1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho em hỏi về Su-22

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi terminaterx300, 13/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. spetsnaz

    spetsnaz Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2009
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    9
    Đúng như bạn nói, cánh nó cũng cụp xoè giống su24, tu22m3, f14, f111, tornado,...
  2. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Tôi xin làm rõ hơn một chút ở điểm này. Su-17 / 20 / 22 chưa bao giờ được trang bị một radar có khả năng tìm kiếm / định vị / theo dõi mục tiêu và dẫn bắn. Tuy nhiên nó vẫn có hai lọai radar khác nằm ở ngay trước càng hạ cánh trước
    1 - Radar Altimeter: Radar đo độ cao của máy bay
    2 - Doppler Radar: Radar sử dụng hiệu ứng Doppler để đo vận tốc / hướng bay / khỏang cách của máy bay tới mục tiêu, cung cấp những thông tin này cho hệ thống máy tính kiểm sóat bắn để tự động tính tóan thời điểm cắt bom / phóng rocket "câm" để sao cho chúng đánh trúng mục tiêu.
  3. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác, giờ em mới biết đó. Em thấy cái thân tàu nó trùng trục như MiG21 nên không hiểu nó giấu cái cơ cấu xoè cụp ở đâu, té ra chỉ xoè cụp phần cánh phía ngoài. Không có các bác thì có lẽ đến khi nào em nó ra trực chiến ở bảo tàng mới biết thật.
  4. red_star_7545

    red_star_7545 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2005
    Bài viết:
    1.282
    Đã được thích:
    231
    So sánh tiêm kích đánh chặn với cường kích mà dám so sánh, có bị sao không đấy
  5. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Thực ra kiểu cánh cụp / cánh xòa nửa vời (Phần cánh bên trong gắn cố định, phần cánh cụp / xòe nằm bên ngoài) như Su-17 / 20 / 22 vừ có ưu điểm, vửa có nhược điểm nếu so với lao5i ac1nh cụp / xòe hoàn toàn như Mig-23 / 27.
    Ưu điểm:
    - Bánh đáp sau được bố trí nằm trong phần cánh cố định => Đơn giản hơn trong thiết kế (vì sử dụng bánh đáp của Su-7 trước đó.
    - Việc bố trí bánh đáp ở cánh cũng giúp tăng khả năng / tải trọng mang vũ khí nhiên liệu dưới của các mấu cứng dưới thân. Nhờ cách bố trí bánh đáp này mà Su-17/ 20 / 22 tùy theo cách bố trí sẽ có từ 8 cho tới 15 mấu cứng trong đó 4 có thể mang thùng dầu phụ loại 850L hoặc tên lửa / bom hạng nặng.
    Các mấu cứng + Vũ khí của Su-17 / 20 / 22
    [​IMG]
    Nhược điểm:
    - Với cách thiết kế cánh kiểu này, khoảng cách giữa 2 đầu cánh Su-17 / 20 / 22 khi mở ra tối đa không chênh lệch nhiều với khi khép lại hoàn toàn và vì thế nó không tận dụng được hết các ưu thế của của kiểu cánh cụp cánh xòe. Vì thế mặc dù có khối lượng nhỏ hơn nhiều như tốc độ hạ cánh / quãng đường cất hạ cánh của Su-17 / 20 / 22 lại cao hơn nhiều Su-24, một máy bay có kiểu cánh cụp xòe hoàn toàn.
    Cụp xòe nửa vời của Su-17 / 20 / 22
    [​IMG]
    Cụp xòe hoàn toàn của Su-24
    [​IMG]
  6. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Bác Russfan cho em hỏi là SU-22 về Việt Nam vào khoảng năm nào ạ, nếu SU-22 của ta được trang bị bom dẫn hướng KAB-500KR dẫn đường bằng đầu dò vô tuyến dùng để phá hủy các boongke đã được đánh dấu trên mặt đất có thể dùng bom này và chiến thuật bay sát mặt biển và không kích vào tầu đối phương ( tầu vận tải, đổ bộ ... nói chung là các tầu có PK yếu) được ko ạ. Cám ơn bác nhiều
  7. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Bác Russfan cho em hỏi thêm là tầm bay của SU-22 : 1.150 km (715 mi) (tấn công) nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/Sukhoi_Su-17, như vậy với khoảng cách từ Nha trang đến đảo TS độ 400 hải lý tương đương hơn 700 Km, vậy SU-22 của ta chỉ kịp bay đến nơi rồi xịt một cái và quay về ngay đúng không bác
  8. vam35bm

