1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

cho em hỏi về ngũ uẩn

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi huynhnamphg, 06/07/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Theo kinh điển
    http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-vdp1/vdp1-06.htm
    Pháp hữu vi = pháp hữu duyên.
    [701] - Thế nào là các pháp hữu duyên? [1]
    Ngũ uẩn tức, sắc uẩn, tưởng uẩn, thọ uẩn, hành uẩn, và thức uẩn. Ðây là các pháp hữu duyên.
    - Thế nào là các pháp vô duyên? [2]
    Tức vô vi giới. Ðây là các pháp vô duyên.
    [702] - Thế nào là các pháp hữu vi? [3]
    Những pháp nào là hữu duyên, chính là pháp ấy là hữu vi.
    - Thế nào là các pháp vô vi? [4]
    Pháp nào là vô duyên chính pháp ấy là vô vi.
    -------------------------------------------------------------------------
    Theo mình.Bất kỳ một đối tượng nào do duyên tạo nên đều là pháp hữu vi.Ví dụ như bàn ghế;máy vi tính;đèn điện;trường học....v...v.
    Vì sao bàn ghế lại là pháp hữu vi: vì nếu không có người bào gỗ;lắp ghép;;đóng đinh (các duyên)..v...v thì cũng chẳng có cái bàn.Vì sao máy vi tính là hữu vi;vì nó là phát minh khoa học ứng dụng của con người;nếu các nhà máy thủy điện ngừng hoạt động thì có điện không;có thể sẽ mất điện;do vậy không online được.Chẳng hạn bạn đang nhìn lên màn hình;nếu mất điện nó sẽ tắt phụp một cái(vì cần phải có điện thì sự online(cũng là một pháp hữu vi) mới có thể hiện hành được.Con người cũng là pháp hữu vi;không có bố mẹ sao có mình?Không có mẹ;không có cha;không có quả dị thục của các việc làm thiện ác là một tà kiến như trong kinh đã nêu.Lại nữa;con người và sinh vật là pháp hữu vi;vì cần có thức ăn mới tồn tại được;thiếu thức ăn con người không thể tự mình sống được.
    Tóm lại bất kỳ sự vật hiện tượng gì; mà xuất hiện dưới các hoàn cảnh điều kiện nào đó;phải nương tựa vào điều kiện nào đó mà xuất hiện thì gọi là pháp hữu vi.
    Vì các duyên;các điều kiện;các hoàn cảnh luôn thay đổi nên sự vật cũng luôn vận động thay đổi theo;nếu ăn phải thức ăn độc thì con người chết;cúm H1N1 mà ko được chữa cũng die.Cảm giác cũng là hữu vi;thay đổi theo thời tiết.Sở thích cũng là pháp hữu vi;thay đổi theo thời gian và độ tuổi.Vạn vật đều thay đổi;vì bản chất hữu vi;nương tựa vào những cái khác.
    Chỉ có duy nhất một pháp vô vi: đó là Niết Bàn.
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    cuối cùng, như lai k là sắc, thọ, tưởng, hành, thức, k ở trong sắc, thọ, tưởng hành thức, cũng k ở ngoài sắc thọ tưởng hành thức nghĩa là sao ạ ?
    Theo mình:
    Như Lai là một từ đức Phật dùng để chỉ chính mình sau khi đã giác ngộ.Sau khi đã chứng ngộ vô ngã;thì những danh xưng như "Như Lai;Ta..." mà đức Phật sử dụng chỉ là danh chế định để tiện giao tiếp với mọi người.Chứ không hề có một cái "tôi" nào cả.
