1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

chính thể tư sản

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi do_re_mi, 27/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    các cậu phải xem định nghĩa về chính thể đã.
    còn common law hay civil law hay các hệ thống khác đều không quan trọng. nước nào cũng đi vay mượn ít nhiều luật pháp nước khác . Mẽo và Anh tuy cùng common law nhưng theo các chính thể khác nhau. tương tự như Ấn Độ và Đức tuy cùng mô hình chính thể nhưng lại theo 2 hệ thống law # nhau.
    Không có một bằng chứng nào cho thấy chỉ có ở common law mới có phân quyền hay sáng tạo ra phân quyền và cũng không có căn cứ nào chắc rằng common law hơn civil law.
    Sự độc lập của tư pháp cũng không chỉ có ở nước Mẽo.
    Vậy nước Mẽo có ưu điểm gì và nhược điểm gì, có nước theo có nước không theo, có nước theo thành công, nhưng có nước theo thất bại. Cái này có lẽ ngoài phạm vi luật pháp nhưng cũng cần xem xét, quan tâm đến.
    Tôi không quan tâm nhiều đến nước Mẽo, mà thử so sánh 3 mô hình trên ưu và nhược điểm của nó, sự áp dụng ở các quốc gia khác nhau. Cái đó có lẽ đáng đọc hơn.
    Về Mẽo, tôi xin trích một bài viết :
    " Konrad Seitz cho rằng, theo bản chất của mình, chủ nghĩa tư bản theo học thuyết Reagan sản sinh ra tình trạng bất bình đẳng. Ở Mỹ, vào thập niên 1980, trong số nam giới có việc làm, chỉ nhóm 20% những người có mức lương cao nhất được tăng lương thực tế. Trong số 20% đó thì chỉ riêng 1% nhóm người có thu nhập cao nhất đã hưởng tới 64% tổng số lương được tăng. Nếu không xem xét lương mà nhìn vào tổng thu nhập thì nhóm 1% đó thậm chí hưởng tới 90% toàn bộ số thu nhập được tăng. Thu nhập của các chủ tịch hội đồng quản trị của 500 tập đoàn, công ty lớn nhất nước Mỹ đã tăng từ gấp 35 lần lên gấp 157 lần mức lương trung bình của công nhân. Trong thập niên 1990, sự chênh lệch còn được gia tăng thêm? Chủ nghĩa tư bản kiểu mới của Mỹ là một nền kinh tế theo kiểu ?oWinner-take-all ?" kẻ chiến thắng lấy hết mọi thứ?. Nhưng sự bất bình đẳng còn có thể gia tăng đến đâu, trước cả hệ thống bị sụp đổ? Liệu một nền dân chủ dựa trên tư tưởng bình đẳng có thể gắn được lâu dài với một mô hình kinh tế ngày càng tạo nên sự bất bình đẳng sâu sắc hơn và sự suy giảm thu nhập thực tế của đa số trong xã hội không?"
    http://www9.ttvnol.com/forum/f_533/959867.ttvn
    Để xây dựng 1 xã hội tốt đep không cần theo nguyên si hệ thống luật nào mà phải biết vay mượn, phù hợp với hoàn cảnh đất nước.
  2. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    hơhơhơ không biết tớ có nên bon chen ... "phản biện" bác này không nhể .
    Giả sử như bài viết từ "Nguồn: Bản tin Hội đồng Lý luận Trung ương số 60, tháng 4 năm 2007" http://www9.ttvnol.com/forum/f_533/959867.ttvn
    dịch sát nghĩa và truyền đạt chính xác mọi tư tưởng của "Konrad Seitz ?" một nhà nghiên cứu người Đức đưa ra trong cuốn sách ?oCuộc chạy đua vào thế kỷ XXI?. Cuốn sách này đã từng được xếp vào danh mục sách bán chạy nhất ở Cộng hòa Liên bang Đức. " thì tớ tạm ..... dài dòng như thế này
    - Mặc dù tác giả lo ngại "Liệu một nền dân chủ dựa trên tư tưởng bình đẳng có thể gắn được lâu dài với một mô hình kinh tế ngày càng tạo nên sự bất bình đẳng sâu sắc hơn và sự suy giảm thu nhập thực tế của đa số trong xã hội không? " nhưng trong chính bài viết đó tác giả cũng cho rằng "Hầu hết người Mỹ tán thành và ủng hộ gần như tuyệt đối chủ nghĩa tự do kinh tế theo kiểu Ănglô-xắc xông" vậy thì bác ..... lo bò trắng răng làm giề . Chúng nó ngu thì chúng nó chết thui chứ có gì mà lo
