1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho biết Afganistan những năm 1978-1996 ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi do_re_mi, 04/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Cho biết Afganistan những năm 1978-1996 ?

    Có bác nào rành về tình hình Afganistan từ khi Cách mạng 1978 đến khi Taliban lên nắm quyền 1996 thì cho em biết nhé. Càng chi tiết càng tốt.
  2. V_Kid

    V_Kid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2006
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    0
    Đó là thời kỳ biến động nhất của Lịch sử A Phú Hãn (Xin lỗi, cho em viết tiếng Việt vì tiếng Anh áp dụng cho Telex khó đánh quá !), từ một nước giàu bậc nhất Trung - Nam Á dù không hề có chút tài nguyên nào giá trị bằng hoặc hơn mấy nước xung quanh, từng là đất nước có nền văn hoá giả trí hiện đại nhất Tây Á, vậy mà kể từ khi người lính Liên Xô đầu tiên bước chân vào Kabul thì nước này tụt dốc không phanh, giừo đây trở nên nghèo nhất khu vực, Nói dại chớ, đi khắp đất trời Trung Đông chẳng thấy vùng đất nào lại man di, nghèo đói như Áp - ghan cả. Như vậy, nước này đã tụt hậu (Thật sự mà nói) gần 2 thế kỷ so với năm 1978 - Năm cao nhất của Chính phủ Cộng sản. Đủ thấy người Cộng sản ở nước này lanh lợi biết chừng nào, ăn bánh mì Nga, dùng đồ điện Nga ...
  3. Pagan

    Pagan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    3.118
    Đã được thích:
    1
    Câu hỏi này lại phải nhờ Wikipedia thôi : http://vi.wikipedia.org/wiki/Afghanistan
    (Đã viết tắt mấy từ nhạy cảm)
    -----------------------
    ...
    Giai đoạn ổn định dài nhất tại Afghanistan là trong khoảng 1933 tới 1973, khi đất nước nằm dưới quyền cai trị của Vua Zahir Shah. Tuy nhiên, năm 1973, anh/em rể của Zahir Shah là Sardar Daoud Khan, đã thực hiện một cuộc đảo chính không đổ máu. Daoud Khan và toàn thể gia đình sau này đã bị giết hại năm 1978, khi Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan CS tiến hành một cuộc đảo chính gọi là Cuộc cách mạng Saur vĩ đại và chiếm giữ quyền bính.
    Sự đối đầu và nhiều cuộc xung đột bên trong nhiều chính phủ cs tiếp diễn. Như một phần của cuộc Chiến tranh lạnh, năm 1979 Chính phủ Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Jimmy Carter và Cố vấn An ninh Quốc gia Zbigniew Brzezinski bắt đầu ngầm cung cấp tài chính và huấn luyện cho các lực lượng Mujahideen chống chính phủ thông qua cơ quan an ninh mật Pakistan được gọi là Inter Services Intelligence (ISI), họ là những người Hồi giáo bất mãn trong nước chống lại thuyết vô thần CS của chế độ Mác xít. Nhằm ủng hộ cho các lực lượng CS Afghanistan, Liên bang Xô viết ?"trích dẫn Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Láng giềng thân thiện năm 1978 đã được ký kết giữa hai quốc gia?" can thiệp vào nước này ngày 24 tháng 12 năm 1979. Theo các phương tiện truyền thông và các nguồn tin chính thức của chính phủ, khoảng 110,000 tới 150,000 quân Xô viết, với sự hỗ trợ của 100,000 hay hơn nữa quân đội ủng hộ CS Afghan, đã hiện diện tại nước này. Giai đoạn chiếm đóng của Xô viết dẫn tới cuộc di cư hàng loạt của hơn 5 triệu người Afghan tới các trại tị nạn ở nước Pakistan, Iran và các nước láng giềng khác. Hơn 3 triệu người đã định cư tại Pakistan, hơn 1 triệu người tại Iran và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đối mặt với nhiều sức ép quốc tế và con số hơn 15,000 binh lính thiệt mạng sau các cuộc đụng độ với các lực lượng Mujahideen được Hoa Kỳ, Pakistan, và các chính phủ khác huấn luyện, quân đội Xô viết đã phải rút đi sau mười năm, năm 1989. (Đọc thêm: Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan)
