1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

cho em hỏi về ngũ uẩn

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi huynhnamphg, 06/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    rối như rắm chó, chết em rồi, bác quán thức thế nào mà để nó thành "giai không" được ợ, chỉ em với
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Này các Tỷ-kheo, do duyên mà thức sanh, và thức ấy có tên tùy theo duyên ấy. Do duyên mắt và các sắc, thức sanh, và thức ấy có tên là nhãn thức. Do duyên tai và các tiếng, thức sanh, và thức ấy có tên là nhĩ thức. Do duyên mũi và các hương, thức sanh, và thức ấy có tên là tỷ thức. Do duyên lưỡi và các vị, thức sanh, và thức ấy có tên là thiệt thức. Do duyên thân và các xúc, thức sanh và thức ấy có tên là thân thức. Do duyên ý và các pháp, thức sanh, và thức ấy có tên là ý thức. Này các Tỷ-kheo, do duyên nào lửa sanh và lửa ấy có tên tùy theo duyên ấy: duyên củi, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa củi. Duyên vỏ gỗ bào, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa vỏ bào. Duyên cỏ, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa cỏ. Duyên phân bò, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa phân bò. Duyên trấu, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa trấu. Duyên đống rác, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa đống rác. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên, thức sanh, và thức ấy có tên tùy theo duyên ấy. Do duyên mắt và các sắc, thức sanh, và thức ấy có tên là nhãn thức. Do duyên tai và các tiếng, thức sanh, và thức ấy có tên là nhĩ thức. Do duyên mũi và các hương, thức sanh, và thức ấy có tên và tỷ thức. Do duyên lưỡi và các vị, thức sanh, và thức ấy có tên là thiệt thức. Do duyên thân và các xúc, thức sanh, và thức ấy có tên là thân thức. Do duyên ý và các pháp, thức sanh, và thức ấy có tên là ý thức.
    http://thuvienhoasen.org/u-trung38.htm
    Theo ý em sáu cái thức này có đặc điểm chung là nhận biết;giống như lửa có đặc điểm chung là nóng và sáng;sự khác nhau ở đây là vì nguyên nhân sanh khởi;vì mắt ko thể ngửi mùi;tai không thể nhìn thấy sắc nên phân chia ra như vậy.
    Nhưng thực tế sinh ra cái lưỡi;nó ko thể nhìn được;ta ko có thẩm quyền bắt nó phải nhìn được;do đó lưỡi là vô ngã;mắt tai mũi thân cũng tương tự....Cứ gặp các sắc là nhãn thức khởi sinh;ta không thể bắt nó phải nhận thức phải nhận thức; hay ko ko nhìn thấy;ko nhìn thấy...
    Không làm chủ được hoàn toàn;không toàn quyền được là một tính chất của vô ngã
  3. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    bác nói rõ hơn ý này giúp em với ạ, em hơi bị mù mờ :
    sáu cái thức này có đặc điểm chung là nhận biết;giống như lửa có đặc điểm chung là nóng và sáng;sự khác nhau ở đây là vì nguyên nhân sanh khởi;vì mắt ko thể ngửi mùi;tai không thể nhìn thấy sắc nên phân chia ra như vậy.
    thức có quan hệ gì với cái biết k ạ, hay thức là sản phẩm của cái biết ? nếu thức là sản phẩm của cái biết thì phải phân biệt thế nào với tưởng ạ, vì em nghĩ tưởng cũng là sản phẩm của cái biết thông qua thọ, như vậy, thì từ thọ có thể xuất hiện thức mà k qua tưởng được k ạ?
    với "hành duyên thức" là sao ạ? em k hình dung được hành duyên thức như thế nào? từ hành xuất hiện thức như thế nào ạ?
    5 uẩn có cần theo thứ tự k ạ, hay lộn xộn vẫn được, kiểu như là: sắc thọ tưởng hành thức, sắc thọ thức tưởng hành thức
    Được huynhnamphg sửa chữa / chuyển vào 17:56 ngày 22/07/2009
