1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

chính thể tư sản

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi do_re_mi, 27/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Còn về mô hình phân quyền của Mỹ, em thử đưa ra như sau trên tinh thần "kiềm chế và đối trọng":
    Nhánh lập pháp:
    Được chia làm 2 viện, 1 viện đại diện cho cử tri, 1 viện đại diện cho quyền bình đẳng giữa các bang. Theo giải thích của các đại biểu tham gia Hội nghị Lập hiến, việc để cho 2 viện với bản chất khác nhau, chắc chắn sẽ theo đuổi các lợi ích khác nhau và sẽ khó thống nhất hơn 1 viện. Điều này bắt nguồn từ nhận định của J.J.Rousseau là mô hình nghị viện tốt nhất là 1 viện quý tộc và 1 viện bình dân. Mỗi viện theo đuổi 1 lợi ích khác nhau nên sẽ khócó thể thỏa hiệp với nhau đc. Đây là sự hạn chế quyền lực rất đáng chú ý của các nước có hệ thống lưỡng viện
    Hạ viện là 1 cơ cấu quan trọng, đó là "tay hòm chìa khóa" của Liên bang. Không 1 đồng nào có thể lấy ra nếu không có đạo luật đc sự đồng ý của Hạ viện. Vì thế, cuộc bầu cử nghị sĩ Hạ viện được xem là quan trọng không kém cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ. Cơ chế bầu cử midterm như là 1 giải pháp khá hữu dụng của các nhà lập pháp Mỹ trong việc hạn chế việc lũng đoạn Hạ viện và Chính phủ của Đảng cầm quyền
    Còn Thượng viện thì có người ví von nó như Hội đồng cố vấn của Tổng thống. Cơ cấu này được xem như sự kiềm chế quyền lực của Hạ viện. Thượng viện có quyền cùng Tổng thống quyết định bổ nhiệm quan chức chính phủ (chức năng hành pháp), và xét xử các vụ luận tội (thành lập các tòa lập pháp) (chức năng tư pháp), nhưng các phán quyết đưa ra không được vượt quá xử lý hành chính. Thượng viện còn có 1 chức năng quan trọng khác đó là đề xuất và chấp thuận các đề xuất các dự luật do Hạ viện đệ trình lên. Có thể nói ngay trong chính Quốc hội Mỹ đã có sự kiềm chế và đối trọng của cả hai viện
    Nhánh hành pháp:
    Nhánh hành pháp tương đối độc lập so với lập pháp ở cơ chế bầu cử do đại cử tri khiến cho Tổng thống không phải bị phụ thuộc vào các nghị sĩ. Tổng thống có 1 quyền lực rất đặc biệt đó là phủ quyết các dự luật đc Quốc hội đưa lên. Và khi dự luật bị phủ quyết, dự luật đó phải tiếp tục được sự đồng ý của 2/3 nghị sĩ viện đệ trình trước khi đc sự đồng ý tiếp theo của 2/3 nghị sĩ viện kia để bất chấp phủ quyết trở thành đạo luật. (quyền lực lập pháp)
    Tổng thổng còn có chức năng tư pháp khi có khả năng ân xá hay hủy bỏ bản án (trừ các trường hợp luận tội)
    Nhưng như đã nói, tổng thống bị buộc vào những giám sát của Quốc hội, các đạo luật và quan trọng là tài chính nên cơ chế kiềm chế và đối trọng là rất lớn.
    Tuy nhiên, như đã nói, nếu đảng chiếm đa số trong hạ viện và thượng viện là đảng của Tổng thống thì nó cũng vô tình tạo ra quyền lực kép cho vị Tổng thống này.
    Nhánh tư pháp:
    Đây là nhánh thụ động vì nó chỉ hoạt động khi có điều kiện (các vụ kiện). Nhánh tư pháp có 1 quyền năng to lớn là thẩm tra tư pháp được xác lập trong vụ Marbury v.s Madison như đã nói
    -----------------------------------------------------------------------
    Hiểu biết nông cạn, mong các cao huynh chỉ giáo
  2. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    9 trị ở Mẽo thực chất là cuộc chơi của hai ông lớn, một ông Center-left, một ông Center-right

