1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho em hỏi về Su-22

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi terminaterx300, 13/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fitter

    fitter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2003
    Bài viết:
    966
    Đã được thích:
    75
    Vậy la? mi?nh nhâ?m, thank bác Trâu gia?
  2. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Nói dẫn bắn như vậy chưa hẳn chính xác đ/c ah!
    Trước đây, VN được viện trợ Su-22M bản giản lược (S52K) cải biến từ Su-17M/M2 nội địa của LX và một số cơ số đạn dược, trong đó có tên lửa 69 cải biến dùng cho Su (tiền thân của tên lửa 714) và tên lửa 68 dẫn bám chùm thụ động. Loại đạn Kh-25R này muốn bắn thì phải được định tầm chính xác, rồi mới tới lượt hệ thống dẫn bắn Delta gắn ở chóp mũi S52 làm việc. Các hệ thống dẫn bắn Klen/Projector gắn ngoài chủ yếu dùng vào việc dẫn bắn Kh-25L/29L, nhưng cũng dùng vào việc định tầm dẫn bắn cho các loại tên lửa 68 và 714 trong điều kiện khí tượng không phù hợp cho việc sử dụng tên lửa dẫn bắn la-de.
  3. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    He he, tôi chỉ dùng đúng từ bạn viết thôi.
    Nói chung bạn giải thích rắc rối quá mà tôi thấy cũng chưa đi vào vấn đề chính.
    Nói cho đơn giản thì như thế này. Su-22 mang các lọai tên lửa chính xác tìm tới mục tiêu bằng các cách sau:
    1 - Bằng sóng radio: Máy bay sẽ chiếu chùm sóng radio lên mục tiêu, tên lửa sẽ có một cảm biến nằm ở phía đuôi để tiếp nhận / đo lường chùm sóng radio này để hướng tên lửa luôn bay tới mục tiêu: Kh-66, Kh-23, Kh-25MR
    2 - Bằng tia laze: Máy bay chiếu tia laze lên mục tiêu, tên lửa tùy theo thiết kế sẽ dùng 1 trong 2 cách sau:
    - Cảm biến ở đuôi để tiếp nhận / đo lường chùm tia laze này để hướng tên lửa luôn bay tới mục tiêu (Beam-riding laser guided): Các lọai tên lửa lọai này là Kh-25ML
    - Cảm biến đặt ở đầu tên lửa để tiếp nhận tia laze dội ngược từ mục tiêu để hướng tên lửa đánh trúng mục tiêu (semi-active laser guided): Các lọai tên lửa lọai này là Kh-29L, Kh-29ML
    3 - Bằng cách nhận sóng radar của hệ thống radar đối phương rồi tự lái tên lửa vào bộ phận phát sóng của radar. Ta cũng chia lọai này làm 2 lọai:
    - Loai tầm bắn ngắn: Vì là tầm ngắn nên cảm biến của tên lửa có thể trực tiếp tìm mục tiêu phát ra sóng. Các lọai tên lửa lọai này là Kh-25MP, Kh-29MP
    - Lọai tầm bắn trung / xa: Vì khỏang cách giữa máy bay và mục tiêu ở quá xa nên đầu dò tên lửa không thể tự tìm mục tiêu được. Lúc đó nó cần phải có một thiết bị hỗ trợ tìm kiếm / định vị tọa độ radarđối phương. Sau đó nó lập trình / truyền dữ liệu vào tên lửa trước khi được phóng đi. Tên lửa sẽ dùng hệ dẫn đường quán tính, dưa trên các dữ liệu đã được lập trình, để bay tới mục tiêu ở khỏang cách đủ gần để đầu dò có thể tự tìm được nguồn phát sóng. Các lọai tên lửa lọai này là Kh-28, Kh-58, Kh-31P, tương ứng vó7i mỗi lọai tân lửa là một lọai pod hỗ trợ khác nhau.
    4 - Lọai dẫn đường bằng hình ảnh (TV-guided): Tên lửa / bom sẽ dùng camera trên đầu để ghi nhận hình ảnh của mục tiêu. Hình ảnh này sẽ được truyền lên màn hình trong buồng lái để phi công kiểm tra / khóa / nhấn nút bắn. Để bắn được các lọai này, Su-22M4 đời sau đã được trang bị một màn hình hiển thị đa năng. Các lọai tên lửa lọai này là Kh-25MT, Kh-29T, Kh-29TE, và bom KAB-500KR
    Như vậy chúng ta thấy là để dẫn bắn được các lọai tên lửa này, Su-22 phải dùng các thiết bị trợ giúp tương ứng. Không thể có chuyên Su-22 dùng Klen-PS, Klen-54 (gắn trong Su-22M3/M4) hay Prozhektor-1 (pod gắn ngòai cho Su-17 / 22 đời đầu), những thiết bị dẫn bắn laze để dẫn bắn cho tên lửa dẫn đường bằng sóng radio như Kh-23 hay Kh-25MR như bạn nói được.
