1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho em hỏi về Su-22

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi terminaterx300, 13/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Tổng hợp về các dòng Su-22 là tốt, nhưng còn một số chỗ lưu ý để tránh nhầm lẫn:
    (i) Su-17 đời đầu tiên được thiết kế năm 1948 (trước xa loại Su-7 là khởi thuỷ của các dòng Su-17 sau này) với vai trò máy bay tiêm kích tiền duyên chuyên hộ tống các biên đội cường kích. Loại này được trang bị 2 pháo đối không N-37 và ra-đa định tầm Radal, bay thử nghiệm từ 1949, cho phép sản xuất đại trà từ năm 1950, dừng chế tạo và vứt kho từ năm 1951. Đây được gọi là "Đề án R".
    Su-17 cúng cơm:
    [​IMG]
    (ii) Su-17 đời thứ 2 cánh cụp cánh xoè được phát triển từ "Đề án Su-7IG (Сf-7~" - ~зменяемая "еоме,?ия)" với vai trò máy bay tiêm kích bom từ năm 1965, bay thử năm 1966, có mã nội bộ là S-22I/С-22~.
    Yếu tố cánh cụp-cánh xoè thời kỳ này là yêu cầu thiết kế bắt buộc đối với các máy bay tiêm kích tiền duyên nhằm phục vụ học thuyết quốc phòng mới của quân đội LX: "Tấn công phòng vệ". Các máy bay tiêm kích đánh chặn, tiêm kích hộ tống và tiêm kích bom bố trí tại tiền duyên phục vụ học thuyết mới phải có khả năng cất hạ cánh đường băng dã chiến, đường băng chưa chuẩn bị, đường băng ngắn nhằm theo sát bảo vệ/hỗ trợ không lực cho các thê đội thọc sâu-đánh nhanh của lục quân.
    Vì vậy, Su-17 (S-22) chính là Su-7B + cơ cấu cánh cụp-xoè.
    Bản trang bị đại trà có mã nội bộ là S-32, trang bị dẫn bắn vô tuyến Delta-N để bắn Kh-23R.
    (iii) Su-17M (S-32M) cánh cố định, phát triển trên khung Su-7BKL để viện trợ/xuất khẩu từ năm 1971, sau đó huỷ bỏ.
    Su-17M (S-32M) cánh cụp/xoè thử nghiệm năm 1971, là loại lắp động cơ mới AL-21F-3, tăng gấp đôi tầm hoạt động và giảm chiều dài đường băng hạ/cất cánh 15%, sử dụng vũ khí thường nhờ ra-đa định tầm Baza-M và kính ngắm quang ASP-PF-7. Su-17M bản trang bị đại trà có dẫn bắn vô tuyến Delta-NM để dùng Kh-23R/MR, có ra-đa đo cao cho chế độ bay bám đất RV-05.
    Su-17M (S-32M1) thử nghiệm năm 1971 giữ dẫn bắn vô tuyến Delta-N/NM để bắn Kh-23R/MR, không trang bị trong nước nhưng hoán cải với một số tính năng của Su-17MKG đem viện trợ.
    Đời cuối của Su-17M là Su-17MKG (với s" = Máy phát chùm/sван,ов<й "ене?а,о?) gắn cục Prozhektor-1 để dẫn bắn đạn tên lửa dẫn lade như Kh-23L, Kh-25L, Kh-29L và đạn rốc-két dẫn lade S-25L.
    Su-17MKG trong giai đoạn thử nghiệm đạn tên lửa dẫn lade Kh-29L.
    [​IMG]
    Được oldbuff sửa chữa / chuyển vào 18:10 ngày 30/05/2009
  2. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Vàng 1: Tôi có tình cờ tìm được 1 tài liệu trên mạng = tiếng Anh, được giới thiệu là dịch từ tài liệu tiếng Nga, chỉ viết về Mig-21-F13. Lần trước chỉ đọc lướt vài chương về các cách Mig-21-F13 tiếp cận và đánh chặn các máy bay ném bom thấy đề cập đến con số 120 giây này. Tôi cũng thấy là lâu nhưng chắc là kỹ thuật thời đó là vậy. Tôi sẽ cố kiểm tra lại (vì nó dài hơn 250 trang nên nhất thời tôi tìm chưa ra là thông tin này nằm ở khúc nào) và quay lại vấn đề này sau.
    Vàng 2: Đúng là nhầm thật, SRD-5M mới đúng. Cám ơn bạn đã phát hiện & nhắc nhở.
  3. fitter

