1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho biết quan điểm của bạn: Tài sản ảo ? Bảo hộ ? Giá trị ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi bongmai_denhat, 12/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bongmai_denhat

    bongmai_denhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Cho biết quan điểm của bạn: Tài sản ảo ? Bảo hộ ? Giá trị ?

    Một trong những vấn đề nóng của một phần tư xã hội bây giờ là ván đề này.
    Rất mong nhận được những ý kiến, quan điểm của các bạn về vấn đề tài sản ảo.
    Bắt đầu từ hai vấn đề cơ bản: tài sản ảo là gì ? Có giá trị hay không ?

    Ngoài những tài sản phi vật chất theo cách hiểu truyền thống, như quyền tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp...v...v...; thì hiện tại đã phát sinh thêm một thứ tài sản mới khó mà gộp được vào những phạm trù trên, vì định danh của nó còn chưa rõ ràng. Tên miền (domain) là một ví dụ, nó chẳng phải là tài sản theo đúng nghĩa, chẳng liên quan đến sở hữu trí tuệ, cũng không phải là tên thương mại (là một loại tài sản cụ thể); nhưng chẳng ai chối bỏ được giá trị và giá trị sử dụng của nó. Tài sản game online cũng là một ví dụ. Chà, nghĩ đến đã thấy phức tạp rồi. Có ai có thể nêu một định nghĩa, khái niệm về loại tài sản này không ? hãy thử định nghĩa xem.

    Liệu nó đã được coi là tài sản chưa ? Tôi nghĩ rằng khái niệm sở hữu thì rộng hơn là khái niệm tài sản rất nhiều. Tôi thử suy luận logich, thì tập "sở hữu" là tập mẹ và tập "tài sản" là tập con, bất kỳ thứ gì cũng không thể gọi là tài sản nếu không có sở hữu, không được một chủ thể nào đó sở hữu. Ngay cả cái gọi là tài sản vô chủ cũng đương nhiên nằm trong sở hữu của Nhà nước rồi. Cũng có thể có quan điểm khác là hai tập này chỉ giao nhau một phần thôi, phần giao nhau đó là "tài sản" được xác định, quy chiếu trong khái niệm "sở hữu". Nhưng ý của tôi muốn nói ở đây là người ta có thể sở hữu rất nhiều thứ mà những thứ đó không phải là tài sản, ví dụ sở hữu thân thể, sở hữu ý tưởng. Từ đó dẫn đến: tên miền, đồ vật ảo trong game online có thể được sở hữu nhưng không phải là tài sản. Vậy bạn hãy giải trình vè quan điểm của bạn, hay có ý kiến nào phản biện xem.

    Đánh giá giá trị của những loại (tạm gọi là tài sản) này như thế nào đây? Giá trị là một thuộc tính của tài sản, nhưng không bắt buộc rằng có giá trị thì phải là tài sản. Ai có thể giúp tôi tư duy về vấn đề này không.

    Thực ra, đây là vấn đề mà có thể thấy ngay rằng lý thuyết có giá trị trong ứng dụng thực tế. Ví dụ, hack đồ game online bán được tiền kha khá; một bộ đồ xịn có thể đạt số tiền hàng chục triệu đồng. Ăn trộm năm trăm nghìn đi tù lẹ; nhưng có người chộp một bộ đồ game online của người khác bán được hàng chục triệu cũng không thể bị xử phạt hành chính được chứ đừng nói đến xử lý hình sự. Nếu nó không phải là tài sản, thì việc chiếm đoạt tên miền cũng không thể xử lý hình sự được. Tên miền cũng có rất nhiều cái quy ra hàng triệu dollar.

    Vậy, vấn đề này được nghiên cứu như thế nào? Ở việt nam và những quan điểm tiên phong trên thế giới?

    [nick bongmaibac đã bị treo vì tội spam, bỏ luôn, vì nó có mấy ngàn gold đó nhưng nó chả phải là tài sản, bongmai_denhat thay thế]
  2. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Mấy dzụ liên quan đến thật thật ảo ảo và vô hình thì có tên lít tồ sờ mai đó, hắn có vẻ thông thạo tệ.