    Còn để xáx định / đo lường khỏang cách đến mục tiêu thì Su-22 nói chung có thể dùng 1 trong 2 thiết bị sau
    1 - Dùng thiết bị đo lường laze (LRF) tích hơp trong hệ thống Fon-1400 (Su-17M2) hay Klen-PS / Klen-54 (Su-22M3/M4)
    2 - Doppler radar: trang bị trên tất cả các lọai Su-17/22.
    Được russianfan sửa chữa / chuyển vào 12:43 ngày 23/05/2009
  4. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Khà khà! Chiến sĩ này cũng chịu khó tìm tòi, nhưng cần nắm cơ bản về vũ khí hệ 1 và tìm hiểu khí tài của Vn hơn
    Vàng 1: thiết bị dẫn bắn tạo chùm điều khiển dẫn hướng cho đạn bay tới mục tiêu không nhất thiết phải chiếu lên mục tiêu như trường hợp dẫn bán chủ động. Loại đạn có điều khiển bay bám theo trục chùm điều khiển la-de/vô tuyến để tới mục tiêu được gọi là đạn dẫn thụ động bám chùm nói chung, đạn dẫn vô tuyến/la-de nói riêng.
    Vàng 2: Su-22 nhận viện trợ đợt đầu của VN là loại Su-17M3 hoán cải từ khung thân Su-17M/M2. Loại này vẫn giữ nguyên dẫn bắn vô tuyến Delta-N ở chóp mũi thay vì gắn định tầm la-de Fon-1400 như bản Su-19 xuất khẩu. Thay thế Fon-1400 là cục Projector-1 gắn ngoài. Như đã nói, Klen/Projector gắn ngoài chủ yếu dùng vào việc dẫn bắn Kh-25L/29L, nhưng cũng dùng vào việc định tầm dẫn bắn cho các loại tên lửa 68 và 714 trong điều kiện khí tượng không phù hợp cho việc sử dụng tên lửa dẫn bắn la-de.
    Đ/c đã rõ chửa?
  5. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    He he, xin trả lời bạn 2 ý:
    1 - Túm lại là bạn thừa nhận là sai khi nói Klen / Projector dùng để dẫn bắn Kh-25MR là được rồi. Ý tôi cũng chỉ là vậy khi bắt đầu tranh luận
    2 - Còn về việc phải tìm hiểu / tìm tòi thêm kiến thức thì đó là điều tôi vẫn luôn làm hàng ngày, hàng giờ. Tuy nhiên vì không biết phía bạn như thế nào nên tôi cũng khuyên bạn câu đó vì tôi thấy nhiều khi bạn hơi lơ mơ về một số vấn đề kỹ thuật. Cái gần nhất, sau vụ Klen/Projector và Kh-25MR, là cái tôi tô vàng dưới đây.
    Bản chất hệ thống Fon-1400 hòan tòan không giống thiết bị Prozhektor-1 vì thế khi bạn nói là Projector-1 thay thế Fon-1400 là sai hòan tòan.
    - Fon-1400 LRMTS (laser rangefinder / marked-target seeker) được gắn trên Su-17M2 hoặc Mig-27 đời đầu. Đây là hệ thống cực kỳ đơn giản với 2 công dụng duy nhất:
    1 - Đo lường mục tiêu bằng laze (Laser range finder).
    2 - Tìm kiếm các tia laze phản chiếu từ các mục tiêu đã được bộ binh trên mặt đất chỉ điểm bằng tia laze. Nó tương tự công dụng của Pave Penny pod gắn trên A-10 của Mỹ.
    Fon-1400 hòan tòan không được tích hơp thiết bị phát ra tia laze (Laser maker / laser desinator) để dẫn bắn cho các vũ khí điều khiển laze.
    - Thiết bị gắn ngòai Prozhektor-1 chính là phần bổ khuyết cho cái thiếu của Fon-1400. Nó có khả năng phát ra tia laze, bám sát mục tiêu để dẫn bắn cho các tên lửa điều khiển bằng laze.
    Thiết bị Klen-PS, Klen-54 ra đời sau này gắn trên Su-22M3 / M4 chính là tổng hợp của cả Fon-1400 và Projector-1 nên Su-22M3/M4 không cần gắn thêm bất kỳ thiết bị nào để dẫn bắn tên lửa điều khiển laze cả. Còn trước đó để dẫn bắn được các tên lửa điều khiển bằng tia laze, mà không phụ thuộc vào chỉ điểm laze trên mặt đất, thì Su-17M (với trang bị thiết bị dẫn bắn bằng sóng radio Delta-N ở chóp mũi) hay Su-17M2 (Được trang bị hệ thống Fon-1400 ở chóp mũi) bắt buộc phải mang Prozhektor-1.