    ------------
    Không hiểu sao không gửi được bài gì cả. mình viết tạm lên đây.
    Nói đọc thông điệp là can thiệp thì không đúng nhưng thông qua hành động đọc thông điệp để can thiệp thì không có gì sai cả. Các cậu không chú ý đến hành văn nên hiểu lầm rồi đổi lỗi cho người khác viết sai. Cách hiểu máy móc. sách của bác dung mình có đọc một hai cuốn chi đó, nếu tìm sách của ổng tra thử cái này, hình như một hai năm nay cũng ra vài ba cuốn chi đó, hổng rõ có gì mới không ???
    http://www.nlv.gov.vn/opac/search/QSearchResult.asp?txt_theloai=&txtISN=&txtTenSach=&txttacGia=Nguy%E1%BB%85n+%C4%90%C4%83ng+Dung&checkAuthorSType=&txtChuDe=&txtMoitruong=&txtNoidung=&selCharSet=uni&txtTomtat=&txtTuKhoa=&checkKeySType=&txtPhanLoai=&txtTTXB=&
    http://www.nlv.gov.vn/opac/search/QSearchResult.asp?txt_theloai=&txtISN=&txtTenSach=&txttacGia=Nguy%E1%BB%85n+%C4%90%C4%83ng+Dung&checkAuthorSType=&txtChuDe=&txtMoitruong=&txtNoidung=&selCharSet=uni&txtTomtat=&txtTuKhoa=&checkKeySType=&txtPhanLoai=&txtTTXB=&txtNXB=&txtNOIXB=&txtNamXB=&txtNgonNgu=&txtMaKho=&txtKHKho=&txtSoCaBiet=&chkTitle=&chkAuthor=&chkClass=&chkSubject=&chkKeyword=&PAGE_POSITION=2&GROUP_POSITION=1
    http://www.nlv.gov.vn/opac/search/QSearchResult.asp
    vào "tra cứu " gõ tên ông ấy
    http://www.nlv.gov.vn/
    Được do_re_mi sửa chữa / chuyển vào 17:58 ngày 30/08/2007
    Được do_re_mi sửa chữa / chuyển vào 17:58 ngày 31/08/2007
  3. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Em hoàn toàn không nghĩ như vậy, có thể bây giờ nó là thế, nhưng quá khứ và tương lai thì không
    Những quốc gia độc đảng thường quy kết cơ chế 2 đảng thay phiên nhau cầm quyền này của nước Mỹ, nhưng thực tế trong lịch sử đã có rất nhiều đảng phái cầm quyền ở nước Mỹ. (Dân chủ - Cộng hòa, Liên bang, Wigh, Dân chủ, Cộng hòa)
    Có người nói dù tên gọi nào thì chỉ có 2 đảng chạy đua trong các cuộc bầu cử, em đồng ý, nhưng ở Mỹ ngày nay đang thực hành cơ chế đảng thứ 3, đó gọi là cơ chế điều chỉnh. Khảo sát trên các quốc gia trên thế giới, hầu như ở đâu cũng có những đảng lớn thay nhau nắm quyền (Xã hội Pháp, UMP Pháp, Dân chủ Xã hội Thụy Điển, Công Đảng Anh...) nhưng tồn tại các đảng nhỏ đại diện cho các đối trọng khác trong xã hội làm cơ chế giám sát hiệu quả nhất việc cầm quyền của các đảng lớn. Nó còn là những quân bài liên minh của đảng đối lập chính nhầm hạn chế quyền lực Nhà nước. Việc tồn tại các đảng nhỏ này cũng là 1 nội dung quan trọng trong lý thuyết hạn chế quyền lực của Nhà nước.
  4. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Ngắn gọn với bác này nhể
    Trong bài luận văn bác dùng đến tám lần cụm từ "các nhà lập quốc Hoa kỳ" (hơhơhơ dùng chức năng search để đếm thì cũng không khó kiểm chứng lắm đâu nhể) trong khi lập luận mà chẳng buồn cho biết các quan điểm của "các nhà lập quốc Hoa kỳ" này bác lôi từ đâu ra. Viết luận văn như thế này dễ bị gọi là .... tự sướng lắm nhá
    Nếu đây là bài phát biểu về quan điểm của bác nào đó đối với quốc hội Hoa Kỳ thì tớ cho rằng đó chỉ là nhận xét của bác í đối với quốc hội Hoa kỳ theo những điều bác í đã được học hỏi/nghiên cứu/tư duy/nhồi nhét ..... về quốc hội Hoa kỳ
    Còn nếu đây là tài liệu học tập của ai đó thì .... ô hô ai tai
    Bác khỏi cần tặng sao cho tớ nhớ
  5. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Các bác hình như hiểu hơi bị ...... sai về vai trò của các đ. phái trong hệ thống chính quyền của bọn tư bản
    Các chính trị gia khi ra tranh cử đều cần có sự ủng hộ của một đ. phái nào đó thì mới dễ có xiền để tài trợ cho các hoạt động tranh cử . Có những chính trị gia nhiều xiền nên cóc cần đ. nào hỗ trợ, ra tranh cử độc lập mà vẫn thắng . hoặc tự lập cho mình một đ. để ra tranh cử .
