1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

chính thể tư sản

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi do_re_mi, 27/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    + Hi, em DuyHau, cám ơn em thông cảm và chờ đợi nhe, em sẽ thấy rằng hàng ngày anh phải vào room của mình và trả lời hướng dẫn cho các bạn và thủ tục di trú cho nên thời gian của anh sẽ bị hạn chế đi nhiều và anh còn phải làm nhiều giờ để đi kiếm tiền nữa chỉ may mắn là anh còn độc thân cho nên ngoài thời gian làm việc thì anh dành thời gian phục vụ lại cho xã hội. Những người khác sau thời gian đi làm dài giờ họ về còn phải lo lắng cho spouse và con cái cho nên họ không có thời gian làm việc gì khác cả. Xã hội bên này là như vậy không có nhiều thời gian rảnh như ở quê hương ngày xưa. Nếu em thật sự muốn hiểu thêm về luật hiến pháp của common law em vui lòng post lên để hỏi anh rồi dần dần anh sẽ trả lời cho em hiểu. Anh hiện nay đang muốn đi theo hướng này là anh chỉ lên room này giải thích cho các bạn và em hiểu về common law như là một vấn đề luật pháp thuần tuý, chuyện chính trị chính em anh không tham gia vào vì có nói ra mắc công có người cho anh là đi tuyên truyền cho cái gì gì đó đi ngược lại đến quyền lợi của nhân dân thì mắc công họ không cho anh về thăm quê hương khi cần.
    + DH, như anh đã nói nếu mà muốn nói về luật hiến pháp của common law người ta phải nói thật là sâu và phải nói đến quyền này quyền nọ đâu là quyền implied đâu là quyền express quyền implied đó được mấy ông toà án tối cao cãi nhau như thế nào đi đến đâu cái gì cho phép cái gì không cho phép cho phép ở case nào lý do nó là gì (xem bài viết của Chander là một ví dụ nhẹ nhàng). Một người mà viết về nó phải thật sự là đọc những case của mấy ông quan toà đó dài hàng chục trang và xem coi mấy ông đó đưa ra lý do như thế nào. Anh nói ví dụ, nếu muốn nói đến luật hiến pháp Hoa Kỳ phải nói đến đâu là giới hạn quyền của Congress, đâu là giới hạn quyền của tư pháp. Chưa hết, phải nói tiếp tục đâu là giới hạn và extent của commerce power, đâu là quyền tax power, đâu là quyền của tiểu bang, đâu là quyền của liên bang. Sau đó tiếp tục nói về quyền trao cho nhau giữa tiểu bang và liên bang (cross-vesting power), xong chưa hết còn phải nói về các quyền cơ bản (fundamental rights) của nhân dân, phải nói đến đâu là giới hạn của due process (cái này ở hệ thống common law có vua thì gọi là natural justice hay procedural fairness) và quan trọng nhất là thảo luận tất cả các mặc của mấy cái quyền trong Tu Chính Án liên quan đến Bill of Rights mà đặt quan trọng nhất là freedom of speech trong Tu Chính Án số 1. Giới hạn nó ở đâu case nào quyền ra sao thế nào là được "freedom" thế nào là không được freedom.
    + Nếu em cần biết việc gì trong luật hiến pháp này vui lòng post lên hỏi anh nhưng anh chỉ nói cho biết là anh không muốn nói việc mà em không cần phải hỏi anh mà chỉ cần lên báck khoa toàn thư để đọc ví dụ như hiến pháp như thế nào có bao nhiêu điều phân chia hành pháp tư pháp lập pháp ra sao nói mấy cái đó chỉ nói trên bề mặt thôi hà. Đọc thử tranh luận trong cases của mấy ông quan toà tối cao thì biết đá biết vàng liền. Luật hiến pháp rất là khó học vì nó rất là trừu tượng là vậy đó.
    + Bài viết trên của RaKhoi nói về State of the Union Address rất là hay. Bạn DoReMi có tranh luận lại với mình nói rằng mình không hiểu ngụ ý của Giáo sư Dung trong câu nói đó cho nên mình không nên nghĩ đơn giản như vậy. Honestly nếu nói vậy thì mình không hiểu thật vì được học luật ở đây mình quen với cách viết rõ ràng không mơ hồ rồi. Viết luật mình được học là phải viết ở mức viết 1 câu 1 tỉ người đọc hiểu đúng 1 nghĩa duy nhất chứ không phải viết 1 câu 1 tỉ người đọc hiểu 10 nghĩa khác nhau.