    Su-17M mang Prozhektor-1 song song với tên lửa Kh-29L
    [​IMG]
    Được Russianfan sửa chữa / chuyển vào 11:10 ngày 25/05/2009
  6. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Về tên gọi cụp / xòa "hoàn toàn" hay "nửa vời" thì chỉ là cách goi để phân biệt giữa máy bay có phần cánh di động chiếm phần lớn (phần gốc cánh nhỏ) như Mig-23/27, Su-24 với kiểu cánh mà phần di động và phần cố định là 50 / 50 như của Su-17 / 22.
    Theo tôi nghĩ kiểu thiết kế cánh của Su-17 / 22 đến từ yếu tố giải quyết các khó khăn về mặt kỹ thuật nhiều hơn là do "tư tưởng". Như bạn đã nói là thiết kế thân của Su-17/22 là dạng ống tròn nên chắc chắn là không có chỗ để đặt hệ thống quay cánh. Chính vì thế Sukhoi mới thiết kế phần cánh cố định lớn để có thể đặt hệ thống khớp quay này cũng như là hệ thống bánh đáp sau, vốn tận dụng lại thiết kế của chiếc Su-7 trước đó.
    Thực tế sử dụng đã chứng minh là kiểu thiết kế này giúp Su-17/22 giải quyết được bao nhiêu yếu tố về mặt kỹ thuật thì cũng làm giảm bấy nhiêu lợi ích mà cánh cụp / xòe mang lại. Chính vì thế vào năm 1996, Sukhoi và hãng Thomson Pháp hợp tác cho ra đời gói nâng cấp có tên Su-22M5. các hạng mục của nó là thay mới / cập nhật các thiết bị điện tử của Su-22 cũ và thay thế cánh cụp / xòe cũ bằng loại cánh cố định 45 độ mới. Họ cũng hứa là sẽ trưng bày chiếc Su-22M5 tại triễn lãm hàng không Le Bourget 1997. Tuy nhiên điều này đã không được thực hiện.
    Được Russianfan sửa chữa / chuyển vào 15:00 ngày 25/05/2009
  7. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Hì! Tớ cũng thấy mình làm cái việc lẩm cẩm thật
    Vàng 1: Nếu chiến sĩ hỏi cho rõ thì tớ đã giải thích, đâu phải tranh luận gì nhỉ??
    Vàng 2: Nói tìm hiểu thêm vũ khí hệ 1 và trang bị khí tài cụ thể của VN là để chiến sĩ có cơ sở tham khảo, đỡ mất công trình bày những vấn đề cơ bản có thể sợt trên nét. Đ/c không theo cũng chả sao Chứ lẩm cẩm như tớ thì cậu có trao đổi những vấn đề cơ bản quá cũng bằng thừa. Đàn gảy tai trâu mà
    Nghé ọ! Còn lẩm cẩm hơn nữa thì:
    (i) Fon-1400 định tầm la-de. Khi nói dùng Projector-1 thay thế Fon-1400 trong việc trợ bắn tên lửa 68/714 là nói tới việc sử dụng chức năng định tầm của Projector-1 trước khi bật Delta-N dẫn R/MR khi điều kiện khí tượng không cho phép dùng L/ML. Chiến sĩ nên đọc lại các bài đã dẫn nhỉ!
    (ii) Nhắc lại 1 chút về trang bị S-52K xi-cần-hen của VN (vốn là hàng viện trợ hoán cải từ các lô S-32/42 của LX cho VN sau Ctranh BG), loại này khi muốn bắn R/MR vẫn phải chúc mũi để dùng hỗn hợp Projector-1 định tầm và Delta-N dẫn bắn nếu không muốn vào quá gần mục tiêu. Còn khi bắn L/ML thì S-52 được miễn chúc mũi. Vậy vấn đề là S52/Su-22 đời đầu của VN bắn L/ML hay R/MR với khí tài hiện có của nó trong điều kiện cụ thể như đã dẫn nhỉ!
    Đời Su-22 bản đủ (Su-17M3/M4) như một số đang trực chiến của ta thì miễn bàn.
  8. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Xin trả lời những ý bạn đã viết:
    Vàng 1: Su-17 / 22 Việt Nam được viện trợ / mua từ nước ngoài, đâu có phải do VN tự sản xuất được đâu mà có thể nói là đồ VN quá đặc biệt & quá khác đồ của nứơc đã bán / viện trợ cho ta.
    Vàng 2: Prozhecktor-1 chỉ có tác dụng duy nhất là "sơn" và "bám" mục tiêu bằng tia laze. Không hiểu bạn tìm cái chức năng "định tầm" (mà tôi hiểu là đo khoảng cách giữa máy bay và mục tiêu) của nó ở đâu? Nếu có thì chỉ cho tôi với. Xin cảm ơn trước.
