1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho em hỏi về túi nilon sử dụng một lần

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi Ziangcoi, 13/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ziangcoi

    Ziangcoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi về túi nilon sử dụng một lần

    Em có nghe nói có loại túi này và xưởng sản xuất tại Hà Nội. Có anh chị nào biết rõ công ty sản xuất và địa chỉ thì chỉ cho em với ạ
    Cảm ơn các anh chị nhiều.
  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Có nhiều thông tin thú vị quanh việc dùng loại túi này:
    Câ?n có biện pháp hạn chế sư? dụng túi nylon
    05:36'' 07/06/2005 (GMT+7)
    Chúng ta sư? dụng va? tha?i túi nylon bư?a bafi ma? không lươ?ng đến hậu qua?. Bạn đọc VietNamNet đê?u có chung ý kiến câ?n có biện pháp hạn chế sư? dụng
    Tournesol, Dijon, France, Email: tournesolhn@yahoo.com
    Tuyên truyền để thay đổi thói quen của người dân
    Hiện nay ở các nước tiên tiến, người ta đã bắt đầu chiến dịch giảm thiểu sử dụng túi nylon để đựng hàng trong các siêu thị và cửa hàng. Ở nhiều siêu thị của Pháp, người mua hàng được khuyến khích mua các túi đựng hàng loại lớn và siêu thị sẽ không phát các túi nylon đựng hàng cỡ thông thường nữa. Các túi nylon cỡ lớn này giá rất rẻ (khoảng 0,1 euro, tương đương với 2.000 đồng), có thể sử dụng nhiều lần và khi rách thì có thể đem đến siêu thị để đổi lấy túi mới. Có nhiều chất liệu, loại nylon thông thường, loại nylon có thể phân huỷ sinh học (biodegrable), loại bằng chất liệu giấy... và các kích cỡ khác nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng, của từng gia đình. Chiến dịch này đã rất được người dân Pháp ủng hộ và đang được nhân rộng trên toàn nước Pháp. Ở Việt Nam, chúng ta có thể tăng cường tuyên truyền về tác hại của việc làm dụng sử dụng túi nylon đối với sức khoẻ và môi trường sống, kết hợp với việc tạo ra và dần đưa vào sử dụng các loại bao bì bằng chất liệu an toàn với môi trường như ông Phạm Thế Trinh đề cập ở trên để có thể thay đổi dần thói quen của ngươ?i tiêu dùng trong việc sử dụng bao bì nylon. Việc này không đơn giản nhưng không có nghĩa là không thể làm được, nếu như mỗi chúng ta ý thức được trách nhiệm của mình với chính cuộc sống của bản thân và của cộng đồng.
    tridungcdpo, Email: phamtridung66@yahoo.com
    18 cái bao ni lon: sự tiện lợi hay thảm họa của môi trường
    Tôi hay đi chợ, chuyện đàn ông đi chợ thời nay chẳng là chuyện lạ. Chuyện tôi muốn nói ở đây là một lần tôi đi chợ về, đếm thử thì tổng cộng có tới 18 cai túi nylon! Ôi trời, mua cái gì các bà cũng ưu ái cho vào một cái túi nho nhỏ, lại còn cho thêm một cái túi để xách nữa. Nhớ ngày xưa, mẹ đi chợ về mua quà, các món quà được gói trong lá sen, lá chuối, xong vứt vào chuồng lợn hoặc hố rác làm phân... Nếu có một vài mặt hàng cao cấp nào có túi nylon thì cũng được dùng đi dùng lại cho rách rồi... bán cho đồng nát cũng được vài hào. Còn ngày nay, do công nghệ phát triển giá thành túi nylon rẻ như cho, thật là một thảm họa cho môi trường: túi nylon bay tứ tung mịt trời, xuống sông, ra biển, lưu cữu hàng trăm năm. Thỉnh thoảng lại chui vào bụng mấy chú cá tội nghiệp phải lìa đời. Tại sao Nhà nước không chặt đẹp bằng thuế má mấy nhà máy sản xuất túi nylon cho giá của một túi đến vài ngàn thì bố bà nào mà dám "tình cho không biếu không" như hiện nay. Cái khoản thuế đó để phục vụ cho việc giải quyết hậu quả bấy lâu nay do túi nylon gây ra. Còn các bạn có suy nghĩ gì khi mua hàng từ chối không lấy bịch nylon, nghĩ gì khi tiện tay vứt bừa nó trôi dạt đến phương trời nào???