    Tớ ít học, chỉ bít là tên miền thì được xem là tài nguyên quốc gia, không phải là tài sản, mà họ gọi là tài nguyên và Nhà nước trao cho người đăng ký sớm và hợp lệ quyền sử dụng tên miền đó trong một thời gian nhất định. Như vậy, tài nguyên quốc gia thì cấm mua bán và chuyển nhượng.
    Trong có mớ lý luận của bông mai về tài sản, tớ thấy thế này :
    tài sản dù hữu hình hay vô hình thì độc lập với con người, còn sở hữu thì :
    - Sở hữu là quyền năng của con người không đồng nhất với đối tượng của sở hữu : vật - tài sản;
    - Sở hữu thể hiện quan hệ của con người với nhau trong chiếm dụng, khai thác và định đoạt về vật không đồng nhất với vật - tài sản;
    Cuối cùng, có nhiều vật - tài sản có giá trị nhưng không được xem là tài sản, hoặc được xem là tài sản nhưng không phải là hàng hóa có thể chuyển giao, ví dụ : vũ khí quân dụng, ma túy, ...

  3. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Tớ có 3 nick Gunbound Online đều lên rồng , 5 nick Võ Lâm Truyền Kỳ 9x và 10x tương đương 20tr...bảo hộ cho tớ được thì hay nhở...Vẫn thấy mình "sở hữu"...và nếu có chú nào định chôm thì ...
    Tại sao lại không thể có chuyện đồ và nick được admin "bảo hộ" nhỉ? . Tài sản ảo, quản lý được (chủ quản lý, thậm chí admin game online cũng quản lý được), mua bán trao đổi "như thật" được...các hình thức "chôm chỉa" cũng thực hiện "như thật" được chỉ khác là dùng CNTT (dùng CNTT<---cho ngồi tù đc-HSVN)..vậy lý do gì để nói không đưa tài sản ảo vào quản lý? Và xem nó là "tài sản ảo" nhỉ?
    PS: Bác nào cày võ lâm cứ vào Tây Giang pm nhân vật: Tiêu Ngạo Thiên...để thấy thế giới ảo...nhiều khi..."như thật"
  4. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Giả sử ông luật sư fsai họp với khách hàng, sau một nói chuyện ông fsai thu được $ thì cái gì là tài sản nhỉ ? Người theo chủ nghĩa trực quan sẽ cho là nước bọt của ngài luật sư fsai cao quý là tài sản và gào lên đề nghị có quy định pháp luật về nước bọt. Vật ảo trong game online cũng đang được nhìn nhận gần giống như thế.
    Bộ Thương mại cho chung tất cả các đối tượng: tên miền, địa chỉ email, vật ảo trong game .v..v vào một rọ và muốn nó là tài sản để cho giao dịch điện tử phát triển. Nhưng mà những đối tượng này đều có nền tảng pháp lý khác nhau.
    Tên miền dù còn nhiều tranh cãi nhưng hiện tại nó chia sẻ pháp lý với nhãn hiệu.
    Còn địa chỉ email thì việc giao dịch liên quan đến nó cũng chẳng khác ta mua một vé tàu, vé xe sau đó bán lại (hoặc cho, tặng ...) cái vé đó cho người khác.
    Riêng vật ảo trong game online, vấn đề còn tranh luận. Quan điểm mới nhất là coi nó là một quyền đối nhân, không phải là quyền đối vật. Đối tượng giao dịch là dịch vụ tức là nước bọt của ông fsai nói trên.
    Ngoài ra, tôi cũng trình bày quan điểm tại http://talk15.blogspot.com/
    Xem thêm: http://www.acomm.com.vn/Home/tintrongnuoc/2006/04/397.aspx
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 15:01 ngày 26/04/2006
  5. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Tài sản và quyền sở hữu tài sản mà bạn nêu ra về ảo, thì khó phân tích 1 chút, chúng ta hiểu thế nào là sở hữu ? Quyền của người không phải là chủ sở hữu tài sản nhưng cũng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đọat tài sản không thuộc quyền của mình theo thỏa thuận với chủ sở hữu tài sản đó .. Bởi vậy luật mới có quy định rõ về quyền đối vật và đối nhân
    Quyền đối vật : là các quyền được thực hiện trên các vật cụ thể và xác định
    Quyền đối nhân : bao gồm các quyền tương ứng với các nghĩa vụ và tài sản mà người phải thực hiện vì lợi ích của người có quyền.
    Quay lại vấn đề tài sản ảo, kevin có ông bạn hành nghề thầy võ, có dăm ba thế, mà ong ta dạy cả đời không hết, dạy cho bao nhiêu thế hệ, lấy tiền sống tàn tàn cả đời, bất ngờ có 1 thằng đệ tử, học thành tài, ra đời lập 1 câu lạc bộ cạnh tranh ông thầy.. Ông thầy than vãn, đệ tử lấy mất mmiếng cơm của tao.v.v.v
    - Và kevin lại có 1 ông thầy dạy văn, phải nói thầy này có mấy chữ dạy cả đời không hết..tiền lương vẫn lãnh đều đều. Không biết cái này có thể nói là tài sản ảo không.
  6. vit2006

