1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho em hỏi chút về tên lửa. Xin lỗi các bác nếu topic này làm phiền

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi The_Dark_Ranger, 17/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. The_Dark_Ranger

    The_Dark_Ranger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi chút về tên lửa. Xin lỗi các bác nếu topic này làm phiền

    Chào các bác. Em chuẩn bị có đề tài thuyết trình trước hội đồng về các loại tên lửa công suất và chi phí. Các bác có thể cho em biết có bao nhiêu loại tên lửa hiện nay không. Chi phí và công suất từng loại thế nào. Mong các bác giúp đỡ

    Em xin lỗi nếu topic này có làm loãng forum. Xin chân thành cám ơn các bác nếu có hồi âm
  2. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Tên lửa đạn đạo liên lục địa MX Peacekeeper của Hoa Kỳ đang được phóng thử nghiệm​
    Tên lửa đạn đạo (còn gọi là tên lửa đường đạn) là loại tên lửa có phần lớn quỹ đạo sau khi phóng tuân theo các nguyên tắc của đường đạn học (tiếng Anh: ballistics) phần quỹ đạo của tên lửa trong giai đoạn này thực chất là theo chế độ bay không điều khiển theo phương trình vật chuyển động tự do trong trường trọng lực. Để đi được xa thường tên lửa được phóng lên rất cao, quỹ đạo vượt ra khỏi tầng khí quyển đậm đặc của Trái Đất và thâm nhập khoảng không vũ trụ. Điểm đặc trưng của tên lửa đạn đạo là được phóng theo phương thẳng đứng.
    Tên lửa đạn đạo bao gồm nhiều loại tên lửa trong đó có tên lửa vũ trụ là các tên lửa mang hay tên lửa đẩy dùng để đưa tàu vũ trụ và các vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo quanh Trái Đất và các loại tên lửa đạn đạo dùng trong quân sự.
    Trong số các loại tên lửa đạn đạo chỉ có tên lửa vũ trụ có vận tốc lớn nhất và đạt được vận tốc vũ trụ cấp 1 (khoảng 7,9 km/giây tại cao độ 0), quỹ đạo của nó trở thành quỹ đạo của vệ tinh nhân tạo bay xung quanh Trái Đất theo các đường ellipse với độ cao giảm rất chậm sau mỗi vòng quay.
    Tất cả các loại tên lửa đạn đạo khác không phát triển được vận tốc vũ trụ cấp một nên chuyển động của chúng là chuyển động "dưới quỹ đạo" (tiếng Anh: sub-orbital) là khi quỹ đạo của tên lửa không có khả năng thực hiện được một vòng quay xung quanh Trái Đất.
    Quỹ đạo của tên lửa đạn đạo quân sự được đặc trưng bởi ba giai đoạn:
    Giai đoạn phóng: Tên lửa được phóng lên theo chiều thẳng đứng vượt qua tầng khí quyển đậm đặc giai đoạn này kéo dài khoảng 3-4 phút tên lửa sẽ đi vào khoảng không vũ trụ tên lửa tầm càng xa thì độ cao càng lớn và vận tốc tối đa càng cần phải gần đến vận tốc vũ trụ cấp 1 (đối với loại tên lửa liên lục địa vận tốc đạt đến 7 km/giây). Giai đoạn này tên lửa đã tiêu tốn một đến hai tầng phóng tên lửa với hầu hết nhiên liệu động cơ tên lửa.
    Giai đoạn giữa: Khi đã ở trên khoảng không vũ trụ tên lửa dần dần xoay hướng để chuyển động ngang. Tại độ cao này không còn lực cản của khí quyển, không cần lực đẩy của động cơ tên lửa gần như bay theo quy luật của vật bị ném lên trong trường trọng lực theo một quỹ đạo là một phần ellipse và đạt điểm cao nhất tại thời điểm giữa của giai đoạn này (tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể đạt đến độ cao 1.200 km). Giai đoạn này kéo dài khoảng 15-25 phút tuỳ theo tầm bắn của tên lửa. Sau khi đạt độ cao tối đa các đầu đạn sẽ được phóng ra phần còn lại của tên lửa hết tác dụng. Sau đó đầu đạn mất dần độ cao và bắt đầu thâm nhập tầng khí quyển đậm đặc.
    Giai đoạn lao xuống mục tiêu: bắt đầu từ độ cao 100 km đầu đạn đi vào khu vực mục tiêu, càng ngày quỹ đạo càng mất dần chuyển động ngang và cuối cùng là lao xuống theo chiều thẳng đứng, giai đoạn này chiếm khoảng 2 phút và kết thúc khi chạm đất với tốc độ khoảng 1-4 km/giây.
    Quỹ đạo đường đạn như trên cho phép tên lửa đạn đạo đến được mục tiêu rất xa vì phần lớn quỹ đạo diễn ra trong khoảng không vũ trụ không có lực cản không khí, tên lửa bay theo quán tính. Đối với tên lửa liên lục địa là loại tên lửa đạn đạo tầm xa thực tế nó có thể bắn đến được mọi điểm trên Trái Đất.
