1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

chính thể tư sản

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi do_re_mi, 27/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Phần này thiết nghị đâu cần tranh cãi nữa ? Rõ ràng nhất là trong vụ Marbury v.s Madison, nó đã quá kinh điển rồi, thẩm phán Marshall đã lập ra 1 án lệ cho phép nhánh tư pháp vô hiệu hóa các đạo luật do hành pháp hay lập pháp đưa ra nếu như nó vi phạm hiến pháp. Đây là nền tảng của quyền thẩm tra tư pháp của tòa án mà
    Còn việc hành pháp có chỉ đạo tư pháp và lập pháp hay ko, em nghĩ em đã giải thích rồi mà ? Không có quốc gia nào được coi là dân chủ mà phân quyền hoàn toàn và không quốc gia nào dân chủ mà hoàn toàn không phân quyền. Chủ yếu là hình gì trong mô hình đó thôi. Ngày nay thì nó có hình tam giác. Do nhánh hành pháp và lập pháp là nhánh chủ động nên đỉnh của tam giác thường được kéo về phía lập pháp hay hành pháp mà chưa bao giờ kéo về phía tư pháp. Vấn đề đặt ra là tam giác này có phải là tam giác cân hay không, và đường cao của nó ngắn hay dài. Chứ còn chuyện đảng phái thì đâu nhất thiết phải là hành pháp mới có, lập pháp cũng bị chi phối bởi đảng phái mà ?
  2. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Mà thực sự em vẫn chưa hiểu, đâu là cái chuẩn để các anh đánh giá ? Tại sao lại nói common law thế này, common law thế kia, rồi những người học ở common law, common law thì hành pháp chi phối tư pháp.... Chẳng lẽ những đặc điểm đó các anh cho là chỉ xuất hiện ở common law ? Em băn khoăn lắm, chẳng lẽ ở civil law không xuất hiện những hiện tượng đó.
    Dần dần em thấy chúng ta đang đổi hướng sang kiểu 1 bên chỉ trích common law, nói nó thế này thế kia, cũng giống như các hệ thống khác thôi, 1 bên bảo vệ common law... Chẳng lẽ Civil law không là như thế ?
    Vài dòng thắc mắc, sai sót mong mấy anh bỏ quá cho
  3. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Bạn thân mến!
    Rất tiếc bài viết của bạn có thể có nội dung chưa phù hợp hoặc vượt ra ngoài nội qui của TTVNOnline. Nếu không có sự vi phạm, bài viết của bạn sẽ được hiển thị trở lại trong một thời gian ngắn.
    Mong bạn thông cảm và tiếp tục đóng góp xây dựng và phát triển TTVNOnline.
    Ban Quản trị TTVNOnline!​
    Vừa định trả lời cho bạn thì thấy cái này nên thôi
  4. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Bác PNA
    Tớ đặt vấn đề với việc dùng cụm từ "các nhà lập quốc Hoa Kỳ" và đòi hỏi trích dẫn là vì theo cái quan điểm rất ư chủ quan của tớ thì các "nhà lập quốc Hoa Kỳ" đã ngủm củ tỏi từ khi các "học giả" chưa đủ già để ..... cởi truồng tắm mưa nữa thì khi các "học giả" đọc lại những điều đã được viết từ xa xưa í (nhất là đọc qua ... bản dịch) mà dám vỗ ngực cho rằng họ thông suốt được hoàn toàn ý tưởng mà "các nhà lập quốc Hoa Kỳ" muốn truyền đạt thì tớ hơi .... lo ngại
    Chẳng hạn trong bản tuyên ngôn độc lập mẽo, các nhà lập quốc Hoa Kỳ đã khẳng định "mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng" nhưng lại thản nhiên chấp nhận .... chế độ nô lệ . Bác mà hiểu được ý tưởng của các nhà lập quốc Hoa kỳ khi viết điều trên thì tớ ... chết liền
    Khi tranh luận về ý nghĩa của các văn bản pháp luật , thiên hạ vẫn phạng nhau tưng bừng vì ai cũng cho rằng chỉ có họ mới là người hiểu đúng luật và thế mới phải lôi nhau ra toà để lý luận xem ai là người hiểu đúng hơn. Chính vì thế mà tớ dị ứng với lối viết của bài luận văn í
    Lật gia mà chỉ chăm chú trích dẫn văn bản pháp luật rồi cho rằng mình là đúng hơn hết thì tớ chỉ biết có .... bác khốt nhà mình thui hè
  5. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    -Hình TRÒN chứ không phải tam giác . Con mắt bạn làm sao đấy ? Hãy đọc thêm về Tu Chính Án số 1, hay số 1 !!!!