    Ngoại đạo và một số đệ tử thường quan tâm đến vấn đề sau khi chết thì người ta đi đâu;hay là chết là hết luôn.Thật ra thắc mắc này đặt trên nền tảng của tà kiến-có một tự ngã trong khi sống và sau khi chết; do không hề có một cái tôi nào tồn tại thực sự trong ngũ uẩn nơi đức phật đang sống cả;và đơn giản chỉ là ngũ uẩn sinh diệt và tan rã;thực tế là chẳng có ai sống và chết cả.Chỉ có ngũ uẩn vận hành theo những quy luật tự nhiên và nghiệp báo.Vậy nên khi được hỏi về sự tồn tại sau khi chết;đức phật hỏi lại họ có coi ngài hay coi tự ngã của bất cứ ai trong sắc thọ tưởng hành thức;hay là ở ngoài sắc thọ tưởng hành thức ko?Không tìm thấy tự ngã;vậy thì làm sao tự ngã có thể tồn tại trong khi ngũ uẩn đang còn sống;làm sao mà tồn tại sau khi chết được.Sự sinh ra đời: thực chất chỉ là sự hoạch đắc các căn;sự sống động của ngũ uẩn làm cho ta lầm tưởng có một cái tôi nào đó của đức phật thực sự tồn tại;hoặc một cái tôi của chính mình thực sự tồn tại.Hoặc cái ngũ uẩn đang gõ máy vi tính cho bạn đọc nữa;cũng chẳng hề có cái tôi nào cả;chỉ có những sự kiện sống động xảy ra làm cho ta có cảm tưởng như có những linh hồn độc lập.Chỉ là ngũ uẩn "phía này" đang tìm cách thông tin với ngũ uẩn "phía kia" mà không có bất kỳ một cái tự ngã;một linh hồn;một cái tôi nào cả.
    Vì câu hỏi của ngoại đạo là một câu hỏi sai từ căn bản;đặt giả thiết sai từ căn bản;nên đức phật trả lời bằng cách hỏi lại và phân tích.Như vậy họ sẽ hiểu thực sự bản chất của sinh tử chỉ là sự hoạch đắc;vận động và lìa tán của thân xác tứ đại;của ngũ uẩn hữu vi vô thường;thực chất không có ai sống;chỉ có sự sống;không có ai hoạt động;chỉ có sự hoạt động vận động của ngũ uẩn;không có ai chết;chỉ là sự tan hoại của ngũ uẩn.
    Cái mà chúng ta gọi là ta;là chính mình thực chất chỉ là ngũ uẩn hiện hành một cách vô chủ.
  3. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2

    VII. Khemaka (Tạp 5, Ðại 2,29c) (S.iii,126)
    ông khemaka có nói:
    20) -- Thưa chư Hiền, tôi không nói: "Tôi là sắc". Tôi không nói: "Tôi là khác sắc"... "là thọ... là tưởng... là các hành"... Tôi không nói: "Tôi là thức". Tôi cũng không nói: "Tôi là khác thức". Dầu rằng, này các Hiền giả, Tôi có chứng được (tư tưởng): "Tôi là", nhưng tôi không có quán : "Cái này là tôi".

    Bài kinh này là một bài kinh khó;nói chung tất cả các bài kinh liên quan đến vô ngã đều có thể coi là khó.Nên nhớ rằng sau cuộc trao đổi của những tỳ kheo này thì họ đều đắc quả Alahán;cũng giống như bài thuyết pháp thứ 2 của đức Phật là kinh vô ngã tướng thì 5 vị tỳ kheo đầu tiên thoát khỏi mọi lậu hoặc.Người xưa nói rằng;y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan;nên tôi chỉ giải thích những gì trong tầm hiểu của tôi;có gì mong được trao đổi thêm.
    Theo như kinh tạng thì có 10 loại kiết sử: thân kiến;hoài nghi;giới cấm thủ;tham dục;sân hận;sắc tham vô sắc tham mạn trạo cử và vô minh.Trong đó chia làm 2 nhóm: thân kiến;hoài nghi;giới cấm thủ;tham dục và sân hận là những hạ phần kiết sử;tức là những sợi dây trói hữu tình vào dục giới.Người nào đã chặt đứt 5 hạ phần kiết sử được gọi là vị thánh bất lai (aganami) tức là không còn trở lại cõi dục giới nữa.Người đó hoặc là sẽ tiếp tục tu chứng quả Alahán;còn nếu trước khi chết vẫn chưa chứng quả Alahán; thì sẽ tái sinh ở cõi tịnh cư thiên;ở đó vị ấy sẽ đoạn trừ 5 hạ phần kiết sử và nhập vô dư niết bàn;vị bất lai không bao giờ còn tái sinh vào cõi dục giới.