    Tên lửa vũ trụ là loại tên lửa đạn đạo để đưa các tàu vũ trụ hoặc vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo quanh Trái Đất hoặc tiến hành du hành vũ trụ đến các hành tinh trong phạm vi Hệ Mặt Trời hoặc thoát khỏi Hệ Mặt Trời.
    Để trở thành vệ tinh nhân tạo của Trái Đất (đưa tàu vũ trụ hoặc vệ tinh vào quỹ đạo vòng quanh Trái Đất), tên lửa vũ trụ phải phát triển được vận tốc lớn hơn hoặc bằng vận tốc vũ trụ thứ nhất (7,9 km/giây tại độ cao 0).
    Để thoát hẳn khỏi sức hút của Trái Đất để đi đến các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời, tên lửa vũ trụ phải phát triển được vận tốc vũ trụ thứ hai (11,19 km/giây tại độ cao 0).
    Để bay thoát khỏi Hệ Mặt Trời, tên lửa vũ trụ cần phải có vận tốc vũ trụ thứ ba (16,7 km/giây).
    Ví dụ: tên lửa Saturn V đưa các phi thuyền Apollo lên Mặt Trăng.
  3. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    Tên lửa có điều khiển là tên lửa được trang bị hệ thống điều khiển để thay đổi các tham số động trên quỹ đạo bay nhằm ổn định và dẫn tên lửa tới mục tiêu. Quá trình điều khiển có thể diễn ra trên toàn bộ quỹ đạo hoặc một phần quỹ đạo. Hiện nay phần lớn tên lửa thuộc loại tên lửa có điều khiển.
    Hệ thống điều khiển bao gồm bộ cảm biến, thiết bị tính toán, cơ cấu chấp hành.
    Tên lửa có điều khiển được phân loại theo hệ thống điều khiển:
    Điều khiển theo chương trình hay tự lập: dẫn đường quán tính, dẫn đường thiên văn, dẫn đường theo từ trường của Trái Đất...
    Điều khiển từ xa: bằng dây dẫn, cánh sóng hẹp, lệnh vô tuyến hoặc tia
    Tự dẫn, còn gọi là phóng và quên, được chia ra làm ba loại tùy theo nơi đặt nguồn phát năng lượng sơ cấp để dẫn tên lửa: chủ động, bán chủ động và thụ động
    Kết hợp các loại nói trên, chẳng hạn đoạn đầu và giữa quỹ đạo thì điều khiển theo chương trình hoặc từ xa, đoạn cuối điều khiển tự dẫn
    [​IMG]
    Tên lửa hành trình Tomahawk của Hoa Kỳ​
    Tên lửa hành trình (theo thuật ngữ tiếng Anh "Cruise missile") hay còn gọi là tên lửa có cánh (theo thuật ngữ tiếng Nga "s?<ла,ая ?аке,а") hay tên lửa tuần kích là loại vũ khí tên lửa có điều khiển mà đặc điểm bay của nó là trong toàn bộ quỹ đạo tên lửa chịu tác động của lực nâng khí động học thông qua các cánh nâng nên được gọi là tên lửa có cánh.
    Loại tên lửa này có rất nhiều phương án điều khiển: có thể là theo chế độ lập trình sẵn để chống các mục tiêu cố định hoặc với radar, tự dẫn để chống các mục tiêu di động như tàu chiến, máy bay.
    Theo cách phân loại của Nga và Liên Xô trước đây, Tên lửa hành trình (người Nga gọi là tên lửa có cánh "s?<ла,ая ?аке,а") được phân thành hai lớp chính:
    Loại cánh phẳng: thực chất đây là một loại máy bay không người lái sử dụng một lần, được thiết kế để mang đầu đạn (có thể mang đầu đạn hạt nhân cho chiến tranh hạt nhân hoặc đầu đạn thuốc nổ cho chiến tranh thông thường). Vì là một loại máy bay không người lái nên động cơ của nó là động cơ phản lực không khí và thường là loại động cơ tuốc bin khí như của máy bay nhưng là loại rẻ để dùng chỉ một lần. Tên lửa có tốc độ dưới âm thanh và nhìn bên ngoài khác với các loại tên lửa khác là có đôi cánh nâng phẳng giống cánh máy bay để tạo lực nâng khí động học nên loại này còn được gọi theo tên cũ là tên lửa?"máy bay. Loại cánh phẳng này có tốc độ dưới âm thanh nên không thể dùng chống máy bay được mà chỉ để chống các mục tiêu cố định, tàu chiến, tàu ngầm.
    Loại cánh chữ thập: loại này cánh có hình dạng chữ thập, là loại mang động cơ tên lửa có tốc độ trên âm thanh. Đây là một tập hợp lớn các loại tên lửa khác nhau từ loại chống tăng, chống chiến hạm, và chống máy bay, điển hình nhất như loại tên lửa không đối không
    Theo cách phân loại của Hoa Kỳ và rất nhiều các nước khác thì tên lửa hành trình chỉ được hiểu là loại cánh phẳng mà thôi.