    Tran Thanh Binh, Nam Phi, Email: binhbrt@vietnam.co.za:
    Theo tôi, để giải quyết thực trạng này, chúng ta nên học tập một số nước, chẳng hạn như Nam Phi. Nam Phi là một nước tương đối phát triển về hệ thống siêu thị hiện đại có mặt tại mọi nơi, từ thành phố tới nông thôn. Người dân Nam Phi hầu như không có thói quen mua sắm ở ngoài mà đều vào các siêu thị. Trước đây, việc cấp túi nylon tại các siêu thị là miễn phí và điều này khiến cho Nam Phi đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng. Từ năm ngoái, Nam Phi thực hiện chính sách khách mua hàng phải trả tiền mua túi nylon (khoảng 20 cent, tương đương 500 đồng/chiếc). Thay vì mỗi lần trước kia mua hàng có thể lấy từ 3-5 túi nylon, nay các khách hàng chỉ bỏ tiền ra mua một chiếc, thậm chí nhiều người đi siêu thị mang theo túi đựng từ nhà. Chúng ta nên học tập Nam Phi về cách làm này, thực ra số tiền mua túi nylon không phải là lớn nhưng nó tạo cho người dân ý thức về bảo vệ môi trường.
    caohuuthang, 23 yenhoa, Email: vuongtu_thamlang
    Bản thân tôi cũng không thích sử dụng quá nhiều túi. Với tôi, sử dụng như vậy là lãng phí và không khoa học. Tại sao chúng ta không cho giá thành của sản phẩm đó cao lên (đánh vào kinh tế của mọi người) thì sẽ giảm đi rất nhiều sự lãng phí và ô nhiễm môi trường.
    VAN LOC, Khoa Hoá - ĐHBKĐN, Email: thientrung_lh
    Có thể dùng túi nylon thành một nhiên liệu khác được không
    Túi nylon được cấu tạo chủ yếu là các H.C cao phân tử. Theo ý kiến của tôi: có thể tìm 1 loại chất xúc tác nào đó có thể làm phân hủy chúng trở lại thành các H.C đơn phân tử để sử dụng làm nhiên liệu khác được không? Vd: bao nylon PE thành phần chủ yếu là Etylen, do đó chúng ta có thể dùng phản ứng phân huỷ để thu lại Etylen đơn phân tử. Nói tóm lại, ý tưởng của tôi là tận dụng bao nylon phế thải để dùng làm nguyên liệu điều chế, chẳng hạn như điều chế các khí H.C dùng làm nhiên liệu đốt trong các lò đốt hoặc cho đun nấu. Có thể ý tưởng trên là rất buồn cười, nhưng theo tôi nghĩ thì chúng ta có thể thực hiện được với trình độ khoa học hiện nay...
    Nguyễn Vĩnh Chinh, 611/7G Điện Biên Phủ P1 Q3 TP.HCM
    Email: vchinhnguyen@yahoo.com
    Để hạn chế sử dụng bao nylon cần phải tăng thuế mặt hàng này. Sản xuất các bao nylon (hoặc túi lưới) chất lượng cao, chắc chắn, có thể sử dụng nhiều lần.
    cool_lp, Email: leminhduc0412@yahoo.com
    Không sớm thì muộn, chúng ta sẽ phải trả giá đắt về việc sử dụng túi nylon một cách bừa bãi.
    Nguyen Viet Tien, 51/89 - linh quang - van chuong - dong da - hanoi
    Email: daihait@yahoo.com
    Tôi nghĩ, nên xử lý ngay từ khâu thu dọn của nhân viên vệ sinh môi trường. Chúng ta có thể phân loại ngay các loại rác trong đó có túi nylon từ lúc thu gom để có hình thức xử lý riêng cho từng loại, đồng thời cần tuyên truyền mạnh để người dân có ý thức phân loại rác ngay từ gia đình.