    vit2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    kevinmitknick
    Mình nghĩ cái này gần với quan niệm về tài sản vô hình hơn là tài sản ảo. Các bạn nghĩ sao ?
  7. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Hình như mọi người cứ ngập ngừng giữa tính chất vật lý của tài sản (hữu hình hay vô hình) và những yếu tố tạo nên nội hàm của khái niệm tài sản. Xin khẳng định các đặc điểm vật lý của của 1 sự vật hiện tượng (hữu hình hay vô hình, ảo hay thực, có thể sờ mó hay vô hình) không liên quan nhiều đến việc xác định xem sự vật hiện tượng đó là 1 tài sản hay không. Trên thực tế cũng như trong học thuật, 2 yếu tố căn bản nhất trong nội hàm của khái niệm tài sản là: (1) được sở hữu: Một vật không thể là đối tượng của quyền sở hữu thì không thể được coi là tài sản; và (2) có giá trị: Không thể gọi là tài sản nếu tài sản đó không có giá trị gì đối với người sở hữu. Quan niệm này cũng không trái với khái niệm của Black''s Law Dict về tài sản: "Asset - an item that is owned and has value".
    Khái niệm này cũng được triển khai thực hiện và chấp nhận chung trong hầu hết các hệ thống pháp luật, chẳng hạn luật pháp Việt Nam cũng thừa nhận "Lợi thế kinh doanh" (good-will) như là một tài sản của doanh nghiệp và có thể hạch toán trong bản cân đối kế toán (balance sheet), có thể mua bán - chuyển nhượng hoặc góp vốn kinh doanh. Như thế có lý do gì để từ chối việc xem xét nick chơi game như 1 tài sản đây?
  8. bongmai_denhat