    Tên lửa hành trình loại cánh phẳng là loại máy bay không người lái nên có tốc độ tương đối thấp (dưới tốc độ âm thanh) cho phép bay ở độ cao thấp, có thể được lập trình bay men theo cao độ của địa hình nên loại tên lửa này có ưu thế bí mật rất cao gây khó khăn cho hệ thống radar và hệ thống phòng không của đối phương. Nhưng đồng thời cũng có thể bị bắn hạ bởi pháo cao xạ, súng máy phòng không hoặc các vũ khí bộ binh khác.
    So với các loại tên lửa có điều khiển khác như loại cánh chữ thập hoặc loại tên lửa đạn đạo thì giá thành của tên lửa hành trình cánh phẳng rẻ hơn nhiều nếu có cùng bán kính hoạt động vì có động cơ và nguyên tắc bay như của máy bay là loại công nghệ rẻ hơn công nghệ tên lửa.
    So với việc sử dụng máy bay của không quân việc sử dụng tên lửa có cánh đắt hơn nhiều vì một quả tên lửa hành trình (ví dụ Tomahawk của Hoa Kỳ giá trên 1 triệu USD) chỉ sử dụng được một lần và phần đắt nhất của nó là hệ thống điều khiển (nếu không tinh đến chi phí gián tiếp như nhân mạng phi công, chi phí đào tạo phi công...)
    Trong chiến tranh thông thường chính vì loại tên lửa này vừa đắt lại có sức công phá có hạn (giới hạn bởi khối lượng đầu đạn) nên chỉ thích hợp để tấn công các mục tiêu có giá trị cao như trạm chỉ huy, nhà máy, cầu lớn, trạm phát sóng, phát điện hoặc các chiến hạm của đối phương...Do đó một cách hạn chế hiệu quả của tên lửa hành trình là phân tán giảm giá trị của từng mục tiêu.
    Tên lửa hành trình hiện đại nổi tiếng là vũ khí có độ chính xác cực cao: đối với loại chống mục tiêu cố định, toạ độ của mục tiêu được cài đặt vào bộ nhớ chương trình điều khiển bay của tên lửa và tên lửa liên tục kết nối với hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để hiệu chỉnh đường bay đến mục tiêu do đó đã đạt đến độ chính xác trong phạm vi một vài mét. Do vậy để chống lại loại tên lửa này mấu chốt là phải phá sóng liên lạc của tên lửa với hệ thống định vị toàn cầu và luôn di động tránh là các mục tiêu cố định.
    Tên lửa hành trình rất có cơ hội và tiềm năng là loại vũ khí ám sát và khủng bố.
  4. The_Dark_Ranger

    The_Dark_Ranger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn vì sự giúp đỡ của bác. Nếu có nhiều hơn mong bác giúp em vì nếu không em sẽ bị ông thầy làm thịt
  5. The_Dark_Ranger

    The_Dark_Ranger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi thêm một chút về cái tên lửa của Trung Quốc. Em thấy có nói loại tên lửa này rất rẻ mà lại có hiệu suất lớn. Vì vậy nên rất được ưa sử dụng. Các bác có điều gì kiểm chứng cái ni không
  6. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0

    Bom bay V-1 của Đức Quốc Xã trong Thế chiến thứ hai​
    Tên lửa hành trình có nguồn gốc từ rất sớm, năm 1917 trong Thế chiến thứ nhất đã có dự án "ngư lôi bay" (Kettering bug) của quân đội Hoa Kỳ: người ta thử nghiệm một loại máy bay hai tầng cánh (biplane) chất đầy thuốc nổ cho cất cánh về phía mục tiêu. Sau một khoảng thời gian đã định cánh máy bay sẽ bị gãy ra để máy bay lao xuống đất. Dự án không được áp dụng vì chiến tranh kết thúc trước khi dự án được hoàn thiện.

    Trong Thế chiến thứ hai, để chống lại lực lượng hải quân áp đảo của Hoa Kỳ, quân đội Thiên hoàng của Nhật Bản đã dùng các phi đội thần phong cảm tử để lao vào tàu chiến của địch. Đây là các "tên lửa hành trình có người lái".
