1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

cho em hỏi một chút T_T

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi red_moon, 16/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. red_moon

    red_moon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    cho em hỏi một chút T_T

    hôm trước em đi làm thí nghiệm điều chế H2 từ Zn và dd HCl
    có mấy vấn đề em không hiểu tại sao mà khi sau lần đầu tiên thoát khí, tức là lần đầu tiên cho Zn và HCl phản ứng, Hcl hết,d đổ thêm Hcl vào thì dung dịch chuyển màu xanh lá cây, sủi bọt ầm ầm, khí thoát ra cũng rất nhiều ---> màu xanh này là cái gì vậy ạ ?!
    2, tụi em có làm phản ứng đốt cháy H2 để chứng tỏ H2 khi đốt có màu xanh nhạt
    tụi em đốt theo kiểu điều chế đến đâu đốt đến đó, tức là khí thoát ra từ bình cho qua 1 cái ông thuỷ tinh thì tụi em hơ que đóm ở đầu ống thuỷ tinh đó --> và nhóm tụi em bị nổ , vỡ luôn cái ống , hôm qua em đi hỏi thì có người giải thích cho em về sự thay đổi áp suất, cái đó thì chắc đúng nhưng em ko hiểu vì sao có một số nhóm vẫn đốt được, và chỉ đốt khoảng 1 thời gian rất ngắn là H2 đã có màu xanh ngay rồi mà tụi em đốt mãi nó ko ra màu ???, và hiện tượng nổ đó làm thế nào để phòng tránh à, tức là nếu em làm lại thí nghiệm đó thì làm thế nào để 100% có thể tránh được hiện tượng nổ, khi mà khí H2 dó chắc chắn ko bị lẫn O2
    thanks
  2. jokes

    jokes Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/06/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    0
    Cái màu xanh em nói chắc do hoá chất thí nghiệm ko thật tinh khiết !
    Còn cái vụ nổ khí H2, có phải nhóm em đốt ngay khí H2 khi thấy nó bắt đầu thoát ra phải ko?
    Nếu em đã đợi 1 lúc cho hết ko khí, và chắc chắn được khí bay ra là H2 sạch, mà vẫn nổ, là do hệ thống dẫn khí của em bị hở...
    Nguyên nhân pư H2 + O2 nổ vì pứ đó là pứ dây chuyền và có sự tăng mạnh áp suất trong thời gian quá ngắn --> bùm.
    Thử xem còn nguyên nhân nào ko nhé... Tui đóan mò đấy
  3. red_moon

    red_moon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    về phần hoá chất ko tinh khiết thì em ko rõ, nhưng lớp em có 8 nhóm làm thì cũng chỉ có mỗi nhóm của em dd bị chuyển màu xanh, còn các nhóm khác, khí vẫn thoát ra bình thường, dd đâu có chuyển màu
    hix, cái "hệ thống dẫn khí" của tui em chỉ độc có một cái ống thuỷ tinh thôi à , dở ở chỗ nào được
  4. NguyenTatLuong

    NguyenTatLuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Nếu em muốn làm thí nghiệm này thành công thì có thể làm như thế này: Dd HCl dùng cho thí nghiệm này phải tương đối đặc; khi chọn ống vuốt để đốt thì cần để ý xem lỗ thoát to hay nhỏ. Nên chọn ống vuốt có lỗ nhỏ thì tốt hơn bởi lốc độ khí thoát ra qua ống vuốt sẽ cao -> nhìn thấy ngọn lửa dễ dàng hơn; Trước khi đốt em có thể thử xem khí có sạch hay không bằng 2 cách: 1. lấy 1 ống nghiệm nhỏ úp lên ống vuốt để thu khí vào rồi đốt thử , nếu thấy có tiếng nổ thì đợi thêm một chút rồi mơid tiến hành thí nghjiệm đốt còn không thì có thể đốt ngay được.2 . Sau khi thấy khí thoát ra klhkỏi đầu ống vuốt thì đợi 1 lúc khoảng 10 -20s tuỳ theo kích cỡ của ống nghiệm, rồi đốt.
    Còn về thí nghiệm của em khi làm bị nổ là do khí hiđro đó bị lẫn ôxi nên khi đốt mới gây ra phản ứng nổ như vậy mà(đó là một phản ứng toả nhiệt mạnh và nhanh). dung dich no co mau xanh co le la trong kem va em lam thi nghiem da co lan mot luong rat nho oxit đồng. Em hãy xem lại kim loại làm thí nghiệm và nếu có thể có thể dùng nhôm thay thế cũng được. Chúc em làm thí nghiệm thành công.
  5. red_moon

