1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

cho em hỏi về :sự công nhận

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi hcmt, 23/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    cho em hỏi về :sự công nhận

    Học về triết, bạn em nó đố thế này

    Cô hoa hậu đẹp là tại vì bản thân cô ấy đẹp hay tại vì người ta công nhận cô ấy đẹp . Vậy 1 vật tồn tại là do bản thân nó tồn tại hay được người khác công nhận nó tồn tại

    Lúc đó em nghĩ rằng công nhận chỉ là hành vi chủ quan thôi , tôi công nhận anh thì tôi được cái gì từ anh , mặt trời dù không ai công nhận thì tự bản thân nó vẫn là mặt trời , cái bàn không ai công nhận thì vẫn là cái bàn

    Nhưng khi học về công nhận trong 1 số loại quan hệ thì em thấy như thế này
    nhà nước là chủ thể đặc biệt trong xã hội , nó có khả năng tạo lập ra các chủ thể khác , và các chủ thể khác muốn tồn tại thì phải có sự công nhận của nó
    ví dụ : 1 tổ chức kinh tế muốn trở thành 1 công ty thì phải được nhà nước công nhận (thành lập hợp pháp)
    1 cá nhân muốn trở thành 1 công dân thì cũng phải được nha nước công nhận( hưởng quốc tịch)
    và 1 đứa bé mới sinh ra muốn trở thành con người thì cũng phải được nhà nước công nhận luôn ( thời chiếm hữu nô lệ thì con cái của nô lệ là tài sản chứ công phải là người vì nhà nước công nhận như thế)
    + nhà nước không công nhận quyền kinh doanh của cá nhân thì cá nânh không có quyền kinh doanh, nhà nước công nhận 2 thành phần kinh tế thì có 2 thành phần kinh tế, công nhận 6 thành phần kinh tế thì có 6 thành phần kinh tế...

    Xét trên bình diện quốc tế trước giờ em vẫn nghĩ , 1 quốc gia là 1 quốc gia dù các nước khác có công nhận nó hay không , nhưng hôm nay em lại biết từng 1 thời , 1 vùng lãnh thổ muốn trở thành 1 quốc gia thì phải cần sự công nhận của các nước văn minh, nếu không thì sẽ mãi là vùng đất vô chủ

    Vậy sự công nhận có tạo nên 1 thực thể mới hay không ?
  2. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Thế giới khách quan tồn tại không phụ thuộc vào con người
    Sự công nhận là một thao tác thuộc về tư duy của con người, do đó nó không tạo nên thực thể mới.
    Trong thế giới chủ quan, hẹp hơn, trong thế giới do một tập hợp nguời định nghĩa, qui định luật lệ...thì sự công nhận của tập hợp người này cũng không tạo nên một thực thể mới mà chỉ giúp thực thể được công nhận đó có đời sống của nó trong thế giới đó. Giống như ta làm giấy khai sinh cho một đứa trẻ. Tờ giấy khai sinh không tạo nên đứa trẻ, mà bà mẹ mới là người làm việc đó.
    Mặt trời chảy xuống đáy ao
    Chờ ngày nước cạn trông hòn sỏi khô
  3. Leonids