    Vu Khanh Tuyet, Ba Lan:
    Cuối cùng thì cũng có một tờ báo ở quê nhà đề cập đến vấn đề môi trường. Dân mình ý thức kém đã đành, các nhà làm phim VN còn quá quắt hơn. Ví dụ: phim "Chuyện những người đàn bà", anh nhà thơ say rượu nôn ra hồ Hoàn Kiếm rồi giấy lau miệng cũng được ném luôn xuống hồ. Xem cảnh này, các con tôi rú lên. Phim "Gió qua miền tối sáng" một bộ phim rất hay mà đạo diễn vẫn để cho bệnh nhân nhiễm HIV 2 lần ném phiếu xét nghiệm xuống hồ. Phim "Những ngọn nến trong đêm" rất nhiều lần diễn viên chính xéo lên cỏ. Ở châu Âu các thảm cỏ bao giờ cũng cắm một biển gỗ vẽ một cành hoa kèm theo nét chữ trẻ em "Chào màu xanh", dù là một em bé cũng không bao giờ xéo lên cỏ. Vậy tại sao các nhà làm phim lại bêu xấu người VN lên ti vi cho cả thế giới xem để chúng tôi phải xấu hổ với bạn bè Ba Lan và con cái mình? Rất thương nhớ hồ Hoàn Kiếm nhưng phải nhắm mắt lại khi phải chứng kiến cảnh nôn ra hồ, đã vậy lại còn được nhà quay phim quay chậm và cận cảnh...
    Nguyen Tien Dung, TP.HCM, Email: pndha@yahoo.com
    Nên đánh thêm thuế vào các cơ sở sản xuất bao bì nylon hoặc làm cho việc tiêu thụ nó trở nên đắt đỏ hơn, lúc này giá các sản phẩm thay thế được túi nylon sẽ rẻ hơn, lúc đó thì...
    Steven Hoang, USA, Email: Thaytang@yahoo.com
    Vớt rác trên những con kênh ở TP. Hồ Chí Minh tôi đã đọc mấy ngày qua, nay lại túi nylon... khiến cho lão nạp càng thêm bực mình. Tại sao những chuyện đơn giản như vậy mà ta không giải quyết nổi? Cứ nhìn những nước láng giềng thì biết, chẳng hạn như Singapore. Nếu ta không muốn bắt chước họ dùng roi vọt để trị tội những kẻ vứt rác bừa bãi thì ta có thể phạt thật nặng và chuyện bắt buộc là phải bị phạt đi làm lao động công ích khoảng 10-20 giờ tùy theo mức độ nặng nhẹ. Giả sử như vứt rác xuống đường thì nếu bị bắt quả tang thì phạt 300-500 ngàn tiền VN và phải đi quét rác 15 tiếng. Nếu kêu ca tôi không có tiền để đóng thì đơn giản thôi, tăng giờ quét rác lên 30 tiếng và chuyện nữa là có phải đúng người đó đi lao động công ích hay không? Thì phải xuất trình Chứng Minh Nhân Dân, nếu không lại kéo theo một số rắc rối nữa như lại xuất hiện thêm đội ngũ những người đi làm thế và cò dịch vụ giới thiệu... Chuyện lao động công ích thì làm những gì? Thì đi quét rác hoặc vớt rác trên những con kênh rạch. Đi 1 lần là tởn tới già. Nếu còn tái phạm thì phạt gấp ba. Điều quan trọng là luật lệ có nghiêm minh hay không thôi. Hoặc ta có luật lệ nhưng ta có áp dụng hay không?
    Đỗ Hồng Sơn, Lớp YD- K31- Trường đại học Y Thái Bình, Email: ngaykhongem_092000@yahoo.com
    Tôi thấy rằng việc sử dụng túi nylon tuy có nhiều tiện ích nhưng đó lại là một nguồn rác thải nguy hiểm. Cho nên việc sử dụng phải hết sức cẩn thận và tiết kiệm để góp phần bảo vệ môi trường.
    Ngo Anh Tuan, HN, Email: anhtuanonline@hotmail.com
    Mình thấy ở nhiều nơi sử dụng túi bằng bìa mỏng, rất thích hợp với việc đựng các loại hàng hoá như quần áo, giày dép, thức ăn khô, đồ lưu niệm, rác thải... Có thể thay thế túi nylon được, tuy nhiên có một bất lợi là không đựng được các đồ ướt, tuy nhiên nó không gây ô nhiễm môi trường cho lắm vì thời gian phân huỷ ngắn.
