1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho em hỏi về Su-22

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi terminaterx300, 13/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Thay R-60 bằng R-73 cho Su-22 thì quá tốt. Có điều, chả ai dại dột bỏ đống tiền đem lắp dàn hi-fi cho xe công nông
    Mà chuẩn Su-22M4 chỉ có R-60M, làm gì có R-73!
  2. fitter

    fitter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2003
    Bài viết:
    966
    Đã được thích:
    75
    Chuâ?n!!!
    Quay lại vấn đê? sensor va? radar, nếu Su-22 mang tên lư?a đối không R-13, R-60 hoặc R-73 thi? có mang sensor na?o đặc biệt không? hay hoàn toàn nhờ vào sensor của bản thân tên lửa? Vậy Su-22 có mang được tên lư?a đâ?u do? radar hay không hay chi? mang tên lư?a hô?ng ngoại?
  3. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    PHẦN 2: SU-17M2
    [​IMG]
    Như là sự phát triển không ngừng (Và có thể là cạnh tranh với các kỹ sư của Mikoyan?), các kỹ sư Sukhoi mau chóng ra đời một phiên bản mới, được nâng cấp từ phiên bản Su-17M, với các thiết bị điện tử được thay mới và nâng cấp. Ban đầu nó dự định được gọi là Su-19 nhưng sau đó nó được mang tên Su-17M2.
    Su-17M2 có những thay đổi sau:
    1 - Thân được kéo dài hơn 20cm
    2 - Trang bị hệ thống dẫn đường-tấn công KN-23 bao gồm hệ thống máy tính, radar Doppler, radar đo độ cao RV-5, hệ thống dẫn đường quán tính, và hệ thống kiểm soát bay mới. KN-23 có thể giúp máy bay bay hoàn toàn tự động tại độ cao 200m. Nó được lập trình 3 chế độ bay và 4 chế độ hạ cánh.
    3 - Hệ thống Fon-1400 được gắn thay thế cho thiết bị vô tuyến Delta-N ở chóp mũi. Fon-1400 có 2 công dụng sau:
    - Đo khoảng cách từ máy bay tới mục tiêu bằng tia laze, tầm đo tối đa là 4km với sai số là 5m
    - Tìm kiếm các mục tiêu trên mặt đất được bộ binh / máy bay khác chỉ điểm bằng tia laze.
    Lý do mà hệ thống Delta-N được thay thế bởi Fon-1400 theo tôi xuất phát từ việc tên lửa Kh-23 dẫn đường bằng radio tỏ ra phức tạp (Như tôi đã trình bày ở các phần trước) / kém tin cậy (sóng radio rất dễ bị gây nhiễu) khi sử dụng và Soviet đã gấp rút ra đời 1 loại tên lửa mới là Kh-25ML, với hệ dẫn đường mới bằng tia laze.
    Nguyên nhân thứ 2 theo tôi là tại thời điểm Su-17M2 đi vào hoạt động (1974) thì Soviet vẫn chưa có một máy bay chuyên biệt làm nhiệm vụ hỗ trợ bộ binh trên chiến trường (Su-25 mãi tới năm 1978 mới đi vào phục vụ còn chiếc IL-28SH thử nghiệm thì tỏ ra quá mong manh cho các nhiệm vụ tầm thấp). Như chúng ta đã biết thì trên chiến trường, khoảng cách giữa ta và địch là rất gần và thậm chí là đan xen. Vì thế sẽ rất khó cho máy bay xác định mục tiêu ưu tiên cần tấn công và không tấn công nhầm "quân ta". Trong trường hợp đó bộ binh trên mặt đất chỉ cần chiếu tia laze lên các mục tiêu cần hỗ trợ tiêu diệt và máy bay chỉ việc tấn công vào các vị trí đó bằng vũ khí dẫn đường laze hoặc đơn giản là bằng súng máy / rocket / bom câm. Chính vì các lý do nêu trên mà Su-17M2 phải đảm đương nhiệm vụ này và nó phải có thiết bị tìm kiếm các mục tiêu được chỉ điểm bằng tia laze.
    Một nguyên nhân khác là mặc dù hệ thống ngắm ASP-5ND cũng có thể định tầm được mục tiêu nhưng độ chính xác thấp và về nguyên tắc thiết kế, máy bay nên có ít nhất 2 hệ thống cùng công dụng để dự bị trong trường hợp hệ thống kia bị hỏng / không sử dụng được do điều kiện bên ngoài tác động (thời tiết, ...). Cả Su-17 và Su-25 đều có một chế độ triển khai vũ khí gọi là "CETKA HUD" hay "GRID ". Đây là chế độ được sử dụng khi đo xa laze (LRF) không thể sử dụng bởi điều kiện thời tiết / khói và phi công phải dùng đo xa của thiết bị ngắm bắn ASP-5ND.
    Cách vận hành F-1400 cũng khá đơn giản, phi công sử dụng thiết bị ngắm bắn ASP-5ND để ngắm mục tiêu, hệ thống F-1400 sẽ tự động "hướng tới" mục tiêu để đo khoảng cách. Ngoài ra ở chế độ tìm kiếm, nó sẽ "phát hiện" các vị trí / mục tiêu đang được chỉ điểm bằng tia laze. Tất cả các thông số này sẽ được hiển thị trên hệ thống ngắm.