  2. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    + Hôm nọ bạn DoReMi cũng có nói rằng anh không có kinh nghiệm thực tế nhiều cho nên mấy cái chuyện separation ở đây chỉ là lý thuyết suông. Hôm qua anh có raise vấn đề separation với luật sư văn phòng anh đã có rất nhiều năm kinh nghiệm và she đã lên đến chức Senior Associate. Anh sẽ quote lên bài viết của she cho em thấy về cá nhân của she có tin hay không tin vào separation of power và judicial independence là như thế nào. Ý của anh nói rằng cả she và anh đều có cùng một niềm tin có thực tế chứng minh (bằng cases) rằng quan toà ở đây hoàn toàn là độc lập với hành pháp chứ không phải họ là một con rối làm việc theo sự chỉ đạo của hành pháp (acting under dictation). Em lưu ý là ở common law system, acting under dictation là một quyền được phép khiếu nại của nhân dân trong luật hành chính và "fair trial" cũng là một quyền của nhân dân có ghi rõ ràng trong hiến pháp. Nếu quan toà cấp dưới mà nghe theo lời em nào đó xử không fair coi chừng nhân dân kiện lên toà án tối cao giải thích hiến pháp bãi bỏ quyết định đó ah. Mọi người chờ đi, anh sẽ quote lên cho mọi người tự quyết định vấn đề này.
    + Nếu có một ai muốn tranh luận với anh về việc hành pháp thông qua đa số đảng viên của mình trong quốc hội cũng control lập pháp thôi thì vui lòng giải thích cho mình hiểu việc này. Ở đây, lập pháp phải do dân bầu lên không ai dám dí súng vào đầu nhân dân bắt chỉ phải bầu cho các em học ở Yale ra. Nếu bầu như vậy thì nếu trong quốc hội có đa số là đảng viên của đảng cầm quyền thì đó là do may mắn do chính dân bầu ra. Làm sao hành pháp có quyền quyết định chọn ra đa số lập pháp thuộc đảng của mình đây? Hay là mọi người lại tiếp tục argue với mình là "úi dời" dân bầu thì dân bầu kiểm phiếu cũng thay đổi được thôi. Anh để cho một người đọc tự bản thân suy nghĩ về việc này khi nói là hành pháp ở đây cũng control tư pháp và lập pháp thôi ah cái separation gì đó chỉ là trong sách luật dạy cho sinh viên luật bì "nhồi nhét" như tụi anh thôi ah.
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 09:17 ngày 01/09/2007
  3. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Hềy. Tại sao lại sa đà thế nhỉ. Tớ nói rồi, bài viết đó của người ta, tớ trích dẫn lên và đã lược bớt của họ những chỗ footnote ghi chú văn bản trích dẫn - đó là lỗi của tớ, không phải lỗi của tác giả.
    Bạn nói về cách các nhà tư tưởng viết, tớ chịu, vì tớ không phải một nhà tư tưởng "nhớn".
    Về dịch, thì nói thật, PNA cũng chẳng dám khẳng định khi mình đọc nguyên bản tiếng Anh, mình có hiểu rõ/chính xác hơn một số dịch giả không nữa. Nếu bạn muốn kiểm tra độ tin cậy, có thể hỏi anh Nguyễn Cảnh Bình, người dịch cuốn Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? Tôi nghĩ bạn sẽ có câu trả lời thoả đáng hơn.
    Bạn đã nói về tính khoa học và phản trích dẫn vv gì đó, thì không nên nói chung chung, hãy chỉ ra chỗ không đồng tình, chỗ bạn cho là sai, chỗ bạn nói là không đúng với nguyên tác ở trong bài viết, vậy mới là phản biện. Chứ nói như bạn, tớ nói cả ngày.