    Và cho dù có gia nhập đ. nào đó và tranh cử thành công , mọi quyết định của chính trị gia đó cũng không nhất thiết bị đặt dưới kỉ luật ... sắt của đ. . Đ. giúp tiền cho chính trị gia đó ra tranh cử nhưng để thắng cử thì phải có phiếu của nhân dân nên gặp khi phải chọn giữa cương lĩnh đ. và lợi ích của nhân dân thì chính trị giá đó phải .... mị dân để lần sau ra tranh cử, nhân dân khỏi mắc công chọn đối thủ của hắn từ đ. đối lập
    Sự liên minh, móc ngoặc các thế lực chính trị bởi các bàn tay lông lá của bọn tài phiệt thối nát là điều không thể tránh được . Nhưng các liên minh ma quỷ này vẫn phải hết sức ra vẻ .... mị dân nhất là trong các mùa bầu cử bởi vì nhân dân mỹ dốt học nên không bao giờ thông suốt được các đường lối tươi đẹp mà đ. cầm quyền vẽ ra cho họ cả . Chính vì thế "9 trị ở Mẽo thực chất là cuộc chơi của hai ông lớn" Nhân dân mẽo không được thông minh cầm cù sáng tạo như nhân dân ở các nước anh hùng khác nên luôn bị các ông lớn xỏ mũi lèo lái theo các tham vọng của bọn tài phiệt. Xã hội mỹ luôn trong tình trạng rối loạn vì nhân dân mẽo lúc chạy theo ông nhớn này lúc chạy theo ông nhớn khác , khổ sở trăm bề mà tình trạng bạo loạn trong trường học là một ví dụ điển hình
    heheheheh tớ phát bẩu như thế đã đúng đường lối chưa ạ
  6. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Các bạn, hôm nay tớ busy trả lời câu hỏi cho nên không tiếp tục viết tiếp cho các bạn đọc. Như đã hứa, tớ trích trong đây URL giới thiệu bài viết về luật hiến pháp của những giáo sư luật học ở Yale ra cho các bạn xem.
    + Đây là bài viết về vấn đề Guantanamo Bay mà mình đã nói của ông Anupam Chander. Ông là sinh viên tốt nghiệp ở Yale ra và hiện đang dạy luật ở University of California
    http://writ.news.findlaw.com/commentary/20020307_chander.html
    + Trong bài viết này ông nêu lên sự kiện Chính phủ Mỹ bắt giữ người nước ngoài bỏ ở đảo đó và không cho họ có những quyền cơ bản khi xét xử họ. Ông nêu ra lập luận chính phủ là họ nói Hiến Pháp Mỹ không cover tình huống này cho nên những người detainees này không được hưởng những quyền cơ bản của họ ghi trong Hiến Pháp. Trong bài viết này ông Chander nhấn mạnh the rule of law mà mình đã nói nhiều lần trước đây và ông cũng viện dẫn Marbury kiện Madison mà mình cũng đã nói về nguyên tắc là bất cứ điều gì làm sai hiến pháp ở Mỹ là không có hiệu lực pháp lý.
    + URL thứ hai là của giáo sư dạy ở Yale Jack Balkin. Các bạn thử vào xem và đọc rất nhiều bài viết online của ông về luật hiến pháp.
    http://www.yale.edu/lawweb/jbalkin/balkbibl.htm
    + Tớ quote những URL này lên để cho các bạn thấy được tính chuyên sâu của những bài viết về luật hiến pháp. Người viết không chỉ là nói những điều cơ bản về lịch sử mà họ viện dẫn những vụ kiện trong đó và họ cãi trong đó quyền này ở đâu mức độ nào áp dụng như thế nào. Theo mình đó mới là cách viết về luật hiến pháp.
  7. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    + Pna, xin lỗi em hôm qua anh có dùng từ hơi quá đối với Giáo Sư Dung. Anh không nên nói là giáo sư không biết thì không nên nói. Lẽ ra anh chỉ cần nói là theo anh nghĩ Giáo sư nói không đúng chỗ nào chỗ kia thôi không nên nói như vậy. Cho anh xin lỗi về việc này.
    + Trong những bài viết nói trên của các bạn post tiếp theo sau bài viết của mình các bạn bắt đầu nói vào chuyện chính trị ở Mỹ. Tớ không tham gia vào trong đó tớ chỉ muốn nói đơn thuần về luật pháp mà thôi vì vậy các bạn cứ tự nhiên nói tớ không bình luận trong đó vì đơn giản là tớ không hiểu rõ nó đến mức có thể tranh luận và cũng không muốn nói.
