1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho em hò?i chù?t vĂ??? sà?ch tr?f́ng cù?a bĂ?̣ quĂ?́c phò?ng ?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ilunga, 11/12/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ilunga

    ilunga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2004
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Cho em hò?i chùt vĂ? sàch trf́ng cù?a bẶ quẮc phò?ng ?

    Em là? thà?ng viĂn mới nĂn cùfng chà? hiĂ?u mĂ tĂ gì? vĂ? càc loài vùf khì , chì? khòai 'òc bà?i cù?a mấy bàc thĂi . À? nghe nòi bẶ quẮc phò?ng nhà? mì?nh vư?a tung ra sach trf́ng vĂ? bẶ quẮc phò?ng , ko biẮt nò nòi vĂ? cài gì? , cò khoe vùf khì mới cù?a mì?nh 'Ă? rfng 'e thf?ng khựa khĂng càc bàc ? Em cà?m ơn
  2. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Sách mới được công bố này 9-12 nên ở đây chắc chưa mấy ai có dịp tiếp xúc. Về nội dung có thể đọc ở TTXVN :
    - Bộ Quốc phòng Việt Nam đã chính thức công bố sách trắng về quốc phòng của Việt Nam tại cuộc họp báo chuyên đề do Bộ Ngoại giao tổ chức ngày hôm 9/12 tại Hà Nội.
    Đây là lần thứ hai Bộ Quốc phòng Việt Nam công bố sách trắng. Sách trắng quốc phòng được công bố lần đầu tiên vào năm 1998 dưới tên gọi "Việt Nam củng cố quốc phòng bảo vệ Tổ quốc".
    Sách trắng lần này có tên gọi "Quốc phòng Việt Nam những năm đầu của thế kỷ XXI", được xuất bản bằng hai thứ tiếng Việt và Anh, gồm 3 phần chính - Chính sách quốc phòng Việt Nam, Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
    Giới thiệu nội dung cơ bản của cuốn sách với các phóng viên trong và ngoài nước, Thượng tướng Nguyễn Văn Hiệu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, khẳng định việc công bố sách trắng quốc phòng Việt Nam không ngoài mục đích bày tỏ quan điểm của Việt Nam về những vấn đề an ninh mới của khu vực và thế giới, tiếp tục khẳng định tính chất hòa bình, tự vệ trong chính sách quốc phòng của Việt Nam cũng như chủ trương xây dựng nền quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam
    Về chính sách quốc phòng, cuốn sách nêu rõ các mối quan tâm về an ninh của Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt Nam luôn kiên định coi việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, là lợi ích cao nhất của đất nước
    Tính chất của quốc phòng Việt Nam là hòa bình, tự vệ. Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích của các quốc gia khác theo những nguyên tắc cơ bản của hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế. Việt Nam chủ trương không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình; không tham gia bất kỳ hoạt động quân sự nào sử dụng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực đối với nước khác, nhưng vẫn sẵn sàng tự vệ chống lại mọi hành động xâm lược, đe dọa an ninh quốc phòng, tổn hại đến lợi ích dân tộc.
    Việt Nam ủng hộ những nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm ngăn ngừa, đẩy lùi các nguy cơ xung đột vũ trang và chiến tranh; hoan nghênh những sáng kiến giải trừ quân bị, tiến tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới trong nỗ lực giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống như tổ chức tội phạm quốc tế, buôn bán ma tuý, cướp biển... để đảm bảo khả năng phát triển bền vững của Việt nam cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới.
    Về những tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ trên bộ, trên biển giữa Việt Nam và các nước, Việt Nam luôn sẵn sàng thương lượng hòa bình để giải quyết có lý, có tình. Riêng về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, quan điểm nhất quán của Việt Nam là khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với vùng biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông. Tuy nhiên, vì lợi ích an ninh chung của các bên hữu quan, Việt Nam sẵn sàng đàm phán hòa bình để giải quyết, trước mắt là đạt tới sự thoả thuận về "Bộ quy tắc ứng xử" trong khi tiếp tục tìm kiếm những giải pháp lâu dài.
    Phần hai của sách trắng đề cập đến ba vấn đề lớn: Xây dựng tiềm lực quốc phòng, xây dựng thế trận quốc phòng, quản lý nhà nước về quốc phòng. Trong phần cuối cùng, cuốn sách giới thiệu về các thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân, phương châm quốc phòng của Việt Nam.