    Đặc biệt tại chiến trường châu Âu nước Đức Quốc Xã đã dùng bom bay V-1 để tấn công nước Anh và chúng thật sự là tên lửa hành trình theo đúng nghĩa hiện đại:
    Bom bay V-1 trang bị một động cơ phản lực còn rất thô sơ, dùng hệ thống tự động lái (autopilot) điều khiển bằng Gyroscope (hệ thống điều khiển theo quán tính tiếng Anh: Inertial guidance system). Tuy hệ thống điều khiển còn rất thô sơ trong chế tạo nhưng ý tưởng là rất mới mẻ và còn được áp dụng trong rất nhiều hệ điều khiển vũ khí hiện đại sau này. V-1 có các thông số kỹ thuật chính như sau:
    Kích thước (Dài - Sải cánh - Cao): 7,9 - 5,4 - 1,42 m
    Tốc độ: 656 km/h
    Bán kính hoạt động: 240 km
    Trọng lượng tên lửa: 2.150 kg
    Trọng lượng đầu đạn: 830 kg
    Sau thế chiến thứ hai, tại giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh, cả Liên Xô và Hoa Kỳ đều nghiên cứu triển khai tiếp tên lửa hành trình trên cơ sở bom bay V-1 của Đức để lại. Đặc biệt trong những năm 1960, 1970 Liên Xô nhìn nhận tên lửa hành trình là vũ khí hiệu quả nhất để chống lại với hạm đội tàu sân bay của Hoa Kỳ. Hải quân Xô Viết đi đầu triển khai tên lửa hành trình mà họ gọi là tên lửa có cánh (s?<ла,ая ?аке,а) trên máy bay, trên tàu ngầm tấn công và trên các tàu mang tên lửa cao tốc của họ. Tên lửa có cánh của Liên Xô dùng để chống chiến hạm di động đòi hỏi độ chính xác cao nên hệ thống điều khiển được làm mới hoàn toàn ngoài cơ cấu autopilot được lập trình bay bằng Gyroscope quán tính còn có thêm radar tự dẫn cho đoạn bay cuối để đâm vào tàu đối phương. Năm 1967 một tàu tên lửa cao tốc loại nhỏ của Hải quân Ai Cập loại 200 tấn được Liên Xô trang bị, bằng môt quả đạn đã bắn chìm một khu trục hạm "con muỗi" cỡ trên 2000 tấn của Israel trong Chiến tranh Trung Đông, 1967 gây ra tiếng vang lớn trong giới hải quân thế giới mở ra triển vọng một lực lượng hải quân nhỏ yếu có thể đánh tiêu diệt hải quân địch mạnh hơn.
    Trong những năm 1980 trong cao trào chạy đua vũ khí tên lửa tầm trung Hoa Kỳ cho triển khai loại tên lửa hành trình Tomahawk mang đầu đạn hạt nhân với ba phương án phóng từ máy bay, phóng từ tàu chiến và tàu ngầm. Hệ vũ khí Tomahawk của Hoa Kỳ tạo nên bước cách mạng trong công nghệ chế tạo vũ khí nhất là ở hệ thống điều khiển công nghệ cao: tên lửa Tomahawk ngoài hệ thống dẫn đường theo quán tính cổ điển được tích hợp hệ thống dẫn đường lập trình sẵn (tự lập) dựa trên sự thay đổi cao độ của địa hình - hệ thống TERCOM (TERrain COntour Matching system - tên lửa vừa bay vừa dùng mắt thần laser đo cao độ của địa hình và hiệu chỉnh với các tham số của bản đồ số đã được lập trình bay) cho đến nay đây vẫn là bí quyết công nghệ cao của Hoa Kỳ. Công nghệ dẫn đường này cho phép tên lửa hành trình đạt độ chính xác cực cao.
    Năm 1982, hãng Boeing đã giao cho Không quân Hoa Kỳ những tên lửa hành trình phóng từ trên không ALCM (Air Launched Cruise Missiles) đầu tiên của họ. Đó là những máy bay nhỏ, cánh hình mũi tên có thể gập lại được (cánh cụp-xòe). Chúng được ngoắc dưới cánh máy bay B52, mỗi máy bay 12 tên lửa.
    Những chuyến giao tên lửa hành trình "vô hình" (stealth) đầu tiên cho không lực Mỹ đã diễn ra vào năm 1986. Chương trình đó, được biết chính thức dưới tên gọi ACM (Advanced Cruise Missile, tên lửa hành trình tiên tiến), là một trong những bí mật nhất của Lầu năm góc. Không quân Pháp năm 1986 đã nhận tên lửa tuần tiễu đầu tiên có đầu đạn nhiệt hạch của mình, loại ASMP, tên lửa "không đối đất tầm trung bình", do Aérospatiable chế tạo.
    Trong những năm 1990 và sau này với sự ứng dụng rộng rãi công nghệ hệ thống định vị toàn cầu (GPS) tên lửa hành trình đã trang bị công nghệ này cho việc dẫn đường đạt độ chính xác gần như tuyệt đối (Toạ độ mục tiêu được đưa vào chương trình dẫn đường của hệ thống dẫn hướng theo quán tính, trong quá trình bay lên lửa liên tục kết nối với hệ thống định vị toàn cầu để xác định toạ độ của mình, so sánh với toạ độ mục tiêu và đưa ra các hiệu chỉnh tham số bay). Với sự áp dụng dẫn đường bằng GPS bí mật công nghệ TERCOM của Hoa Kỳ mất vai trò độc tôn giờ đây các nước công nghệ hạng hai cũng có thể chế tạo tên lửa hành trình có độ chính xác cao, việc này tạo thách thức phổ biến vũ khí công nghệ cao ra khắp thế giới. Hiện nay đã có ít nhất là 12 nước xuất khẩu tên lửa hành trình và hàng chục nước khác có loại vũ khí này ở các mức độ hiện đại khác nhau.