    A-10 của Mỹ cũng trang bị một hệ thiết bị tương tự nhưng chỉ để tìm kiếm các mục tiêu được chỉ điểm bằng tia laze, đó là Pave-Penny
    [​IMG]
    Như vậy chúng ta có thể thấy là Fon-1400 không co chức năng chiếu ra tia laze để dẫn bắn được các vũ khí dẫn đường laze. Vì thế nếu Su-22M2 và Su-17/M trước đó muốn dẫn bắn Kh-25ML hay Kh-29L mà không phải phụ thuộc vào mặt đất hay máy bay khác thì nó phải mang thêm một thiết bị gọi là "Prozhektor-1". Đễ dễ hiểu thì chúng ta cứ hình dung "Prozhektor-1" là một "đèn chiếu" tia laze, được kết nối tự động với hệ thống ngắm bắn ASP-5ND, thông qua hệ thống kiểm soát dẫn đường-tấn công KN-23, để "biết" là cần chiếu tia laze lên vị trí nào.
    Prozhektor-1 gắn song song với tên lửa Kh-29L dưới bụng Su-17M
    [​IMG]
    Để vẫn có thể dẫn bắn được tên lửa Kh-23 cũ, tất cả các phiên bản M2 / M3 / M4 sau này có thể mang thiết bị radio-link được sản xuất dưới dạng gắn bên ngoài (chỉ gắn khi cần) có tên Delta-NG / NG2 (Delta-N / NM là các thiết bị gắn bên trong)
    Delta-NG
    [​IMG]
    Delta-NG được gắn trên Su-17M4
    [​IMG]
    Các điểm khác biệt bên ngoài của Su-17M2
    - Mặt trên của mũi vát xuống để tăng tầm nhìn xuống cho phi công
    - Radar Doppler gắn lộ ra bên ngoài ở dưới mũi
    - Mặt dưới của chóp mũi có một cửa sổ của hệ thống Fon-1400
    [​IMG]
    Được Russianfan sửa chữa / chuyển vào 14:15 ngày 01/06/2009
  4. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Vàng 1: Theo như tài liệu thì máy bay chỉ cần được đi dây lại một chút từ hệ thống kiểm soát bắn tới mấu cứng gắn tên lửa thôi
    Vàng 2: Không biết là bạn đề cập "đầu dò" radar là ý nghĩa nào của 1 trong 2 ý sau:
    1 - Các loại tên lửa có gắn radar để có thể tự tìm mục tiêu ở pha cuối như tên lửa Kh-31A, Kh-35. Nếu là ý này thì không thể bởi tên lửa cần phải được nạp dữ liệu trước khi phóng đi. Với dữ liệu này, nó sử dụng hệ dẫn đường quán tính để bay tới mục tiêu đủ gần để radar tên lửa có "nhìn" thấy mục tiêu. Để có được dữ liệu này, máy bay (Su-22) hoặc là phải có 1 radar tìm kiếm / định vị mục tiêu hoặc là phải nhận được thông tin từ máy bay khác / sở chỉ huy mặt đất và quan trọng hơn là phải chuyển hóa được thông tin này để nạp vào tên lửa.
    - Về việc Su-22 nhà mình có được nâng cấp để mang radar hay không thì vẫn còn là một điều bí mật
    - Về việc Su-22 có thể tiếp nhận dữ liệu từ nguồn khác hay không thì tôi nghĩ là không. Nga thì cũng mới phát triển dạng datalink-16 gần đây nên không chắc họ chia sẻ cho mình. Thêm nữa là để tiếp nhận / và sử dụng được thông tin chia sẻ thì máy bay phải được nâng cấp để gắn các thiết bị thu nhận / chuyển hóa thông tin (tương tự hệ thống Automatic Target Hand-Off System / Hệ thống tự động truyền dữ liệu mục tiêu mà Mỹ trang bị trên máy bay của họ và Nato) cái mà không chắc Su-22 nhà mình có.
    2 - Các tên lửa có bộ dò sóng radar để phát hiện ra vị trí phát sóng của radar đối phương như tên lửa áp chế radar tầm xa Kh-28, Kh-58, Kh-31P hoặc tầm gần Kh-25MP.
    - Về các loại tầm xa thì Su-22 được gắn các thiết bị bên ngoài có khả năng xác định tương đối chính xác vị trí radar đối phương rồi truyền dữ liệu này vào tên lửa trước khi phóng đi. Khi tới mục tiêu (radar đối phương) đủ gần, đầu dò sóng của tên lửa sẽ tự tìm kiếm / dẫn tên lửa vào nơi phát sóng.
    Hỗ trợ cho Kh-28 là thiết bị Mateo, cho Kh-58 là Vjuga-17 còn cho Kh-31P là Progress. Tuy nhiên thông tin về Progress thì khá mù mờ. Có nguồn nói là nó đã đi vào vận hành, có nguồn thì lại nói nó đã "chết yểu" khi Nga rút Mig-27 và Su-17 khỏi phục vụ. Vì thế khả năng mang / bắn được Kh-31P của Su-22 vẫn là một điều gây tranh cãi.