    Còn Su-17M (đã thay hệ thống radar đo xa SRD-5M bằng thiết bi dẫn bắn radio Delta-N và không có định tầm laze) sẽ định tầm mục tiêu bằng hệ thống ngắm quang học (cùng với thông tin về độ cao máy bay từ radar đo cao RV-5 ? ) được tích hợp với hệ thống kiểm soát bắn
    Vàng 3Còn muốn biết tại sao mà Su-22 các loại nói chung khi dẫn bắn phải thường chúc mũi thì chúng ta phải hiểu về cấu tạo hệ thống của Su-22 cũng như đặc điểm của vũ khí mà nó dẫn bắn đã:
    Thứ 1: Tên lửa dẫn bắn bằng radio Kh-23. Tên lửa Kh-23 được dẫn đường bằng cách hệ thống ngắm trên máy bay luôn so sánh vị trí mục tiêu và vị trí tên lửa (thông qua quan sát 1 đèn nháy nằm ở đuôi tên lửa). Căn cứ vào sự so sánh này mà hệ thống kiểm soát bắn, thông qua Delta-N hay Delta-NG, dùng radio-link điều chỉnh đường quỹ đạo bay của tên lửa để bảo đảm nó đánh trúng mục tiêu.
    Như vậy, cho đến khi tên lửa đánh trúng mục tiêu, phi công, thông qua hệ thống ngắm phải nhìn thấy hình ảnh của mục tiêu và tên lửa một cách liên tục. Vì góc giới hạn của hệ thống ngắm phải / trái là 12 độ , nhìn lên là 5 độ, nhìn xuống là 30 độ nói chung là rất hạn chế nên để giữ được sự quan sát liên tục này, phi công phải lái máy bay chúc mũi xuống.
    Thứ 2: Sau này Su-22M3 / M4 được trang bị hệ thống Klen-PS hay Klen-54 cùng với hệ thống ngắm APS-17 tuy nhiên góc giới hạn quan sát vẫn là phải / trái 12 độ, lên / xuống 5 độ / 30 độ. Còn về góc chiếu tia laze giới hạn của thiết bị Prozhecktor-1 thì không thấy công bố, tuy nhiên ta có thể suy đoán là không thể hơn hệ thống Klen-PS / 54. Vì vậy để bảo đảm "sơn" và bám mục tiêu liên tục bằng laze, Các phi công có kinh nghiệm vẫn thực hiên thao tác bay chúc mũi.
    Được russianfan sửa chữa / chuyển vào 01:34 ngày 27/05/2009
    meo-u thích bài này.
  9. babyphu

    babyphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2008
    Bài viết:
    522
    Đã được thích:
    55
    Trận chiến giữa 2 bác này đang hồi gay cấn đây, hic hic làm cháu sáng cả mắt . Sẵn cho em hỏi là trên cánh của con này có 2 gờ tác dụng để làm gì vậy?
    [​IMG]
  10. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Tôi không phải là dân chuyên về vật lý nhưng cũng sẽ cố giải thích vấn đề này một cách nôm na nhất, hy vọng là bạn hài lòng.
    Khi máy bay bay, những gờ này có tác dụng ngăn luồng không khí dạt ra từ gốc cánh máy bay và ép nó hướng thẳng về sau thay vì gặp và tương tác với các dòng khí bị dạt ra bởi gờ trước của cánh. Sự tương tác này nếu không được ngăn lại sẽ gây ảnh hưởng đến dòng không khí chảy qua phần trung tâm của cánh máy bay, dẫn đến hiệu ứng cánh máy bay bị mất lực nâng.
    Ngòai ra, với kiểu thiết kế cánh cụp / xòe, vị trí của đầu cánh thường nằm phía sau của trọng tâm máy bay nên lực nâng tại đầu cánh có xu hướng kìm mũi của máy bay xuống khiến máy bay dễ điều khiển. Tuy nhiên sự mất lực nâng ở đầu cánh, do sự tương tác của 2 dòng khí nêu trên, sẽ khiến mũi máy bay hướng lên cũng như làm tăng góc bay (AoA) khiến tình trạng mất lực nâng ở cánh càng diễn ra nhanh hơn. Phi công sẽ rất khó để điều khiển máy bay phục hồi lại được trạng thái ổn định.
    Một thiết kế khác nhưng cũng có tác dụng tương tự được thực hiện trên một máy bay cánh cụp / xòe khác, đó là chiếc Mig-23MLD, phiên bản sau cùng và có khả năng khí động tốt nhất của dòng họ Mig-23. Thay vì làm các gờ trên cánh như của Su-17 / 22, gốc cánh của Mig-23MLD được cắt vát vào trong.
    Giải pháp của Mikoyan
    [​IMG]
    meo-u thích bài này.

Chia sẻ trang này