    TTXVN 10-12-2004.
  3. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Có thể xem thêm bài nói của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Ủy viên trung ương Đảng, Thứ thưởng Bộ Quốc phòng tại buổi họp báo chuyên đề do Bộ Ngoại giao tổ chức vào ngày 9/12.
    (Nguồn TTXVN 10-12-2004)
    ---
    Quốc phòng Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI


    Thưa các nhà báo trong nước và các nhà báo nước ngoài,
    Trước hết, thay mặt Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôi xin cảm ơn Bộ Ngoại giao đã tổ chức để Bộ Quốc phòng giới thiệu với các nhà báo trong nước và các nhà báo nước ngoài nội dung cơ bản cuốn Sách trắng "Quốc phòng Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI''''.
    Đây là lần thứ hai Bộ Quốc phòng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố Sách trắng Quốc phòng. Sách trắng quốc phòng được công bố lần đầu tiên năm 1998 dưới tên gọi "Việt Nam củng cố quốc phòng bảo vệ Tổ quốc''''.
    Trong những năm qua, tình hình khu vực và thế giới đã có nhiều thay đổi. Việc công bố Sách trắng quốc phòng Việt Nam lần này dưới tên gọi ''''Quốc phòng Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI" không ngoài mục đích bày tỏ công khai quan điểm của Việt Nam về những vấn đề an ninh mới của khu vực và thế giới, tiếp tục khẳng định tính chất hoà bình, tự vệ trong chính sách quốc phòng của Việt Nam cũng như chủ trương xây dựng nền quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam.
    Sách trắng ''''Quốc phòng Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI" gồm 3 phần chính. Một là: Chính sách quốc phòng Việt Nam; Hai là: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân; Ba là: Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Tôi xin trình bày những nội dung chính như sau:
    I. Chính sách quốc phòng Việt Nam
    Phần này trình bày nhận định của Việt Nam về xu thế chung của tình hình an ninh khu vục và thế giới, những nhân tố tích cực và tiêu cực, sự tác động của những nhân tố đó đến xu thế hoà bình và hợp tác khu vực và toàn cầu.
    Phần này cũng nêu rõ các mối quan tâm đề an ninh của Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Việt Nam luôn kiên định coi việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa là lợi ích cao nhất của đất nước.
    Tính chất của quốc phòng Việt Nam là hòa bình, tự vệ. Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích của các quốc gia khác theo những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và Luật pháp quốc tế. Việt Nam chủ trương không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình; không tham gia bất kỳ hoạt động quân sự nào sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực đối với nước khác, nhưng sẵn sàng tự vệ chống lại mọi hành động xâm lược, đe doạ an ninh quốc gia, tổn hại đến lợi ích dân tộc.
    Việt Nam ủng hộ những nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm ngăn ngừa, đẩy lùi các nguy cơ xung đột vũ trang và chiến tranh; hoan nghênh những sáng kiến giải trừ quân bị, tiến tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới trong nỗ lực giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống như tổ chức tội phạm quốc tế, buôn bán ma tuý, cướp biển... để đảm bảo khả năng phát triển bền vững của Việt Nam cũng như các rước trong khu vực và trên thế giới.
    Về những vấn đề tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ trên bộ, trên biển giữa Việt Nam và các nước, Việt Nam luôn luôn sẵn sàng thương lượng hoà bình để giải quyết có lý, có tình. Riêng về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, quan điểm nhất quán của Việt Nam là: Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với vùng biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông. Tuy nhiên, vì lợi ích an ninh chung của các bên hữu quan Việt Nam sẵn sàng đàm phán hoà bình để giải quyết, trước mắt là đạt tới sự thoả thuận về "Bộ quy tắc ứng xử'''' trong khi tiếp tục tìm kiếm những giải pháp lâu dài.
    Về chủ trương xây dựng nền quốc phòng, Sách trắng quốc phòng đề cập ba vấn đề lớn.
    1- Việt Nam chủ trương phát triển kinh tế xã hội bền vững là nền tảng củng cố, tăng cường khả năng quốc phòng phối hợp hoạt động quốc phòng, an ninh với hoạt động đối ngoại với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa đa dạng hoá các quan hệ quốc tế; Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.
    2- Sức mạnh quốc phòng Việt Nam là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân của cả hệ thống chính trị kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại và sức mạnh của mọi lực lượng.
    3- Việt Nam dựa vào sức mình là chính, nhưng coi trọng việc hợp tác, giúp đỡ của các nước bè bạn vì hoà bình, độc lập và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
    II. Phần thứ hai: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân
    Nền quốc phòng Việt Nam do toàn dân tham gia xây dựng, dựa vào sức mình là chính, nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững hoà bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu ''''dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh''''.
    Ngày nay, nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh bao gồm xây dựng tiềm lực quốc phòng, xây dựng thế trận quốc phòng và quản lý Nhà nước về quốc phòng.
    1- Xây dựng tiềm lực quốc phòng:
    Tiềm lực quốc phòng Việt Nam bao gồm: Tiềm lực về chính trị - tinh thần; tiềm lực về kinh tế; Tiềm lực về khoa học công nghệ; Tiềm lực về quân sự.
    Về Tiềm lực chính trị - tinh thần: Tiềm lực chính trị tinh thần là thành tố cơ bản của tiềm lực quốc phòng chứa đựng trong đó truyền thống yêu nước, truyền thống văn hoá, dân tộc và cả và cả hệ thống chính trị, ý chí đó thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh: "Chúng ta thà hy tất cả chứ không chịu làm nô lệ'''' và chân lý "Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Dân tộc Việt Nam có một truyền thống cực kỳ quý báu. Đó là truyền thống yêu nước nồng nàn. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại kết thành một làn sóng to lớn, vô cùng mạnh mẽ, nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".