    --Trước đây tui có cắt dán 1 bài tham luận của LS Tran thanh Hiệp phân tích về cái hay của HP Mỹ so với của Tây (mà ông này lại là LS Tây ở Paris). Chỉ vì cái tên tác giả của bài này thôi mà tui bị cụ Trịnh treo. Bạn nên đọc lại bài này .
    Dĩ nhiên ai cũng có suy nghĩ độc lập và cá nhân tui cũng KHÔNG đồng ý "100%" về bài viết trên và cũng chả bao giờ đồng ý 100% gần như tất cả các bài viết của các giáo sư hay chuyên gia Mỹ, Anh, Pháp, Ấn, Tàu ..., mà tui cho là "hay" .
    Đọc để hiểu rằng Luật Pháp không thể tách rời khỏi chính trị mà Luật Pháp TỐT chính là nền tảng TỐT để xây dựng 1 xã hội "tương đối" văn minh và CÓ THỂ CÃI TIẾN mau lẹ dễ dàng .
    HP Mỹ đã cho phép NGƯỜI DÂN cãi tiến xã hội, LÀM CHỦ được xã hội của mình (dù có dốt như ông Ra Khói tự hào) qua TỰ DO THÔNG TIN . Đây là điểm mấu chốt !
    Vấn đề Thông Tin bị ảnh hưởng - nhắc lại không phải bị kiểm soát mà là bị ảnh hưởng - bởi tài phiệt ,.... , là 1 vấn đề chính trị xã hội, không liên quan đến Luật Pháp, và có thể tranh luận tới khuya . Thật ra, ở xã hội tự do, ai cũng có cơ hội bình đẳng để trở thành hay gia nhập giới tài phiệt và tài phiệt cũng chỉ có ảnh hưởng giới hạn chứ không thể kiểm soát Thông Tin hay có ảnh hưởng nhiều với chính quyền và Luật Pháp. Hơn thế, chính vì thông tin tự do mà một số con cháu của Tài Phiệt, sinh ra đã giàu có, không cần tiền nhưng lại thích danh vọng và muốn làm việc hữu ích xã hội nên tham gia chính trường, hay lãnh vực thông tin với khuynh hướng thiên tả ... Tui viết đoạn cuối này để hy vọng tránh trước những bài ngụy biện lạc đề về tự do thông tin .
  6. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Hi, mọi người, hôm nay tớ busy vi phải chăm sóc room mình quản lý nên không viết được bài phục vụ các bạn chỉ có một vài điều nhỏ muốn gửi đến:
    + Cám ơn bài viết "nói đúng chính sách" của RaKhoi trong trang trước hôm qua mình quên vote cho bạn. Hôm nay mình tặng năm sao cho việc này nhe. Ở đây tớ cũng không muốn cãi về "quan điểm chính trị" làm gì thay vì dùng thời gian đó tớ viết bài chuyên về pháp lý phục vụ cho các bạn chưa hiểu về common law system còn hay hơn. Nếu các bạn là sinh viên trường luật ở một nước nào đó cứ học hoài với những môn như lịch sử gì đó, kinh tế chính trị gì đó, triết học gì đó và quan điểm nhà nước và pháp luật gì đó và tự có niềm tin rằng "ở nước khác cũng rứa thôi ah nghĩa là chỉ biết nói cái miệng là separation và judicial independence nhưng mà thực chất bên trong giống như RaKhoi nói vậy đó là nhân dân không biết gì cả cứ bị lôi kéo bởi những thế lực mà em NN hay nói là cường hào ác bá gì đó" thì các bạn cứ giữ vững lập trường của mình đi nhe. Mình không lên đây để mong muốn các bạn phải suy nghĩ lại. Vì vậy, mình nghĩ từ nay mình cứ viết bài đơn thuần về luật pháp để phục vụ cho các bạn sinh viên Việt Nam mà các bạn không có điều kiện hiểu thật rõ ràng thế nào là luật common law và thế nào là the rule of law.
