1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho em hỏi

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi nikefunny, 19/04/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hanman

    hanman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2001
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Đương nhiên rồi.
    Nhưng mà hơi vô lý vì coi "KL cốc và chai không đáng kể "
  2. redspider

    redspider Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    Sao lại dùng công thức tính áp suất cho áp lực thế???
    Vật đặt trong không khí thì còn tính khối lượng không khí làm gì??? chỉ tính áp suất thôi
    Quái, đầu bài cho nước ở trong cốc nhiều hơn chai bao giờ??? với lại nếu tổng khối lượng chai + nước và cốc + nước mà không bằng nhau thì đã thành bài định lượng rồi và chẳng có gì đáng phải bàn cả.
    Chú em quên mất là chai là vật rắn và nước còn tác dụng lên thành chai nữa, cho nên áp lực mà chai phải chịu chỉ là khối lượng nước thôi, nên áp suất của nước trong bài này như thế nào không quan trọng.

  3. nikefunny

    nikefunny Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Anh Redspider có thể nói rõ hơn được không ? Phần này em chưa được học nhiều nên hổng hiểu .
    Tại sao áp suất của nước ( trong chai ) lại không ảnh hưởng ?
  4. redspider

    redspider Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    Vì tuy rằng áp lực của nước lên đáy chai lớn hơn áp lực của nước lên đáy cốc (chiều cao của chai lớn hơn), tuy nhiên lực tác dụng của nước lên cốc và chai không chỉ có áp lực ở đáy mà còn có ở thành nữa, đối với cốc lực này chỉ có phương ngang nên sẽ triệt tiêu lẫn nhau, tuy nhiên đối với chai, lực này còn có theo phương thẳng đứng hướng lên trên => tính tổng hợp lực tác dụng lên chai hoặc cốc chỉ bằng trọng lượng của nước thôi.
    Đơn giản hơn thì thế này: không thể vì lý do hình học nào đấy mà làm một vật nặng hơn vật kia (giả sử không biết là có nước ở trong) - thế thì tương tự với việc có nước ở trong thôi.
    Nguyên tắc để tính toán trong cơ học cổ điển mà có nước hoặc không khí hoặc chất lỏng nói chung là thường chỉ tính đến áp suất nếu vật nằm trong chất đó (trừ những trường hợp kiểu như bình thông nhau), còn lại thì coi như một khối chất và tính bình thường (trừ những trường hợp đặc biệt khi phải tính đến thay đổi trọng tâm của khối chất).
  5. nikefunny

    nikefunny Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Em đã hiểu rồi , cám ơn redspider nhiều lắm .
  6. DAK

    DAK Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi. Dựa vào đâu Kelvin lấy -273 độ C làm nhiệt độ 0 tuyệt đối. Thứ hai, tại sao lai có các dấu thập phân phía sau : -273,1618 . Sao ko lấy 273 cho tròn mà lại lấy so lẻ nhu vậy!
    [blue]
    NOTHING ELSE MATTERS
    [/blue/][/size=20/]
  7. redspider

    redspider Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    (1) Về độ C
    Độ C được tính theo 2 điểm chuyển trạng thái của nước là điểm đóng băng lấy là 0oC và điểm sôi lấy là 100 oC, chia ra thang 100. Đây là cách chia nhiệt độ phổ biến nhất hiện nay. (ở trong đk áp suất khí quyển)
    (2) Về độ K
    Độ K được tính theo điểm trạng thái cân bằng của nước đá, nước, và hơi nước (nói nôm na là khi mà các phân tử nước không còn dao động nữa) và điểm này gọi là điểm 0K (không có o), va` về đơn vị thì 1K thì được tính bằng 1oC.
    (3) Vì sao độ K được gọi là độ tuyệt đối:
    Bởi vì khoa học hiện tại (tương lai không biết) chứng minh được là không có vật chất tồn tại ở nhiệt độ dưới 0K
    (4) Tại sao không lấy 0K là chính xác -273oC:
    Bởi vì vật lý không phải toán, các hằng số vật lý dựa trên thực nghiệm và tính toán trên số liệu thực nghiệm. Và tính toán trên thực nghiệm đưa ra 0K ~ -273.16oC (sấp sỉ). Đúng ra nên thắc mắc khi nghe thầy nói 0K = -273oC, thắc mắc là tại sao lại tròn thế.
    Được redspider sửa chữa / chuyển vào 11:22 ngày 30/04/2003
  8. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Điểm cân bằng của nước đá, nước và hơi nước có phải còn có tên là "điểm ba" không ạ? Thế thì điểm này đối với nước đâu có phải bằng 0K.
    Xin bàn thêm một chút là cái giá trị -273.16 oC ấy là do ngoại suy mà có được, người ta không bao giờ đạt đến trạng thái 0K để mà đo cả.
    Có một điều khá sâu sắc về nhiệt độ. Trong các nhiệt giai C, F và K thì K là đặc biệt hơn cả, nó đại diện được cho lượng nội năng của vật chất qua công thức nRT, do đó nó được coi là một "đại lượng". Trong khi C, F lại không phải là đại lượng, nó chẳng qua là một cái thang để đo xem vật nào có nội năn cao hơn chứ không dùng để tính toán được. Chẳng hạn một vật có nhiệt độ 200K thì có nội năng gấp đôi vật đó có nhiệt độ 100K, nhưng với 200oC và 100oC thì không thế. Cho nên mặc dù C và F dùng tiện lợi trong cuộc sống hàng ngày, trong khoa học nhiệt độ luôn tính bằng K.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  9. apple4u

    apple4u Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi, điểm ba của nước không phải là 0K mà là 0 oC. 0K là nhiệt độ mà khi đó nội năng của vật chất bằng 0. Mà đã xuống đến 0k rồi thì lấy gì để đo, vì thế đúng là phải dùng phép ngoại suy thôi.
  10. redspider

    redspider Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    Hihihihi, đúng là nhầm thật, sozzzy

Chia sẻ trang này