    - Học thuyết Reaganomic được TT Reagan cổ võ và áp dụng trong 2 nhiệm kỳ của mình . Sau đó được Bú bố theo đuổi với câu nói nổi tiếng "Read my lips. No new taxes" tạm dịch là " nhìn cái mõm tao nè , không có tăng thuế nhớ" nhưng đến thời TT Cờ linh ton của đ. đối lập thì đã hết linh . đến đời Bú con thì chả biết còn ai nhớ không nữa . Trong thời gian 1980 đến nay(chứ không phải chỉ trong thập niên 80 thui nhé) , kinh tế mẽo tăng lên hay giảm xuống , thu nhập của dân chúng mẽo tăng lên hay giảm xuống thì các bác .... tự nghiên cứu đi nhể . Vậy thì tính "thời sự" của chủ nghĩa này chả hiểu còn được bao nhiêu phần trăm cơ
    - các xứ tự do tán phét, nhân dân không được giáo dục đến nơi đến chốn những tư tuởng chính thống thì nếu có một giáo sư ABC "khả kính, uy tín đầy người sách bán chạy như tôm tươi" phán một điều gì đó là chân lý thì bảo đảm cũng sẽ có một giáo sư DEF cũng không kém phần "khả kính, uy tín đầy người, sách bán chạy như tôm tươi " phán một điều ..... ngược lại . Các bác muốn tin ngài ABC hay trích dẫn ngài DEF thì .... tùy các bác . Ngay trong lãnh vực khoa học kỹ thuật , nhiều bác "uy tín to, sách bán chạy hàng đầu" vẫn còn cãi nhau về việc mẽo có đổ bộ mặt trăng hay không thì chuyện lý luận trong tương lai, chủ nghĩa/chính thể nào sẽ .... bách chiến bách thắng; các ngài giáo sư .... muốn nói sao chẳng được . Tin hay không, các bác tập động não đi nhể
    - Nếu các bác vẫn tư duy theo kiểu: nếu bác nhớn abc nào đó đã phán điều xyz gì đó thì "xăng có thể cạn, lốp có thể mòn , chân lý xyz đó sẽ không bao giờ thay đổi " thì heheheheheh nhất định các bác sẽ được đánh giá cao vào dạng ... "ngây ngô" và chẳng bao giờ "lớn lên được"
  3. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    tôi trích là để đọc tham khảo.
    ------------
    ( nguồn : Tạp chí CS)
    CẢNH BẦN CÙNG CỦA NHỮNG NGƯỜI LAO ĐỘNG MỸ
    (Cập nhật: 17/5/2007)
    Nước Mỹ đâu phải cái gì cũng mỹ miều
    Hoa Kỳ - một nước có tầng lớp trung lưu đang nổi lên chiếm ưu thế trong xã hội. Trên thực tế phần lớn người Mỹ là những người lao động thuộc giai cấp công nhân. Nguồn thu nhập của họ là tiền lương theo giờ, còn công việc vẫn chủ yếu mang tính chất là lao động chân tay, không có trình độ tay nghề hoặc có trình độ tay nghề thấp (bán phần). Thậm chí trong số các nhân viên văn phòng, tuyệt đại đa số họ vẫn thuộc vào nhóm không phải là các nhân viên quản lý và có mức thù lao lao động rất thấp. So với 20 năm về trước, hiện nay người lao động Mỹ mỗi năm trung bình phải làm việc tăng thêm 180 giờ, tương đương với 6 tuần làm việc trong năm. Họ bị bắt buộc phải làm thêm giờ, giảm số ngày nghỉ phép được trả lương, cũng như các khoản thu nhập thêm, giảm số ngày được phép nghỉ do ốm đau. Gánh nặng của các khoản nợ phải trả trong các gia đình của những người thuộc tầng lớp trung lưu đang ngày một tăng. Mọi người đang làm việc ngày một căng thẳng hơn, với mức tiền lương thấp hơn, bởi vậy để nhận được một nguồn thu nhập đủ chi dùng cho bản thân và cho các thành viên trong gia đình, họ phải đối mặt với nhiều khắc nghiệt hơn khi tiền công giảm dần, chỗ làm có thu nhập tương xứng trở nên hiếm hoi, các khoản chi tiêu cho phúc lợi xã hội bị cắt giảm liên tục.
    Các nhà nghiên cứu, số liệu thống kê và nhân chứng lên tiếng
    Trong một nghiên cứu mới đây cho thấy, có tới 70% những người được hỏi cho biết, trong làm việc họ đang bị đè nặng bởi cảm giác không được bảo vệ, 73% sống trong cảnh tăng stress (chứng căng thẳng thần kinh). Trong nghiên cứu của Bô-ba Ge-rơ-béc cho hay, có khoảng 100 triệu cư dân Mỹ sống trong cảnh thường xuyên phải lo âu do không đủ thu nhập để trang trải tất cả các khoản chi tiêu. Ông Mo-chi-me Xu-kéc-man, một chủ doanh nghiệp công nghiệp, cũng đã thừa nhận rằng, "ngày nay chỉ có 1 trong số 5 chỗ làm việc được chào trên thị trường sức lao động là có mức lương có thể báo đảm được cho một gia đình có 4 người".