    + Anh thấy Pna là một người làm việc cho lập pháp nhưng em ấy rất có khả năng cầu tiến và cũng mong muốn rằng một ngày nào đó có một người nào đó hiểu được thế nào là judicial independence và thế nào là phải cần có checks and balances và cần phải có the rule of law và cần phải có separation of power. Anh rất cám ơn tấm lòng của em. Sometimes em muốn anh viết bài để cho sinh viên thấy rõ nhưng mà có một số lúc nó nằm trong một mức chính trị mà anh không nói được và cũng không muốn nói. Mong em thông cảm và anh rất cám ơn em ít nhất cũng tự nhận thức được điều này. Cám ơn em Pna nhiều nhe.
    + Nếu DuyHau muốn thảo luận thuần tuý về mặt "luật hiến pháp" với anh mong em cho anh thời gian vì anh đa số phải trả lời câu hỏi luật pháp (luật thực hành ví dụ luật di trú) cho các bạn đi học cho nên thời gian anh cũng giới hạn. Mong em thông cảm và chờ đợi.
    + Xin lỗi em NN là lúc đầu tiên nói chuyện với em anh đã chỉ trích em ngay trong bài em ví dụ về con cớm lớn lấy việt kiều nghèo (pre-nuptial). NN là một người có khả năng kiến thức rất là tốt chỉ sometimes em ấy hay đùa giỡn (và bị anh Fsai treo nick) vậy thôi có lẽ tại vì em ấy thấy có nói ra điều em muốn nói cũng chẳng ai hiểu và cách viết của em ấy là hay châm biếm nói này nói kia như em châm biếm GS Dung (theo suy nghĩ của anh không biết đúng sai chứ không phải là sự thật là như vậy) nhưng nếu cần em ấy phải nói thì chúng ta nên đọc như trong bài ngay ở trên anh cho 5 sao. Không phải anh vô lý cho 5 sao đâu. Một quốc gia muốn phát triển tốt phải có nền tảng pháp lý tốt. Quan toà phải là chí công vô tư (judicial independence) không phải sợ bất cứ cường hào ác bá nào (not acting under dictation của em nào chỉ vì em đó giỏi quá học ở Yale ra cho nên phải nghe lời em đó ví dụ như phải nghe lời Bush ông ta nói gì phải nghe không được cãi).
  7. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    + Một lần nữa anh xin lỗi việc anh đã nói không đúng về GS Dung. Anh không nên như vậy và chỉ nên nói rằng GS nói đúng ở điểm này hoặc ở điểm kia khi GS nói về hiến pháp common law system mà anh là người học trong nó anh biết nó "có rận hay không có rận" thế nào. Tuy nhiên, anh nói thật, anh không có dám tự nói mình là chuyên gia luật hiến pháp common law đâu. Như đã nói, ở đây mà muốn xưng là sư phụ như GS Balkin thì cứ nhìn vào ông ta viết đi sẽ thấy ông viết sâu như thế nào. Viết mà về hiến pháp mà muốn cho dân học common law đọc là phải nói thật sâu về quyền quy định trong hiến pháp quyền này quyền kia quyền này hiện nay đã được toà án tối cao cho phép đến mức nào (to what extent). Cứ đọc thử bài viết của ông Chander xem, ông sẽ nói ah Chính phủ Mỹ khi cãi lại trước toà tối cao sẽ dùng luật nào quyền gì quyền đó được hiểu như thế nào (basis của họ là Cuba không phải thuộc Mỹ cho nên dựa trên phán quyết đã có của toà án tối cao năm 1945 thì Hiến pháp Mỹ không cover trên vùng đất ngoài Mỹ). Bài viết của Balkin còn dữ dội hơn, chỉ nói về Marbury kiện Madison đơn giản thôi mà viết đến 36 trang (xem online essay của ông). Đó là vì ông viết cho dân học luật đọc chứ không phải ông viết đơn giản về những cái gọi là lịch sử hiến pháp cho dân thường đọc. Anh nói ra nhưng cũng muốn nói rằng anh không phải là chuyên gia hiến pháp đâu. Sinh viên luật common law rất là sợ luật hiến pháp vì nó rất là khó đọc xong mấy tranh cãi hàng chục trang của một vụ kiện trong một vấn đề về quyền không là đã chết giấc rồi (nhất là anh là sinh viên nói tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ).
    + Nếu nói đến quyền hiến pháp hả, phải nói cho anh nghe đâu là express power đâu là implied power, đâu là residual power đâu là narrow view của toà án tối cao đâu là wide view trên cùng một quyền nhỏ của hiến pháp. Nói phải nói như vậy thì mới đáng cho sinh viên đọc.
