ở nhiều nước.
    Dù ở nước nào thì hành pháp vẫn là number one nếu so với riêng 2 nhánh kia, nhưng lập pháp và tư pháp mạnh đến đâu không hẳn phụ thuộc vào theo common law hay hệ thống luật khác. Nhìn chung common law có ưu điểm về luật tố tụng, về tư pháp nhưng nhiều mặt khác lại kém. Vì thế đến Anh cũng vay mượn nhiều của bọn chấu âu lục địa để xây đựng hệ thống luật của mình. Mà bọn Anh nổi tiếng truyền thống bảo thủ là thế.
    Tóm lại cậu viết như vậy hơi thiếu tính thuyết phục để bác bỏ ý của GS Dung. dường như cậu mới nghiên cứu về common law của Mẽo, và hơi thiếu thực tế một chút, hoặc không hiểu ý câu chữ của GS.
    nếu cậu trả lời đúng ( hoặc người khác) mình tặng cậu hoặc người đó 5* :
    Sudan, Nam Phi, Peru, Iran theo chính thể nào ?
    ---------
    Được do_re_mi sửa chữa / chuyển vào 19:57 ngày 29/08/2007

Chia sẻ trang này