    PNA vừa đọc cuốn Khảo luận thứ hai về chính quyền của John Locke do anh Lê Tuấn Huy trong SG dịch - đến giờ mình mới được đọc cuốn này một cách nghiêm chỉnh - chứ còn trước đây, toàn trích lại người khác cả. Nói thật là đọc xong đã toét cả mắt rồi, chưa nói là đi so sánh nguyên tác xem dịch có chuẩn không nữa Nhưng tuyệt nhiên không dám chê trách dịch giả, mà chỉ dám cảm ơn là đã giúp mình rút ngắn thời gian để có thể hiểu về một cuốn sách (chưa dám nói là hiểu đúng về một học thuyết nào).
    Còn ngay cả phần nói về thông điệp liên bang phía dưới, bạn lại chẳng nói rõ là bạn ghi lại nó vào cái ngày bạn ngồi nghe TT Mỹ đọc, hay là dịch/copy hoặc nói lại ở đâu nữa. Vậy thì theo mạch tư duy của bạn, chẳng nhẽ PNA lại phải nghi ngờ?
    @ all: Về PGS Dung, PNA nói thật khách quan, để chạy theo kịp PGS Dung, tôi chắc vẫn còn phải vắt chân lên tận trán - Khi nào sang Mỹ, tôi sẽ hỏi lại TT cho rõ
  4. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Bác PNA
    Tớ chỉ muốn "ngắn, gọn" với bác về cảm nghĩ của tớ khi đọc bài luận văn mà bác muốn mọi người (cụ thể bác Analyst) "phản biện lại để PNA và nhiều người trên này hiểu vấn đề toàn cảnh hơn" mà bác lại cứ níu áo tớ thế này . hơhơhơ bác mà níu kéo thế này thì gặp tên phờ sai là hắn đòi phải có .... bánh kẹo í chứ
    Chuyện bác đọc tài liệu của ai đó rồi có tin hay không , có đòi dẫn chứng hay không , có đòi kiểm tra độ tin cậy , có đòi đồng tình hay không , có kinh hãi trình độ uyên bác của người viết hay không ....... vân vân và vân vân .... là chuyện của cái bộ tư duy của bác phỏng ạ . Bác muốn người khác làm chuyện đó giùm cho bác thì ..... đưa bánh kẹo đây
    Bi giờ tớ đang bí lù trong công tác nên cứ rông rài miễn phí với bác vậy nhể
    Tớ trính đoạn đầu của bài "diễn văn" mà bác trính đăng nhớ:
    ?oTinh thần hiến pháp?, theo các nhà lập quốc Hoa Kỳ, thì các điều khoản hạn chế quyền lập pháp của Quốc hội là đòi hỏi khách quan và biểu hiện bình thường của cơ chế phân quyền, kiềm chế và đối trọng. Sự hạn chế đó không làm triệt tiêu, mà ngược lại, làm cho Quốc hội Mỹ trở thành cơ quan lập pháp có nhiều quyền lực nhất trên thế giới
    Ngay trong Khoản 1, Điều I Hiến pháp Mỹ đã quy định: ?oMọi quyền lập pháp do bản Hiến pháp này ấn định, sẽ trao cho Quốc hội của Hợp chủng quốc, gồm có Thượng viện và Hạ viện?.
    Nhưng vì kinh sợ chế độ độc tài và đồng thời nhận thấy ?okhuynh hướng của ngành lập pháp muốn chi phối các ngành khác là khuynh hướng có thể tìm thấy trong nhiều chính thể? , các nhà lập quốc Hoa Kỳ đã chủ trương xây dựng một Hiến pháp có hạn định, đó là Hiến pháp có chứa các điều khoản để hạn chế quyền lập pháp. Và còn trù liệu một cơ chế mà trong đó, mỗi ngành quyền đều có khả năng kiềm chế để ngăn cản sự xâm lấn, lạm quyền hoặc chuyên quyền của ngành khác theo đúng tinh thần "quyền lực ngăn cản quyền lực" của Montesquieu, cũng như cơ chế hợp tác của các ngành quyền lực với nhau để tạo ra sự thống nhất quyền lực nhà nước và coi đây là phương thức hữu hiệu để duy trì chính thể cộng hòa.

    hết trích ạ
    Bi giờ giả sử như lời bác nói là lỗi của bác mọi đàng vì đã "đã lược bớt của họ những chỗ footnote ghi chú văn bản trích dẫn " (hơhơhơ lần sau nhớ thanh minh, thanh nga ngay khi trích đăng chứ đừng đợi đến lúc người khác phê bình thì mới .... dạ dạ em .... quên như thía nhé ) thì khi đọc đoạn văn trên người đọc có thể phân biệt ý nào là của " các nhà lập quốc Hoa Kỳ " ý nào là của người viết duy diễn không ạ .