    - Đối với loại tầm gần thì bộ dò tên lửa có thể tự tìm mục tiêu mà không cần các thiết bị định vị hỗ trợ. Tuy nhiên nếu có thì vẫn tốt hơn
    Được Russianfan sửa chữa / chuyển vào 14:05 ngày 01/06/2009
  5. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Trên các trang mạng tiếng Anh có nhiều điều ngộ nhận tai hại về hệ thống lade Fon-1400 trên máy bay Su-17M2
    Fon-1400 bản chất là hệ thống định tầm/chỉ thị mục tiêu bằng chùm tia lade (>азе?н<й далOноме?-?елеfказа,елO/Laser rangefinder-target indicator). Nôm na mà nói, nó đo cự ly mục tiêu và dùng chùm tia để giúp hệ thống nhắm bắn quang học ASP-17S và ngắm bắn tổ hợp PBK-3-17 nhanh chóng trỏ đúng vào mục tiêu cần ngắm (kiểu như bút lade giúp học sinh biết phần nào đang được giảng viên nói tới trên hình chiếu/bảng), chấm hết!
    Việc Su-17 nhìn thấy mục tiêu được đánh dấu chủ yếu nhờ vào hệ thống ngắm tổ hợp PBK-3-17 (có sự hỗ trợ của ASP-17S) và sau này là hệ thống ngắm tích hợp ASP-17BSh-8, chứ không phải qua Fon-1400. Các hệ thống ngắm giúp phi công nhìn mục tiêu được đánh dấu nhằm mục đích phân công mục tiêu xạ kích trong biên đội.
  6. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    - Chúng ta không thể lấy ví dụ của giáo viên dùng bút laze để chiếu lên bảng cho học sinh xem để so sánh với cách phi công tìm các mục tiêu được bộ binh đánh dấu trên mặt đất được.
    Thứ nhất: Là học sinh ngồi ở khoảng cách gần + màu nền của bảng tương phản với màu của đèn chiếu + đèn luôn luôn được chiếu ở một góc khá lớn nên học sinh có thể nhìn thấy chấm đỏ bằng mắt thường.
    Thứ hai: Tuy nhiên trên chiến trường lại hoàn toàn khác biệt về góc chiếu laze của bộ binh (ví dụ bộ binh từ chiến hào chiếu tia laze lên ụ súng máy của địch với góc chiếu gần như là 0 độ), độ phản chiếu của mục tiêu (phụ thuộc vào chất liệu / cấu tạo / màu sặc bề mặt của mục tiêu), khoảng cách giữa máy bay và mục tiêu được đánh dấu (từ vài cho tới vài chục km), ..... sẽ khiến phi công phải là "siêu nhân" để phát hiện các mục tiêu bằng mắt thường.
    Thứ ba: Su-17M2 Vẫn sử dụng hệ thống ngắm ASP-5ND. Phải tới Su-17M2/M3 thì mới bắt đầu được trang bị ASP-17BC. Dù là hệ thống nào thì nó cũng chỉ là hệ thống ngắm quang học không có khả năng "nhìn" thấy / phát hiện tia laze trong các điều kiện bên trên. Chính vì thế mới có hệ thống Fon-1400 LRMTS ra đời để không những đo khoảng cách chính xác hơn mà còn có khả năng tìm kiếm / phát hiện các mục tiêu được đánh dấu bằng tia laze (Marked Target Seeker).
    Mọi người có thể đọc thêm từ Jane''''s về cấu tạo / cách hoạt động của hệ thống Laser Ranger and Marked Target Seeker, tương tự như Fon-1400 tại
    http://www.janes.com/extracts/extract/jeos/jeos1074.html
    Được Russianfan sửa chữa / chuyển vào 16:03 ngày 01/06/2009
  7. falcon2005

    falcon2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Mạn phép bác Russianfan, mô tả trong game
    Máy bay cường kích Su-25T:
    [​IMG]
    Bom thông minh KAB-500Kr (có trang bị camera):
    [​IMG]
    Màn hình TV CRT đơn sắc:
    [​IMG]
    Hệ thống ngắm bắn Shkval ở mũi Su-25T:
    [​IMG]
    Mục tiêu - bệ phóng MIM-104 Patriot:
    [​IMG]
    Bật Shkval ngắm & khoá mục tiêu:
    [​IMG]
    Thả bom KAB-500Kr:
    [​IMG]
    Pilot tắt Shkval và lượn, KAB-500Kr là fire-and-forget weapon nên khỏi cần dẫn đường:
    [​IMG]
    Bom rơi trúng mục tiêu:
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
  9. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Rất chính xác bạn ạ. Tuy nhiên hình mục tiêu hiện lên trên màn hình buồng lái không phải là được nhìn từ hệ thống Shkval mà là được nhìn từ camera trên đầu bom / tên lửa. Bom / tên lửa phải "nhìn" thấy mục tiêu thì mới khóa bắn được.
  10. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20

Chia sẻ trang này