  4. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Vấn đề này phức tạp lắm.Vì ngũ uẩn= cả thế giới.
    Mắt nhận biết các sắc
    Tai nhận thức các tiếng
    Mũi nhận thức các hương
    ...
    Ý nhận thức các pháp
    Sáu thức này có đối tượng riêng:nhãn thức chỉ nhận thức cảnh sắc;nhĩ thức chỉ nhận thức cảnh thanh; ...ý thức chỉ nhận thức cảnh pháp. Chỉ có 6 cảnh này ngoài ra không còn cảnh nào khác: cảnh sắc cảnh thanh cảnh hương cảnh vị cảnh xúc cảnh pháp.
    Ví dụ trong một buổi ca nhạc bác đi xem diễn chẳng hạn;là một tổ hợp biến chuyển không ngừng của các cảnh;mắt bác nhìn ca sĩ biểu diễn là cảnh sắc;nghe giọng hát là cảnh thanh;mùi nước hóa ở đâu đó xung quanh là cảnh hương; bác uống chai rượu hay nước ngọt là cảnh vị;bác ngồi cái ghế có thoải mái ko là cảnh xúc.Và bất chợt;bác nghĩ về vợ con mình ở nhà chẳng hạn;hay là một người nào đó không có mặt ở đấy; là cảnh pháp.
    Nếu bác bịt mắt lại;không có cách nào bác biết ca sĩ đó động tác thế nào;nhưng vẫn có thể đoán được khuôn mặt người đó ra sao;đó là nhờ sắc tưởng;có thể nói nôm na tưởng là "nhớ biết;nhớ hiểu";còn thức là biết trực tiếp;ví dụ cái màn hình máy tính đang trước mắt bác;bác nhìn thấy rõ ràng;đó là nhãn thức;tí về bác quên tắt máy tính;nhớ lại là mình chưa tắt máy tính ở cơ quan;đó là tưởng.Tưởng cũng có 6 loại gom lại thành tưởng uẩn tùy theo 6 trần đã in bóng vào ký ức và thói quen
    Sắc tưởng (hay nói cách 2 là tưởng do nhãn xúc sinh)
    Thanh tưởng
    Hương tưởng
    Vị tưởng
    Xúc tưởng
    Pháp tưởng
    Cùng một cảnh nhưng thọ có đặc điểm là "hưởng thụ cảnh";thức đơn thuần là có nhiệm vụ "biết cảnh"; tưởng uẩn có nhiệm vụ "liên hệ những đặc điểm ở hiện tại với quá khứ để nhận thức".
    Còn những cái phức tạp sau về quan hệ duyên sinh giữa các uẩn bài sau em trả lời nhé.Bác có nick chat hay điện thoại thì sẽ trao đổi dễ hơn.Hy vọng ko chỉ trao đổi phật pháp mà còn giúp được bác các vấn đề khác trong cuộc sống nếu có thể.
  5. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    hì hì, nick em đây ạ, phong_lan46@yahoo.com, thường thì 8 h tối em lên mạng, nhưng tuần sau em vắng nhà, hi vọng được bác chỉ điểm nhiều nhiều, thanks bác
    Được huynhnamphg sửa chữa / chuyển vào 20:56 ngày 22/07/2009
  6. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
  7. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Để tránh đa thư loạn mục;thì tốt nhất nên đọc TRỰC TIẾP tam tạng(tipitaka pali)!
  8. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Trong kinh Tương Ưng Bộ.Dành riêng ra một thiên(hay "phẩm" -Vagga) dành cho ngũ uẩn.
    Đó là Thiên Uẩn
    Tập III - Thiên Uẩn
    [22] Chương Một: Tương Ưng Uẩn [a, b, c, d, e, f, g]
    [23] Chương Hai: Tương Ưng Radha
    [24] Chương Ba: Tương Ưng Kiến
    [25] Chương Bốn: Tương Ưng Nhập
    [26] Chương Năm: Tương Ưng Sanh
    [27] Chương Sáu: Tương Ưng Phiền Não
    [28] Chương Bảy: Tương Ưng Sàriputta
    [29] Chương Tám: Tương Ưng Loài Rồng
    [30] Chương Chín: Tương Ưng Kim Xí Ðiểu
    [31] Chương Mười: Tương Ưng Càn-Thát-Bà
    [32] Chương Mười Một: Tương Ưng Thần Mây
    [33] Chương Mười Hai: Tương Ưng Vacchagota
    [34] Chương Mười Ba: Tương Ưng Thiền
    Đặc biệt chương một dành cho đến 7 phần nói về ngũ uẩn(a,b,c,d,e,f,g).Bạn có thể đọc trong đó rồi trao đổi với người khác.
    http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tuongungbo/tu-00.htm#tap3
  9. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    trong kinh tương ưng bộ,

