1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

cho em hỏi về học tập ở Mỹ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi hoangtienhai, 22/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chipe

    chipe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    American Higher Edu liệu có nhược điểm hay hạn chế (disadvantages) gi không ạ?
    Mong các bác chia sẻ cho em ít thông tin.
    Thanx
  2. executive

    executive Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2004
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Nếu các trường bạn apply đều chấp nhận IELTS thì bạn cứ việc thi IELTS thôi. Sau khi sang đây học rồi thì cái chứng chỉ tiếng Anh chẳng còn tác dụng gì nữa.
    Tuy nhiên, tôi thì lại thấy TOEFL luôn thông dụng, chẳng trường nào mà không công nhận TOEFL cả. Hình như tụi Mỹ rất ghét xài tiêu chuẩn của tụi Anh [Just guessing ]
  3. cheerlead

    cheerlead Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2004
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Thu nhập khoảng bao nhiêu thì mới nhận được financial aid, khoảng 34K/year thì có khả năng nhận được ko?. Help !!
  4. vyhuynh

    vyhuynh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    3.311
    Đã được thích:
    16
    Chắc là ko nhưng to be sure thì cứ apply là biết ngay. Too quick.
  5. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Nếu có công việc thì kêu sở trả tiền cho đi học.
  6. saharaScorpion

    saharaScorpion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Mình đang ở Úc, đã học xong BS rồi nhưng muốn đổi nghành nên muốn qua Mỹ học college trước rồi tính tiếp . Làm ơn cho mình hỏi: muốn xin visa đi học thì có phải apply vô trường trước rồi mới apply visa ?
    Nếu mình từ Úc đi du lịch qua Mỹ rồi ở lại đó đi học thì có được ko ?
  7. jumping

    jumping Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2006
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác
    Sắp tới tôi sẽ học Master kinh tế tại US và có full graduate assistantship theo visa F1. Tôi định sang đấy apply lại hoặc transfer sau khi học 1 năm sang một trường khác tốt hơn cũng với khóa Master như vậy. Các bác cho tôi hỏi kinh nghiệm về khả năng và thủ tục làm 2 việc này. Vấn đề visa liên quan đến 2 việc này như thế nào.
    Mong các bác giúp tôi.
    Cảm ơn các bác nhiều.
  8. b_my_lov

    b_my_lov Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    Em đang học trường AUS giờ transfer sang trường US được kô nhỉ?
  9. chipe