    Bậc thánh đầu tiên là bậc thánh nhập lưu(dự lưu);tức là người đã dự vào dòng thánh;đã chuyển tánh;không còn và không thể là phàm phu nữa;vị nhập lưu đã đoạn trừ ba kiết sử là thân kiến;hoài nghi và giới cấm thủ.Tuy nhiên tham và sân thì vẫn còn;nhưng đã bị yếu đi;yếu đi được đến mức độ nào;đến mức độ vị ấy không còn có thể bị sa vào ác đạo nữa(địa ngục;ngạ quỷ;súc sinh bàng sinh);nếu vị ấy trong kiếp sống hiện tại không đạt được những thánh quả cao hơn;thì khi chết vị ấy không bao giờ bị sanh vào cõi xấu;ác thú;đọa xứ;địa ngục mà chỉ tái sinh vào cõi người hoặc cõi trời;ở đời vị lai đó họ sẽ tiếp tục tu chứng các quả vị cao hơn.
    So sánh quả vị thứ nhất và quả vị thứ 4 thì quả vị thứ nhất chỉ loại trừ được thân kiến;tức là cái tà kiến xem tự ngã của mình ở trong sắc;thọ;tưởng;hành;thức hay ở trong 6 nội ngoại xứ;hay trong 18 giới;tóm lại vị ấy ko xem bất kỳ cái gì như là tự ngã của mình.Tuy nhiên cái cảm giác "tôi là" vẫn hiện hữu;cái cảm giác do sự hòa hợp của các uẩn sinh ra một cái tôi nào đấy;giống như cái bánh xe;thân xe;phanh xe;càng xe;ống bô...v...v hợp thành một cái xe "thật có" vậy.Tuy họ không thể chỉ có một cái xe thực sự nằm ở đâu;nằm ở phanh xe hay ở càng xe hay ở ống bô;nhưng ta vẫn có cảm nhận tồn tại một cái xe tồn tại thật sự và ko lay chuyển do sự hòa hợp của các bộ phận vận hành nên nó.Cũng giống như vậy;ngũ uẩn hòa hợp và hiện hành làm cho ta có cảm giác chúng ta và người khác có một cái tôi đặc trưng thực sự;và tồn tại suốt cuộc đời.Mặc dù chúng ta có thể ko đồng nhất chúng ta với tóc của chúng ta;với răng của chúng ta;với tay chân;móng tay;móng chân;tim gan;ruột phổi;chúng ta ko đồng nhất chúng ta với bộ não;với hệ thần kinh;với các giác quan...Nhưng chúng ta vẫn có cảm giác;tất cả những thứ đó vận hành;hòa hợp...tạo nên một cái gì đó là "ta".Cảm giác đó là mạn.
    Tôn giả Khemaka đã lấy ví dụ về hương của bông hoa sen để diễn tả điều này:
    21) Ví như, này chư Hiền, hương thơm của hoa sen xanh, hay hoa sen hồng, hay hoa trắng, nếu có người nói: "Hương thuộc về lá hay thuộc về sắc, hay thuộc về nhụy hoa", nói như vậy có nói đúng không?
    Hương thơm ở đây ví như tự ngã(đúng ra là ảo tưởng về tự ngã);còn sắc hoa;lá hoa;nhụy hoa...các bộ phận của hoa ví như năm uẩn.Nói là hương thơm đó xuất phát từ lá hoa hay sắc hoa hay nhụy hoa cũng ko đúng.Tất cả những bộ phận đó đều góp phần vào cái hương hoa.Cũng vậy không thể nói cái tôi của mỗi chúng ta nằm ở tay chúng ta;hay chân chúng ta;hay lông tóc răng ra;máu thịt xương của chúng ta;hay nằm ở trong cảm giác;tri giác;bộ não của chúng ta;trong các hành động của chúng ta;hay trong mối quan hệ của chúng ta;mà là tất cả chúng hòa hợp lại thành một cá nhân sống động.Chính sự sống động của ngũ uẩn đó làm cho ta có cảm giác "tôi là".Tức là tất cả các bộ phận này đều cùng có chức năng kiến tạo nên một con người;chứ ko phải là riêng một bộ phận nào riêng rẽ dung chứa cái tôi của chúng ta.