    vam35bm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Mấy con như Tu160, B1 có được coi là xoè cụp một phần không hở các bác? em thấy phần xoè cụp cũng được gắn vào một chỗ rất rộng của thân, có thể coi là một phần cánh được không ạh?
    Dù sao như vậy con Su22 cũng là loại khá đó chứ. Cứ xét anh trùm làm hàng nhái ở phương bắc không tha cái gì không nhái, nhưng món xoè cụp thì đành chịu (em đoán thế vì chưa biết con máy bay Tàu nào xoè cụp), mới biết kỹ thuật này cũng khó đấy chứ.
  9. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    @ bạn hongsonvh
    [/quote]
    Về số Su-22 của Vietnam thì có thể tạm chia làm 2 loại. Loại đầu chúng ta nhận / mua trưc tiếp từ Liên Xô còn loại 2 thì có tin chúng ta mua lại từ các nước Đông Âu như Czech (10 chiếc năm 2003) và từ Ba Lan.
    Máy bay khi muốn tấn công mục tiêu bằng bom KAB-500KR thì chỉ cần kích hoạt đầu dò (thực chất là một camera), rồi bay sao cho mục tiêu cần tiêu diệt nằm trong góc nhìn cho phép của đầu dò này. Hình ảnh của mục tiêu, được ghi bằng camera trên đầu của KAB-500KR sẽ hiển thi trên màn hình hiển thi đa năng trong buồng lái. Phi công chỉ việc kiểm tra lại lần cuối, thao tác khóa mục tiêu rồi bấm nút phóng bom. Bom sẽ tự động dẫn hướng để bay tới mục tiêu.
    Như vậy để mang / triển khai bom KAB-500KR thì Su-22 phải được trang bị một màn hình hiển thi đa chức năng, cái mà Su-22M4 đời sau đã được trang bị, và một số nâng cấp không phức tạp lắm. Các nguồn nói năm 1996 chúng ta đã tiến hành nâng cấp 34 Su-22 các loại cộng với số Su-22 mua từ Czech hay Ba Lan, dự đoán là cũng đã được nâng cấp cơ bản, nên khả năng mang / ném được bom KAB-500KR dẫn đường bằng đầu dò vô tuyến là chắc chắn.
    Dùng bom này để tấn công tàu địch hoặc các mục tiêu có giá trị cao là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên phi công sẽ phải cho máy bay áp sát mục tiêu đủ gần để camera của bom thấy được mục tiêu và vì thế máy bay sẽ gặp nhiều nguy hiểm hơn. Tuy nhiên tôi tin là phi công mình đã được huấn luyện thành thục cách đánh này để phòng trường hợp phải dùng bom câm, rocket và súng máy để hỗ trợ bộ binh giữ đảo
    Buồng lái của Su-22M4 đời sau đã trang bị màn hình hiển thi đa năng bên phải
    [​IMG]
    Đây là buồng lái kính (glass ****pit) của Su-22 mà Czech nâng cấp cho không quân Angola, bạn sẽ thấy nó có một màn hình hiển thi đa năng nằm bên trái. Rất có thể buồng lái Su-22 của ta cũng tương tự
    [​IMG]
    Còn về bán kính chiến đấu của Su-22 nói chung, các loại máy bay nói riêng thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tải trọng vũ khí / lượng dầu phụ mang theo, hành trình bay (bay thấp sẽ hao dầu hơn rất nhiều bay cao), vận tốc bay, ... Tuy nhiên có nguồn nói là với cách bay cao-thấp-cao cộng với 2 tấn vũ khí thì bán kính chiến đấu của Su-22M4 là 1,150 km, dư sứ cho cho Su-22 bay từ Nha Trang, Phan Rang ra TS hoặc xa hơn nữa.
  10. fitter

    fitter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2003
    Bài viết:
    966
    Đã được thích:
    75
    Theo cai video hôm trước, thi? Su-22 bay ra TS mang theo 2 bi?nh dâ?u phụ, trong trươ?ng hợp chiến đấu thi? ra tới nơi quăng 2 bi?nh dâ?u xuống biê?n la? chiến. Nên chuyện chiến ơ? TS kô tha?nh vấn đê?.
    LX viện trợ cho VN hai đợt Su-22, đâ?u nhưfng năm 80 la? Su-22M, lúc đó biên chế cho C23 đóng tại TX, đợt sau bao gô?m 32 Su-22M4 cho C37. Sau na?y ta gom ha?ng Đông Âu một ít nưfa, chu? yếu la? Su-22M4 va? Su-22M3U nâng cấp. Nhưfng chiếc Su-22M hiện nay có ve? đaf loại ra kho?i biên chế.
    ̣Đến nay kô có tấm a?nh na?o chụp được ****pit cu?a MiG-21 va? Su-22 đaf nâng cấp.

Chia sẻ trang này