    Theo số liệu của cơ quan đăng ký nhân khẩu, đến cuối thế kỷ XX, có tới 12,7% dân số Mỹ, tương đương 34,4 triệu người, sống dưới mức nghèo khổ. Con số đó chưa thể nói lên hết quy mô của những vấn đề ẩn chứa bên trong, bởi vì bản thân nó chưa nói lên hết tình cảnh của nhiều người lao động và người nghèo không có những giấy tờ cần thiết do đó không thể tiếp cận được với các tổ chức đăng ký này. Gần 2/3 gia đình đang sống dưới ngưỡng nghèo chính thức, chỉ có được một chỗ làm việc toàn phần (nghĩa là có đủ việc làm cho cả 8 giờ trong ngày). Họ phải làm việc ở mức chỉ để tồn tại chứ chưa phải kiếm tiền lương cho một mức sống tối thiểu. Chính trong thời kỳ "gọi là thịnh vượng của Clin-tơn" cũng vẫn có gần 5,6 triệu người làm việc đủ giờ mà phải sống trong cảnh nghèo khó. Trong số những người đang có việc làm lại thuộc diện nghèo trên khắp nước Mỹ có thể tính được hàng ngàn người đang làm nghề quét rác (lao công). Năm 2000, họ đã đoàn kết lại đấu tranh đòi nâng tiền lương lên bằng mức sống tối thiểu. Tại Lốt An-giơ-lét những người lao công đã đòi được tăng tiền công lên 26%, nhưng tựu trung tiền lương hằng năm của họ cũng chỉ mới ở mức 19.000 USD (năm 2003), và mức đó nếu ở những vùng mà phải trả tiền thuê nhà, thì tiền thuê vẫn còn cao hơn mức thu nhập chung của họ. Đứng sau những người lao công này là những người công nhân nông nghiệp, họ còn nhận được một mức tiền công khiêm tốn hơn nhiều. Họ làm việc và phải sống trong những điều kiện thiếu thốn. Tiếp đến là một đội quân ngày một tăng những người làm việc trong các nhà máy sản xuất theo dây chuyền, họ phải làm thêm giờ để có được một mức thù lao tối thiểu. Và cả số lao động nữ nhập cư - với tư cách là giúp việc nội trợ trong các gia đình. Họ làm từ 12 giờ đến 15 giờ trong mỗi ca với cả 6 ngày trong mỗi tuần để nhận một mức thù lao vẻn vẹn chỉ có 2 USD/1 giờ.
    Tại Mỹ còn có một nhóm vào khoảng 25 triệu người, có việc làm và cho dù họ có sống trên mức chuẩn về nghèo khổ, nhưng lại đang ở trong một tình trạng rất khó khăn về mặt tài chính. Họ không hề có bảo hiểm y tế, không đủ khả năng chi trả các khoản tiền như: thuê nhà, mua ô-tô, thậm chí trong số đó còn có nhiều người không có thậm chí cả khả năng chi trả cho thức ăn trong nhiều ngày. Họ hoàn toàn không phải vì lười biếng mà rơi vào tình cảnh "khóc dở, mếu dở" như thế, mà là do thù lao lao động quá thấp, giá cả sinh hoạt, giá nhà ở cao "ngút trời", thuế má các khoản thì quá sức chịu đựng của họ.
    Theo số liệu của Ủy ban Thống kê dân số của Mỹ, năm 2000 mức chuẩn nghèo đối với những gia đình có 4 thành viên là 17.500 USD. Mức đó được xem xét định kỳ và công bố có tính đến chỉ số giá tiêu dùng để loại trừ yếu tố lạm phát. Đối với những người có nguồn thu nhập khiêm tốn thì phần tiền thu nhập tăng thêm (do trượt giá) ấy trong ngân sách gia đình đều đã phải chi trả cho các khoản nhu cầu cơ bản của cuộc sống như: thuê nhà, thực phẩm, nhiên liệu và dịch vụ y tế. Giá cả của các nhu cầu cuộc sống cơ bản thường tăng nhanh hơn chỉ số giá chung. Thế nhưng ủy ban Thống kê dân số chưa hề tính được yếu tố đó, điều đó có nghĩa là chưa đánh giá hết được số người nghèo của nước Mỹ.
    Người Mỹ luôn luôn được huấn thị rằng, nhân dân Mỹ là giàu có nhất, thịnh vượng nhất thế giới. Trên thực tế trong số 20 quốc gia công nghiệp phát triển nhất của hành tinh thì Mỹ chỉ đứng thứ 15 về tuổi thọ trung bình, có tỷ lệ dân số thuộc diện nghèo cao nhất, tỷ lệ tử vong của trẻ em sơ sinh cao nhất, tỷ lệ những người chết non do các tai nạn như tự tử và các dạng khác nhau về cưỡng bức cũng vào loại cao nhất.