    Tớ đóan chừng ý tưởng "Sự hạn chế đó không làm triệt tiêu, mà ngược lại, làm cho Quốc hội Mỹ trở thành cơ quan lập pháp có nhiều quyền lực nhất trên thế giới " thì nhất định là không phải của các nhà lập quốc hoa ky rùi vì thới đó các bác í nàm thao mà biết được QH mẽo sẽ "trở thành cơ quan lập pháp có nhiều quyền lực nhất trên thế giới " được phỏng ạ
    Với sự "nghi ngờ" đó thì khi đọc đoạn tiếp theo: sự "kinh sợ chế độ độc tài "và " chủ trương xây dựng một Hiến pháp có hạn định" với lại "trù liệu một cơ chế mà trong đó, mỗi ngành quyền đều có khả năng kiềm chế để ngăn cản sự xâm lấn, lạm quyền hoặc chuyên quyền của ngành khác theo đúng tinh thần "quyền lực ngăn cản quyền lực" của Montesquieu "..... vân vân và vân vân .....là sự suy luận của người viết hay thực sự là ý tưởng của "các nhà lập quốc Hoa Kỳ " khi viết bản HP
    Nếu bác bẩu là thì cứ đọc các tài liệu đã được trích dẫn thì sẽ biết ngay chứ gì thì tớ .... pótay.com với bác thui
    Về những điều bác hỏi về TĐLB: "Còn ngay cả phần nói về thông điệp liên bang phía dưới, bạn lại chẳng nói rõ là bạn ghi lại nó vào cái ngày bạn ngồi nghe TT Mỹ đọc, hay là dịch/copy hoặc nói lại ở đâu nữa. Vậy thì theo mạch tư duy của bạn, chẳng nhẽ PNA lại phải nghi ngờ?"
    Bản TĐLB được TT đọc hàng năm hơhơhơ đài TV lớn nào cũng chiếu nên không bị nghe mới là chuyện lạ . Những hoạt động chung quanh buổi diễn văn mà tớ kể ra đều như nhau mỗi lần đọc TĐLB . Nếu tớ phải ghi chú rằng đây là việc đã xảy ra trong lần đọc TĐLB năm 2007, những điều này cũng xảy ra trong lần đọc năm 2006 và năm 2005 và năm 2004 và năm 2003 và năm ........ 19 ... hồi đó , thì chả hiểu tớ có vấn đề với khả năng viết hay bác có vấn đề với khả năng đọc nhể
    Bác không tin tớ thì cứ hỏi các " bác nào đã từng ở mẽo mở TV vào ngày TT mẽo đọc thông điệp liên bang " để .... kiểm chứng . được không ạ
    Và tớ cũng chẳng có tham vọng viết luận văn cho người khác đọc đâu nhớ
    Cứ tạm thế đi nhể
  5. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    + Hi, các bạn, hôm nay mình có một câu hỏi hay không phải trong forum này đã hỏi mình 2-3 ngày nay rồi là tranh chấp domain names giữa Mỹ với Việt Nam phải giải quyết ra sao nên mình không tham gia bài viết trong topic này được, mình chỉ trích một đoạn trong email ngắn gọn của một luật sư làm việc lâu năm trong văn phòng của mình nay đã lên đến chức Senior Associate. Câu hỏi của mình là "là một luật sư sống lâu năm trong nghề dựa trên kinh nghiệm hành nghề của bà ta bà có thấy rằng thật sự trong hệ thống luật pháp này có (a) separation of powers và (b) judicial independence hay không. Dưới đây là nguyên văn câu trả lời của bà ta trong email trao đổi với nhau. Mình mong là các bạn tin rằng email này là thật không phải do tớ "chế tạo" ra nhưng nếu bạn nào có nghi ngờ về tính thật sự của nó tớ không muốn tốn thời gian chứng minh cho bạn thấy đâu. Tin hay không tin là sự chọn lựa của bạn.