    Sự hòa hợp này chỉ là sự hòa hợp tạm thời;không ổn định;vô thường;đi đến già chết;tan hoại;và cũng chỉ hòa hợp được khi tứ đại điều hòa;thức ăn được tiêu hóa;các yếu tố môi trường ổn định...không thể tự tồn tại được.Con người và sinh vật là một đống nhân-quả-quả-nhân;hoàn toàn ko có một tự ngã;trống rỗng tự ngã;vô thường.
    Có thể tôn giả Khemaka đã chứng quả dự lưu;tức là diệt được thân kiến;vị ấy không còn xem tự ngã ở bất cứ đâu;tuy nhiên cảm giác tôi là thì vẫn tồn tại;cảm giác khác;lý tính và lý trí lại khác;vị ấy chưa diệt trừ được mạn.Tôn giả Khemaka tiếp tục giải thích qua đoạn này:
    23) Dầu cho đối với vị Thánh đệ tử, này chư Hiền, năm hạ phần kiết sử đã được đoạn tận, nhưng vị ấy còn nghĩ: "Ðối với năm thủ uẩn, vẫn còn dư tàn tế nhị". Dư tàn kiêu mạn ''Tôi là", dư tàn dục ''Tôi là?T, dư tàn tùy miên ''Tôi là?T chưa được vị ấy đoạn trừ. Vị ấy sau một thời gian, sống quán sự sanh diệt trong năm thủ uẩn: "Ðây là sắc, đây là sắc tập khởi, đây là sắc đoạn diệt. Ðây là thọ... Ðây là tưởng... Ðây là các hành... Ðây là thức, đây là thức tập khởi, đây là thức đoạn diệt".
    Đọc đến đoạn này;mới thấy có thể là tôn giả Khemaka đã chứng quả bất lai;đã đoạn trừ 5 hạ phần kiết sử;tuy nhiên năm hạ phần kiết sử thì chưa đoạn tận trong đó có "mạn".Vị ấy chưa chứng quả Alahan-quả vị vô học-vị ấy vẫn còn phải học;vẫn còn phải thực hành thiền quán để nhổ tận gốc mạn tùy miên "tôi là";với các vị bất lai;thì những vị ấy có niệm lực rất mạnh;hầu như luôn sống trong chánh niệm;cả khi nói chuyện với các tỳ kheo này;tỳ kheo Khemaka cũng tiến hành thiền quán luôn.Và có lẽ đó là lý do họ cùng đắc quả Alahan sau buổi nói chuyện;các tỳ kheo kia chắc hẳn đều phải là những bậc ít nhất là dự lưu.
    26-27) Cũng vậy, này chư Hiền, dầu cho vị Thánh đệ tử đã đoạn tận năm hạ phần kiết sử, nhưng với vị ấy, cái dư tàn trong năm thủ uẩn, dư tàn ngã mạn "Tôi là", dư tàn ngã dục "Tôi là", dư tàn ngã tùy miên: "Tôi là" chưa được đoạn trừ. Vị ấy sau một thời gian, sống tùy quán sự sanh diệt trong năm thủ uẩn: "Ðây là sắc, đây là sắc tập khởi, đây là sắc đoạn diệt. Ðây là thọ... đây là tưởng... đây là các hành... đây là thức, đây là thức tập khởi, đây là thức đoạn diệt". Vì rằng vị ấy sống tùy quán sự sanh diệt trong năm thủ uẩn này nên các dư tàn trong năm thủ uẩn này, ngã mạn "Tôi là", ngã dục "tôi là", ngã tùy miên "Tôi là" chưa được đoạn tận nay đi đến đoạn trừ.

