1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

chính thể tư sản

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi do_re_mi, 27/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Anh analyst thân mến - Cảm ơn anh về 5*.
    PNA đính chính mấy điều, thứ nhất, PNA không phải học trò theo đúng nghĩa của PGS Nguyễn Đăng Dung; thứ hai, PNA chưa bao giờ nói về PGS Dung có kiến thức thượng thừa về Luật Hiến pháp, không phải ngẫu nhiên PNA trong Topic nói về PGS Dung mà PNA lại nhắc đến cả TS Ngô Huy Cương, là vì họ đã có những điểm không thống nhất về học thuật, một cách khách quan; thứ ba, đây không phải là Topic lập ra với mục đích 1 + 1 = 2 là tìm hiểu/nghiên cứu về common law, càng không phải là topic cho GS "ngoại quốc" giảng về thông luật/và HP Mỹ cho sinh viên nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Vậy nên, cũng sẽ thật phi lý nếu như bài bác một người giảng Luật Hiến pháp cho s/v Việt Nam lại dùng phương pháp/cách thức nghiên cứu giống như các bạn s/v Mỹ chẳng hạn, rằng họ giảng không giống với Mỹ (và không giống có phải là không đúng? với một cái không phải là chuẩn?)
    Nếu đi sâu hơn, phải nói về nguồn của luật HP, cái này thì hệ thống luật VN khác biệt so với Common Law, đòi hỏi sự lặp lại nguyên xi là điều không thể có.
    PNA đã nói là rất muốn nghe người Việt mình học/hành tại Mỹ (như anh analyst chẳng hạn) nói về pháp luật Mỹ để mình hiểu biết thêm nữa, khách quan hơn nữa, nhưng điều đó không có nghĩa rằng PNA phủ nhận những ưu điểm của hệ thống pháp luật VN, cũng như phủ nhận những kinh nghiệm và kiến thức của nhiều học giả trong nước. Không dám chắc, nhưng một cách chủ quan, PNA nói rằng, nếu bàn về cải cách pháp luật ở VN hiện nay, đa số học giả sẽ không ủng hộ việc theo Common Law được. Và điều này lại càng không có nghĩa là Hiến Pháp VN được đặt ở dưới một "cái gì đó". Ồ. Xin lỗi anh vì đoạn này chỉ nói được toàn lý thuyết vậy
  2. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Ơ thế tôi tưởng GS Dung đang nói về chính thể và hệ thống luật pháp ở bên Mỹ cơ chứ. Chứ còn nếu thực ra GS viết thế với ý muốn minh họa cho cái gì đó ở Việt Nam thì hiển nhiên là GS đúng hoàn toàn rồi, chả có gì phải bàn.
    Tôi nghĩ chưa ai bàn đến chuyện mô hình bên Mỹ bên Pháp bên Nam Phi có cái gì hợp cái gì không hợp với VN. Đang bàn chuyện bên Mỹ nó như thế như thế. GS phát biểu là bên Mỹ nó thế này, thực chất nó là thế này. Bây giờ nhận xét xem GS nói thế là đúng hay sai phải dựa trên hệ thống luật hay thể chế ở VN hay sao hở bác?
  3. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi bạn, nhưng bạn đã hiểu nhầm.
    Tôi đang trao đổi về những gì anh analyst viết phía trên, chứ không phải đang thảo luận về nhận định của PGS NĐD - ý kiến của tôi về điều này, mời bạn đọc lại, tôi không định đưa ra nhận xét đúng/sai về vấn đề đó
  4. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    bác PNA
    Bác vẫn ấm ức về cái vụ "các nhà lập quốc Hoa Kỳ " cơ nhể . Tớ đâu có bao giờ phản đối cái vụ trích dẫn tư tưởng của người khác đâu cơ . Bác thử đọc lại những điều tớ viết xem . đừng có suy nghĩ theo quán tính rồi bu lu bù loa rằng tớ phản đối việc dùng cụm từ đó . hơhơhơ nhắc lại lời phê bình của tớ kẻo bác quên nhớ
    "Trong bài luận văn bác dùng đến tám lần cụm từ "các nhà lập quốc Hoa kỳ" (hơhơhơ dùng chức năng search để đếm thì cũng không khó kiểm chứng lắm đâu nhể) trong khi lập luận mà chẳng buồn cho biết các quan điểm của "các nhà lập quốc Hoa kỳ" này bác lôi từ đâu ra. Viết luận văn như thế này dễ bị gọi là .... tự sướng lắm nhá "
    Rõ ràng từ "bác" trong đó là tớ ám chỉ người viết . nếu bác không phải là người viết thì đính chính .... một lần là đủ rồi .