  7. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    BGM-109 Tomahawk là loại tên lửa hành trình đất đối đất mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp, được phóng đi từ các chiến hạm hoặc tầu ngầm trên biển. Sau khi ra khỏi dàn phóng, động cơ tên lửa có chứa thuốc phóng hoạt động và đẩy tên lửa theo hành trình của nó. Tomahawk là loại tên lửa tầm dài, có khả năng sống sót cao, rất khó phát hiện bằng ra đa, hay hồng ngoại. Các thiết bị được lắp trên tên lửa bao gồm: bộ phận thu nhận tín hiệu bằng GPS, hệ thống so sánh ảnh quang học kỹ thuật số về vị trí mục tiêu mà nó sẽ tấn công (DSMAC), thiết bị điều khiển và động cơ phản lực.
    Tomahawk Block II
    Tomahawk Block III
    Tomahawk C
    Tomahawk D
    Vũ khí thông minh là các loại bom, đạn, tên lửa chính xác, được trang bị bộ phận dẫn hướng chứa các thiết bị điện tử có khả năng tự động dẫn chúng đến mục tiêu. Thiết bị dẫn hướng được thiết kế để cảm nhận sự phát xạ hay sự phản xạ điện từ trong dải quan sát của nó. Chế độ thu dùng cho vũ khí thông minh có các kiểu sau: mắt điện tử, hệ thống radar, sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, tia laser.
    Quá trình thu nhận mục tiêu gồm 5 bước:
    Phát hiện ra vùng mục tiêu.
    Phát hiện mục tiêu của bản thân.
    Định hướng tới mục tiêu.
    Xác nhận mục tiêu.
    Phóng bom, đạn, tên lửa vào mục tiêu.
    Các thành phần của vũ khí thông minh gồm:
    1. Bộ tìm kiếm hoặc bộ dẫn hướng.
    2. Bộ điều khiển bám mục tiêu.
    1. Hệ dẫn chủ động: là hệ dẫn có nguồn năng lượng phát ra từ bom, đạn, tên lửa, đến mục tiêu sẽ phản xạ trở lại và được máy thu năng lượng đặt trên bom, đạn, tên lửa thu được. Trường hợp này cả nguồn năng lượng thu và phát đều đặt trên bom, đạn, tên lửa.
    2. Hệ dẫn bán chủ động: là hệ dẫn mà ở đó mục tiêu sẽ được chiếu xạ bằng một nguồn năng lượng đặt ngoài bom, đạn, tên lửa, đến mục tiêu sẽ phản xạ trở lại và được máy thu năng lượng đặt trên đạn dược thu được. Trường hợp này nguồn năng lượng chiếu xạ do các máy phát như ra đa ở mặt đất hay máy chiếu Lazer đảm nhận.
    3.Hệ dẫn bị động: là hệ dẫn ở đó ở đó năng lượng thu được hoàn toàn do năng lượng phát ra từ mục tiêu (ví dụ nhiệt từ động cơ máy bay hay nhiệt do vật thể ma sát với không khí)
    1. Tên lửa.
    AGM-65 Maverich
    AGM-84 SLAM
    AGM-86 SLAM
    AGM-88 HARM
    AGM-154 JSOW
    AGM-158 JASSM
    BGM-109 Tomahawk

    Bom GBU-31 JDAM​
    2. Bom dẫn hướng bằng Lazer. a. Bom dẫn hướng bằng Lazer
    GBU-10
    GBU-16
    GBU-27
    GBU-28 "BUNKER BUSTER"
    b. Bom dẫn hướng bằng TV/IR (vô tuyến/hồng ngoại) GBU-15 TV/IR guided c. Bom dẫn hướng bằng hệ thống định vị toàn cầu GPS
    GBU-15 GPS-mod
    GBU-29 JDAM

    GBU-30 JDAM
    GBU-31 JDAM
    GBU-32 JDAM
    GBU-36 GAM
    3. Đạn dược dẫn hướng bằng phưong pháp khác
    WCMD
  8. HP1946

    HP1946 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2007
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Không hiê?u ban la? học viên cua trươ?ng na?o ma? pha?i báo cáo vê? chu? đê? Tên lư?a. Nếu đây la? chuyên nga?nh cu?a bạn hoặc rộng hơn, chi? câ?n bạnđang học ơ? một trươ?ng quân sự ma? nhưfng thông tin trên cung pha?i đi câ?u cứu ngươ?i khác thi? NHỤC quá đấy.