    "Yes I think we do have a true separation of powers. Of course you can always find faults with every system. The beauty of democracy is that a lot of people have the opportunity to put pressure on the government to acheive the things they want whether through lobbying, rallying, voting at elections etc. But this does not mean they are running the country!
    As for the courts - yes I do believe our judges are completly independent. Courts regularly make decisions that are against the interests of governments. They could not do so if they were in the pockets of politicians so to speak."
    + Theo mình nghĩ trong chủ đề tiếp theo mình viết về luật hiến pháp này, nếu chưa có câu hỏi của em DuyHau đi sâu vào từng quyền một theo giải thích của US Supreme Court với Hiến Pháp bao gồm cả the Bill of Rights (đi sâu này có nghĩa là thảo luận với nhau về từng case một cụ thể chứ không chỉ nói trên bề mặt của vấn đề mà có thể lên bách khoa toàn thư xem dễ dàng), thì mình sẽ giải thích cho Pna hiểu lý do vì sao mọi người hay than phiền rằng vai trò của US Supreme Court (không phải do dân bầu ra) lại quá lớn (dựa theo phần số hai trong bài viết trích của em đăng lần thứ hai sau bài viết của giáo sư Dung).
  6. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Tôi không kéo áo bạn làm gì, cũng không muốn kéo dài phiền phức cho bạn, bạn Xabờ ạ.
    Cái tôi mong, là bạn chỉ ra cho mọi người và tôi, hay nói lịch sự là phản biện lại tác giả bài viết đó- một học trò của PGS Dung - vì tôi nghĩ là học trò dĩ nhiên sẽ chịu ảnh hưởng của thầy - nếu bạn phát hiện ra chỗ sai nào đó.
    Còn như việc dùng từ các nhà lập quốc... thì không chỉ riêng tác giả bài viết đó dùng, tôi trích dẫn cho bạn một đoạn dịch cuốn Quốc hội và các thành viên của Roger H. Davidson và Walter J. Oleszek: "Mặc dù có những lo ngại về các cơ quan lập pháp chuyên quyền, song các nhà lập quốc vẫn tạo ra một sự uỷ nhiệm rộng rãi cho Quốc hội mới. Bất chấp mối lo ngại của học về các cơ quan lập pháp đầy quyền uy, những nhà lập quốc đẵ đặt ra cho Quốc hội mới với một nhiệm vụ nặng nề..."
    Bạn còn có thể tìm thấy nhiều lần cụm từ đó nữa, ở khá nhiều tác phẩm khác nữa. Ở đây, tôi chỉ muốn nói rằng, người ta khi trích dẫn, hoặc mượn ý tưởng của ai thì phải có trích dẫn khoa học, đó là tính trung thực của người làm khoa học, bất cứ lĩnh vực nào. Còn chuyện trong một bài viết nghiên cứu có tổng kết, hoặc đưa ra các nhận định của tác giả là điều đương nhiên. Không thể có một bài nghiên cứu trong đó chỉ rặt sự trích dẫn vô hồn. Sự suy luận lôgic khác với suy luận "vớ vẩn" phải không bạn. Và không biết bạn có nghe cái gọi là tính kế thừa khoa học nhỉ?! Harrington, Locke, B. Montesquieu, các vị ấy có ảnh hưởng gì đến Hiến pháp Mỹ không vậy bạn Xabờ?
    Tôi trích thêm thưcủa James Madison gửi cho Jefferson theo Farand''s Record để bạn tham khảo thêm nhé: Bản Hiến pháp chính là mong ước chân thành và đồng lòng của hội nghị, với tình yêu và lòng khát khao duy trì sự tồn tại của Liên minh các tiểu bang... Trong thực tế, không thể sử dụng được sự ép buộc và dù có thể làm được như thế, thì những tai hoạ sẽ gây ra đối với cả những người vô tội cũng như những người có tội và tất yếu khi đó phải cần đến một đội quân. Đó là điều nguy hiểm và thâm độc và nói chung giống như một cuộc nội chiến hơn là sự điều hành của một chính phủ bình thường.... Hội nghị cũng đã suy đi, tính lại về thời hạn nhiệm kỳ... Nguy cơ sự tiếm quyền và việc được tái cử lần này sang lần khác sẽ dần dần suy đồi, và cuối cùng, sẽ dẫn đến nhiệm kỳ suốt đời, để sau đó là chế độ cha truyền con nối. Hậu quả của một người thiếu năng lực, nhưng lại được tái cử làm các đại biểu ủng hộ cách thức thứ nhất..."
