1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho em hỏi về Nghệ thuật an ủi nguời khác"

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi davincitki, 19/03/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. davincitki

    davincitki Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi về Nghệ thuật an ủi nguời khác"

    Anh ủi là một trong những điều quý nhất nhưng cũng khó nhất.

    Khó quá các bác ạh,em thì ngoài lắng nghe và cố gắng nói chuyện lạc quan để nguời đó vui lên nhưng em cũng chỉ hiểu sơ qua là lắng nghe để thấu hiểu nói chuyện lạc quan để nguời đó được nhiễm chút hy vọng của mình.Các bác dúp đỡ em tìm hiểu vấn đề này với.
  2. davincitki

    davincitki Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    0
    Các bác lười quá,lúc nào cũng sương mới xườn,vào dúp em cái rồi sang an ủi tiểu hương
    thôi để em mở màn cái em biết nha,bắt đầu từ vài dòng em copy patse nè:
    Thật là khó đưa ra lời an ủi chân thành mà cảm xúc không bị xáo trộn! Và trên thực tế, nhiều người đã lâm vào hoàn cảnh dở khóc dở cười chỉ vì không biết phải nói gì với những người đang gặp chuyện đau buồn vô hạn hoặc nỗi đau xé lòng. Cũng giống như một vị linh mục mới thụ chức kia, khi nghe một cô gái trẻ thổ lộ rằng cô ta đã trót mang thai, đã vụng về thốt lên: "Con có chắc cái thai đó là của con không?"
    Thường thì, chúng ta rất muốn an ủi những người đang gặp chuyện đau buồn, tuy nhiên phải thừa nhận rằng những cố gắng san sẻ, xoa dịu nỗi đau của chúng ta thường được bày tỏ không thành công lắm. Luôn có một câu nào đó chân thành mà chúng ta có thể nói ra.
    Một ông cụ có người cháu nội vừa qua đời trong một vụ tai nạn đã cảm thấy được an ủi thật nhiều khi nhận được những chia sẻ chân thành từ các bạn mình sau khi biến cố ấy xảy ra. Trong số những lời an ủi thân tình mà ông nhận được, có hai câu giúp ông thấy ấm lòng và cảm thấy được nguôi ngoai là: "Cảm ơn anh đã chia sẻ chuyện này với tôi" và "Tôi cũng rất đau khổ vì chuyện này". Khi nghe được những lời này, ông không còn cảm thấy mình đơn độc trong nỗi mất mát nữa. Ông cảm thấy bạn bè dường như đang cùng gánh chịu nỗi đau này với ông và chính điều đó đã giúp ông cảm thấy dễ chịu hơn.
    James Angell, cựu hiệu trưởng của trường đại học Michigan, đã phát biểu rất đúng về bí quyết để thành công khi an ủi người khác: "Phát triển khả năng thụ cảm chứ đừng vươn sừng ra".
    Chúng ta không thể thay đổi được những chuyện đau buồn đã xảy ra. Cũng đừng cố gắng đưa ra lời khuyên. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể hiểu được nỗi đau thương, mất mát của người khác vì chúng ta chỉ là người ngoài cuộc, vì chúng ta không thực sự đang ở trong tình cảnh ấy. Tuy nhiên, chúng ta có thể mang lại cho họ niềm an ủi bằng sự chia sẻ chân thành xuất phát từ con tim.
    Vấn đề đầu tiên là khả năng cảm thụ,theo em hiểu là khả năng lắng nghe để đồng cảm lắng nghe để thấu hiểu và được hiểu,khơi dậy lòng tự trọng của người cần chia sẻ,dúp họ hiểu rằng hị không đơn độc.
    Các bác có ý kiến xin post thoải mãi,sao gạch thì em miễn phí,yên tâm em biết cách bình chọn.
  3. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Nếu về nguyên tắc chung thì an ủi phải chân thành; khéo léo và tế nhị
    Còn để thực hiện những tiêu chí trên thế nào thì phải tùy vào từng người; từng trường hợp cụ thể ạ.
    Nhìn chung tâm lý học là cả một nghệ thuật chứ không phải máy móc như là áp dụng khoa học vào kỹ thuật. Và đấy chính là cái khó và cái sinh động thú vị của tâm lý học.
    Nhiều người áp dụng đắc nhân tâm hỏng bét xôi chè đấy thôi.
  4. davincitki