    Nhiều nguyên nhân làm cho người nghèo tại Mỹ phải gánh chịu nhiều chi phí hơn: tới 30% cho mua ô-tô dưới dạng tín dụng thương mại (mua trả góp), rồi những chi phí không thể tính được do phải sống trong những khu dân cư dễ xẩy ra hỏa hoạn và nguy hiểm, chủ nhân của những ngôi nhà này thường tìm mọi cách lẩn tránh các việc tu sửa chúng; rồi những món nợ (tín dụng thương mại) quá hạn họ phải trả nhiều khi từ 200% đến 300% giá trị ban đầu. Những ngân hàng nhỏ không đăng quảng cáo và có lợi nhuận cực kỳ cao cũng như những công ty trả công bằng tiền mặt hàng năm nhận được hàng tỉ USD nhờ thâu nhận được của những người có thu nhập thấp bằng phương thức cầm đồ, lên đến 10% đối với các loại séc của bảo trợ nhà nước, cũng như séc của hệ thống bảo hiểm xã hội. Những hoạt động như vậy cung cấp các khoản vay ngắn hạn cho những người rơi vào cảnh thiếu tiền giữa các kỳ nhận bảo trợ nhà nước. Kiểu kinh doanh này "gọi là phi vụ làm ăn" năm 2000 đã đem lại khoảng 2 tỉ USD. Nếu tính cho thời gian từng năm các khoản nợ này có thể lên đến 500% và thậm chí trên thực tế có thể còn cao hơn. Nhiều các kiểu kinh doanh như vậy cũng thuộc về hoặc do các ngân hàng lớn và các công ty lớn cung cấp tài chính, bao gồm cả Chase Manhattan Bank, NationsBank, Ford and American Express. Sự phát triển mở rộng của các tổ chức kiểu này dựa trên sự tăng lên của số lượng các hộ gia đình không được thanh toán qua các tài khoản ngân hàng, và sự gia tăng của số cư dân có thu nhập thấp.
    Trong tình cảnh đặc biệt khó khăn là những người Mỹ gốc Phi và gốc La-tinh, họ chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những chỗ làm có thu nhập thấp. Họ là vật thí mạng đầu tiên của tình trạng thất nghiệp và nghèo đói, nhiều gấp 2 lần so với bộ phận dân cư da trắng. Cho dù đã có nhiều tuyên bố về việc pháp luật Mỹ bảo vệ quyền lợi của những nhóm người bị nhiều thua thiệt trong lịch sử và về sự bảo hộ nào đó đối với những người da màu, nhưng trên thực tế những công dân Mỹ da màu vẫn tiếp tục là nạn nhân của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong khi đi tìm việc làm và trong nhiều lĩnh vực khác. Trong một cuộc nghiên cứu đã được làm rõ: khi những người Mỹ da trắng và gốc Phi có cùng một trình độ đào tạo và cùng cạnh tranh một công việc tương tự nào đó, thì người da trắng có cơ hội được nhận vào làm việc nhiều gấp 3 lần so với người Mỹ gốc Phi và ít bị rơi vào cảnh xung đột và đối xử miệt thị. Những người dân tộc thiểu số, không kể thu nhập mà họ nhận được là bao nhiêu, thường bị từ chối nhiều gấp 3 lần so với người Mỹ da trắng, ví dụ như trong khi giao dịch với tín dụng cầm cố. Cũng có những biểu hiện của những thái độ tích cực mang tính chất không chính thức đối với việc bảo vệ những nhóm cư dân đã bị nhiều thiệt thòi do lịch sử để lại, nhưng điều đó chỉ thấy rõ từ phía những người Mỹ da trắng thuộc tầng lớp trung lưu và tầng lớp thượng lưu của xã hội. Trong số những người bị bóc lột thậm tệ nhất đó là phụ nữ. Trong số 58 triệu người lao động nữ thì có một tỷ lệ khá đông làm các việc về thư ký và trong lĩnh vực phục vụ. Vào giữa những năm 60 của thế kỷ XX tỷ lệ thu nhập như sau: cứ mỗi 1USD nam giới kiếm được thì phụ nữ chỉ kiếm được có 0,69 USD. Sau hơn 30 năm đấu tranh và làm việc nặng nhọc, thì đầu những năm 90 của thế kỷ XX những người phụ nữ Mỹ đã kiếm được con số 0,76 USD. Với cái đà đó có khi còn phải mất 100 năm chiến đấu, hy sinh nữa thì phụ nữ Mỹ mới có được sự bình đẳng với nam giới trong quan hệ trả công lao động. Ngoài ra, hiện nay đang có khoảng 20 triệu bà mẹ đang làm việc, 44% những người mẹ độc thân đang sống dưới mức nghèo khổ. Trong 3 người Mỹ sống trong nghèo khổ thì có 2 là nữ.
    Giá trị nhân phẩm của những bất công kinh tế
    Năm 2000 có 13 triệu trẻ em Mỹ sống trong cảnh nghèo khổ, đó là mức cao hơn nhiều so với 20 năm về trước. Những ứng cử viên trong các cuộc bầu cử và những người bảo vệ quyền trẻ em trên khắp nước Mỹ cho rằng, yếu tố cơ bản của tình trạng trẻ em nghèo gia tăng là do tiền lương thấp và giá cả cuộc sống đắt đỏ. Những trẻ em nghèo thường đã được sinh ra trong tình trạng thiếu cân, chúng chết yểu hoặc chết non do mắc các bệnh hiểm nghèo, trong đó có những bệnh có liên quan trực tiếp đến tình trạng thiếu ăn. Chúng là nạn nhân của tình trạng đói, mắc các bệnh khó chữa, môi trường bẩn thỉu, trở thành nạn nhân của tình trạng bạo lực trong gia đình và hàng xóm, và thường chậm chạp trong phản ứng và kém phát triển về trí tuệ. Theo tính toán của các bác sĩ thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ xã hội Mỹ cho biết, những người trẻ tuổi thuộc tầng lớp nghèo và những người cao tuổi thường hay bị "tác động tiêu cực hàng ngày đến miệng và lợi do các chất độc hại có trong môi trường". Điều đó biểu hiện như răng dễ bị vỡ, ung thư miệng, lợi do nguyên nhân tình trạng yếu chung về sức khoẻ của những người nghèo và do không có khả năng chi trả cho các dịch vụ nha khoa và bảo vệ răng, hàm, mặt.