    Họ có lo ngại về chế độ độc tài không? Xabờ?
    Tôi không muôn nói dài dòng quá, bài viết của người khác, mà tôi lại phải đi biện bạch hộ người ta, cũng kỳ kỳ Có nhiều tài liệu về Mỹ lắm, tôi không trích nhiều làm gì. Ở Việt Nam không thiếu tài liệu để sinh viên luật có thể biết rõ và chính xác, Nếu Họ Là Người Nghiêm Túc Trong Học Tập và Nghiên cứu - Cái này còn mơ
    Về cái đoạn bạn nói về TĐLB, tớ bật cười. Suy nghĩ của bạn hay nhỉ. No comment.
    @all: Về PGS Dung và bài viết của ông
    Xin trích tiếp một đoạn trong cuốn Quốc hội và các thành viên: trong mục "Khi tổng thóng trong vai trò Nhà lập pháp": "Khoản 3 Hiến pháp quy định tổng thống thỉnh thoảng "phải cung cấp thông tin cho Quốc hội về tình hình liên bang, gợi ý những biện pháp mà ông thấy cần thiết và có lợi" (Ngày nay điều này diễn ra hàng năm vào giờ cao điểm trên TV). Ngay sau khi đọc Thông điệp về tình hình liên bang, tổng thống sẽ gửi đến cho Quốc hội các "dự thảo hành chính" của ông. Bằng việc mở rộng các danh mục mà tổng thống yêu cầu - ví dụ như một ngân sách hàng năm và các báo cáo về tình hình kinh tế, để Quốc hội phải quan tâm hơn đến những gì mà ông đã đề cập. Các cuộc khủng hoảng, sự suy tính đ.phái, và sự kỳ vọng của công chúng, tất cả những yếu tố đó làm cho tổng thống có một vai trò quan trọng trong các quyết định mà Quốc hội đưa ra. Hơn nữa, quyền phủ quyết mà Hiến pháp trao cho Tổng thống bảo đảm rằng các quan điểm của Nhà trắng phải được lắng nghe, nếu không muốn nói là luôn được chú ý lắng nghe trên Đồi Capitol..."
    Xin trích thêm một đoạn khác, mặc dù tôi cực ghét trích dẫn dài dòng. Nhưng việc này có lẽ lại là khách quan nhất, trong Topic này:
    "vì các ngành là riêng rẽ, nên một số người cho rằng các quyền mà những ngành này sử dụng cũng không liên quan gì đến nhau, giống như bao nhiêu chai hoá chất khí trơ để trên giá. Tuy nhiên, thực ra thì các quyền lực chính phủ hoà quyện lẫn nhau, ngay cả khi các ngành là riêng rẽ. James Madison đã giải thích rằng Hiến pháp không phải tạo ra một hệ thống các thiết chế riêng rẽ thực hiện các chức năng riêng rẽ, mà là các thiết chế riêng rẽ thực hiện các chức năng chung, nhờ đó mà "các ban ngành này đã được kết nối và hoà trộn để trao cho mỗi ban ngành một khả năng kiểm soát hợp hiến đối với các ban, ngành kia". Trích từ cuốn sách trên, trong đó lại trích cái đoạn ngoặc kép từ Legislative Studies Quarterly 4...
    Liệu sách dịch có sai? Hoặc quan điểm tác giả không chuẩn lắm? Tôi nghĩ đơn giản, giới luật học trong nước, cái cơ chế phân quyền nó là thế nào không quá khó hiểu lắm - nếu bỏ qua những cái gọi là lập trường chính trị..vv và vv.
    Và cũng lại xin trích lời của TS luật học Ngô Huy Cương, cho nó khách quan là: "chúng ta không nên quá sùng ngoại. Tư tưởng quá sùng ngoại không thể làm ta lớn lên được. Các chuyên gia của ta trong rất nhiều lĩnh vực không thua kém gì nước ngoài và lại có thực tiễn Việt Nam hơn..."