    Sự rút quân đội Xô viết khỏi Cộng hoà Dân chủ Afghanistan được coi là một thắng lợi về ý thức hệ tại Hoa Kỳ, nước đã hỗ trợ Mujahideen qua ba đời tổng thống nhằm ngăn cản sự mở rộng ảnh hưởng Xô viết tới vùng Vịnh Péc xích nhiều dầu mỏ. Sau khi quân đội Xô viết rút đi năm 1989, Hoa Kỳ và các đồng minh của họ đã mất sự chú ý tới Afghanistan và giúp đỡ rất ít cho việc khôi phục đất nước đã bị tàn phá sau chiến tranh cũng như gây ảnh hưởng tới các sự kiện tại đó. Liên bang Xô viết đã tiếp tục ủng hộ Tổng thống Najibullah (cựu nhân lãnh đạo cơ quan an ninh mật, KHAD) cho tới khi ông mất chức năm 1992. Tuy nhiên, thiếu sự hiện diện của các lực lượng Xô viết, chính phủ thân CS không thể giữ được ưu thế và dần mất lãnh thổ vào tay các lực lượng du kích.
    Kết quả của những cuộc chiến là đại đa số giới trí thức cùng các tầng lớp tinh hoa Afghanistan đã rời bỏ đất nước ra nước ngoài, một khoảng trống quyền lãnh đạo nguy hiểm xuất hiện. Những cuộc chiến tiếp tục giữa nhiều phe phái Mujahideen, cuối cùng dẫn tới sự nổi lên của các lãnh chúa địa phương. Những trận đánh đẫm máu nhất trong cuộc nội chiến diễn ra năm 1994, khi hơn 10,000 người bị giết hại tại Kabul. Sự hỗn loạn và tình trạng tham nhũng lan tràn tại đất nước Afghanistan thời hậu Xô viết và là nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện của Taliban, chủ yếu là người Pashtun thuộc vùng Helmand và Kandahar.
    Taliban đã phát triển thành một lực lượng chính trị-tôn giáo, và cuối cùng chiếm Kabul năm 1996. Tới cuối năm 2000, Taliban đã chiếm được 95% lãnh thổ đất nước, chỉ còn lại sự đối đầu của các cứ điểm (Liên minh Bắc Afghan) mạnh chủ yếu ở phía bắc Tỉnh Badakhshan. Taliban đã tìm cách áp đặt một các giải thích bộ Luật Sharia Hồi giáo hà khắc và sau này bị coi là những người ủng hộ khủng bố, chủ yếu vì đã cung cấp chốn nương thân cho mạng lưới Al-Qaeda của Osama bin Laden.
    Trong bảy năm cầm quyền của Taliban, đa số dân cư nước này phải sống trong tình trạng hạn chế đến cùng cực các quyền tự do và sự vi phạm vào quyền sống của họ. Phụ nữ bị cấm làm việc, trẻ em gái không được đi học. Những người chống đối bị trừng phạt ngay lập tức. Những người CS bị tiêu diệt một cách có hệ thống và trộm cắp bị trừng phạt bằng cách chặt chân hoặc tay. Tuy nhiên, tới năm 2001 Taliban đã hầu như tiêu diệt được việc trồng cây thuốc phiện tại Afghanistan.
    Sau những vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, Hoa Kỳ tung ra Chiến dịch Tự do Bền vững, một chiến dịch quân sự nhằm tiêu diệt mạng lưới Al-Qaeda đang hoạt động tại Afghanistan và lật đổ chế độ đang chứa chấp chúng (chính phủ Taliban). Hoa Kỳ đã liên minh với Liên minh Miền bắc Afghan để thực hiện mục tiêu của mình.
