1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho em hỏi về Su-22

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi terminaterx300, 13/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Theo như những gì mình thấy thì đúng là hình + thông tin Su-22 của mình được giữ hòan tòan tuyệt mật. Nếu có chỉ thấy tòan hình chất lượng thấp chụp từ xa hoặc chỉ chụp 1 góc nhỏ, không giống như mấy em Su-27 / 30 được các bác như OV-10 tiếp cận chụp hình thỏai mái.
    Đó là lý do mình tin là có khả năng Su-22 của ta đã trải qua đại nâng cấp và đôi khi chỉ cần nhìn ****pit của nó hoặc hình chụp cận cảnh ở những bộ phận quan trọng (như chóp mũi hoặc mấu cứng chẳng hạn) cũng có thể đóan được là nó đã được nâng cấp đến mức độ nào. Đơn giản là Su-22, nếu được nâng cấp lên mức 4, sẽ mang & dẫn bắn được tên lửa chống tàu KH-31A. Đây sẽ là lợi thế cực kỳ lớn cho việc bảo biển / đảo đất nứơc mà không phải dựa dẫm quá nhiều vào Su-27 / 30.
    Đó là lý do mà theo mình đến nay thông tin + hình của Su-22 VN vẫn được giữ kín như bưng còn hơn cả Su-27 / 30 nữa.
    meo-u thích bài này.
  2. fitter

    fitter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2003
    Bài viết:
    966
    Đã được thích:
    75
    Một số anh mang đô? chơi ma? anh em trên diêfn đa?n sưu tâ?m được
    Kh-28 với Su-22M
    [​IMG]
    Reconnaissance Pod KKR-1 với Su-22M
    [​IMG]
    Kh-25MP
    [​IMG]
    [​IMG]
    Kh-25ML
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Theo mình thì những chú này là Kh-23 chứ không phải Kh-25. Sở dĩ mình cho là Kh-23 bởi Kh-23 là lọai tên lửa dùng phương pháp dẫn đường khá xưa bằng sóng radio (Radio command-guidance). Nó được trang bị cho Su-17M / Su-22M, vốn được trang bị trong chóp nón thiết bị Delta-N, dùng để chiếu sóng radio lên mục tiêu dẫn bắn cho Kh-23.
    Đây là tên lửa Kh-23
    [​IMG]
    Về sau, các đời Su-22M3 / Su-22M4 thay thế hệ thống Delta-N này lần lượt bằng hệ thống Klen-PS và Klen-54 sử dụng để dẫn bắn tên lửa laze như Kh-25ML, Kh-29L, vốn là kỹ thuật tiên tiến hơn cách dẫn bắn bằng sóng radio.
    Để vẫn có thể dẫn bắn được các lọai vũ khí cũ điều khiển bằng sóng radio, Sukhoi chế tạo ra Delta-NG dưới dạng pod gắn ngòai cho Su-22M3 / M4 hay đính sát dưới mũ cho Su-17M2
    Delta-NG gắn dưới mũi Su-17M2
    [​IMG]
    Pod Delta-NG dùng để dẫn bắn các tên lửa dẫn đường bằng sóng radio như Kh-66, Kh-23.
    [​IMG]
    Delta-Ng gắn trên cánh Su-22M4
    [​IMG]
    Nếu xem kỹ bức hình chụp Su-22 của VN thì ta thấy ở cánh phải chúng cũng gắn 1 pod Delta-NG.
    [​IMG]
    [​IMG]
    meo-u thích bài này.
  4. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Hì! Các chuyên gia đoán sai toét
    Đây là đạn tên lửa không-đất bám chùm thụ động Kh-25MR (ta gọi là tên lửa 714). Trước đây bắn loại này Su phải vọt cao bổ nhào xuống mục tiêu để dùng Klen/Projector dẫn bắn đạn. Su của ta gắn cục Delta-NG2E cho phép dẫn bắn Kh-25MR từ chế độ bay bằng.
    Đạn tên lửa 714 (tức Kh-25MR)
    [​IMG]
  5. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Con này mang theo hai quả tên lửa con con chĩa về phía sau, rất hay. Ảnh máy bay mang tên lửa loại này hơi ít.
    Về chuyện cụp xoè của cánh Su 17/20/22 thì cũng khó có thể nói là dang dở (nửa vời) hay hoàn toàn. Mọi chuyện là do tư tưởng thiết kế mà ra.
    Su 17/20/22 phát triển từ gốc là Su 7. Về cơ bản thì máy bay là một cái ống tròn bao quanh động cơ. Cánh gắn ở giữa thân (phân biệt với cánh gắn ở phía trên hay dưới thân). Ở vị trí này thì yếm cánh (bao bên ngoài chỗ gắn phần cánh di động vào phần gốc cánh cố định)/gốc cánh bắt buộc phải làm ra ngoài thân ở hai bên. Không thể gắn sâu vào được vì vướng cái động cơ. Do phần yếm/gốc cánh này nằm hoàn toàn ở ngoài thân máy bay về hai bên nên chiếm tỉ lệ lớn. Cũng do vậy nên phần cánh di động trông ngắn hơn (nếu như so với cánh Su 24, Mig 23/27).
    Ở Su 24, Mig 23/27, hay ở hàng của phương tây như Tornado, F 111, F 14, phần cánh nằm hoàn toàn trên lưng máy bay nên gốc/yếm cánh được làm sâu vào trong. Do đó một phần gốc/yếm cánh nằm trùng với thân máy bay, nên trông qua thì phần cố định này của cánh có tỉ lệ thấp hơn nhiều.
    Nếu so hai kiểu thiết kế thì hẳn nhiên với cùng sải cánh (khi cánh mở rộng nhất), phần cánh di động của kiểu cánh trên thân có tỉ lệ lớn hơn so với kiểu cánh ngang thân.
    Nếu so Su 22 với Mig 23/27 hay Su 24 ở chỗ này thì cũng lại càng thêm khập khiễng. So với những loại kia thì Su 22 có thân nhỏ hơn nhiều, cơ bản là một cái ống tròn bao quanh động cơ. Mig 23/27 thì có hai cửa hút gió hai bên nên thân lớn hơn. Còn Su 24 ngoài hai cửa hút gió hai bên thì bản thân nó là máy bay thân rộng hơn với cấu hình ghế side-by-side. Thêm vào đó, phát triển từ Su 7 với sải cánh hơn 9,3 m (coi như là cụp một nửa), sải cánh Su 17/20/22 cũng ngắn, cỡ 13,8m gì đấy khi xoè hết cỡ. Trong khi đó thì Mig 23 ngắn hơn (16,6 m so với 18,7 m của Su 17/22) nhưng sải cánh lại rộng hơn một tẹo, cỡ 14 m. Do vậy, chênh lệch về tỉ lệ độ dài phần cánh di động lại càng lớn. So với Su 24 thì càng lệch hơn. Giả sử làm lại Su 22 theo tỉ lệ tương ứng sải cánh/chiều dài thân của Mig 23 thì sải cánh của Su 22 chắc rộng hơn của Mig 23.
    Ài! Nói nhiều thế nhưng túm lại một cái là chẳng biết thế nào là cánh cụp xoè nửa vời hay dang dở nữa. Thế nào là cụp xoè hoàn toàn, khi khác nhau cơ bản lại ở phần yếm/gốc cánh cố định chứ không phải ở phần cánh cụp xoè.
    Một điều nữa là tốc độ và quãng đường cất hạ cánh của Su 22 nhiều hơn so với những loại kia có liên quan chủ yếu tới diện tích bề mặt cánh cùng cấu hình slat/flap, chứ không hẳn là do cụp xoè nửa vời hay hoàn toàn. Đấy là chưa nói tới trọng lượng của Mig 23 nhỏ hơn Su 22.
    Lấy một ví dụ, con F 14 của Mẽo chẳng hạn. Thiết kế cánh trên lưng, nhưng phần yếm/gốc cánh vẫn rất lớn. Tính tỉ lệ phần cánh di động so với sải cánh thì khéo chẳng khác Su 22 mấy.
    meo-u thích bài này.
  6. fitter