    Vậy đã, tôi đang xem chung kết Hoa hậu thế giới người Việt, chắc thú vị hơn lúc TT đọc TĐLB
  7. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Nhân tiện trả lời luôn:
    Peru là Civil Law
    South Africa: Pha trộn giữa Comon Law và Civil Law
    Sudan: Pha trộn giữa Common Law và Muslim Law
    Iran: Pha trộn giữa Common Law, Civil Law và Muslim Law
    Theo http://www.droitcivil.uottawa.ca/
  8. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Tôi thấy cái đánh giá ''Tổng thống đọc diễn văn trước quốc hội là can thiệp của hành pháp vào lập pháp'' nó cũng chả khác gì đánh giá ''Con khóc là can thiệp vào việc mẹ cho bú''. TT đề đạt yêu cầu lên QH không có nghĩa là QH phải theo, cũng như con khóc không nhất thiết mẹ phải cho bú (nhỡ nó chỉ mè nheo chẳng hạn). Các bác học trò của GS có thể lý luận rằng là GS ''nói vậy mà không phải vậy'', là ''ý văn học'', là ''nói là can thiệp thì cũng không sai hẳn''. Tôi thì cứ ''lương năng bình dân'' tôi luận là GS nói thế là không đúng. Nếu công nhận là GS nói thế là đúng thì trên đời này ai yêu cầu cái gì từ người khác cũng là ''can thiệp'' cả.
    Lập luận là vì TT có quyền phủ quyết nên QH nó cũng phải dè chừng, phải nhột, phải ''chiều'' thì cũng giống như nói đứa nhóc thỉnh thoảng nó dỗi nó cũng có quyền nôn vọt cầu vồng ra nên mẹ nó phải ''lắng nghe'', tức là nó ''can thiệp'' ?
    Thà rằng GS đưa ra những ví dụ cụ thể hơn như ngày xưa FBI dọa dẫm các nghị sĩ chẳng hạn...đằng này GS cứ cố gán cho một hiện tượng cái bản chất mà nó không có.
  9. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    + Pna thân mến em, anh tặng cho bài viết của em 5 sao vì em đã giải thích cho anh hiểu ý ngầm (implication) đằng sau câu nói của GS Dung. Khi DoReMi nói chuyện với anh rằng anh không nên hiểu câu nói đó của GS Dung chỉ trên bề mặt thì anh vẫn chưa hiểu cho đến khi em giải thích ở trên. Đó là lý do anh cho 5 sao cho bài viết đó. Ý của GS Dung là qua việc đọc ông Bush indirectly yêu cầu Congress phải pass những cái laws mà ông ta muốn trong một năm đó theo ý của ông và qua đó ông can thiệp vào chuyện của Congress. Nếu vậy thì cái câu anh nói rằng "không biết thì không nên nói" là một điều anh nói không đúng. Anh thành thật xin lỗi một lần nữa về câu nói này. Nếu mình sai mình phải nên nhận lỗi.
    + Ở một mặt khác anh cho Altus năm sao vì anh cùng quan điểm với nhận định của Altus. Đồng ý ông Bush sure muốn control luôn Congress và toà án ai chẳng muốn vậy quyền lực còn rộng hơn nhưng có làm được hay không (can thiệp vào Congress) thì phải coi Congress có coi ông là cây đinh gì hay không. Thật ra vì vấn đề ở đây là "niềm tin" và quan điểm chính trị và không có cases để chứng minh như trong vấn đề "judicial independence" cho nên việc tranh cãi rất là khó khăn.
    + Vì vậy, nếu một ai muốn tranh cãi với anh rằng ở common law không có "judicial indepence" thì nhào vô đây và nếu muốn chứng minh với anh phải đưa bằng chứng vụ kiện ra cho anh thấy rằng hành pháp control tư pháp theo kiểu như NN nói đó là trước khi xử có phán quyết sẵn rồi. Nếu mọi người vào đây lại nói chuyện này theo kiểu "chính trị chính em" (ví dụ đó là lý thuyết thôi) thì anh không trả lời đâu.
    + Cám ơn em Pna nhiều nhe em. Giải thích của em rất là hay và làm cho anh hiểu ra vấn đề. Anh tin lời của Pna nói rằng GS Dung có một kiến thức thượng thừa về luật hiến pháp của VN và đáng kính phục. Tuy nhiên, với lòng kính trọng GS chứ không có ý nói xấu GS đâu, là một người đã học luật hiến pháp của hệ thống common law, anh thấy GS chưa đủ đến mức (anh chỉ dựa vào bài viết của GS) để lên bục giảng nói chuyện với sinh viên common law về luật hiến pháp của common law (bao gồm của Mỹ). Ở các trường đại học common law họ hay mời GS nổi tiếng đến nói chuyện cho họ nghe lắm.