    cho em hỏi, sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư là gì ạ ?
    IX. Pàrileyya (Tạp 2, Ðại 2,13c) (S.iii,94)
    17) Vị ấy có thể không quán sắc như là tự ngã, nhưng có thể quán tự ngã như là có sắc. Sự quán ấy, này các Tỷ-kheo, là hành.
    18) Vị ấy có thể không quán sắc như là tự ngã, không quán tự ngã như là có sắc, nhưng có thể quán sắc ở trong tự ngã. Quán ấy, này các Tỷ-kheo, là hành.
    19) Vị ấy có thể không quán sắc như là tự ngã, có thể không quán tự ngã như là có sắc, có thể không quán sắc ở trong tự ngã, nhưng có thể quán tự ngã ở trong sắc. Sự quán ấy, này các Tỷ-kheo, là hành.
    20-21) Vị ấy có thể không quán sắc như là tự ngã, có thể không quán tự ngã như là có sắc, có thể không quán sắc ở trong tự ngã, có thể không quán tự ngã ở trong sắc. Nhưng có thể quán thọ như là tự ngã, và có thể quán tự ngã như là có thọ, có thể quán thọ ở trong tự ngã, và có thể quán tự ngã ở trong thọ.
    22-23). .. có thể quán tưởng... có thể quán các hành...
    24). .. có thể quán thức như là tự ngã, có thể quán tự ngã như là có thức; có thể quán thức ở trong tự ngã; và có thể quán tự ngã ở trong thức. Sự quán ấy, này các Tỷ-kheo, là hành.
    25) Vị ấy có thể không quán sắc như là tự ngã; có thể không quán thọ như là tự ngã; có thể không quán tưởng... không quán các hành... không quán thức như là tự ngã. Nhưng có thể có (tà) kiến như sau: "Ðây là tự ngã, đây là thế giới; sau khi chết, tôi sẽ trở thành thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại". Nhưng thường kiến ấy, này các Tỷ-kheo, là hành.
    ...

    những sự quán ấy lý giải như thế nào để được gọi là hành ạ ?
    VII. Ðáng Ðược Ăn (Tạp 2, Ðại 2,11) (S.iii,86)
    7) Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là tưởng? Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng. Nhận rõ gì? Nhận rõ màu xanh, nhận rõ màu vàng, nhận rõ màu đỏ, nhận rõ màu trắng. Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng.
    8) Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là hành? Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi nên gọi là hành. Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi gì? Làm cho hiện hành sắc với sắc tánh, làm cho hiện hành thọ với thọ tánh, làm cho hiện hành tưởng với tưởng tánh, làm cho hiện hành các hành với hành tánh, làm cho hiện hành thức với thức tánh. Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi, này các Tỷ-kheo, nên gọi là các hành.
    9) Và này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là thức? Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức. Rõ biết gì? Rõ biết chua, rõ biết đắng, rõ biết cay, rõ biết ngọt, rõ biết chất kiềm... rõ biết không phải chất kiềm, rõ biết mặn, rõ biết không mặn. Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức.

    nhận rõ với rõ biết khác nhau như thế nào ạ?
    làm cho hiện hành nghĩa là sao ạ ?
    pháp hưu vi là gì ? sao lại gọi sắc, thọ, tưởng, hành, thức là pháp hữu vi ạ ?