    Bi giờ trở lại vấn đề phản biện nhể
    Bác muốn người khác phản biện về vấn đề "Sự hạn chế quyền lực của quốc hội Hoa Kỳ" thì tớ đoán chừng ít ra người phản biện cũng phải biết là mình đang phản biện ai hay phản biện điều gì . Người trích dẫn lung lung mà không phân biệt ý tưởng nào là của các nhà lập quốc , ý tưởng nào là của người viết thì tớ biết phản biện cái gì vì ngay cả bác và tớ cũng chưa chắc đã đồng quan điểm với nhau về thế nào là sự "hạn chế quyền lực" nữa là với người viết hoặc là các nhà lập quốc hoa kỳ . Cái này theo ngôn ngữ hàng luật thì cũng tương tự như bác ra toà để cãi cho thân chủ mà bác chưa mở miệng thì đã bị quan toà cho lôi ra ngoài với lý do không theo đúng .... thủ tục tố tụng
    Chủ đề của bài viết là "Sự hạn chế quyền lực của quốc hội Hoa Kỳ" phỏng ạ . Vì không biết tư tưởng này là của "những nhà lập quốc Hoa Kỳ" hay là của người viết nên tớ "giả thiết" rằng có những trường hợp sau
    1. Tư tưởng "Sự hạn chế quyền lực của quốc hội Hoa Kỳ" là của các nhà lập quốc Hoa Kỳ
    2. Người viết cho rằng "Sự hạn chế quyền lực của quốc hội Hoa Kỳ" là của các nhà lập quốc Hoa Kỳ
    3. người viết "sáng tác" ra tư tưởng "Sự hạn chế quyền lực của quốc hội Hoa Kỳ" sau khi nghiên cứu tư tưởng của .... các nhà lập quốc hoa kỳ
    Tuỳ theo từng trường hợp cách "chỉ ra cho mọi người và tôi, hay nói lịch sự là phản biện lại tác giả bài viết đó" sẽ khác nhau
    1. chỉ cần lục lại các văn thư của các nhà lập quốc hoa kỳ xem họ có viết điều đó hay không ? hoặc nếu kiếm không được thì nhờ các nhà "thần giao cách cảm" gọi hồn các nhà lập quốc hoa kỳ về ... xác nhận giùm . heheheheh . Vấn đề này thuộc về phạm vi sử học (hoặc .... khoa học huyền bí) hơn chứ nhể
    2. Nếu người viết cho rằng các nhà lập quốc hoa kỳ chủ trương phải "hạn chế quyền lực của quốc hội Hoa Kỳ" thì cũng có người khác có thể lập luận rằng các nhà lập quốc hoa kỳ chủ trương không cần "hạn chế quyền lực của quốc hội Hoa Kỳ" . Ai hiểu đúng hơn tư tưởng của các nhà lập quốc Hoa Kỳ về vấn đề "hạn chế quyền lực của quốc hội Hoa Kỳ" có phải là điều bác muốn tranh luận/phản biện không nhể ?
    3. Nếu người viết "sáng tác" ra tư tuởng "hạn chế quyền lực của quốc hội Hoa Kỳ" và muốn dùng lập luận của các nhà lập quốc hoa ky cũng như tình hình cụ thể , thực tiễn của QH hoa kỳ , QH VN ...... để bảo vệ quan điểm của mình thì điều này lại lôi tới một lô, một lốc những điều bác Analyst đã nêu ra . Vì cùng một việc xảy ra , mỗi người lại có thể đánh giá theo quan điểm chủ quan/khách quan của mình và việc "đúng/sai" lại còn tuỳ theo nhận thức/tư duy của mỗi người . Tỷ như nếu nhìn vào bức tượng "các nhà lập quốc hoa kỳ" dưới ánh đèn dầu của chủ nghĩa tư bản, người ta chỉ có thể thấy sơ sài lớp sơn hoà nháng của sự phồn vinh vinh giả tạo nên có thể tranh nhau tị nạn/du học/làm hôn thú giả/xuất khẩu lao động .... để tranh nhau .... sờ vào lớp sơn hào nhoáng đó . Nhưng nếu được nhìn dưới ánh đèn pha cực mạnh của chủ nghĩa gì gì bách chiến bách thắng gì gì đó , người ta mới có thể thấy sự mục nát , bất lực của bọn tư bản đang ..... giãy chết và có thể hăm hở biến đau thương thành sức mạnh để .... giải phóng nhân dân mỹ khỏi cảnh người bóc lột người hơhơhơ ai đúng ai sai thì các bác có thể tha hồ tranh luận tới khi ..... bị treo lên cột đèn
    Tớ thì đoán chừng việc phản biện bài văn trên rơi vào trường hợp thứ tư tức là người đọc chả hiểu người viết muốn .... gì
    Thế bác còn ấm ức vì bị liệng ra ngoài vì không theo đúng thủ tục tố tụng không ạ Hay là tác giả cũng như bác thích "xem chung kết Hoa hậu thế giới người Việt, chắc thú vị hơn lúc TT đọc TĐLB" nên sẵn sàng tương đại câu kết luận "Việc đọc TĐLB nghĩa là can thiệp vào công việc Lập pháp" sau khi vừa ngáp vặt, vừa đọc bản TĐLB
  5. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    + Hôm nay anh phải trả lời hai câu hỏi về luật di trú cho nên anh không có kịp thời gian trả lời cho em Pna thuần tuý về luật pháp dựa vào luật hiến pháp của Mỹ tại sao chúng ta lại hay nghe than phiền rằng quan toà ở Mỹ không phải do dân bầu ra mà lại có quyền bác bỏ luật và quyết định của lập pháp và hành pháp (trong khi hai bên này đều là do dân bầu ra). Sorry cho anh hẹn lại. Anh trả lời câu nói ngay ở trên của em Pna nhe về việc GS Dung và về ý em nói rằng có vẻ anh đem common law áp dụng triệt để vào luật Việt Nam.