    red_moon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    hix, cái thí nghiệm này là bọn em làm trong phòng thí nghiệm nhà trường, vì thế hoá chất bọn em làm là mi'' cái hoá chất ở trong lọ phục vụ cho thí nghiệm --> nếu như vậy thì có bao giờ mà Zn lại bị lẫn CuO không ạ, em hỏi rất nhiều người về cái dd màu xanh này, ai cũng nói là em đổ nhầm hoá chất , nhưng thực tế là sau khi thực hành cái này, cô giáo thực hành của bọn em về làm lại và cũng được 1 cái dd màu xanh như thế, mà lạ là các nhóm khác lấy cũng hoá chất từ 1 cái lọ giống như của em nhưng lại ko bị chuyển màu xanh????
    còn cái phản ứng nổ thì bọn em đã chờ phải khoảng 3-4 '' cho hết không khí trong bình, chắc chắn là H2 ko bị lẫn O2, mà như trong sách nó nói thì nếu đốt H2 khi nó thoát ra từ ống thì dù ngoài không khí hay trong bình O2 thì cũng sẽ ko gây nổ >_< do lượng H2 ra rất từ từ và theo dòng--> toàn bộ H2 sẽ ko tiếp xúc với O2 cùng 1 lúc --> ko đủ tỉ lệ gây nổ là 2:1
    ---> thế mà tụi em vẫn bị nổ, chẳng lẽ sách giải thích sai ?!
  6. NguyenTatLuong

    NguyenTatLuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Em ạ , phản ứng nổ của H2 không cứ là tỉ lệ H2 : O2 là 2:1 mới nổ đâu. Chỉ cần khí H2 mình điều chế được có lẫn oxi , dù chỉ là một chút là có thể gây nổ mất rồi. Và chẳng may, nếu tỉ lệ đó lại xấp xỉ 2:1 thì vụ nổ khi đó sẽ mạnh nhất. Chính vì vậy ta mới cần cho axit nồng độ tương đối để khi td với kim loại sẽ tạo ra một lượng H2 nhanh nhiều và chờ để lượng khí H2 thoát ra sẽ kéo hết không khí còn đọng trong ống nghiệm ta dùng điều chế, tránh hiện tượng nổ mà thôi. Còn cái vụ dung dịch màu xanh, anh muốn hỏi em một điều: Zn em làm thí nghiẹm ở dạng viên hay dạng lá? Em có thể làm một TN để kiểm tra xem mình có phải cho nhầm hoá chất hay không bằng cách là em hãy lấy Zn mà lần trước dùng đem rủa sạch , lau khô rồi cho td với HCl. Sau đó cho anh biết kết quả, anh se cho em biết là tại sao. Chúc em làm TN thành công. Bye.
  7. red_moon

    red_moon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    bọn em làm thí nghiệm Zn ở dạng viên
    còn làm lại thí nghiệm thì chắc là ko được, tại nếu làm lại thì phải làm trong phòng thí nghiệm nhà trường, lại phải xin phép cô giáo rồi .... --> chắc là ko làm lại được
    nhưng nếu cho dù Zn đó thế nào đi nữa thì vì sao cũng chỉ có 1 nhóm bị chuyển màu còn các nhóm khác thì không, tại nếu mà lẫn thì tất cả sẽ cùng lẫn, lớp em chỉ dùng có 1 lọ hoá chất thôi mà --> tất cả đều lấy từ 1lọ ?!
  8. NguyenTatLuong

    NguyenTatLuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    nếu em dung kẽm viên thì khả năng bị lẫn tạp chất là rất dễ . Còn dung dich có màu xanh như em mô tả thì chắc chắn là muối đồng rồi. Trong PTN cua các trường thường hay có cả kẽm lá đấy, em thử xin phép cô giáo làm thí nghiệm với kẽm lá xem. Nếu được, em hãy tham gia vào CLB hoá học của trường em , khi đó em sẽ có điều kiện để làm lại thí nghiệm này. Nếu muốn tự làm thí nghiệm này thì em cũng có thể tự làm được, bởi nhũng thứ này cũng rất dề kiếm
  9. red_moon

    red_moon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    thanks anh rất nhiều
    hôm nay cô giáo thực hành của em trả bài, bài em được 10, tại em ghi tất cả các khả năng có thể ra hết - thanks
    và đáp án của cô là
    1, khả năng lẫn CuO là rất ít
    2, khả năng lớn hơn là do đổ HCl quá nhiều ( dư) thì dd bị chuyển xanh ---> thấy hơi la` lạ????
  10. NguyenTatLuong

    NguyenTatLuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng em. Điểm 10 cua em doạt đưọc khá vất vả đấy nhỉ. Nhung anh thấy giải thích là cho dư HCl mà dung dịch có màu xanh thì là không chính xác rồi. Bởi anh rất hay phải làm thí nghiệm này mà lần nào cũng phải lấy dư nhiều nhung chưa bao giờ có màu xanh cả. Chúc em học tốt và đạt kết quả cao ở môn Hoá này. HÃy cứ thử làm các TN đi, nếu có dịp.

Chia sẻ trang này