    davincitki Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    0
    Vẫn biết thế nhưng bác để em ném đá hỏi đường thế hả đợi mãi để có người như bác reply thế mà bác nói như đi vào ngõ cụt như này,thật không biết cách an ủi,bác thử đưa ra vài lý thuyết đi,như kiểu bác sỹ tâm lý làm thế nào động viên bệnh nhân hay tâm lý học về sự đồng cảm,lắng nghe ứng dụng.........,các bác chia sẻ đi.
  5. davincitki

    davincitki Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    0
    bác nào biết về cách trị liệu tâm lý phương pháp tham vấn tập trung vào cá nhân của Carl Rogers không nói rõ cho em với,em chỉ đọc được sơ qua,chúng ta cùng bình luận nào
    TRÒ CHUYỆN KHÔNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG THAM VẤN
    Nguyễn Hạc Đạm Thư
    I. Xác định vai trò nhà tâm lý trong tham vấn mang tính trị liệu
    C.Rogers, nhà tâm lý trị liệu người Mỹ theo khuynh hướng nhân bản ở nữa đầu thế kỷ 20, là người đầu tiên nêu quan điểm là trong tâm lý trị liệu không được gọi người đến chữa trị bằng phương pháp tâm lý là ?ongười bệnh? mà gọi là thân chủ
    Chính họ là nhân vật trung tâm trong trị liệu. Nhà tâm lý chỉ tạo điều kiện thuận lợi để thân chủ bộc lộ ra ngoài các yếu tố gây rối nhiễu, đau khổ trong nội tâm, tự trách móc, hối hận, mặc cảm tội lỗi, tự ty?
    Những tình cảm tiêu cực nói trên gây cho thân chủ bối rối, lo âu, phiền muộn, hoảng sợ khiến họ lẩn tránh thực tế, không dám nhìn thẳng vào sự thật để giải quyết vấn đề. Trong tâm trạng chao đảo, hoảng loạn họ dễ chán nản, muốn trút bớt gánh nặng quá tải vào người khác. Sẽ là sai lầm nếu nàh tâm lý lại đón nhận gánh nặng đó, an ủi, khuỵên nhủ, dỗ dành, thuyết phục họ, tìm giải pháp hộ họ.
    Theo. C.Rogers, khi thân chủ phơi bày được ra ngoài những tình cảm tiêu cực trong nội tâm của họ một cách tự nhiên, không bị người khác định hướng, thúc ép hoặc gây ảnh hưởng thì khi đó họ không cảm thấy bị tù túng nữa, họ có thể bình tâm đón nhận những cảm nghĩ, những suy tư, những trải nghiệm của mình và lấy lại được cảm giác an toàn.
    Trong trạng thái an toàn, thân chủ lấy lại được tự tin để nhìn thẳng vào thực tế, xem xét, kết nối những cảm xúc lộn xộn, mơ hồ, và tự họ sẽ cân nhắc lựa chọn các giải pháp. Vì chính họ là người hiểu rõ hơn ai hết những vấn đề của họ để tìm ra giải pháp thích hợp với họ. Không ai có thể làm thay họ.
    Do đó cách trò chuyện ở đây không được định hướng, xác định rõ ràng vai trò của mình, nhà tâm lý sẽ không lẫn lộn cách trò chuyện trong trò chuyện trong trị liệu với các dạng sau đây:
    II. Phân biệt tham vấn trị liệu với các dạng khác
    1. Không giống phỏng vấn báo chí nhằm thu thập thông tin sau đó công bố cho quảng đại quần chúng biết. Ở đây nội dung câu chuyện chỉ có hai người và những điều đã biết chỉ nhằm vào trị liệu. Nhà tâm lý cần giữ những bí mật riêng tư, không tiết lộ ra ngoài.
    2. Không hỏi chuyện như kiều lục vấn cảnh sát nhằm điều tra một vấn đề. Kiểu đưa câu hỏi liên tiếp thường làm cho thân chủ mệt mỏi, cảm thấy mình là ?onạn nhân?, họ sẽ ngán và trả lời qua loa có tính đối phó để kết thúc.
    3. Không giống kiểu tu sĩ lắng nghe con chiên thú tội, nếu ta an ủi, thân chủ sẽ có xu hướng muốn trút bỏ gánh nặng một cách thụ động, không gây được tự tin cho họ để tự vươn lên.
    4. Không biến mình thành người thuyết giảng, đưa ra quan điểm này khác để thân chủ nghe mình giải thích. Không đưa ra tranh luận, tìm hiểu đúng sai. Nên nhớ là thân chủ hiểu vấn đề của họ hơn mình. Mình cần lắng nghe thân chủ nói để họ yên tâm bộc lộ những nỗi niềm của họ.
    5. Không giống bác sĩ thăm khám bệnh nhân nhằm chẩn đoán ra bệnh. Nếu đi theo hướng này, thân chủ mất vai trò trung tâm của họ, ta biến họ thành người thụ động, dựa dẫm, và nhà tâm lý không còn ở tư thế lắng nghe chăm chú tâm sự của thân chủ.
    III. Thái độ của nhà tâm lý trong tham vấn trị liệu