    + Bạn DoReMi, giả sử bạn tin rằng giáo sư Dung đã đúng trong việc nói đọc State of the Union Address là "can thiệp" vào lập pháp như Giáo Sư Dung nói thì tớ không có gì để nói lại đâu. Tớ để cho mọi người tự phán xét. Khi có điều kiện một người thử đem câu nói dưới đây nói chuyện với dân luật học từ common law ra thử xem họ có tin bạn nói hay không. Câu nói là "ở common law hành pháp chi phối cả lập pháp và (hoặc) tư pháp cho nên vai trò của đảng lãnh đạo rất là quan trọng". Đại loại là như thế hoặc ý nói là ở đây chỉ nói separation trong trường luật thôi chứ thực tế cũng rứa như ở quê hương thôi ah nghĩa là hành pháp "chỉ đạo" từ đằng sau tất cả.
    + Sorry DoReMi, những nước bạn hỏi tớ không biết sorry bạn không trả lời cho bạn được.
    + Cho tớ hỏi lại DoRemi, giả sử rằng bạn nói rằng tư pháp common law bị chi phối bởi hành pháp tại sao lại có những quyết định của toà án tối cao bác bỏ quyết định của hành pháp (hoặc bác bỏ đạo luật của tư pháp) vì vi phạm hiến pháp.
    + Nếu bạn nào cần bằng chứng cho việc này là ở common law tư pháp có quyền này mà không phải làm theo chỉ đạo của tư pháp thì tớ sẽ viện dẫn ra rất là nhiều vụ kiện cases cho thấy tư pháp phán quyết quyết định của hành pháp là sai hiến pháp. Lấy ví dụ trước, vụ Guantanamo Bay US Surpeme Court quyết định hành động xét xử detainees của chính phủ Mỹ là vi phạm hiến pháp và detainees phải có quyền cơ bản trong xét xử như công dân Mỹ trong hiến pháp Mỹ. Theo bạn nếu nói hành pháp "chỉ đạo" tư pháp tại sao lại có chuyện này.
    + Tớ muốn xem coi bạn nào giải thích câu này cho tớ và các bạn khác xem coi lý lẽ bạn nói như thế nào. Tớ không cãi lại đâu. Tớ để cho các bạn đọc làm jury trong việc này phán xét ai đúng ai sai. Nếu các bạn cứ tin vào việc không có separation of power thì chẳng sao. Các bạn cứ tiếp tục duy trì chính sách như ở quê hương.để rồi luôn luôn lúc nào luật sư và quan toà cũng không có quyền thật sự của họ.
  8. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Đã nói với các bạn phía trên rồi, đây không phải bài viết của PNA. Đó là bài viết của một người cũng là học trò của PGS Dung, mình trích ra như vậy để mọi người có những đánh giá khách quan thôi.
    Xin lỗi vì trong bài đó, có trích dẫn các tài liệu tham khảo, nhưng nhiều quá mình không copy vào vì lười. Xin cam đoan là nó có trích dẫn cả đấy, kiểu như các cuốn: Quốc hội Mỹ và các thành viên, Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào chẳng hạn, vv và vv...
    @analyst: Hôm qua PNA có về và xem lại mấy cuốn sách của PGS Dung xuất bản trong các năm 2004 - 2006 và các bài viết nghiên cứu trên 1 số tạp chí Luật học.
    PNA không có dám kết luận đúng sai được ngay, chỉ xin nói đó là quan điểm (ít nhất là) đã được giảng cho nhiều sinh viên luật rồi
    Có lẽ phải tham khảo thêm những chuyên đề nghiên cứu của Trung tâm Luật so sánh, và một số giáo trình Luật học so sánh xuất bản trong nước đã. Nhưng xem ra, các sách/bài nghiên cứu được viết và phổ biến thì cũng phải dịch từ các nguồn đáng tin cậy chứ nhỉ??.
    Về cái gọi là chuyên gia đầu ngành về Luật Hiến pháp, cũng như các chuyên ngành luật khác là khá phổ biến và mốt hiện nay thì phải. Cứ gọi vậy đi, có ảnh hưởng đến hòa bình thế giới đâu, đằng nào thì nó cũng chỉ có giá trị quốc nội thôi mà Vả lại, nó không áp vào họ pháp luật án lệ thì phải.
  9. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Chưa thấy thật yên tâm và có trách nhiệm khoa học lắm, nên lại post thêm một số trích dẫn về tài liệu tham khảo của bài viết trên cho nó khách quan.