    Cuối những năm 90, một giai đoạn dài nhất trong lịch sử nước Mỹ có sự phục hồi về kinh tế, thì cũng có tỷ lệ là cứ 10 gia đình Mỹ thì có một gia đình (như vậy là gồm khoảng 30 triệu người lúc đó và gần 25 triệu người vào năm 1985) cho biết rằng hằng tháng vẫn còn có mấy ngày thiếu ăn. Các địa điểm giúp cung cấp bữa ăn và cửa hàng ăn miễn phí ngày một có nhiều người lui tới. Tình trạng đói và gần như là đói thường phổ biến tại các bang, theo mức độ từ cao đến thấp, như: Niu Mê-hi-cô Mi-si-si-pi, Te-xas, A-ri-dô-na, Lu-i-si-a-na. Có phần đỡ hơn một chút là ở các bang Bắc Đi-cốt-ta, Ma-sa-su-sét, Nam Đi-cốt-ta, Đe-la-ve-rơ và Min-ne-sốt-ta. Những cộng sự của tổ chức đấu tranh với đói nghèo đã nhấn mạnh rằng, có một số lượng đáng kể các gia đình, nhất là gia đình có mẹ độc thân đi làm, cũng phải xếp hàng để nhận những khẩu phần ăn theo tiêu chuẩn với mục đính để có thêm một chút thu nhập cho các thành viên không đủ việc làm trong gia đình.
    Tại những thành phố lớn và các thành phố cấp tỉnh có hàng loạt người đang đi tìm cái ăn từ đồ phế thải ở trong các công-te-nơ chứa thực phẩm và các thùng rác. Có nhà bình luận của một tờ báo đã nêu: "nếu Tổng thống nhìn thấy cảnh rằng có nông dân nhặt thức ăn trong đống phê thải từ các công-te-nơ nhân một chuyến thăm Trung Quốc chẳng hạn, thì chắc chắn ông ta đã bình luận điều đó như là bằng chứng của việc chủ nghĩa cộng sản không còn sức sống. Thế thì nó là cái gì khi chính điều đó đang xẩy ra trên một nước Mỹ tư bản đang thành công?".
    Cứ 5 cư dân lớn tuổi ở Mỹ thì có 1 người không có học vấn gì, phần lớn những người mẹ độc thân rơi vào tình trạng này. Một trong số 4 người Mỹ trong tình trạng điều kiện sống không bảo đảm - thiếu hệ thống cống thoát nước thải và sưởi ấm. Chi trả cho nhà ở - một khoản chi khổng lồ đối với những gia đình có thu nhập thấp, các khoản chi này ngốn tới 60% - 70% tổng chi tiêu trong gia đình. Do đầu cơ bất động sản, sự phục hồi và bảo tồn các khu vực trung tâm của các thành phố, trưng mua lại các căn hộ, thất nghiệp, thu nhập thấp và thiếu sự điều tiết về nhà ở và tiền thuê nhà của nhiều người với thu nhập khiêm tốn đã gây sức ép lên thị trường nhà ở với mức độ lớn hơn so với trước đây. Trong 20 năm gần đây đã biến mất khoảng hơn 20 triệu căn hộ độc lập có giá phù hợp với cuộc sống gia đình, buộc các gia đình phải giảm diện tích bình quân của mỗi thành viên, điều đó đồng thời tạo ra nhiều khó khăn và bức xúc trong quan hệ gia đình.
  4. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Bạn thân mến!
    Rất tiếc bài viết của bạn có thể có nội dung chưa phù hợp hoặc vượt ra ngoài nội qui của TTVNOnline. Nếu không có sự vi phạm, bài viết của bạn sẽ được hiển thị trở lại trong một thời gian ngắn.
    Mong bạn thông cảm và tiếp tục đóng góp xây dựng và phát triển TTVNOnline.
    Ban Quản trị TTVNOnline!​

    Sao kỳ vậy ? Lão CA trong phiên Tòa xử cha Lý đã về TTVNOnline à ?
  5. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    + Trong room này nếu mọi người cứ tiếp tục đem chuyện chính trị và quan điểm vào trong luật pháp thì mọi người cứ tiếp tục nói tiếp tớ không tham gia. Đối với tớ, nếu bạn nào muốn tớ trao đổi về luật hiến pháp của hệ thống common law system bao gồm và không giới hạn ở luật hiến pháp của Mỹ thì bạn vui lòng chỉ thuần tuý về mặt luật pháp của nó giống như trong trường luật đã dạy cho tớ là "không đem chính trị và quan điểm vào trong đó" và chỉ thuần tuý nói về quyền trong Hiến Pháp.