    fitter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2003
    Bài viết:
    966
    Đã được thích:
    75
    Cái na?y thi? bạn nhâ?m rô?i, ba?n đâ?u tiên cho C23 la? Su-22M3
    Đây la? series Fitter đâ?u tiên:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Được fitter sửa chữa / chuyển vào 23:46 ngày 30/05/2009
  4. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Thú thật với bạn là thông tin về các phiên bản Su-17/22 đầu tiên của VN không thấy ghi ở bất kỳ nguồn nào, chỉ là do tôi đọc từ một người khác trong chính topic này thôi
    Nếu đúng là các phiên bản của ta đều từ M3 trở lên thì có nghĩa là tòan bô số Su-17/22 của chúng ta vẫn chưa đi hết vòng đời sử dụng của chúng. Nâng ly nào
  5. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Tôi chưa hiểu ý của cậu lắm! Cậu cứ bình tĩnh và kiên nhẫn để trao đổi kiến thức với các bạn trẻ nhé! Hy vọng điều đó sẽ giúp diễn đàn tránh phải qua một đợt giải độc, tiêu độc cho các bạn trẻ quá khích như hồi huyphuc.
    ---------
    Về phần RFan trình bày về loại tên lửa tầm nhiệt R-3S cần 120 giây để khởi động đầu dò và khóa mục tiêu là không chính xác đâu. Thời gian khóa bắn tùy thuộc vào trình độ phi công và tình huống chiến đấu cụ thể.
    Tên lửa tầm nhiệt R-3S là bản sao của loại Rắn đuôi kêu aim9 của Mỹ. Về cấu tạo đầu dò quang dẫn hồng ngoại loại 451-K của R-3S tương đối hạn chế, chỉ cho phép khóa bắn nếu mục tiêu trong thị trường hình nón góc hẹp 3 độ rưỡi của đầu dò. Cho dù góc xoay lệch tâm của đầu dò tới +/-28 độ, nhưng do khả năng chịu gia tải của tên lửa và cơ chế cơ khí điều khiển thích ứng kém nên nếu muốn hạ mục tiêu, phi công phải đưa máy bay vào trong giới hạn tầm bắn hiệu quả, tốc độ tiếp cận phù hợp trước khi phóng tên lửa.
    Chế độ hoạt động của đầu dò 451K là tự động. Thông thường, phi công tiếp cận nón 50 độ phía sau máy bay đối phương để đầu dò của tên lửa R3S xác định nguồn nhiệt. Khi đầu dò phát hiện nguồn nhiệt, tín hiệu xác nhận sẽ báo về tai nghe trên mũ công tác của phi công. Tín hiệu xác nhận này là liên tục trong suốt quá trình đầu dò bám theo tín hiệu nhiệt từ mục tiêu. Nhiệm vụ của phi công trong giai đoạn này là điều khiển máy bay tiếp cận vùng phóng hiệu quả qua kính ngắm quang học (nếu có nhiễu) hoặc ra-đa đo khoảng cách hay điều khiển (chỉ dùng xác định khoảng cách và hướng tiếp cận). Nếu là ra đa SRD-5m, bảng hiển thị góc và cự ly tiếp cận mục tiêu trong khoang lái sẽ báo hiệu bằn tín hiệu đèn với các màu sắc chỉ thị tương ứng. Kết hợp giữa tín hiệu âm thanh đến từ đầu dò tên lửa và đèn báo, phi công sẽ quyết định thời điểm thích hợp để phóng tên lửa.
    Giới hạn phóng của tên lửa R3S là:
    - Tốc độ máy bay mang tên lửa: 900 km/h tới 2.200km/h (phải tích lũy tốc độ trước khi phóng tên lửa)
    - Tầm bắn hiệu quả: 1km - 7,6km
    - Gia tải tối đa của máy bay tại thời điểm phóng đạn: 1,6 g
    Các thống số dưới giới hạn tối thiểu nêu trên được thiết lập làm tham số cấm phóng. Trong Chiến tranh Việt nam, Mig21 của ta thường phóng tên lửa R3S trong khoảng cách từ 1,2 km tới 2,5 km (khoảng 95% trường hợp), trên 2,5 km chỉ chiếm dưới 5%.
    ------
    Thôi, các cậu ở lại trao đổi, thảo luận vui vẻ, hòa nhã nhé! Tôi phải về quê đây!
  6. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Định làm rõ thì bác Nắng đã ra tay rồi
    Đấy là cơ chế ngắm bắn của đạn tên lửa dẫn hồng ngoại R-3S (hay còn gọi là tên lửa K-13A/tên lửa 310). Các đời sau của R-3S là K-13M (tên lửa 380) và K-13M1 (tên lửa 380M).
    Một số thông tin về R-3S:
    Đạn tên lửa K-13A: phần giữa các cánh điều hướng của khoang điều hướng (gồm thiết bị điều hướng RP-310A/РY-310А, tuốc bin phát động BP-13V3/'Y-13'3 và ngòi chạm nổ I-107/~-107) có một ổ dây kết nối loại SR-20D/СР-20" nối đạn tên lửa và ổ cắm giá phóng làm nhiệm vụ cung cấp điện cho thiết bị điện tử trong đạn, truyền tín hiệu đầu dò nhiệt và sấy chuẩn bị bình tạo khí phát động.
    Đạn tên lửa K-13A không cần làm mát đầu dò.
    Đạn tên lửa K-13A
    [​IMG]
    Hình bổ minh họa Khoang điều hướng K-13A:
    [​IMG]
    Hình bổ dọc nguyên lý vận hành lệnh điều hướng K-13A:
    [​IMG]
    Hình bổ thiết bị điều hướng RP-310A:
    [​IMG]
    Bình tạo khí phát động trong thiết bị RP-310A:
    [​IMG]
    Hình bổ đầu dò nhiệt 451-K:
    [​IMG]
  7. fitter