    Nguyễn Thu Trang
    213/40 Dong Khoi, FBN, Q1
    Email: trang213dk@yahoo.com
    Nếu thực sự VN đã nghiên cứu sản xuất được túi nylon tự phân hủy trong 1-12 tháng thì chúng ta còn chờ gì nữa mà không bắt buộc mọi người phải dùng nó! Nếu Chính phủ không kiên quyết thì trong tương lai ta sẽ trả giá rất đắt vì sự ô nhiễm môi trường do chính chúng ta gây ra.
    TRI MIMH, CHO BIEN HOA,
    Email: TRANNAILONG@YAHOO.COM
    Tôi rất hoan nghênh sự báo nguy về túi nylon của bài báo. Đó là bức xúc của tất cả mọi người quan tâm đến môi trường sống, đến ngôi nhà chung của chúng ta.
    Nguyen Quynh Anh, Nguyen Khoai - Ha Noi
    Email: nguyenquynhanh_phuong@yahoo.com
    Nên thay túi nylon bằng một loại bao bì khác
    Tôi là một người dân cũng hàng ngày sử dụng túi nylon, cũng thấy khó chịu khi những túi nylon đó được vứt bừa bãi và tôi nghĩ cần tìm một giải pháp, một loại bao bì khác tiện lợi và quan trọng hơn là có thể tái chế.
    Nguyễn Văn Bình, Sở TNMT Bắc Giang
    Email: binhtnmtbg@yahoo
    Dùng túi nylon một cách bừa bãi là tự huỷ hoại chính mình.
    Nguyễn Ngọc, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
    Email: casablanca2011@yahoo.com
    Giá như có túi đựng hàng bằng giấy!
    Tôi cũng biết rõ tác hại của túi nylon. Nhưng ngày nay, đi mua hàng, người ta cho hàng vào túi nylon mà mình lại trả lại và bảo: "Thôi, tôi không cần dùng túi đâu", thì có lẽ người bán hàng sẽ nghĩ thầm là "hâm", cho dù bên ngoài có vẻ mừng vì tiết kiệm được mấy chiếc túi. Vả lại, không đựng đồ bằng túi nylon thì cũng không biết để vào đâu. Ngày nay có mấy ai, nhất là ở đô thị đi chợ mà lại mang theo cái làn đâu. Xem phim nước ngoài, tôi thấy người ta có những túi đựng hàng bằng giấy, rất đơn giản. Không rõ chi phí sản xuất túi giấy có lớn không, nhưng tôi hy vọng các doanh nghiệp ở Việt Nam lưu tâm đến mặt hàng này.
    Lê Thị Châu Lệ, Đại học Bách khoa Hà Nội
    Email: ntngreat@yahoo.com
    Tác hại của túi nylon gây ra như chúng ta đều đã biết. Việc nâng cao nhận thức cho từng người dân về tác hại của việc sử dụng tràn lan túi nylon như hiện nay chúng ta sẽ phải trả giá rất lớn cho tương lai là rất cần thiết. Nhưng chúng ta cũng cần đặt câu hỏi: tại sao túi nylon lại được ưa dùng như hiện nay? Vì sự tiện lợi của nó! Vì giá rẻ!... Nếu không có túi nylon người dân sẽ đựng và gói bằng gì? Đối với người dân hiện nay, việc tuyên truyền, giáo dục ý thức môi trường, cần khôi phục lại các thói quen tốt trước khi túi nylon ra đời tràn lan như việc: sử dụng các làn mây, bị cói để đựng đồ đi chợ... Tuy nhiên, không chỉ trông chờ vào người dân. Trước hết Chính phủ cũng như các cơ quan chức năng cần có kế hoạch thay thế và chế tài bắt buộc để hạn chế tiến tới cấm hẳn việc sử dụng túi nylon.