  9. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    Quá trình phát triển của vũ khí thông minh chính là quá trình phát triển của các phương pháp dẫn hướng, điều khiển: từ phương pháp dẫn hướng bằng sóng vô tuyến, dẫn hướng bằng hồng ngoại, đến dẫn hướng bằng Lazer, tới dẫn hướng bằng GPS và tiến tới là sự kết hợp INS/GPS (quán tính/hồng ngoại), TV/IR. Sự ra đời của vũ khí thông minh hiện đại sử dụng kết hợp INS/GPS từ những năm 1996 sau đó được thử nghiệm tại các cuộc chiến tranh gần đây ở Nam Tư, ở Apganixtan và ở Iraq chứng minh tính hiệu quả Cùng với sự phát triển của các thiết bị dẫn hướng, vũ khí tinh khôn cũng ngày một chính xác. Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 các máy bay ném bom của Mỹ phải thả 648 quả bom để phá hủy một mục tiêu. Ở Việt Nam, những mục tiêu như vậy cần 176 quả để phá hủy. Ngày nay, một vài quả bom, đạn hay tên lửa dẫn hướng chính xác có thể làm được việc đó. Đạn dược chính xác cũng làm tăng tính cơ động trong chiến đấu, phù hợp với chiến lược phản ứng nhanh trong chiến đấu.
    Các loại tên lửa:
    Tên lửa dẫn hướng thường dùng
    Tên lửa không đối không
    Tên lửa không đối đất
    Tên lửa chống tên lửa đạn đạo
    Tên lửa chống vệ tinh
    Tên lửa chống tầu
    Tên lửa tấn công đất liền
    Tên lửa dẫn hướng chống tăng
    Tên lửa đất đối không (danh sách)
    Tên lửa đất đối đất
    Tên lửa dẫn hướng bằng dây
    Các tên lửa hành trình
    Các tên lửa đạn đạo
    Tên lửa đạn đạo chiến thuật
    Tên lửa đạn đạo tầm ngắn
    Tên lửa đạn đạo tầm trung
    Tên lửa đạn đạo liên lục địa (Còn gọi là Tên lửa đạn đạo vượt đại châu)
    Tên lửa đạn đạo phóng từ tầu ngầm
    A4
    AA-1 Alkali (NATO gọi là Kaliningrad K-5)
    AA-2 Atoll (NATO gọi là Vympel K-13)
    AA-3 Anab (NATO gọi là Kaliningrad K-8)
    AA-4 Awl (NATO gọi là Raduga K-9)
    AA-5 Ash (NATO gọi là Raduga K-80)
    AA-6 Acrid (NATO gọi là [Bisnovat R-40|Kaliningrad K-40]])
    AA-7 Apex (NATO gọi là Kaliningrad K-23)
    AA-8 Aphid (NATO gọi là Kaliningrad K-60)
    AA-9 Amos (NATO gọi là Vympel R-33)
    AA-10 Alamo (NATO gọi là Vympel R-27)
    AA-11 Archer (NATO gọi là Vympel R-73)
    AA-12 Adder (NATO gọi là Vympel R-77)
    AA-13 Arrow (NATO gọi là Vympel R-37)
    Abdali-I
    ADM-20 Quail
    ADM-141 TALD
    ADM-144
    ADM-160 MALD
    AGM-12 Bullpup
    AGM-22
    AGM-28 Hound Dog
    AGM-45 Shrike
    AGM-48 Skybolt
    AGM-53 Condor
    AGM-62 Walleye
    AGM-63
    AGM-64 Hornet
    AGM-65 Maverick
    AGM-69 SRAM
    AGM-76 Falcon
    AGM-78 Standard ARM
    AGM-79 Blue Eye
    AGM-80 Viper
    AGM-83 Bulldog
    AGM-86 ALCM
    AGM-87 Focus
    AGM-88 HARM
    AGM-112
    AGM-114 Hellfire
    AGM-119 Penguin
    AGM-122 Sidearm
    AGM-123 Skipper
    AGM-124 Wasp
    AGM-129 ACM
    AGM-130
    AGM-131 SRAM II
    AGM-136 Tacit Rainbow
    AGM-137 TSSAM
    AGM-142 Have Nap
    AGM-153
    AGM-154 JSOW
    AGM-158 JASSM
    AGM-159 JASSM
    AGM-169 Joint Common Missile
    Agni Missile
    Agni I
    Agni II
    Agni III
    AIM-4 Falcon
    AIM-7 Sparrow/RIM-7 Sea Sparrow
    AIM-9 Sidewinder
    AIM-26 Falcon
    AIM-47 Falcon
    AIM-54 Phoenix
    AIM-68 Big Q
    AIM-82
    AIM-97 Seekbat
    AIM-95 Agile
    AIM-120 AMRAAM
    AIM-132 ASRAAM
    AIM-152 AAAM
    Akash
    ALARM
    Al-Samoud 2
    Anza
    AQM-35
    AQM-37 Jayhawk
    AQM-38
    AQM-41 Petrel
    AQM-60 Kingfisher
    AQM-81 Firebolt
    AQM-91 Firefly
    AQM-103
    AQM-127 SLAT
    AQM-128
    Arrow missile (chống đạn đạo)
    AS.30
    ASM-135 ASAT