    + Vĩ lẽ đó bạn nào muốn tranh luận với tớ về quyền trong hiến pháp để mà cho một người có thể gọi là hiểu rõ về luật hiến pháp của nước người ta thì các bạn tham gia vô đây. Những chuyện khác nói về quan điểm tớ không quan tâm và không muốn nói nữa. Tớ chỉ nhắc nhở cho những ai gọi là hiểu về luật hiến pháp common law biết rằng, nếu mà nói rằng mình biết mà mình chưa nhào vô đọc cases và đọc những lý luận trong tranh cãi của những quan toà toà án tối cao thì chưa nên gọi mình là hiểu biết đâu. Biết đó chỉ là biết bề mặt mà thôi. Trường luật common law không có dạy bề mặt như thế đâu. Nó dạy học sinh phải đọc cases.
    + Anh trả lời cho Pna câu hỏi anh còn nợ em trong topic này về quyền của quan toà trong bài viết em quote lần thứ hai của một người mà em gọi là học trò của GS Dung. Anh thấy bài viết đó hay hơn bài viết của GS Dung.
    + Câu trả lời của anh ở đây thuần tuý mang tính luật trong luật hiến pháp của Mỹ. Việc than phiền rằng các US Supreme Court justices không phải là do dân bầu ra so với hành pháp và lập pháp nhưng lại có quyền phủ quyết các quyết định của những người do dân bầu ra là có thật. Họ nói rằng việc đó không "fair".
    + Câu nói này của em cũng giống như VT trước đây đã nói với anh về việc sao lại có điều khoản hiến pháp cho sở hữu súng vậy. Đó là một trong những side-effects nghĩa là nó hại nhiều hơn có lợi trong hiến pháp của Mỹ. Cái gì cũng vậy, luật Mỹ không phải là thiên đường 100%.
    + Tuy nhiên, vì nó là quốc gia sống theo the rule of law, muốn làm gì muốn thay đổi gì phải làm theo đúng hiến pháp đã có chứ không phải ông Bush đem hiến pháp ra can thiệp vào quốc hội như ai nói đó xong "xoẹt" sửa ngay cái hiến pháp theo ý ông ta muốn.
    + Hiến Pháp Mỹ tạo ra Article V để dành cho việc thay đổi Hiến Pháp. Những điều khoản này cái anh học gọi là "rigid" nghĩa là rất là khó khăn để thay đổi nó không phải dễ. Việc thay đổi này thế nào anh không nói ra đây vì mọi người có thể đọc được dễ dàng bằng tiếng Việt.
    + Ở đây, nếu muốn thay đổi lấy đi quyền "judicial review" của toà án tối cao, HP phải thay thông qua đúng trình tự thay đổi của nó. Muốn vậy phải có sự đồng ý của nhân dân tiểu bang xong rồi cả hai viện. Đây lại đụng đến chính trị đây người này lobby người kia không chịu thay đổi vân vân và như thế vì chính trị, tài phiệt gì đó xen vào cho nên thay đổi không được.
    + Súng cũng vậy, đâu có dễ đổi. Đổi rồi mấy công ty bán súng mất tiền ah? Thế là nó lobby nghị sĩ phản đối vote "no" cho nên đã không đổi được.
    + Vì lẽ đó, cho đến bây giờ mấy cái side-effect này vẫn nằm ở đó và hành pháp và lập pháp phải chịu rằng cho dù tư pháp không phải dân bầu nhưng họ có quyền bãi bỏ quyết định của hành pháp và tư pháp mà họ cho rằng không hợp hiến pháp.
  6. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Bác Analyst
    - Các thẩm phán của toà tối cao pháp viện liên bang (US Supreme Court justices ) tuy không được dân bầu ra nhưng được QH đồng thuận (confirmation) tức là cũng được các đại biểu nhân dân chấp nhận hehehheeh có tương tự như QH VN thay mặt nhân dân anh hùng bầu bán các chức vụ trong chính phủ không cơ ??? Bác hẳn phải biết việc confirmation của thẩm phán đang tại vị Clarence Thomas diễn ra căng thẳng như thế nào chứ nhể
    - toà TCPV có quyền tuyên bố một đạo luật nào đó là vi hiến. Quyền này khác với "quyền phủ quyết các quyết định của những người do dân bầu ra " (quyền veto của hành pháp ???) như mặt trời với mặt trăng tuy rằng cả mặt trời và mặt trăng đều .... soi sáng mặt đất . bác không ...... nhầm nhọt hai thứ quyền này chứ nhể
  7. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Rakhoi thân mến, hồi nãy mình có viết một vài câu trả lời câu hỏi trả lời câu hỏi bạn nhưng mình nghĩ mình sợ bạn có thể hiểu lầm trong câu hỏi đó cho nên mình trở lại mình viết lại bài viết. Về câu hỏi của bạn ở trên, mình xin lỗi bạn mình đã dùng từ "phủ quyết" làm cho bạn đã hiểu rằng mình lầm lẫn về quyền veto của Tổng thống khi chuẩn bị ký đạo luật (assent) để ban hành nó sau khi quốc hội thông qua. Xin lỗi bạn về việc dùng từ nhe chứ mình hiểu rõ việc đó lắm mình không có nói sai nguyên tắc vậy đâu. Về chuyện bạn nói về việc đề cử (appointment) và phê chuẩn của quốc hội (gọi là consent) thì mình nghĩ rằng việc đó không phải gọi là dân bầu ra đâu bạn.