    Palph H Gabriel: Luận về Hiến pháp Hoa Kỳ, Nguyễn Hưng Viện dịch, NXB Như nguyện, Sài Gòn 1959, tr.189
    TS. Vũ Hồng Anh: Tổ chức và hoạt động của nghị viện một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.74.
    Palph H Gabriel: Luận về Hiến pháp Hoa Kỳ, Nguyễn Hưng Viện dịch, NXB Như nguyện, Sài Gòn 1959, tr.199.
    Nguyễn Thu Hằng: Đề tài khoa học, Học viện quan hệ quốc tế Bộ Ngoại giao, 2000, tr.22.
    Thomas R. Dye: The President White House politics, Politics in America, 2nd e***ion, pretice Hall, p.412.
    Lê Đình Chân - Luật Hiến pháp và các định chế chính trị, Sài Gòn 1974, tr.304
    Thái Vĩnh Thắng: Hệ thống cơ quan tư pháp của nhà nước tư sản, Tạp chí Luật học, 1996, tr.55.
    PGS. TS Đỗ Ngọc Diệp, Hoa Kỳ, tiến trình văn hoá chính trị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.57.
  10. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Mình tìm được web giới thiệu một số cuốn sách của ông Dung, nhưng mới đọc được một hai cuốn, mọi người tham khảo.
    1 Giáo trình luật pháp của các nước tư bản / Nguyễn Đăng Dung (ch.b), Bùi Xuân Đức, Ngô Huy Cương. - In lần thứ 3. - H. : Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001. - 430tr ; 21cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VV02.00223 VV02.00222
    --------------------------------------------------------------------------------