    + Anh không phải loại người thấy cái gì của phương Tây cũng là cho hay hết đâu và không có suy nghĩ rational. Tuy nhiên, không vì thế mà mình cứ bám vào "Việt Nam là như vậy có văn hoá khác cho nên đừng đem cái củ chuối Tây vào". Là một con người nếu được mình nên học hỏi ở cái khác nếu nó hay mình nên áp dụng vào bất chấp văn hoá gì. Anh tin rằng Pna cũng là người suy nghĩ theo hướng này, anh chỉ nói cho các bạn bị nhồi nhét nhiều quá cái gì của tư bản cũng cho là bỉ ổi xấu xa.
    + Có lẽ một giáo sư hoặc sinh viên việt nam nên vào trong trường luật của common law thỉnh giảng để xem họ sống và dạy thế nào để học hỏi mang về dạy ở Việt Nam. Họ chỉ dạy về luật và đơn thuần là luật. Họ không có nhồi nhét em quan điểm chính trị đâu. Anh bảo đảm rằng anh học chưa bao giờ có textbooks nào mà anh đọc trong đó họ ca ngợi chủ nghĩa tư bản cả. No way, all about cases, statutes, quyền này quyền kia vân vân.
    + Mình không phải áp dụng common law nhưng mình hãy học hỏi ở họ ở việc phân chia quyền lực và cho quan toà và luật sư quyền thật sự của họ ở toà. Ra toà nói chuyện với nhau phải bằng bằng chứng chứ không phải qua "phán quyết trước". Quan toà phải thật sự là người cầm cân nẩy mực không sợ bất cứ thế lực phong kiến cường hào địa chủ nào không quyết định vì bất cứ cấp trên nào mà phải là bằng chứng của hai bên.
    + Anh không quan tâm đi theo chính thể nào đâu không quan tâm là phải ép hiến pháp Mỹ vào hiến pháp Việt đâu làm sao cũng được nhưng phải có "independence". Nếu em không có muôn đời trường luật Việt Nam cũng chỉ là đào tạo ra luật sư Việt Nam không giỏi mà thôi.
    + Về GS Dung, anh nói chung ở điểm ra nếu một học giả việt nam muốn nói về luật hiến pháp common law và vì họ nói về cái gì không phải ở Việt Nam, họ ít nhất nên đọc sách bằng tiếng Anh không nên đọc sách dịch. Thứ hai, họ ít nhất phải đọc vào cases xem tranh cãi của quan toà và nói lại cho sinh viên việt biết là hiến pháp họ phân chia quyền như thế nào vân vân.
    + Nếu cứ nói đơn giản ở bề mặt như vậy chưa kể đem chính trị vào trong đó thì em nghĩ đi. Sinh viên việt sẽ mất đi một mảng kiến thức rất lớn thuần tuý về luật pháp nếu họ muốn hiểu về common law (nếu họ không muốn thì thôi ý anh là vậy nếu muốn thì phải đọc cases).
    + Một giáo sư luật khi nói chuyện với sinh viên không nên ***g chính trị vào trong đó. Không cần phải nói tiếng Anh như bản thân anh nói tiếng Việt cũng được vậy thôi nhưng phải nói về quyền cụ thể chứ không nói trên bề mặt như vậy.