    Tóm lại;thân kiến khác;mà mạn khác.Thân kiến là kiết sử thô hơn mạn;mạn vi tế hơn;thân kiến là kiết sử hạ phần;mạn là kiết sử thượng phần.Hiểu khác;cảm giác lại khác.Lý tính là khác;cảm nhận lại là khác.Thấy là khác và thấy hoàn toàn rõ ràng lại là khác.
  4. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Để tôi thử trả lời xem
    Sắc thọ tưởng hành thức
    Nguyên lý của đạo phật nghĩa là nhân quả, không có cái gì có thể tự mình tồn tại. Chỉ khi cái này có mặt thì cái kia mới có mặt
    Nghĩa là sắc thọ tưởng hành thức không thể tồn tại một mình.
    Sắc là các cái có thể thấy được, vd như màu sắc có thể thấy được, thì màu xanh là sắc, màu đỏ là sắc, âm thanh có thể nghe thì đó là sắc, cảm giác nóng lạnh đó là sắc. Sắc có nghĩa là biểu hiện, cái gì có biểu hiện, cái đó gọi là sắc.
    Sắc cũng có nghĩa là vật chất, bởi vì không có biểu hiện nào nằm ngoài vật chất. Không thể có màu sắc nếu không có vật chất, cơ thể, bộ não..
    Tóm lại, tất cả cái gì có biểu hiện, có thể mô tả được trực tiếp, cái đó là sắc
    Ngoài sắc ra, bốn cái còn lại gọi là tâm. Thọ tưởng hành thức là tâm, nghĩa là không thể thấy được nó. Chỉ có thể thấy được tâm thông qua sắc, nên ngũ uẩn còn được gọi là danh sắc. Danh nghĩa là tên gọi, tâm chỉ có tên gọi mà thôi
    Xin được nói chi tiết hơn
    Thọ là cảm giác. Có 3 loại cảm giác, khổ, lạc và trung tính. Khổ thuộc về thân là các cảm giác khó chịu do thân gây ra, vd như đau bệnh, tuổi già, đó gọi là khổ. Cái gì thuộc về ý, trái ý, đó gọi là khổ về tâm, tức là ưu, như buồn bực, tức giận,.. Tương tự, cái gì thuộc về thân, dễ chịu, gọi là lạc, như no, ấm áp, mát mẻ, là các cảm giác do thân gây ra. Cái gì thuộc về ý, cái đó gọi là hỷ, vừa ý, vui mừng, hân hoan. Như vậy là các cảm giác thuộc về thân và tâm
    Nói như vậy không có nghĩa thọ là các cảm giác. Thọ nghĩa là nhận lấy. Khi thấy một cảm giác, thực ra là thấy một sắc, một biểu hiện. Khi thấy vui, nghĩa là nhận lấy một sắc vui, tức là thọ luôn luôn là thọ nhận một sắc nào đó. Tâm luôn phải đi kèm với sắc. Điều này sẽ rõ ràng hơn với tưởng, hành và thức. Thọ là muốn ám chỉ đến 3 cảm giác, khổ lạc và trung tính
    Tưởng cũng là một tâm, và nó luôn gắn với một sắc nào đó. Tưởng nghĩa là tưởng tượng. Khi nghĩ đến quá khứ, tưởng tạo ra các hình ảnh, âm thanh nào đó, như vậy là tưởng. Tưởng là hành động tạo ra các sắc, các biểu hiện âm thanh hình ảnh. Nhưng tưởng nghĩa là một tâm, nên không thể thấy được nó. Vd khi mơ, thấy các cảnh vật trong mơ, biết rằng nó do tưởng tượng tạo ra, nhưng không thể thấy được cái gọi là tâm tưởng tượng, chỉ thấy được các sắc do sự tưởng tượng tạo ra. Trong lúc tỉnh cũng vậy, tất cả các cảnh vật đều do sự tưởng tượng tạo ra, nhưng chỉ thấy được sắc, không thể thấy được tưởng, cho nên gọi nó là danh, cũng gọi nó là tâm.