    Như mình đã nói với các bạn đó, trong trường luật comon law họ không có dạy cho bạn quan điểm chính trị mà họ chỉ thuần tuý dạy cho bạn (là một luật sư sau này) biết được đâu là giới hạn của các quyền trong hiến pháp (theo bạn đọc cases) để sau này nếu bạn là một luật sư đại diện cho nhân dân chống lại địa chủ cường hào bạn biết làm thế nào. Vì vậy, nếu bạn nào thật sự muốn hiểu về luật hiến pháp của common law thay vì lịch sử hiến pháp (mà bạn sẽ có thể dễ dàng đọc trên mạng) thì bạn có thể trao đổi với mình. Mình chỉ thích nói về cases và các giới hạn của từng quyền trong hiến pháp và mình chỉ thích nói về các lý lẽ của quan toà toà án tối cao trong từng quyền mà thôi thay vì nói về mặt chính trị của nó. Mình lấy ví dụ:
    + Ở các quốc gia liên bang và tiểu bang hiến pháp sẽ cho liên bang quyền commerce power. Vậy quyền này là gì hiểu thế nào áp dụng ra sao quan toà nói thế nào lý lẽ của các ông ra sao.
    + Ví dụ trong tu chính án về Bill of Rights có ghi về quyền "due process" vậy thì nó có nghĩa là gì hiểu thế nào quan toà nói ra sao. Quan toà cho nhân dân quyền đến đâu.
    + Lẽ ra còn một cái hay nữa là Tu Chính án số 1 nhưng tớ không muốn nói ở đâu trừ phi bị hỏi vì đây lại sẽ bị chính phủ hiểu là tớ tuyên truyền tự do ngôn luận. Tớ không thích nói trừ phi bạn hỏi thật sự thuần tuý về lý lẽ trong hiến pháp của Mỹ.
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 07:40 ngày 10/09/2007
  8. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Bác analyst
    - TT đề cử người vào chức vụ thẩm phán sau đó thượng viện (senate) sẽ bỏ phiếu bầu . heheheh có thể gọi là cơ chế "TT cử, TV bầu" . cũng là "bầu cử" chứ nhể . Hay bác bẩu là do Hạ viện (house of representatives) không được bỏ phiếu nên không được coi là do "dân bầu ra" .
    - dù thẩm phán không được dân trực tiếp bầu ra , hay congress (đại diện dân) gián tiếp bầu ra mà chỉ được thượng viện bầu ra thì khi bác bẩu "Việc than phiền rằng các US Supreme Court justices không phải là do dân bầu ra so với hành pháp và lập pháp nhưng lại có quyền phủ quyết các quyết định của những người do dân bầu ra là có thật. Họ nói rằng việc đó không "fair". " , bác có thể giải thích không "fair" là vì sao và "họ" mà bác dùng ở đây là ai ??
    Bác nào chưa biết về thủ tục đề cử và phê chuẩn thẩm phán TCPV mẽo có thể tham khảo tại đây heheheheh cũng không cần đến trình độ tiếng Anh .... "cao cấp" để hiểu đâu nhể (lưu ý bác nào dịch theo kiểu .... tam tự kinh cho rằng nominate=đề cử và appoint=chỉ định thì dễ thành dịch .... vật lắm nhé )
    http://www.ll.georgetown.edu/guides/supreme_court_nominations.cfm
    INTRODUCTION
    Under Article II of the Constitution, the President has the power, by and with the advice and consent of the Senate, to appoint Judges of the Supreme Court. Since Supreme Court Justices are appointed for life, each nomination to the Supreme Court has a long-lasting influence on the Court and on the day-to-day life of every American. The most recent successful nomination to the Supreme Court, that of Justice Samuel Alito, was made by President George W. Bush. He was sworn in on January 31, 2006 to replace Justice Sandra Day O''Connor. This guide is designed to explain the nomination process and *****ggest resources for further research in the nomination process and the U.S. Supreme Court in general.
    NOMINATION & CONFIRMATION PROCESS
    Article II section 2 of the Constitution states that the Presidents "shall nominate, and by and with the Advice and Consent of the Senate, shall appoint ... Judges of the Supreme Court..." U.S. Const. art. 2 § 2, cl. 2.
    The process:
    The President usually will consult with Senators before announcing a nomination.
    When the President nominates a candidate, the nomination is sent to the Senate Judiciary Committee for consideration.
    The Senate Judiciary Committee holds a hearing on the nominee. The Committee usually takes a month to collect and receive all necessary records, from the FBI and other sources, about the nominee and for the nominee to be prepared for the hearings.