    Nguyễn ToànThắng, Tổ 10B Thịnh Quang, Đống Đa - Hà Nội
    Email: thangconnt66@yahoo.com
    Đề nghị phạt nặng những người thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường
    Giữ gìn vệ sinh môi trường là việc làm thiết thực và cấp bách hiện nay. Ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng đến đời sống hiện tại của bản thân chúng ta mà con cháu chúng ta sẽ phải lãnh hậu quả do việc môi trường ngày càng ô nhiễm. Một đất nước đẹp nhưng không sạch sẽ, môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất đều bị ô nhiễm liệu có thể thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là khách du lịch nước ngoài. Đi đến bất cứ điểm du lịch nào chúng ta cũng thấy sự ô nhiễm, sự thiếu ý thức trong bảo vệ môi trường, điều đó làm mọi người đi một lần cho biết rồi không dám đi tiếp lần thứ 2 chứ đừng nói đến mỗi năm đi một lần. Bản thân người Việt Nam chúng ta còn có ý nghĩ như vậy thì khách du lịch nước ngoài còn có suy nghĩ như thế nào. Tôi nghĩ Nhà nước cần phải có nhiều biện pháp/chế tài mạnh mẽ hơn, cứng rắn hơn để có thể đạt được những tiến bộ trong vấn đề bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong vấn đề này. Không lẽ chúng ta vô cảm khi thấy những cảnh có những người vô tư quay mặt vào tường làm cái chuyện phải thực hiện ở trong toilet, hay rác, túi nylon nằm rải rác khắp nơi trên các đường phố, các con sông/kênh rạch. Tôi nghĩ cần phải phạt thật nặng những người biết nhưng không thực hiện ý thức công dân trong vấn đề bảo vệ môi trường.
    Như Thuỷ, Email: thuynguyen_sherly@yahoo.com.au
    Tôi đồng ý quan điểm sử dụng túi nylon ngày nay thật sự đang trở thành một vấn nạn vì với những ảnh hưởng không chỉ ở hiện tại mà đến cả tương lai. Mặc dù từ khi xuất hiện túi nylon đã mang cho người tiêu dùng và cả nhà sản xuất rất nhiều lợi nhuận nhưng hậu quả của nó trên thực tế còn lớn hơn cả lợi ích mà nó mang tới. Tôi đang là một du học sinh ở Úc và thật là một điều trùng hợp là trong khoảng 2-3 ngày gần đây tôi xem chương trình news của Úc và biết được Chính phủ Úc đang ra sức thay thế thói quen sử dụng túi nylon của người dân bằng túi giấy hay một loại túi làm bằng chất liệu... (tôi ko chắc về chất liệu loại túi này nhưng nó trông giống như môt loại keo vải thường sử dụng trong ngành may) có thể là dễ phân huỷ với giá được bán trong siêu thị là 0.99 cent, có nhiều chương trình quảng cáo trên TV khuyến khích người dân sử dụng loại túi này thay túi nylon + nói về tác hại của việc dùng túi nylon, mặc mọi người đều biết Úc là một nước đã phát triển và trình độ dân trí của người dân thuôc loại cao trên thế giới nhưng Chính phủ vẫn mạnh dạn đưa những thông tin phải nói rất ư là căn bản lên mạng thông tin đại chúng nhằm nhắc nhở người dân. Với tư cách là một công dân VN, tôi hy vọng Chính phủ cần có những hành động cần thiết để giảm thậm chí bỏ thói quen sử dụng túi nylon của người dân VN, tạo một môi trường trong sạch lành mạnh cho đất nước, tuy nhiên nếu Chính phủ có chính sách cho vấn đề này tôi cũng hy vọng những chính sách đó được thực hiện "đến nơi đến chốn" chứ không mang tính chất "có tiếng nhưng không có miếng". Vì sao tôi lại nói như vậy? Vì trước đây nước ta đã có rất nhiều chính sách nhằm cải thiện cuộc sống của người dân nhưng chỉ thực hiện được 1/2 và sau đó những chính sách ấy hầu như đi vào quên lãng! Trên đây là những ý kiến của cá nhân tôi!
    Vu Tran Nghia
    Theo tôi đây là vấn đề về tầm nhìn. Cần có vai trò chỉ đạo của Nhà nước, nếu thật sự túi nylon tự phân huỷ giá thành chỉ cao hơn túi thường khoảng 10% thì nên cấn hẳn việc sử dụng loại túi nylon cũ. Với loại hàng hoá giá trị rất nhỏ như túi nylon người tiêu dùng sẽ dễ dàng chấp nhận. Nhà sản xuất thì phải được quản lý chặt trong thời gian đầu, quan trọng là giá của túi tự huỷ không cao hơn túi cũ quá 10%.