    Tất cả cái gì có thể thấy được đều thuộc sáu giác quan, nghĩa là đều do tưởng tạo ra, kể cả các cảm giác. Khi nói về tưởng, nghĩa là nói về nghĩa được tạo ra, khi nói về thọ, nghĩa là nói về khía cạnh vui buồn. Vd vui là một cảm giác được tưởng tượng ra, nó thuộc lạc thọ. Đau là một cảm giác do tưởng tạo ra, nó thuộc khổ thọ.
    Tưởng được tạo ra do nhân duyên, cho nên không phải cứ muốn là có thể tưởng lạc thành khổ. Tưởng chỉ có nghĩa là tạo ra các sắc
    Hành là hành động. Tưởng cũng là một hành động đặc biệt tạo ra các sắc. Tuy nhiên hành động còn nhiều ý nghĩa khác, đi đừng,.. Tuy nhiên, cũng như tưởng, hành là một tâm, nghĩa là nó chỉ có tên gọi. Khi đi, không có cái gì gọi là tâm đi cả, chỉ có các biểu hiện của sắc thay đổi được gọi là đi. Vd như khi ngồi trên xe, chỉ biết cái xe đi khi thấy cảnh vật thay đổi. Cái được gọi là tâm làm cho đi, chỉ vì có sự thay đổi của sắc. Nói cách khác, vì các sắc thay đổi nên biết có tâm hành
    Thức là sự nhận biết. Nhận biết màu xanh, màu đỏ, âm thanh, mùi vị, đó là sự nhận biết, nhận biết các cảm giác, tư tưởng hành động, đó là sự nhận biết. Sự phân chia ra các căn chỉ là phụ, ví như do duyên xăng, gọi là lửa xăng, do duyên than, gọi là lửa than, cũng vậy sự nhận biết ở mắt tai mũi đều là sự nhận biết.
    Sự nhận biết cũng là một tâm, nghĩa là không thể thấy được nó. Chỉ nói được có sự nhận biết khi có màu sắc, âm thanh, tức là các sắc. Hoặc khi cảm thấy trống rỗng, hoặc nhắm mắt tối đen, đó cũng là sự nhận biết các màu sắc tối đen và các cảm giác trống rỗng. Vì có các cảm giác nên biết có sự nhận biết, tâm luôn phải đi kèm với sắc
    Có thể ví dụ rõ hơn. Cố gắng là một tâm. Cố gắng là một cảm giác trung tính, không khổ không lạc. Cố gắng là một cảm giác do tưởng tạo ra. Cố gắng là một hành động về tâm. Và sự nhận biết rằng sư cố gắng có mặt, đó là thức
    Vd khác. Màu đen là một sắc. Màu đen là một cảm giác trung tính, không khổ không lạc. Việc tạo ra màu đen là do tưởng tượng. Sự nhận biết màu đen, đó gọi là thức
    Tất cả các pháp đều dựa vào nhau, không thể có màu đỏ mà không có sự nhận biết về màu đỏ. Cũng không thể có sự nhận biết mà không nhận biết một cái gì.
    Tất cả các pháp dựa vào nhau, cho nên trong ngũ uẩn, không có cái gì gọi là tôi, hay của tôi. Bởi vì chúng phải dựa vào nhau chứ chúng không tự tồn tại. Vì chúng thay đổi chứ không vĩnh viễn. Một cái gì được thấy sinh ra và chết đi, cái đó không thể là tôi, vì nếu vậy tôi cũng chết theo nó. Trong tất cả ngũ uẩn, không thể tìm được một cái gì gọi là tự ngã, tôi là. Không thể nói tôi là màu đỏ, hay tôi là âm thanh, hay tôi cảm giác, hay tôi là sự nhận biết, hay tôi là suy nghĩ, bởi vì chúng đều sinh rồi diệt, thay đổi, vô ngã.
    Tuy vậy, không thể nói rằng không có tôi. Tất cả ngũ uẩn không phải tôi, cả hai điều này đều có thể được thực chứng và chấp nhận
    Nói rằng không có tôi, là một điều không thể chấp nhận ngay trong hiện tại
    Nói rằng một phần hoặc toàn bộ ngũ uẩn là tôi, cũng không thể chấp nhận được, ngay trong hiện tại.