    bongmai_denhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bác đóng góp ý kiến giúp bongmai mở rộng được suy nghĩ, cũng như chia sẻ quan điểm của mình cho nhiều anh em khác tham cứu.
    Vấn đề "tài sản ảo" mà chúng ta đang bàn đến, nếu như chỉ đơn thuần là việc thống nhất cách hiểu, cách sử dụng từ ngữ ( với những nội hàm và ngoại diên của nó ) thì rõ ràng là mọi chuyện sẽ giải quyết được bằng con đường ngôn từ.
    Tuy nhiên, nó còn là vấn đề quyền lợi, và quyền lợi là nguồn gốc của mọi sự chia rẽ. Chỉ xét đến một thứ là tài sản ảo trong game làm ví dụ. Như ông chủ tịch hội đồng quản trị của Vinagame - công ty độc quyền khai thác game Võ lâm truyền kỳ ở Việt nam - cho rằng: công ty từ chối công nhận các item trong game này là tài sản ảo; nói cách khác là không công nhận việc bảo hộ các tài sản này với tính chất là một "vật" thuộc quyền sở hữu của người chơi. Vì bản chất của các item - biểu tượng - đồ đạc - trong game này là các đoạn mã - code - trong một phần mềm lớn là trò chơi Võ lâm truyền kỳ. Với bản chất như vậy, thì các đoạn mã đó không thể tách rời để xem là một phần riêng rẽ, độc lập với chương trình phần mềm đó.
    Bản quyền phần mềm game Võ lâm truyền kỳ, là bản quyền của công ty Kingsoft - Trung Quốc - nhượng quyền khai thác cho Vinagame Việt nam với điều khoan không được phép sang nhượng lai cho bên thứ ba bất kỳ dưới bất cứ hình thức nào. Logich tiếp theo là nếu Vinagame công nhận các đoạn mã kia thuộc về người chơi, thì Vinagame vi phạm hợp đồng với Kingsoft, vì được coi như là bán đoạn code cho người chơi.
    Lý luận như trên quả nhiên là tỏ ra buồn cười. Vì một đoạn code tách ra khỏi phần mềm chung thì vô giá trị, không ai có thể sử dụng được riêng rẽ như điều ông ta nói. Tuy nhiên, sở cứ cho lập luận trên hoàn toàn có cơ sở, vì nếu đã công nhận là tài sản thuộc về người chơi thì đương nhiên ông ta không thể chối bỏ trách nhiệm bảo hộ chúng cho người chơi. Xét đến diễn tiến tiếp theo, khi công ty KS và VNG chấm dứt hợp đồng, đình chỉ phát hành trò chơi trên tại Việt nam thì phát sinh hệ quả công ty Vinagame phải đền bù cho khách hàng, vì công nhận nó là tài sản của người chơi. Đó có lẽ là điều cốt lõi của mọi sự không công nhận; chứ việc mắc mớ hợp đồng độc quyền với KS chỉ là lo ngại thứ yếu của VNG với việc công nhận hay không công nhận này.
    Trong khi đó, phải thừa nhận rằng tài sản và tiền bạc ảo trong game có thể so sánh tương đương với dollar Mỹ và vàng trong đời sống thực. Một dẫn chứng nho nhỏ là trong khi Việt nam đồng đang mất giá từng ngày, thì "bạc" - thứ tiền tệ trong game - tỏ ra ngoan cố bám đuổi theo dollar chứ không chịu mất giá theo Việt nam đồng - đơn vị tiền tệ của Việt nam. Kim nguyên bảo - một vật phẩm trong game có vị trí trung gian quy đổi giữa "bạc" với "thời gian chơi" trong game này - nghĩa là có thể mua Kim nguyên bảo bằng "bạc" và có thể quy đổi Kim nguyên bảo thành "thời gian được phép chơi" - đã tăng giá, cách đây ít lâu chỉ có giá khoảng 200 vạn lượng bạc, nay đã tăng giá lên 230 - 250 vạn lượng bạc. Nguyên do cơ bản là Việt nam đồng mất giá nên tỷ giá phải thay đổi theo. Chưa tính đến những vấn đề khác, như các item - đồ vật - trong game có thể mua bán bằng tiền thật trị giá vài trăm ngàn Việt nam đồng là thông thường; vài triệu đồng là không hiếm và trên chục triệu đồng là có thật.
    Nếu chỉ cho rằng việc bỏ tiền ra để mua những thứ trên là thuộc về một nhóm người đầu óc bất bình thường trong xã hội; thì vấn đề này sẽ thuộc về ngành Y tế vì nhóm người bất bình thường, có sức khoẻ tâm thần không ổn định kia đang tăng lên cả về số lượng lẫn .....chất lượng ( ý nói đến mức độ chuyên nghiệp và sự đam mê). Và xét ở góc đọ đó thì không có sự tranh luận nào hết, ngoài tranh luận của các bác sĩ chuyên khoa dưới góc độ bệnh lý học. Tuy nhiên, không phải như thế. Việc tham gia vào một trò chơi online - trực tuyến - là hoàn toàn bình thường; và sở dĩ các đơn vị tiền tệ trong game có giá trị, là bởi nó có khả năng quy đổi từ tiền mặt sang vật phẩm trung gian trong game - các đồ vật - item - tien ao - và từ các đồ vật đó quy đổi được thành các dịch vụ giải trí do công ty game cung cấp. vậy nên, bản chât sự việc là người ta bỏ tiền mua dịch vụ giải trí trực tuyến, và đó là điều hoàn toàn bình thường. Chính vì bản chất vấn đề là bỏ tiền mặt để mua dịch vụ giải trí, để thoả mãn trong một trò chơi, nên mới có khả năng đặt ra vấn đề là bảo hộ hay không bảo hộ các quyền của người chơi đối với các sản phẩm dịch vụ mình đã mua??! Đây là vấn đề cần được giải quyết thấu đáo, và xem đó là mấu chốt của sự việc.