    Thái độ của nhà tâm lý hết sức quan trọng và là điều tiên quyết để thân chủ bộc lộ tâm sự một cách tự nhiên thoải mái, chân thật hoặc ngược lại e ngại, đối phó, hoài nghi, chống chế.
    1. Thái độ chấp nhận:
    Lắng nghe chăm chú thân chủ mà bình thản. Không gây sức ép hay gây ảnh hưởng. Không áp đặt quan điểm, không phê phán, không thuyết phục, không khuyên nhủ?Để họ tự do, thoải mái. Nhà tâm lý chỉ khơi cho dòng tâm sự của thân chủ được bộc lộ ra ngoài như nước nguồn trong khe núi chạy ra.
    2. Thái độ tôn trọng:
    Dù thân chủ có những hành vi lỗi lầm, ta cần tôn trọng con người họ, không có ý nghĩ phê phán, ghét bỏ, coi thường?Trong tâm trạng bối rối, đau khổ, thân chủ dễ có mặc cảm tự ty, họ rất nhạy cảm để nhận ra ngay khi người khác có thái độ không tôn trọng họ. Khi đó họ sẽ không tin cậy và không thoải mái bộc lộ tâm tư, nhất là những điều dở, điều ác v.v?
    3. Thái độ trung lập:
    Một mặt nhà tâm lý cần tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở để thân chủ thoải mái, tin cậy, song không được tỏ ra vồn vã, nhiệt tình quá khiến thân chủ muốn trút gánh nặng của họ sang ta, hoặc lôi kéo ta vào cuộc, có ý kiến này nọ về họ. Ngược lại nhà tâm lý không được có định kiến, thờ ơ, lạnh lùng, ác cảm.
    Có thái độ trung lập là ta chấp nhận những cảm xúc kể cả tích cực và tiêu cực của họ, nhưng không chia sẻ với họ những cảm xúc đó, nếu không họ sẽ lôi cuốn ta vào cuộc và dễ ỷ lại, mong muốn ta tìm giải pháp thay cho họ.
    Trường hợp thân chủ đang kể bỗng bật khóc hoặc khóc lặng lẽ, ta không nên bùi ngùi xúc động hoặc xót xa ái nại; để tỏ thiện cảm ta có thể lấy nước mời họ uống, tỏ ra thông cảm những gì không hòa đồng với cảm xúc của họ. Ngoài ra giữ thái độ trung lập cũng để tránh quan hệ quá mật thiết với thân chủ, không để thân chủ gắn bó sau khi rời phòng tham vấn.
    IV. Cách tiến hành một buổi tham vấn
    1. Thiết lập hợp đồng giao tiếp:
    Trong lần tiếp xúc đầu tiên với thân chủ (trực tiếp hoặc qua điện thoại, thư từ?) cần xác định rõ khung cảnh gặp gỡ (làm ở địa điểm nào, thời gian nào, mấy lần trong một tuần, tiến hành bao lâu). Nên chọn khung cảnh yên tĩnh, nhất là khi dùng máy ghi âm, không để có nhiễu về tiếng quạt chạy, máy điện thoại nên tắt, không có người ra vào.
    Cần có sự giải thích để tránh cho sự hiểu lầm khi chỉ có hai người tâm sự. Nên khẳng định để thân chủ yên tâm là tâm sự riêng tư là điều bí mật giữa hai người, không lộ cho người khác biết. Ngay với trẻ em ta cũng cần tôn trọng nguyên tắc này, nếu không trẻ sẽ mất lòng tin, và sau đó không thể hợp tác được, trẻ sẽ không tâm sự nữa.
    Nói rõ cho thân chủ biết là trong quá trình tham vấn, thân chủ thoải mái kể chuyện một cách tự nhiên các suy tư, cảm xúc của mình cùng các quan điểm, mà không có sự tranh luận, phê phán, hỏi han, ngắt lời. Nếu dùng máy ghi âm cần giải thích là để ghi nhận một cách trung thành và giữ nguyên tắc bí mật. Dù có máy ghi âm vẫn nên chuẩn bị sổ ghi chép những điềm chính cùng thái độ của thân chủ khi nói chuyện (cười, khóc, diễu cợt ?) Nhưng tránh mải ghi mà không chăm chú lắng nghe, không theo dõi những diễn biến khi thân chủ kể. Dùng máy ghi âm phải chuẩn bị kỹ thiết bị, pin khỏe, và thử mấy câu đầu để xem máy chạy tốt hay không.
    2. Tạo ấn tượng tốt:
    Điều quan trọng để thân chủ được thoải mái tự nhiên là nhà tâm lý tạo được ấn tượng tốt ngay từ đầu và gây được cảm tình khiến thân chủ yên tâm, tin cậy mà dốc bầu tâm sự. Vì thế cần có thái độ nghiêm túc, cách nói, giọng nói, cử chỉ thân mật và tôn trọng, khiêm tốn, giản dị, không hề có chút nào tỏ ra mình hiểu biết hơn họ. Cần xác định hết sức chăm chú lắng nghe thân chủ trình bày dù họ kể những vấn đề mình không thích thú. Nghe với thái độ thông cảm, tức là đặt được mình vào địa vị của thân chủ, chấp nhận những ý tưởng của họ mà không được ngạc nhiên hoặc phán xét?