    chipe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Tớ được biết trường Cal State Uni San Marcos co chương trình 2nd Bachelor degree học trong 2năm. Tớ định apply vào trường đó. Có bạn nào học ở cali, hay ở san marcos hoặc biết về trường này thì cho tớ hỏi thăm. Học ở đây có okie không? Môi trường học tập thế nào và điều kiện sinh hoạt ra sao. Nói chung là nếu apply vào trường nay co okie không?
    Tớ sẽ học Biological Science.
    Cám ơn mọi người nhiều
  10. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    Nhân mùa nhập học: Counseling, một dịch vụ tuyệt vời
    - Tử Phi - Báo Việttribune
    Học sinh Tây cũng như Ta thường có sai lầm không chịu gặp counselor để được cố vấn trong con đường lập nghiệp. Lý do tại sao thì bàn sau, nhưng những thống kê có được cho thấy rằng không ít người đã phải trả giá đắt cho việc này: lấy không đúng lớp, học những lớp không yêu cầu, kéo dài thời gian học ở college một cách không cần thiết, vân vân và vân vân. Vì lý do đấy, chúng tôi mạnh dạn phỏng vấn 3 counselor Việt Nam đang làm việc tại Mission College, Santa Clara. Tiêu chí là chuyển những lời khuyên của họ tới cho cộng đồng vào dịp nhập học.
    Người thứ hai tôi phỏng vấn là cô Thủy (người đầu tiên thì sẽ nói tới sau). Thủy còn trẻ, nên chữ ?ocô? ở đây xin hiểu theo nghĩa ?ocô gái? chứ không phải ?ocô giáo,? mặc dù Thủy cũng đứng lớp, dạy về communication lại Mission College. Thủy học về mass communication ở University of California, Berkeley, sau đó về San Francisco State học tiếp về counseling, và hiện đang làm việc tại Mission College với chức vụ chính là counselor. Theo nhận xét của tôi thì Thủy có thể tiếp cận được người trẻ tuổi (Thủy học Trung học bên này) và cả những bậc học sinh đứng tuổi (ba mẹ Thủy cũng từng băn khoăn và lao đao trong những ngày mới tới Mỹ). Thủy có thể counsel với bạn bằng tiếng Anh (tất nhiên là tiếng Anh của Thủy thì thuộc loại ?otrên cả tuyệt vời?) hoặc tiếng Việt (tôi phỏng vấn Thủy bằng tiếng Việt);
    Theo Thủy thì việc gặp counselor rất quan trọng nhưng phần lớn học sinh không biết lợi dụng dịch vụ tốt và hoàn toàn miễn phí này. Bạn đã học ở Việt Nam, bạn có biết có những lớp Toán nào bạn không cần phải học lại không? Nếu bạn dự định chuyển trường lên San Jose State University học tiếp, bạn có biết trên đấy cũng có chương trình transcript evaluation, đánh giá những lớp bạn đã học tại Việt Nam? Mà không riêng gì các em từ Việt Nam mới qua, mà cả những học sinh học Trung học bên này, ngay cả học sinh Mỹ bản xứ, cũng lúng túng và đôi khi vấp phải những sai lầm đáng tiếc. Ví dụ như bỏ lớp (drop) và không hoàn tất đúng thủ tục, cuối mùa bị điểm F, và nếu đang có hoặc đang xin Financial Aid (chương trình hỗ trợ tài chính cho học sinh có lợi tức thấp) thì làm sao? Có cách nào viết đơn, viết petition xin xét lại?
    Nhiều người thì nghe bạn bè rủ, học chung cho vui, và rõ ràng là cái lớp mình tính lấy có nằm trong danh sách G.E. (general education, những lớp phải lấy để chuyển trường). Nhưng hỡi ôi, nhiều khi ta nên lấy một lớp khác tùy theo ngành ta học, theo kiểu một mũi tên bắn hai con chim, lấy một lớp mà được cả bên G.E. và bên Major ngành học chính của mình. Thủy cho biết counselor cũng như thày/cô giáo, có người giảng bài học sinh hiểu ngay, có người nói mãi không ai hiểu. Chính vì thế nếu bạn không muốn gặp counselor vì trước đây bạn đã gặp một counselor tồi, thì có lẽ bạn nên nghĩ lại. Đó là chưa kể counselor, theo thiển cận người viết, vừa là ?onghệ thuật? (art) mà vừa là ?okhoa học? (science). Thủy có nhắc rằng nếu bạn không trùng tần số, không hợp đài với ai thì cứ hiên ngang mà xin gặp người khác. Các counselor đều được huấn luyện một cách chuyên nghiệp, nên không hề có chuyện ?osợ người ta mất lòng? như bạn nghĩ. Hiện có 15 counselor đang làm việc tại Mission College, chẳng nhẽ không ai dò ra đài của bạn?