    Viết hơi dài mà không chuẩn bị kĩ, có gì sai sót xin được chỉ dạy
  5. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Niết bàn thuộc vô vi. Cái gì thuộc vô vi không có thể nói được. Nếu nói không có tự ngã, đồng nghĩa với không có niết bàn
    Niết bàn là pháp vô vi, không thể luận được
    Nếu không có tự ngã, thì câu trả lời sẽ là Như Lai không tồn tại sau khi chết. Chính vì Đức Phật không chấp nhận câu trả lời Như Lai không tồn tại sau khi chết, nên không thể nói không có tự ngã
  6. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Không có kiêu mạn tôi là, khác với không có tôi là
    Cái được chứng thực, tôi là, nghĩa là có tôi. Nhưng không có suy nghĩ tôi là. Vd như một đứa trẻ sơ sinh, không có kiêu mạn, tôi là, không có suy nghĩ tôi là. Chỉ đơn giản là không nghĩ rằng tôi là chứ không phải chấp nhận rằng không có tôi
  7. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Vì sao vậy thưa hiền giả?
  8. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    có thật danh sắc cũng là ngũ uẩn không ạ ( cái này em mới nghe lần đầu ) ?
    @lemd : bác gọi tâm là thọ, tưởng, hành, thức thì có thể bác sai, có thể bác đã rơi vào trường hợp của ông ananda ở đoạn đầu trong kinh thủ lăng nghiêm rồi
    hìhì, em thực tình tri ân sự nhiệt tình của các bác nhờ các bác mà em hiểu sơ sơ về ngũ uẩn rồi, còn hơi lờ mờ, nhưng k còn lẫn lộn như trước kia nữa, em tường minh lại, có gì mọi người góp ý nhé :
    sắc : là tứ đại, và thân thể của mình
    thọ : tức là nhận lấy tín hiệu của tứ đại và ý qua 6 giác quan ( em còn lờ mờ, k hiểu liệu cái biết mình nhận lấy có là thọ hay k, hay thọ chỉ đơn thuần là nhận lấy thôi )
    tưởng : là cái bóng của các tín hiệu của tứ đại và ý để lại, được ghi nhớ, để lâu lâu buồn buồn lại giở ra xem, hay khi nhận lấy các tín hiệu của sắc và ý thì đem nó ra mà đối chiếu, so sánh ( có lẽ nhận rõ nghĩa là như vậy )
    hành : tức là làm cho vận hành, quyết tâm thôi thúc vận hành, quyết tâm thôi thúc cảm thọ, nhận lấy tín hiệu của sắc, quyết tâm thôi thúc sinh ra tưởng, quyết tâm thôi thúc sinh ra hành, quyết tâm thôi thúc sinh ra thức ( như cái vụ hành gồm các loại như sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, ý tư thì em chịu, k giải thích được bọn nó là cái gì )
    thức : tức là sản phẩm của cái biết, nhưng k phải là cái biết, nếu ví cái biết như tấm gương thì thức là sự in hình của vạn vật vào trong gương ( chì là sự in hình, k có nghĩa là hình bóng trong gương nó khác với tưởng, tưởng như là hình bóng ở trong gương, có lẽ rõ biết là nghĩa như vậy ) tức là sự biết được sắc, sự biết được hương, sự biết được thanh... do đó mà ứng với sắc thanh hương vị xúc ý mà có những thức phân biệt khác nhau
    thế nhưng, bản năng của con người như bản năng bầy đàn, dã man... thì được xếp vào loại nào ạ, tưởng hay hành hay thức ạ ?
    cho em hỏi tại sao pháp vô vi thì lại không thể nghĩ bàn ạ
    @mr hoang : bác nói có lý lắm, em cứ nghĩ nó giống như thế này :
    Phật bảo Bồ Tát Văn Thù và đại chúng:
    Thập phương Như Lai và các đại Bồ Tát tự trụ tam ma đề, thì cái "thấy" cái "bị thấy" và các nhớ nghĩ, tưởng tượng đều như hoa đốm trong không chẳng có thật. Bản thể của chúng vốn là tâm tánh Bồ Đề nhiệm mầu, thanh tịnh sáng suốt, cho nên trong đó không có vấn đề: "Là" hay "Không là".