  3. seeautumn84

    seeautumn84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    @ Zangcoi: bạn ơi, người ta không nói là túi nilon sử dụng một lần đâu mà thường gọi là túi nilon có thể phần huỷ được (bio-degradable plastic). Theo những gì tớ đã tìm hiểu được về vấn đề này thì trong thời gian vừa qua tại khu vực miền Bắc có 2 cơ sở đã từng sản xuất loại sản phẩm này:
    1. Công ty sản xuất kinh doanh người tàn tật Hà Nội (đ/c số 43 ngõ 42 Lạc Trung): nhưng hồi đó tớ đến hỏi họ nói là ngừng sản xuất lâu rồi do giá nguyên liệu nhập từ Đài Loan cao quá và dây chuyên đang đắp chiếu ở đâu đó trong khu Tây Mỗ hay Đại Mỗ gì đó trong Hà Đông - gặp hẳn PGĐ đấy nhé)
    2. Trung tâm vật liệu Polymer - ĐH BKHN - hình như là nhà C3. Ở đây đã nghiên cứu thành công vật liệu này nhưng chưa đưa ra thành phẩm ứng dụng trong thực tế. Tớ đã từng xin được một ít tài liệu của thầy Diệu - GĐ trung tâm này.
    Bạn thử tìm hiểu lại xem có gì mới không nhé, có gì chia sẻ với tớ nhé, tớ vẫn rất quan tâm đến vấn đề này.
    Hôm rồi ở khoa tớ còn có một ông phó hiệu trường trường ĐH Adelaid gì đó ở Nam Úc đến giới thiệu về cái nghiên cứu mới cũng vể cái này nữa, cũng thấy tò mò nhưng chưa có thời gian tìm hiểu tiếp.
    Có gì liên lạc với tớ nhé!
  4. Ziangcoi

    Ziangcoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bác nhiều. Em có nghe một số người nói rằng loại túi nilon này rất độc hại với môi trường do dùng hoá chất độc để túi phân huỷ nhanh có đúng không ạ?
  5. seeautumn84

    seeautumn84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    vớ vẩn, ai nói với bạn thế? mà bạn đừng "nghe nói" lung tung. Bạn phải tự tìm và đọc một số bài về nó đi. cũng có nhiều loại nilon có khả năng tự phân huỷ có cái nhờ các yêu tố thời tiết như nhiệt độ hay nước hoặc vi sinh vật (phần lớn).
  6. Ziangcoi

    Ziangcoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    0
    Vâng ạ. Tuy nhiên vẫn phải hỏi vậy do người nói là một sếp của cục bảo vệ môi trường. Vậy nên mới hỏi cụ thể, tại em cũng chưa biết nhiều lắm về cái túi này.
  7. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Lợi hay hại đối với sản phẩm bao bì tự phân huỷ sinh học
    2005.09.24
    Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
    Trong ba tháng qua, truyền thông trong nước đưa tin rất nhiều về sự kiện, một doanh nghiệp cổ phần ở TPHCM sản xuất được bao bì nhựa tự huỷ giúp bảo vệ môi trường. Tuy vậy thông tin mới nhất cho biết, sản phẩm của Việt Nam chỉ tự rã nhỏ và có thể gây nhiều tác hại.

    Bao nylong tự huỷ của công ty ALTA.
    Nam Nguyên phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Trung Việt, Trưởng Phòng Quản Lý Chất Thải Rắn Sở Tài Nguyên Môi Trường TP.HCM và ông Nguyễn Quang Khương đại diện Công Ty ALTA Khu Công Nghiệp Tân Bình, doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa tự huỷ.
    Hai khái niệm khác nhau
    Nam Nguyên: Kính chào TS Nguyễn Trung Việt, thưa ông bao bì nhựa tự huỷ của Việt Nam có phải là một sản phẩm tương tự như bao bì tự phân huỷ sinh học ở nước ngoài?