    + Vì lẽ đó, theo anh nghĩ, nếu một giáo sư nọ muốn nói về luật hiến pháp mà hay về common law, ít nhất họ phải (nếu đã chưa) học (đọc) qua tất cả các quyền mà toà án tối cao cho là có trong HP và hiểu hiện nay nó đang ở đến mức nào và phải đọc vào từng cases một các vụ cãi của toà án tối cao 9 ông đó đó và phải nói cho ra được quan điểm của từng ông một. Nói vậy mới là nói đến hiến pháp.
  8. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Hềy, nói như bạn thì cứ ông nào 2x50 là chịu, không thể trích dẫn gì cả nhỉ. Hôm qua là kỷ niệm sinh nhận cụ Rôn-Lóc-kơ, từ giờ học theo Xa-bờ (Rakhơi), sẽ không dám trích dẫn cụ Rôn nữa, vì có chắc phải thật đâu
    "Các nhà lập quốc Hoa Kỳ" có viết thư cho nhau, trao đổi, tranh luận khi các vị ấy họp nhau lại để soạn cái Hiến pháp 6789. Giấy trắng mực đen còn nguyên, tìm trên net là thấy liền. Không tin bạn cứ thử nhé. Trong nước thì cũng có một vài cuốn sách dịch, cá nhân tớ cho là rất hữu ích, mới lị, trình độ tiếng Anh của một vài người mà tớ biết, chắc cũng không đến nỗi dịch OK thành "con gà đen" đâu.
    Cách dùng từ ấy của tác giả mà tớ trích ra, tớ thấy bình thường, chỉ nguy hiểm nếu người ta trích dẫn kiểu cắt xén ý tưởng thôi. Ai tin thì tin, không tin thì thôi. Nghi ngờ đẻ ra sự hiểu biết mà
    Vấn đề nô lệ, hay vấn đề đàn ông đàn bà trong HP Mỹ, tớ không bình luận, cái này thuộc về lịch sử Tôi có một giấc mơ
    Về trích dẫn văn bản, đồng ý với bạn, nhưng lúc nào cần trích dẫn thì vẫn phải trích dẫn chứ. Có thằng khác nó viết hay hơn mình viết về một vấn đề, thì trích dẫn của nó còn hơn là mình viết lại - Có nhận thức được vấn đề trích dẫn không mới quan trọng chứ.
    Bàn riêng về PGS Dung cho đỡ lạc chủ đề, ngay cả trong cái luân giải chữ D/C mà hiểu thành quyền lực thuộc về nhân dân, như bài viết trên, hoặc trong một số sách/giáo trình đã xuất bản, xin nói thêm, TS Ngô Huy Cương (khoa Luật) trong một cuốn sách bàn về cải cách pháp luật cũng đã "phê" rồi. Cái sự học nó mênh mông quá, tớ vẫn chỉ dám đọc, chưa dám phê ai cả
  9. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Em vẫn chưa hiểu, tại sao lại là hình tròn ?
    Anh dẫn ra về tu chính án số 1, nhưng thôi em đc đọc (chắc mắt có vấn đề thật) thì tu chính án từ 1 đến 10 hoàn toàn không bàn về cách thức tổ chức của chính quyền, của 3 nhánh quyền lực mà chỉ đơn thuần nêu lên các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và con người. Nên nó mới có tên là Bills of Rights (Tuyên ngôn Nhân quyền).
    Em thực sự muốn anh nguyen_noi bỏ chút thời gian giải thích cho em rõ về cái hình tròn như anh nói, kính anh
    @analyst: ko sao đâu ạ, em đợi được, em thực sự muốn hiểu biết thêm về luật Hiến pháp
  10. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Bác PNA
    Trong "công đoạn" truyền đạt tư tưởng, tớ đoán chừng có những gian đoạn sau .
