1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho em hỏi về chữ Trung hiện đại, chữ Hán, chữ Nho, chữ Nôm

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi soleilwave, 11/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. soleilwave

    soleilwave Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi về chữ Trung hiện đại, chữ Hán, chữ Nho, chữ Nôm

    Có phải tất cả các chữ như chữ Trung, chữ Nho, chữ Nôm đều bắt nguồn từ chữ Hán không?
    Có phải chữ Nôm là chữ riêng của người Việt xưa hay không.
    Và mấy dạng chữ này được người ta nghĩ ra với mục đich gì, ví dụ như chữ NHo
  2. TreXanhVN

    TreXanhVN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/11/2002
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Chữ Nho , chữ Trung, chữ Hán gì cũng là một cách gọi thứ chữ dạng tượng hình của người Trung Quốc .
    Do Việt Nam học kinh sách theo đạo Khổng nên quen miệng bảo là chữ Nho , bởi lúc này bắt đầu học chữ này đều dùng sách vở của Nho Gia để học vỡ lòng . Thông qua thứ chữ này chuyển tải tư tưởng Nho giáo đến người học trực tiếp . Tức dùng ý nghĩa " văn dĩ tải đạo " để gọi chữ .
    Thực ra nó cũng là thứ chữ của Trung Quốc cả , tuy phát âm có khác nhau , nhưng ý nghĩa vẫn giống nhau .
    Đời nhà Hán thịnh trị , ảnh hưởng các nước mạnh lại sử dụng loại bút lông viết chữ này nét mượt mà đẹp đẽ hơn các đời khác( do bị thường khắc trên đồ đồng , đồ đá ) nên gọi là chữ Hán . Tức dùng tên triều đại để phô trương .
    Triều đại phong kiến các vua chúa đóng tại Bắc Kinh dùng thứ tiếng này làm ngôn ngữ bàn luận việc quan , việc nước bắt buộc các quan phải học để giao tiếp với nhau nên gọi là Tiếng Quan Thoại , có nghĩa là Tiếng nói của giới quan chức . ( Các Bạn cố gắng học đi sẽ làm quan to đấy ....)
    Qua đến thời Cách Mạng Trung Quốc thống nhất lấy phương ngữ Bắc Kinh làm tiếng chuẩn trong cả nước nên gọi là chữ Quốc Ngữ (của Trung Quốc ) . Còn các học giả Bắc Kinh thì thích nhấn mạnh tính địa phương xuất xứ cách phát âm chuẩn này nên hay gọi là Tiếng Bắc Kinh . ( Nó cũng giống như việc lấy giọng chuẩn của Hà Nội để làm cơ sở âm chuẩn của Tiếng Việt)
    Tưởng Giới Thạch sang Đài Loan không muốn sử dụng thứ ngôn ngữ của mình mang tính địa phương Bắc Kinh nên cả Xứ Đài Loan đều tránh gọi tiếng Bắc Kinh mà thích gọi là Tiếng Phổ Thông hay Quốc ngữ .
    Dân Hoa lưu lạc các xứ trên thế giới do vẫn sùng bái nền Văn Minh Trung Hoa nên thống nhất gọi là Hoa Ngữ .
    Còn Chữ Tàu thì là sản phẩm của các cụ nhà ta đặt ra cho họ xuất hiện vào các thời Thương thuyền Trung Hoa xuôi ngược duyên hải nước ta . Đến Nhà Minh sụp đỗ nhà Thanh lên ngôi . Các di thần Nhà Minh đi tàu to sang Việt trú nạn nên các Cụ thấy họ đi gì thì đặt tên nấy thật mộc mạc chất phác .
    Còn Chữ Nôm đích thực là chữ sáng tạo của Việt Nam dựa trên cách đọc trại âm từ chữ Hán mà ra . Do nhu cầu sử dụng chữ Hán ghi âm Tiếng Việt trong việc Hành Chánh mà hình thành .
    Thí dụ tên người , tên địa phương thuần Việt phải ghi bằng chữ Hán nên tạm dùng 1đến 2 chữ Hán ghép lại để đọc tên , dần dà ông cha ta khai thác rộng ra trở thành một bộ chữ có thể ghi lại bất cứ âm gì của tiếng Việt đều được .
    Thí dụ : dùng chữ khẩu (口) + chữ Nam (-) để đọc là Nôm (-f)tức Thứ chữ ghi lại tiếng nói của 1 dân tộc tại phương Nam (so với Trung Quốc tại Trung Nguyên).
    Chữ thì một loại nhưng xuất phát tuỳ theo thời gian, nhu cầu triều đại , mục đích , chính trị , văn hóa , tôn giáo của từng thời kỳ lịch sử mà người ta đặt ra năm bảy cách gọi khác nhau cho vui tai , lạ mắt rối trí mấy người hậu học mà thôi .
    Được trexanhvn sửa chữa / chuyển vào 17:02 ngày 21/08/2004
  3. changfeng

    changfeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Loanh quanh mấy câu hỏi trên đậi để có vài khía cạnh thế này.
    Trong lịch sử của ta trước chữ quốc ngữ từng có 2 loại chữ khác được sử dụng rộng rãi là chữ Hán và chữ Nôm.
    Chữ Hán đương nhiên của anh Tầu rồi. Nhưng cái chữ Hán các cụ học và dùng ngày xưa không giống như bây giờ.
    Đại để đó là thứ tạm gọi là "Hán ngữ cổ đại". Trong Hán ngữ cổ đại có 2 bộ phận là bạch thoại cổ và văn ngôn. Cái các cụ học là văn ngôn. Văn ngôn hiểu đơn giản là ngôn ngữ viết của người Trung Quốc được hình thành trên cơ sở khẩu ngữ Tiên Tần và là ngôn ngữ trong các tác phẩm của các tác gia lịch đại phỏng cổ được viết ra sau này. Văn ngôn là bộ phận có tính bảo thủ cao, tuy nó thoặt tiên gắn với ngôn ngữ nói nhưng rồi cứ xa dần. Khoảng cách ấy càng lớn nếu so với bạch thoại hiện nay. Đến mức để giới thiệu các tác phẩm văn ngôn người Trung Quốc có khi phải chú thích rất công phu, thậm chí phải dịch nó ra hán ngữ hiện đại để tiện cho việc tiếp nhận. Sở dĩ anh văn ngôn tồn tại lâu dài như thế cũng có nhiều lý do. Đại để các khu vực khác nhau nghe nhau nói mà không hiẻu gì, cùng một văn bản nghe nhau đọc không hiểu gì nhưng nhìn vào thì hiểu, đấy cũng là một lý do tòn tại của văn ngôn vậy.
    Trung Quốc là một trung tâm văn minh nên sự ảnh hưởng lan toả của nó ra xung quanh là tất yếu, tạo ra vành đai văn hoá Hán hay vùng di thực của văn hoá Hán. Thời hiện đại thường định danh là các nước Đông Á. Ở các nước này chữ Hán Từng được tiếp nhận và để lại những dấu ấn sâu đậm. sở dĩ vậy vì chữ Hán đồng thời với nó là văn hoá Hán. Cùng chữ Hán nhưng các nước khác nhau thì đọc không giống nhau. Ở VNam ta thường đọc theo âm Hán Việt. Nói thường đọc theo âm Hán Việt vì ở ta không chỉ đọc theo âm Hán Việt không thôi.
    Âm Hán Việt hay cách đọc Hán Việt hiểu một cách sơ giản là cách đọc chữ Hán của người Việt trên cơ sở ngôn ngữ nói của người Trung Quốc được truyền dạy ở khu vực Giao Châu thời Bắc thuộc. Do là cách đọc của người Việt nên nó có ảnh hương nhất định bởi bộ máy cấu âm cũng như nhưng x quy luật nhất định của ngôn ngữ Việt.
    Còn anh chữ Nôm là thứ chữ do người Việt sáng tạo nên trên cơ sở chất liệu chữ Hán để ghi lại tiếng nói dân tộc. Tính ghi âm của anh chữ Hán vốn không ra gì nên khả năng ghi âm của chữ Nôm hết sức vừa phải. Có nhiều thuyết về thời điểm ra đời nhưng đại để đều không thuyết phục. Chỉ biết rằng đến thời Lý nó đã xuất hiện. Lúc đầu nó dùng nguyên chữ Hán nhưng hành văn thì Việt (kiểu chữ Ông Hà trên chuông Đồ Sơn), hoặc dùng nguyên chữ Hán đọc chệch âm. các đời sau chữ Nôm nhiều thêm, cách cấu tạo cũng phong phú (Phong phú hơn chữ Hán nhưng nhìn chung vẫn tham khảo trên cơ sở của Lục thư) . Chữ Nôm càng về các giai đoạn sau càng dễ đọc hơn do ưu thế trong cách cấu tạo kiểu hình thanh.
    Anh chữ Nôm ghi mấy tiếng Việt cổ đọc là khổ nhất (kiểu trăng đọc là BLăng _dùng chữ "ba" ở trên dẫn âm B, chữ "lăng" ở dưới dẫn âm Lăng.........) Loại phụ âm đôi về sau rụng đi nhưng nói chung do không dược chuẩn hoá nên phiên âm mộ t văn bản Nôm dài hơi cho chuẩn xác không phải chuyện đơn giản tí nào
    đại để thế nhẩy. Viết dài đâm lan man rau cà rau muống mất.
    Kính các bác cốc bia
  4. nguoibinhthuong_2011