    2 Sổ tay người đại biểu hội đồng nhân dân / Nguyễn Ngọc Thọ, Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Thành b.s. - H. : Tuyên huấn, 1990. - 100tr ; 19cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VN89.03468 VN89.03469
    --------------------------------------------------------------------------------

    3 Luật hiến pháp của các nước tư bản : Phần phụ lục: Hiến pháp Mỹ, Pháp, Nhật, CHLB Đức, Anh / Nguyễn Đăng Dung, Bùi Xuân Đức. - H. : Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1994. - 392tr ; 19cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VN96.00755 VN96.00756
    --------------------------------------------------------------------------------

    4 Giáo trình luật nhà nước Việt Nam / Nguyễn Đăng Dung, Bùi Xuân Đức, Nguyễn Đình Lộc.... - In lần 3 có chỉnh lý. - H. : Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1994. - 410tr ; 19cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VN96.00740 VN96.00739
    --------------------------------------------------------------------------------

    5 Lý luận chung về nhà nước và pháp luật / Nguyễn Đăng Dung, Ngô Đức Tuấn, Nguyễn Thị Khế. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1996. - 406tr ; 21cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VV96.02638
    --------------------------------------------------------------------------------

    6 Tìm hiểu các ngành luật Việt Nam. Luật hiến pháp Việt Nam / Nguyễn Đăng Dung, Ngô Đức Tuấn. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1996. - 447tr ; 20cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VV97.00319 VV97.00320
    --------------------------------------------------------------------------------

    7 Một số vấn đề cơ bản về hoàn thiện bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam : Theo hiến pháp 1992 và những định hướng cơ bản của Hội nghị TW8 (Khoá 7) và Đại hội 8 ********************** / B.s: Nguyễn Duy Gia (ch.b), Nguyễn Hữu Khiển, Nguyễn Đăng Dung. - H. : Chính trị quốc gia, 1997. - 209tr ; 19cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VN97.00911 VN97.00912
    --------------------------------------------------------------------------------

    8 Tìm hiểu luật quốc tế / Nguyễn Trung Tính, Nguyễn Đăng Dung, Lê Mai Thanh, Nguyễn Hoàng Vân. - Đồng Nai : Nxb. Đồng Nai, 1997. - 367tr ; 20cm
    chi tiết ...
    --------------------------------------------------------------------------------

    9 Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam : Giáo trình / Nguyễn Đăng Dung, Bùi Xuân Đắc, Nguyễn Cửu Việt, Lê Hữu Thể. - H. : Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999. - 435tr ; 21cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VV99.02868 VV99.02869
    --------------------------------------------------------------------------------

    10 Hướng dẫn soạn thảo văn bản : Lý luận chung về văn bản và kỹ thuật soạn thảo văn bản. Văn bản quy phạm pháp luật và áp dụng pháp luật... / Nguyễn Đăng Dung, Hoàng Trọng Phiến. - H. : Thống kê, 2000. - 637tr : bảng ; 20cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VV00.04014 VV00.04015
    --------------------------------------------------------------------------------

    11 Tìm hiểu pháp luật Hoa kỳ trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới : Sách tham khảo / B.s: Phạm Duy Nghĩa (ch.b), Vũ Trọng Lâm, Hồ Vân Nga.... - H. : Chính trị Quốc gia, 2001. - 382tr ; 21cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VV01.05674
    --------------------------------------------------------------------------------

    12 Làng Việt Nam đa nguyên và chặt / Phan Đại Doãn, Yu Insun, Nguyễn Đăng Dung... - H. : Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006. - 589tr. : minh hoạ ; 21cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VV06.05101 VV06.05102 VV06.05103 VV06.05104
    --------------------------------------------------------------------------------

    13 Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam / B.s.: Nguyễn Đăng Dung (ch.b.), Bùi Xuân Đức, Bùi Ngọc Sơn... - H. : Tư pháp, 2006. - 639tr. ; 21cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VV06.12745 VV06.12746 VV06.12747
    --------------------------------------------------------------------------------

    14 Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam theo các hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 / B.s.: Nguyễn Đăng Dung (ch.b.), Bùi Xuân Đức, Vũ Thị Phụng... - H. : Chính trị Quốc gia, 2006. - 278tr. ; 19cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VN06.07946 VN06.07947 VN06.07948
    --------------------------------------------------------------------------------

    15 Nhà nước và trách nhiệm của nhà nước / Nguyễn Đăng Dung. - H. : Tư pháp, 2006. - 583tr. ; 24cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VV06.23060 VV06.23061 VV06.23062 VV06.23063
    --------------------------------------------------------------------------------

    16 Tìm hiểu luật đất đai / Nguyễn Văn Thuận chủ biên. - H. : Chính trị quốc gia, 1993. - 91tr ; 19cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VN93.02310 VN93.02311
    --------------------------------------------------------------------------------