    3. Quá trình tiến hành:
    Nếu chỉ mới làm quen qua điện thoại thì khi gặp thân chủ nên tự giới thiệu ngắn gọn về mình, và nếu là nghe tâm sự về một đoạn đời (kể chuyện đường đời) cần có câu gợi chuyện. Thí dụ, tìm hiểu đời sống của người phụ nữ co con tàn tật, nạn nhân chất độc màu da cam, nếu ta gợi bằng câu: ?oXin chị cho biết cảm tưởng và suy nghĩ của chị khi lập gia đình và thực tế đã diễn ra như thế nào trong lĩnh vực nhà cửa, vợ chồng, nuôi dạy con cái? thì câu đó thiên về lý tính và người kể sẽ trả lời như một kiểu được kiểm tra. Nếu có mào đầu một câu như: ?oChị hình dung cuộc sống gia đình chị như thế nào trước khi lập gia đình và thực tế diễn biến ra sao?? sẽ dễ dàng cho việc liên tưởng tự do, thoải mái.
    Sau câu khơi mào nên kiểm tra ngay hoạt động của máy ghi âm. Khi thân chủ bắt đầu nói, nên chăm chú lắng nghe, nắm bắt mọi chi tiết về cử chỉ, thái độ, giọng nói, vẻ mặt, kể cả phút ngập ngừng, im lặng chốc lát. Ghi vào sổ tay những điểm chính có thể đánh dấu nếu có chỗ chưa rõ để sau hỏi thêm.
    Sau một hồi kể có thể thân chủ ngừng. Phải nắm bắt xem sự im lặng này là cần thiết để thân chủ sắp xếp lại các ý tưởng trong đầu, hay là im lặng ?orỗng? hết chuyện để nói. Cần bình tĩnh chờ đợi, chưa nên vội đặt câu hỏi ngay vì câu hỏi nói vội không ăn nhập với dòng suy nghĩ của họ, dễ làm mất đi, ?odòng tâm tư? của họ. Nếu ta đưa ra câu hỏi của ta, rất có thể thân chủ chuyển hướng tâm tư thành hướng chờ đợi ta đặt câu hỏi để họ trả lời từng điểm. Khi đó mất đi chuyện kể tự nhiên mà chuyển thành chuyện kể do ta chỉ định, điều khiển. Vì thế khi họ im lặng thì ta cũng phải suy nghĩ xem ý cuối đoạn kể của họ, để nếu họ còn im lặng lúng túng thì ta đưa đẩy câu chuyện một cách nhẹ nhàng như: ?othế rồi sao nữa ạ,? ?otheo tôi hiểu chị đã?? và ta phản hồi ý nghĩ của họ để tỏ ra ta theo dõi đúng và hiểu ý nghĩ của họ. Như thế là gợi cho họ sắp xếp ý tưởng của mình và đẩy đà cho họ kể tiếp ý nghĩ, cảm xúc của họ như dòng chảy lại được khơi thông.
    Thực ra có được câu đưa đẩy đúng ý, gợi sâu thêm ý tưởng của họ là rất khó, thường phải qua nhiều trải nghiệm mới có trực giác đúng. Tuy vậy không nên cầu toàn vì thực tế mỗi cuộc mỗi khác, không thể suôn sẻ hết.
    Khi đã gần hết thời gian quy định, còn vài phút ta nên nhắc khéo để chốt lại. Nếu cần, hỏi họ có muốn lần sau tiếp tục thì hẹn tiếp. Trường hợp không qui định thời gian cụ thể, nên để để tự do kể đến khi nào họ muốn kết thúc. Lúc đó ta tắt máy ghi âm. Sau đó có thể hỏi thêm những thông tin cần biết, những ý chưa rõ và rất có thể khi hỏi, họ lại nẩy ra những ý nghĩ muốn kể tiếp, lúc đó ta lại bật lại máy ghi âm vì có khi lại là những ý nghĩ quan trọng mà trước đó họ chưa nhớ ra.
    4. Nghe băng ghi âm và ghi ra giấy:
    Yên lặng lắng nghe băng ghi âm và ghi trung thực, không bỏ sót câu chữ, kể cả những câu họ lặp lại, và những chỗ họ ngập ngừng, im lặng chốc lát. Nên nghe đi nghe lại băng vài lần mới nắm hết từng câu, từng từ. Đối chiếu với những điều ghi trong sổ tay. Suy ngẫm cho kỹ những điều đã nghe và ghi , ta có thể phát hiện những từ họ dùng rất điển hình, đặc trưng. Thí dụ, người bị HIV lâu năm họ coi như đã nhận bản án tử hình, họ gọi là ?othây ma đi rong?. Những người kể có thể là nông dân, công nhân, chiến sĩ bình thường, thương binh, nhưng khi họ có những đau khổ, họ ngẫm nghĩ nhiều về cảnh ngộ của họ, đường đời đã trải qua với biết bao cay đắng, vinh nhục, vui buồn, họ có những câu ?otriết lý? về cuộc đời rất hay, rất chân thực.
    trích từ tamlyhoc.net
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Em thì không biết cụ thể bác sĩ an ủi như thế nào
    Nhưng là em thì em cũng không biết cách an ủi người khác lắm
    Cho nên chắc là bác cũng còn tâm lý hơn em cả ối lần
  7. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Không giỏi nhưng lí thuyết ổn ổn, thế là được rồi em àh
  8. Borinkinkin