    fitter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2003
    Bài viết:
    966
    Đã được thích:
    75
    Hiện nay hâ?u hết tên lư?a tâ?m ngắn đối không ta sư? dụng la? R-60 (AA-8), R-13 thấy du?ng với R-60 trên MiG-21. R-60 có kích thước nho? hơn, một hardpoint trên MiG-21 có thê? mang đô?ng thơ?i 2 R-60, vậy nó hơn gi? R-13 kô các bác? có ve? warhead nho? hơn nhi? A? có trực thăng na?o cu?a ta mang R-60 được không nhi?? thấy tụi mefo vâfn có trực thăng đeo AIM-9.
  8. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Đạn tên lửa R-60 (tên lửa 62) hơn R-13 vì nó khắc phục được các nhược điểm của R-13 như (i) bắn mục tiêu ở cả thế đối đầu thay vì chỉ bám đuôi; (ii) bắn được mục tiêu khi cả máy bay tấn công và mục tiêu có độ cơ động cao; (iii) góc bám đầu dò rộng và bộ điều khiển kích ứng/quán tính tốt giúp giảm thời gian bắt bám mục tiêu; (iv) giảm vùng chết trong tầm bắn hiệu quả - có thể phóng đạn cách mục tiêu từ 250 m tới 500 m.
    Đầu nổ R-60 nhỏ hơn R-13 nhưng bù lại R-60 bắn chính xác hơn. Loại R-60 được mệnh danh là "đạn thịt động cơ"
    Đạn tên lửa R-60 có thể được gắn trên giá phóng đơn loại PU-62-1/YУ-62-1 hay giá phóng kép loại PU-62-2/YУ-62-2.
    Đạn tên lửa R-60 trên giá phóng kép PU-62-2 dưới cánh máy bay Mig-21MF
    [​IMG]
    Đạn tên lửa R-60M trên giá phóng đơn loại PU-62-1 dưới cánh máy bay Mig-29K
    [​IMG]
    Trực thăng tấn công loại Mi-24P/D (Mi-25) có thể mang từ 2 tới 4 đạn R-60. Thường thì chúng chẳng mang theo làm gì vì đã dùng đến trực thăng thì chí ít phe phát động đã nắm được air supremacy/superity. Mi-24 chỉ mang R-60 khi thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt sâu trong khu vực có không quân tiêm kích đối phương nhưng ta không thể hiện diện quân sự chính thức. Nếu ta có Mi-24D và chúng đang tham gia một cuộc chiến bí mật nào đó thì chúng có thể mang R-60.
    Dưới đây là minh họa các bản của tên lửa R-60
    [​IMG]
    Loại UZR-60T huấn luyện mà bạn nào đó đã nhầm khi cho rằng máy bay mang tên lửa ngược
    [​IMG]
  9. selene0802

    selene0802 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    688
    Đã được thích:
    0
    Theo Cuốn sử của trung đoàn 923 thì loại Su22 đầu tiên về VN là Su22M (C-52) tương đương bản Su17M3 của LX, cũng chả biết sao
  10. Su35FlankerE

    Su35FlankerE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2009
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Nhưng tiếc thật đạn R60 tầm bắn ngắn quá, hình như Su 22 nhà mình lên chuẩn Su 22M4 thì mang được R 73- AA 11 đúng ko, các bác ?
    [​IMG]
    Được Su35FlankerE sửa chữa / chuyển vào 11:25 ngày 01/06/2009

Chia sẻ trang này