    fitter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2003
    Bài viết:
    966
    Đã được thích:
    75
    Nhưng ma? tớ có cái hi?nh na?y
    [​IMG]
    Theo thứ tự tư? trên xuống ML, MR, MP
    Nhi?n qua? trong đấy giống ML nhất
  7. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Hình 3 đạn ML, MR và MP thì đúng, nhưng thứ tự phải là MR, ML và MP. Có lẽ nguồn thuyết minh hình bị nhầm.
    Cả 3 loại đạn này ta đều có để trang bị cho S52/54.
    - Đạn MP chống ra-đa còn được gọi là tên lửa 711/712
    - Đạn ML dẫn la-de bán chủ động còn được gọi là tên lửa 713
    - Đạn MR bám chùm thụ động còn được gọi là tên lửa 714
  8. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Hì! Đấy là đạn huấn luyện UZR-60T 3 không (không cánh đuôi, không cánh điều hướng, không thuốc phóng)
  9. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    He he, có lẽ là nhầm thật. Kh-23 cũng có 4 cánh nhỏ ở mũi nhưng lại nằm hơi dịch về phía trước.
    Nó đúng là lọai Kh-25MR dẫn bắn bằng sóng radio nên mới có chuyện Su-22 phải đeo thêm cái pod Delta-NG ở bên cánh
    Kh-25MR
    [​IMG]
  10. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Bạn vui lòng giải thích dùm cơ chế Su dùng Klen/Projector để dẫn bắn tên lửa Kh-25MR.
    Cám ơn trước nhé.

Chia sẻ trang này