1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho em hỏi

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi nikefunny, 19/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nikefunny

    nikefunny Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi

    Em có bài này chưa hiểu rõ , các anh có thể giải thích hộ em được không ạ :
    Có 1 cái cốc và 1 cái chai đặt trên bàn ( cốc hình trụ , chai cũng hình trụ nhưng miệng nhỏ dần lên trên ) , cùng đựng 1 khối lượng nước như nhau ( đầy tới miệng ) . Biết tiết diện đáy cốc và đáy chai là như nhau , cốc cao bằng chai , khối lượng cốc và chai không đáng kể . Hỏi cốc và chai cái nào đè lên bàn lực lớn hơn ?

    Được farmer sửa chữa / chuyển vào 01:03 ngày 29/05/2003
  2. cuocsongthatphuctap

    cuocsongthatphuctap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2003
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    dân khối B ko biết là có nói đúng ko nhưng cũng thử xem thế nào ha.tui cho rằng cái chai sẽ đè lên bàn lực lớn hơn
  3. pulsar83nuce

    pulsar83nuce Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    nhưng câu hỏi này vô lí quá! này nhé:
    * cốc cao bằng chai, thiết diện đáy = nhau,cổ chai nhỏ dần về phía trên ,=>thể tích chai nhỏ hơn thể tích cốc ,đúng ko?
    nếu đựng cùng một chất lỏng thì lam sao có thể cùng khối lượng được chứ?trong khi bỏ qua khối lượngcủa chai và cốc?
    xin xem lại bài toán nha!
    {size=4}{blue}"a new toc vàng hoe "{/blue}{/side=4}
  4. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    em cũng thắc mắc điểm ấy đấy,lạ thật.nếu mà chai và cốc cao bằng nhau thì sao mà cũng chứa khôi lượng nước như nhau được.

    đừng bao giờ phạm phải sai lầm chấp nhận quá sớm là mình sai
  5. redspider

    redspider Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    Dân khối B tán phét không đúng rồi, bằng nhau thôi (bỏ qua việc nước ở trong chai bị nén )
  6. nikefunny

    nikefunny Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Ui , em thành thật xin lỗi , vội quá nên em đánh nhầm . Đúng là KL nước 2 bên là khác nhau , với hình dạng chai như vậy thì cốc đựng nhiều nước hơn là cái chắc . Chai cũng không có đậy nắp và nước cũng chẳng bị nén gì đâu .
    Có 2 cách giải thích mâu thuẫn nhau :
    + Chiều cao cột nước ở 2 bên là bằng nhau --> áp suất ở đáy cốc và đáy chai bằng nhau --> lực nén như nhau.
    + KL nước trong cốc lớn hơn --> lực do cốc nén lên bàn lớn hơn
    Mong các cao thủ ra tay giúp đỡ ? Em xin cám ơn trước .

    Được farmer sửa chữa / chuyển vào 00:11 ngày 21/04/2003
  7. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Dĩ nhiên là cái cốc đè lên mặt bàn một lực lớn hơn. Giải thích như cách giải thích thứ hai. Cách giải thích thứ nhất sai ở chỗ chiều cao cột nước không liên quan trực tiếp đến lực cốc (chai) đè lên bàn mà liên quan đến lực của nước đè lân đáy cốc(chai). Đối với cốc, chỉ có 2 lực tác dụng là lực của nước và phản lực từ mặt bàn, còn đối với chai thì có thêm lực tác dụng hướng lên ở những chỗ hẹp vào. Vì khi phân tích lực không đếm những lực này nên mới dẫn đến kết luận sai.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  8. redspider

    redspider Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    Thế áp lực của không khí vào đáy lọ và đáy chai cái nào lớn hơn? đáy lọ to hơn đúng không? Farmer chỉ đúng khi mà cái lọ và cái chai đặt trong nước và đáy cả lọ lẫn chai nằm ngoài mặt nước thôi. Cứ chiếu với tích phân kiểu gì cũng được, nhưng nếu mặt tiếp xúc bằng nhau (và không có không khí giữa hai mặt tiếp xúc), thì kết quả vẫn sẽ là bằng nhau (coi rằng áp suất không khí bằng nhau tại mọi điểm tại nơi thí nghiệm). Farmer về tính lại xem nào.
    Gọi m là khối lượng chai và lọ (bằng nhau), s là tiết diện tiếp xúc của chai và lọ với mặt phẳng (bằng nhau), p là áp suất khí quyển (bằng nhau tai mọi điểm mà chai hoặc lọ tiếp xúc với không khí, g là gia tốc trọng trường tại điểm thí nghiệm. Thì áp lực lên bàn sẽ bằng nhau và bằng (m*g+p*s) - cái kết quả này sẽ không phụ thuộc vào hình dáng chai lọ như thế nào.
    Được redspider sửa chữa / chuyển vào 10:52 ngày 21/04/2003
  9. hanman

    hanman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2001
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Lý luận của redspider chưa hẳn đúng.
    Vì áp lực lên mặt bàn được tính theo công thức p = m*g/s,
    trong đó m: khối lượng chai (cốc) + khối lượng nước + khối lượng không khí bên trên, g: gia tốc trọng trường, s: diện tích đáy của chai (cốc).
    Khối lượng của không khí bên trên là như nhau trong 2 trường hợp và nhỏ, nên có thể bỏ qua.
    Khối lượng vỏ chai = cốc.
    Theo như đầu bài thì lượng nước trong cốc nhiều hơn trong chai, nên khối lượng nước trong cốc > trong chai.

    Diện tích đáy của cốc = diện tích đáy chai (theo giả thiết)
    => Áp lực cốc lên mặt bàn > Áp lực chai lên mặt bàn
    Được hanman sửa chữa / chuyển vào 11:44 ngày 21/04/2003
  10. nikefunny

    nikefunny Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Vậy thì lực do nước nén lên đáy trong của cốc (chai) và lực do cốc (chai) nén lên bàn có bằng nhau không ? Em nghĩ phải bằng chứ , vì KL cốc và chai không đáng kể mà .

Chia sẻ trang này