    Leonids Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Bác dumb à, bác nhầm lẫn lớn rồi. Cái đẹp có phải là khách quan không? Các quốc gia có phải là khách quan không?
    Lời nói của bác chứng tỏ một sự cực đoan nho nhỏ trong tư duy của bác: sự cực đoan về phân biệt vật chất và tinh thần.
    Bộ óc con người là vật chất, tinh thần, tư duy, tình cảm, cảm giác là kết quả của sự vận động của khối vật chất đó. Như vậy xét cho cùng tinh thần chính là vật chất.
    Một thực thể có tồn tại không nếu nó không tác động tới các giác quan của bác? Nếu như thế nó tồn tại hay không tồn tại chẳng có gì liên quan đến bác cả và bác không thể khẳng định được rằng nó có ở đó hay không. Hay nói cách khác, nó không tồn tại, đối với bác.
    Có ma không? Có, trong trí tưởng tượng của con người.
    Thực thể tinh thần cũng là thực thể vật chất, do vậy nó cũng tồn tại. Tồn tại thực sự.
    Cái đẹp ở đâu ra? Do một sự cảm giác của con người, chứ tự bản thân vật mang tính chất đó không đẹp. Không xấu. Bởi cái đẹp là một tính chất có mức độ, tức là tính chất đó chỉ thấy được trong sự tương quan, so sánh.
    Ở đâu quy luật của tư duy chiếm ưu thế, ở đó ta nên duy tâm. Còn ở đâu quy luật của vật chất chiếm ưu thế, ở đó ta nên duy vật. Cái gì cũng có công dụng của nó cả.
    Sự công nhận quả thực không tạo nên một vật thể mới, mà chỉ chính thức hoá sự tồn tại của thực thể đó. Bởi vì thực thể đó đã tồn tại trước khi nó được công nhận.
    Ký tên
    O
    (chưa tròn lắm nhỉ)
  4. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Sự công nhận quả thực không tạo nên một vật thể mới, mà chỉ chính thức hoá sự tồn tại của thực thể đó. Bởi vì thực thể đó đã tồn tại trước khi nó được công nhận.
    có chắc như vậy không nhỉ , em nghi ngờ điều này
    ví dụ 1 dân tộc đang đấu tranh dành quyền tự quyết là 1 thực thể mới trong mối quan hệ quốc tế ( cái này chả cần ví dụ mà thực tế là thế)
    Thử xem xét
    dân tộc Việt Nam trong thời kì chống Mĩ có phải là dân tộc đấu tranh dành quyền tự quyết hay không
    Đông Timo có phải là dân tộc đang đấu tranh dành quyền tự quyết hay không
    Tresnia thuộc Nga thì sao, Tây Tạng thuộc Trung Quốc thì sao
    Cái gọi là sự đấu tranh của người Chăm để thành lập vương quốc Chăm độc lậc lập thì sao
    Trong những thực thể trên sẽ có những thực thể được gọi là dân tộc đấu tranh giành độc lập sẽ có những thực thể là không phải ( ví dụ như người Chăm, tresnia..)
    Dựa vào đâu để ta phân biệt được, chả phải là dựa vào sự công nhận hay sao ? dĩ nhiên công nhận là phải có tiêu chí nhưng suy cho cùng cũng chỉ là công nhận mà thôi
    1 ví dụ khác , hàh vi ăn thịt heo đối với người Hồi giáo là ghê tởm , tại sao lại ghê tởm , tại vì họ công nhận như vậy , Vậy đã chẳng phải sự công nhận đã tạo ra 1 thực thể mới rồi hay sao
  5. Leonids