    17 Một số vấn đề về quyền dân sự và chính trị / Ch.b: Hoàng Văn Hảo, Chu Hồng Thanh. - H. : Chính trị quốc gia, 1997. - 288tr ; 19cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VN98.00668 VN98.00669
    --------------------------------------------------------------------------------

    18 Hỏi đáp về luật kinh tế (Luật kinh doanh) / Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Thị Khế. - Tái bản lần thứ 1, có sửa chữa và bổ sung theo những quy định mới nhất. - H. : Thống kê, 1999. - 661tr ; 21cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VV99.07115 VV99.07114
    --------------------------------------------------------------------------------

    19 Giáo trình Nhà nước và pháp luật đại cương / B.s: Nguyễn Cửu Việt (ch.b), Nguyễn Công Bình, Nguyễn Ngọc Chí... - In lần thứ 2, có sửa chữa. - H. : Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000. - 351tr ; 21cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VV00.03453 VV00.03454
    --------------------------------------------------------------------------------

    20 Luật Kinh doanh Quốc tế / Biên dịch: Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Ngọc Đào. - Đồng Nai : Nxb. Đồng Nai, 2000. - 705tr ; 20cm. - (Tìm hiểu Luật Thương mại)
    chi tiết ...
    --------------------------------------------------------------------------------

    21 Một số vấn đề về Hiến pháp và bộ máy Nhà nước / Nguyễn Đăng Dung. - H. : Giao thông vận tải, 2001. - 516tr ; 21cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VV01.05192 VV01.05193
    --------------------------------------------------------------------------------

    22 Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền / B.s.: Lê Cảm, Nguyễn Ngọc Chí đồng (ch.b.), Nguyễn Đăng Dung... - H. : Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004. - 555tr. ; 21cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VV04.12019 VV04.12020 VV04.12021
    --------------------------------------------------------------------------------

    23 Sự hạn chế quyền lực nhà nước / Nguyễn Đăng Dung. - H. : Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005. - 676tr. ; 21cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VV05.06306 VV05.06305 VV05.06307
    --------------------------------------------------------------------------------

    24 Quốc hội Việt Nam trong nhà nước pháp quyền : Chuyên khảo dành cho sau đại học / B.s.: Nguyễn Đăng Dung (ch.b.), Nguyễn Sĩ Dũng, Bùi Ngọc Sơn. - H. : Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007. - 535tr. ; 21cm - 328.597
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VV07.10502 VV07.10503 VV07.10504 VV07.10505
    --------------------------------------------------------------------------------

    25 Lược giải tổ chức bộ máy nhà nước của các quốc gia / Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Chu Dương. - H. : Lao động Xã hội, 2007. - 302tr. ; 24cm - 321
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VV07.11659 VV07.11660 VV07.11661 VV07.11662
    --------------------------------------------------------------------------------

    Trang kết qua? [1] 2
    26 Sổ tay tuyên truyền bảo vệ sức khoẻ : (Chuyên đề cách dùng thuốc) / Nguyễn Ngọc Doãn, Nguyễn Cảnh Cầu, Nguyễn Đăng Dung... b.s. - H. : Y học, 1985. - 110tr : minh hoạ ; 19cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VN86.00145 VN86.00144
    --------------------------------------------------------------------------------

    27 Hội đồng nhân dân trong hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước / Nguyễn Đăng Dung. - H. : Pháp lý, 1988. - 219tr ; 19cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VN88.03091 VN88.03092
    --------------------------------------------------------------------------------

    28 Về bầu cử đại biểu quốc hội : (Hỏi-đáp) / Phan Trung Lý, Nguyễn Đăng Dung. - H. : Sự thật, 1992. - 52tr ; 19cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VN92.01311 VN92.01312
    --------------------------------------------------------------------------------

    29 Những vấn đề cơ bản của hiến pháp các nước trên thế giới : Sách tham khảo / Đào trí Uc (chủ biên). - H. : Sự thật, 1992. - 60tr ; 19cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VN92.00643 VN94.00301 VN94.00299 VN92.00642
    --------------------------------------------------------------------------------