    Ngày nay, việc xây dựng tiềm lực chính trị-tinh thần đòi hỏi:
    + Giáo dục truyền thống yêu nước cho toàn dân đặc biệt là thế hệ trẻ.
    + Nâng cao nhận thức, kiến thức quốc phòng, ý thức quốc phòng cho toàn Đảng, toàn dân, nhất là học sinh, sinh viên.
    + Thực hiện tốt chính sách đoàn kết dân tộc, tôn giáo, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, xoá đói giảm nghèo.
    + Nâng cao trình độ văn hoá, mở mang dân trí, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
    - Về tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân: Tiềm lực kinh tế là cơ sở vật chất của nền quốc phòng toàn dân, đảm bảo cho sức mạnh vật chất của nền quốc phòng.
    Việt Nam phát huy sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
    - Về tiềm lực khoa học-công nghệ: Tiềm lực khoa học-công nghệ bao hàm trình độ phát triển khoa học công nghệ và số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nghiên cứu, phổ biến ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
    Việt Nam coi phát triển khoa học công nghệ cùng với phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu là nền tảng và động lực phát triển kinh tế-xã hội là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập chủ quyền đất nước.
    - Về tiềm lực quân sự: Tiềm lực quân sự là bộ phận nòng cốt, cốt lõi của tiềm lực quốc phòng, được xây dựng trên nền tảng của tiềm lực kinh tế, chính trị-tinh thần, khoa học công nghệ.
    Tiềm lực quân sự bao gồm con người và trang bị kỹ thuật, trong đó yếu tố con người là cực kỳ quan trọng, có tính quyết định. Gắn việc xây dựng tiềm lực quân sự với xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần, tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học công nghệ là yêu cầu tất yếu để xây dựng tiềm lực quốc phòng, bảo đảm khả năng huy động, tạo thành sức mạnh để bảo vệ Tổ quốc.
    2- Xây dựng thế trận quốc phòng
    Thế trận quốc phòng toàn dân là thế bố trí lực lượng và tiềm lực quốc phòng trên toàn lãnh thổ, bảo đảm đối phó thắng lợi với mọi âm mưu và hành động bạo loạn vũ trang, xâm phạm độc lập, chủ quyền thống nhất, sự toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của Việt Nam.
    Thế trận quốc phòng Việt Nam xây dựng gắn với hướng kết hợp chặt chẽ kinh tế quốc phòng an ninh, quốc phòng với kinh tế.
    3- Quản lý Nhà nước về quốc phòng
    Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện việc quản lý quốc phòng theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
    III. Phần thứ ba: Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
    Lực lượng vũ trang Việt Nam bao gồm: Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, cảnh sát biển và công an nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước.
    Quân đội nhân dân Việt Nam là nòng cốt của lực lượng vũ trang gồm Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương, có lực lượng thường trực và lực lượng dự bị. Bộ đội chủ lực gồm các quân chủng, quân đoàn, binh chủng, có khả năng cơ động cao, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu chiến đấu trong mọi tình huống. Ngoài các đơn vị sẵn sàng chiến đấu còn có một hệ thống hoàn chỉnh các đơn vị đảm bảo hậu cần, kỹ thuật, các học viện, nhà trường, các viện nghiên cứu đào tạo sĩ quan và chuyên môn kỹ thuật. Phương châm của Việt Nam là xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam "Chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại" luôn đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng quân đội về chính trị, giữ vững bản chất giai cấp công nhân, có tư tưởng, đạo đức, lối sống cách mạng nêu cao tinh thần yêu nước, thường xuyên sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.
    Là lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân và là đội quân của dân, do dân và vì dân, Quân đội nhân dân Việt Nam chú trọng tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành thực hiện đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tham gia củng cố chính quyền cơ sở, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, thực hiện tốt đạo lý: "uống nước nhứ nguồn"; đền ơn đáp nghĩa với các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, giúp nhân dân xoá đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống vật chất, tinh thần ngày càng ấm no, hạnh phúc.
    Quân đội nhân dân Việt Nam được nhân dân tin yêu, trìu mến gọi là ''''Bộ đội *****'''', được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi ''''Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì CNXH. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng''''.
    Trong thành phần lực lượng vũ trang nhân dân, phát triển thêm một lực lượng mới là cảnh sát biển. Đó là lực lượng chuyên trách của Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý về an ninh trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Nhà nước Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. Mọi hoạt động của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đều do Bộ Quốc phòng quản lý.
    Thưa các Quý vị,
    Trên đây tôi đã trình bày khái quát những nội dung cơ bản của cuốn sách ''''Quốc phòng Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI''''. Về chính sách quốc phòng của Nhà nước Việt Nam là nhất quán, thống nhất, trước sau như một, luôn mong muốn giữ vững sự ổn định bên trong và chung sống hoà bình hữu nghị với tất cả các quốc gia khác để tập trung nỗ lực cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
    Xin gửi tới các Quý vị quyển sách này. Chúng tôi hy vọng cuốn sách này sẽ cung cấp cho Quý vị những thông tin bổ ích, làm nhịp cầu xây dựng lòng tin giữa Việt Nam với các quốc gia trong cộng đồng quốc tế góp phần củng cố quan hệ hữu nghị vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
    Xin chân trọng cảm ơn các Quý vị!