    Borinkinkin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2007
    Bài viết:
    351
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng o pải ng giỏi trong vc an ủi ng khác lắm nhg có 1 lần mình gặp vấn đề khá khủng hoảng, mình tìm đến 1 ng bạn thân, nó chẳng nói j cả, chỉ ôm mình và khuyến khích cho mình khóc, thế là mình khóc rất lâu, khóc mệt thì ngủ 1 giấc, ngủ dậy thấy khá hơn rất nhiều.
    Từ sau lần đấy mình thấy rằng khi ai đó đang tuyệt vọng, 1 cái ôm chặt thật sự có tác dụng tốt hơn nhiều lời an ủi hoa mĩ và mình vẫn dùng cách này an ủi bạn bè mình, nó có vẻ rất hữu dụng
  9. davincitki

    davincitki Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    0
    Đúng đúng,nếu bác có lý thuyết cứ đưa ra cho mọi người tham khảo.
    Đó cũng là một cách,cũng như bạn có một hôm mình lên nhà thằng bạn mình chán,đần người ra cưòi như chí phèo say rượu,nó đạp cho một phát rồi ngồi xuống khoác vai cười,thấy nhẹ nhàng hẳn.
    Tiếp tiếp,các bác cho thêm ý kiến.
  10. davincitki

    davincitki Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    0
    Người ta tổ chức một cuộc thi. Mục đích của cuộc thi là tìm xem ai là người có khả năng an ủi người khác nhất. Người đoạt giải cuộc thi này là một cậu bé mới bốn tuổi.
    Gần nhà cậu bé có hai vợ chồng già luôn yêu thương và nương tựa lẫn nhau. Cho đến một ngày kia khi bà cụ qua đời, ông cụ đau buồn khôn xiết. Nhìn thấy ông cụ đau đớn, cậu bé đi qua nhà và leo vào ngồi trong lòng ông cụ, và cứ ngồi yên ở đó. Khi mẹ cậu bé hỏi cậu đã nói gì để an ủi ông cụ, cậu bé trả lời:
    - Con chẳng nói gì cả, con chỉ giúp cho ông khóc được thôi mà.
    Thêm một cách đúng không,thực ra cái quan trọng không phải là cách thức đúng không quan trọng là cái tâm nhỉ,vậy bác nào nói thêm về sự đồng cảm đi..etc....

Chia sẻ trang này