    nguoibinhthuong_2011 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    tui cũng kính các bác cốc bia....^^...quá tuyệt^^!!!!bốp bốp bốp( vỗ tay nha^^)
  5. hoa_co_vang_noi_ay

    hoa_co_vang_noi_ay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Cho toi hoi mot chut nhe, the may bac co biet ve boi canh lich su cua qua trinh du nhap cua tu goc Han vao Viet Nam the nao khong? Va ve bien doi ngu am khi du nahp vao Viet Nam? Vai tro cua tu goc Han trogn van hoa Viet Nam? Nghe cac bac post bai rat hay va huu ich. Neu cac bac biet thi chi gium toi nhe!! Cam on rat nhieu!!
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Hm.Chủ đề cũng hay đấy chứ nhỉ???
    1. Chữ Hán Có thể nói Chữ Hán vào Việt Nam theo con đường giao lưu văn hóa bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Và phát triển mạnh vào thế kỉ 7-9. Thời kí này chữ hán, và Tiếng hán được sự dụng như một phương tiện giao lưu, thương mại với Trung Quốc.
    2 Chữ Nôm:
    Chữ Nôm là một loại văn tự xây dựng trên cơ sở đường nét, thành tố và phương thức cấu tạo của chữ Hán để ghi chép từ Việt và tiếng Việt. Quá trình hình thành chữ Nôm có thể chia thành hai giai đoạn.
    Giai đoạn đầu: tạm gọi là giai đoạn ?ođồng hóa chữ Hán?, tức là dùng chữ Hán để phiên âm các từ Việt thường là tên người, tên vật, tên đất, cây cỏ chim muông, đồ vật ? xuất hiện lẻ tẻ trong văn bản Hán. Những từ chữ Nôm này xuất hiện vào thế kỷ đầu sau Công nguyên (đặc biệt rõ nét nhất vào thế kỷ thứ VI).
    Giai đoạn sau: Ở giai đoạn này, bên cạnh việc tiếp tục dùng chữ Hán để phiên âm từ tiếng Việt, đã xuất hiện những chữ Nôm tự tạo theo một số nguyên tắc nhất định. Loại chữ Nôm tự tạo này, sau phát triển theo hướng ghi âm, nhằm ghi chép ngày một sát hơn, đúng hơn với tiếng Việt. Từ thời Lý thế kỷ XI đến đời Trần thế kỹ XIV thì hệ thống chữ Nôm mới thực sự hoàn chỉnh.
    Cũng xin nói thêm về chữ Nôm.Thế nào là ?oNôm? ? Nói thực vắn tắt thì ?oNôm? là lối viết tiền nhân chúng ta rút một số nét hoặc một chùm nét gọi là ?obộ? từ lối viết Hán tự của người Trung hoa để diễn tả vứa tượng hình vừa âm thanh của các từ xuất phát từ dân gian Việt Nam. Chẳng hạn để viết chữ ?oNăm? thì tiền nhân mượn âm thanh từ chữ ?oNam? của Hán Việt rồi chú thêm chữ ?oNiên? của Hán việt vào bên cạnh chữ ?oNam? khi muốn nói về ?onăm tháng ngày giờ?. Nhưng khi viết số đếm ?oNăm?, thì chữ ?oNiên? sẽ được chữ ?oNgũ? thay thế...
    Nhân đây cũng xin nói là: từ truớc đến nay chúng ta vẫn quen gọi lẫn lộn giữa chữ Hán và chữ Nho.Thực ra ?oNho? là một thứ đạo làm người phát xuất từ Trung hoa, không rõ là Hoa Bắc hay Hoa Nam?. Học giả Kim Ðịnh lại quả quyết nó phát xuất từ Việt Bắc ! Bởi vì Nho đạo truyền bá qua Hán tự, thành ra thiên hạ dễ lẫn mà gọi chữ Hán là chữ Nho. Sau đó mới có cụm từ ?oông đồ Nho viết chữ Nho?.Hiiiiiiiiiiiiiiiiii
    Thôi, chỉ biết có rứa thôi.Chờ tớ đi đọc nhiều sách, tớ sẽ trả lời hay hơn.
    Bài viết trên có sử dụng tài liệu( tất nhiên là có, chứ mình Home làm sao mà viết được, chủ yếu lấy trong sách vở ấy mà
    Được home_nguoikechuyen sửa chữa / chuyển vào 22:17 ngày 19/09/2004
  7. changfeng

    changfeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Vụ này bạn về kiến cuốn Cách đọc Hán Việt của cụ Nguyễn Tài Cẩn đọc là êm. Cụ ấy là chuyên gia chứ đọc một số chỗ không thực chuẩn e tẩu hoả nhập mathì khốn.
    Chú bạn thành công.
  8. hoa_co_vang_noi_ay

    hoa_co_vang_noi_ay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Thực ra thì đây là một vấn đề cần thảo luận của chúng tôi. Híc híc, giá mà đầu năm trường tôi không nhiêu khê bắt làm lại thẻ thư viện thì cũng có lẽ tôi đã tìm đuơc cuốn sách của thầy cẩn rùi. Dù sao cũng rất cảm ơn các bác. Bao giờ thảo luận xong nhất định sẽ post bài lên cho mọi người đọc chơi.
    Tôi mới chỉ tìm hiểu sơ sơ thui.
    Thời kỳ Bắc thuộc, chữ Hán bắt đầu du nhập vào Việt Nam cùng mưu đồ Hán hoá nhưng do vào Việt Nam cùng gót giày xâm lược nên bắt gặp sự chống trả dữ dội bởi lòng tự tôn dân tộc của người Việt mình. Chỉ khi Ngô Quyền giành độc lập vào khoảng thế kỉ X thì chữ Hán mới trở thành thứ văn tự chính thức. Giai đoạn này, chữ Hán được tiếp nhận một cách tự nhiên( do Trung Hoa có nền văn hoá cao hơn Việt Nam).
    Chữ Nôm ra đời sau chữ Hán nhưng lại có quan niệm cho rằng đó mới thực sự là thứ văn tự của người Việt Nam. Được ra đời trên cơ sở của chữ Hán và do nhu cầu viết tên địa danh địa vật mà chữ Hán không thể áp dụng. Mặt khác nó cũng thể hiện tinh thần bất khuất cũng như óc sáng tạo tuyệt vời của người Việt. Từ thế kỉ X-XIX, chữ Hán tiếp tục phát triển cùng quá trình Việt hoá về âm cũng như về ngữ nghĩa.
    Sau đó, vì những lí do khách quan mà chữ quốc ngữ ra đời, cùng với sự dễ học dễ đọc của nó mà thay thế dần chữ Nôm. Nhưng lượng từ Hán Việt thì vẫn còn dấu ấn ở tiếng Việt hiện nay bằng con số đáng kể(70%).
    Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận vai trò từ Hán Việt trong văn hoá người Việt. Nhất là chữ Hán, thứ chữ tượng hình là công cụ đắc lực của nghệ thuật sáng tác thơ cổ. Có câu trong thơ có hoạ là vì lí do này.
    Tôi thấy lĩnh vực này nếu đào sâu thì cũng khá hay đấy chứ. Nhờ các bác cao thủ chỉ bảo, chỉnh lí sau nghen!!!

Chia sẻ trang này