    ASMP
    ASRAAM
    Babur tên lửa hành trình (Pakistan)
    Barak (tên lửa đất đối không Israel)
    Barak
    BGM-34 Firebee
    BGM-71 TOW
    BGM-75 AICBM
    BGM-109 Tomahawk
    BGM-110
    Bakter-Shikan
    Bloodhound
    Blowpipe
    Blue Steel
    BQM-90
    BQM-106 Teleplane
    BQM-108
    BQM-111 Firebrand
    BQM-126
    BQM-145 Peregrine
    BQM-147 Exdrone
    BQM-155 Hunter
    BQM-167 Skeeter
    BrahMos
    Brimstone
    C-802
    CA 94
    CA 95
    CEM-138 Pave Cricket
    CGM-16/HGM-16 Atlas
    CIM-10 Bomarc
    CQM-121 Pave Tiger
    Crotale (Pháp)
    CSS-2
    Desna
    DF-31
    DF-5
    DF-4
    DF-15
    Dvina
    EGBU-15
    Elbrus (còn có tên scud)
    ENTAC (Pháp)
    Enzian missile
    ERYX (Pháp)
    Euromissile HOT
    Exocet (Tên phổ biến thường gọi là MBDA Exocet)
    Fateh-110
    Fireflash
    Firestreak
    FGM-77 Dragon
    FGM-148 Javelin
    FIM-43 Redeye
    FIM-92 Stinger
    FQM-117 RCMAT
    FQM-151 Pointer
    Gabriel missile
    Ghauri Pakistan
    Ghauri-I Pakistan
    Ghauri-II Pakistan
    Ghauri-III Pakistan
    Ghaznavi Pakistan
    GQM-93
    GQM-94 B-Gull
    GQM-98 Tern-R
    GQM-163 Coyote
    Harpoon
    Hatf-I/IA/IB
    Hongqi-1 SAM
    Hongqi-2 SAM
    Hongnu-5 SAM
    Hongqi-7 SAM
    Hongqi-9 SAM
    Hongqi-10 SAM
    Hongqi-15 SAM
    Hongqi-17 SAM
    Hongqi-18 SAM
    Hongqi-61 SAM
    HOT
    Hsiung Feng I (HF-1)
    Hsiung Feng II (HF-2)
    Hsiung Feng IIE (HF-2E)
    Hsiung Feng III (HF-3)
    Ingwe
    IRIS-T
    J-Missile
    Javelin
    Jericho missile (Ground-to-ground ballistic)
    JL-2
  10. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    K-5 missile (AA-1 Alkali)
    K-8 missile (AA-3 Anab)
    K-9 missile (AA-4 Awl)
    K-13 missile (AA-2 Atoll)
    Kaishan-1 SAM
    LAM (loitering attack missile)
    LEM-70 Minuteman ERCS
    LGM-25 Titan
    LGM-30 Minuteman
    LGM-118 Peacekeeper
    Lieying-60 SAM
    LIM-49 Nike Zeus
    LIM-99
    LIM-100
    Long March cruise missile
    M5 submarine launched ballistic missile
    M45
    M51
    Magic (popular name for the R550 Magic)
    Malkara (joint Australian/British)
    MBDA Apache
    MBDA AS 30
    MBDA Aster
    MBDA Exocet
    MBDA Meteor
    Meteor (popular name for the MBDA Meteor)
    MBDA Scalp EG
    MGM-1 Matador
    MGM-5 Corporal
    MGM-13 Mace
    MGM-18 Lacrosse
    MGM-21
    MGM-29 Sergeant
    MGM-31 Pershing
    MGM-32 ENTAC
    MGM-51 Shillelagh
    MGM-52 Lance
    MGM-140 ATACMS
    MGM-134 Midgetman
    MGM-157 EFOGM
    MGM-164 ATACMS II
    MGM-166 LOSAT
    MGM-168 ATAMCS Block IVA
    MICA (project name for the MBDA MICA)
    MILAN
    MIM-3 Nike-Ajax
    MIM-14 Nike-Hercules
    MIM-23 Hawk
    MIM-46 Mauler
    MIM-72 Chaparral
    MIM-104 Patriot
    MIM-115 Roland
    MIM-146 ADATS
    MISTRAL
    Mokopa
    Molodets (popular name for the RT-23 Molodets)
    MQM-33
    MQM-36 Shelduck
    MQM-39
    MQM-40 Firefly
    MQM-42 Redhead/Roadrunner
    MQM-57 Falconer
    MQM-58 Overseer
    MQM-61 Cardinal
    MQM-74 Chukar
    MQM-105 Aquila
    MQM-107 Streaker
    MQM-143 RPVT
    MR-UR-100 Sotka intercontinental ballistic missile (Russia; Cold War) (NATO reporting name SS-17 Spanker)
    Nag Missile
    Naval Strike Missile (NSM)
    Nike
    Nodong-1
    Nuclear bunker buster
    Oka (popular name for the R-400 Oka)
    P-1 missile (SS-N-1 Scrubber)
    P-700 Granit (SS-N-19 Shipwreck)
    Penguin (U.S. designation: AGM-119)
    PenLung-9 SAM
    Polyphem
    PGM-11 Redstone