    Ý kiến khác, của một yếu nhân trong công ty FPT, đơn vị cung cấp trò chơi khác cũng với nội dung tương tự là trò chơi MU; cho rằng công ty thừa nhận và bảo hộ tài sản cho người chơi trong game. Vì công ty xác định các tài sản đó là các "thông tin" mà người chơi tìm kiếm được sau một quá trình chơi và tìm kiếm vất vả. Xin lưu ý rằng, họ coi đồ vật trong game là "thông tin" chứ không phải là "đồ vật" và thông tin tin thì cũng có thể được coi là một tai` sản, bình đẳng như mọi tài sản khác.
  9. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Các bác vẫn còn mơ màng thật ảo nhỉ. Sử dụng từ cho đúng: "vật ảo" chứ không phải là "tài sản ảo". Vì coi là tài sản rồi thì không tranh luận làm gì.
    Tôi cho rằng "vật ảo" là thông tin được làm ra bởi nhà phát triển game một cách trực tiếp hoặc/và gián tiếp (thông qua chương trình điện toán). Lao động của họ là lao động thực chất để tạo ra thông tin này. Bởi vậy, sự sở hữu trước hết là của của nhà phát triển game.
    Bây giờ bận rồi, các bác phân tích tiếp đi
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 12:45 ngày 13/05/2006
  10. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Mí câu này ngồ ngộ à nha...Vật ảo trong game đúng là do bàn tay của mí tech làm ra cả chứ nó không đùng đùng xuất hiện trong game được. Tuy nhiên gamer bỏ tiền ra chơi game, nạp card đàng hoàng mí được chơi..như vậy đại bộ phận gamer trở thành "khách hàng" của nhà sản xuất hoặc nhà phát hành trò chơi. Như vậy, khi có những quy định của PL thể hiện rõ gamer là khách hàng của nhà phát hành game thì những "vật ảo" sẽ được xem như một hàng hoá online...bởi nó được sở hữu bởi một gamer nào đó, nó được nhà cung cấp game bảo hộ qua các quy định hay "lời hứa'' của họ đối với gamer. Tôi ví dụ, nếu như bi giờ trong game VLTK tại VN bạn có một bộ đồ tốt (hoàng kim chẳng hạn), bạn hoàn toàn có thể nhờ đến đội ngũ quản lý game (GM) hoặc admin bảo vệ quyền sử hữu của bạn trước tình trạng hack nick trao đổi "bất hợp pháp" trong game. Và từ đó, với ý chí và sự chủ động của mình bạn hoàn toàn có thể trao đổi, mua bán với bất cứ người nào. Như vậy dù cho nhà phát hành tạo ra vật ảo này nhưng sở hữu thuộc về gamer và được chính nhà phát hành game bảo vệ quyền sở hữu đó. Vật ảo được chuyển cho gamer, ko còn là của nhà phát hành.
    Đồng ý với bác LVHA74 về chuyện không có lý do gì để không xem vật ảo trong game như một tài sản. Có chăng lý do là phải có một cơ sở pháp lý và sự quản lý tối ưu cho loại hình này vì để quản lý được không phải là chuyện dễ. Quản lý gamer đã khó vì nó quá rộng, mà quản lý chính nhà phát hành game còn khó hơn. Nếu cho nó là một hàng hoá thật sự và có thể mua bán trao đổi...thì việc các anh tech nhà mình tạo ra những "món đồ" mà gamer thường gọi là "cực khủng" để bán thì cũng khó mà tránh khỏi, điều này sẽ làm cho game và thế giới đồ ảo trở nên khó kiểm soát...bản thân gamer sẽ chán chường ngay, game phát hành sẽ chỉ dành cho những người lắm tiền chơi để đua nhau chứ không còn là một loại hình giải trí thông thường. Với kinh nghiệm chơi game online trong thời gian qua, tớ nói thật...chưa cho mua bán trao đổi một cách công khai...nhưng bây giờ nếu ai đó 1 tháng kiếm ra chưa đủ 3 triệu VNĐ thì chơi game VLTK chỉ thuộc hạng gà, chỉ để phá thời gian. Khi đã đam mê thì như một vài người mà tôi biết...đã từng bỏ ra 25 triệu VNĐ chỉ để mua đủ một bộ đồ mà trong game VLTK gọi là bộ LUCK (may mắn-đánh quái vật rớt ra những đồ vật với giá trị cao với tỉ lệ cao hơn người khác nhiều). Nói vài ví dụ vậy để mọi người có thể thấy rằng quy chế quản lý cho game online sẽ thật sự khó khăn... Nó không chỉ đơn thuần là cho hay không cho mua bán, công nhận hay không công nhận là hàng hoá hay tài sản ảo...

Chia sẻ trang này