    1. Nhà tư tưởng viết tư tưởng mình xuống giấy trắng mực đen (heheheh có khi viết xuống sai [;p] không truyền đạt tư tưởng mình ra được í)
    2. Giấy trắng mực đen đó được sao y bản chánh (có thể bị chép sai chứ nhể )
    3. Dịch ra các ngôn ngữ khác (có ai đó nói rằng "dịch là phản" cơ mà )
    4. Người đọc suy diễn tư tuởng đó theo ý chủ quan của mình (hehheeh chẳng hạn như đem đàn .... gảy lỗ tai trâu ý )
    Do đó khi viết văn (nhất là theo tác phong "luật gia" ) người viết cần phân định rõ ràng đâu là tư tưởng của người khác , đâu là điều họ trích dẫn , đâu là điều họ hiểu được, đâu là điều họ suy diễn . Đánh lộn tùng phèo như bài luận văn bác trích dẫn thì , theo tớ, phải gọi là ..... hỏng to . Nếu chỉ viết để "Ai tin thì tin, không tin thì thôi" thì như tớ nói: đó chỉ là nhận xét của người viết theo những điều người viết đã được học hỏi/nghiên cứu/tư duy/nhồi nhét .... về một vấn đế nào đó . Nhưng để làm tài liệu học tập thì .... đại hỏng to . Chấm hết nhé
    bi giờ trở lại với vấn đề "VIỆC ĐỌC THÔNG ĐIỆP LIÊN BANG NGHĨA LÀ CAN THIỆP VÀO CÔNG VIỆC LẬP PHÁP " mà bác analyst không muốn ... đổ dầu vào lửa nhể
    bác nào đã từng ở mẽo mở TV vào ngày TT mẽo đọc thông điệp liên bang thì có thể xác nhận dùm tớ nhớ
    TĐLB được đọc trước QH để TT báo cáo tình trạng đất nước, đường lối và chiều hướng sắp tới, và yêu cầu QH hậu thuẫn với những chương trình, kế hoạch mà TT đề ra . Vì là báo cáo về tình trạng đất nước nên hầu hết các đài truyền hình lớn đều truyền hình trực tiếp buổi diễn văn này
    Ngay sau bản diễn văn các đài TH đều dành ít ra nửa tiếng để các thầy bàn băm bản diễn văn ra như tương , chỗ nào hợp lý , chỗ nào có tính thuyết phục , chỗ nào chuối , chỗ nào tầm bậy . Ở thời đại internet, nhiều hãng còn trưng cầu dân ý (poll) online để xem đoạn nào của bản văn được dân chúng đồng ý ,đoạn nào được dân chúng ... phản đối . Đãng đối lập cũng có người đại diện đọc bản chỉ trích (rebut) của bài diễn văn ngay sau khi TT đọc xong TĐLB. Còn làm sao mà chỉ sau 15 phút đã có được bản chỉ trích dài cả chục trang thì tớ chịu . Chả lẽ TT lại đưa trước bản TĐLB cho đảng đối lập để chúng nó có thì giờ tố mình hay sao
    Mấy năm trước đây các cụ thẩm phán của tối cao pháp viện vẫn được mời tới nghe . Trước là để tỏ sự liên kết giữa ba ngành trong tổ chức chính phủ , sau là để bàn dân thiên hạ biết cái mẹt của các cụ nó thông minh sáng láng như thế nào . Nhưng mấy năm về sau các cụ viện cớ khi TT đọc diễn văn chỗ nào hay thì mọi người đứng lên tán thưởng . Các cụ theo phép lịch sự đứng lên theo thì có vẻ đồng ý với TT, mà ngồi yên thì lại ra vẻ phản đối . Thành thử đứng lên hay ngồi yên cũng đều làm mất đi vẻ trung lập của ngành tư pháp . Vì thế các cụ nhất trí ngồi nhà cho yên thân . Tớ thì đóan chừng các cụ đều đã tuổi cao đức trọng . Bắt đứng lên ngồi xuống suốt một tiếng đồng hồ thì hơi phiền cho khả năng vận động của các cụ nên các cụ kiếm cớ ngồi nhà cho ... phẻ
    Tớ dài dòng về các hoạt động chung quanh buổi đọc TĐLB để các bác thấy rằng chỉ dựa vào các yêu cầu của TT trong TĐLB đối với QH rồi suy diễn theo chiều hướng "trên đã gợi ý thì dù có đốt cả dãy trường sơn chúng ta củng phải quyết tâm thực hiện cho bằng được" và kết luận rằng "VIỆC ĐỌC THÔNG ĐIỆP LIÊN BANG NGHĨA LÀ CAN THIỆP VÀO CÔNG VIỆC LẬP PHÁP " thì là kết luận của những người chỉ được ăn ..... nửa cái bánh mì

Chia sẻ trang này