    VII. Khemaka (Tạp 5, Ðại 2,29c) (S.iii,126)
    ông khemaka có nói:
    20) -- Thưa chư Hiền, tôi không nói: "Tôi là sắc". Tôi không nói: "Tôi là khác sắc"... "là thọ... là tưởng... là các hành"... Tôi không nói: "Tôi là thức". Tôi cũng không nói: "Tôi là khác thức". Dầu rằng, này các Hiền giả, Tôi có chứng được (tư tưởng): "Tôi là", nhưng tôi không có quán : "Cái này là tôi".

    nghĩa là sao ạ ? sao ổng có thể chứng được : tôi là ?
    cuối cùng, như lai k là sắc, thọ, tưởng, hành, thức, k ở trong sắc, thọ, tưởng hành thức, cũng k ở ngoài sắc thọ tưởng hành thức nghĩa là sao ạ ?

    Được huynhnamphg sửa chữa / chuyển vào 10:16 ngày 05/08/2009
  10. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Có vẻ như tư duy của bạn rất giống tôi nên những vấn đề bạn thắc mắc cũng rất giống tôi khi đọc những đoạn này;hoặc là kinh có quá nhiều từ hán việt khó hiểu;bởi lẽ có những thuật ngữ từ tam tạng pali dịch sang không có từ thuần việt tương đương.Để trả lời câu hỏi của bạn.Tôi dùng hai phương pháp sau:
    1.Dùng kinh điển để đối chiếu kinh điển:nghĩa là những thuật ngữ nào được giải thích trong tam tạng sẽ "lôi" nó ra.Thường những thuật ngữ trong kinh tạng lại được giải thích trong những bài kinh khác cũng thuộc kinh tạng;hoặc là luận tạng nikaya(7 bộ thắng pháp).Dù đức phật có dạy "đừng vội tin vì kinh điển truyền tụng";ta cũng cứ tạm thời tra vấn tam tạng để có thể hiểu.
    2.Trả lời theo suy nghĩ của riêng mình(ý kiến riêng)
    Về vấn đề tư (cetana)
    Để hiểu sắc tư;thanh tư;hương tư,xúc tư,pháp tư là gì cần phải tìm hiểu tư là gì.
    Theo bộ pháp tụ thuộc tạng luận
    http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-vdp1/vdp1-01.htm#_ednref33
    [20] - Thế nào là tư (10) trong khi ấy?
    Trong khi ấy, pháp là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết, sanh từ xúc ý thức giới đó. Ðây là tư trong khi ấy.
    (10) Cetanā (^scit; cetayatī?T ti cetanā)
    Theo ý kiến của tôi;sắc tư tức là sự cố ý nhìn các sắc; thanh tư tức là cố ý lắng nghe; hương tư tức là cố ý ngửi; xúc tư tức là cố ý đụng chạm;cố ý sờ vào; pháp tư tức là cố ý nghĩ đến đối tượng(pháp).Sự cố ý bao giờ cũng hướng đến một đối tượng nào đấy: đối tượng ở đây là lục xứ: sắc xứ thanh xứ hương xứ vị xứ xúc xứ pháp xứ
    --------------------------------------------------------------------------------------------------
    25) Vị ấy có thể không quán sắc như là tự ngã; có thể không quán thọ như là tự ngã; có thể không quán tưởng... không quán các hành... không quán thức như là tự ngã. Nhưng có thể có (tà) kiến như sau: "Ðây là tự ngã, đây là thế giới; sau khi chết, tôi sẽ trở thành thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại". Nhưng thường kiến ấy, này các Tỷ-kheo, là hành.
    ...
    những sự quán ấy lý giải như thế nào để được gọi là hành ạ ?
    Theo mình bất kỳ một sự vận động nào của tâm cũng có thể được coi là hành;ví dụ suy tầm;tưởng tượng;bực tức;thèm khát;vui mừng....v...v..kể cả suy nghĩ; suy nghĩ rằng "Ðây là tự ngã, đây là thế giới; sau khi chết, tôi sẽ trở thành thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại" chỉ là một dòng suy nghĩ (vận hành của tâm mà thôi)
    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Những vấn đề khác để từ từ bạn nhé;mình cũng đang học mà.

Chia sẻ trang này