    30 Giáo trình nhà nước và pháp luật đại cương / Nguyễn Cửu Việt (ch.b.), Kiều Đình Thụ, Nguyễn Đăng Dung... - H. : Đại học quốc gia, 1997. - 267tr ; 2cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VV97.01589 VV97.01590
    --------------------------------------------------------------------------------

    31 Tính nhân bản của hiến pháp và bản tính của các cơ quan nhà nước / Nguyễn Đăng Dung. - H. : Tư pháp, 2004. - 184tr. ; 19cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VV05.00068 VV05.00069
    --------------------------------------------------------------------------------

    32 Từ điển pháp luật Anh - Việt = Legal dictionary English - Vietnamese / B.s: Vũ Trọng Hùng (ch.b), Nguyễn Đăng Dung, Vũ Trọng Khải... - H. : Thế giới, 2003. - 683tr. ; 21cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VV04.01341 VV04.01342 VV04.01343
    --------------------------------------------------------------------------------

    33 Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam / B.s.: Bùi Xuân Đức (ch.b), Nguyễn Đăng Dung, Lê Hữu Thể. - H. : Tư pháp, 2005. - 471tr. ; 23cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VV05.08948 VV05.08947 VV05.08949
    --------------------------------------------------------------------------------

    34 Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân : Hỏi-đáp / Biên soạn: Lý Trần Hưng, Phan Trung Lý, Nguyễn Đăng Dung, .... - H. : Nxb. Tư tưởng-Văn hoá, 1991. - 118tr ; 19cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VN91.01895 VN91.01896
    --------------------------------------------------------------------------------

    35 Giáo trình Luật Hiến pháp nước ngoài / B.s: Thái Vĩnh Thắng (ch.b), Vũ Hồng Anh, Nguyễn Đăng Dung... - H. : Công an nhân dân, 1999. - 371tr ; 21cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VV99.07315 VV99.07316
    --------------------------------------------------------------------------------

    36 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam : Những khía cạnh pháp lý theo Hiến pháp và Luật tổ chức quốc hội năm 1992 / Nguyễn Đăng Dung. - H. : Pháp lý, 1992. - 110tr ; 19cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VN93.00299 VN93.00298
    --------------------------------------------------------------------------------

    37 Tìm hiểu các ngành luật Việt Nam / Nguyễn Minh Đoan, ... biên soạn. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1995. - 409tr ; 21cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VV95.01544 VV95.01545
    --------------------------------------------------------------------------------

    38 Tổ chức chính quyền Nhà nước ở địa phương : Lịch sử và hiện tại / Nguyễn Đăng Dung chủ nhiệm đề tài. - Đồng Nai : Nxb. Đồng Nai, 1997. - 299tr ; 19cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VV97.02493
    --------------------------------------------------------------------------------

    39 Giáo trình luật hiến pháp của các nước tư bản / B.s: Nguyễn Đăng Dung (ch.b), Bùi Xuân Đức. - H. : Đại học quốc gia, 1997. - 395tr ; 19cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VN97.03771 VN97.03770
    --------------------------------------------------------------------------------

    40 Nhà nước và pháp luật đại cương / Nguyễn Đăng Dung, Ngô Đức Tuấn, Nguyễn Thị Khế. - Đồng Nai : Nxb. Đồng Nai, 1999. - 290tr ; 21cm. - (Tìm hiểu nhà nước và quản lí nhà nước)
    chi tiết ...
    --------------------------------------------------------------------------------

    41 Một số vấn đề về hiến pháp và bộ máy nhà nước / Nguyễn Đăng Dung. - H. : Giao thông Vận tải, 2002. - 627tr : hình vẽ ; 21cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VV02.07622 VV02.07621 VV02.07623
    --------------------------------------------------------------------------------

    42 Giáo trình Nhà nước và Pháp luật / Nguyễn Cửu Việt (ch.b.), Nguyễn Công Bình, Nguyễn Ngọc Chí.... - In lần thứ 4. - H. : Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004. - 364tr. ; 21cm
    chi tiết ...
    Số ĐKCB: VV04.04598 VV04.04599 VV04.04600
    --------------------------------------------------------------------------------

    Trang kết qua? 1 [2]

Chia sẻ trang này