  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Dc của Nga cĂn phải bỏ phần nĂi về VN, chắc khĂng cĂ 'Ău.
    V>i lại, VN mĂnh cĂ cĂi gĂ mĂ khoe
  5. 0xyz

    0xyz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2004
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em hỏi: liệu có sự liên hệ gì không khi cả VN và Nhật cùng công khai tuyên bố về sách trắng quốc phòng???
  6. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    To TLV và Chiansan:
    Hai bác có trong tay sách trắng về QP của Việt Nam không?Em không ở nhà nên không thể tiếp xúc được.Nếu có thì các bác cho em xem với!Nếu không tiện trong box KTQS(vi phạm quy định:tránh đụng chạm đến các vấn đề liên quan tới Việt Nam) thì chuyển qua box Lịch sử-Văn hoá ạ!
    Em rất muốn xem!Hai bác giúp em với nhé!
    Em cám ơn nhiều
  7. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Bác nào có sách Trắng cứ scan lên cho anh em đọc với . Đã là sách trắng thì tất nhiên không lo bị quy chụp là "Tiết lộ bí mật quân sự .v.v. ". Hơn nữa nội quy cũng không cấm những tin bài có nguồn tài liệu xác thực ( an toàn ).
  8. Bradley

    Bradley Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2004
    Bài viết:
    659
    Đã được thích:
    0
    Theo như trong sách trắng vá nhiều nhà phân tích cho rắng NC chủ trương xây dựng một nền quốc phòng toàn dân,ít chú trọng đến việc hiện đại hoá quân đội theo hướng mới.cần phải nhìn nhận là tình hình hiện nay thì chiến tranh toàn diện đánh chiếm lãnh thổ NC ít có khả nằng xảy ra thậm chí là không có,mà khả năng dễ xung đột nhất là vùng biển đảo thì dựa vào chiến tranh nhân dân là không thích hợp với một cuộc xung đột như vậy.Quân đội cần được cải tổ lại và hiện đại hoá dần tuỳ theo điều kiện và tình hình.Tuy yếu tố con người là quan trọng nhưng trang bị hiện đại cũng quan trọng không kém nhất là vào thời buổi này.NC cần có cả hai yếu tố này nếu thiếu một trong hai thì không thể thắng trong cuộc chiến ngày nay.

Chia sẻ trang này