    Một sai lầm nữa là ta nghe nói ngành nào đang nóng, đang hot, đang dễ tìm việc thì ta học. Nhưng tới lúc ra trường thì nhiều khi nó nguội từ đời tám hoánh nào rồi. Bạn có biết ngành bạn học ra trường làm khoảng bao nhiêu tiền? thời gian học bao nhiêu? phải đợi bao lâu trong waiting list mới được vào? Một người counselor có tất cả những thông tin đấy, họ biết những địa chỉ mạng web sites của Bộ Lao động Hoa Kỳ, nhưng thống kê theo vùng, theo tiểu bang, dự đoán về ngành nghề đang cần, sẽ cần hoặc sẽ không cần. Họ có số lương cụ thể chứ không phải kiểu ?ochồng chị tao có ông anh họ lấy bà vợ em một ông X-ray technician, nghe nói ông ấy làm 30 nghìn một năm?. Bạn muốn biết trung bình một X-ray technician làm bao nhiêu? học nursing phải đợi bao lâu? chương trình vocational nurse ở Mission College học bao lâu, ra trường làm quãng bao nhiêu tiền? Nếu bạn đã đứng tuổi, có nên học early childhood development để có license coi trẻ? Có đúng là department chair bên đấy là người Việt? Tất cả những thắc mắc đấy nên để cho counselor trả lời, đừng nên đi hỏi loanh quanh bạn nhé.
    Counselor cũng không chỉ giúp các bạn về mặt chuẩn bị ngành nghề hay lấy lớp. Họ quen biết những người trong ngành và dễ dàng giới thiệu bạn đi tới nơi cần tới. Ví dụ nhá: bạn muốn học ngành thẩm mỹ nhưng trường này không có, họ có thể gọi cho bạn họ cũng là counselor bên San Jose City College để giúp bạn. Bạn thắc mắc về Financial Aid, họ vẫn có thể giúp bạn bước đầu trước khi chuyển giao bạn qua đúng người. Bạn muốn biết EOPS trợ giúp bạn những gì, họ có thể gọi cô Theresa Tran bên đấy giúp bạn. Họ có mạng lưới liên lạc với các counselor ở các đại học 4-năm trong vùng, dễ dàng giúp bạn liên lạc nơi cần tới. Thủy cũng cho biết một người counselor giỏi là người phải siêng năng và yêu nghề, phải đi dự những hội thảo, conference hàng năm. Có thế thì kiến thức mình mới cập nhật, mình mới biết chương trình A không cần lớp B, chương trình C không cần điểm cao X.Y nữa, vân vân và vân vân.
    Tôi đùa Thủy rằng: ?" Nếu có anh nào độc thân cứ giả vờ lấy hẹn gặp để kưa Thủy thì sao?
    Tôi rất thích cái ý trả lời của Thủy, đại ý là thế này: nếu là stalker thì không kể, chứ nhiều khi mình phải hiểu rõ vấn đề. Có khi anh ta không có bạn bè nên cảm thấy đơn độc. Mình không nên đóng sầm cửa lại mà phải chào đón, rồi giới thiệu cho anh ấy những người bạn mới, ví dụ nhưng đưa anh tới tham gia với Hội Sinh viên Việt Nam chẳng hạn? Cách giải quyết vấn đề rất chuyên nghiệp phải không các bạn?
    Trở lại chuyện nhạc sĩ Quốc Hùng và mấy người em gái qua du học? Theo lời gia đình nói sơ qua thì họ đã tự nộp đơn vào trường xin qua dạng du học sinh, không hề phải mất tiền qua bất kỳ trung tâm tư vấn du học nào ở Việt Nam. Người giúp đỡ cho du học sinh chính là cô Châu. Cũng như Thủy, Châu là một counselor trẻ, duyên dáng và rất hiểu biết về vấn đề giúp đỡ các học sinh ngoại quốc xin qua Mỹ du học. Nói thông thạo và toàn hảo cả tiếng Anh cũng như tiếng Việt, từng là student assistant, Châu bắt đầu con đường counseling sau khi tình nguyện giúp các em học sinh ngoại quốc tại trường. Khi con số học sinh tăng vọt, Châu đã chính thức tu nghiệp và được huấn luyện để trở thành counselor lo về mảng du học sinh (cho tất cả mọi quốc gia chứ không riêng gì Việt Nam). Châu có bằng Cao Học về Counseling từ San Jose State University và đã làm việc tại đây ngay từ ngày trung tâm mở cửa.
    Vấn đề đi du học ngày nay không còn là việc khó nữa. Có đúng là chỉ cần 16 nghìn USD bỏ vào nhà băng? Cần thi trắc nghiệm Anh Văn? Viết đơn thế nào? Trước khi tốn tiền cho những dịch vụ tư vấn du học tại Việt Nam, con em bạn đọc tại Việt Nam nên liên lạc với Châu trước. Châu sẽ giúp các em muốn qua Mỹ du học biết đích xác phải làm những gì. Làm thế nào để trường cấp mẫu I20 cho bạn, làm sao để từ I20 bạn có thể xin được hộ chiếu du học sinh để qua Mỹ? Vì sao 2 hồ sơ giống nhau như đúc, cái được nhận, cái bị từ chối? Khi Bộ Di trú Mỹ phỏng vấn bạn tại Việt Nam, bạn phải đề phòng những vấn đề gì? Nên khai về học vấn, mục tiêu đi học ra sao? vân vân và vân vân? Những câu hỏi mà tôi chắc rằng Châu có thể giúp bạn, hoặc con em của bạn từ Việt Nam sang Mỹ du học.