    TS Nguyễn Trung Việt: Cần phân biệt hai khái niệm cho rõ ràng: túi tự huỷ và túi phân huỷ sinh học. Túi phân huỷ sinh học thì nó sẽ quay lại chu trình các chất ở trong tự nhiên, thế còn túi tự huỷ thì nó không phân huỷ được mà chỉ trở thành những mảnh nhỏ hơn.
    Và khi tạo thành những mảnh nhỏ hơn thì nó còn phát tán vào trong môi trường nhanh hơn nữa. Chính vì vậy không nên có chính sách nào khuyến khích các loại túi tự huỷ, mà nên ủng hộ việc sử dụng các loại túi phân huỷ sinh học.
    Nam Nguyên: Thưa ông, thế loại bao bì tự huỷ của Việt Nam được đánh giá như thế nào, có phải là đã có một công trình nghiên cứu để xem xét thực tế?
    Cần phân biệt hai khái niệm cho rõ ràng: túi tự huỷ và túi phân huỷ sinh học. Túi phân huỷ sinh học thì nó sẽ quay lại chu trình các chất ở trong tự nhiên, thế còn túi tự huỷ thì nó không phân huỷ được mà chỉ trở thành những mảnh nhỏ hơn.
    TS Nguyễn Trung Việt
    TS Nguyễn Trung Việt: Ðúng là có, Đề án này do Sở Khoa Học Công Nghệ nghiên cứu, họ cấp kinh phí để chúng tôi nghiên cứu về loại túi phân huỷ sinh học của nước ngoài, và loại túi tự huỷ mà Việt Nam sản xuất bằng nguyên liệu PE và PVC. Chúng tôi thấy rằng, túi tự huỷ của Việt Nam chẳng phân huỷ gì cả mà chỉ vụn ra thôi, trong khi túi phân huỷ sinh học làm bằng chất liệu hữu cơ thì phân huỷ hết.
    Nguy hiểm đến môi trường
    Nam Nguyên: Thưa như thế đánh giá về mặt môi trường đối với các sản phẩm vừa nói ra sao?
    TS Nguyễn Trung Việt: Điều này cần phải thật rõ ràng, túi PVC ai cũng biết nếu đốt ở nhiệt độ trên 200 độ C và dưới 800 độ C thì nó sẽ tạo thành Dioxin. Còn nếu để nó lẫn vào trong đất thì PVC sẽ làm đất bị trơ, không giữ được nước không giữ được chất dinh dưỡng. Còn túi PE khi đốt không tạo ra Dioxin nhưng cũng làm trơ đất làm tác hại cho môi trường đất.
    Hai loại túi đó một cái gây nguy hại cho sức khoẻ con người và đất đai, loại thứ hai gây tác hại cho đất. Cái túi tự huỷ của mình trong mạch ?~polymer dài?T người ta chỉ đính các phân tử có khả năng phân huỷ theo điều kiện tự nhiên, sau đó nó vỡ tan thành những mảnh vụn.
    Tôi cho rằng sự kiện này còn nguy hiểm hơn nhiều, vì những mảnh vụn đó vẫn còn giữ nguyên tính chất của PE hoặc PVC. Còn túi của Đức của Hà Lan, nếu cho vào môi trường thì nó sẽ phân huỷ hết, tạo thành CO2 và H2O, nó không để lại như là PE và PVC, đó là sự khác biệt cơ bản của loại túi phân huỷ sinh học của nước ngoài, cho nên họ làm với giá thành rất là đắt.
    Không khuyến khích
    Nam Nguyên: Thưa biết được như vậy thì các nhà khoa học có khuyến cáo điều gì với chính quyền?
    TS Nguyễn Trung Việt: Đây là giai đoạn đầu của công tác nghiên cứu khả năng phân huỷ sinh học đối với các loại túi tự huỷ trong nước và loại phân huỷ sinh học của nước ngoài. Mục đích của chúng tôi không phải là để đánh giá loại nào tốt loại nào xấu, mà theo con đường nghiên cứu một loại túi phân huỷ sinh học cho Việt Nam. Đi theo con đường này thì sẽ tốt hơn rất nhiều.
    Nam Nguyên: Thưa ông nếu như thế, chính sách của Việt Nam là phát triển túi tự huỷ hay là không làm nữa?