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 06:15 ngày 04/09/2007
  10. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    + Ở trong trường luật common law môn LHP họ không có dạy cho bạn kiểu chính trị như vậy đâu. Những môn như kinh tế chính trị và lịch sử gì đó họ không có dạy đâu. Không có ai dạy cho anh định nghĩa tư sản hay tư bản là gì. Cái đó là dành cho những em học đại học về potitical science có thể nói chuyện với nhau không phải trong trường luật.
    + Trường luật chỉ dạy về luật không có nhảy vào ca ngợi party cầm quyền và cho rằng party cầm quyền phải phối hợp với hai nhánh gì gì đó cho đất nước tốt hơn. Trong LHP họ dạy cho sinh viên đọc cases của toà án tối cao và học hết tất cả các quyền đã có ghi trong hiến pháp (express hay implied) theo giải thích của toà án tối cao.
    + Chính vì vậy, nếu một GS nào ở Việt Nam muốn nói chuyện với sinh viên common law về luật hiến pháp, GS đó phải đọc tiếng Anh (chứ không phải đọc sách dịch đâu forget about it) và phải đọc tất cả những cases giống như sinh viên vậy đọc ông quan toà này nói thế này ông kia nói thế kia quyền này hiện nay đến mức nào lách nó thế nào lách qua lách lại thế nào chứ không phải chỉ đơn thuần viết những bài đơn giản nói chuyện ở những cái trên bề mặt vậy đâu.
    + Đối với anh anh chỉ đọc những bài viết đi sâu như vậy thôi nói kiểu chính trị trong LHP hả anh thấy chưa đủ. Trường luật ở đây khi họ dạy cho chúng ta họ dạy cho sinh viên ra trường phải có khả năng bảo vệ nhân dân theo hiến pháp khi cần thiết chứ không phải học theo kiểu chính trị đâu. Vì lẽ đó, kể từ đây trong topic này:
    ++ Nếu bạn nào muốn nói với anh về luật hiến pháp và muốn anh tranh luận, hãy nói chuyện đến quyền trong hiến pháp Mỹ và tranh luận với nhau bằng những phán quyết của quan toà trong cases chứ đừng nói đơn giản ở bề mặt. Anh nói ví dụ nhe, Tu Chính Án số 1 về freedom of speech được quy định trong HP thế nào bao nhiêu cases quyền đó được hiểu thế nào nói thế nào là được nói thế nào là không được. Legal basis ở đâu, phán quyến quan toà trong case nào. Ví dụ khác, việc Chính phủ Mỹ giam giữ Guantanamo Bay là sao quan toà phán quyết thế nào vì sao lại phán quyết vậy, lý do quan toà ra sao đồng ý hay không đồng ý. Nói vậy mới là nói luật hiến pháp của Mỹ và vui lòng đừng quote bản dịch tiếng Việt với anh. Anh chỉ muốn dùng primary sources là những reasons của quan toà trong phán quyết mà thôi.
    ++ Nếu không thì nếu một bạn muốn hiểu về một lĩnh vực thuần tuý của luật pháp common law mà sinh viên Việt Nam không được học trong trường luật thì vui lòng cho anh biết. Vui lòng đừng đem chuyện chính trị vào trong đây nhe.
    ++ Về GS Dung thì nói chung chúng ta cũng phải thông cảm cho ông. Ông rất có thể là một người nghiên cứu vĩ đại nhưng thật sự nếu kêu ông viết ra những bài như theo kiểu ông nói đăng lên đại chúng ở Việt Nam (ví dụ như ở Mỹ làm cái gì cũng phải có the rule of law) hoặc ở Việt Nam phải có toà án hiến pháp để bỏ thùng rác quyết định những em hành pháp làm sai hiến pháp thì anh nghĩ chắc GS Dung phải gặp nhiều khó khăn lắm chứ không thể nổi tiếng như bây giờ đâu phải không Pna?

Chia sẻ trang này