    + Anh ví dụ, một giáo sư vn muốn nói về một quyền hiến pháp, hãy kể cho sinh viên nghe vụ kiện Bush vs Gore trong năm 2000 tranh nhau về votes đi. Sau đó kể cho sinh viên nghe các ông ở US Supreme Court giải thích việc này ra sao 9 ông mỗi ông mỗi lý lẽ mà lúc đó còn có bà Sandra chưa về hưu nữa. Giải thích cho họ nghe tại sao lại như vậy, xảy ra việc gì, ông nào ra sao, rồi luật nói thế nào. Em nghĩ đi, nếu nói vậy có phải là hay không, sao cứ nói trên bề mặt thế kia?
    + Để nói được như vậy, một ông giáo sư đó phải đọc cases đó và cases liên quan. Anh nghĩ không có tiếng việt dịch ra đâu. Nói vậy mới là nói về luật hiến pháp. Ý anh là vậy, nếu không muốn nói thì thôi tiếp tục nói luật việt nam còn muốn phải nói vậy đó.
  6. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    OK. Vẫn thống nhất quan điểm là không phải chúng ta phê phán/***g ghép quan điểm chính trị ở đây hay ở đâu đó. Ai cũng có lý tưởng riêng của mình, phê phán phỏng có ích gì đâu phải không anh analyst?!
    Bàn về học thuật thuần túy (dĩ nhiên là lại quan lại vấn đề một chút, tìm ra thứ pháp luật tách rời chính trị thì khó quá), em vẫn đang lắng nghe/đọc những gì anh viết, và nghĩ là nó có ích không chỉ cho riêng PNA.
    Anh cho rằng tổng thống không can thiệp... ok. Vấn đề là anh chứng minh nó. PGS Dung bảo đó là can thiệp, ai đồng ý thì vỗ tay, ai phản đối thì đưa ra lý lẽ. PNA nghĩ vậy. Chứ còn để kết luận đúng/sai về vấn đề này, e rằng hơi khó - Mặc dù em không phải nhị nguyên
    Có lẽ anh ***g vào những vấn đề kinh nghiệm thực tế ở Mỹ, coi như thứ tài liệu tham khảo thực tế, hữu ích thì tốt cho mọi người hay vào room này - trong đó có PNA nữa, chứ không nên "bỏ đi"
  7. pna

    pna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Bác đây
    Thú thật, đọc những điều bạn viết, tôi chẳng thấy mình lớn lên được. Bạn đừng nóng vì sự hơi bất lịch sự của tôi.
    Tôi thì cho là bạn còn chưa hiểu thế nào là "sự hạn chế quyền lực" nữa. Vậy thì tranh luận có ích gì? Bạn đi quan tâm là vấn đề "sự hạn chế quyền lực" là do "các nhà lập quốc HK" hay tác giả hay ai... nói ư? =)) Hãy nghiên cứu/đọc lại các học thuyết "vĩ đại" đi, rồi tự trả lời nhé
    Tôi tự kết thúc phần trao đổi với bạn, không phải tôi ghét bạn, mà vì thấy rằng, những suy diễn "ngây ngô" của bạn, chưa cho tôi thấy điều gì "bổ ích" cả.
  8. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    hơhơhơ từ đầu cuộc "tranh luận" đến giờ mới nghe bác phán được những điều tương đối .... khách quan
    Cuộc "tranh luận " chẳng có ích gì nếu tớ chưa hiểu hay đồng quan điểm với bác về thế nào là "sự hạn chế quyền lực" (Vậy mà cũng bon chen đòi "phản biện" cho mất thì giờ cơ chứ )
    Cũng như khi tác giả viết về "Sự hạn chế quyền lực của quốc hội Hoa Kỳ" mà không thèm giải thích thế nào là "sự hạn chế quyền lực" của QH mỹ , "sự hạn chế quyền lực" đó là theo quan điểm của ai , và quan điểm "hạn chế quyền lực" này được hiểu như thế nào trong chính phủ hoa kỳ từ xưa đến nay ..... (nói theo kiểu bác analyst là khi lập luận phải trích dẫn các case/phán quyết/vụ viêc.... từ xưa đến nay trong chính quyền mẽo í ) thì , theo tớ, những điều tác giả viết trong bài luận văn đó chỉ là những suy diễn .... tự sướng viết ra cho các luật gia tương lai của VN đọc với nhau thôi nhể
    chấm hết nhé
  9. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    NÀO ! bây giờ ta thảo luận cụ thể nhé.
    -Vậy các chính thể không phải tư sản thì gọi là gì ?
    công sản ? chung sản ? hậu sản ?
    -VN ta hiện nay theo chính thể tư sản hay chính thể nào ? trên thế giới hiện nay có ai giống vậy không ?
  10. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    mình viết baìo được không nhỉ ?

Chia sẻ trang này