    Văn Thù ! Nay tôi hỏi ông: Như ông là Văn Thù, còn có "là Văn Thù" hay "không là Văn Thù" nữa chăng ?
    Bạch Thế Tôn, Văn Thù thưa. Thật vậy, tôi, thật Văn Thù thì không thể có "là Văn Thù". Vì sao ? Nếu có "Là" hay "Không là" hóa ra đã có hai Văn Thù. Nhưng tôi là Văn Thù không còn có Văn Thù nào khác, cho nên không thể đặt vấn đề "Là" hay "Không là".
    Phật bảo: tánh thấy nhiệm mầu sáng suốt và các thứ sắc không cũng như vậy. Tất cả là biểu hiện của chân tâm thanh tịnh tròn đầy, là Bồ Đề vô thượng, trong sáng nhiệm mầu. Vì mê lầm, nhận là sắc, không, thấy, nghe, ví như mặt trăng thứ hai. Sự thật mặt trăng vốn không thêm bớt, do mắt lòa mà thấy ra như vậy. Trong đó không thể đặt vấn đề: Cái nào "là" trăng, cái nào "không là" trăng. Các ông phát minh ra cái thấy và trần cảnh bị thấy đều là vọng tưởng. Không thể trong đó, nêu ra cái nào "là" cái nào "không là". Tất cả đều là chân tánh nhiệm mầu, một thể sáng suốt thanh tịnh, cho nên vượt ngoài sự "chỉ" hay "không chỉ" được của các ông.
    như vậy ngài văn thù nên k có quán cái gì là ngài văn thù, mặc dù ngài vẩn chứng được tôi là
    ... hì, hoá ra là em chưa chính xác
    cho em hỏi vô thường có được xem là pháp hữu vi k ạ, nếu có thì nó do nhân duyên gì mà có, pháp giới có phải là pháp hữu vi k ạ, nếu có thì nó do nhân duyên gì mà có
    Được huynhnamphg sửa chữa / chuyển vào 19:26 ngày 06/08/2009
  9. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Theo kinh điển-luận tạng-bộ phân tích-phần giới phân tích:
    http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-vdp2/vdp21-04.htm
    [134] MƯỜI BẢY GIỚI là hữu duyên; pháp giới có thể là hữu duyên, có thể là vô duyên.
    Mười bảy giới là hữu vi; pháp giới có thể là hữu vi, có thể là vô vi.
    ----------------------------------------------------------------------
    Vì nói pháp giới;có nghĩa là bao hàm cả niết bàn tức là vô vi giới;niết bàn giới (nibbana-dhatu) đạo hữu ạ.Thế nên trừ niết bàn ra thì toàn bộ pháp giới còn lại là hữu vi.Niết bàn không có nhân duyên gì mà có đạo hữu ạ.
  10. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Em nghĩ đó là hành bác ạ.Dục vọng;ham muốn(ăn uống;********;nghỉ ngơi;tự vệ) thuộc về hành uẩn bác ạ.
    Thực ra là không nên nghĩ bàn;chứ không phải là không thể nghĩ bàn bác ạ.Vì người ta vẫn nghĩ và bàn về nó đấy thôi.Chúng ta thích thì chúng ta nói về niết bàn;nhưng vấn đề là có được cái gì không?Mỗi tâm có một cảnh tươngưngs;tâm tham sân si bắt cảnh của tâm tham sân si;tâm vô lậu bắt cảnh niết bàn;tâm vị Alahán thì niết bàn hiển hiện một cách hiển nhiên;với vị bất lai thì mờ hơn một tí;với vị nhất lai;dự lưu thì mờ hơn nữa.Còn phàm phu thì chỉ "tưởng tri" về niết bàn thôi bác ạ;ngôn ngữ đặt trên nền tảng tưởng tri thì càng nói càng rơi vào rối loạn;khi nói về niết bàn.Do vậy việc thanh lọc tâm quan trọng hơn;theo em hiểu thì là như vậy.

Chia sẻ trang này