    PGM-17 Thor
    PGM-19 Jupiter
    Pioner (popular name for the RT-21M Pioner)
    Pluton
    Popeye missile (Standoff. U.S. designation AGM-142 Have Nap. A cruise missile variant purportedly exists as well)
    PQM-56
    PQM-102 Delta Dagger
    PQM-149 UAV-SR
    PQM-150 UAV-SR
    Prithvi missile
    Python 5 (popular name for Rafael Python 5)
    Qassam rocket
    Qianwei-1 SAM
    Qianwei-2 SAM
    R-1 theatre ballistic missile (SS-1 Scunner)
    R-2 theatre ballistic missile (SS-2 Sibling)
    R-4 missile (AA-5 Ash)
    R-5 theatre ballistic missile (SS-3 Shyster)
    R-7 Semyorka intercontinental ballistic missile (Russia/USSR; Cold War) (NATO name SS-6 Sapwood)
    R-9 Desna intercontinental ballistic missile (Russia/USSR; Cold War) (NATO name SS-8 Sasin)
    R-11 tactical ballistic missile (Russia; Cold War) (NATO name SS-1b Scud)
    R-12 Dvina theatre ballistic missile (Russia; Cold War) (NATO name SS-4 Sandal)
    R-13 submarine launched ballistic missile (Russia; Cold War) (SS-N-4 Sark)
    R-14 Usovaya theatre ballistic missile (Russia; Cold War) (NATO name SS-5 Skean)
    R-15 submarine launched ballistic missile (Russia; Cold War)
    R-16 intercontinental ballistic missile (Russia; Cold War) (NATO name SS-7 Saddler)
    R-17E, variant of Russian Scud B
    R-21 submarine-launched ballistic missile (Russia; Cold War) (SS-N-5 Serb)
    R-23 missile (AA-7 Apex)
    R-26 intercontinental ballistic missile (Russia; Cold War) (mistakenly applied NATO name SS-8 Sasin)
    R-27 submarine-launched ballistic missile (Russia; Cold War) (SS-N-6 Serb)
    R-27 missile (AA-10 Alamo)
    R-33 missile (AA-9 Amos)
    R-36 intercontinental ballistic missile (Russia; Cold War) (NATO name SS-9 Scarp and SS-18 Satan)
    R-39 missile (SS-N-20 Sturgeon)
    R-40 missile (AA-6 Acrid)
    R-46 orbital launcher and intercontinental ballistic missile (Russia; Cold War)
    R-60 missile (AA-8 Aphid)
    R-73 missile (AA-11 Archer)
    R-77 missile (AA-12 Adder)
    R-300 Elbrus theatre ballistic missile (Russia; Cold War) (NATO name SS-1c Scud)
    R-400 Oka theatre ballistic missile (Russia; Cold War) (NATO name SS-23 Spider)
    R550 Magic
    Rapier Surface-to-air
    Rafael Python 5 (Air-to-air)
    RBS-15
    RBS-23
    RBS-70
    RBS-77
    RBS-90
    Red Top Air-to-air
    RGM-6 Regulus
    RGM-15 Regulus II
    RGM-59 Taurus
    RGM-165 LASM
    RIM-2 Terrier
    RIM-8 Talos
    RIM-24 Tartar
    RIM-50 Typhon LR
    RIM-55 Typhon MR
    RIM-66 Standard Missile-1
    RIM-66 Standard Missile-2
    RIM-85
    RIM-101
    RIM-113
    RIM-116 Rolling Airframe Missile
    RIM-156 Standard Missile-2ER Block IV
    RIM-161 Standard Missile-3
    RIM-162 ESSM
    ROLAND air defence missile
    RT-1 theatre ballistic missile (Russia; Cold War)
    RT-2 intercontinental ballistic missile (Russia; Cold War) (SS-13 Savage)
    RT-2PM Topol intercontinental ballistic missile (Russia; Modern)(SS-25 Sickle)
    RT-2UTTH Topol M intercontinental ballistic missile (Russia; Modern) (SS-27)
    RT-15 theatre ballistic missile (Russia; Cold War) (SS-14 Scamp)
    RT-20 intercontinental ballistic missile (Russia; Cold War) (SS-15 Scrooge)
    RT-21 Temp 2S intercontinental ballistic missile (Russia; Cold War) (SS-16 Sinner)
    RT-21M Pioner theatre ballistic missile (Russia; Cold War) (SS-20 Saber)
    RT-23 Molodets intercontinental ballistic missile (Russia; Modern) (SS-24 Scalpel)
    RT-25 theatre ballistic missile (Russia; Cold War)
    RUM-139 VL-Asroc

Chia sẻ trang này