    TS Nguyễn Trung Việt: Thực ra không ai cho phép, bởi vì Việt Nam vẫn đồng ý cho phép sản xuất túi PE và túi PVC. Cho nên cái nguy hiểm nhất, cái bền vững trong môi trường như thế mà còn được phép, thì cái kia (túi nhựa tự huỷ) thì không ai cấm cả. Thế nhưng nói đó là túi phân huỷ sinh học mang tính ưu việt về mặt môi trường để sử dụng đại trà thì không đúng.
    Không ai cấm cả nhưng gọi túi tự huỷ của Việt Nam là có lợi ích về mặt môi trường thì không đúng, và càng không phải khi đem nó đi tuyên truyền và độc quyền sản xuất đại trà. Với những đề tài công trình nghiên cứu về mặt quản lý nhà nước thì chúng tôi không khuyến khích làm loại túi nhựa tự huỷ?
    Ý kiến của công ty sản xuất
    Mong muốn của chúng tôi là muốn phát triển tại thị trường Việt Nam, và bây giờ thì có những thông tin không rõ ràng, không chính xác. Trong tuần này chúng tôi có cuộc tiếp kiến với cơ quan chính phủ, để phổ biến sản phẩm này ra thị trường và có những giải pháp tổng thể tốt hơn, đưa sản phẩm gần gũi với người Việt Nam hơn.
    Ông Nguyễn Quang Khương
    Sau khi ghi nhận những thông tin từ TS Nguyễn Trung Việt, chúng tôi liên lạc với ông Nguyễn Quang Khương, phụ trách kinh doanh công ty ALTA, doanh nghiệp sản xuất ra túi tự huỷ và đặt câu hỏi về nhận định của ông đối với thông tin cho rằng sản phẩm của ALTA không giúp bảo vệ môi trường mà còn gây tác hại.
    Nguyễn Quang Khương: Thực ra bao bì của chúng tôi là bao bì phân huỷ sinh học, nó phân huỷ làm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất nó phân huỷ thành những hạt nhựa nhỏ, giai đoạn thứ hai là vi khuẩn sẽ ăn các hạt nhựa đó và trở thành bao bì phân huỷ sinh học.
    Chúng tôi có tất cả những tài liệu đó, nhưng báo Tuổi trẻ đưa thông tin đó sai nên chúng tôi muốn sẽ có những đính chính lại. Cho đúng hơn về sản phẩm này. Thật ra sản phẩm này chúng tôi chuyển giao công nghệ từ một tập đoàn Canada, và đã xuất đi nước ngoài rất nhiều.
    Nam Nguyên: Thưa ông có thể đưa ra những con số cụ thể?
    Nguyễn Quang Khương: Chúng tôi đã xuất đi các thị trường Canada, New Zealand và Úc mỗi tháng 100 tấn. Trước đây chúng tôi cũng có đơn hàng với một công ty dệt sau đó là thương xá TAX tại Việt Nam.
    Mong muốn của chúng tôi là muốn phát triển tại thị trường Việt Nam, và bây giờ thì có những thông tin không rõ ràng, không chính xác. Trong tuần này chúng tôi có cuộc tiếp kiến với cơ quan chính phủ, để phổ biến sản phẩm này ra thị trường và có những giải pháp tổng thể tốt hơn, đưa sản phẩm gần gũi với người Việt Nam hơn.
    Nam Nguyên: Xin cảm ơn ông Nguyễn Quang Khương và TS Nguyễn Trung Việt về cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.
  8. Ziangcoi

    Ziangcoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    0
    Hic, cuối cùng thì cái đó nên dùng hay không?
  9. minhtucva

    minhtucva Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2005
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Mình học ĐH BK ngành MT cũng có nghe nói về loại túi nilon này của khoa Hoá, loại này ko ảnh hưởng nhiều đến MT (theo thông tin được biết), khả năng phân huỷ nhanh trong môi trường là do người ta đã kết hợp tinh bột vào cấu tạo, năm ngoái tôi có dịp thử sử dụng túi loại này nhưng nói chung là dễ thủng, ko bền cho lắm do cấu tạo có tinh bột. Qua một năm cải tiến chưa biểt như thế nào, hy vọng đã cải thiện được chất lượng.

Chia sẻ trang này