    During the hearings, witnesses, both supporting and opposing the nomination, present their views. Senators question the nominee on his/her qualifications, judgment, and philosophy.
    The Judiciary Committee then votes on the nomination and sends its recommendation (that it be confirmed, that it be rejected, or with no recommendation) to the full Senate.
    The full Senate debates the nomination.
    The Senate rules allow unlimited debate (a practice known as filibustering). To end the debate, it requires the votes of 3/5 of the Senate or 60 senators (known as the cloture vote).
    When the debate ends, the Senate votes on the nomination. A simple majority of the Senators present and voting is required for the judicial nominee to be confirmed. If there is a tie, the Vice President who also presides over the Senate casts the deciding vote.
    ...........
  9. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Hi, Rakhoi
    + Tớ không tranh luận thêm với bạn về ý nghĩa của "dân bầu" ra trong việc chọn ra quan toà cho toà án tối cao nữa.
    + Về câu hỏi của bạn "fair" và "họ" nghĩa là gì:
    ++ Họ ở đây là những người thuộc bên hành pháp và lập pháp.
    ++ Fair ở đây có nghĩa rằng hành pháp và lập pháp là do dân trực tiếp bầu ra trong khi (theo lý luận của tớ mà bạn đã tranh cãi từ "dân bầu") thì tư pháp là không phải do dân bầu ra cho nên việc một người không phải do dân bầu ra đã có thể ra quyết định invalidate (a) một điều khoản trong một đạo luật (Act) của lập pháp hoặc (b) một điều khoản trong một quy định của hành pháp thì theo hành pháp và tư pháp là không fair đối với họ.
    ++ Tuy dù họ nói không fair theo quan điểm của họ (hành pháp và lập pháp), theo lời tớ giải thích cho Pna hiểu trong bài viết quote lên (Pna quote lên), vì Mỹ là một trong những quốc gia sống theo the rule of law cho nên nếu như Hiến Pháp đã quy định quyền judicial review của US Supreme Court thì muốn thay đổi nó phải làm đúng theo thủ tục của Article V trong Hiến Pháp về thay đổi một điều khoản trong hiến pháp.
  10. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    bác Analyst
    + vậy thì không tranh luận thêm "ý nghĩa của "dân bầu" ra trong việc chọn ra quan toà cho toà án tối cao" nữa nhé . Nhưng có cần nhắc nhở bác rằng nếu bác không muốn .... tranh luận thêm về "ý nghĩa của "dân bầu" ra trong việc chọn ra quan toà cho toà án tối cao" thì bác cũng không thể dùng lập luận "tư pháp là không phải do dân bầu ra" khi tranh luận các vấn đề ... liên quan chứ ạ . "fair" enough ????
    ++ về từ "họ" nhớ . Bác bẩu rằng "Họ ở đây là những người thuộc bên hành pháp và lập pháp." tớ đoán chừng bác không có ý nói là TẤT CẢ những người thuộc bên hành pháp và lập pháp chứ ạ . Nếu bác có ý nói "tất cả" hoặc "phần lớn" những người bên hành pháp và lập pháp thì đành làm phiền bác cho dẫn chứng : một con số thống kê , ý chí của một vài cụ lớn, hay một cái ... case nào đó cũng được . Nếu bác chỉ có ý nói "một số người" thì ....... "một số người" khác cũng có thể khẳng định điều ngược lại chứ ạ
    ++ về chữ "fair" nhể
    - nếu không được dùng lập luận "tư pháp là không phải do dân bầu ra" thì "fair" hay không ở đây , cũng chảng có gì để bàn nhể
    - nếu dùng cả lập luận "tư pháp là không phải do dân bầu ra" thì ngành tư pháp chỉ làm công việc họ được giao phó theo qui định của hiến pháp là nhắc nhở bên lập pháp và hành pháp phải "sống, chiến đấu , học tập theo gương ... hiến pháp" hay còn gọi là ..... "quyền judicial review của US Supreme Court " . Cũng như bất cứ tên cảnh sát "không được dân bầu ra" nào đó cũng có quyền cho bác tấm giấy phạt khi "nghi ngờ" bác chạy xe quá tốc độ luật pháp qui định thì tư pháp cũng cần có quyền nắm áo hành pháp và lập pháp khi tư pháp thấy lập pháp và hành pháp làm trái .... hiến pháp chứ . Có gì là không "fair " ở đây nhể ???
    Nếu bác cảm thấy tên cảnh sát không "fair" (hay đúng hơn không ... theo đúng ý bác) khi cho bác tấm giấy phạt, bác có quyền đưa tên cảnh sát đó ra toà để cãi lại (tuy rằng hơi bị hao ý ). phỏng ạ . Tương tự như thế nếu bất kỳ ai thấy phán quyết của TCPV không "fair" hay không theo như ý họ thì họ cũng có quyền yêu cầu TCPV nghe lập luận của họ (hihihi cái này cũng hơi bị khó ý) và TCPQ cũng có thể lật ngược lại phán quyết của chính TCPV , heheheheh cái này thì bác có thể tự tìm "case" được mà nhể . như vậy đã ..... "fair" enough chưa ạ

Chia sẻ trang này