    Trong trường hợp bạn nhờ một công ty tư vấn nào đấy ở Việt Nam lo liệu, bạn cũng nên chọn mặt gửi vàng. Dù công ty tư vấn gì gì đi nữa, họ cũng sẽ vẫn phải liên lạc với trường để xin I20, nên bạn cũng nên gặp Châu để biết những tiêu chuẩn để chọn công ty tư vấn là gì? Theo nhận định của tôi thì có công ty rất tốt, ngoài việc lo đơn từ, họ chỉ bảo cho cách phỏng vấn với Bộ Di trú Hoa Kỳ để mình khỏi bị ?otừ chối sảng?; nhưng cũng có nhiều công ty chỉ đơn thuần ăn tiền, rồi liên lạc với? những counselor như Châu (xin lưu ý rằng Châu không hề liên quan, affiliated hay làm ăn riêng gì với bất kỳ cty tư vấn du học nào ở Việt Nam cả). Một nữa điều đáng lưu ý là Mission College có hẳn một bộ phận chuyên lo vấn đề du học từ A tới Z. Họ sẽ hướng dẫn từ vấn đề nhập học, cố vấn, lấy lớp và di trú: không phải trường Đại học Cộng đồng nào trong vùng cũng cung cấp được dịch vụ A-Z như thế.
    Luật Di trú cho phép du học sinh được làm việc ở khoảng thời gian nhất định, nhưng nếu có chật vật về tài chính, Châu cũng có thể giúp các em du học sinh xin giấy phép được làm việc. Sau khi học xong, nếu muốn tìm việc làm và định cư tại Mỹ luôn, Châu có thể cố vấn cho vấn đề chọn ngành nghề. Như các bạn đã biết: để muớn một người ngoại quốc làm việc, công ty phải chứng minh được rằng ngành chuyên môn của anh ta, chị ta đang khan hiếm tại Mỹ. Và với vai trò counselor, Châu nắm bắt, cập nhật được những thông tin như thế...
    Theo nhận định cá nhân của người viết thì nhân viên các trường ở Mỹ không đồng nhất ý kiến về việc du học sinh. Nói thẳng ra là có người ngầm ủng hộ, có người ngầm không bằng lòng. Lý do đơn giản là học phí tuy cao, nhưng số tiền đó không quay thẳng vào trường học, nên việc lợi hại cho trường thế nào thì khó mà khẳng định một cách đơn giản được. Chính vì thế, ta nên tìm những counselor có nhiệt tình (và nặng tình) với cộng đồng (Châu cũng đã từng lên chương trình phỏng vấn truyền thanh trong vùng về vấn đề du học). Nghe Châu kể những về những gương sáng du học, ta mới thấy quý cái mà mình đang có: một hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới, được tài trợ bởi chính phủ tiểu bang cũng như liên bang? Một cơ hội mà nếu ta là dân bản địa, permanent resident thì không nên bỏ qua phải không các bạn?
    Last but not least, cô Phượng (Nguyễn Kim Phượng) lại chính là counselor đầu tiên tôi phỏng vấn ở Mission College. Trước đây cô công tác ở Đài Phát Thanh Sài Gòn ròng rã 16 năm cho tới 1975. Là người lớn tuổi, cô không những thuộc loại siêu trong vấn đề counseling (Counselor Thủy gọi cô là ?osư phụ?) mà cô còn chia sẻ được kinh nghiệm sống và bươn chải ở Mỹ. Vì trang báo có hạn, người viết muốn nhắc đến cô như một tấm gương cho những bạn trẻ tại Mỹ.
    Cô sang Mỹ lúc 44 tuổi với 2 con nhỏ, đã vừa làm vừa học suốt 8 năm, bắt đầu từ bằng Associate rồi lên Cử Nhân về Child Development, và cuối cùng là Cao Học về Social Work. Mặc dù đã có thể về hưu, cô vẫn làm việc và dự định học một lên chương trình tiến sĩ về ngành cô yêu thích. Hy vọng chúng ta, nhất là các bạn trẻ, hãy xem cô như một tấm gương ?ongười thật việc thật? để vươn lên, đón nhận cơ hội là nền giáo dục cực tốt của Hoa Kỳ.
    Về vấn đề counseling, theo người viết thì có 3 lý do học sinh không tới gặp counselor: 1) không biết nên không gặp, 2) biết mà không muốn gặp, 3) gặp rồi, không thích nên không muốn gặp nữa.
    Không biết nên không gặp: Bây giờ đọc bài báo rồi, thì bạn không thể bảo mình thuộc loại này được nữa nhá. Cuối bài sẽ có số điện thoại và email để các bạn tiện liên lạc.
    Biết mà không muốn gặp: Nếu bạn không muốn gặp vì bạn nghĩ bạn đã biết hết thì xin thưa là bạn lầm. Kiến thức là vô hạn, khó có thể tin rằng bạn biết rõ về counseling như một người counselor: họ được đào tạo bậc Cao học, và luôn cập nhật hàng năm về ngành nghề bạn muốn học. Họ nắm bắt những thông tin qua những hột thảo hàng năm mà bạn không dự.
    Biết rồi, không thích, không đến nữa: Như đã thưa, counselor có hay có dở, và cũng có hợp tần số hay không đúng đài. Việc gặp một counselor không như ý không phải là cái cớ cho bạn không bao giờ gặp nữa. Chẳng nhẽ bạn gặp một bác sĩ không vừa ý thì không bao giờ bạn đi khám bệnh nữa sao?
    Nước Mỹ là thiên đường của giáo dục, xin các bạn chớ bỏ lỡ cơ hội đi học. Counseling là một dịch vụ tuyệt vời và miễn phí của mọi trường Đại học Cộng đồng. Hãy cho các counselor một cơ hội để giúp bạn, bạn nhé. Chúc các bạn một mùa học tích cực và đầy kết quả.

Chia sẻ trang này