    Tháng 12 năm 2001, các lãnh tụ chính của các nhóm đối lập Afghan đã gặp gỡ tại Bonn, Đức, và đồng ý về một kế hoạch thành lập một chính phủ dân chủ mới dẫn tới việc Hamid Karzai, một người Pashtun từ thành phố miền nam Kandahar, trở thành chủ tịch Chính quyền Lâm thời Afghan.
    Sau Loya Jirga toàn quốc năm 2002, Karzai đã được các đại biểu chọn lựa làm Tổng thống tạm quyền của Afghanistan. Năm 2003, nước này đã triệu tập một Loya Jirga (Hội đồng các Thủ lãnh) lập hiến và phê chuẩn một hiến pháp mới vào năm sau đó. Hamid Karzai được bầu làm tổng thống trong cuộc bầu cử toàn quốc tháng 10 năm 2004. Những cuộc bầu cử lập pháp được tổ chức tháng 9 năm 2005. Quốc hội ?" cơ quan lập hiến do bầu cử tự do đầu tiên tại Afghanistan từ năm 1973 ?" nhóm họp tháng 9 năm 2005, và đáng chú ý trong cuộc bầu cử này phụ nữ được tham gia với tư cách cử tri, ứng cử viên và cả người được bầu.
    Tuy đất nước tiếp tục được khôi phục và tái xây dựng, cuộc đấu tranh chống sự nghèo đói, cơ sở hạ tầng lạc hậu, số lượng mìn dày đặc và nhiều loại vũ khí chưa nổ khác, cũng như việc trồng cấy và buôn bán bất hợp pháp thuốc phiện đang là vấn đề nghiêm trọng. Afghanistan tiếp tục phải đối phó với cuộc nổi loạn của Taliban, những mối đe doạ tấn công từ một số thành viên al Qaeda còn sót lại, và sự bất ổn, đặc biệt tại miền bắc, đã gây ra tình trạng các lãnh chúa bán độc lập.
    Những biến cố mới nhất tại Afghanistan
    Đầu năm 2007, các báo cáo về sự hiện diện ngày càng tăng của Taliban tại Afghanistan dẫn tới việc Hoa Kỳ phải xem xét tiến hành các chiến dịch quân sự lớn hơn, dài hơn và thậm chí phải tăng quân số. Theo một báo cáo do Robert Burns thuộc Associated Press đưa ra ngày 16 tháng 1 năm 2007, "Các quan chức quân sự Mỹ đã chỉ ra bằng chứng mới cho thấy quân đội Pakistan, vốn có những mối quan hệ từ lâu với phong trào Taliban, đã cố tình làm ngơ cho những cuộc xâm nhập của tổ chức này." Tương tự, "Một sĩ quan tình báo quân sự Mỹ đã nói với các phóng viên, số lượng những cuộc tấn công của bọn phiến loạn đã tăng 300 phần trăm từ tháng 9 năm [2006], khi chính phủ Pakistan đưa thỏa thuận hòa bình với các lãnh đạo bộ tộc vào thức hiện ở vùng miền bắc Waziristan, dọc theo biên giới phía đông của Afghanistan." Sản xuất thuốc phiện cũng tăng đều, chiếm một phần ba tới hai phần ba GDP quốc gia.
  4. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Không thể coi chiến thắng ý thức hệ cho Mẽo được.
    Bọn Mẽo mượn tay mấy chiến binh mujahideen để chống CS bảo vệ cho mấy giếng dầu của Mẽo ở vùng vịnh. Sau đó bọn mujahedeen lại quay ra cấu xé nhau.
    Chế độ thần quyền dựng lên, lịch sử Af vẫn không sáng sủa gì.

Chia sẻ trang này