    Leonids Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Kể cũng khó nói. Công nhận chẳng qua là thừa nhận sự tồn tại. Nếu hiểu theo nghĩa đó thì thực thể tồn tại từ trước khi nó được công nhận.
    Ví dụ như thế này: DRV tuyên bố độc lập vào ngày 2-9-1945, và sau nhiều năm mới được cộng đồng thế giới công nhận. Vậy DRV bắt đầu sự tồn tại của mình vào thời điểm nào? Lúc tuyên bố thành lập hay lúc được công nhận?
    Còn vấn đề người Hồi giáo thì có liên quan đến phân tâm học, xin mời bác dumb!
    Ký tên
    O
    (chưa tròn lắm nhỉ)
  6. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Chuyện Việt nam tuyên bố độc lập thì có vài uẩn khuất nhé
    Thông thường sự tồn tại của 1 quốc gia là do các quốc gia khác công nhận , công nhận có thể là trực tiếp hô hoán đơn phương rằng tôi công nhận anh , cũng có thể là gián tiếp :các quốc gia có thể thỏa thuận với nhau những điều kiện để hình thành 1 quốc gia mới từ trước , ai đáp ứng được những điều kiện đó thì lập quốc ai không đáp ứng được thì thôi , cho nên dân tộc Palextin dù rất muốn lập quốc nhưng không hội đủ điều kiện cho nên vẫn mãi không là quốc gia, thế có kì lạ không , sự tồn tại của mình muốn hình thành lại phải qua lăng kính chủ quan của người khác
    Về vấn đề Việt nam tuyên bố độc lập ngày 2/9/1945 lại là 1 vấn đề khác , tại thời điểm đó có sự đối đầu giữa luật quốc tế kiểu cụ và kiểu mới , theo luật quốc tế kiểu cũ Vn là thuộc địa của Pháp , nên Pháp tuyên bố thuộc địa VN trước do Nhật chiếm nay Nhật đã bại, Pháp lại đem quân khôi phục thuộc địa cũ của mình , Luật quốc tế kiểu cũ công nhận chế độ thuộc địa và quyền có thuộc địa
    Nhưng căn cứ theo tiêu chuẩn của Luật quốc tế kiểu mới thì Vn lại là 1 quốc gia độc lập , tiêu chuẩn đó được ghi nhận trong nguyên tắc thứ 7 của nghị quyết 2625 của đại hội đồng LHQ
    Khi soạn thảo hiến chương LHQ, Anh Pháp đã loại nguyên tắc này ra khỏi điều 2 Hiến chương ( điều 2 qui định về các nguyên tắc cơ bản của LHQ), và do đó họ tuyên bố nguyên tắc này chỉ có giá trị tư tưởng , không có giá trị pháp lí . Nhưng các nước còn lại lại thừa nhận nguyên tắc này dưới dạng tập quán pháp , và do nó là tập quán được pháp điển nó cũng có hiệu lực như luật thành văn
    Trong cảnh tranh tối tranh sáng ấy , địa vị của VN rất chông chênh nhưng sau này luật quốc tế kiểu mới áp đảo luật quốc tế kiểu cũ , địa vị của Việt Nam không còn bị ai tranh chấp nữa. Như vậy Việt nam tuyên bố độc lập vào ngày 2/9/ bất kể sự công nhận là không đúng , có công nhận đấy nhưng là sự công nhận của Luật quốc tế kiểu mới
  7. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    To Leonids:
    Tôi đính chính chút vào bài viết của mình:
    Thế giới khách quan tồn tại không phụ thuộc vào việc con người có nhận thức được nó hay không.
    Hình như bạn có ý nói tôi nhầm chỗ đó chăng?
    Còn thì bạn nói cũng có thể đúng, xét trên quan điểm bạn đứng ở vị trí đó.
    Đứng ở vị trí khác (xin lỗi, tôi không hề có ý gì), như một con vật chẳng hạn, nó không thể biết đến Đẹp như con người (còn đẹp của nó tôi miễn bàn). Như vậy, đối với nó cái Đẹp không là thực thể. Nếu đặt tất cả các sinh vật ngang hàng, cùng cấp thì cấp cao hơn của con người nhưng cùng nhánh sẽ coi cái ĐẸp là thực thể. Còn các cây khác, thì cao bao nhiêu cũng không nhận cái Đẹp là thực thể.
    Nếu có một con mắt quan sát từ trên cao nhất, độc lập và duy nhất, có thể nhận biết mọi cây tới từng nhánh chi tiết nhất thì bạn đúng.
    Còn nếu không, tinh thần chỉ tồn tại là thực thể trong thế giới CON NGƯỜI. Nếu thế thì mọi suy nghĩ của mọi sinh vật có đôi chút nhận thức đều là thực thể, thế thì nhiều vô cùng tận....
    Ở đây, rõ ràng liên quan đôi chút đến cây thứ bậc và loại, điều mà nếu bạn biết về ngôn ngữ lập trình như lớp trong Java thì sẽ dễ hiểu hơn.
    Thân mến.
    Mặt trời chảy xuống đáy ao
    Chờ ngày nước cạn trông hòn sỏi khô
  8. Leonids

    Leonids Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Nhờ bác trả lời cái chỗ Đạo hồ và thịt lợn ấy, bác trả lời luôn đi!
    Ký tên
    O
    (chưa tròn lắm nhỉ)
  9. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Hành vi này ăn sâu vào vô thức lâu đời của những người theo Hồi giáo, nên nó thành một ấn tượng với họ, và cũng là vô thức tập thể truyền đời cho người Hồi giáo. Nó ăn vào máu thịt của họ. Thực ra, tôi không biết khi người Hồi giáo nghĩ tới việc này, họ có phản ứng ghê tởm thật không(một cách bản năng). Tuy nhiên, dù theo cách thức nào, nếu hành vi trên có tác động thực sự tới họ, thì nó là thực thể thực sự. Sự công nhận chỉ chính thức hoá hành vi ấy mà thôi. Sự tạo thành hành vi ấy đã có nguồn gốc từ rất lâu, và tạo thành dấu ấn trên vỏ não của người Hồi giáo rồi.
    Mặt trời chảy xuống đáy ao
    Chờ ngày nước cạn trông hòn sỏi khô
  10. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin góp hai câu với
    Đạo khả đạo phi thường đạo.
    Danh khả danh phi thường danh

    Nghĩa là
    "Quy luật" chỉ có thể là "quy luật" với ý nghĩa là "quy luật không vĩnh cửu".
    "Sự công nhận" có thể là "sự công nhận" với ý nghĩa là "sự công nhận không vĩnh cửu".
    (Lão Tử)

Chia sẻ trang này